Vận dụng định hướng giáo dục tích hợp nội dung và ngôn ngữ trong thiết kế giảng dạy Hóa học bằng tiếng Anh cho học sinh Trung học phổ thông

Việc dạy và học các môn Khoa học tự nhiên bằng tiếng Anh đang là nhu cầu bức thiết

của Giáo dục Việt Nam hiện nay. Mặc dù được triển khai ở các trường trung học phổ thông chuyên

và trung học phổ thông chất lượng cao, việc dạy học các môn Khoa học tự nhiên nói chung và môn

Hóa học nói riêng bằng tiếng Anh vẫn đang phải đối mặt với rất nhiều trở ngại. Trong số đó, tìm

kiếm phương pháp dạy học phù hợp có thể là thử thách lớn nhất. Những học sinh khá các môn

Khoa học tự nhiên thì thường không tự tin với môn tiếng Anh, còn những học sinh thành thạo

ngoại ngữ lại e ngại với các môn Khoa học tự nhiên và chưa được xây dựng kiến thức tiếng Anh

chuyên ngành Khoa học tự nhiên. Trong bối cảnh đó, phương pháp dạy học các môn Khoa học tự

nhiên bằng tiếng Anh theo định hướng tích hợp nội dung và ngôn ngữ (Content and Language

Integrated Learning) đang trở thành tâm điểm chú ý của các giáo viên và quản lý Giáo dục do có

khả năng cân bằng cả hai yếu tố: Nội dung kiến thức Khoa học tự nhiên và ngoại ngữ trong cùng

một tiết học. Nghiên cứu này sẽ giới thiệu các đặc trưng của định hướng giáo dục tích hợp nội

dung và ngôn ngữ, đề xuất cách bước áp dụng định hướng này vào dạy học Hóa học bằng tiếng

Anh cho học sinh trung học phổ thông và phân tích kết quả thực nghiệm tại trường trung học phổ

thông Khoa học giáo dục.

pdf 9 trang dienloan 19060
Bạn đang xem tài liệu "Vận dụng định hướng giáo dục tích hợp nội dung và ngôn ngữ trong thiết kế giảng dạy Hóa học bằng tiếng Anh cho học sinh Trung học phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Vận dụng định hướng giáo dục tích hợp nội dung và ngôn ngữ trong thiết kế giảng dạy Hóa học bằng tiếng Anh cho học sinh Trung học phổ thông

