Xây dựng - Ngành công nghiệp xây dựng
Xây dựng là một ngành công nghiệp lớn và đa dạng về tất cả các vấn đề đặc trưng của một ngành sản xuất.
Ví dụ một số lãnh vực của ngành xây dựng: xây mới và sửa chữa công trình cao tầng, xây dựng, sửa chữa cầu đường, lắp dựng kết cấu thép và các kết cấu bê tông, xây dựng các công trình an ninh quốc phòng, các công tác như cấp thoát nước, thông gió, sản xuất vật liệu và công cụ xây dựng
Bạn đang xem tài liệu "Xây dựng - Ngành công nghiệp xây dựng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Xây dựng - Ngành công nghiệp xây dựng
Ngành công nghiệp xây dựng Phần 1 GV: Lê Hoài Long Ngành xây dựng Xây dựng là một ngành công nghiệp lớn và đa dạng về tất cả các vấn đề đặc trưng của một ngành sản xuất. Ví dụ một số lãnh vực của ngành xây dựng: xây mới và sửa chữa công trình cao tầng, xây dựng, sửa chữa cầu đường, lắp dựng kết cấu thép và các kết cấu bê tông, xây dựng các công trình an ninh quốc phòng, các công tác như cấp thoát nước, thông gió, sản xuất vật liệu và công cụ xây dựng 2 GV: Lê Hoài Long Ngành xây dựng Một số đối tượng tham gia trong ngành Các nhà cung cấp vật liệu xây dựng Các nhà sản xuất máy móc thiết bị cung cấp các thiết bị nặng như cần trục, máy ủi Các nhà sản xuất bán thành phẩm Các đơn vị làm việc trên công trường để thực hiện các công việc xây dựng Các đơn vị quản lý dự án, đơn vị khảo sát Những người phát triển dự án Các đơn vị quản lý công trình Các đơn vị cung cấp các hàng hóa và dịch vụ bổ sung như phá hủy công trình, đổ chất thải xây dựng, vệ sinh công trình 3 GV: Lê Hoài Long Ngành xây dựng Sự đa dạng của ngành xây dựng còn phải kể đến sự đa dạng của các công trình xây dựng. Ở những dự án lớn và siêu lớn, sự phức tạp còn trong vấn đề huy động vốn, đa dạng các bên liên quan đến dự án. 4 GV: Lê Hoài Long Đặc điểm ngành xây dựng Đặc điểm của sản phẩm xây dựng Sản phẩm xây dựng cũng là sản phẩm của một quá trình sản xuất. Tuy nhiên khác với các sản phẩm của quá trình sản xuất khác, sản phẩm xây dựng có các đặc điểm đặc trưng rất riêng của nó: Sản phẩm xây dựng là cố định và gắn liền với đất đai tại vị trí xây dựng công trình. Sản phẩm xây dựng sản xuất theo đơn đặt hàng. Sản phẩm xây dựng có tính đơn lẻ và duy nhất. Sản phẩm xây dựng được sản xuất ngoài trời nên chịu ảnh hưởng lớn của thời tiết khí hậu. Khối lượng thực hiện lớn, chi phí đầu tư lớn, thời gian thực hiện lâu dài. Mang tính nghệ thuật và thể hiện đặc điểm kiến trúc phù hợp với truyền thống, khí hậu địa phương. Sản phẩm xây dựng tồn tại (tuổi thọ) lâu dài. 5 GV: Lê Hoài Long Đặc điểm ngành xây dựng Đặc điểm của quá trình sản xuất xây dựng Quá trình xây dựng thiếu tính ổn định hay là luôn di động, biến động theo địa điểm xây dựng. Điều này là do tính chất cố định của sản phẩm xây dựng. Quá trình sản xuất xây dựng rất dài tùy thuộc vào kích thước, khối lượng và đặc thù riêng của công trình xây dựng. Quá trình sản xuất theo đơn đặt hàng Quá trình sản xuất chịu ảnh hưởng của thời tiết, khí hậu. Quá trình sản xuất phức