24 nc 915 khảo sát việc sử dụng thuốc ức chế bơm proton trong điều trị xuất huyết tiêu hóa trên do loét dạ dày tá tràng tại bệnh viện đại học y dược thành phố Hồ Chí Minh

Xuất huyết tiêu hóa (XHTH) trên là một

bệnh cấp cứu thường gặp tại các bệnh viện ở

Việt Nam cũng như trên thế giới. Một số nghiên

cứu tại các nước Châu Âu và Hoa Kỳ ghi nhận

tần suất XHTH trên trong dân số là 60 – 100 trên

100000 dân. XHTH trên do loét dạ dày tá tràng

(DDTT) chiếm tỉ lệ từ 28 – 59% trong tổng số các

trường hợp XHTH trên. Những trường hợp xuất

huyết nặng có thể đe dọa tính mạng bệnh nhân.

Tỷ lệ tử vong ước tính chung do XHTH trên do

loét DDTT là khoảng 6-10%(1).

Mục tiêu điều trị XHTH do loét DDTT là

kiểm soát tình trạng xuất huyết và phòng ngừa

xuất huyết tái phát. Nội soi cầm máu ổ loét

DDTT xuất huyết đã được chứng minh là một

biện pháp hiệu quả giúp cầm máu nhanh chóng,

giảm tối đa phải phẫu thuật cầm máu và tỷ lệ tử

vong. Tuy nhiên sau nội soi cầm máu thành công

vẫn còn khoảng 15% đến 20% bệnh nhân xuất

huyết tái phát(2, 3).

Nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy pH

đóng vai trò quan trọng trong quá trình cầm

máu tại ổ loét xuất huyết. Acid dịch vị ức chế

quá trình ngưng tập tiểu cầu và tăng ly giải

fibrin tại ổ loét. Vì vậy, việc nâng và duy trì pH

dịch vị trên 6 là điều kiện cần thiết để ổn định

cục máu đông ở đáy ổ loét tránh nguy cơ tái

phát. Đó chính là cơ sở để phối hợp sử dụng

thuốc ức chế bài tiết acid sau can thiệp cầm máu

qua nội soi trong điều trị các trường hợp xuất

huyết do loét DDTT(4, 5). Nhóm thuốc ức chế bài

tiết acid được khuyến cáo hàng đầu trong các

hướng dẫn điều trị XHTH trên là nhóm ức chế

bơm proton (PPI). Hiệu quả của các PPI trong

điều trị và dự phòng XHTH bao gồm giảm số

ngày nằm viện, giảm nguy cơ XHTP, giảm tỉ lệ

cần phẫu thuật, giảm tỉ lệ tử vong và giảm chi

phí điều trị đã được báo cáo trong nhiều công

trình nghiên cứu trên thế giới(2, 6).

pdf 6 trang dienloan 4200
Bạn đang xem tài liệu "24 nc 915 khảo sát việc sử dụng thuốc ức chế bơm proton trong điều trị xuất huyết tiêu hóa trên do loét dạ dày tá tràng tại bệnh viện đại học y dược thành phố Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: 24 nc 915 khảo sát việc sử dụng thuốc ức chế bơm proton trong điều trị xuất huyết tiêu hóa trên do loét dạ dày tá tràng tại bệnh viện đại học y dược thành phố Hồ Chí Minh

