Tự đánh giá về lo lắng của sinh viên trường đại học sư phạm TP HCM trong quá trình học tập theo hệ thống tín chỉ

Lo lắng là một trong bốn khó khăn tâm lí. Trong nhiều thập kỉ, các nhà tâm lí học đã

cho rằng lo lắng là một khái niệm đa nghĩa. Trong khi tất cả chúng ta chấp nhận trải

nghiệm lo lắng, thực tế cho thấy rằng kinh nghiệm của chúng ta về “cảm thấy lo lắng”

hoàn toàn khác cách người khác trải nghiệm xúc cảm này. Kết quả nghiên cứu cho thấy lo

lắng của sinh viên (SV) khi học tập theo hệ thống tín chỉ phù hợp với những kết quả được

nghiên cứu trước đó

pdf 8 trang dienloan 6660
Bạn đang xem tài liệu "Tự đánh giá về lo lắng của sinh viên trường đại học sư phạm TP HCM trong quá trình học tập theo hệ thống tín chỉ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tự đánh giá về lo lắng của sinh viên trường đại học sư phạm TP HCM trong quá trình học tập theo hệ thống tín chỉ

Tự đánh giá về lo lắng của sinh viên trường đại học sư phạm TP HCM trong quá trình học tập theo hệ thống tín chỉ
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 11(77) năm 2015 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
82 
TỰ ĐÁNH GIÁ VỀ LO LẮNG 
CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TPHCM 
TRONG QUÁ TRÌNH HỌC TẬP THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ 
ĐOÀN VĂN ĐIỀU* 
TÓM TẮT 
Lo lắng là một trong bốn khó khăn tâm lí. Trong nhiều thập kỉ, các nhà tâm lí học đã 
cho rằng lo lắng là một khái niệm đa nghĩa. Trong khi tất cả chúng ta chấp nhận trải 
nghiệm lo lắng, thực tế cho thấy rằng kinh nghiệm của chúng ta về “cảm thấy lo lắng” 
hoàn toàn khác cách người khác trải nghiệm xúc cảm này. Kết quả nghiên cứu cho thấy lo 
lắng của sinh viên (SV) khi học tập theo hệ thống tín chỉ phù hợp với những kết quả được 
nghiên cứu trước đó. 
Từ khóa: lo lắng, khó khăn tâm lí, khái niệm đa nghĩa, hệ thống tín chỉ. 
ABSTRACT 
The self-evaluation of the anxiety of students studying in the credit system 
in Ho Chi Minh City University of Education 
Anxiety is one of the four psychological difficulties. For decades, psychologists have 
considered anxiety as a multifaceted concept. While all of us can experience anxiety, 
reality shows that our experience about anxiety is completely different from others’. 
Findings show that the anxiety of students studying in the credit system confirms previous 
research results. 
Keywords: anxiety, psychological difficulty, multifaceted concept, credit system. 
1. Đặt vấn đề 
Lo lắng là một phản ứng cảm xúc về sinh lí bình thường đối với trạng thái bị đe 
dọa. Con người khác nhau khi họ cảm thấy dễ bị tổn thương như thế nào trong các tình 
huống khác nhau. Điều này có thể bị ảnh hưởng do kinh nghiệm trong quá khứ cũng 
như bởi các niềm tin và thái độ mà họ có về những tình huống này. Một số tình huống 
chung thường gây ra lo lắng, như: xa nhà hoặc thích nghi với cuộc sống ở trường đại 
học; di chuyển đến một khu vực mới hoặc công việc mới; thuyết trình, hoặc thực hiện 
trong các tình huống xã hội; đối phó với công việc và các kì thi; giải quyết các mối 
quan hệ hoặc thiếu các mối quan hệ 
Nhưng đôi khi nó là tình huống cụ thể mà lo lắng kích động: e ngại về gia nhập 
vào một không gian hoặc tình huống mới; phải đối phó với người có thẩm quyền; lo 
ngại về việc liệu bạn đã chọn khóa học hoặc công việc thích hợp; hoảng sợ về việc phải 
đối mặt với kì thi hoặc làm một bài thuyết trình; lo lắng về chấp nhận và phê duyệt xã 
hội, hoặc về thất bại, những lời chỉ trích hay từ chối từ những người khác và những lo 
ngại về sức khỏe. [9] 
* PGS TS, Trường Đại học Sư phạm TPHCM; Email: doanvandieu@hcmup.edu.vn 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Đoàn Văn Điều 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
83 
Kinh nghiệm của sự lo lắng có thể từ sự băn khoăn nhẹ và lo lắng đến sự khủng 
hoảng nghiêm trọng. Ở mức hợp lí, cơn bột phát ngắn của sự lo lắng có thể thúc đẩy 
chúng ta và nâng cao hiệu suất làm việc của chúng ta, nhưng nếu lo âu trở nên quá 
nghiêm trọng hoặc mạn tính, nó có thể trở thành suy nhược. 
