Xây dựng - Máy xây dựng
Môn học trình bày kiến thức cơ bản về công dụng, đặc điểm cấu tạo, nguyên lý hoạt động, quá trình
làm việc, đặc tính kỹ thuật, phạm vi sử dụng, ưu nhược điểm và các tính toán cơ bản của các loại
máy và thiết bị xây dựng thường sử dụng trong công tác thi công xây dựng công trình như : máy vận
chuyển, máy nâng chuyển, máy làm đất, máy sản xuất vật liệu xây dựng, máy và thiết bị gia cố nền
móng
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Xây dựng - Máy xây dựng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Xây dựng - Máy xây dựng
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA -----[\----- NGUYỄN KHÁNH LINH BÀI GIẢNG MÁY XÂY DỰNG ĐÀ NẴNG, 2007 ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA Th.S NGUYỄN KHÁNH LINH BÀI GIẢNG MÁY XÂY DỰNG ĐÀ NẴNG, 2005 1. Số đơn vị học trình : 4 (60 tiết) 2. Đối tượng giảng dạy : Sinh viên hệ đại học các ngành xây dựng : Dân dụng và Công nghiệp, Thuỷ lợi - Thuỷ điện, Cầu - Đường, Kinh tế xây dựng và Quản lý dự án. 3. Phân bố thời gian : Lên lớp : 60 tiết Thực tập, thực hành, bài tập lớn, đồ án : Không 4. Các môn học trước cần thiết : Vẽ kỹ thuật, kỹ thuật nhiệt, kỹ thuật điện, sức bền vật liệu. 5. Mô tả vắn tắt nội dung môn học : Môn học trình bày kiến thức cơ bản về công dụng, đặc điểm cấu tạo, nguyên lý hoạt động, quá trình làm việc, đặc tính kỹ thuật, phạm vi sử dụng, ưu nhược điểm và các tính toán cơ bản của các loại máy và thiết bị xây dựng thường sử dụng trong công tác thi công xây dựng công trình như : máy vận chuyển, máy nâng chuyển, máy làm đất, máy sản xuất vật liệu xây dựng, máy và thiết bị gia cố nền móng,... 6. Nhiệm vụ của sinh viên : Dự lớp : có mặt ít nhất 80% thời gian qui định Đọc tài liệu, làm bài tập theo hướng dẫn của giáo viên 7. Tài liệu học tập : a. Tài liệu chính : Nguyễn Văn Hùng (2002), Máy xây dựng, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. b. Các tài liệu tham khảo khác : 1. Vũ Minh Khương (2004), Máy xây dựng, Nxb Xây dựng, Hà Nội. 2. Nguyễn Đình Thuận (2001), Sử dụng Máy xây dựng và làm đường, Nxb Giao thông Vận tải, Hà Nội. 3. Trương Quốc Thành (1999), Máy và thiết bị nâng, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 4. Phạm Hữu Đỗng (2004), Máy làm đất, Nxb Xây dựng, Hà Nội 5. Trần Quang Quý (2001), Máy sản xuất vật liệu xây dựng, Nxb Giao thông Vận tải, Hà Nội. 8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên : Căn cứ vào kết quả của các hoạt động : dự lớp, kiểm tra giữa kỳ và thi cuối kỳ 9. Thang điểm : 10 10. Mục đích, yêu cầu của môn học : Môn học Máy xây dựng cung cấp những kiến thức cơ bản về cơ khí và máy xây dựng cho sinh viên chuyên ngành xây dựng, nhằm nâng cao năng lực quản lý khai thác sử dụng máy xây dựng cho sinh viên ngành xây dựng - những người cán bộ kỹ thuật trong tương lai. Ngoài ra, môn học còn hỗ trợ sinh viên lĩnh hội kiến thức của các môn học tiếp theo trong chương trình đào tạo kỹ sư xây dựng như : Kỹ thuật thi công, Tổ chức thi công, Xây dựng cầu, Xây dựng đường, Thi công thuỷ lợi. Sinh viên phải nắm được công dụng, đặc điểm cấu tạo, nguyên lý hoạt động, quá trình làm việc, đặc tính kỹ thuật, phạm vi sử dụng, ưu nhược điểm, cách tính năng suất và một số thông số cơ bản của các loại máy và thiết bị thường gặp trong công tác thi công xây dựng công trình. Qua đó nâng cao năng lực khai thác máy; sử dụng, lựa chọn, điều phối, đầu tư, thanh lý máy một cách hợp lý; nâng cao được tính hiệu quả kinh tế của máy, tăng năng suất lao động, tăng chất lượng công trình. Nội dung dự kiến Mục lục Số tiết Trang CHƯƠNG 1 : KHÁI NIỆM CHUNG 1 Phân loại, cấu tạo chung, yêu cầu chung đối với MXD 1 2 Thiết bị động lực MXD 2 2.1 Các loại động cơ và tổ hợp động lực thường dùng trong MXD 2.2 Động cơ diesel 4 thì, bơm thuỷ lực và xi lanh thuỷ lực 3 Các chi tiết, các cụm chi tiết cơ bản 2 3.1 Trục và ổ 3.2 Khớp nối và ly hợp 4 Truyền động MXD 3 4.1 Khái niệm, phân loại 4.2 Truyền động cơ khí 4.3 Truyền động thuỷ lực 5 Hệ thống di chuyển MXD 1 6 Các chỉ tiêu và năng suất MXD 1 CHƯƠNG 2 : MÁY VẬN CHUYỂN 1 Máy vận chuyển ngang 2 1.1 Phân loại 1.2 Ô tô và máy kéo 1.3 Rơmooc và sơmi - rơmooc 2 Máy vận chuyển liên tục 3 2.1 Phân loại 2.2 Băng tải cao su 2.3 Băng tải xích 2.4 Năng suất máy vận chuyển liên tục CHƯƠNG 3 : MÁY NÂNG CHUYỂN 1 Công dụng và phân loại 1 2 Máy nâng đơn giản 3 2.1 Kích 2.2 Tời 2.3 Palăng 3 Máy nâng kiểu cần 3 3.1 Phân loại 3.2 Cần trục tháp 3.3 Cần trục tự hành 4 Máy nâng kiểu cầu 2 4.1 Cầu trục 4.2 Cổng trục 5 Máy nâng kiểu khung cột dẫn hướng : Vận thăng 1 6 Ổn định máy nâng kiểu cần 1 CHƯƠNG 4 : MÁY LÀM ĐẤT 1 Những vấn đề chung 2 2 Máy xúc 3 2.1 Phân loại 2.2 Máy xúc gàu thuận 2.3 Máy xúc gàu nghịch 2.4 Máy xúc gàu ngoạm và máy xúc gàu dây 2.5 Năng suất máy xúc một gàu 3 Máy đào - chuyển đất 4 3.1 Máy ủi 3.2 Máy san 3.3 Máy cạp 3.4 Năng suất máy đào - chuyển đất 4 Máy đầm đất 3 4.1 Phân loại 4.2 Máy đầm bằng lực tĩnh Lu bánh thép, lu bánh lốp 4.3 Máy đầm bằng lực rung Đầm lăn rung, đầm bàn rung 4.4 Năng suất máy đầm đất KIỂM TRA 1 CHƯƠNG 5 : MÁY SẢN XUẤT VẬT LIỆU XÂY DỰNG 1 Máy làm công tác bê tông 5 1.1 Máy trộn bê tông Máy trộn tự do, máy trộn cưỡng bức 1.2 Máy đầm bê tông Đầm dùi, đầm bàn 2 Máy làm đá 2 2.1 Máy nghiền đá 2.2 Máy sàng đá CHƯƠNG 6 : MÁY VÀ THIẾT BỊ GIA CỐ NỀN MÓNG 1 Những vấn đề chung 1 2 Máy đóng cọc 3 3.1 Phân loại 3.2 Cấu tạo chung của giàn búa 3.3 Búa diesel 3.4 Búa rung 3.5 Búa thuỷ lực và búa hơi 3 Máy ép cọc và máy cắm bấc thấm 2 4 Thiết bị khoan cọc nhồi 3 4.1 Khái quát về thi công cọc khoan nhồi 4.2 Phân loại máy khoan đất đá 4.3 Các loại máy khoan thông dụng Máy khoan kiểu xoay ấn Máy khoan kiểu va đập dây cáp Máy khoan tuần hoàn CHƯƠNG 7 : MÁY VÀ THIẾT BỊ CHUYÊN DÙNG 1. Ngành Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp : Thang máy, máy xoa nền, kích kéo cốt thép dự ứng lực 2. Ngành Xây dựng Cầu - Đường : Trạm trộn bê tông nhựa, máy rãi bê tông nhựa, thiết bị lắp dầm cầu 3. Ngành Xây dựng Thuỷ lợi - Thuỷ điện : Máy chuyên dùng làm công tác thuỷ lợi, máy xúc nhiều gàu 1 Hướng dẫn sinh viên đọc tài liệu CHƯƠNG 8 : KHAI THÁC SỬ DỤNG MÁY XÂY DỰNG 1. Tiếp nhận và bàn giao MXD 2. Chạy rà MXD 3. Đưa MXD vào sử dụng 4. Bảo dưỡng kỹ thuật và sửa chữa MXD 5. Bảo quản MXD 6. Vận chuyển MXD 7. An toàn lao động trong sử dụng MXD 1 Hướng dẫn sinh viên đọc tài liệu ÔN TẬP VÀ GIẢI BÀI TẬP 3 CHƯƠNG I. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ MÁY XÂY DỰNG Bài 1. Phân loại, cấu tạo chung, yêu cầu chung đối với máy xây dựng I. Phân loại: Máy xây dựng có nhiều chủng loại và đa dạng, để tiện cho việc nghiên cứu ứng dụng, có thể phân loại máy xây dựng theo công dụng, nguồn động lực, phương pháp điều khiển hoặc hệ thống di chuyển. 1. Dựa vào công dụng, máy xây dựng được chia thành các nhóm như sau: - Máy phát lực: để cung cấp động lực cho máy khác làm việc như máy phát điện, máy nén khí,... - Máy vận chuyển ngang: vận chuyển theo phương ngang như các phương tiện vận chuyển bằng đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, đường không. - Máy vận chuyển liên tục: vận chuyển vật liệu, hàng hoá thành dòng liên tục: băng tải, vít tải,... - Máy nâng chuyển: vận chuyển theo phương thẳng đứng: kích, tời, palăng, cần trục, cầu trục,... - Máy làm đất: phục vụ các khâu thi công đất: máy ủi, máy xúc, máy đầm ,... - Máy làm đá: máy nghiền, máy sàng, máy rửa cát đá,... - Máy phục vụ công tác bê tông: máy trộn, máy đầm, máy bơm bê tông,.. - Máy gia công sắt thép: máy hàn, máy cắt thép, máy nắn thẳng cốt thép, máy uốn cong cốt thép,... - Máy gia cố nền móng: máy đóng cọc, máy ép cọc, máy khoan cọc nhồi, máy cắm bấc thấm. - Máy chuyên dùng cho từng ngành: máy đào kênh mương, máy rãi bêtông nhựa, máy phay mặt đường nhựa, máy lao lắp dầm cầu,... 