Xây dựng - Xây dựng dân dụng

 Khái niệm chung về hình chiếu phối cảnh

Trong học phần Vẽ Kỹ thuật I đã trình bày phương pháp biểu

diễn vật thể nhờ phép chiếu song song, phép chiếu vuông góc

và phép chiếu xuyên tâm.

Những hình biểu diễn vẽ theo phương pháp phép chiếu song

song không cho ta ấn tượng giống như khi nhìn trực tiếp các

đối tượng trong thực tế có kích thước lớn như là nội thất,

những đối tượng nhà cửa, đê đập, cầu cống.

pdf 126 trang dienloan 6160
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Xây dựng - Xây dựng dân dụng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Xây dựng - Xây dựng dân dụng

Xây dựng - Xây dựng dân dụng
VKT XÂY DỰNG DÂN DỤNG
BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ HỌC PHẦN
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ KỸ THUẬT
KHOA: KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP 
GV: NGUYỄN HOÀNG GIANG
CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU
1.1. Khái niệm chung về hình chiếu phối cảnh
Trong học phần Vẽ Kỹ thuật I đã trình bày phương pháp biểu
diễn vật thể nhờ phép chiếu song song, phép chiếu vuông góc
và phép chiếu xuyên tâm.
Những hình biểu diễn vẽ theo phương pháp phép chiếu song
song không cho ta ấn tượng giống như khi nhìn trực tiếp các
đối tượng trong thực tế có kích thước lớn như là nội thất,
những đối tượng nhà cửa, đê đập, cầu cống...
PHẦN I: HÌNH HỌA PHỐI CẢNH
Vì vậy, trong xây dựng, kiến trúc, người ta dùng một loại
hình biểu diễn xây dựng trên cơ sở của phép chiếu xuyên
tâm, gọi là h/c phối cảnh (HCPC).
Có nhiều loại HCPC. Có loại HCPC vẽ trên mặt trụ hay
trên mặt cầu, gọi là HCPC trụ hay HCPC cầu, phối cảnh
nhà hát, phối cảnh nổi (dùng trong nghệ thuật phù điêu)
hay phối cảnh động ...
Trong giáo trình này ta chỉ nghiên cứu loại HCPC vẽ trên
mặt phẳng, gọi là hình chiếu phối cảnh phẳng.
C1. Định nghĩa
1.2. Phép chiếu xuyên tâm
Trong không gian, lấy mp P làm mp hình chiếu và một điểm S ngoài P làm tâm 
chiếu.
P
S
Hình chiếu xuyên tâm của điểm A 
được xác định như sau:
- Nối SA, tìm giao điểm A’ của SA 
với mặt phẳng P
A A’
- SA gọi là đường thẳng chiếu 
hoặc tia chiếu
- A’ là h/c xuyên tâm của điểm A
2. Tính chất
* Tính chất 1: H/c xuyên tâm của 1 đường thẳng (không đi qua tâm chiếu) là 1 
đường thẳng
B
B’
m
M
’
C’
- Hệ quả:
+ Nếu đthẳng qua tâm chiếu S thì h/c xtâm suy biến thành 1 điểm
+ Nếu C AB thì C’ A’B’+ SA // P thì A’∞
A’∞
PB’
F’
D’
C’A’
E’
S
A
B
C
D
F
E
k
K’
* Tính chất 2: H/c xuyên tâm của các đường thẳng song song là các đường thẳng 
đồng quy
- Chứng minh t/c 2:
Các h/c xuyên tâm của chúng là A’B’, C’D”, E’F’ sẽ 
đồng quy tại K’, vì: 
+ Các mp SAB, SCD, SEF có 1 điểm chung là S sẽ cắt nhau 
theo giao tuyến k đi qua S và k // AB, CD và EF
+ Giao tuyến k cắt P tại điểm K’ 
Ta có: AB // CD // EF và // P
+ K’ là điểm chung của A’B’, C’D’ và E’F’ là các h/c xtâm của các mp SAB, SCD 
và SEF 
+ Đường thẳng k cũng là giao tuyến của các mp SA’B’, SC’D’ và SE’F’ 
Vk
T
M
M’
đ
đ
t
t
CHƯƠNG II: ĐIỂM, ĐƯỜNG THẲNG, MẶT PHẲNG
2.1. Hệ thống phối cảnh
* Hệ thống phối cảnh phẳng gồm các yếu tố sau:
- Mặt tranh T : Mp thẳng đứng, 
trên đó sẽ vẽ HCPC
- Mặt phẳng vật thể V : Mp nằm 
ngang, trên đó sẽ đặt các đối tượng 
cần biểu diễn (V T )
- Điểm nhìn M: Điểm ứng với vị 
trí mắt của người quan sát (là tâm 
chiếu)
* Các tên gọi trong hệ thống phối cảnh:
- Hình chiếu vuông góc M’ của M trên T gọi là điểm chính của tranh
- Hình chiếu vuông góc M2 của M trên V gọi là điểm đứng hay điểm chân
- Tia MM’ gọi là tia chính ; khoảng cách k = MM’ gọi là khoảng cách chính
- Giao tuyến đđ của T với V gọi là đáy tranh
- Giao tuyến tt của T với mp bằng đi qua M gọi là đường chân trời.
M2

- Mặt phẳng  đi qua M và song song với T chia không gian thành 2 phần:
+ Phần không gian chứa mặt tranh gọi là không gian thấy
+ Phần không gian còn lại gọi là không gian khuất
2.2. Phối cảnh của điểm
A
A2
A’
A2’
* Giả sử có điểm A bất kỳ trong 
kgian. Ta xây dựng phối cảnh của 
A như sau: 
- Chiếu thẳng góc điểm A lên V
(từ tâm chiếu S∞ của đường thẳng 
với V ) được điểm A2
- Chiếu xuyên tâm A và A2 từ tâm M 
lên T, ta được A’ và A2’ 
Vì mp MAA2 V nên A’A2’ đđ
Vậy, phối cảnh của điểm A được biểu diễn bằng cặp điểm A’, A’2 với A’A’2
đđ. 