Lo lắng thường liên quan đến một thành phần cảm xúc (sợ hãi, căng thẳng), một 
thành phần sinh lí (thở nhanh, run rẩy, khô miệng, tim đập mạnh, bụng đánh “lô tô”) và 
một thành phần nhận thức (đáng sợ hoặc suy nghĩ tiêu cực, ví dụ như tôi sẽ thất bại, lừa 
dối bản thân mình, buông xuôi). Những điều này sau đó có thể ảnh hưởng đến hành vi 
của chúng ta, ví dụ bằng cách lãng tránh hoặc nghỉ việc, né tránh con người hoặc các 
tình huống, mất ngủ, uống rượu quá nhiều hoặc dùng các chất cấm. [9] 
Khi Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh chuyển từ đào tạo theo 
niên chế qua đào tạo theo hệ thống tín chỉ, ngoài những khó khăn tâm lí, SV học kì 3 
(năm học 2012 – 2013) còn gặp những khó khăn trong nhận thức và những khó khăn về 
mặt thủ tục cũng như việc sử dụng các nguồn lực hỗ trợ và cách thức thích ứng với 
phương pháp giảng dạy mới. Do đó, việc nghiên cứu lo lắng của SV về tâm lí sẽ đóng 
góp một phần vào việc giải quyết khó khăn trong học tập của SV. 
2. Thể thức và phương pháp nghiên cứu 
2.1. Dụng cụ nghiên cứu 
Là một bảng hỏi gồm 60 câu “Bảng hỏi lo lắng bốn hệ thống: Đo lường tự tường 
trình về các yếu tố thể chất, nhận thức, hành vi và tình cảm” - Four Systems Anxiety 
Questionnaire (FSAQ): A Self-Report Measure of Somatic, Cognitive, Behavioral, and 
Feeling Components” [8]. Sau khi biên dịch và thử nghiệm thì có được các thông số 
sau đây của thang đo: 
+ Hệ số tin cậy (Cronbach's Alpha): 0,799 
+ Độ phân cách: 
Bảng 1. Độ phân cách của bảng hỏi lo lắng bốn hệ thống 
Câu ĐPC Câu ĐPC Câu ĐPC Câu ĐPC Câu ĐPC 
1 0,341 13 0,450 25 0,171 37 0,032 49 0,294 
2 0,407 14 0,299 26 0,358 38 0,014 50 0,380 
3 0,268 15 0,402 27 0,045 39 0,322 51 0,535 
4 0,226 16 0,278 28 0,345 40 0,363 52 0,459 
5 0,345 17 0,277 29 0,508 41 0,461 53 0,312 
6 0,372 18 0,391 30 0,375 42 0,268 54 0,291 
7 0,327 19 0,415 31 0,339 43 0,516 55 0,317 
8 0,445 20 0,223 32 0,427 44 0,328 56 0,149 
9 0,271 21 0,187 33 0,356 45 0,472 57 0,112 
10 0,273 22 0,249 34 0,210 46 0,116 58 0,091 
11 0,112 23 0,195 35 0,030 47 0,333 59 0,275 
12 0,274 24 0,177 36 0,377 48 0, 056 60 0,257 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 11(77) năm 2015 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
84 
Kết quả cho thấy độ phân cách của thang đo “Bảng hỏi lo lắng bốn hệ thống” 
gồm những câu sau: 
- Tốt: 2, 8, 13, 15, 19, 29, 32, 41, 43, 45, 51, 52. 
- Khá: 1, 5, 6, 7, 18, 26, 28, 30, 31, 33, 36, 39, 40, 44, 47, 50, 53, 55. 
- Trung bình: 3, 4, 9, 10, 12, 14, 16, 17, 20, 22, 34, 42, 49, 54, 59, 60. 
- Kém: 11, 21, 23, 24, 25, 27, 35, 37, 38, 46, 48, 56, 57, 58. 