Vận dụng định hướng giáo dục tích hợp nội dung và ngôn ngữ trong thiết kế giảng dạy Hóa học bằng tiếng Anh cho học sinh Trung học phổ thông
VNU Journal of Science: Education Research, Vol. 35, No. 3 (2019) 91-99 
91 
Original Article 
Applying Content and Language Integrated Learning 
Approach in Designing Chemistry Lesson Plan for High 
School Students 
Hoang Thu Ha1, Ha Minh Nguyet2,* 
1High school of Education Sciences, Kieu Mai, Bac Tu Liem, Hanoi, Vietnam 
2VNU University of Education, 144 Xuan Thuy, Cau Giay, Hanoi, Vietnam 
Received 08 August 2019 
Revised 11 September 2019; Accepted 11 September 2019 
Abstract: Recently, teaching - learning Science subjects in English has become an urgent need of 
Vietnamese Education. Although piloted in high schools for gifted students and high-qualified 
schools with experienced teachers and good students, teaching Science subjects in English still 
faces many obstacles for many reasons. Among them, finding an appropriate teaching method may 
be the biggest challenge. The students who are good at Science subjects often does not feel 
confident about English. Whilst, those who are proficient in foreign language are usually afraid of 
science subjects and have not yet built up speciallized vocabulary about science. In this context, 
teaching Science subjects using Content and Language Integrated Learning (CLIL) approach 
shows high application potential due to the ability to balance both factors - Science knowledge and 
English simultaneously in a lesson. This study introduces the characteristics of CLIL approach and 
proposes the steps for preparing CLIL lesson plan. Also included is the analysis of the results of 
the Pedagogical experiment in High school of Education and Science. 
Keywords: Chemistry, teaching in English, Content and Language Integrated Learning. 
*
_______ 
* Corresponding author. 
 E-mail address: nguyet.ha14989@gmail.com 
 https://doi.org/10.25073/2588-1159/vnuer.4276 
VNU Journal of Science: Education Research, Vol. 35, No. 3 (2019) 91-99 
92 
Vận dụng định hướng giáo dục tích hợp nội dung và ngôn ngữ 
trong thiết kế giảng dạy Hóa học bằng tiếng Anh cho học sinh 
Trung học phổ thông 
Hoàng Thu Hà1, Hà Minh Nguyệt2,* 
1Trường trung học phổ thông Khoa học Giáo dục, Kiều Mai, Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam 
2Trường Đại học Giáo dục ĐHQG, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam 
Nhận ngày 08 tháng 8 năm 2019 
Chỉnh sửa ngày 11 tháng 9 năm 2019; Chấp nhận đăng ngày 11 tháng 9 năm 2019 
Tóm tắt: Việc dạy và học các môn Khoa học tự nhiên bằng tiếng Anh đang là nhu cầu bức thiết 
của Giáo dục Việt Nam hiện nay. Mặc dù được triển khai ở các trường trung học phổ thông chuyên 
và trung học phổ thông chất lượng cao, việc dạy học các môn Khoa học tự nhiên nói chung và môn 
Hóa học nói riêng bằng tiếng Anh vẫn đang phải đối mặt với rất nhiều trở ngại. Trong số đó, tìm 
kiếm phương pháp dạy học phù hợp có thể là thử thách lớn nhất. Những học sinh khá các môn 
Khoa học tự nhiên thì thường không tự tin với môn tiếng Anh, còn những học sinh thành thạo 
ngoại ngữ lại e ngại với các môn Khoa học tự nhiên và chưa được xây dựng kiến thức tiếng Anh 
chuyên ngành Khoa học tự nhiên. Trong bối cảnh đó, phương pháp dạy học các môn Khoa học tự 
nhiên bằng tiếng Anh theo định hướng tích hợp nội dung và ngôn ngữ (Content and Language 
Integrated Learning) đang trở thành tâm điểm chú ý của các giáo viên và quản lý Giáo dục do có 
khả năng cân bằng cả hai yếu tố: Nội dung kiến thức Khoa học tự nhiên và ngoại ngữ trong cùng 
một tiết học. Nghiên cứu này sẽ giới thiệu các đặc trưng của định hướng giáo dục tích hợp nội 
dung và ngôn ngữ, đề xuất cách bước áp dụng định hướng này vào dạy học Hóa học bằng tiếng 
Anh cho học sinh trung học phổ thông và phân tích kết quả thực nghiệm tại trường trung học phổ 
thông Khoa học giáo dục. 
Từ khóa: Chemistry, teaching in English, Content and Language Integrated Learning. 
1. Đặt vấn đề * 
Hiện nay, việc triển khai dạy học các môn 
Khoa học tự nhiên bằng tiếng Anh đang đi theo 
2 bước cơ bản: Cung cấp các bài đọc, tài liệu để 
học sinh tự tìm hiểu và ghi nhớ từ vựng chuyên 
