Vi sinh lâm sàng (phần 2)
Họ Mycoplasmataceae là những vi vật sống tự do có kích thước rất nhỏ và có khả năng tự sao
chép. Chúng nhỏ hơn cả một vài virus có kích thước lớn. Họ Mycoplasmataceae không phải là vi
khuẩn thực sự bởi vì chúng không có lớp vách tế bào peptidoglycan. Chúng chỉ được bảo vệ bởi
một lớp màng tế bào, được cố định bởi các sterol (giống như cholesterol) để giúp bảo vệ các bào
quan của tế bào khỏi môi trường ngoại bào. Do không có vách tế bào cố định cho nên
Mycoplasmataceae có thể thay đổi một loạt các hình dạng, từ tròn cho đến thuôn dài. Vì vậy
không thể phân loại chúng là trực khuẩn hay là cầu khuẩn. Do thiếu một vách tế bào đã giải thích
sự không hiệu quả của các kháng sinh tấn công vào vách tế bào (penicillin, cephalosporin), cũng
như là tính hiệu quả của các kháng sinh tấn công vào ribosom (erythromycin, tetracyclin).
Tóm tắt nội dung tài liệu: Vi sinh lâm sàng (phần 2)
Nhóm Netter. Study, study more, study forever! 211 VI KHUẨN KHÔNG CÓ VÁCH TẾ BÀO CHƯƠNG 16. MYCOPLASMA Họ Mycoplasmataceae là những vi vật sống tự do có kích thước rất nhỏ và có khả năng tự sao chép. Chúng nhỏ hơn cả một vài virus có kích thước lớn. Họ Mycoplasmataceae không phải là vi khuẩn thực sự bởi vì chúng không có lớp vách tế bào peptidoglycan. Chúng chỉ được bảo vệ bởi một lớp màng tế bào, được cố định bởi các sterol (giống như cholesterol) để giúp bảo vệ các bào quan của tế bào khỏi môi trường ngoại bào. Do không có vách tế bào cố định cho nên Mycoplasmataceae có thể thay đổi một loạt các hình dạng, từ tròn cho đến thuôn dài. Vì vậy không thể phân loại chúng là trực khuẩn hay là cầu khuẩn. Do thiếu một vách tế bào đã giải thích sự không hiệu quả của các kháng sinh tấn công vào vách tế bào (penicillin, cephalosporin), cũng như là tính hiệu quả của các kháng sinh tấn công vào ribosom (erythromycin, tetracyclin). Có 2 loài gây bệnh lý trong họ Mycoplasmataceae đó là Mycoplasma pneumoniae và Ureaplasma urealyticum. 16.1. Mycoplasmataceae được bao xung quanh bởi một màng tế bào, được cố định bằng các sterol. Penicillin và cephalosporin thất bại trong việc phá hủy lớp màng tế bào này, trong khi chúng lại thành công khi phá hủy lớp vách tế bào của Streptococcus gram (+) ở gần đó. Nhóm Netter. Study, study more, study forever! 212 Mycoplasma pneumoniae Mycoplasma pneumoniae gây nên viêm phế quản tự giới hạn (self – limited bronchitis) và viêm phổi nhẹ. Đây là một trong số nguyên nhân gây viêm phế quản và viêm phổi do nhiễm khuẩn ở trẻ vị thành niên và người lớn. Sau khi lây truyền thông qua đường hô hấp, các vi khuẩn này tấn công vào các tế bào biểu mô ở đường hô hấp với sự “trợ giúp” của protein P1 (một yếu tố tốc độc lực adhesin). Sau 2 – 3 tuần ủ bệnh, những bệnh nhân bị nhiễm khuẩn sẽ khởi phát từ từ các triệu chứng như sốt, đau họng và ho khan dai dẳng. Điều này gợi ý như là một bệnh lý viêm phổi thoáng qua, bởi vì trên lâm sàng bệnh nhân không hề cảm thấy mệt mỏi. Chụp X-quang cho thấy thâm nhiễm dạng sợi, nó trông tệ hơn hẳn so với những gợi ý của triệu chứng lâm sàng và khám thực thể. Hầu hết các triệu chứng tự mất đi trong khoảng 1 tuần, mặc dù ho và thâm nhiễm (được thấy trên phim X-quang) có thể kéo dài đến 2 tháng. Mặc dù Mycoplasma là một vi khuẩn nhưng biểu hiện ho khan và hình ảnh thâm nhiễm trên X-quang lại phù hợp hơn với một bệnh lý viêm phổi (không điển hình) do virus (xem Chương 13, trang ). Vì nhiều lý do không rõ ràng nào đó mà có đến 7% bệnh nhân bị nhiễm Mycoplasma pneumoniae có thể tiến triển chứng nổi hồng ban đa dạng (erythema multiforme) hoặc hội chứng Stevens – Johnson, là một phản ứng nghiêm trọng ở da đặc trưng bởi phát ban phồng nước và bóng nước khắp hết niêm mạc da ở những nơi tiếp hợp (junction) của miệng, mắt và da. Các xét nghiệm để chẩn đoán