Ứng dụng mô hình thông tin xây dựng (BIM) vào việc đo bóc khối lượng công trình xây dựng

Trong lĩnh vực xây dựng, một dự án xây dựng

thường bao gồm nhiều hạng mục, mỗi hạng mục

gồm nhiều công tác khác nhau, ứng với mỗi công

tác sẽ có khối lượng tương ứng để hoàn thành

việc thi công [1]. Các đặc điểm của dự án xây

dựng, ảnh hưởng bởi thực địa thi công và các yếu

 tố khách quan khác thường dẫn tới dự án sẽ có

thay đổi khác so với thiết kế ban đầu, việc thay

đổi này sẽ làm thay đổi khối lượng thi công đã

được ước lượng ban đầu, vì thế việc bóc tách,

thống kê, kiểm soát khối lượng sẽ rất khó tránh

khỏi bị nhầm lẫn, chồng chéo hoặc thiếu sót [2].

 

pdf 8 trang dienloan 19821
Bạn đang xem tài liệu "Ứng dụng mô hình thông tin xây dựng (BIM) vào việc đo bóc khối lượng công trình xây dựng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ứng dụng mô hình thông tin xây dựng (BIM) vào việc đo bóc khối lượng công trình xây dựng

Ứng dụng mô hình thông tin xây dựng (BIM) vào việc đo bóc khối lượng công trình xây dựng
See discussions, stats, and author profiles for this publication at: https://www.researchgate.net/publication/291074889
Ứng Dụng Mô Hình Thông Tin Xây Dựng (BIM) Vào Việc Đo Bóc Khối Lượng
Công Trình Xây Dựng
Article · January 2016
CITATION
1
READS
6,772
4 authors, including:
Some of the authors of this publication are also working on these related projects:
Construction Management View project
Nhat-Duc Hoang
Duy Tan University
80 PUBLICATIONS   464 CITATIONS   
SEE PROFILE
Thang Duy Vu
Mien Tay Construction University
15 PUBLICATIONS   33 CITATIONS   
SEE PROFILE
All content following this page was uploaded by Nhat-Duc Hoang on 19 January 2016.
The user has requested enhancement of the downloaded file.
Journal of Science and Technology 4(17) (2016) 68–74
Ứng dụng mô hình thông tin xây dựng (BIM) vào việc đo bóc khối
lượng công trình xây dựng
Applications of Building Information Modeling (BIM) for Construction Quantity Take-Off
Hồ Văn Võ Sĩa, Hoàng Nhật Đứcb, Vũ Duy Thắngc, Nguyễn Thị Bích Thủyd
aKhoa Sau Đại học, Đại học Duy Tân,Việt Nam
The Graduate School, Duy Tan University, Vietnam
bViện Nghiên Cứu Và Phát Triển Công Nghệ Cao, Đại Học Duy Tân, Việt Nam
Institute of Research and Development, Duy Tan University,Vietnam
cKhoa Kiến Trúc, Đại Học Duy Tân, Việt Nam
Faculty of Architecture, Duy Tan University, Vietnam
dKhoa Xây Dựng, Đại Học Duy Tân, Việt Nam
Faculty of Civil Engineering, Duy Tan University, Vietnam
Tóm tắt
Trong bài báo này, các tác giả khảo sát phương án đo bóc khối lượng ứng dụng mô hình thông tin xây dựng, tên tiếng Anh
là Building Information Modeling (BIM). Kết quả nghiên cứu cho thấy phương pháp BIM là một công cụ hiệu quả để giải
quyết vấn đề đo bóc khối lượng cho các công trình xây dựng.
Từ khóa: Đo bóc khối lượng, Quản lý xây dựng, Công nghệ thông tin, Mô hình thông tin xây dựng.
Abstract
In this work, the authors investigate a solution for quantity take-off using the Building Information Modeling (BIM)
technology. It can be shown that the BIM is an effective tool to solve the problem of interest.
Keywords: Quantity Take-Off, Construction Management, Information Technology, Building Information Modeling.