24 nc 915 khảo sát việc sử dụng thuốc ức chế bơm proton trong điều trị xuất huyết tiêu hóa trên do loét dạ dày tá tràng tại bệnh viện đại học y dược thành phố Hồ Chí Minh
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 5 * 2017
 208
24 Nc 915 KHẢO SÁT VIỆC SỬ DỤNG THUỐC ỨC CHẾ BƠM PROTON 
TRONG ĐIỀU TRỊ XUẤT HUYẾT TIÊU HÓA TRÊN DO LOÉT DẠ DÀY TÁ 
TRÀNG TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
Nguyễn Thị Liên*, Đặng Nguyễn Đoan Trang* 
TÓM TẮT 
Mở đầu: Xuất huyết tiêu hóa (XHTH) trên do loét dạ dày tá tràng (DDTT) là một bệnh cấp cứu thường 
gặp. Nội soi cầm máu là một biện pháp hiệu quả giúp cầm máu nhanh chóng. Tuy nhiên, sau nội soi cầm máu 
thành công vẫn còn khoảng 15% đến 20% bệnh nhân xuất huyết tái phát. Việc duy trì pH dịch vị trên 6 là điều 
kiện cần thiết để ổn định cục máu đông ở đáy ổ loét tránh nguy cơ tái phát. Nhóm thuốc ức chế bài tiết acid được 
khuyến cáo hàng đầu trong các hướng dẫn điều trị XHTH trên là nhóm ức chế bơm proton (PPI). 
Mục tiêu: Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ức chế bơm proton, xác định hiệu quả, tính an toàn của thuốc và 
các yếu tố có liên quan đến nguy cơ xuất huyết tái phát trong vòng 72 giờ trên trên bệnh nhân XHTH trên do loét 
DDTT. 
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả được thực hiện trên 101 bệnh nhân 
XHTH do loét DDTT từ 18 tuổi trở lên tại bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM từ 1/10/2015 đến 31/7/2016. Các 
thông tin về bệnh nhân được thu thập từ hồ sơ bệnh án và từ bảng câu hỏi về tiền sử bệnh liên quan, tiền sử dùng 
thuốc kèm theo, đặc điểm bệnh lý. 
Kết quả: Tuổi trung bình của mẫu nghiên cứu là 59,11 ± 17,97, tỷ lệ nam giới là 59,4%. Đa số bệnh nhân 
xuất huyết mức độ trung bình. Có 2 phác đồ được chỉ định, phác đồ liều thấp và phác đồ liều cao (53,5% và 
46,5%). Esomeprazol được chỉ định nhiều nhất (84,1%) trong số 4 PPI (omeprazol, esomeprazol, pantoprazole và 
rabeprazol). Thời gian sử dụng PPI tiêm truyền trung bình của phác đồ liều thấp là 2,93 ngày, của phác đồ liều 
cao là 4,81 ngày. Số ngày nằm viện trung bình là 6,25. Tỉ lệ xuất huyết tái phát là 5,9%. Các biến cố bất lợi liên 
quan đến thuốc được ghi nhận thường nhẹ, không làm gián đoạn liệu trình điều trị. Có mối liên quan giữa nguy 
cơ xuất huyết tái phát với kích thước ổ loét khi phân tích hồi quy logistic đa biến (p = 0,016). 
Kết luận: Cần cân nhắc những trường hợp được chỉ định liều PPI cao hơn liều khuyến cáo trên thực hành 
lâm sàng và đánh giá các yếu tố liên quan với nguy cơ xuất huyết tái phát trên cỡ mẫu lớn hơn với các bệnh lý và 
thuốc dùng kèm được ghi nhận đầy đủ. 
Từ khóa: xuất huyết tiêu hóa trên, loét dạ dày tá tràng, thuốc ức chế bơm proton. 
ABSTRACT 
INVESTIGATION ON THE USE OF PROTON PUMP INHIBITORS IN UPPER GASTROINTESTINAL 