bao gồm: 1) Ngưng kết tố lạnh: Bệnh nhân bị nhiễm Mycoplasma pneumoniae có thể phát triển các kháng thể đơn dòng IgM chống lại một loại kháng nguyên trên màng tế bào hồng cầu được gọi là kháng nguyên “I”, xuất hiện do bị biến đổi bởi nhiễm khuẩn (làm cho nó thành kháng nguyên). Các kháng thể này liên kết với các tế bào hồng cầu và làm chúng ngưng kết lại ở nhiệt độ 4oC. Vì thế các kháng thể này còn được gọi là các ngưng kết tố lạnh (cold agglutinin). Chúng phát triển vào tuần thứ 1 hoặc thứ 2 trong nhiễm khuẩn Mycoplasma pneumoniae, và đạt đỉnh vào tuần thứ 3 sau khi khởi phát các triệu chứng bệnh rồi giảm dần trong một vài tháng. Ta có thể thực hiện xét nghiệm đơn giản này ngay tại giường bệnh. Cho máu của bệnh nhân vào một ống chống đông. Sau đó đặt ống này vào nước đá, máu sẽ kết dính lại với nhau nếu như bệnh nhân đã phát triển các kháng thể kết tố lạnh. Điều ngạc nhiên là khi ta lấy ống ra khỏi nước đá, máu đã bị kết dính sẽ rã ra bởi nhiệt độ ấm của lòng bàn tay. 2) Xét nghiệm cố định bổ thể: Huyết thanh của bệnh nhân được trộn lẫn với các kháng nguyên glycolipid từ Mycoplasma pneumoniae đã được chuẩn bị sẵn. Sự gia tăng nồng độ kháng thể gấp 4 lần giữa hai bệnh phẩm cấp tính và vừa mới khỏi bệnh cho phép chẩn đoán một nhiễm khuẩn vừa mới xảy ra. 3) Nuôi cấy đàm: Họ Mycoplasmataceae (kể cả M. pneumoniae và M. urealyticum) có thể phát triển được trong môi trường nuôi cấy nhân tạo. Môi trường nuôi cấy này phải giàu chất cholesterol và có chứa các acid nucleic (purin và pyrimidin). Sau 2 – 3 tuần, từ mợt vùng xâm thực có dạng mái vòm có kích thước rất nhỏ của Mycoplasma sẽ xuất hiện giống như một cái Nhóm Netter. Study, study more, study forever! 213 “trứng chiên”. Những vùng xâm thực trong vùng nuôi cấy Mycoplasma pneumoniae, là một tác nhân quan trọng nhất của chủng này trong việc gây bệnh cho con người, không tạo nên quầng sáng (halo). Bề mặt xung quang vùng xâm thực của chúng có dạng gồ ghề giống như một trái dâu tằm. 4) Thăm dò ADN của Mycoplasma: Các mẫu đàm được trộn lẫn với một chuỗi AND tái tổ hợp tương đồng đã được đánh dấu của Mycoplasma. Việc thăm dò tái tổ hợp này sẽ đánh dấu AND của Mycoplasma nếu có trong mẫu đàm. 5) ADN của Mycoplasma trong mẫu đàm có thể được phát hiện bởi phương pháp phản ứng chuỗi polymerase (PCR). Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên không cần phải được điều trị nhưng nếu tiến triển viêm phổi thoáng qua thì việc điều trị sẽ giúp rút ngắn thời gian và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Một lần nữa, vì Mycoplasma không hề có vách tế bào, các kháng sinh nhóm β – lactam sẽ không có tác dụng gì cả. Các nhóm chính dùng để điều trị cho Mycoplasma pneumoniae đó là nhóm macrolid (azithromycin, clarithromycin), nhóm tetracyclin (doxycyclin) và nhóm quinolon (ciprofloxacin, levofloxacin). Chúng tôi gọi những nhóm thuốc này là “phổ không điển hình” khi mà chúng có phổ tác dụng lên các vi khuẩn không điển hình như là Mycoplasma, Legionella và Chlamydia, trong đó ngoài việc viêm phổi do virus thì tất cả chúng đều gây ra viêm phổi không điển hình (viêm phổi không điển hình là một tên gọi nhằm ám chỉ cho việc đó là các kháng sinh penicillin không có tác dụng điều trị trên những loại viêm phổi này). Ureaplasma urealyticum (Mycoplasma dòng – T) Chờ đã!!! Tại sao loài thứ hai trong họ Mycoplasmataceae lại không được gọi là “Mycoplasma”? Người đàn ông đã đặt tên cho loài vi sinh vật nhỏ bé này không bao giờ muốn bạn quên rằng Ureaplasma rất yêu thích “bơi lội” trong nước tiểu và giải phóng ra urease để phân hủy urê (vì vậy nó chính là “urê – lytic”!). Đôi khi nó được xem như là một dòng T (T – strain) của Mycoplasma, tức là chúng tạo nên một vùng xâm thực có kích thước nhỏ (Tiny) khi được nuôi cấy. Ureaplasma urealyticum là một phần của hệ vi sinh vật bình thường ở khoảng 60% phụ nữ có hoạt động tình dục lành mạnh và thường lây nhiễm qua đường tiết niệu dưới, gây nên viêm niệu đạo. Đặc trưng của viêm niệu đạo đó là cảm giác nóng rát khi đi tiểu (tiểu khó) và đôi khi có chảy dịch nhầy màu vàng từ niệu đạo. Neisseria gonorrhoeae và Chlamydia trachomatis là vi khuẩn khác gây nên viêm niệu đạo (xem Chương 13, trang ). Ureaplasma urealyticum có thể được phát hiện bởi khả năng chuyển hóa urea thành amoniac và carbon dioxid của chúng. 