© 2015 Bản quyền thuộc Đại học Duy Tân
1. Giới thiệu
Trong lĩnh vực xây dựng, một dự án xây dựng
thường bao gồm nhiều hạng mục, mỗi hạng mục
gồm nhiều công tác khác nhau, ứng với mỗi công
tác sẽ có khối lượng tương ứng để hoàn thành
việc thi công [1]. Các đặc điểm của dự án xây
dựng, ảnh hưởng bởi thực địa thi công và các yếu
tố khách quan khác thường dẫn tới dự án sẽ có
thay đổi khác so với thiết kế ban đầu, việc thay
đổi này sẽ làm thay đổi khối lượng thi công đã
được ước lượng ban đầu, vì thế việc bóc tách,
thống kê, kiểm soát khối lượng sẽ rất khó tránh
khỏi bị nhầm lẫn, chồng chéo hoặc thiếu sót [2].
Trên phương diện của chủ đầu tư và nhà thầu
thi công, đo bóc, kiểm soát, và thống kê khối
Email: vosidn4389@gmail.com (Hồ Văn Võ Sĩ)
Hồ Văn Võ Sĩ và cộng sự / Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Duy Tân 4(17) (2016) 68–74 69
lượng một cách cụ thể, chính xác, và khoa học
sẽ mang lại nhiều lợi ích [3]. Cụ thể, đối với chủ
đầu tư, khối lượng được tính đúng thì sẽ giúp các
công tác kế tiếp sẽ được triển khai đúng như dự
tính đúng theo chi phí đầu tư cho dự án và dự
án sẽ được thực thi đúng theo kế hoạch về tiến
độ thi công, cũng như các hoạch định về nguồn
cung ứng vốn cho dự án. Đối với các nhà thầu,
nếu việc đo bóc khối lượng được thực hiện một
cách chính xác thì các nhà thầu sẽ lập được tiến
độ dự án một cách cụ thể, phương án thi công,
phương án mua sắm, sử dụng, tập kết vật liệu, kế
hoạch kho bãi cho vật liệu sát với thực tế. Thêm
vào đó, đây cũng là cơ sở để các nhà thầu lập hồ
sơ hoàn công và hồ sơ thanh-quyết toán. Qua đó,
có thể thấy rằng vai trò của việc bóc, tách, thống
kê khối lượng chính xác, nhanh và khoa học là
rất quan trọng trong công tác quản lý dự án xây
dựng [4].
Hiện nay, có nhiều cách để đo bóc khối lượng
cho công trình xây dựng, tuy nhiên cách thức
phổ biến được dùng nhiều nhất hiện nay ở Việt
Nam là dựa vào hồ sơ thiết kế (bản vẽ thiết kế cơ
sở, thiết kế kỹ thuật và thiết kế bản vẽ thi công
(BVTC)) để làm cơ sở tính toán, sau đó các kỹ
sư dùng các phần mềm hỗ trợ như Microsoft Ex-
cel hay các phần mềm dự toán được lập trên nền
của Microsoft Excel để tính toán. Ưu điểm của
các phương pháp này là dễ thực hiện. Tuy nhiên,
chúng có nhược điểm về tính linh động và tự cập
nhật thông tin trong quá trình thực hiện dự án xây
dựng. Đặc biệt đối với những dự án lớn, khi thiết
kế một hạng mục hay công tác nào đó bị thay đổi,
việc cập nhật thông tin những thay đổi này không
được diễn ra liên tục, điều này không những dẫn
tới hao phí nhiều thời gian của người lập, đo bóc
khối lượng mà còm dẫn tới các trường hợp thiếu
sót về khối lượng. Do đó, một phương án để đo
bóc, thống kê khối lượng một cách hiện đại và có
khả năng tự động hóa cao để khắc phục những
nhược điểm trên là vô cùng cần thiết cho ngành
xây dựng Việt Nam.
Vì các lý do đó, chúng tôi khảo sát ứng dụng
của mô hình thông tin xây dựng (BIM) vào việc
đo bóc khối lượng cho các công trình xây dựng.
Trong bối cảnh các nghiên cứu về BIM và ứng
dụng của công nghệ này trong xây dựng ở Việt
Nam còn nhiều hạn chế, bài báo này hy vọng
đóng góp một phần nhỏ bé vào việc thúc đẩy
nhận thức về công nghệ BIM và các ứng dụng