Mặt phẳng  gọi là mp trung gian
1. Cách xây dựng và các định nghĩa
V
T
đ
đ
M’
M2’
M
M2
t
t
t t
đ đ
A’
A’2
* Phối cảnh của điểm A được biểu diễn như
hình bên. Trong đó: 
- A’ gọi là hình chiếu chính của A (còn 
được gọi là phối cảnh của A)
- A’2 gọi là hình chiếu thứ hai của A.
- Đường thẳng A’A’2 gọi là đường dóng.
2. Phối cảnh của 1 số điểm đặc biệt 
- Nếu B mặt tranh T thì B’  B và 
B’2  B2 đđ
B’
t t
đ đ
B’2  B2
B’ B
B’2  B2
M
M’2V
T
đ
đ
- Nếu D∞ là điểm vô tận của mp V
( MD∞ // V ) thì D’2  D’ tt
- Nếu C mp vật thể V thì C2  C và C’2 C’
t t
đ đ
C’2  C’
C2  C
M
M’2
V
T
C’2C’
2
t t
đ đ
D’2  D’M
M’2
V
T
D’  D’2
D∞
đ
đ
t
t
D∞
- Nếu E là điểm của mp trung gian  ( E ), ( ME // T , ME2 // T ) thì E’,E’2 là 
những điểm vô tận của T
V
T
đ
đ
E
M
M2
E2 E’2
E’

t t
đ đ
E’∞
E’2∞
- Nếu F là điểm vô tận của không 
gian thì F2 là điểm vô tận của mp V
F’2 tt
t t
đ đ
F’ 
F’2
M
M’
2
V
T
đ
đ
t
t
F∞ F∞
F2∞
F’2
F’
* Những điểm đặc biệt của không gian: 
- Gọi Z∞ là điểm vô tận của hướng 
chiếu vuông góc với mp V. 
Z∞
- Đường thẳng M Z∞ được gọi là 
đường tâm chiếu. 
- Những điểm thuộc đường tâm chiếu 
được gọi là những điểm đặc biệt của 
không gian. Những điểm này sẽ có h/c 
chính và h/c thứ hai trùng nhau tại 
điểm vô tận của đường dóng.
Z∞
- Những điểm đặc biệt ( trừ hai tâm chiếu M và Z∞ ) sẽ được biểu diễn bằng cách 
gắn chúng lên một đường thẳng đặc biệt. 
M
M2
V
T
đ
đ
t
t
M’
M’2
2.3. Phối cảnh của đường thẳng
1. Phối cảnh của đường thẳng bất kỳ
Phối cảnh của đg thẳng được xác định bởi p/cảnh của 2 điểm đg thẳng
Đg thẳng bất kỳ thì p/cảnh của nó có vị trí bất 
kỳ trên đồ thức
A’
A’
2
B’
B’
2
d’
d’2
t t
đđ
Đg thẳng bất kỳ d (AB) có h/c chính là d’ và 
h/c thứ hai là d’2
2. Phối cảnh của đường thẳng đặc biệt
Là đường thẳng có hai h/c trùng nhau trên 
một đường dóng.
t t
đđ
M’
N’
N’2
M’
2
Điều kiện cần và đủ để hai 
h/chiếu của một đường thẳng 
trùng nhau trên một đường 
dóng là đường thẳng đó phải 
cắt đường tâm chiếu (không đi 
qua M)
a- Đường thẳng chiếu phối cảnh:
Là đường thẳng đi qua tâm chiếu M 
C2
M
M’2V
T
C’2 D2
D
C
D’2
C’ D’
đ
đ
đ đ
tt
C’ D’
D’2
C’2
 C’ D’ ; C’2D’2 đđ
b- Đường thẳng chiếu bằng:
Là đường thẳng đi qua tâm chiếu Z∞ E’2 F’2 ; E’F’ đđ
đ đ
tt
E’2  F’2
E’
F’
M
M’2V
T
F’
E’
đ
đ
E’2 F’2
E2  F2
E
F
Z∞
3- Sự liên thuộc của điểm và đường thẳng
a- Điểm thuộc đường thẳng bất kỳ A’
A’2
d’
d’2
t t
đđ
Điều kiện cần và đủ để 1 điểm 
thuộc 1 đường thẳng bất kỳ là: 
- H/c chính của điểm h/c chính của đthg
- H/c thứ 2 của điểm h/c thứ 2 của đthg
A d A’ d’
A’2 d’2
b- Điểm thuộc đường thẳng đặc biệt
Nếu đường thẳng là đặc biệt thì điều kiện 
trên chưa đủ.
C’
C’2
B
C
t t
đđ
A’
B’
A’2
B’2
 có thêm điều kiện:
(A’,B’,C’) = (A’2,B’2,C’2)
C AB
4- Điểm tụ và vết của đường thẳng
a- Điểm tụ của đường thẳng
* Điểm tụ của đthg (E): Là p/cảnh của điểm 
vô tận của đthg E’2 = d’2 tt
d’
d’2
t t
đđ
E’
2
E’
* Các đường thẳng song song nhau sẽ có 
chung điểm tụ 
Nếu d // k sẽ có chung điểm tụ E
d’2 k’2 = E’2 tt
d’ k’ = E’
d’
d’2
t t
đđ
k’
E’
E’2
k’2
* Biểu diễn điểm tụ của một số đường thẳng
t t
đđ
d’
d’2
D’ 
D’2
k
H’  H’2
h’
h’2
b’2
M’
b’
- Đường thẳng d // V . Điểm tụ của d là D’ tt, do đó D’  D’2
- Đường thẳng b T . Điểm tụ của b là điểm chính M’ 
- Đường thẳng n // T . Điểm tụ của n là điểm vô tận N’∞ của n 
n’
n’2
N’2∞
N’∞
- Đường thẳng h hợp với T một góc 450. Điểm tụ của H’ của h đứng cách điểm 
chính M’ một khoảng bằng khoảng cách chính k. ( M’H’ = k )
* Vết bằng của đường thẳng (V): Là giao điểm của đường thẳng với mp vật 
thể V (V’2  V’) 
* Vết tranh của đg thẳng (T): Là giao điểm của đường thẳng với mp tranh T
 T’2 = d’2 đđ
d’
d’2
t t
đđ
V’2  V’
b- Vết của đường thẳng
d’
d’2
t t
đđ
T’2
T’
5- Vị trí tương đối của hai đường thẳng
a- Hai đường thẳng cắt nhau
* Cả hai đường thẳng đều là bất kỳ:
Điều kiện: các h/c chính cắt nhau, các 
h/c thứ 2 cắt nhau và các giao điểm 
cùng nằm trên 1 đường dóng. 