2. Dựa vào nguồn động lực: - Máy dẫn động bằng động cơ đốt trong - Máy dẫn động bằng động cơ điện - Máy dẫn động bằng động cơ thuỷ lực 3. Dựa vào hệ thống di chuyển: - Máy di chuyển bằng bánh lốp - Máy di chuyển bằng bánh xích - Máy di chuyển bằng bánh sắt lăn trên ray - Máy di chuyển trên phao - Máy di chuyển bằng cơ cấu tự bước 4. Dựa vào phương pháp điều khiển - Máy điều khiển bằng cơ khí - Máy điều khiển bằng thuỷ lực - Máy điều khiển bằng điện - Máy điều khiển bằng khí nén II. Cấu tạo chung: Máy xây dựng có nhiều chủng loại, cấu tạo từng loại máy khác hau, nhưng nhìn chung chúng có các bộ phận hợp thành như sau: - Thiết bị phát lực - Thiết bị công tác: bộ phận tác động đến đối tượng thi công - Các cơ cấu: cơ cấu quay, cơ cấu nâng hạ cần, cơ cấu nâng hạ vật, ... - Hệ thống truyền động - Hệ thống điều khiển: lái, phanh hãm,... - Hệ thống di chuyển - Khung và bệ máy - Các thiết bị phụ: chiếu sáng, tín hiệu đèn còi,... Tuỳ theo yêu cầu và chức năng, một máy có thể có đầy đủ các bộ phận hợp thành nêu trên hoặc có thể chỉ gồm một số bộ phận. III. Các yêu cầu chung đối với máy xây dựng: Để đáp ứng quá trình công nghệ trong xây dựng và tính kinh tế, máy xây dựng phải đảm bảo các yêu cầu chung sau: - Công suất động cơ hợp lý, tiết kiệm năng lượng, sử dụng nguồn năng lượng dễ tìm - Kích thước nhỏ gọn, dễ vận chuyển, dễ thi công - Có độ bền và tuổi thọ cao, công nghệ tiên tiến - Đảm bảo được năng suất và chất lượng thi công, có khả năng phối hợp làm việc cùng với các loại máy khác, bảo dưỡng sửa chữa dễ dàng, có khả năng dự trữ nhiên liệu trong thời gian làm việc tuơng đối dài - Sử dụng thuận tiện, an toàn - Không làm ảnh hưởng đến môi trường xung quanh - Giá thành đơn vị thấp Bài 2. Thiết bị động lực Thiết bị động lực của máy xây dựng thường là động cơ đốt trong và động cơ điện. I. Động cơ đốt trong: Động cơ đốt trong là loại động cơ nhiệt hoạt động theo nguyên lý biến nhiệt năng thành cơ năng, nhiên liệu cháy trong xilanh tạo ra áp suất đẩy píttông dịch chuyển, píttông kéo đẩy thanh truyền để làm quay trục khuỷu. Phân loại : Dựa vào số thì, chia làm 2 loại: động cơ 4 thì và động cơ 2 thì - Động cơ 4 thì : chu trình làm việc của động cơ được hoàn thành sau 4 hành trình của píttông tức 2 vòng quay của trục khuỷu. - Động cơ 2 thì : chu trình làm việc của động cơ được hoàn thành sau 2 hành trình của píttông tức 1 vòng quay của trục khuỷu. Dựa vào nhiên liệu, chia làm 2 loại: động cơ xăng và động cơ diessel 1. Nguyên lí kết cấu và vận chuyển của động cơ diesel 4 thì: Thì hút : pít tông di chuyển từ ĐCT đến ĐCD, xu páp hút mở, không khí được nạp vào xi lanh sau khi được lọc tại bầu lọc không khí Thì nén : pít tông di chuyển từ ĐCD đến ĐCT, hai xu páp đóng kín, không khí được nén trong xi lanh. Vào cuối thì nén, áp suất không khí trong buồng đốt đạt đến khoảng 30 kG/cm2, nhiệt độ tăng lên đến 6000C A. Xupáp hút C. Cửa hút E. Nước làm mát F. Thân máy G. Cạcte H. Dầu bôi trơn P. Trục khuỷu O. Thanh truyền N. Píttông M. Buồng xilanh L. Cửa thoát K. Vòi phun J. Xupáp thoát I. Trục cam Thì nổ : pít tông nén không khí gần đến ĐCT, dầu điêzen được phun vào buồng đốt với áp suất cao khoảng 150 kG/cm2 tán thành sương, gặp không khí nóng tự bốc cháy, áp suất tăng vọt lên khoảng 70 kG/cm2, tạo thì nổ đẩy pít tông đến ĐCD Thì xả pít tông di chuyển từ ĐCD đến ĐCT, xu páp xả mở, khí cháy được đẩy ra ngoài. Trong một chu kỳ, trục khuỷu quay hai vòng, pít tông lên hai lần, xuống hai lần, có một lần nổ sinh công. Động cơ diesel có các ưu điểm như hiệu suất tương đối cao, vận tốc quay nhỏ hơn động cơ xăng, nhiên liệu diesel rẽ hơn xăng, đường đặc tính momen ít độ dốc hơn, vì vậy đuợc sử dụng phổ biến trong máy xây dựng. 2. Động cơ xăng 2 thì : Khi trục khuỷu quay, pít tông đi từ ĐCD lên ĐCT, cửa xả được pít tông đậy kín. Hoà khí có sẵn trong xi lanh bị nén, áp suất và nhiệt độ tăng dần, đến khi pít tông đi gần tới ĐCT thì bị bốc cháy nhờ bu ri phóng tia lửa điện. . Khi pít tông đi lên để nén hoà khí thì ở phía dưới pít tông, trong các te, áp suất giảm và hoà khí từ bộ chế hoà khí qua ống nạp và được hút vào các te qua cửa nạp để chuẩn bị cho việc thổi hoà khí vào xi lanh ở hành trình sau. Động cơ xăng 2 thì thường được dùng trong các loại máy có công suất nhỏ như máy đầm bêtông (đầm dùi), máy đầm đất (đầm bàn rung), máy nai khởi động động cơ diesel có công suất lớn. II. Động cơ điện: Động cơ điện được sử dụng phổ biến trên các máy cố định hoặc di chuyển vơi cự lý nhỏ. Ưu điểm: Hiệu suất cao, gọn nhẹ, chịu vượt tải tốt, thay đổi chiều quay và khởi động nhanh, giá thànhhạ, làm việc tin cậy, dễ tự động hoá, ít gây ô nhiễm môi trường. Nhược điểm: Khó thay đổi tộc độ, momen khởi động nhỏ, phải có nguồn cung cấp điện. Bài 3. Các chi tiết máy và các cụm chi tiết máy thường gặp trong máy xây dựng I. Chi tiết máy: Chi tiết máy là một đơn vị hợp thành của máy, mỗi chi tiết máy là một đơn vị liền khối hoàn chỉnh và không thể tháo ra thành những đơn vị đơn giản hơn bằng các dụng cụ tháo lắp thông dụng. các chi tiết máy thường gặp như trục, ổ, then, bulông, đai ốc, bánh răng, đĩa xích,... 1. Trục: Trục là chi tiết máy dùng để đỡ các chi tiết máy có chuyển động quay, để truyền momen xoắn. Theo hình dạng đường tâm trục, có các loại: trục thẳng và trục khuỷu Theo đặc điểm chịu tải, có các loại: trục tâm, trục truyền và trục truyền chung Theo cấu tạo trục, có các loại trục: trục trơn, trục bậc, trục đặc, trục rỗng, trục định hình, trục mềm. Loại trục phổ biến thường dùng là trục đặc có bậc, trục có kích thước lớn thường là trục trơn để dễ chế tạo, trục rỗng để tiết kiệm vật liệu và giảm khối lượng quán tính của trục. Trục có tiết diện không là hình tròn được gọi là trục định hình như trục cam, trục then hoa,... Trục mềm gồm một lõi và nhiều lớp dây đồng hoặc day thép xoắn quanh lõi, vói cấu tạo như vậy nó có khả năng chịu xoắn rất cao nhưng chịu uốn thấp. Loại trục này dùng để truyền momen xoắn giữa các bộ phận máy có vị trí thay đổi khi làm việc, được sử dụng trong đầm dùi, máy cắt cỏ, dây côngtơmét,... *** 2. Ổ: Ổ trục dùng để đỡ các trục quay hoặc đỡ chi tiết máy quay trên trục. Nhờ có ổ mà trục hoặc chi tiết quay trên trục có vị trí xác định và quay quanh một đường tâm định sẵn. Theo tính ma sát trong ổ, có hai loại: ổ trượt và ổ lăn Theo đặc điểm chịu tải, có các loại: ổ đỡ, ổ chặn, và ổ đỡ chặn a. Ổ lăn: còn gọi là vòng bi, có cấu tạo gồm vòng trong (cabi trong), vòng ngoài, các con lăn và vòng cách (rá bi) *** Vòng trong lắp với ngõng trục, vòng ngoài lắp với thân ổ, thân máy hoặc chi tiết quay trên trục. Có thể có một hoặc nhiều dãy con lăn, con lăn có nhiều hình dạng khác nhau: hình cầu, hình côn, hình trụ,... tuỳ theo loại ổ. Vòng cách có tác dụng làm cho các con lăn không tiếp xúc nhau, giảm được ma sát trong ổ để tăng tuổi thọ của ổ. Ổ lăn được qui ước ký hiệu bởi một dãy số, các chữ số biểu thị các đặc điểm của ổ. Trong đó, hai số cuối của dãy số biểu thị đường kính trong của ổ tức kích thước lắp với ngõng trục, được qui uớc như sau: Số hiệu xx00 xx01 xx02 xx03 xxab ( ab=04÷99) Đường kính d(mm) 10 12 15 17 d = ab x 5 Ổ lăn có các ưu điểm: hệ số ma sát nhỏ, chăm sóc và bôi trơn đơn giản, ít tốn vật liệu bôi trơn, được tiêu chuẩn hoá và tính lắp lẫn rất cao. Tuy