tiềm năng của công nghệ này đối với các chủ dự
án và nhà thầu thi công. Phần còn lại của bài báo
được tổ chức như sau: công nghệ BIM trong việc
đo bóc khối lượng các công trình xây dựng được
trình bày ở phần thứ hai, ví dụ tính toán được mô
tả ở phần tiếp sau, kết luận nghiên cứu được trình
bày trong phần cuối cùng của bài báo.
2. Công nghệ BIM trong việc đo bóc khối
lượng các công trình xây dựng
2.1. Sự ra đời của BIM
Những năm đầu của thập kỷ 70, một công
nghệ mới với thuật ngữ là mô hình thông tin
xây dựng, tên tiếng Anh là Building Informa-
tion Modeling (BIM) đã xuất hiện trong ngành
công nghiệp xây dựng. Đó là công nghệ sử dụng
mô hình ba chiều (3D) để khởi tạo, phân tích, và
truyền đạt thông tin của công trình [5-7].
Theo Viện Kiến trúc Hoa Kỳ, tên gọi Build-
ing Information Modeling (BIM) được Au-
todesk khởi xướng (Autodesk là một công ty lớn
của Mỹ, chuyên cung cấp các phần mềm đồ họa
phục vụ cho công tác thiết kế và thi công xây
dựng) và được phổ biến rộng rãi bởi Jery Laiserin
(một chuyên gia phân tích công nghiệp người
Mỹ) để mô tả mô hình không gian ba chiều thiết
lập bằng công cụ máy tính để thể hiện các vật
thể. Công nghệ này trợ giúp quá trình trao đổi và
chia sẻ thông tin của công trình bằng cách số hóa
các thông tin của từng cấu kiện trong công trình.
Các nhà tư vấn thiết kế cũng như các nhà thầu xây
dựng có thể sử dụng các phần mềm như Autodesk
Revit Architectural, Revit Structure, Revit MEP,
. . . để tạo nên một mô hình BIM của công trình
trên máy vi tính mà mô hình này sẽ giống hệt
như công trình thực tế ở ngoài công trường. Mô
hình không gian ba chiều này được liên kết với
cơ sở dữ liệu thông tin của dự án, thể hiện tất cả
các mối liên hệ về mặt không gian, các thông tin
hình học, kích thước, số lượng, và cả cấu tạo vật
liệu của các cấu kiện, bộ phận của công trình [8].
Nó có thể được sử dụng để thể hiện toàn bộ vòng
70 Hồ Văn Võ Sĩ và cộng sự / Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Duy Tân 4(17) (2016) 68–74
đời của một công trình xây dựng từ khâu thiết kế,
thi công, cho đến khâu vận hành sử dụng.
Trong thực tế, công nghệ BIM không bó hẹp
trong việc diễn tả một thiết kế kiến trúc hay việc
tạo ra một mô hình ba chiều trình bày phối cảnh
của công trình sau khi công trình đã được thiết kế
xong. BIM không đơn thuần chỉ là một mô hình
3D mà là một tiến trình tạo dựng và sử dụng mô
hình kĩ thuật số cho công việc thiết kế, thi công,
và cả quá trình thực hiện dự án. Phần mềm đơn
giản chỉ là cơ cấu để tiến trình BIM được thực
hiện. BIM chứa đựng những thay đổi mang tính
cách mạng trong việc thông tin của công trình
xây dựng được tạo ra, thể hiện, và sau này được
sử dụng trong quá trình xây dựng [9]. Do hợp
nhất được thông tin từ tất cả các khía cạnh của
quá trình xây dựng công trình nên BIM có thể
làm tăng hiệu quả sử dụng và tính sẵn có của các
thông tin này lên gấp nhiều lần. Tiến trình của
BIM liên quan đến các bên tham gia trong toàn
bộ vòng đời (life cycle) của dự án (kiến trúc sư,
kĩ sư, nhà thầu, chủ đầu tư, và bên quản lý dự án,
cung ứng vật tư,. . . ), tất cả những người xây dựng
nên và có nhu cầu trao đổi thông tin về thiết kế
của dự án (xem Hình 1).
Hình 1. Tiến trình BIM trong một vòng đời dự án