a b = K
a’ b’ = K’
a’2 b’2 = K’2
K’ K’2 đđ
a’
a’2
t t
đđ
b’
b’2
K’
K’2
K’2∞
a’
a’2
t t
đđ
b’
b’2
K’∞
Trường hợp a b = K mp trung gian 
* Trường hợp một đường thẳng là đặc biệt:
K’
K’2
t t
đđ
d’
d’2
A’
B’
B’2
A’2(A’,B’,K’) = 
(A’2,B’2,K’2)
* Trường hợp cả hai đường thẳng là đặc biệt:
 AB vµ CD t¹o thµnh 1 mp, trong mp nµy, c¸c ®êng th¼ng AC vµ BD 
hoÆc AD vµ BC sÏ c¾t nhau hoÆc // nhau
Ngoài các điều kiện nếu trên, phải có 
thêm điều kiện. 
a’ b’ = K’
a’2 b’2 = K’2
d AB = K
Các điều kiện: 
t t
đđ
K
’
K’
2
A’
B
’
B’2
A’2
D
’
D’2
C’2
C’
b- Hai đường thẳng song song
Các đường thẳng song song nhau sẽ có 
chung điểm tụ 
A’
t t
đđ
E’
E’2B
’
A’2
B’2
C
’
D
’
C’2
D’2
d’
d’2
t
đđ
k’2
E’2
k
’
t
E’
c- Hai đường thẳng chéo nhau
Là hai đường thẳng không song song nhau, cũng 
không cắt nhau. 
2.4. Phối cảnh của mặt phẳng
1- Phối cảnh của mặt phẳng
Phối cảnh của mp được biểu diễn bởi đồ thức của các yếu tố xác định nó.
t t
đđ
A’
A’2
B’
B’2
C’
C’2
Phối cảnh của 3 điểm không 
thẳng hàng
Phối cảnh của 1 điểm và 1 
đường thẳng
t t
đđ
A’
A’2
d’
d’2
a’
a’2
t t
đđ
b’
b’2
K’
K’
2
Phối cảnh của hai đường 
thẳng cắt nhau
Phối cảnh của hai đường 
thẳng song song
c’
c’2
t t
đđ
d’
d’2
2- Các mặt phẳng đặc biệt
Là những mp đi qua ít nhất 1 tâm chiếu
a- Mặt phẳng chiếu phối cảnh
Là mặt phẳng đi qua tâm chiếu M.
H/c chính suy biến thành đg thẳng
A’
A’2
t t
đđ
B’
C’
B’2
C’2
b- Mặt phẳng chiếu bằng
Là mặt phẳng đi qua tâm chiếu Z∞
H/c thứ 2 suy biến thành đg thẳng
c- Mặt phẳng chiếu phối 
cảnh thẳng đứng
Là mặt phẳng chứa đường 
tâm chiếu MZ∞
Hai h/c của mp suy biến 
thành đg thẳng trùng nhau 
trên một dường dóng.
t
đđ
t
A’
B’
C’
A’2
B’2
C’2
A’
A’2
t t
đđ
B’
C’
B’2
C’2
3- Đường tụ và vết của mặt phẳng
a- Đường tụ của mặt phẳng
- Đường tụ của mp là h/c chính của đường thẳng vô tận của mp
- H/c thứ hai của đường tụ trùng với tt
- Để xác định đg tụ của mp, chỉ cần xác định điểm tụ của 2 đg thg thuộc mp.
t t
đđ
c’
c’2
d’
d’2
C’
C’2
D’2
D’
vP
* Thí dụ: Xác định đường tụ của mặt 
phẳng P (c d)
- Ta xác định điểm tụ C’ của đường thẳng 
c
- Và điểm tụ D’ của đường thẳng d
- Đường tụ vP của mp đi qua C’D’
b- Vết của mặt phẳng
Định nghĩa: Vết của mp là giao tuyến của mp với mặt tranh và mặt vật thể
a
b
A
B A2
B2
T
V
đ
đ
v1P
P
* Vết tranh: Là giao tuyến của mp với mặt tranh
Để xác định vết tranh của mp, chỉ cần xác 
định vết tranh của 2 đg thg thuộc mp.
t t
đđ
a’
a’2
b’
b’2
v1
P
A’2 B’2
B’
A’
a2
b2
* Vết bằng: Là giao tuyến của mp với mp vật thể
Để xác định vết bằng của mp, chỉ cần xác 
định vết bằng của 2 đg thg thuộc mp.
a
b
AA2
T
V
đ
đ
v2P
P
BB2
t t
đđ
b’
a’2
a’
b’2
v2
P
A’A’2
B’B’2
Vết bằng của đường thẳng là giao 
điểm của h/c chính và h/c thứ hai của 
nó.