2.2. Mẫu chọn 
Tổng cộng: 292 SV được phân bổ như sau: 
Năm thứ N % 
Không trả lời 1 0, 3 
Hai 281 96, 2 
Ba 9 3, 1 
Ngành học N % 
Tâm lí học 42 14, 4 
Toán 54 18, 5 
Công nghệ thông tin 53 18, 2 
Anh văn 53 18, 2 
Pháp 3 1, 0 
Hóa học 1 0, 3 
Giáo dục Chính trị 29 9, 9 
Ngữ văn 57 19, 5 
Gặp khó khăn trong đời sống N % 
Không trả lời 18 6, 2 
Thường xuyên 83 28, 4 
Đôi khi 161 55, 1 
Ít khi 24 8, 2 
Hiếm khi 6 2, 1 
3. Kết quả nghiên cứu 
3.1. Kết quả nghiên cứu về lo lắng của sinh viên 
Các yếu tố lo lắng trong thang đo “Bảng hỏi lo lắng bốn hệ thống: Đo lường tự 
tường trình về các yếu tố thể chất, nhận thức, hành vi và tình cảm” được sắp xếp gồm 
những câu hỏi liên quan đến từng yếu tố. Dưới đây là kết quả các yếu tố. 
3.1.1. Kết quả chung của bảng hỏi lo lắng 
Giới tính N % 
Không trả lời 1 0, 3 
Nam 87 29, 8 
Nữ 204 69, 9 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Đoàn Văn Điều 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
85 
Bảng 2. Yếu tố lo lắng mang tính tình cảm 
Nội dung TB ĐLTC Thứ bậc 
Đôi khi tôi cảm thấy lo lắng tột độ 4,22 2,03 1 
Sự khó chịu của tôi có thể bùng lên bất cứ lúc nào 3,37 3,73 2 
Tôi thường cảm thấy bất lực và tuyệt vọng khi cuộc sống làm cho tôi 
đau khổ 3,34 4,19 3 
Tình cảm của tôi chi phối nhân cách của tôi mạnh mẽ cho đến nỗi tôi 
không kiểm soát chúng được 2,88 3,92 4 
Đôi khi tôi cảm thấy hạnh phúc nhưng kéo dài không lâu 2,64 1,67 5 
Tôi thường cảm thấy không an toàn trong cuộc sống của tôi 2,62 3,02 6 
Tôi không thể cảm thấy thoải mái mặc dù tôi không vội vàng 2,57 3,34 7 
Tôi luôn có cảm giác bồn chồn 2,41 3,60 8 
Tôi thường trải nghiệm những cảm giác thích thú 2,11 1,44 9 
Đôi khi tôi cảm thấy khó chịu 1,67 0,60 10 
Tôi luôn có cảm giác cáu kỉnh 1,60 3,02 11 
Tôi thường cảm thấy xấu hổ 1,07 1,89 12 
Bất cứ nơi nào tôi đến hoặc bất cứ điều gì tôi làm, tôi luôn luôn có 
cảm giác khó chịu 0,61 2,12 13 
Tôi hiếm khi cảm thấy bực mình 0,48 0,50 14 
Tôi hiếm khi cảm thấy vui vẻ 0,45 1,03 15 
Bảng 2 cho thấy các câu hỏi của yếu tố lo lắng mang tính tình cảm của SV ở các 
thứ bậc cao là do tình cảm chưa ổn định. Điều này có nghĩa là SV có những lo lắng do 
khả năng chưa bao quát được những vấn đề cần giải quyết để có thể học tập một cách 
hiệu quả hơn. Tuy nhiên, những câu mang tính tiêu cực về tình cảm trong yếu tố này 
được SV đánh giá ở các thứ bậc thấp, nên có thể nói rằng SV có thể vượt qua lo lắng. 