16.2. Bảng Tóm Tắt Về Họ Mycoplasmataceae Nhóm Netter. Study, study more, study forever! 214 Nhóm Netter. Study, study more, study forever! 214 Vi Khuẩn Hình Thể Chuyển Hóa Độc Lực Độc Tố Lâm Sàng Chẩn Đoán Điều Trị Chú Ý M y co p la sm a p n eu m o n ia e 1. KHÔNG Vách Tế Bào 2. Đa hình thể: có thể xuất hiện với hình dạng thuôn dài. 3. Những vi khuẩn nhỏ này có khả năng phát triển và sinh sản ở bên ngoài như một tế bào sống (nhỏ hơn một vài loại virus: 1-2μ) 4. Di động 1. Yêu cầu phải có CHOLESTEROL cho sự hình thành màng tế bào 2. Yếm khi tùy ý Protein P1: bám vào các tế biểu mô của đường hô hấp KHÔNG 1. Viêm khí – phế quản 2. Viêm phổi thoáng qua (còn được gọi là viêm phổi không điển hình): sốt, ho khan 1. Ngưng kết tố lạnh 2. Xét nghiệm cố định bổ thể 3. Nuôi cấy: mất 2 – 3 tuần A. Yêu cầu phải có cho- lesterol và acid nucleic B. Cho thêm penicillin để ức chế sự phát triển của các vi khuẩn ngoại lai khác C. Làm các vùng xâm thực xuất hiện với hình dạng “trứng chiên” hoặc “dâu tằm” (trong trường hợp của Mycoplasma pne-umoniae) 4. Xét nghiệm xác định nhanh: có thể xét nghiệm đàm bằng các đoạn dò AND (phương pháp lai acid nucleic). PCR các mẫu đàm 1. Macrolid: a. Azithromycin b. Clarithromycin 2. Tetracyclin: a. Doxycyclin 3. Quinolon: a. Ciprofloxacin b. Levofloxacin *Penicillin và Cepha- losporin KHÔNG có tác dụng vì Mycoplasma không hề có vách tế bào 1. Kiểm tra X-quang sẽ thấy các vết thâm nhiễm trông tệ hơn so với các biểu hiện trên lâm sàng và khi thăm khám 2. Bệnh thường xảy ra ở trẻ em, thanh thiếu niên và người lớn còn trẻ tuổi (young adult) U re ap la sm a u re al y ti cu m 1. KHÔNG Vách Tế Bào 2. Đa hình thể 1. Yêu cầu phải có CHOLESTEROL 2. Urease: chuyển hóa urê thành amoniac và CO2 KHÔNG Viêm niệu đạo không phải do lậu cầu: nóng rát khi đi tiểu kèm theo chảy dịch nhầy màu vàng từ niệu đạo 1. Yêu cầu phải có choleste- rol và urê để phát triển 2. Vùng xâm thực có kích thước rất nhỏ bé (vì thế còn được gọi là dòng – T) 1. Erythromycin 2. Tetracyclin Mycoplasma thể T (T = Tiny) Nhóm Netter. Study, study more, study forever! 215 CÁC LOẠI THUỐC KHÁNG SINH CHƯƠNG 17. KHÁNG SINH HỌ PENICILLIN Kể từ khi chúng được sử dụng trong Thế chiến thứ II, penicillin đã làm cho việc điều trị nhiễm khuẩn được trở nên an toàn và hiệu quả hơn rất nhiều. Qua thời gian, rất nhiều loại vi khuẩn đã thay đổi cách thức để đề kháng với kháng sinh. May mắn thay, các nhà khoa học đã tiếp tục phát triển nhiều loại penicillin mới, cũng như là các loại kháng sinh khác để có khả năng đánh bại sự đề kháng của vi khuẩn. 17.1. Cái khung trông đơn giản kia chính là một vòng beta – lactam. Tất cả các kháng sinh họ penicillin đều có vòng beta – lactam. Đó là lý do vì sao chúng còn được gọi là các kháng sinh beta – lactam. 17.2. Penicillin có các vòng khác được liên kết với vòng beta – lactam. 17.3. Ngôi nhà penicillin. Bức tranh trông giống ngôi nhà này có một căn phòng mới được xây ở bên trong. Hãy chú ý về cây ăng-ten hiện đại kia chạy bằng hệ thống âm thanh groovy. Bạn sẽ thấy sự thay đổi sau khi thay đổi cây ăng-ten, thêm vào cây ăng-ten khác, hoặc xây dựng một tầng hầm sẽ tạo ra các loại penicillin mới có sự khác nhau về hiệu lực và phổ tác dụng. Nhóm Netter. Study, study more, study forever! 