* Nhận xét:
- Đường tụ và vết tranh của mp // nhau (vP // v1P)
- Đường tụ và vết bằng của mặt phẳng cắt 
nhau tại 1 điểm tt
v
P
v1Pv2P
t t
đđ
* Đ.tụ và vết tranh của một số mp đáng chú ý:
t t
đđ
v
A
v1A
v2
A
M
’
- Nếu A T : vA đi qua 
M’- Nếu B V : vB đđ - Nếu C // V : vC 
tt
v1B vB
v1C
vC
- Nếu D // đđ: vD// tt
vD
v1D
- Nếu E đi qua M : vE 
v1E
vE  v1E
- Vết bằng và vết tranh của mặt phẳng cắt 
nhau tại 1 điểm đđ
4- Điểm và đường thẳng thuộc mặt phẳng
Điều kiện để 1 điểm và 1 đường thẳng thuộc 1 mp tương tự như trong phép 
chiếu vuông góc.
* Thí dụ 1: Cho mp P (a b), biết h/c 
chính d’ của đường thẳng d thuộc P, tìm 
h/c thứ hai d’2 của d
- Trường hợp d’ cắt cả a’ và b’:
t t
đđ
a’
a’2
b’
b’2
d’
d’2
1’
2’
1’2
2’2
Đường thẳng d có 2 điểm thuộc 
mp P là điểm 1 và điểm 2
Ta tìm h/c thứ hai của điểm 1 và 
2 xác định được 1’2 và 2’2
Đường thẳng d’2 được vẽ qua
1’2 và 2’2
- Trường hợp đường thẳng d có d’ a’ tại F’ (với F’2 = a’2 tt)
Ta thấy d đi qua 1 điểm của mp P (điểm 1) và d // a của mp P ( vì d có chung 
điểm tụ với a)
Ta tìm h/c thứ hai 1’2 của điểm 1 d’2 sẽ đi qua 1’2 và điểm F’2
t t
đđ
a’
a’2 
b’
b’2
d’
F’
F’2
d’2 
1’2
1’
* Thí dụ 2: Xác định h/c thứ hai A’2 của điểm A thuộc mp P (m // n), biết A’
Ta gắn điểm A vào đường thẳng d của mp P d’ đi qua A’
t t
đđ
m’
m’2
n’
E’
E’2
n’2
A’
A’2
d’
d’2
Xác định d’2 từ bài toán đường thẳng mp
Điểm A’2 tìm được từ điều kiện điểm thuộc đường thẳng 
2.5. Những bài toán về vị trí và về lượng
1- Quy ước thấy khuất
- Khi xét thấy khuất trên hình phối cảnh, mắt người quan sát đặt tại điểm nhìn M.
- Mặt phẳng T coi như trong suốt, do đó vật thể ở 
phía sau T vẫn nhìn thấy. Vật thể nằm sau mp 
trung gian  được xem là khuất.
- Xét thấy khuất dựa vào 2 điểm cùng tia chiếu 
p/cảnh, điểm nào gần mắt hơn sẽ thấy. 
Như vậy, với 2 điểm cùng tia chiếu p/cảnh, 
điểm nào có h/c thứ hai thấp hơn sẽ là điểm thấy. 
H’
K’
K’2
H’2
Thí dụ: Xét thấy khuất của hình hộp 
Xét hai điểm cùng tia chiếu p/cảnh H và K. 
Điểm H mặt bên ABCD, điểm K là điểm góc đáy dưới.
Điểm H’2 thấp hơn điểm K’2 nên H’ thấy mặt bên A’B’C’D’ thấy.
A’
B’
C’
D’
A’2 D’2
B’2 C’2
B’
2- Những bài toán về vị trí và về lượng
- Lập mp phụ trợ chiếu p/cảnh và  có v // v // tt
* Bài toán 1: Xác định giao tuyến của mp P (a b) và mp Q (c // d)
1’
1’2
2’
2’2
3’
3’2
6’2
4’
6’
5’
5’2 g’2
g
’
A’2
B’2
A’
t
đ
t
đ
v
v 
 x¸c ®Þnh ®îc giao tuyÕn g ®i qua hai ®iÓm chung A vµ B cña hai mp.
c
’
d’
d’2
c’2
a’ b’
b’2
a’2
4’2
* Bài toán 2: Xác định giao điểm của đường thẳng d và mp P (a b)
t t
đđ
a’
a’2
b’
b’2
d’
K’2
K
’
d’2
- Qua đường thẳng d, lập mp phụ trợ 
P là mp chiếu p/cảnh v  d’ v 
- Xác định giao tuyến phụ g giữa 
mp phụ trợ  với mp P
g’ 
g’2
g’  v  d’ d’2
- Xác định giao điểm của g’2
và d’2 K’2 = g’2 d’2
K (K’, K’2) là giao điểm cần tìm
- Xét thấy khuất của d so với mp 
P, dựa vào 2 điểm cùng tia chiếu 
p/cảnh 1 và 2. Trong đó 1 a ; 2 
 d (2’ thấy, 1’ khuất vì 2’2 thấp 
hơn 1’2 )
1’ 
2’
1’2
2’2
* Bài toán 3: Qua điểm A, kẻ một 
đường thẳng d vừa song song với mp 
P ( m n) vừa song song với mp vật 
thể V.
Đường thẳng d phải song 
song với vết bằng của mp P
- Xác định vết bằng v2P của mp P
- Qua điểm A, kẻ đường thẳng d // 
v2P
t t
đđ
m’
m’2
n’
n’2
v2P
d’
d’2
F’ F’2
A’2
A’
3- Cách chia đều một đoạn thẳng
Giả sử cần chia đoạn thẳng AB(A’B’,A’2 B’2) làm 3 phần bằng nhau
Giải: Xác định các điểm chia trên phối cảnh chân A’2 B’2 rồi suy ra các điểm
chia trên hình chiếu phối cảnh A’B’.
t t
đđ
F'
1'
A'2
B'
A' B'2
2'
1 2 3
2'21'2
Bài toán này thường gặp khi xác định các lỗ cửa, các hàng cột hoặc chia các
bậc thềm trong phối cảnh của công trình.