_______ 
* Tác giả liên hệ. 
 Địa chỉ email: nguyet.ha14989@gmail.com 
 https://doi.org/10.25073/2588-1159/vnuer.4276 
ngành trước giờ lên lớp, sau đó tiết học sẽ diễn 
ra hoàn toàn bằng tiếng Anh. Một số cơ sở giáo 
dục tách 2 bước này thành các môn học riêng 
biệt: môn tiếng Anh chuyên ngành Khoa học tự 
nhiên và các môn Khoa học tự nhiên. Hình thức 
này khi áp dụng với học sinh trung học phổ 
thông thì đã bộc lộ những hạn chế nhất định, 
như là yêu cầu học sinh phải có trình độ tiếng 
Anh tốt ngay từ bước xuất phát hoặc kéo dài 
thời gian đào tạo, khó sắp xếp khi số lượng học 
H.T. Ha, H.M. Nguyet / VNU Journal of Science: Education Research, Vol. 35, No. 3 (2019) 91-99 
93 
sinh theo chương trình mới không nhiều mà lại 
có sự chênh lệch lớn về kiến thức chuyên ngành 
Khoa học tự nhiên và ngoại ngữ, tiết học dễ gây 
nhàm chán hoặc áp lực. Vì vậy, để thu hút được 
sự tham gia đông đảo và tiến tới phổ biến việc 
dạy học các môn Khoa học tự nhiên bằng tiếng 
Anh cần điều chỉnh cách tiếp cận dạy học đối 
với học sinh trung học phổ thông. 
Tích hợp nội dung và ngôn ngữ là một định 
hướng giáo dục để dạy và học các môn học 
thông qua một ngôn ngữ không phải tiếng mẹ 
đẻ [1]. Trong định hướng tích hợp nội dung và 
ngôn ngữ, hai thành phần nội dung môn học và 
kỹ năng ngoại ngữ có tầm quan trọng như nhau. 
Dạy học theo định hướng tích hợp nội dung và 
ngôn ngữ nghĩa là giảng dạy nội dung môn học 
không phải bằng, mà là với hoặc thông qua 
ngoại ngữ. [2]. Dựa trên số lượng các trường áp 
dụng và số lượng nghiên cứu khoa học Giáo 
dục có liên quan, có thể thấy rằng tích hợp nội 
dung và ngôn ngữ đã trở thành xu hướng giáo 
dục tại các nước châu Âu [3]. Tại Việt Nam 
trong những năm gần đây, đã có nhiều nghiên 
cứu về các ưu điểm của định hướng tích hợp 
nội dung và ngôn ngữ, tuy nhiên vẫn cần có 
thêm nghiên cứu chỉ ra tiến trình thiết kế bài 
giảng theo định hướng tích hợp nội dung và 
ngôn ngữ phù hợp với học sinh trung học phổ 
thông và bối cảnh giáo dục nước nhà. 
2. Phân tích các đặc trưng của định hướng 
giáo dục tích hợp nội dung và ngôn ngữ 
2.1. Nền tảng của định hướng giáo dục tích hợp 
nội dung và ngôn ngữ 
Tiết học định hướng tích hợp nội dung và 
ngôn ngữ không phải là tiết học ngoại ngữ, 
cũng không phải tiết học môn chuyên được dịch 
sang tiếng nước ngoài. Coyle đã đưa ra nền 
tảng 4C của định hướng tích hợp nội dung và 
ngôn ngữ để xây dựng tiết học thống nhất và 
hoàn chỉnh. 4 chữ C này đại diện cho 4 thành 
phần của định hướng tích hợp nội dung và ngôn 
ngữ: Content (Nội dung), Communication 
(Giao tiếp), Cognition (Tư duy) và Culture 
(Văn hóa) [2, 3]. 
Content: Nội dung ở đây là đề tài, chủ đề 
của môn học, những kiến thức, kĩ năng mà học 
sinh cần đạt được. Nội dung cần có sự liên kết 
với đời sống. Học sinh cần được học các vấn đề 
thực tiễn và được củng cố kiến thức qua lý 
thuyết, chứ không nên học lý thuyết đơn thuần. 
Communication: Giao tiếp hỗ trợ, củng cố 
việc học ngoại ngữ, tuy nhiên cần xác định rõ 
rằng ngoại ngữ là công cụ của giao tiếp. Định 
hướng tích hợp nội dung và ngôn ngữ đặt trọng 
tâm ở người học, vì vậy các hoạt động một 
chiều của giáo viên bị giảm tối đa, thay vào đó 
là các hoạt động tương tác giữa học sinh - học 
sinh, học sinh - nhóm, nhóm - nhóm. 
Cognition: Nhận thức trong định hướng 
tích hợp nội dung và ngôn ngữ không đơn thuần 
là truyền tải thông tin từ giáo viên đến học sinh 
hay kiến thức cần ghi nhớ. Định hướng tích hợp 
nội dung và ngôn ngữ đòi hỏi các kĩ năng tư 
duy cấp độ cao, khuyến khích người học hiểu 
và tiếp nhận tri thức theo cách riêng. 
Culture: Văn hóa có vai trò quan trọng 
trong định hướng tích hợp nội dung và ngôn 
ngữ. Học sinh không chỉ được mở rộng kiến 
thức về văn hóa các nước mà còn được học 
cách lựa chọn ngôn ngữ phù hợp trong các tình 
huống có bối cảnh văn hóa khác nhau [1, 3]. 
2.2. Ưu điểm của định hướng giáo dục tích hợp 
nội dung và ngôn ngữ 
Không đơn thuần đóng vai trò bổ trợ cho 
môn chuyên hay ngoại ngữ, tiết học theo định 
hướng tích hợp nội dung và ngôn ngữ mang đến 
nhiều ưu điểm vượt trội về cả hai lĩnh vực. 
Định hướng tích hợp nội dung và ngôn ngữ là 
cách tiếp cận ngoại ngữ tự nhiên và thực tế. 
Trong tiết học theo định hướng tích hợp nội 
dung và ngôn ngữ, học sinh không chỉ được học 
ngoại ngữ, mà còn được học cách sử dụng công 
cụ ngoại ngữ để tương tác và tiếp thu kiến thức 
mới [1]. Hơn thế nữa, định hướng tích hợp nội 
dung và ngôn ngữ còn giúp hình thành và phát 
triển kỹ năng tư duy bằng ngôn ngữ thứ hai cho 
các học sinh, nghĩa là học sinh không chỉ nghe, 
nói, đọc, viết bằng ngoại ngữ, mà còn phải suy 
H.T. Ha, H.M. Nguyet / VNU Journal of Science: Education Research, Vol. 35, No. 3 (2019) 91-99 
94 
nghĩ và phản xạ bằng ngoại ngữ mà không 
thông qua quá trình dịch thuật trong đầu. Tiết 
học theo định hướng tích hợp nội dung và ngôn 
ngữ không tạo áp lực cho học sinh như tiết học 
chuyên môn bằng tiếng Anh. Mục tiêu kiến 
thức ít hơn và học sinh cũng không cần phải 
thành thạo ngoại ngữ hay nhận biết được hết 
các từ vựng chuyên ngành trước khi đến lớp. 
Chủ đề và phương pháp dạy học đa dạng 
(thường trực quan và tích hợp công nghệ) dễ 
thu hút sự chú ý và tạo hứng thú cho học sinh 
[1-3]. 
Định hướng giáo dục tích hợp nội dung và 
ngôn ngữ đặc biệt phù hợp với bối cảnh giáo 
dục trung học phổ thông trong nước bởi định 
hướng này rất linh hoạt đối với các học sinh có 
trình độ, mục tiêu ngoại ngữ và kiến thức môn 
học khác nhau. Học sinh có nền tảng kiến thức 
tốt, trình độ ngoại ngữ chưa cao sẽ học theo mô 
hình mềm, nghĩa là ngôn ngữ chủ đạo. Ngược 
lại, học sinh sử dụng tiếng Anh thành thạo sẽ 
theo học mô hình cứng, nghĩa là môn chuyên 
chủ đạo [1]. 
3. Thiết kế kế hoạch dạy học định hướng tích 
hợp nội dung và ngôn ngữ 
Từ những đặc trưng của định hướng giáo 
dục tích hợp nội dung và ngôn ngữ, nhóm tác 
giả đề xuất quy trình thiết kế bài giảng gồm 7 
bước như sau: 
Bước 1: Phân tích đối tượng học sinh. 
Phân tích đối tượng học sinh là tìm hiểu các đặc 
trưng của học sinh bao gồm kiến thức và kĩ 
năng Hóa học, trình độ ngoại ngữ, thái độ đối 
với môn học, từ đó lựa chọn được mục tiêu và 
phương pháp dạy học phù hợp. Tiết học định 
hướng tích hợp nội dung và ngôn ngữ đặt học 
sinh làm trung tâm, vì vậy bước phân tích đối 
tượng học sinh phải được thực hiện đầu tiên. Để 
việc chọn lọc thông tin học sinh hiệu quả, giáo 
viên dạy tiết học định hướng nội dung và ngôn 
ngữ cần xác định một bộ câu hỏi và kết hợp hài 
hòa các đánh giá của giáo viên Hóa học với 
giáo viên tiếng Anh. 
Ví dụ về bộ câu hỏi như sau: 1) Về mặt nội 
dung, học sinh đã có kiến thức và kĩ năng Hóa 
học gì liên quan đến bài học? 2) Về mặt ngôn 
ngữ, học sinh đang ở trình độ tiếng Anh nào? 
Đang theo chương trình ngoại ngữ nào? 3) Về 
mặt tâm lý, mục đích học tập của học sinh là 
gì? Thái độ của học sinh đối với môn Hóa học 
và môn tiếng Anh như thế nào? Làm thế nào để 
tạo động lực học tập và gây hứng thú cho 
học sinh? 
Bước 2: Nghiên cứu bài học. Nghiên cứu 
bài học là quá trình phân tích và tổng hợp các 
thông tin về bài học, từ đó lựa chọn được những 
nội dung dạy học phù hợp với một đối tượng 
học sinh nhất định. Ngoài những nội dung 
nghiên cứu đối với một tiết học thông thường 
bao gồm kiến thức trọng tâm của bài học, kiến 
thức có liên quan để hỗ trợ tổ chức học sinh 
lĩnh hội kiến thức trọng tâm và kiến thức liên hệ 
thực tiễn, giáo viên dạy tiết học định hướng tích 
hợp nội dung và ngôn ngữ còn phải xác định 
được 3 nội dung sau: 1) Các kiến thức cho thấy 
sự khác biệt giữa chương trình hiện tại của học 
sinh và chương trình quốc tế cũng như sự khác 
biệt về văn hóa hai nước. 2) Các từ vựng 
chuyên ngành mà học sinh cần biết, cách giải 
thích các từ vựng đó bằng hình ảnh hoặc kiến 
thức sẵn có. 3) Các cấu trúc tiếng Anh học thuật 
được sử dụng trong quá trình học bài học và các 
lỗi sai thường gặp khi sử dụng các cấu trúc đó. 
Bước 3: Xác định mục tiêu học tập. Mục 
tiêu bài học là kết quả phải đạt được của học 
sinh sau khi học xong bài học. Dựa trên những 
phân tích về đối tượng học sinh và bài học để 
xác định được mục tiêu dạy học. Những mục 
tiêu này nên tuân thủ theo công thức SMART, 
cụ thể là mục tiêu phải tường minh, rõ ràng 
(Specific), phải lượng hóa được 
(Measurement), trong tầm học sinh đạt được 
(Applicable), thực tế (Realistic), phù hợp với 
thời gian thực hiện (Timely). Đặc biệt, khi viết 