nhiên nó có một số nhược điểm như: tuổi thọ thấp, kích thước đường kính lớn, khó lắp ghép, không dùng được cho trục có đường kính ngõng quá lớn hoặc quá nhỏ, đường kính ngõng phi tiêu chuẩn. b. Ổ trượt: *** Bộ phậ ... saín xuáút Vsx laì thãø têch bã täng cuía mäüt meî träün. Caïc maïy träün thæåìng âæåüc thiãút kãú våïi Vhhbàòng 1,5 âãún 3 láön Vsx . Vhh=(1,5 -->3)Vsx. Ngæåìi ta thæåìng goüi tãn maïy träün theo dung têch saín xuáút: 100,250,...,4500lêt. Váûn täúc quay cuía thuìng träün tæì 3 --> 40 v/f, maïy coï dung têch thuìng caìng låïn váûn täúc quay cuía thuìng caìng nhoí vaì ngæåüc laûi. Maïy träün dáùn âäüng thuyí læûc, maïy träün coï dung têch thuìng låïn âæåüc thiãút kãú våïi nhiãöu váûn täúc quay âãø phuì håüp våïi âiãöu kiãûn laìm viãûc. : - Maïy träün tæû do (h.7.1a): trong thuìng träün coï gàõn nhæîng caïnh träün, khi thuìng quay, caïc caïnh träün seî mang phäúi liãûu lãn cao räöi âäø cho råi tæû do âãø chuïng tæû träün âãöu våïi nhau. - Maïy träün cæåîng bæïc (h.7.1.b,c,d): caïc caïnh träün (coìn goüi laì baìn tay träün) âæåüc gàõn chàût våïi truûc, khi truûc quay, caïc caïnh träün seî nhaìo träün phäúi liãûu mäüt caïch cæåîng bæïc. Thuìng träün âæïng yãn hoàûc quay ngæåüc chiãöu so våïi truûc mang caïnh träün. - Maïy träün kiãøu láût âäø (h7.2.a): luïc träün thç miãûng thuìng xoay lãn cao, truûc thuìng träün nghiãng 450 so våïi phæång thàóng âæïng, träün xong thç láût uïp miãûng thuìng xuäúng âãø âäø bã täng ra. Loaûi naìy âäø bã täng ra ráút nhanh vaì saûch thuìng, dung têch saín xuáút âãún 250 lêt, duìng cho cäng trçnh coï khäúi læåüng bã täng nho.í - Maïy träün âäø bàòng maïng (h7.2.b): luïc träün thç maïng âàût ngoaìi thuìng, träün xong thç xoay maïng vaìo trong thuìng, bã täng råi trãn maïng räöi chaíy ra ngoaìi. Loaûi naìy coï cáúu taûo âån giaín, âäø bã täng ra cháûm vaì khäng saûch thuìng, dung têch thuìng âãún 1000 lêt, duìng cho cäng trçnh cåí væìa vaì nhoí. - Maïy träün kiãøu nghiãng âäø (h7.2.c): träün xong thç nghiãng thuìng âãø âäø bã täng ra. Dung têch thuìng âãún 4500 lit, duìng cho cäng trçnh coï khäúi læåüng bã täng låïn, traûm saín xuáút cáúu kiãûn bã täng. - Maïy träün kiãøu quay ngæåüc âäø: khi thuìng träün quay ngæåüc laûi thç caïc caïnh träün guäöng bã täng lãn cao âãún miãûng thuìng räöi chaíy ra ngoaìi. Loaûi naìy cáúu taûo âån giaín, âäø bã täng ra cháûm. . Caïc maïy träün coï dung têch thuìng låïn gáön âáy thæåìng âæåüc chãú taûo theo kiãøu naìy. c) Dæûa vaìo tênh di âäüng: coï maïy träün cäú âënh vaì maïy träün di âäüng âæåüc. d) Dæûa vaìo tênh liãn tuûc: coï maïy träün theo chu kyì vaì maïy träün liãn tuûc. Trãn caïc cäng træåìng xáy dæûng thæåìng duìng maïy träün theo chu kyì. Maïy träün liãn tuûc chè duìng åí nhæîng nåi cáön khäúi læåüng bã täng låïn. II/ Caïc bäü pháûn chênh cuía maïy träün bã täng gäöm: âäüng cå, hãû thäúng truyãön âäüng, thuìng träün, caïnh träün, hãû thäúng tiãúp liãûu, hãû thäúng dåî liãûu, thuìng âong næåïc. Ngoaìi ra coìn coï caïc thiãút bë phuû vaì thiãút bë an toaìn khaïc. Caïc maïy träün coï dung têch saín xuáút låïn âæåüc trang bë hãû thäúng tiãúp liãûu vaì thuìng âong næåïc. - Hãû thäúng tiãúp liãûu: duìng âãø âæa phäúi liãûu vaìo thuìng träün, giaím thåìi gian cuía mäüt chu kyì, tiãút kiãûm nhán cäng, tàng nàng suáút. Khi maïy âang träün thç tiãúp liãûu vaìo gaìu, muäún tiãúp liãûu vaìo thuìng träün thç duìng xi lanh thuyí læûc âãø âáøy gaìu tiãúp liãûu hoàûc duìng hãû tåìi - caïp âãø keïo gaìu lãn âãø âäø phäúi liãûu vaìo thuìng träün. - Thuìng âong næåïc: duìng âãø âënh læåüng chênh xaïc læåüng næåïc cho vaìo thuìng träün. Thuìng âong næåïc ráút dãù hæ hoíng do âàûc âiãøm cáúu taûo vaì vë trê âàût noï trãn maïy träün. Maïy båm næåïc hoaût âäüng liãn tuûc, thuìng