Những mẫu thiết kế của dự án bao gồm sự kết
hợp giữa mô hình thông minh 2D và 3D trước đây
sử dụng để lập bản vẽ thiết kế công trình, cùng
với các yếu tố ngoại vi như vị trí địa lý và điều
kiện thực tế ở địa phương, cho đến dữ liệu ảo
của công trình cung cấp nguồn cho mọi thông tin
phục vụ việc thiết kế công trình. Thông tin này
khi đưa vào hệ thống dữ liệu tích hợp sẽ được cập
nhật vào toàn bộ các bản vẽ thiết kế và danh mục
của dự án. Khi dự án có một thay đổi được phê
duyệt và tích hợp vào mô hình kết quả của BIM,
tất cả các bản vẽ liên quan (sơ đồ, kiến trúc, chi
tiết, và các bản vẽ kết cấu khác) cũng như các
thông tin phi đồ họa như tài liệu thông tin về kiến
trúc và các danh mục sẽ tự động phản hồi và cập
nhật một cách tự động và nhanh chóng.
2.2. Phương pháp ứng dụng công nghệ BIM vào
công tác đo bóc khối lượng
Phương pháp nghiên cứu BIM vào đo bóc
khối lượng có thể được thực hiện thông qua ba
bước sau:
Bước 1: Xây dựng mô hình 3D trong phần
mềm Autodesk Revit từ các bản vẽ 2D
Mô hình 3D CAD được thiết lập từ các bản
vẽ 2D có sẵn (kiến trúc + kết cấu). Các thông
số có trong bản vẽ 2D như vị trí, loại cấu kiện,
kích thước, số lượng từng cấu kiện, . . . được xây
dựng và thể hiện đầy đủ trên mô hình 3D. Công
việc này được thực hiện dưới sự trợ giúp của phần
mềm Autodesk Revit 2015. Phần mềm này quản
lý các phần tử dựa vào các ID và phân loại các
phần tử theo các loại cấu kiện mà ta thường sử
dụng (cột, dầm, sàn, cầu thang, . . . ).
Để các ứng dụng tiếp theo có thể nhận biết
được và từ đó có thể tự động xuất kết quả sang
Excel, việc xây dựng mô hình 3D phải tuân thủ
theo một số nguyên tắc chung cơ bản sau:
• Các công cụ vẽ trong Revit phải được chọn
theo qui định (xem Hình 2).
• Các phần tử trong mô hình Revit phải được
chọn lựa từ các Family tương ứng.
Hình 2. Công cụ vẽ, các family và mô hình 3D được dựng
bằng Autodesk Revit 2015
Hồ Văn Võ Sĩ và cộng sự / Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Duy Tân 4(17) (2016) 68–74 71
Bước 2: Tùy chỉnh trong phần mềm Autodesk
Revit để đưa ra các đầu mục công việc, tên công
tác liên quan phù hợp với TCVN.
Bước 3: Xuất dữ liệu từ mô hình 3D Revit
sang phần mềm Microsoft Excel nhờ Revit API
(xem Hình 3, Hình 4).
Các thông số của các cấu kiện (móng, cột,
lõi tường, dầm, sàn, . . . ) từ mô hình 3D trong
Autodesk Revit (tầng, kích thước, diện tích, thể
tích, . . . ) được xuất trực tiếp qua Microsoft Excel
bằng các ứng dụng được viết thêm, chạy trên môi
trường Revit. Từ bảng khối lượng có được trong
Microsoft Excel, người dùng có thể sử dụng để
xác định thời gian, tài nguyên cho từng cấu kiện
đơn lẻ một cách nhanh chóng, từ kết này này ta
có thể làm căn cứ để lên tiến độ thi công, dự trù
kinh phí, vv...
Hình 3. Bảng thống kê vật liệu cột (column) trong Autodesk Revit 2015
Hình 4. Bảng thống kê vật liệu cột (column) từ Autodesk
Revit 2015 xuất dữ liệu qua Excel
Hình 4Bảng thống kê vật liệu cột (column) từ
Autodesk Revit 2015 xuất dữ liệu qua Excel
3. Ví dụ áp dụng công nghệ BIM trong đo bóc
khối lượng
3.1. Tổng quan và bối cảnh của dự án
FPT City Đà Nẵng dự kiến sẽ trở thành khu
đô thị hoàn chỉnh, hiện đại với đầy đủ các tiện
ích công nghệ cao, phù hợp với cảnh quan môi