Bảng 3. Yếu tố lo lắng mang tính nhận thức 
Nội dung TB ĐLTC Thứ bậc 
Đôi khi tôi cảm thấy lo lắng 7,21 2,53 1 
Tôi không thể tập trung vào một công việc vì bị gián đoạn bởi những 
suy nghĩ không kiểm soát được 6,30 3,72 2 
Ngay cả khi tất cả mọi thứ đang tiến triển tốt, tâm trí của tôi bị xâm 
chiếm bởi những ý tưởng tưởng tượng xáo trộn 5,06 3,92 3 
Tôi nhận thấy mình thường suy nghĩ về những tình huống bối rối có 
thể xảy ra 4,49 2,51 4 
Tôi không thể suy nghĩ rõ ràng bất cứ điều gì bởi vì dòng suy nghĩ 
trong tâm trí tôi bị gián đoạn 4,38 4,25 5 
Tôi có những suy nghĩ lo lắng dai dẳng 4,27 3,88 6 
Tôi thường lo lắng sẽ không thể đối phó với khó khăn trong cuộc sống 4,07 3,45 7 
Tôi lo lắng nhiều khi nghĩ đến việc người khác không chấp nhận tôi 3,85 3,13 8 
Tôi lo ngại rằng người khác có thể hiểu nhầm tôi 3,60 1,98 9 
Đôi khi tôi nghĩ bản thân là người làm việc không hiệu quả 3,47 1,88 10 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 11(77) năm 2015 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
86 
Một nửa số suy nghĩ của tôi có liên quan đến các loại lo lắng 3,08 3,09 11 
Tôi quan tâm về cách người khác xem xét tôi như thế nào 2,03 1,29 12 
Tôi ít khi lo lắng về các sự kiện không quan trọng 0,64 0,47 13 
Tôi thường tưởng tượng bản thân được bạn bè ưa chuộng 0,49 0,50 14 
Tôi hiếm khi cảm thấy bản thân mình lo lắng 0,36 0,51 15 
Bảng 3 cho thấy các câu hỏi của yếu tố lo lắng mang tính nhận thức được đánh 
giá ở các thứ bậc cao là những lo lắng do việc thiếu tập trung vào công việc và những 
suy nghĩ vẩn vơ của SV. Ngoài ra, việc đánh giá về bản thân chưa chính xác và lo lắng 
người khác không đánh giá cao bản thân mình cũng tạo lo lắng. Nói cách khác, SV học 
kì 3 thật sự có lo lắng mang tính nhận thức. 
Bảng 4. Yếu tố lo lắng mang tính hành vi 
Nội dung TB ĐLTC Thứ bậc 
Tôi có ít ra khỏi nhà 4,03 4,47 1 
Tôi không muốn ở nhà một mình ban đêm 3,75 3,49 2 
Tôi cố gắng tránh đối đầu với người khác ngay cả khi họ lợi 
dụng tôi 3,02 2,94 3 
Đôi khi tôi tránh tham gia các cuộc thảo luận mặc dù tôi biết 
rõ chủ đề 2,98 3,00 4 
Tôi thường cố gắng không đi trên đường phố đông đúc 2,94 3,66 5 
Tôi tránh tham gia vào hoạt động xã hội 2,37 3,56 6 
Ngay cả khi cần thiết, tôi không muốn hỏi người khác 2,13 3,15 7 
Tôi có khuynh hướng tránh nói chuyện với cấp trên của tôi 1,91 2,93 8 
Tôi thường tránh nói chuyện với những người chưa quen khi 
đi cùng một chuyến xe hoặc trên một chiếc xe buýt 1,77 1,80 9 
Tôi tuyệt đối tránh đến bất kì nơi nào trước đây tôi gặp khó 
khăn (ví dụ, một buổi họp mặt mang tính xã hội hoặc một 
đường phố) 
1,64 3,07 10 
Tôi ít khi cười một cách thoải mái 1,54 2,85 11 
Tôi gần như không bao giờ kể chuyện cười 1,07 1,64 12 
Tôi không tìm cách tránh né những công việc đầy thử thách 0,73 0,51 13 
Tôi hiếm khi bỏ nhỡ các cuộc họp mặt mang tính xã hội 0,44 0,53 14 
Tôi thường phát biểu khi có dịp ở nơi công cộng 0,28 0,47 15 
Bảng 4 cho thấy các câu hỏi của yếu tố lo lắng mang tính hành vi thể hiện ở chỗ 
họ muốn né tránh giao tiếp với người khác và không muốn mở rộng mối quan hệ với 
người khác ngay ở những nơi họ đến để học tập và làm việc. Có thể những lo lắng này 
phát sinh từ việc họ ít có cơ hội giao tiếp với người khác lúc còn học ở các cấp học 
dưới hoặc chưa biết nhiều về môi trường sống và học tập; do đó, họ sống khép kín để 
không bị tác động nhiều từ những người xung quanh. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Đoàn Văn Điều 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