CHƯƠNG III: VẼ HCPC THEO HAI HÌNH CHIẾU THẲNG 
GÓC
3.1. Chọn điểm nhìn
- Điểm nhìn phải được chọn tương ứng với vị trí mắt người sẽ đứng xem công 
trình trong thực tế. Cụ thể: 
+ Muốn thể hiện dáng vươn cao của công trình, chọn điểm nhìn có độ cao 
thấp, có thể chọn ngang hay thấp hơn mặt vật thể.
+ Khi biểu diễn 1 miền đất rộng, thường chọn điểm nhìn ở vị trí trên cao
+ Để diễn tả những đặc điểm của công trình, điểm nhìn phải được chọn ở những 
vị trí thích hợp. 
- Nói chung, điểm nhìn phải chọn sao cho hình biểu diễn thể hiện được tính trực 
quan 1 cách đầy đủ và cân đối. 
- Để vẽ h/c  ...  đai vẽ bằng nét liền đậm vừa (s/2)
+ Đường bao quanh cấu kiện vẽ bằng nét liền mảnh (s/3)
- Để thấy rõ cách bố trí cốt thép, người ta dùng các mặt cắt sao cho
mỗi thanh cốt thép được thể hiện ít nhất một lần. (Trên mặt cắt không
ghi ký hiệu vật liệu).
- Các thanh thép được ghi số ký hiệu và chú
thích như trên hình 3-1. Số ký hiệu được ghi
trong vòng tròn đường kính 7 đến 10mm. Số ký
hiệu phải ghi giống nhau trên các hình biểu diễn
và trong bảng kê vật liệu.
Hình 3-1
+ Con số ghi trước ký hiệu  chỉ 
số lượng thanh thép. Nếu chỉ có 1 
thanh thì không cần ghi. 
+ Chỉ cần ghi đầy đủ đường
kính, chiều dài  của thanh
thép tại hình biểu diễn nào gặp
thanh cốt thép đó lần đầu tiên,
các lần sau gặp lại, chỉ cần ghi
số ký hiệu những thanh thép
đó.
Mặt cắt I-I ở hình bên.
- Các quy định khi ghi ký hiệu cốt thép:
+ Dưới đoạn đường dóng nằm ngang, trị 
số L là chiều dài thanh thép, a là
khoảng cách giữa hai trục thanh thép kế tiếp cùng loại.
Hình 3-2 
+ Để diễn tả cách uốn các thanh thép, nên vẽ các thanh thép gần
hình biểu diễn chính với đầy đủ kích thước, không cần vẽ đường
dóng và đường kích thước trên các đoạn uốn (H 3-2)
3.4- Cách đọc và vẽ bản vẽ kết cấu BTCT
- Trước tiên, phải xem cách bố trí cốt thép trên hình chiếu chính, sau
đó căn cứ vào số hiệu của thanh thép, tìm vị trí của chúng trên các mặt
cắt để biết vị trí cốt thép ở các đoạn khác nhau của kết cấu.
- Sau khi vẽ xong các hình biểu diễn, lập bảng kê vật liệu cho cấu kiện
với những nội dung sau: số thứ tự ; hình dạng thanh thép ; đường kính
và chiều dài thanh ; số lượng thanh, tổng chiều dài, tổng trọng lượng.
- Hình 3-3 là bản vẽ một bản bê tông cốt thép có kích thước 1500 
2500 300
- Hình 3-4 là bản vẽ một dầm bê tông cốt thép, phần bê tông tưởng
tượng là trong suốt.
- Hình 3-5 là bản vẽ một tấm sàn bê tông cốt thép gồm bản vẽ ván 
khuôn, mặt cắt và hình chiếu trục đo của cấu kiện.
Hình 3-3
Hình 3-4
Hình 3-5
CHƯƠNG IV: BẢN VẼ KẾT CẤU 
GỖ
4.1- Khái niệm
Kết cấu gỗ là tên chung để chỉ các loại công trình hoặc bộ phận c/
trình làm bằng vật liệu gỗ hay chủ yếu bằng vật liệu gỗ.
Ưu điểm của vật liệu gỗ là nhẹ, dễ gia công, cách nhiệt và cách
âm tốt, khả năng chịu lực khá cao nên kết cấu gỗ được dùng rộng rãi
trong xây dựng. Ví dụ: làm cột, kèo, sàn, khung nhà trong nhà dân
dụng và công nghiệp ; làm dàn cầu, cầu phao trong các công trình
giao thông ; làm cầu tầu, cửa van  trong các công trình cảng và
thủy lợi.
Trong xây dựng, gỗ được chia thành 8 nhóm, mỗi nhóm gỗ thích
ứng với một phạm vi sử dụng nhất định.
- Nhóm I: Gồm những gỗ có mầu sắc, mật gỗ, hương vị đặc biệt, gọi
là “gỗ quý” như: Trắc, Gụ, Lát, Mun.
- Nhóm II: Gồm những loại gỗ có tính chất cơ học cao nhất, tức là
các loại thiết mộc: Đinh, Lim, Sến, Táu, Trai, Nghiến, Kiền kiền.
- Nhóm III: Gồm những gỗ có tính dẻo dai để đóng tàu, thuyền như:
Chò, Chỉ, Săng lẻ.
- Nhóm IV: Gồm những gỗ có mầu sắc, mật gỗ và khả năng chế biến
thích hợp cho công nghiệp gỗ lạng và đồp mộc như: re, mỡ, vàng tâm,
giổi.
- Từ nhóm V đến nhóm VIII: Tiêu chuẩn xếp loại căn cứ vào sức
chịu lực của gỗ, cụ thể là vào tỉ trọng của gỗ. Trong đó, nhóm VIII
gồm các gỗ tạp, không dùng trong XD được.