trường, đầu đủ dịch vụ về nhà ở, nghỉ ngơi, giải
trí, làm việc, học hành. Khu đô thị có cơ sở hạ
tầng kỹ thuật xã hội cấp cao, đồng bộ, mật độ
cây xanh lớn, hệ số sử dụng đất và tầng cao trung
bình thấp, được kết cấu gồm đại học FPT (25 ha).
Trong phần này của bài báo, chúng tôi sẽ tính
toán 1 khối nhà (Block) trong quần thể khu đô
thị nêu trên.
72 Hồ Văn Võ Sĩ và cộng sự / Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Duy Tân 4(17) (2016) 68–74
3.2. Mô hình 3D được dựng hình lại từ bản vẽ
2D
Từ bản vẽ 2D có sẵn (kiến trúc + kết cấu),
mô hình 3D của công trình được thiết lập, các
thông số có trong bản vẽ 2D như các loại cấu
kiện, vị trí, số lượng,. . . sẽ được thể hiện đầy đủ
trên mô hình 3D dưới sự trợ giúp của phần mềm
Autodesk Revit 2015 (xem Hình 5, Hình 6).
Hình 5. Mặt bằng 2D- Móng nhà V5-Khu B2-31-Block01+02
Hình 6. Mô hình 3D dựng từ bản vẽ 2D - Nhà V5-Khu B2-31-Block01+02
3.3. Các kết quả được tính toán, thống kê trong
mô hình 3D và được liên kết thông tin với
Excel
Sau khi dựng mô hình 3D từ bản vẽ 2D, bảng
thống kê cho các phần tử cấu kiện của công
trình có thể được khởi tạo hoàn toàn tự động.
Trên thanh công cụ, ta chọn View =>Schedules
=> Schedules/Quantities (Xem Hình 7, Hình 8).
Sau đó, dữ liệu của bảng thống kê đo bóc khối
lượng từ mô hình có thể được xuất sang định
dạng bảng Excel (Hình 9). Hình 7. Thống kê các cấu kiện trong mô hình - Nhà V5-
Khu B2-31-Block01+02
Hồ Văn Võ Sĩ và cộng sự / Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Duy Tân 4(17) (2016) 68–74 73
Hình 8. Bảng kết quả thống kê đo bóc khối lượng - Nhà V5-Khu B2-31-Block01+02
Hình 9. Bảng kết quả thống kê đo bóc khối lượng từ mô
hình xuất dữ liệu qua Excel
3.4. So sánh công nghệ BIM với các phương
pháp đo bóc thông dụng hiện nay tại Việt
Nam
Các phương pháp đo bóc khối lượng chủ yếu
được dùng hiện nay tại Việt Nam là dựa vào bản
vẽ 2D trên giấy (bản cứng) và kết hợp thêm file
mềm (bản mềm thường là file của phần mềm Au-
todesk Autocad), rồi sau đó được tính toán thống
kê một cách thủ công (nhập số từ bàn phím) bằng
các phần mềm như Microsoft Excel hay các phần
mềm dự toán được lập trình trên nền Excel.
Phương pháp truyền thống này có ưu điểm là
dễ sử dụng. Tuy nhiên, bằng thực nghiệm, chúng
tôi nhận định rằng phương pháp cũ tồn tại nhiều
nhược điểm như sau:
• Việc nhập dữ liệu từ bàn phím vào phần
mềm bằng thủ công nên dễ có sai sót trong quá
trình tính toán.
• Trong quá trình tính toán, nếu bản vẽ thiết
kế có sự thay đổi thì phải nhập lại dữ liệu đầu
vào, việc này rất dễ gây ra các nguy cơ như trùng
lặp, thiếu sót khối lượng đo bóc.
• Làm người tính toán hao tốn nhiều thời gian
và công sức cho việc kiểm tra quá trình tính toán.
Do đó, phương pháp ứng dụng mô hình thông tin
xây dựng (BIM) vào việc đo bóc khối lượng các
công trình xây dựng có những ưu điểm vượt trội
hơn so với phương pháp thông dụng nêu trên:
• Ngoài việc tự động tính toán đo bóc khối
lượng nó có thể liên kết trao đổi thông tin 2 chiều
với các phần mềm khác như Microsoft Ecxel,
Project, . . .
• Nếu trong quá trình tính toán có sự thay đổi
về thiết kế, trong phần mềm Revit 2015 sẽ điều
chỉnh lại những thay đổi đó và khối lượng đo bóc