tạp, số bên liên quan nhiều. Chịu ảnh hưởng của đặc thù địa phương nơi tiến hành sản xuất. 6 GV: Lê Hoài Long Ngành xây dựng Việt Nam Trong những thập kỷ trước đây, nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế tập trung bao cấp. Sự tham gia vào nền kinh tế của tư nhân và nước ngoài là rất hạn chế. Sau khi áp dụng chính sách cải cách và mở cửa, nền kinh tế Việt Nam đã phát triển rất mạnh mẽ và luôn nằm trong nhóm có tốc độ tăng trưởng nhanh của thế giới và khu vực. Ví dụ theo Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) thì trong thập kỷ trước tốc độ tăng GDP bình quân là 7,5%. Theo Tổng cục thống kê, GDP bình quân đầu người ở Việt Nam tăng từ 440 đô la vào năm 2002 lên 1034 đô la vào năm 2008. 7 GV: Lê Hoài Long Ngành xây dựng Việt Nam Năm Sản lượng đầu ra (tỷ đồng) Đóng góp vào GDP (%) Lượng tiền đầu tư vào ngành (tỷ đồng) 2000 23,642 5.35 3,563 2001 27,931 5.80 9,046 2002 31,558 5.89 10,490 2003 37,100 6.05 11,508 2004 44,558 6.23 11,197 2005 53,276 6.35 13,202 2006 64,503 6.62 16,043 2007 79,712 6.97 20,136 2008 95,696 6.48 N/A N/A: Không có số liệu 8 GV: Lê Hoài Long Ngành xây dựng Việt Nam Ngành xây dựng là ngành bị phê phán vì sự kém hiệu quả và yếu kém. Dù ngành xây dựng Việt Nam đã có một quá trình lịch sử lâu dài nhưng nó vẫn còn yếu kém so với các nước trong khu vực và thế giới. Cũng tương tự như ở các nước đang phát triển khác vấn đề nguồn nhân lực luôn nhận được sự quan tâm nhiều nhất. Một đặc điểm của ngành đó là người lao động thì có nhiều về số lượng nhưng chất lượng kém với năng suất lao động thấp. 9 GV: Lê Hoài Long Ngành xây dựng Việt Nam Năm Số lượng lao động Năng suất (ngàn người) (triệu đồng/người) 2004 1,923 23.2 2005 1,999 26.7 2006 2,137 30.2 2007 2,268 35.1 2008 2,394 40.0 10 GV: Lê Hoài Long Ngành xây dựng Việt Nam Tài chính và công nghệ là những khó khăn của các doanh nghiệp Việt nam. Thêm vào đó công tác nghiên cứu-phát triển (RD) hầu như không được quan tâm trong ngành. Số lượng các công ty và doanh nghiệp xây dựng rất nhiều. Mặc dù số lượng lớn nhưng thị trường chủ yếu bị điều khiển bởi nhóm công ty vừa và lớn. 11 GV: Lê Hoài Long Ngành xây dựng Việt Nam Năm Rất nhỏ Nhỏ Trung bình Lớn Rất lớn < 1 tỷ VNDs 1 - 10 tỷ VNDs 10 - 50 tỷ VNDs 50 - 500 tỷ VNDs > 500 tỷ VNDs 2000 1,343 1,735 637 274 10 2001 2,019 2,602 713 343 16 2002 2,503 3,997 854 471 20 2003 2,831 5,898 1,019 540 29 Giai đoạn 2004 – 2008 không có số liệu chi tiết; Việc phân nhóm theo quy mô vốn hoạt động 12 GV: Lê Hoài Long Ngành xây dựng Việt Nam Cùng với sự toàn cầu hóa, ngành công nghiệp xây dựng Việt nam chắc chắn sẽ gặp những thử thách mới đặc biệt đó là sự cạnh tranh của khu vực quốc tế. Những đòi hỏi về chất lượng nghiêm ngặt, sự phát triển công nghệ nhanh chóng, các rủi ro của toàn cầu hóa là một số những thách thức rõ ràng nhất. Các công ty và doanh nghiệp xây dựng Việt Nam cần phải cải thiện năng lực và nâng cao khả năng cạnh tranh của mình 13 GV: Lê Hoài Long
File đính kèm:
- xay_dung_nganh_cong_nghiep_xay_dung.ppt