* Phõn loại gỗ theo khả năng chịu lực:
* Phõn loại gỗ theo khối lượng thể tích:
4.2- Các hình thức lắp nối của kết cấu gỗ
1. Mộng một răng hoặc hai răng
Thường dùng để liên kết các thanh gỗ ở đầu vì kèo ( H 4-1 và H 
4-2 )
Khi vẽ các loại mộng này cần lưu ý:
Hình 4-1 Hình 4-2
+ Trục của hai thanh và phương của phản lực ở gối tựa đồng quy tại
1 điểm. Trục của thanh xiên đi qua điểm giữa của mặt cắt chịu lực của
nó, ở loại mộng hai răng thì trục này đi qua đỉnh của răng thứ hai.
2. Mộng tì đầu
3. Mộng nối gỗ dọc (H 4-4 )
Hình 4-4
Hình 4-3
+ Thường dùng bu lông để định vị các thanh
Thường gặp ở nút đỉnh vì kèo (H 4-3)
Hình 4-6
5. Mộng ghép thanh gỗ xiên 
với thanh gỗ nằm ngang: 
Thường gặp ở vì kèo nhà (H 4-
6)
4. Nối gỗ ở góc (H 4-5)
Hình 4-5
4.3- Nội dung và đặc điểm của bản vẽ kết cấu gỗ
Một bản vẽ kết cấu gỗ thường có: Sơ đồ hình học, hình biểu diễn
cấu tạo của kết cấu, hình biểu diễn của các nút, hình vẽ tách các thanh
của từng nút và bảng kê vật liệu.
Với các kết cấu đơn giản, chỉ cần vẽ hình biểu diễn cấu tạo mà
không cần vẽ tách các nút và vẽ tách các thanh của nút.
1. Sơ đồ hình học của kết cấu
Được vẽ ở vị trí làm việc, với
tỷ lệ 1:100 hoặc 1:200 và được
đặt ở vị trí thuận tiện ở bản vẽ
đầu tiên của kết cấu. Trên sơ đồ
có ghi kích thước hình học của
các thanh. Hình 4.7
Trục của các thanh trên hình biểu diễn cấu tạo phải vẽ song song với
các thanh tương ứng trên sơ đồ.
Hình 4-8 là ví dụ bản vẽ cấu tạo của một dàn vì kèo có nhịp 7,8m.
Trong đó có sơ đồ hình học của dàn, hai h/c chính và các h/c riêng
phần thể hiện cách đóng đinh ở đầu kèo và cách nối các thanh xà gỗ
biên và nóc.
2. Hình biểu diễn cấu tạo của kết cấu
Thường vẽ với tỷ lệ 1:10, 1:20 hoặc 1:50. Nếu hình đối xứng thì cho
phép vẽ một nửa kết cấu (Hình 4-8).
Hình 4-8
3. Hình vẽ tách các nút của kết cấu
Thường vẽ với tỷ lệ 1:5 hoặc 1:10 (Hình 4-9). 
Với các nút đơn giản, chỉ cần vẽ tách các thanh của nút. Hình vẽ
tách các thanh được đặt gần các h/c cơ bản của nút. Trục của các
thanh thường được vẽ nằm ngang.
Với các nút phức tạp, cần vẽ thêm h/c bằng, h/c cạnh và nếu cần vẽ
cả h/c phụ, h/cắt và mặt cắt.
Trên hình vẽ tách các thanh, phải ghi đầy đủ kích thước chi tiết của
thanh. Số ký hiệu của thanh phảI phù hợp với số ký hiệu đã ghi trên
hình vẽ tách của nút hoặc trên hình biểu diễn cấu tạo của kết cấu.
Trên hình 4-9 vẽ tách nút A của một dàn gỗ. Nút cần vẽ tách (nút A)
được đánh dấu trên sơ đồ bằng 1 vòng tròn và chữ in hoa chỉ tên gọi
của nút. (Giống như hình trích đã học).
Hình 4-9
4. Bảng kê vật liệu
Thường đặt ngay phía trên khung tên (Hình 4-10). Trong bảng kê vật 
liệu vẽ tách các thanh của dàn với đầy đủ các kích thước. 
Với các kết cấu đơn giản, cho phép vẽ tách các thanh ngay trong 
bảng kê vật liệu với đầy đủ kích thước.
Đối với các bản vẽ thi công các bộ phần bằng gỗ trong nhà dân dụng
và công nghiệp thì không cần ghi đầy đủ các nội dung của bảng kê vật
liệu (số hiệu, hình dáng, kích thước, chiều dàI, số lượng và các ghi chú
của các thanh).
Hình 4-10
Khối lượng gỗ: 0,2788m3
Trọng lượng kèo: 235kg
4. Vẽ tách một số hoặt tất cả các thanh của nút có cấu tạo phức 
tạp.
5. Lập bảng kê vật liệu.
- Mỗi kết cấu gỗ phải có bảng kê vật liệu riêng. Nếu kết cấu được thể
hiện trên nhiều bản vẽ thì bảng kê vật liệu được đặt ở bản vẽ cuối cùng.
Trên bản vẽ cuối cùng cần ghi chú thích nhóm gỗ dùng trong kết cấu
và các hình thức ngâm, tẩm, xử lý mối mọt.
4.4- Trình tự thiết lập bản vẽ kết cấu gỗ
1. Vẽ sơ đồ hình học của kết cấu
2. Vẽ hình biểu diễn cấu tạo của kết cấu
3. Vẽ tách các nút của kết cấu nếu thấy cần thiết
CHƯƠNG V: BẢN VẼ NHÀ
5.1- Khái niệm chung
Bản vẽ nhà là bản vẽ biểu diễn hình dạng và cấu tạo của một ngôi
nhà. Nó là hình thức thể hiện chủ yếu trong kiến trúc, căn cứ vào đó,
người ta có thể xây dựng được ngôi nhà.
Trên bản vẽ nhà thường dùng ba loại hình biều diễn: h/c thẳng góc,
h/c trục đo và h/c phối cảnh.