216 Cơ Chế Tác Dụng Penicillin không chỉ làm chậm sự phát triển của vi khuẩn mà chúng còn tiêu diệt cả khuẩn. Do đó chúng là chất diệt khuẩn (bactericidal). Bạn sẽ hồi tưởng lại (xem Chương 1) là cả vi khuẩn Gram dương và vi khuẩn Gram âm đều có chứa các peptidoglycan ở vách tế bào của chúng. Những thứ này bao gồm sự lặp đi lặp lại của các đơn vị disaccharid được liên kết với các amino acid (các peptid). Enzym xúc tác cho các liên kết này được gọi là transpeptidase. Penicillin vừa phải né tránh khỏi sự bảo vệ của vi khuẩn và vừa phải thâm nhập qua các lớp vách tế bào ở bên ngoài để đến được màng nguyên sinh ở bên trong. Ở vi khuẩn Gram âm, penicillin phải vượt qua được các kênh được biết như là các porin. Sau đó vòng beta – lactam penicillin gắn kết và ức chế cạnh tranh với enzym transpeptidase. Sự tổng hợp vách tế bào bị kìm hãm, và thế là vi khuẩn bị tiêu diệt. Bởi vì penicillin gắn kết với transpeptidase, nên enzym này còn được gọi là protein gắn penicillin (penicillin – biding protein). Để có được tác dụng hiệu quả thì penicillin beta – lactam phải: 1) Xuyên qua được các lớp tế bào. 2) Giữ được tính nguyên vẹn của vòng beta – lactam. 3) Gắn kết được với transpeptidase (protein gắn penicillin). Sự Đề Kháng Với Các Kháng Sinh Nhóm Beta – Lactam Vi khuẩn bảo vệ bản thân của chúng khỏi sự tấn công của họ penicillin bằng 4 cách. Cả vi khuẩn Gram dương và vi khuẩn Gram âm sử dụng các cơ chế khác nhau: 1) Cách một đó là vi khuẩn Gram âm bảo vệ bản thân của chúng bằng việc ngăn chặn penicillin thâm nhập qua các lớp của tế bào bằng cách thay đổi các porin. Nhớ rằng vi khuẩn Gram âm có một lớp lipid kép bao xung quanh lớp peptidoglycan của chúng (xem Chương 1). Kháng sinh phải có kích thước vừa đúng và có thể chui qua các kênh porin của vi khuẩn, một vài loại penicillin không thể chui qua được lớp tế bào này. Bởi vì vi khuẩn Gram dương không hề có hàng bào bảo vệ như vi khuẩn Gram âm, cho nên vi khuẩn Gram dương không sử dụng cách bảo vệ này. 2) Cả vi khuẩn Gram dương và Gram âm đều có thể có enzym beta – lactamase để bẻ gãy liên kết C – N của vòng beta – lactam. 17.4. Enzym beta – lactam (được mô tả như là một khẩu pháo) bẻ gãy liên kết C – N. Nhóm Netter. Study, study more, study forever! 217 Vi khuẩn Gram dương (như là Staphylococcus aureus) tiết ra beta – lactamase (gọi là penicillinase) để cố gắng ngăn chặn kháng sinh ở bên ngoài lớp vách peptidoglycan. Vi khuẩn Gram âm thì lại có enzym beta – lactamase liên kết với các màng nguyên sinh để phá hủy nhóm penicillin beta – lactam khi đi vào khoảng chu chất (periplasmic space). 3) Vi khuẩn có thể thay đổi cấu trúc phân tử của transpeptidase để từ đó kháng sinh beta – lactam sẽ không thể liên kết được. Staphylococcus aureus đề kháng Methicillin (MRSA) bảo vệ bản thân của chúng theo cách thức này, làm cho chúng đề kháng với TẤT CẢ các thuốc kháng sinh họ penicillin. 4) Cả vi khuẩn Gram dương và Gram âm đều có thể còn phát triển khả năng chủ động bơm ra ngoài các beta – lactam trước khi chúng có thể thể liên kết với enzym transpeptidase. Điều này còn được gọi là cơ chế bơm “ngoại dòng” (“efflux” pump). Tác Dụng Phụ Tất cả các nhóm penicillin đều có thể ra các phản ứng phản vệ (dị ứng). Là một phản ứng dị ứng cấp, có thể xảy ra từ một vài phút cho đến vài giờ và qua trung gian IgE. Co thắt phế quản, nổi mề đay (phát ban) và sốc phản vệ (mất khả năng duy trì của huyết áp) có thể xảy ra. Thông thường hơn, tùy vào mỗi cá nhân mà phát ban có thể xuất hiện chậm trễ từ vài ngày đến vài tuần sau. Tất cả các kháng sinh trong họ penicillin có thể gây ra tiêu chảy do phá hủy hệ vi khuẩn chí tự nhiên của đường ruột và cho phép vi khuẩn gây bệnh đề kháng thuốc (như là Clostridium difficile) phát triển. Các Loại Nhóm Kháng Sinh Penicillin Gồm có 5 loại: 1) Penicillin G: đây là loại penicillin đầu tiên được phát hiện bởi Fleming, khi đã chú ý rằng loài nấm mốc Penicillium notatum đã tiết ra một chất hóa học gây ức chế Staphylococcus aureus. Penicillin đã được sử dụng lần đầu tiên cho con người vào năm 1941. 