BLEEDING DUE TO PEPTIC ULCER AT UNIVERSITY MEDICAL CENTER HOCHIMINH CITY 
Nguyen Thi Lien, Dang Nguyen Doan Trang * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 21 - No 5 - 2017: 100 - 105 
Background: Upper gastrointestinal bleeding (UGIB) due to peptic ulcer is a common medical emergency. 
Endoscopic hemostasis is effective in controlling bleeding. However, rebleeding after successful endoscopic 
hemostasis still occurs in 15% to 20% of cases. Maintaining intragastric pH above 6 is necessary to stabilize the 
clot at the ulcer base to avoid the risk of recurrent hemorrhage. The most widely recommended acid secretion 
inhibitors for the treatment of UGIB are proton pump inhibitors (PPIs). 
* Khoa Dược, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh 
Tác giả liên lạc: TS Đặng Nguyễn Đoan Trang ĐT: 0909907976 Email: dtrangpharm@yahoo.com 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 5 * 2017 Nghiên cứu Y học
 209
Objectives: To investigate the use of PPIs, to assess effectiveness and safety of treatment with PPIs and to 
identify factors associated with the risk of recurrent bleeding among patients with UGIB due to peptic ulcer. 
Materials and methods: A descriptive cross-sectional study was conducted on 101 inpatients with UGIB 
due to peptic ulcer aged 18 or over admitted to the University Medical Center between October 01, 2015 and July 
01, 2016. Data were collected from medical records and from a questionnaire on relevant medical history and 
pathological characteristics. 
Results: The mean age of the study population was 59.11 ± 17.97; 59,4% was male. The majority of patients 
experienced morerate bleeding based on Smetanikov classification. Two dosing regimens were applied including 
low-dose PPIs (53.3%) and high-dose PPIs (46.5%). Esomeprazole was the most common among 4 PPIs indicated 
(omeprazole, esomeprazole, pantoprazole and rabeprazole). The mean duration of treatment with low-dose and 
high-dose PPI infusion was 2.93 days and 4.81 days, respectively. The mean length of hospital stay was 6.25 days. 
The rate of recurrent bleeding was 5.9%. Most drug-related adverse events were mild and did not interfere UGIB 
treatment.Size of peptic ulcer was found to be associated with the risk of recurrent bleeding (p = 0,016) using 
multivariable logistic regression. 
Conclusion: Higher than recommended doses of PPI to treat UGIB due to peptic ulcer should be considered 
in clinical settings. It is necessary to assess factors associated with the risk of recurrrent bleeding in larger sample 
sizes with sufficent data of medical history. 
Key words: upper gastrointestinal bleeding, peptic ulcer, proton pump inhibitors. 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Xuất huyết tiêu hóa (XHTH) trên là một 