87 
Bảng 5. Yếu tố lo lắng mang tính thể chất 
Nội dung TB ĐLTC Thứ bậc 
Đôi khi tôi có cảm giác nghẹn lời, không nói được 6,12 3,57 1 
Tôi có một cảm giác khó nói 4,55 3,47 2 
Tôi thỉnh thoảng trải nghiệm cảm giác rộn ràng 3,76 1,97 3 
Đôi khi tôi dễ bị mệt ngay cả khi không làm việc năng nhọc 3,61 2,74 4 
Tôi đôi khi có vấn đề về dạ dày 3,30 2,90 5 
Hệ tiêu hóa của tôi không tốt 3,16 3,34 6 
Tôi thường xuyên bị chóng mặt 2,65 3,94 7 
Tôi thường xuyên nhức đầu 2,37 3,20 8 
Ngủ không ngon giấc là một khó khăn lớn nhất của tôi 1,93 3,39 9 
Tôi dễ cảm thấy xấu hổ 1,66 2,56 10 
Tôi làm việc căng thẳng suốt ngày 1,65 3,29 11 
Tôi thường ngủ ngon 0,90 0,59 12 
Tôi ít khi bị tức ngực 0,88 0,67 13 
Tôi hiếm khi bắt tay người khác 0,70 0,70 14 
Tôi ít khi hồi hộp 0,55 0,72 15 
Bảng 5 cho thấy các câu hỏi của yếu tố lo lắng mang tính thể chất có thể do 
những ức chế trong giao tiếp bằng lời hoặc do sức khỏe không được tốt. Những lo lắng 
này có thể do SV chưa tự tin trong giao tiếp hoặc chưa có kế hoạch học tập, làm việc 
hiệu quả hoặc do ăn uống chưa phù hợp. 
3.1.2. Kết quả so sánh của bảng hỏi lo lắng theo giới tính 
Để việc so sánh theo giới tính được thuận tiện, các câu hỏi trong từng yếu tố được 
tính trung bình cộng. Dưới đây là kết quả của các yếu tố. 
Bảng 6. Yếu tố lo lắng chung tính theo trung bình cộng của các câu 
Lo lắng TB ĐLTC Thứ bậc 
Lo lắng liên quan đến nhận thức 3,67 1,12 1 
Lo lắng liên quan đến thể chất 2,67 0,94 2 
Lo lắng liên quan đến tình cảm 2,24 1,03 3 
Lo lắng liên quan đến hành vi 2,12 1,05 4 
Bảng 6 cho thấy các yếu tố lo lắng được xếp theo thứ bậc từ cao xuống thấp là 
một kết quả phù hợp với thực tiễn của SV học kì 3 vì những khó khăn trong học tập 
ảnh hưởng đến lo lắng về mặt nhận thức nhiều nhất; kế đến là lo lắng về thể chất vì cần 
phải có sức khỏe thể chất mới học tập được; còn lo lắng về tình cảm và hành vi ít ảnh 
hưởng hơn do đó là những biểu hiện bên ngoài. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 11(77) năm 2015 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
88 
Bảng 7. So sánh yếu tố lo lắng theo giới tính 
Lo lắng 
Giới tính 
F 
(df=1) P Nam Nữ 
TB ĐLTC TB ĐLTC 
Lo lắng liên quan đến tình cảm 2,09 1,03 2,30 1,02 2,494 0,115 
Lo lắng liên quan đến nhận thức 3,68 1,14 3,67 1,12 0,003 0,955 
Lo lắng liên quan đến hành vi 2,25 1,08 2,05 1,02 2,412 0,122 
Lo lắng liên quan đến thể chất 2,43 0,98 2,76 0,91 7,686 0,006 
Bảng 7 cho thấy đánh giá của SV nữ về yếu tố lo lắng mang tính thể chất có sự 
khác biệt ý nghĩa về thống kê so với đánh giá của nam SV. Đánh giá của SV nữ cao 
hơn đánh giá của SV nam. 
Các yếu tố lo lắng liên quan đến tình cảm, lo âu liên quan đến nhận thức và lo 
lắng liên quan đến hành vi đánh giá giữa SV nữ và SV nam không có sự khác biệt ý 
nghĩa thống kê. 
Bảng 8. Tương quan giữa việc gặp khó khăn trong cuộc sống với các yếu tố lo lắng 
Gặp khó khăn trong cuộc sống có 
tương quan với các yếu tố lo lắng 
Lo lắng liên quan đến 
tình cảm nhận thức hành vi thể chất 
Hệ số tương quan 0,363 0,250 0,158 0,270 
Mức ý nghĩa 0,000 0,000 0,008 0,000 
Số cặp 276 276 276 276 
Bảng 8 cho thấy tương quan giữa việc gặp khó khăn trong cuộc sống với các yếu 
tố lo lắng là cao với mức ý nghĩa nhỏ hơn 0,008. Nói cách khác, khi gặp khó khăn 
trong cuộc sống thì có tương quan với những lo lắng mang tính tình cảm, nhận thức, 
hành vi và thể chất. 