2) Aminopenicillin: là những penicillin thường có phổ tác dụng rộng hơn đối với vi khuẩn Gram âm. ... án không hề có đường tiêu hóa. Chúng có 2 nhóm: 1) Nhóm trematode, còn được biết đó là sán lá, bao gồm Schistosomes sống ở nước ngọt. Cả sán đực và cái đều tồn tại và trưởng thành bên trong con người (tuy nhiên, chúng không đường tiêu hóa). Tất cả loài sán lá đều có túc chủ trung gian là các loài ốc sên. 2) Nhóm cestode, còn được biết đó là sán dây, sống và trưởng thành bên trong đường tiêu hóa của con người. Mỗi loài sán dây đều có bộ phận sinh dục đực và cái (lưỡng tính), vì thế mỗi cá thể sán dây có thể tự sinh sản. Trematode Schistosoma Nhóm Netter. Study, study more, study forever! 455 (Sán lá hút máu) Nhiễm Schistosoma là điều vô cùng phổ biến trên khắp thế giới, chỉ đứng sau sốt rét như là một nguyên nhân gây bệnh ở vùng nhiệt đới. Sán lá được tìm thấy trong nguồn nước ngọt . Chúng xâm nhập qua da bị tiếp xúc và đi vào hệ thống tĩnh mạch, tại đó chúng phát triển và đẻ trứng. Vì trứng phải được tiếp xúc với nguồn nước ngọt để nở ra, cho nên sán lá không thể nhân lên trong con người. 32.5. Có 3 loài Schistosoma chính trên thế giới. Loài Phân Bố Địa Lý: Cư Trú Trong Các Tĩnh Mạch Xung Quanh: Trứng Lắng Theo: Schistosoma japonicum Đông Á Đường tiêu hóa Phân Schistosoma mansoni Nam Mỹ và Châu Phi Đường tiêu hóa Phân Schistosoma heamatobium Châu Phi Bàng quang Nước tiểu Vòng đời của Schistosoma bắt đầu khi trứng của chúng ở ra ở nguồn nước ngọt. Ấu trùng bơi lội trong nước cho đến khi chúng đậu vào ốc sên. Sau khi trưởng thành bên trong ốc sên, thì chúng được giải phóng và bây giờ có thể lây nhiễm qua con người. Schistosoma trưởng thành (được gọi là ấu trùng có đuôi, hay cercariae, trông giống như những con nòng nọc kèm miệng hút ở một đầu và đuôi ở đầu còn lại), xâm nhập qua da bị phơi nhiễm và đi vào tĩnh mạch cửa trong gan thuộc hệ thống tĩnh mạch cửa. Tại đó, Schistosoma trưởng thành và giao phối. Phụ thuộc vào chủng loài, cặp đôi Schistosoma sẽ di chuyển đến các tĩnh mạch ở xung quanh đường tiêu hóa hoặc bàng quang, rồi chúng đẻ trứng. Trứng này có thể đi vào trong lòng ruột hoặc bàng quang, rồi chúng có thể được bài xuất theo phân hoặc nước tiểu vào dòng suối hoặc một cái hồ gần đó để có thể tiếp tục vòng đời. Có điều thú vị ở đây đó là những con sán trưởng thành trong hệ tĩnh mạch có thể tồn tại và đẻ ra trứng trong nhiều năm, do chúng không bị tiêu diệt bởi hệ thống miễn dịch. Người ta cho rằng Schistosoma có đặc tính bắt chước phân tử (molecular mimicry) (tức là tích hợp các kháng nguyên của túc chủ lên trên bề bặt của chúng, điều này làm đánh lừa hệ miễn dịch nghĩ rằng Schistosoma KHÔNG phải là vật thể lạ). Tuy nhiên, ấu trùng có đuôi (ấu trùng trưởng thành) và trứng lại có tính kích thích nhanh hệ thống miễn dịch, và có vai trò trong việc gây ra các bệnh lý toàn thân được gây ra do nhiễm ký sinh này. Các Biểu Hiện Lâm Sàng Nhiễm Schistosoma gây ra 3 hội chứng chính xảy ra theo trình tự: 1) Viêm da do ấu trùng có đuôi xâm nhập qua da của những người bơi lội, 2) Sốt Katayama do sán trưởng thành bắt đầu đẻ Nhóm Netter. Study, study more, study forever! 