bệnh cấp cứu thường gặp tại các bệnh viện ở 
Việt Nam cũng như trên thế giới. Một số nghiên 
cứu tại các nước Châu Âu và Hoa Kỳ ghi nhận 
tần suất XHTH trên trong dân số là 60 – 100 trên 
100000 dân. XHTH trên do loét dạ dày tá tràng 
(DDTT) chiếm tỉ lệ từ 28 – 59% trong tổng số các 
trường hợp XHTH trên. Những trường hợp xuất 
huyết nặng có thể đe dọa tính mạng bệnh nhân. 
Tỷ lệ tử vong ước tính chung do XHTH trên do 
loét DDTT là khoảng 6-10%(1). 
Mục tiêu điều trị XHTH do loét DDTT là 
kiểm soát tình trạng xuất huyết và phòng ngừa 
xuất huyết tái phát. Nội soi cầm máu ổ loét 
DDTT xuất huyết đã được chứng minh là một 
biện pháp hiệu quả giúp cầm máu nhanh chóng, 
giảm tối đa phải phẫu thuật cầm máu và tỷ lệ tử 
vong. Tuy nhiên sau nội soi cầm máu thành công 
vẫn còn khoảng 15% đến 20% bệnh nhân xuất 
huyết tái phát(2, 3). 
Nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy pH 
đóng vai trò quan trọng trong quá trình cầm 
máu tại ổ loét xuất huyết. Acid dịch vị ức chế 
quá trình ngưng tập tiểu cầu và tăng ly giải 
fibrin tại ổ loét. Vì vậy, việc nâng và duy trì pH 
dịch vị trên 6 là điều kiện cần thiết để ổn định 
cục máu đông ở đáy ổ loét tránh nguy cơ tái 
phát. Đó chính là cơ sở để phối hợp sử dụng 
thuốc ức chế bài tiết acid sau can thiệp cầm máu 
qua nội soi trong điều trị các trường hợp xuất 
huyết do loét DDTT(4, 5). Nhóm thuốc ức chế bài 
tiết acid được khuyến cáo hàng đầu trong các 
hướng dẫn điều trị XHTH trên là nhóm ức chế 
bơm proton (PPI). Hiệu quả của các PPI trong 
điều trị và dự phòng XHTH bao gồm giảm số 
ngày nằm viện, giảm nguy cơ XHTP, giảm tỉ lệ 
cần phẫu thuật, giảm tỉ lệ tử vong và giảm chi 
phí điều trị đã được báo cáo trong nhiều công 
trình nghiên cứu trên thế giới(2, 6). 
Đề tài được tiến hành nhằm cung cấp cái 
nhìn tổng quan về việc sử dụng các PPI trong 
điều trị XHTH do loét DDTT, đặc biệt là hiệu 
quả, tính an toàn cũng như các yếu tố liên quan 
đến nguy cơ xuất huyết tái phát, từ đó đề xuất 
các biện pháp can thiệp hợp lý trên thực hành 
lâm sàng. 
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 5 * 2017
 210
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Đối tượng nghiên cứu 
Các bệnh nhân từ 18 tuổi trở lên được chẩn 
đoán XHTH trên do loét DDTT (dựa trên hồ sơ 
bệnh án) tại bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM 
từ 1/10/2015 đến 31/7/2016. 
Các bệnh nhân XHTH dưới, trĩ nội, XHTH 
trên không do nguyên nhân loét DDTT, XHTH 
do vỡ giãn tĩnh mạch thực quản, XHTH không 
rõ nguyên nhân, hội chứng Mallory – Weiss, hội 
chứng Dieulafoy, ung thư dạ dày bị loại ra khỏi 
nghiên cứu. 
Phương pháp nghiên cứu 
Nghiên cứu mô tả tiến cứu. 
Phương pháp chọn mẫu 
Chọn toàn bộ các bệnh nhân thoả tiêu chuẩn 
và không thoả tiêu chuẩn loại trừ. 
Các dữ liệu được thu thập thông qua việc ghi 