* Phân loại bản vẽ nhà:
- Bản vẽ thiết kế sơ bộ: Vẽ trong giai đoạn thiết kế sơ bộ
- Bản vẽ thiết kế kỹ thuật: Vẽ trong giai đoạn thiết kế kỹ thuật
- Bản vẽ thiết kế thi công: Vẽ trong giai đoạn thiết kế thi công
* Trong hồ sơ bản vẽ nhà thường có các bản vẽ sau:
- Bản vẽ mặt bằng toàn thể
- Bản vẽ các hình chiếu của ngôi nhà
- Bản vẽ các chi tiết kết cấu của ngôi nhà
Ngoài ra còn có các bản vẽ thiết kế về điện, cấp thoát nước, thông 
hơi, cấp nhiệt  
5.2- Mặt bằng toàn thể
Được vẽ tỷ lệ nhỏ 1:5000 hoặc 
1:10.000. Gồm có:
- Mặt bằng quy hoạch: Là 
bản vẽ h/c bằng của khu đất, 
trên đó chỉ rõ mảnh đất được 
phép xây dựng. Nó thường 
được trích ra từ bản đồ địa 
chính của thành phố (H 5-1) 
Hình 5-1
- Mặt bằng toàn thể: Là bản vẽ h/c bằng của công trình trên mảnh đất 
xây dựng. 
Trên mặt bằng toàn thể có vẽ ký hiệu quy ước những ngôi nhà định 
xây dựng, đường xá, cây cối  
Trên mặt bằng toàn thể có vẽ hướng bắc nam và hoa gió. Tỷ lệ thường 
dùng là 1:200, 1:500, 1:1000, 1:2000.
5.3- Các hình biểu diễn của một ngôi nhà
- Hình cắt bằng: (Trong xây dựng thường gọi là mặt bằng)
- Hình chiếu đứng và h/c cạnh: Thường gọi là mặt đứng.
Trên hình 2-2 là mặt bằng toàn thể một nhà máy thực phẩm. Số thứ tự 
của các công trình được viết bằng chữ số La mã, bên cạnh có các dấu 
chấm biểu thị độ cao của các công trình. (Ví dụ II công trình số II có 
hai tầng).
H 5-2
- Hình cắt ngang và dọc.
Trong các hình biểu diễn đó, mặt bằng là quan trọng nhất.
1. Mặt bằng
Mặt bằng là hình cắt bằng của ngôi nhà, trên đó thể hiện vị trí, kích
thước các tường, vách, cửa và các thiết bị đồ đạc. Mặt phẳng cắt
thường lấy cách mặt sàn khoảng 1,5m.
- Mỗi tầng nhà có 1 mặt bằng riêng. Nếu nhà 2 tầng, có trục đối
xứng thì cho phép vẽ nửa mặt bằng tầng 1 kết hợp với nửa mặt bằng
tầng 2 (H 2-3). Nếu các tầng có cơ cấu giống nhau thì chỉ cần 1 mặt
bằng chung cho các tầng đó.
- Mặt bằng thường vẽ theo tỷ lệ 1:50, 1:100. Nếu bản vẽ có tỷ lệ <
1:200 thì tường nhà cho phép tô đen.
- Trên mặt bằng, dùng nét liền đậm có bề dầy s = 0,6 0,8mm để vẽ 
đường bao quanh của tường, cột và vách ngăn bị mặt phẳng cắt cắt qua. 
- Dùng nét liền mảnh (s = s/2 s/3) để vẽ đường bao quanh của các bộ 
phận nằm sau mặt phẳng cắt và để vẽ các thiết bị đồ đạc trong nhà. 
- Xung quanh mặt bằng thường có các dãy kích thước sau:
+ Dãy kích thước sát đường bao của mặt bằng ghi kích thước các 
mảng tường và các lỗ cửa
+ Dãy thứ hai ghi kích thước k/cách các trục tường, trục cột.
+ Dãy ngoài cùng ghi kích thước giữa các trục tường biên theo chiều 
dọc hay ngang ngôi nhà (H 5-3)
H 5-3
Các trục tường và trục cột được kéo dài ra ngoài và tận cùng bằng
các vòng tròn.
Theo chiều dọc ngôi nhà ghi số thứ tự (bằng số) các tường ngang từ
trái sang phải và theo chiều rộng ngôi nhà ghi số thứ tự (bằng chữ in
hoa) từ dưới lên trên.
Bên trong mặt bằng có ghi kích thước chiều dài, chiều rộng mỗi
phòng, bề rộng các tường vách và diện tích từng phòng (Đơn vị diện
tích là m2 và có nét gạch dưới con số chỉ diện tích).
Độ cao của mặt sàn ký hiệu như trên hình 5-3 và đặt ngay tại chỗ có
độ cao ấy.
Trên mặt bằng có vẽ ký hiệu quy ước các đồ đạc và thiết bị vệ sinh
(vẽ theo tỷ lệ của mặt bằng) (H 5-4)
Hình 5-5 vẽ h/cắt đứng và các h/cắt bằng của của cầu thang hai cánh ở 
tầng thượng, tầng trung gian và tầng một.
Trong các bộ phận của ngôi nhà thì cầu thang là bộ phận cần được lưu 
ý nhất.
H 5-4
a) Giường cá nhân ; b) Giường đôI ; c) Tủ (ký hiệu chung) ; d) Tủ áo ; đ) Bàn và 
ghế tựa ; e) Ghế bành ; g) đi văng ; h) Tủ lạnh ; i) Bếp (ký hiệu chung) ; 
k) Tivi ; l) Giá treo mũ áo loại đứng ; m) Giá treo mũ áo loại sát tường ; n) Quạt đứng ; 
o) p) Chậu cây cảnh loại tròn, loại vuông ; q) Bình phong ; r) Màn che.
Hình 5-5
Trên mặt bằng của cầu thang, tại chính giữa cánh thang có vẽ 1 nét
liền mảnh để chỉ hướng đi lên. Nét này bắt đầu bằng 1 chấm tròn đặt
tại bậc thang đầu tiên và tận cùng bằng 1 mũi tên đặt tại bậc thang
cuối.