456 trứng, và Xơ hóa các cơ quan và mạch máu mạn tính do viêm mạn tính xung quanh vùng trứng bám vào. Khi thâm nhập qua da, bệnh nhân sẽ tiến triển chứng ngứa da dữ dội (chứng ngứa ở người bơi lội) và phát ban. Sốt Katayama diễn ra sau 4 – 8 tuần kèm theo các triệu chứng có thể gồm sốt, phát ban, đau đầu, sụt cân, và ho. Những triệu chứng này có thể diễn ra liên tục trong 3 tuần. Phì đại hạch bạch huyết, gan và lách kèm tăng bạch cầu ái toan khá phổ biến. Khi sán Schistosoma đã “dựng nhà” của chúng trong các mạch máu xung quanh đường ruột và bàng quang, thì chúng bắt đầu đẻ trứng, rất nhiều trứng trong số đó không đi theo phân hay nước tiểu. Thay vào đó, những cái trứng này lại đi vào trong dòng máu rồi bám vào gan, phổi hay não. Hệ thống miễn dịch phát hiện và chống lại trứng, bao chúng lại như những u hạt. Trứng lắng đọng ở thành tĩnh mạch của gan dẫn đến chứng xơ hóa, điều này có thể làm bít tắc hệ thống tĩnh mạch cửa và làm tăng áp suất tĩnh mạch trong lách và tĩnh mạch mạc treo (tăng áp lực tĩnh mạch cửa). Bất kể các mạch máu hay cơ quan nào mà có trứng bám vào cũng đều có thể trở nên viêm, kèm theo sự hình thành của các u hạt và loét. Bệnh nhân có thể tiến triển chứng tiểu máu, đau bụng và tiêu chảy mạn tính, tổn thương não hoặc tủy sống, hoặc tăng áp lực động mạch phổi. Chẩn đoán dựa vào soi trứng trong phân hoặc nước tiểu và tìm các kháng thể trong miễn dịch học. Bệnh nhân còn có thể có lượng bạch cầu ái toan tăng cao, đặc biệt là trong cơn sốt Katayama cấp. Kiểm soát bệnh chủ yếu hướng vào việc xử lý phù hợp các chất thải của con người và loại bỏ những con ốc sên như một túc chủ truyền bệnh trung gian. Điều Trị Một nhóm nhà vật lý lượng tử đã cùng nhau diệt trừ căn bệnh khủng khiếp này. Họ còn muốn một loại thuốc diệt trừ tất cả loài sán lá và sán dây. Họ đã thành công nên hãy Praise the quantum physicists! (Chú ý: đây là lời nói xạo). Praziquantel: Đây thực sự là một loại thuốc trừ sán phổ rộng có tác dụng giống nhau lên sán lá và sán dây. Khi điều trị cho bệnh nhân bằng praziquantel thì cũng đừng có nhạc nhiên nếu như các triệu chứng trở nặng tức thời. Sán Schistosoma bị chết đi gợi lên một phản ứng miễn dịch mạnh. CESTODE (Sán dây) Sán dây là những loài sán dẹp sống trong đường ruột của người. Do chúng không có đường tiêu hóa thật sự, nên chúng hút lấy những chất dinh dưỡng mà đã được tiêu hóa bởi túc chủ. Sán dây (có cả cơ quan sinh dục đực và cái trong loài sán dây), điều này cho phép một con sán dây đơn độc sinh ra con cái. Con người thường là những túc chủ của loài sán dây trưởng thành trong khi những loài động vật khác có thể có vai trò như là những túc chủ trung gian cho các giai đoạn ấu trùng. Nhóm Netter. Study, study more, study forever! 457 32.6. Sán dây là loài sán dài và dẹp (giống như một sợi dây ruy băng) và có một chuỗi đoạn giống chiếc hộp được gọi là đốt sán (proglottids). Chúng ta hãy cùng kiểm tra sán dây từ trên đầu xuống: 1) Đầu sán (scolex): Hầu hết phân đoạn trước của sán dây (đầu), có chức năng là một đầu hút và đôi khi có chức năng bám móc. 2) Các đốt sán chưa trưởng thành (immature proglottid) 3) Các đốt sán trưởng thành có cả cơ quan sinh dục đực và cái 4) Các đốt sán có chứa trứng đã thụ tinh (gravid proglottids) Tất cả những trường hợp nhiễm sán dây đều có thể được điều trị với praziquantel hoặc niclosamide. 32.7. Niclosamide là một loại thuốc thay thế cho praziquantel trong điều trị nhiễm sán dây. Hình ảnh một con sán dây bao bọc xung quanh một đồng nikel hay một đồng nằm dưới sợi dây. Albendazole và praziquantel được sử dụng trong điều trị ấu trùng sán dây lợn Taenia solium (xem bên dưới). Taenia solium (Sán dây lợn) Con người nhiễm phải loại ký sinh này là do ăn phải thịt lợn bị nhiễm ấu trùng mà chưa nấu kỹ. Sán lợn bám dính Nhóm Netter. Study, study more, study forever! 