mục tiêu dạy học, cần phân tách rõ mục tiêu 
kiến thức Hóa học và mục tiêu ngoại ngữ, đồng 
thời bám sát 4 thành phần cơ bản của định 
hướng giáo dục tích hợp nội dung và ngôn ngữ. 
Bước 4: Lựa chọn phương pháp, phương 
tiện và hình thức tổ chức lớp học. Về mặt nội 
dung, học sinh không chỉ phải hiểu được nghĩa, 
cách sử dụng của các từ vựng chuyên ngành, 
mà còn phải áp dụng luôn các từ vựng đó trong 
H.T. Ha, H.M. Nguyet / VNU Journal of Science: Education Research, Vol. 35, No. 3 (2019) 91-99 
95 
quá trình tiếp thu kiến thức Hóa học. Về mặt 
ngôn ngữ, học sinh phải tăng cường khả năng 
giao tiếp bằng tiếng Anh. Như vậy, nguyên tắc 
của việc tổ chức lớp học là lựa chọn các 
phương pháp giảng dạy trực quan sinh động, 
các phương pháp dạy học tích cực đòi hỏi học 
sinh phải liên tục tương tác với nhau và với 
giáo viên, cũng như sử dụng hợp lý các phương 
tiện công nghệ. 
Ví dụ: Power Point là một phương tiện phổ 
biến giúp giáo viên tạo được các hiệu ứng hình 
ảnh thu hút sự chú ý của học sinh như hình 1. 
Màu sắc và các chi tiết hình ành giúp học sinh 
hiểu được nghĩa của các từ chuyên ngành. 
Bước 5: Thiết kế các hoạt động dạy học 
phù hợp. Có 2 nguyên tắc chính trong thiết kế 
các hoạt động dạy học. 1) Tạo ra các hoạt động 
sao cho học sinh hứng thú và tích cực tham gia 
bài học. 2) Tạo ra các hoạt động có thể bổ trợ 
lẫn nhau trong việc xây dựng vốn từ vựng 
chuyên ngành và kiến thức Hóa học. Nghĩa là, 
học sinh có thể hiểu nghĩa và bối cảnh sử dụng 
từ vựng chuyên ngành thông qua từ vựng gắn 
liền với đời sống, hình ảnh, ngôn ngữ cơ thể, 
hoạt động tương tác và kiến thức Hóa học sẵn 
có, hoặc học sinh cũng có thể tiếp thu kiến thức 
Hóa học mới từ từ vựng chuyên ngành, hình 
ảnh, video, hoạt động tương tác, kiến thức về 
Khoa học nói chung sẵn có. 
Ví dụ: Giáo viên tiến hành 2 thí nghiệm: 
Hòa tan tinh thể amoni nitrat vào nước và pha 
loãng dung dịch axit sunfuric, yêu cầu học sinh 
chạm vào bình phản ứng và phát biểu cảm 
nhận. Từ vốn từ vựng có sẵn (Heat - nhiệt, 
temperature - nhiệt độ, surroundings - môi 
trường, energy - năng lượng, chemical process - 
quá trình Hóa học), thí nghiệm, các hình ảnh và 
kí hiệu trong slide bài giảng như hình 1, học 
sinh dự đoán được nghĩa của các từ increase - 
tăng, decrease - giảm, absorb - hấp thụ, release - 
giải phóng. Dựa vào các từ vựng này, giáo viên 
giới thiệu khái niệm phản ứng tỏa nhiệt 
(exothermic reaction) và phản ứng thu nhiệt 
(endothermic reaction). 
Hình 1. So sánh phản ứng tỏa nhiệt và phản ứng thu nhiệt 
i 
Bước 6: Đánh giá kết quả học tập của 
học sinh. Vì mục tiêu học tập bao gồm cả hai 
yếu tố là nội dung và ngoại ngữ, do đó, phương 
thức kiểm tra đánh giá cũng cần đa dạng, linh 
hoạt, nội dung kiểm tra đánh giá cần cân nhắc 
đầy đủ kiến thức Hóa học và các kĩ năng tiếng 
Anh. Tiết học theo định hướng tích hợp nội 
dung và ngôn ngữ có tính đặc thù đối với từng 
H.T. Ha, H.M. Nguyet / VNU Journal of Science: Education Research, Vol. 35, No. 3 (2019) 91-99 
96 
đối tượng học sinh nên các phương pháp kiểm 
tra đánh giá quá trình có tầm quan trọng ngang 
với đánh giá tổng kết. 
Ví dụ, bài kiểm tra của học sinh có thể gồm 
2 phần, một phần kiểm tra vốn từ vựng chuyên 
ngành của học sinh, một phần kiểm tra kiến 
thức Hóa học. Hoặc là, trong quá trình lên kế 
hoạch bài giảng, giáo viên có thể vạch ra những 
lỗi sai, thiếu sót học sinh có thể mắc phải để sửa 
chửa, gợi ý cho học sinh cách diễn đạt tốt hơn, 
sau đó theo dõi, đánh giá thái độ, khả năng tiếp 
thu và vận dụng luôn của học sinh khi trả lời 
các câu hỏi tiếp theo. 
Bước 7: Đánh giá tổng quát và rút kinh 
nghiệm. Mục tiêu của bước này là đánh giá 
mức độ khả thi của các hoạt động đã thiết kế, 
kiếm tra mức độ đạt được của các hoạt động và 
khả năng đáp ứng được yêu cầu của mục tiêu đề 
ra. Để thực hiện được bước này, Giáo viên phải 
tiến hành dạy học và đánh giá kết quả học tập 
của học sinh so với mục tiêu học tập đề ra, từ 
đó đánh giá hiệu quả kế hoạch dạy học và đưa 
ra điều chỉnh. 
4. Kết quả thực hiện kế hoạch dạy học theo 
định hướng tích hợp nội dung và ngôn ngữ 
Nhóm tác giả đã triển khai dạy tiết học “Mở 
đầu về biến thiên enthalpy” theo định hướng 