4. Kết luận 
 Kết quả nghiên cứu cho thấy: 
- SV có những lo lắng mang tính tình cảm do khả năng chưa bao quát được những 
vấn đề cần giải quyết để có thể học tập một cách hiệu quả hơn. 
- SV có những lo lắng mang tính nhận thức do việc thiếu tập trung vào công việc 
và những suy nghĩ vẩn vơ của SV. Ngoài ra, việc đánh giá về bản thân chưa chính xác 
và lo lắng người khác không đánh giá cao bản thân mình. 
- SV có những lo lắng mang tính hành vi phát sinh từ việc họ ít có cơ hội giao tiếp 
với người khác lúc còn học ở các cấp học dưới hoặc chưa biết nhiều về môi trường 
sống và học tập. 
- SV có lo lắng về thể chất có thể do họ chưa tự tin trong giao tiếp hoặc chưa có kế 
hoạch học tập, làm việc hiệu quả hoặc do chế độ ăn uống chưa phù hợp. 
- Trong số lo lắng của SV, lo âu liên quan đến hành vi được đánh giá ở thứ bậc cao 
nhất, kế đến lo lắng liên quan đến thể chất và tình cảm, cuối cùng là lo lắng liên quan 
đến hành vi. Nữ SV đánh giá cao hơn nam SV về lo lắng mang tính hành vi. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Đoàn Văn Điều 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
89 
5. Kiến nghị 
 Kết quả nghiên cứu trên cũng cho thấy một số vấn đề cần lưu ý đối với sinh viên 
và nhà trường, cụ thể là: 
- Cần chuẩn bị đầy đủ hơn về mặt tâm lí để SV không bỡ ngỡ với những quy định 
mới của việc học theo tín chỉ so với việc học theo niên chế; 
- Bồi dưỡng về phương pháp và kĩ năng học tập cho sinh vào đầu năm học; 
- Tạo điều kiện để SV có thể giao tiếp với giảng viên và SV khác trong học tập và 
rèn luyện; 
- Tạo điều kiện để SV rèn luyện những phẩm chất tâm lí và kĩ năng cần thiết cho 
việc học tập và cuộc sống sau này. 
________________________ 
Chú thích: Số liệu của bài viết được trích từ đề tài nghiên cứu khoa học cấp Cơ sở “Khó khăn của sinh viên 
Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh trong quá trình học tập theo hệ thống tín chỉ”. Mã số: 
CS.2010.19.48. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Lê Ngọc Lan (2002), “Sự thích ứng với hoạt động học tập của sinh viên”, Tạp chí 
Tâm lí học, (3), tháng 3. 
2. Siobhan Bradley and Noirin Hayes, (2007), Literature review on the support needs of 
parents of children with behavioral problems, Centre for Social & Educational 
Research Dublin Institute of Technology. 
3. Collins English Dictionary – Complete and Unabridged © HarperCollins Publishers 
1991, 1994, 1998, 2000, 2003 
4. Michelle Blessing, 
and-awareness/what-are-specific-learning-difficulties.php 
5. Linda Broatch, John W. Maag, Roberta Goldberg, Kenneth Herman, Bruce Hirsch, 
David Gottlieb, (2008), Psychological Problems: A Parent's Guide, GreatSchools Inc. 
6. Linda Broatch, 
disabilities-and-psychological-problems.gs? 
7. F. Koksal, and D. G. Power (1990), “Four Systems Anxiety Questionnaire (FSAQ): A 
Self-Report Measure of Somatic, Cognitive, Behavioral, and Feeling Components.” 
Journal of Personality Assessment, 54, 534–45. 
8. Rebecca Martinez and Shirley Reynolds, (2006), Factors that influence the detection 
of psychological problems in adolescents attending general practices, The British 
Journal of General Practice,  
9.  
(Ngày Tòa soạn nhận được bài: 15-8-2015; ngày phản biện đánh giá: 15-10-2015; 
ngày chấp nhận đăng: 24-11-2015) 

File đính kèm:

  • pdftu_danh_gia_ve_lo_lang_cua_sinh_vien_truong_dai_hoc_su_pham.pdf