nhận từ hồ sơ bệnh án và phỏng vấn trực tiếp 
bệnh nhân hay thân nhân. 
Xử lý thống kê 
Tất cả các phép kiểm thống kê được xử lý 
bằng phần mềm SPSS 20.0. Các kết quả được cho 
là có ý nghĩa thống kê khi p < 0,05. 
KẾT QUẢ 
Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu và đặc điểm XHTH 
Bảng 1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu và đặc điểm XHTH (N=101) 
Giới tính 
Nam 59,4% 
Nữ 40,6% 
Tuổi trung bình 59,11 ± 17,97 
< 60 tuổi 44,6% 
≥ 60 tuổi 55,4% 
Thói quen sinh hoạt 
Hút thuốc lá 21,8% 
Uống rượu bia 37,6% 
Tiền sử bệnh liên quan 
Tiền sử loét DDTT 62,4% 
Tiền sử XHTH do loét DDTT 31,7% 
Nhiễm H. pylori 51,5% 
Số bệnh kèm theo 
≤ 1 bệnh 44,5% 
≥ 2 bệnh 55,5% 
Tiền sử sử dụng thuốc liên 
quan đến nguy cơ XHTH 
Thuốc NSAIDs 38,6% 
Thuốc kháng kết tập tiểu cầu 24,8% 
Thuốc kháng đông 5,9% 
Thuốc NSAIDs kèm thuốc kháng kết tập tiểu cầu/kháng đông 20,8% 
Kích thước ổ loét 
< 1 cm 54,5% 
1 - 2 cm 38,6% 
> 2 cm 6,9% 
Số ổ loét 
1 ổ loét 69,3% 
≥ 2 ổ loét 30,7% 
Phân độ lâm sàng theo 
Smetanikov 
Nhẹ 20,8% 
Trung bình 55,4% 
Nặng 23,8% 
Phân độ Forrest 
Forrest IA/IB/IIA 15,8% 
Forrest IIB/IIC 48,5% 
Forrest III 35,6% 
NSAIDs: kháng viêm không steroid 
Việc sử dụng thuốc PPI 
Loại PPI 
Trong 101 bệnh nhân khảo sát, có 83 (82,2%) 
bệnh nhân được chỉ định một hoạt chất PPI 
trong suốt quá trình điều trị, 18 (17,8%) bệnh 
nhân được chỉ định hai hoạt chất. Hoạt chất 
esomeprazol chiếm tỉ lệ cao nhất (84,1%), kế đến 
là omeprazol (13,8%), pantoprazol (11,9%) và 
rabeprazol (8%). 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 5 * 2017 Nghiên cứu Y học
 211
Phác đồ PPI 
Tất cả bệnh nhân XHTH do loét DDTT đều 
được tiêm liều bolus 80 mg (rabeprazol 40mg) tại 
khoa cấp cứu. Việc thực hiện nội soi cầm máu 
được thực hiện sớm nhất có thể nhưng đều 
trong vòng 24 giờ sau nhập viện. 
Có 2 phác đồ được áp dụng: phác đồ liều 
thấp và phác đồ liều cao, việc sử dụng được 
trình bày chi tiết trong bảng 2. 
Bảng 2. Çác phác đồ PPI được áp dụng 
Phác đồ Cách dùng – Liều dùng Số bệnh nhân Tỷ lệ 
Liều thấp 
Sử dụng liều 2 ống/ ngày, tiêm tĩnh mạch (TM) chậm. Sau đó uống liều chuẩn 2 viên/ 
ngày 
54 
53,5% 
Liều cao 
Truyền TM 8mg/giờ (rabeprazol 4 mg/giờ) 
trong 72 giờ. Sau 3 ngày, bệnh nhân tiếp tục 
điều trị với PPI với một trong các mức 
Liều uống chuẩn 2 viên/ ngày 11 
46,5% 
Tiêm TM chậm 2 ống/ ngày, sau đó 
uống liều chuẩn 2 viên/ ngày 
15 
Truyền TM 5 ống/ ngày sau đó uống liều 
chuẩn 2 viên/ ngày 
17 
Truyền TM 5 ống/ ngày, sau đó giảm 
xuống 2 ống/ ngày và kết thúc với uống 
liều chuẩn 2 viên/ ngày 
4 
Omeprazol ống 40 mg, viên 40 mg; Esomeprazol ống 40 mg, viên 40 mg; Pantoprazol ống 40 mg, viên 40 mg; Rabeprazol ống 
20 mg, viên 20 mg 
Thời gian sử dụng PPI đường tĩnh mạch 
Ở cả 2 phác đồ, tất cả bệnh nhân đầu tiên sẽ 