tích hợp nội dung và ngôn ngữ tại hai lớp 10A4 
và 10A8 của trường trung học phổ thông Khoa 
học Giáo dục (Hà Nội), kết quả thu được qua 
các bước như sau: 
- Phân tích đối tượng học sinh: 1) Về mặt 
nội dung, học sinh đã học xong chương 7 
chương trình chuẩn Quốc gia (Tốc độ phản ứng 
và cân bằng Hóa học) và biết ΔH là nhiệt phản 
ứng, trong tđó phản ứng tỏa nhiệt có giá trị 
ΔH0, Tuy 
nhiên, học sinh vẫn chưa hiểu rõ mối liên hệ 
này. 2) Về mặt ngôn ngữ, lớp 10A4 và 10A10 
là hai lớp chọn Anh của trường với mặt bằng 
chung là trình độ A2 theo khung đánh giá châu 
Âu CEFR, nghĩa là học sinh có thể hiểu câu và 
các cụm từ thường dùng trong các chủ đề quen 
thuộc, có thể giao tiếp đơn giản, thực hiện các 
yêu cầu cơ bản và nắm bắt được thông tin khi 
giao tiếp trong bối cảnh quen thuộc [7]. Theo 
đánh giá của giáo viên tiếng Anh, đa số học 
sinh tự tin và cởi mở trong giao tiếp bằng tiếng 
Anh. 3) Về mặt tâm lý, thống kê của giáo viên 
Hóa học cho biết số lượng học sinh yêu thích 
môn Hóa không nhiều, chỉ khoảng 15%, trong 
đó 5% đang theo học chương trình luyện thi 
SAT Subject hoặc A-Level tại trung tâm. Như 
vậy, để tiếp cận được đối tượng học sinh này, 
cần lựa chọn từ vựng và cấu trúc câu đơn giản 
khi nói, có thể đặt nhiều câu hỏi để dẫn dắt học 
sinh trả lời và khám phá bài học, chú trọng 
hướng dẫn học sinh cách trình bày/diễn đạt vấn 
đề một cách khoa học, kiến thức Hóa học trong 
một tiết vừa phải để không tạo áp lực cho học 
sinh, bài giảng tích hợp công nghệ và thí 
nghiệm sẽ thu hút được sự chú ý của học sinh 
nhiều hơn. 
- Nghiên cứu bài học: Biến thiên enthalpy 
là nội dung gần như được lược bỏ trong chương 
trình trung học phổ thông Việt Nam, nhưng lại 
là nội dung quan trọng trong các chương trình 
quốc tế. Bài “Mở đầu về biến thiên enthalpy” 
gồm 5 mục [8, 9]: Khái niệm năng lượng, các 
dạng năng lượng, các nguồn năng lượng; Khái 
niệm năng lượng Hóa học và ứng dụng của 
năng lượng Hóa học; Định nghĩa phản ứng tỏa 
nhiệt, phản ứng thu nhiệt; Định nghĩa enthalpy, 
biến thiên enthalpy, giản đồ nhiệt phản ứng; 
Phương pháp Calorimetry. Trong đó, phần các 
khái niệm về năng lượng đã rất quen thuộc với các 
học sinh từ bậc trung học cơ sở, phần quá trình tỏa 
nhiệt và thu nhiệt có thể sử dụng thí nghiệm hòa 
tan muối amoni nitrat và dung dịch axit sunfuric 
bão hòa vào nước. Tất cả các từ vựng chuyên 
ngành bao gồm “exothermic, endothermic, release, 
absorb, increase, decrease” đều có thể giải thích 
bằng hình ảnh, cụm từ chuyên ngành gồm 
“Conservation of energy, energy exchange, 
calorimetry technique” cần được giải thích thông 
qua kiến thức Vật lý - Hóa học trung học cơ sở và 
các từ vựng vừa có. Cấu trúc câu cần dùng trong 
H.T. Ha, H.M. Nguyet / VNU Journal of Science: Education Research, Vol. 35, No. 3 (2019) 91-99 
97 
bài là cấu trúc câu so sánh, khi sử dụng cấu trúc 
này học sinh thường mắc lỗi sử dụng so sánh mơ 
hồ (Using ambiguous comparisions). 
- Xác định mục tiêu học tập: Từ kết quả 
phân tích đối tượng học sinh và bài học ở hai 
bước trên, mục tiêu học tập của bài “Mở đầu về 
biến thiên enthalpy được xác định, điều chỉnh 
như sau: 
1) Mục tiêu nội dung (Content objectives). 
Sau tiết học, học sinh có thể: 
- Đưa ra được các ví dụ về các dạng năng 
lượng, nguồn năng lượng và ứng dụng của năng 
lượng Hóa học trong đời sống hằng ngày 
- Nhắc lại được các khái niệm sau: Năng 
lượng, enthalpy, biến thiên enthalpy, phản ứng 
tỏa nhiệt, phản ứng thu nhiệt 
- Giải thích được giản đồ nhiệt phản ứng 
tương ứng với phản ứng tỏa nhiệt và phản ứng 
thu nhiệt 
- Nhắc lại được nguyên lý của kỹ thuật 
calorimetry 
- Tính được biến thiên enthalpy của phản 
ứng theo số liệu cho sẵn 
2) Mục tiêu ngôn ngữ (Language 
objectives). Sau tiết học, học sinh có thể: 
- Nêu được nghĩa tiếng việt của các từ 
vựng/cụm từ chuyên ngành: exothermic, 
endothermic, release, absorb, increase, decrease, 
conservation of energy, energy exchange 
- Sử dụng cấu trúc câu đơn giản và trạng từ 
liên kết để giải thích các bước tính toán 
● The mass of X is  
● X has a mass of  
● Since/Because  
● Hence/therefore/consequently, we have 
- Viết/nói câu với cấu trúc so sánh 