âong næåïc duìng næåïc theo chu kyì vç váûy âäi khi phaíi laîng phê cäng suáút cuía maïy båm. III/ Caïc loaûi maïy träün bã täng thæåìng duìng: 1) Maïy träün tæû do kiãøu láût âäø (h.7.3): Caïc hoaût âäüng cuía maïy: a) Träün bã täng : âäüng cå 6 dáùn âäüng häüp giaím täúc 13 laìm quay baïnh ràng noïn 14 vaì truyãön âäüng xêch 10. Baïnh ràng 14 truyãön momen quay cho vaình ràng noïn 12 gàõn chàût trãn thuìng träün 2, thuìng träün 2 quay quanh truûc y-y (nghiãng 450 ) âãø träün phäúi liãûu. b) Âäø bã täng ra: quay vä làng B, nhåì truyãön âäüng baïnh ràng 17 giaï láût 9 mang thuìng träün 2 quay quanh truûc x-x chuïc miãûng thuìng xuäúng âãø âäø bã täng ra. Âãø viãûc âiãöu khiãøn thuáûn tiãûn, truyãön âäüng baïnh ràng 17 thæåìng laì truyãön âäüng baïnh ràng àn khåïp trong, hoàûc truyãön âäüng xêch vaì coï chäút haîm vä làng âãø thuìng träün quay cuìng chiãöu våïi vä làng vaì coï thãø haîm giaï láût. c) Keo II. Máy đầm bêtông: 1. Công dụng và phân loại Công dụng: Dùng để đầm chặt bêtông sau khi đổ, làm cho bêtông nhanh đông kết, đảm bảo được chất lượng bề mặt bêtông và tiết kiệm ximăng Phân loại: Dựa vào vị trí truyền lực rung động vào khối bêtông, máy đầm được chia thành các nhóm sau: Đầm trong: Đầm trong có các loại: đầm dùi trục mềm, đầm dùi cán cứng, đầm xọc và đầm chày cực mạnh Các loại máy đầm trong truyền lực rung động từ giữa khối bêtông ra xung quanh, thường được dùng khi chiều dày lớp bêtông lớn. Đầm mặt: Đầm mặt có các loại: đầm bàn, đầm thuớc và đầm mặt điện từ Các loại máy đầm mặt truyền lực rung động từ trên mặt khối bêtông xuống, thường được sử dụng khi chiều dày lớp bêtông nhỏ, diện tích bề mặt bêtông lớn. Đầm dưới: Đầm dười truyền lực rung động từ dưới lên. Loại máy đầm dưới thường dùng tại các xưởng đúc cấu kiện bêtông là bàn rung, dùng để đầm cấu kiện đúc bằng khuôn. Đầm cạnh: Đầm cạnh truyền lực rung động qua ván khuôn rồi truyền vào bêtông. Đầm cạnh thường dùng để đầm cấu kiện có ván khuôn vây quanh như tường, cột. Đầm dùi trục mềm Cấu tạo gồm động cơ đặt trên đế sắt, dây trục mềm và quả đầm. Đầm dùi điện được dùng phổ biến hơn nhưng khi gặp tình huống mất điện thì không chủ động được, có thể ảnh hưởng đến chất lượng bê tông. Dây trục mềm và quả đầm được chế tạo thành bộ (thường gọi là bộ dây - củ dùi), có thể lắp với động cơ điện hoặc động cơ đốt trong . Đầm dùi trục mềm dùng thiết bị động lực là động cơ điện hoặc động cơ xăng 2 thì. Ưu nhược điểm: Tổn hao công suất động cơ lớn, do ma sát sinh sa giữa trục mềm và vỏ, giữa trục lắc và ngỏng tựa. Lực rung động của quả đầm truyền qua dây dùi và truyền lên tay cầm của người điều khiển Độ an toàn điện thấp. Đầm dùi cầm tay: Đầm dùi cán cứng: Cấu tạo: Động cơ điện và đĩa lệch tâm được đặt bên trong quả đầm, quả đầm nối với cán qua một ống đàn hồi bằng cao su, dây dẫn điện nối với công tắc trên cán, luồn qua cán và nối với động cơ điện. Bộ phận ống đàn hồi có tác dụng giảm lực rung động từ quả đầm truyền qua cán để bảo vệ người điều khiển khỏi bị ảnh hưởng bởi lực rung động. Nguyên lý hoạt động: Khi động điện cơ hoạt động, đĩa lệch tâm sẽ quay tạo ra lực rung động, lực rung động truyền qua vỏ quả đầm rồi truyền vào bêtông. Ưu nhược điểm và phạm vi sử dụng: Đầm dùi cán cứng có hiệu suất truyền lực cao, không bị tổn thất do ma sát như đầm dùi trục mềm. Công tắc điện được bố trí ngay trên cán nên rất thuận tiện khi sử dụng, có thể dịch chuyển máy đầm trong phạm vi rộng hơn so với đầm dùi trục mềm. Loại máy đầm này có động cơ đặt bên trong quả đầm nên động cơ rất nhanh hư hỏng, kích thước đường kính quả đầm tương đối lớn (có thể đến 180mm) nên chỉ đầm được các cấu kiện bêtông có bố trí cốt thép thưa hoặc không bố trí cốt thép. Đầm xọc: Cấu tạo: Bộ phận rung động là một thanh thép có