sẽ tự động cập nhật những thông tin thay đổi đó.
• Bên cạnh đó, phương pháp này có thể lấy
thông tin các mã hiệu từ các bộ định mức do Bộ
74 Hồ Văn Võ Sĩ và cộng sự / Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Duy Tân 4(17) (2016) 68–74
xây dựng ban hành (Thông tư 1776/ BXD-VP) để
cập nhật thông tin và lập dự toán cho công trình.
• Ngoài ra, phần mềm Revit có các công cụ
vẽ 3D rất mạnh và triển khai bản vẽ 2D chi tiết
(Shop Drawing) một cách chính xác, tiết kiệm
thời gian và kết hợp với bảng tính khối lượng là
cơ sở để làm hồ sơ thanh quyết toán.
4. Kết luận
Đo bóc khối lượng có vai trò rất quan trọng
và là nhu cầu thiết yếu khi triển khai bất kỳ dự
án xây dựng nào. Nghiên cứu này đã trình bày
phương pháp tiên tiến sử dụng công nghệ BIM;
phương pháp này có những tiến bộ hơn so với
các phương pháp cũ để giải quyết vấn đề đo bóc
khối lượng công trình xây dựng. Công nghệ BIM
có nhiều tiềm năng cho việc nâng cao hiệu quả
của công tác đo bóc khối lượng công trình. BIM
giúp ích rất lớn cho việc tự động hóa tính toán
khối lượng cấu kiện. Từ đó, thời gian cần thiết
cho công tác đo bóc khối lượng sẽ giảm một cách
đáng kể. Thêm vào đó, khi có một sự thay đổi về
một cấu kiện nào đó trong bất kỳ bản vẽ nào thì
các bản vẽ còn lại sẽ tự động cập nhập các thông
số mới nhất của cấu kiện đó vì thế sai sót trong
quá trình xác định, tính toán khối lượng cấu kiện
sẽ được giảm thiểu đến mức thấp nhất.
Tài liệu tham khảo
[1] K. Sears, G. Sears, and R. Clough, "Construction
Project Management: A Practical Guide to Field Con-
struction Management (5th Edition)," John Wiley and
Son, Inc., Hoboken, New Jersey, 2008.
[2] M.-Y. Cheng and N.-D. Hoang, "Interval Estimation of
Construction Cost at Completion Using Least Squares
Support Vector Machine," J. Civ. Eng. Manag., vol.
20, pp. 223-236, 2013.
[3] B. Hardin and D. McCool, "BIM and Construction
Management, Second Edition," John Wiley & Sons,
Inc., Indianapolis, Indiana, 2015.
[4] D. W. Halpin and A. B. Senior, "Construction Man-
agement, fourth edition," John Wiley & Sons, Inc.,
Printed in the United States of America, 2011.
[5] Y. S. Cho, S. I. Lee, and J. S. Bae, "Reinforcement
Placement in a Concrete Slab Object Using Structural
Building Information Modeling," Comput-aided Civ.
Inf., vol. 29, pp. 47-59, 2014.
[6] S. Zhang, J. Teizer, J.-K. Lee, C. M. Eastman, and M.
Venugopal, "Building Information Modeling (BIM)
and Safety: Automatic Safety Checking of Construc-
tion Models and Schedules," Autom. Constr., vol. 29,
pp. 183-195, 1// 2013.
[7] J. Cheng and H. Wang, "Application and Populariz-
ing of BIM Technology in Project Management," in
International Conference on E-Product E-Service and
E-Entertainment (ICEEE), 2010, pp. 1-4.
[8] M. R. Kannan and M. H. Santhi, "Constructability
Assessment of Climbing Formwork Systems Using
Building Information Modeling," Procedia Engineer-
ing, vol. 64, pp. 1129-1138, // 2013.
[9] D. K. Smith and M. Tardif, "Building Information
Modeling - A Strategic Implementation Guide," John
Wiley & Sons, Inc., Printed in the United States of
America, 2009.
View publication stats

File đính kèm:

  • pdfung_dung_mo_hinh_thong_tin_xay_dung_bim_vao_viec_do_boc_khoi.pdf