458 lên niêm mạc đường tiêu hóa thông qua những cái móc trên đầu sán và phát triển đến độ dài từ 2 – 8 mét. Nó đẻ ra trứng vào phân của con người. Khi lợn ăn phải thức ăn có chứa trứng sán, chúng trở thành túc chủ trung gian. Trứng phát triển thành ấu trùng rồi lan tỏa vào đường tiêu hóa và vào trong thịt. Bên trong thịt của động vật, ấu trùng phát triển thành dạng ấu trùng khác, đó là cysticercus. Dạng ấu trùng cysticercus là một bóng chứa dịch, hình tròn, có ấu trùng hình thành bên trong. Khi con người ăn phải thịt lợn không nấu chín, ấu trùng cysticercus chuyển đổi thành sán dây trưởng thành trong đường ruột và tiếp tục vòng đời (xem Hình 32.8). Những người bị nhiễm sán thường ít khi có triệu chứng. Chẩn đoán dựa vào soi tìm các đốt sán và/hoặc trứng trong mẫu phân. Nhiễm ấu trùng sán lợn (cysticercosis) xảy ra khi con người nuốt phải trứng sán hơn là nuốt phải ấu trùng đã nang hóa. Những trứng này nở ra trong ruột non, và ấu trùng di chuyển khắp cơ thể, tại đó chúng xâm nhập vào trong mô và được bọc vào bào nang, hình thành dạng ấu trùng cysticerci trong con người. Điều phổ biến nhất đó là ấu trùng được bọc vào bào nang trong não và cơ vân (xem Hình 32.8). Ấu trùng cysticerci trong não có xu hướng gây ra nhiều triệu chứng hơn, và tình trạng này được gọi là Nhiễm ấu trùng sán lợn ở não (neurocysticercosis). Thường có 7 – 10 ấu trùng cysticerci trong não, gây ra chứng động kinh, não úng thủy thể tắc nghẽn (obstructive hydrocephalus), hoặc các triệu chứng thần kinh khu trú. Nhóm Netter. Study, study more, study forever! 459 Các nang sán phát triển chậm và sau 5 – 10 năm thì bắt đầu chết đi và làm rò rỉ dịch từ bên trong các nang này. Các kháng nguyên này gây ra viêm nhiễm khu trú và làm tăng tính chất các triệu chứng (làm tăng các chứng động kinh, viêm màng não, não úng thủy và các triệu chứng thần kinh khu trú nhiều hơn). Trong các vùng lưu hành dịch như là Mexico, Trung và Nam Mỹ, Philippine và Đông Nam Á, tronh bệnh nhiễm ấu trùng cysticerci thì chứng động kinh là phổ biến nhất. Việc chẩn đoán nhiễm cysticerci nhờ vào CT scan hoặc sinh thiết mô nhiễm ký sinh (não hoặc cơ), cả 2 xét nghiệm này đều có thể phát hiện ấu trùng cysticerci vôi hóa. Xét nghiệm huyết thanh học mới hơn cũng giúp chẩn đoán nhiễm cysticerci. Triệu chứng bệnh lý, nhất là trong nhiễm ấu trùng sán lợn ở não, có thể điều trị nội khoa với albendazole hoặc praziquantel. Chú ý rằng hệ miễn dịch của chúng ta gia tăng đến mức báo động để chỉ điểm sự xâm nhiễm này: gia tăng lượng bạch cầu ái toan trong máu. Taenia saginata (Sán dây bò) Taenia saginata có vòng đời rất giống với Taenia solium, ngoại trừ việc ấu trùng cysticerci không phát triển trong con người khi họ nuốt phải trứng sán, mà giai đoạn này xảy ra ở túc chủ trung gian (gia súc). Vì lý do này, mà nhiễm sán bò tương đối lành tính. Mắc phải sán bò do ăn phải thịt bò bị nhiễm ấu trùng cysticerci mà không được nấu chín. Sán bò trưởng thành phát triển và bám chặt vào niêm mạc đường ruột (thông qua những cái móc trên đầu sán), tại đó chúng có thể lớn lên dài hơn 10 mét và có hơn 2 nghìn đốt sán. Bệnh nhân nhiễm sán thường không có triệu chứng, nhưng họ có thể mắc chứng suy dinh dưỡng và sụt cân. Chẩn đoán dựa vào việc soi tìm đốt sán và/hoặc trứng trong phân. Diphyllobothrium latum (Sán dây cá) Sán cá có thể phát triển tới chiều dài hơn 45 mét. Mắc phải sán cá do ăn phải thịt cá nước ngọt sống có chứa ấu trùng. Vòng đời có liên đến cả con người và 2 túc chủ trung gian sống vùng nước ngọt, động vật giáp xác và cá. Sán trưởng thành trong đường ruột con người được đào thải ra ở dạng các đốt sán có chứa trứng. Khi trứng sán ở trong nước, chúng biến đổi thành dạng ấu trùng di động rồi được nuốt vào bởi các loài động vật giáp xác, sau đó các loài giáp xác lại bị nuốt bởi loài cá nước ngọt (cá hồi, cá chép, cá lóc v.v), rồi sau đó cá lại bị con người ăn – để kết thúc một câu chuyện dài! Sán Diphyllobothrium latum sống trong ruột già làm kích thích một vài triệu chứng ở bụng, ngoài ra nó còn có thể hấp thu vitamin B12 một lượng đáng kể. Nếu vitamin B12 bị thiếu đi sẽ xảy ra chứng thiếu máu. Chẩn đoán nhiễm sán cá dựa vào soi trứng sán trong phân. Nhóm Netter. Study, study more, study forever! 