chiều dày nhỏ để có thể luồn qua khe hỡ giữa các cốt thép trong cấu kiện. Thanh thép này gọi là thanh xọc, được lắp với phần dao động của cụm rung động điện từ. Máy có 2 tay cầm để điều khiển máy khi thi công. Loại đầm này có biên độ rung từ 2 đến 3mm. Phạm vi sử dụng: Đầm xọc được dùng để đầm các cấu kiện bêtông có bố trí cốt thép quá dày hoặc cấu kiện có chiều dày nhỏ. Đầm chày cực mạnh: Khối lượng 250 đến 400kg Năng suất cao, khi thi công phải sử dụng cần trục hoặc căng dây Dùng để đầm các khối bêtông lớn ở các đập nước Đầm bàn: Đầm bàn có 2 loại: loại dùng động cơ rung và loại dùng bộ gây rung có hướng. Đầm thuớc: Cấu tạo chung: Bàn đầm là dầm thép hoặc gỗ bịt thép có chiều dài từ 2 đến 4m, trên dầm có lắp một hoặc nhiều động cơ và cụm gây rung động. III. Ô tô vận chuyển bêtông: Công dụng và phân loại: Ô tô vận chuyển bêtông dùng để vận chuyển bêtông từ trạm trộn đến chân công trình với cự ly đến vài chục km. Trong quá trình vận chuyển, thùng chứa bêtông quay với vận tốc từ 3 ÷ 4 vòng/phút để bêtông không bị phân tầng, bảo toàn được chất lượng bêtông. Dung tích thùng chứa bêtông từ 2 ÷ 8m3, có 2 kiểu dẫn động quay thùng: dùng truyền động thuỷ lực và dùng truyền động cơ khí. Cấu tạo chung: Cách dỡ tải (đổ bêtông ra khỏi thùng): IV. Máy bơm bêtông: Công dụng Máy bơm bêtông dùng để vận chuyển bêtông hoặc vữa theo đường ống đến vị trí thi công, thường là vận chuyển từ ô tô vận chuyển bêtông đến cấu kiện. Các máy bơm thông dụng có thể bơm xa 500m, cao 70m. Muốn bơm đi xa hơn, cao hơn, người ta dùng cách bơm chuyển tiếp. Phân loại Dựa vào cấu tạo, có các loại bơm: bơm rôto, bơm píttông, bơm trục vít Dựa vào công dụng: bơm vữa và bơm hỗn hợp bêtông ximăng Dựa vào tính cơ động: bơm lắp đặt tĩnh tại và bơm di động Ưu điểm: Năng suất cao Máy bơm có thể đặt xa nơi đang thi công, đường ống có thể lắp đặt hợp lý theo địa hình nơi thi công (với nguyên tắc càng ít độ gấp ống càng ít giảm công suất máy bơm). Nhược điểm: Đòi hỏi trình độ thợ cao Thành phần cốt liệu bị hạn chế kích thước trong phạm vi nhất định Phải tốn chi phí lắp đặt và tháo dỡ đườn ống, làm vệ sinh đường ống trước và sau khi bơm Độ an toàn tin cậy của máy bơm thấp, cần thiết phải có máy bơm dự phòng V. Trạm trộn bê tông nhựa Qui trình sản xuất bê tông nhựa : Âënh læåüng så bäü Cáúp liãûu vaìo tang sáúy Sáúy âãïn nhiãût âäü yãu cáöu (160 - 2200C) Phán loaûi cáúp phäúi âaî sáúy Nung nhæûa âãún nhiãût âäü yãu cáöu (140 - 1800C) Âënh læåüng láön cuäúi caïc thaình pháön cáúp phäúi vaì nhæûa theo yãu cáöu. Träün âãöu I. Så âäö traûm träün cæåîng bæïc, theo chu kyì, daûng thaïp Veî så âäö vaì ghi chuï thêch Mäüt säú âiãøm chuï yï Hãû thäúng cáúp liãûu Goïc nghiãng cuía tang sáúy Xæí lyï buûi Phæång phaïp âäút (âäút xuäi, âäút ngæåüc) Thiãút bë âo nhiãût Phæång phaïp cán Các thiết bị của trạm trộn bê tông nhựa : Sơ đồ trạm trộn bê tông nhựa : CHƯƠNG VII. MÁY VÀ THIẾT BỊ CHUYÊN DÙNG Máy thuỷ lợi chuyên dùng Trong xây dựng và khai thác công trình thuỷ lợi có những công đoạn và công nghệ thi công đặc thù không sử dụng được các loại máy làm đất có công dụng chung hoặc sử dụng được nhưng kém hiệu quả. Trong trường hợp đó cần sử dụng các máy thuỷ lợi chuyên dùng, có cấu tạo và nguyên lý làm việc phù hợp với yêu cầu công việc. Máy thuỷ lợi chuyên dùng thường được sử dụng trong các công việc như : nạo vét, làm sạch các lớp bồi tích, thực vật của các kênh tiêu, tưới sâu tới 3 m, san phẳng đáy, mái, bờ kênh, làm ổn định mái kênh, đầm nén đáy và mái kênh,... Phân loại : Dựa vào công dụng, máy thuỷ lợi chuyên dùng được phân thành các loại sau : Máy đào kênh; Máy nạo vét kênh; Máy san bờ; Máy san phẳng đáy mái kênh; Máy làm ổn định tường chắn chống thấm; Máy đào hào, đường ống nằm ngang. CHƯƠNG VIII. KHAI