● The energy level of X is higher than that 
of Y 
● X is/are at lower energy than Y 
3) Nền tảng của định hướng tích hợp nội 
dung và ngôn ngữ (4C’s reflection) 
Nội dung (Content) 
● Mở đầu về biến thiên enthalpy 
Nhận thức (Cognition) 
● Các dạng năng lượng và nguồn năng lượng 
● Vai trò của năng lượng trong cuộc sống 
● Năng lượng hóa học và ứng dụng của 
năng lượng hóa học trong cuộc sống 
● Phản ứng tỏa nhiệt và phản ứng thu nhiệt 
● Giản đồ enthalpy 
● Vai trò của quá trình/phản ứng tỏa nhiệt 
và thu nhiệt trong cuộc sống 
● Nguyên lý của kỹ thuật Calorimetry 
● Cách tính biến thiên enthalpy của phản 
ứng từ quy trình và số liệu thực nghiệm 
Giao tiếp (Communication) 
Ngôn ngữ để học tập (Language of learning) 
● Thì hiện tại đơn 
● Câu hỏi wh 
● Từ vựng về năng lượng 
Ngôn ngữ học thuật (Language for learning) 
● Cấu trúc câu so sánh 
● Trạng từ liên kết 
Ngôn ngữ thông qua học tập (Language 
through learning) 
● Từ vựng chuyên ngành năng lượng Hóa học 
Văn hóa (Culture) 
● Sự tương đồng và khác biệt trong chương 
trình Hóa học trung học phổ thông của Việt 
Nam và quốc tế 
- Lựa chọn phương pháp, phương tiện, 
hình thức tổ chức lớp học: Xuyên suốt tiết 
học, giáo viên sử dụng chủ yếu là phương pháp 
dạy học trực quan và đàm thoại. Để thu hút hơn 
sự chú ý của các học sinh, giáo viên chuẩn bị 
thí nghiệm về sự trao đổi nhiệt giữa phản ứng 
và môi trường. 
- Thiết kế hoạt động dạy học phù hợp: 
Trước hết, giáo viên đưa ra câu hỏi dẫn dắt học 
sinh gợi nhắc lại những kiến thức cơ bản về 
năng lượng và định luật bảo toàn năng lượng, từ 
đó đặt vấn đề về sự trao đổi năng lượng (thường 
dưới dạng nhiệt) của các phản ứng Hóa học. Từ 
đây, học sinh làm quen với khái niệm và từ 
vựng tiếng Anh về phản ứng tỏa nhiệt và phản 
ứng thu nhiệt từ kiến thức khoa học sẵn có. Để 
học sinh hiểu rõ hơn sự trao đổi năng lượng và 
ghi nhớ từ mới, giáo viên tiến hành thí nghiệm 
về quá trình tỏa nhiệt (pha loãng dung dịch axit 
sunfuric đặc) và quá trình thu nhiệt (hòa tan 
tinh thể amoni nitrat vào nước). Giáo viên lấy 
ví dụ về ứng dụng của phản ứng, quá trình tỏa 
nhiệt, thu nhiệt, gợi ý học sinh suy nghĩ và nêu 
H.T. Ha, H.M. Nguyet / VNU Journal of Science: Education Research, Vol. 35, No. 3 (2019) 91-99 
98 
ra những ứng dụng quan sát được trong cuộc 
sống. Tiếp theo, giáo viên giới thiệu đại lượng 
Enthalpy và biến thiên Enthalpy của phản ứng, 
quá trình, yêu cầu học sinh tìm mối liên hệ giữa 
phản ứng, quá trình tỏa nhiệt, thu nhiệt với giản 
đồ Enthalpy và dấu của giá trị biến thiên 
Enthalpy. Để giải thích được mối liên hệ trên, 
học sinh phải sử dụng đến cấu trúc câu so sánh 
trong tiếng Anh và có thể bộc lộ những lỗi sai 
trong việc xác định chủ thể của sự so sánh. 
Dưới sự hướng dẫn và hỗ trợ của giáo viên, học 
sinh học từ lỗi sai của mình và được gợi ý 
những cấu trúc câu so sánh đa dạng hơn. Giáo 
viên giới thiệu kĩ thuật phân tích nhiệt 
(Calorimetry techniques) dùng trong việc đo 
biến thiên Enthalpy. Dựa vào công thức tính 
nhiệt lượng theo nhiệt độ chênh lệch, nhiệt 
dung riêng và định luật bảo toàn năng lượng, 
giáo viên định hướng học sinh giải thích 
nguyên lý của kì thuật phân tích nhiệt. Nhằm 
củng cố kiến thức cho học sinh, giáo viên đưa 
ra quy trình và số liệu khi tiến hành thí nghiệm 
hòa tan natri hidroxit khan vào nước, yêu cầu 
học sinh tính giá trị biến thiên Enthalpy của quá 
trình này. Xen kẽ với các phép tính, học sinh 
phải có lời giải, lập luận logic, vì vậy khi thảo 
luận cách trình bày bài, giáo viên cần nhắc nhở, 
gợi ý học sinh sử dụng các trạng từ liên kết 
phù hợp. 
- Đánh giá kết quả học tập: Giáo viên ghi 
hình lại toàn bộ tiết học, chuẩn bị bảng theo dõi 
(checklist) đánh giá quá trình và ghi chép 
những điểm đặc biệt, cùng với một bài kiểm tra 
viết đánh giá tổng kết. Bảng theo dõi liệt kê các 
mức độ/biểu hiện của học sinh trong việc tham 
gia trả lời bài, sử dụng các dạng của từ tiếng 
Anh, sử dụng các từ/cụm từ đồng nghĩa, sử 
dụng cấu trúc câu đúng ngữ pháp, đa dạng và ý 
thức tiếp thu của học sinh khi được sửa lỗi. Bài 
kiểm tra viết gồm 2 phần: Phần 1 yêu cầu viết 
nghĩa tiếng việt của các từ vựng tiếng Anh 
chuyên ngành, phần 2 yêu cầu giải các bài tập 