Trên mặt bằng tầng 1 và các tầng trung gian, cánh thang thứ nhất
được vẽ cắt lìa bằng nét dích dắc để thể hiện cánh thang đó bị mặt
phẳng cắt cắt qua.
2. Mặt đứng
Mặt đứng là h/c thể hiện hình dáng bên ngoài của ngôi nhà. Nó thể
hiện vẻ đẹp nghệ thuật, hình dáng, tỷ lệ cân đối giữa kích thước
chung và kích thước từng bộ phận ngôi nhà
- Mặt đứng vẽ bằng nét liền mảnh (s/2  s/3) 
- ở giai đoạn thiết kế sơ bộ, trên mặt đứng không ghi kích thước mà
thường vẽ thêm núi sông, cây cối, người, xe cộ (có thể tô mầu) để
người xem bản vẽ thấy được tổng thể khu vực xây dựng và có điều
kiện so sánh độ lớn của công trình so với khung cảnh xung quanh.
- ở giai đoạn thiết kế kỹ thuật, trên mặt đứng có ghi kích thước
chiều ngang và chiều cao của ngôi nhà, đánh dấu các trục tường, trục
cột.
- Bản vẽ mặt đứng hướng ra phía nhiều người qua lại được vẽ kỹ
hơn, tỷ lệ lớn hơn so với các m/ đứng khác (mặt đứng chính).
3. Hình cắt
Hình cắt ngôi nhà là h/cắt đứng thu được khi dùng 1 hay nhiều mặt
phẳng thẳng đứng song song với các mặt phẳng h/c cơ bản cắt qua.
- Hình cắt thể hiện không gian bên trong ngôi nhà. Mặt phẳng cắt
thường cắt qua những chỗ đặc biệt cần thể hiện như : giữa 1 cánh
thang, cửa ra vào, dọc theo hành lang Không để mặt phẳng cắt đi
qua dọc tường, trục cột hoặc khoảng hở giữa hai cánh thang.
- Đường nét vẽ trên h/cắt cũng như trên mặt bằng
- Độ cao của nền nhà tầng I quy ước lấy bằng 0,00 (đơn vị m). Độ
cao ở dưới mức chuẩn này mang dấu âm. Con số kích thước ghi trên
giá ngang như trên hình 5-3.
5.4- Bản vẽ nhà công nghiệp
- Các quy định về bản vẽ nhà công nghiệp nói chung cũng giống như
các quy định về bản vẽ nhà dân dụng nhưng kết cấu của nhà công
nghiệp phức tạp hơn.
- Tường trong nhà công nghiệp cũng có khi chịu lực nhưng chủ yếu
đóng vai trò bao che nhằm giảm ảnh hưởng của tác dụng môi trường
bên ngoài.
- Bản vẽ nhà công nghiệp gồm có mặt bằng và hình cắt đứng.
1. Mặt bằng
Với nhà công nghiệp có nhịp lớn, trên mặt bằng có vẽ sơ đồ lưới
cột theo tỷ lệ 1:1000 đến 1:5000
Lưới cột được xác định nhờ các trục chia theo nhịp cột và bước
cột. Nhịp có loại 12m, 18m, 24m. Bước cột có loại 6m, 12m.
H 5-6 vẽ sơ đồ lưới cột của nhà công nghiệp có nhịp 18m, bước
cột 6m và hình vẽ tách mặt bằng. Trên sơ đồ có chỉ rõ khu vực cần vẽ
tách (phần được gạch chéo)
Trên hình vẽ tách mặt bằng (thường vẽ theo tỷ lệ từ 1:100 đến
1:200) thể hiện rõ cửa ra vào, cửa sổ, ký hiệu cầu trục  và vị trí vết
mặt phẳng cắt I – I
2. Hình cắt đứng
Trong nhà công nghiệp, h/cắt đứng thường vẽ với tỷ lệ 1:100
Hình 5-7 là hình cắt đứng I-I của nhà công nghiệp. Trên h/cắt đứng
thể hiện rõ các kết cấu chịu lực, cấu kiện bao che, kích thước giữa các
trục chia, kích thước nhịp, độ cao sàn nhà, độ cao đỉnh đường ray ở
dầm cầu trục 
Hình 5-6
Hình 5-7
3. Bản vẽ nhà công nghiệp
Trình bày chi tiết kết cấu móng, panen mái và các kết cấu đặc biệt 
khác
5.5. Trình tự thiết lập bản vẽ nhà
Việc vẽ bản vẽ nhà thường được tiến hành qua 3 giai đoạn:
- Bố cục bản vẽ
- Vẽ mờ bằng bút chì cứng
- Tô đậm bằng bút chì mềm hay bằng bút mực đen.
1. Bố cục bản vẽ
- Tuỳ theo kích thước của ngôi nhà mà chọn tỷ lệ vẽ và chọn khổ
giấy vẽ. Các hình biểu diễn phải bố trí cân đối và chiếm khoảng 70 –
80% diện tích tờ giấy vẽ.
- Các hình biểu diễn bố trí theo quy định như chương “Hình chiếu”
đã học. Trong bản vẽ XD thường vẽ 1 số chi tiết kết cấu hay hình
phối cảnh của ngôi nhà ở góc phải phía trên khung tên.
2. Vẽ mờ
Vẽ mặt bằng trước, rồi mới vẽ mặt đứng và các hình cắt
- Vẽ các trục tường, trục cột
- Vẽ đường bao các tường, các vách ngăn hoặc các cột
- Vẽ các lỗ cửa ra vào và cửa sổ
- Vẽ đồ đạc, thiết bị vệ sinh trong nhà.
Sau khi vẽ xong mặt bằng, dóng các trục tường, các đường bao của
tường biên từ mặt bằng lên, đặt các độ cao của mái cửa sổ, 
3. Tô đậm bản vẽ: Dùng chì mềm 2B để tô đậm.

File đính kèm:

  • pdfxay_dung_xay_dung_dan_dung.pdf