được chỉ định PPI qua đường TM, khi tình trạng 
bệnh nhân ổn định sẽ chuyển qua duy trì bằng 
đường uống với liều chuẩn. 
Bảng 3.Thời gian sử dụng PPI tiêm truyền theo chế độ liều 
 Số bệnh 
nhân 
Thời gian trung 
bình (ngày) 
Số ngày ngắn nhất – 
số ngày dài nhất 
Liều thấp 54 2,93 1 - 7 
Liều 
cao 
 47 4,81 3 - 15 
Truyền TM 8mg/giờ trong 72 giờ, 
sau đó chuyển qua liều uống chuẩn 
11 3 3 - 3 
Truyền TM 8mg/giờ trong 72 giờ, 
sau đó tiêm TM 2 ống/ ngày 
15 5 4 - 7 
Truyền TM 8mg/giờ trong 72 giờ, s 
au đó tiêm 5 ống/ ngày 
17 4,94 4 - 8 
Truyền TM 8mg/giờ trong 72 giờ, 
sau đó tiêm 5+2 ống/ ngày 
4 9,25 7 - 15 
Trong nhóm bệnh nhân được chỉ định chế 
độ liều cao, có một trường hợp bệnh nhân được 
tiêm tĩnh mạch PPI đến 12 ngày tính từ ngày thứ 
4 trở đi. Các trường hợp được tiêm TM PPI kéo 
dài thường rơi vào nhóm bệnh nhân có nhiều 
yếu tố nguy cơ kèm theo (cao tuổi, sử dụng 
thuốc NSAIDs, có tiền sử loét và xuất huyết do 
loét, phân độ nguy cơ cao theo Forrest với phân 
độ IA, IB). 
Tính hợp lý trong chỉ định PPI căn cứ trên 
khuyến cáo của Viện tiêu hóa quốc gia Hoa 
Kỳ (ACG) 2015 
Căn cứ trên khuyến cáo của Viện tiêu hóa 
quốc gia Hoa Kỳ (ACG) 2015, kết quả khảo sát 
cho thấy 100% trường hợp bệnh nhân có nguy cơ 
cao (phân loại Forrest) được chỉ định hợp lý PPI. 
Tỷ lệ này trên nhóm bệnh nhân nguy cơ thấp là 
79,4%. Các trường hợp chỉ định không hợp lý là 
nhữn trường hợp liều dùng cao hơn liều được 
khuyến cáo và hiệu quả điều trị vẫn được ghi 
nhận ở những trường hợp này. 
Các yếu tố liên quan đến việc lựa chọn phác đồ 
PPI 
Kết quả phân tích cho thấy các yếu tố có liên 
quan đến việc lựa chọn phác đồ PPI (theo liều 
thấp hay liều cao) bao gồm tiền sử loét DDTT ( p 
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 5 * 2017
 212
= 0,006; OR =3,27; 95% CI: 1,35 – 7,74), tiền sử 
XHTH do loét DDTT ( p = 0,003; OR = 3,87; 95% 
CI: 1,58 – 9,50), phân độ Smetanikov ( p < 0,001; 
OR = 4,11; 95% CI: 1,97 – 8,59) và phân độ Forrest 
( p < 0,001; OR = 0,085; 95% CI : 0,031 – 0,23). 
Bảng 5. Các yếu tố liên quan đến việc lựa chọn phác 
đồ PPI (liều thấp hoặc liều cao) 
Các yếu tố khảo sát OR 95% CI P 
Tiền sử loét DDTT 3,27 1,38 – 7,74 0,006* 
Tiền sử XHTH do loét 
DDTT 
3,87 1,58 – 9,47 0,002* 
Nhiễm HP 2,17 0,8 – 4,82 0,055 
Có bệnh kèm theo 1,02 0,42 – 2,50 0,964 
Có thuốc kèm theo 1,45 0,66 – 3,19 0,351 
Sử dụng NSAIDs 1,15 0,52 – 2,57 0,727 
Lớn tuổi (>60 tuổi) 1,61 0,73 – 3,56 0,238 
Vị trí ổ loét 1,64 0,74 – 3,62 0,219 
Số ổ loét 0,77 0,33 – 1,80 0,537 
Kích thước ổ loét 3,10 0,57 – 16,77 0,165 
Phân độ Smetanikov 4,11 1,97 – 8,5 < 0,001* 
Phân độ Forrest 0,085 0,03 – 0,23 < 0,001* 
* Có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 
Hiệu quả và tính an toàn của thuốc PPI 
Kết quả khảo sát trên mẫu 101 bệnh nhân 