THÁC SỬ SỤNG MÁY XÂY DỰNG Tiếp nhận và bàn giao máy Mọi xe máy tiếp nhận từ nhà máy, xí nghiệp sửa chữa hoặc từ các cơ quan khác, đều phải qua hội đồng chuyên trách nghiệm thu và làm biên bản bàn giao theo qui định. Trong hội đồng này nên có cả công nhân sẽ vận hành máy tham gia. Khi nhận náy mới hay máy chuyên chở đến phải kiểm tra tình trạng bên ngoài, tình trạng đóng gói và niêm phong. Nếu phát hiện hư hỏng hay mất niêm phong phải lập biên bản khiếu nại với cơ quan vận chuyển máy. Sau khi kiểm tra bên ngoài mới thào niêm phong, lấy các tài liệu kèm theo, kiểm tra hàng kể cả các tài liệu hướng dẫn sử dụng và phụ tùng đồ nghề. Nếu phát hiện không đồng bộ, hư hỏng và những sai lệch khác so với hộ chiếu máy cần lập biên bản theo qui định, khiếu nại với nhà máy chế tạo hay cơ quan có trách nhiệm trực tiếp. Đối với máy qua sửa chữa lớn, biên bản khiếu nại phải gởi cho nhà máy sửa chữa. Mọi chi phí để khắc phục hư hỏng trong trường hợp này sẽ do nhà máy chế tạo, cơ quan nhập máy hay bên bán hàng chịu trách nhiệm giải quyết. Đối với máy nâng chuyển trước khi đưa vào sử dụng, phải đăng kí với thanh tra an toàn lao động, thuộc Bộ Lao động Thương binh Xã hội, theo đúng các qui phạm hiện hành. Xe máy sau khi nghiệm thu, đem đăng kí lấy biển số đăng kí và tên cơ quan quản lí vào sổ tài khoản và lãnh đạo cơ quan ra quyết định đưa xe máy vào sử dụng. Máy qua sửa chữa tại các nhà máy sửa chữa phải được nghiệm thutheo yêu cầu kĩ thuật, phù hợp với TCVN 4087-85. Tất cả máy mới đem vào sử dụng hay vừa sửa chữa lớn đều phải tiến hành chạy rà theo yêu cầu của tài liệu hướng dẫn. Xe máy nhận từ các cơ quan khác cần đặc biệt chú ý xem có đầy đủ các bộ phận, có bị hư hỏng, có hoạt động bình thường hay không. Chỉ chuyển giao xe máy còn hoạt động được và đầy đủ các bộ phận giữa các đơn vị với nhau. Sau một ca làm việc cũng cần tiến hành bàn giao xe máy giữa các thợ lái theo qui tắc bàn giao giữa các ca làm việc. Người bàn giao cần báo cho người nhận bàn giao những khuyết tật của máy mới phát hiện. Những hư hỏng cần được hai bên ghi nhận vào sổ bàn giao ca máy. Chạy rà Các đơn vị sử dụng máy phải tiến hành chạy rà trước khi đưa vào khai thác. Nghiêm cấm đưa máy vào khai thác mà không qua chạy rà. Máy được chạy rà tốt sẽ đảm bảo làm việc tin cậy, kéo dài tuổi thọ vì trong thời kì chạy rà, tải trọng được tăng dầntừ nhỏ nhất tới mức lớn nhất. Trong thơi kì này, các bề mặt tiếp xúc được rà trơn, tạo ra độ nhám bề mặt cũng như cấu trúc lớp bề mặt chi tiết ổn định tốt nhất. Công việc chạy rà cần được thợ lái tham gia và theo dõi. Trước khi chạy rà máy mới nhận cần được xem xét phát hiện hư hỏng có thể xảy ra trong quá trình vận chuyển. Thời gian chạy rà có thể kéo dài từ 10 đến 100 giờ tuỳ theo kết cấu máy. Đối với các phương tiện vận chuyển thì quảng đường chạy rà là 1000 km. Đối với máy dẫn động thuỷ lực, cần chạy rà trơn 20 ÷ 30 giờ theo các giai đoạn chất tải như sau : Chạy rà không tải động cơ điện : 15 ÷ 20 phút. Chạy rà không tải xi lanh thuỷ lực : 30 ÷ 60 phút. Chạy rà không tải toàn máy : 4 ÷ 5 giờ. Chạy rà với các chế độ tải trọng khác nhau : 15 ÷ 25 giờ. TÀI LIỆU THAM KHẢO Nguyễn Phước Bình, Giáo trình Máy xây dựng, Trường Đại học Bách Khoa Đà Nẵng. Nguyễn Đăng Cường, Máy xây dựng, NXB xây dựng, Hà Nội, 2004. Nguyễn Thị Tâm, Máy xây dựng, NXB Giao thông Vận tải, Hà Nội, 1997. Trần Quang Quý, Máy sản xuất vật liệu xây dựng, NXB Giao thông Vận tải, Hà Nội, 2001. Trương Quốc Thành, Máy và thiết bị nâng, NXB Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội, 1999. Phạm Hữu Đỗng, Máy là đất, NXB xây dựng, Hà Nội, 2004. Nguyễn Văn Hùng, Máy xây dựng, NXB Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội, 1999.
File đính kèm:
- xay_dung_may_xay_dung.pdf