về biến thiên enthalpy được viết theo dạng câu 
hỏi trong SAT II Chemistry. 
Tổng kết từ bảng theo dõi cho thấy các học 
sinh nhiệt tình tham gia hoạt động học tập, có 
phản xạ nhanh trong giao tiếp, tuy nhiên đa 
phần lựa chọn trả lời câu hỏi bằng từ/cụm từ 
thay vì câu hoàn chỉnh. Chỉ có 10% học sinh bị 
nhầm lẫn về dạng của từ, ví dụ khi nói về nguồn 
năng lượng thì dùng “Solar” (tính từ, thuộc về 
mặt trời) thay vì “Sun” (danh từ, mặt trời), hay 
dùng “sonic” (tính từ, thuộc về âm thanh) thay 
vì “sound” (danh từ, âm thanh). Khoảng 50% 
học sinh thiếu hoặc sử dụng sai mạo từ (a, an, 
the). 30% học sinh quên chia số ít cho động từ 
ở thì hiện tại khi nói. 100% học sinh dùng sai 
cấu trúc câu so sánh, cụ thể là thiếu “that of” 
trong câu “The energy level of X is higher than 
that of Y”. Sau khi được nhắc nhở và phân tích, 
các học sinh đều chủ động nhắc lại/nhẩm lại các 
từ/cụm từ/câu đúng. 
Kết quả kiểm tra viết cho thấy tất cả các 
học sinh đều hiểu nghĩa tiếng Việt của các từ 
tiếng Anh chuyên ngành, một vài học sinh chọn 
lựa từ chưa phù hợp, ví dụ “exothermic” giải 
nghĩa là “thả nhiệt” thay vì “tỏa nhiệt”. Học 
sinh chưa ghi nhớ được luôn các từ vựng 
chuyên ngành, nên đã yêu cầu giáo viên mở lại 
slide tương ứng. Theo thống kê từ ba câu hỏi 
kiếm tra kiến thức Hóa học, xấp xỉ 40% học 
sinh đạt điểm giỏi (từ 8 điểm trở lên), trên 50% 
học sinh đạt điểm trung bình khá (từ 5 đến 8 
điểm), và chỉ có 10% học sinh đạt điểm kém 
(dưới 5 điểm). Tất cả các học sinh đều không 
làm trọn vẹn dạng câu hỏi phân tích mối liên hệ 
của các mệnh đề (một trong ba dạng câu hỏi 
SAT II Chemistry). 
- Đánh giá tổng quát và rút kinh nghiệm: 
Kế hoạch dạy tiết học “Mở đầu về biến thiên 
Enthalpy” theo định hướng tích hợp nội dung 
và ngôn ngữ về cơ bản đã thực hiện được các 
mục tiêu học tập đề ra, giúp học sinh đồng thời 
tiếp thu kiến thức Hóa học mới và phát triển kĩ 
năng ngoại ngữ, đặc biệt là phần tiếng Anh 
chuyên ngành. Tuy nhiên, kế hoạch dạy học này 
vẫn cần điều chỉnh để nâng cao hiệu quả dạy 
học. Cụ thể, học sinh chưa biết cách ghi chép 
nên giáo viên có thể chuẩn bị phiếu bài tập 
(worksheet) để các em thuận tiện xem lại kiến 
thức và dễ ghi chú thích. Học sinh gặp khó 
khăn khi giải quyết dạng câu hỏi phân tích mối 
liên hệ của các mệnh đề vì kỹ năng đọc phản 
biện (critical reading) chưa tốt, cần được rèn 
luyện nhiều hơn. 
H.T. Ha, H.M. Nguyet / VNU Journal of Science: Education Research, Vol. 35, No. 3 (2019) 91-99 
99 
5. Kết luận 
Nghiên cứu đã chỉ ra các ưu điểm của định 
hướng giáo dục tích hợp nội dung và ngôn ngữ, 
thông qua đó cho thấy sự phù hợp của định 
hướng này đối với bối cảnh Giáo dục Việt Nam 
hiện nay. Từ những đặc trưng của định hướng 
giáo dục tích hợp nội dung và ngôn ngữ, nhóm 
tác giả đề xuất quy trình 7 bước có ví dụ minh 
họa cụ thể nhằm thiết kế kế hoạch dạy học hiệu 
quả, phù hợp và có tính đặc thù với từng đối 
tượng học sinh. Kết quả dạy học tại trường 
trung học phổ thông Khoa học Giáo dục (Hà 
Nội) cho thấy hiệu quả của quy trình thiết kế kế 
hoạch dạy học. 
Tài liệu tham khảo 
[1] K. Bentley, The TKT Course CLIL Module, 
Cambridge University Press, 2010. 
[2] Ena Harrop, Content and Language Integrated 
Learning (CLIL): Limitations and possibilities, 
Encuentro 21 (2012) 57-70. 
[3] S. Pokriveakova et al, CLIL in foreign language 
education: e-textbook for foreign language 
teachers, Nitra: Constantine the Philosopher 
University 282 s (2015) 17-29. https://doi.org/ 
10.17846/CLIL.2015.131-152. 
[4] College Board, SAT II Subject Tests: Student 
guide, 2018. 
[5] Cambridge International Examinations, 
Cambridge International AS & A Level: 
Chemistry Syllabus, 2016. 
[6] International Baccalaureate Organization, 
Diploma programme: Chemistry guide, 2016. 
[7] Council of Europe, Common European 
Framework of Reference for Languages: 
Learning, teaching, assessment, 2018. 
[8] Test preparation, SAT II Chemistry, 2013. 
[9] Lawrie Ryan, Roger Norris, Cambridge 
International AS and A Level: Chemistry 
coursebook, second edition, Cambridge 
University press, 2014. 
P 
p 

File đính kèm:

  • pdfvan_dung_dinh_huong_giao_duc_tich_hop_noi_dung_va_ngon_ngu_t.pdf