460 Hymenolepis nana (Sán dây lùn) Đây là loại sán dây nhỏ nhất lây nhiễm ở con người (với chiều dài chỉ 10 – 15mm), và nó cũng có vòng đời đơn giản nhất. KHÔNG có túc chủ trung gian. Khi con người nuốt phải trứng sán, khi đó trứng sẽ phát triển thành sán trưởng thành, và sán trưởng thành sẽ lại đẻ ra nhiều trứng hơn nữa để tiếp tục lây nhiễm cho con người. Những người bị nhiễm sán sẽ than phiền về cơn khó chịu ở bụng và đôi khi còn có buồn nôn và nôn mửa. Chẩn đoán dựa vào việc soi tìm trứng trong mẫu phân. Echinococcus granulosus và multilocularis (Bệnh nang sán, loại nhiễm sán dây ngoài đường ruột) 32.9. Vòng đời của Echinococcus granulosus kéo dài ở loài chó và cừu và giai đoạn ở con người chỉ là một kết thúc của chu kỳ. Echinococcus có rất nhiều điểm tương đồng với Teania solium, cũng như giai đoạn con người nuốt phải trứng sán. Những trứng sán này khi đến đường ruột sẽ phát triển thành ấu trùng. Sau đó chúng xâm nhập qua thành ruột, ấu trùng lan tỏa khắp cơ thể. Ấu trùng tập trung chủ yểu ở gan, nhưng ấu trùng còn có thể thể xâm nhiễm lên phổi, thận và não. Mỗi dạng ấu trùng là một thể đơn độc, bao xung quanh chúng là nang “hydatid” chứa đầy dịch. Những nang hydatid này có thể trải qua giai đoạn sinh sản vô tính để hình thành các dạng bào nang con và các đầu sán non (protoscolices) bên trong bào nang nguyên thủy. Chúng có thể phát triển đến kích thích 5 – 10cm. Mỗi bào nang có thể gây ra các triệu chứng vì nó gây đè ép Nhóm Netter. Study, study more, study forever! 461 lên các cơ quan xung quanh nó (gan, phổi hoặc não). Con người cực kỳ mẫn cảm với loại dịch bên trong nang, và nếu nang vỡ ra thì phản ứng mẫn cản có thể gây tử vong. Trong khi các bào nang Echinococcus granulosus đơn giản là phát triển lớn thêm và chỉ lây lan khi nang vỡ ra, thì các bào nang E. multilocularis lại mọc chồi bên (lateral budding) và lây lan. Những nang đang phát tán này có thể được chẩn đoán nhầm như là một khối u phát triển chậm. Viêc chẩn đoán bào nang hydatid có thể được thực hiện bằng kỹ thuật tương tự như với bào nang cysticerci của Taenia solium, đó là sử dụng CT scan và sinh thiết mô. Chỉ 10% các bào nang cysticerci gây ra các triệu chứng, và việc điều trị những loại này thực sự rất khó khăn. Điều tốt nhất để điều trị đó là cắt chúng ra khỏi gan, phổi, hoặc não (í ọe!), nhưng nếu làm thế thì dịch bào, bào nang con, đầu sán non sẽ tràn ra, và đây là những thứ gây mẫn cảm cao. Việc lựa chọn điều trị thường bắt đầu với phác đồ trong vài tháng bằng albendazole để tiêu diệt các bào nang (mặc dù việc sử dụng đơn độc lại thuốc này hiếm khi điều trị khỏi hẳn). Sau đó bào nang được phơi này ra phẫu thuật và đôi khi dịch bào nang được rút ra một cách cẩn thận. Kế tiếp thấm dung dịch NaCl 0,9%, dung dịch povidone iodine hoặc ethanol vào bên trong bào nang để chắc chắn những thứ bên trong bào nang chết hẳn. Sau khoảng 30 phút bào nang được cắt bỏ. Khi một bào nang hydatid không thể cắt bỏ do nằm ở vị trí khó hoặc điều kiện phẫu thuật thiếu thốn, thì việc điều trị ban đầu với albendazole và tiếp sau đó ở một vài trung tâm y tế sẽ tiêm ethanol vào trong nang dưới sự hướng dẫn của CT scan. Phương pháp cuối cùng này được gọi là “PAIR” (Percutaneous Aspiration, Infusion of scolicidal agents, và Reaspiration) cũng đã trở thành liệu pháp được ưa thích đối với các bào nang không biến chứng được gây ra bởi E. granulosus. Do vòng đời kéo dài ở loài chó và cừu, thì những nỗ lực trong việc kiểm soát bệnh nên nhắm tới những loài động vật này. Không nên cho chó ăn thịt chưa được nấu chín và nên được điều trị định kỳ bằng niclosamide.
File đính kèm:
- vi_sinh_lam_sang_phan_2.pdf