nghiên cứu cho thấy số ngày nằm viện trung 
bình là 6,25; dao động từ 3 đến 20 ngày. Tỷ lệ 
xuất huyết tái phát trong 72 giờ 5,9%. Không có 
bệnh nhân nào cần phẫu thuật và tử vong trong 
mẫu nghiên cứu. 
Các biến cố bất lợi liên quan đến thuốc được 
ghi nhận thường nhẹ, không làm gián đoạn liệu 
trình điều trị, chủ yếu là những phản ứng tại chỗ 
như phù nề ban đỏ tại chỗ tiêm và một số tác 
dụng phụ trên đường tiêu hóa. 
Các yếu tố liên quan với nguy cơ xuất huyết 
tái phát trong 72 giờ 
Kết quả thống kê đơn biến gợi ý các yếu tố có 
mối liên quan tới nguy cơ xuất huyết tái phát 
trong 72 giờ bao gồm: tuổi (p = 0,026), có sử dụng 
thuốc NSAIDs (p = 0,031), kích thước ổ loét (p = 
0,016), phân độ Smetanikov (p = 0,048) và phân 
độ Forrest (p = 0,031). 
Kết quả thống kê hồi qui logistic đa biến cho 
thấy chỉ có kích thước ổ loét có liên quan có ý 
nghĩa thống kê với nguy cơ xuất huyết tái phát 
trong 72 giờ (p = 0,016). 
BÀN LUẬN 
Trên 101 bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu, 
67,3% thuộc mức nguy cơ thấp theo phân độ cận 
lâm sàng Forrest, có lẽ do xu hướng dùng sớm 
thuốc ức chế tiết acid trước khi tiến hành nội soi. 
Kết quả này khá tương đồng với kết quả nghiên 
cứu của Nguyễn Ngọc Tuấn (2011)(7). 
Việc sử dụng nhóm thuốc PPI sau nội soi 
cầm máu đã trở thành một thực hành lâm sàng 
không thể thiếu trong điều trị XHTH trên do loét 
DDTT và đã có những y văn khuyến cáo rõ ràng 
trên thế giới cũng như trong nước(2, 6, 8, 9). Kết quả 
nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tất cả các 
bệnh nhân XHTH từ nhẹ đến nặng đều đã được 
sử dụng PPI ngay khi nhập viện nhằm ổn định 
cục máu đông ở đáy ổ loét và duy trì liều chuẩn 
sau đó với mục đích ngăn ngừa tái xuất huyết và 
điều trị vết loét. Việc chỉ định PPI theo phác đồ 
liều thấp – liều cao trong mẫu nghiên cứu tương 
đối hợp lý theo khuyến cáo của Viện Tiêu hóa 
quốc gia Hoa Kỳ (ACG)-2015(2). Có thể thấy phác 
đồ PPI liều cao được ưu tiên lựa chọn dựa trên 
tiền sử bị loét DDTT, tiền sử XHTH do loét 
DDTT, phân độ Smetanikov và phân độ Forrest. 
Omepazole là PPI được chỉ định nhiều nhất 
trong 4 PPI (84,1%), có thể do hiệu quả trong 
điều trị XHTH do loét DDTT của esomeprazole 
đã được chứng minh qua nhiều công trình 
nghiên cứu lớn trong và ngoài nước(10, 11, 12) và do 
thói quen chỉ định của bác sĩ. 
Khi xét các yếu tố liên quan với nguy cơ 
XHTP trong 72 giờ, có mối liên quan giữa nguy 
cơ XHTP với các yếu tố: tuổi, sử dụng thuốc 
NSAIDs, phân độ Smetanikov, kích thước ổ loét, 
phân độ Forrest khi phân tích đơn biến. Nghiên 
cứu của Nikolopoulou V.N. (14) cũng đưa ra kết 
luận tiền sử sử dụng thuốc NSAIDs có liên quan 
với nguy cơ xuất huyết tái phát. Kết quả nghiên 
cứu của Brullet E(13) cho thấy yếu tố tác động 
mạnh nhất lên nguy cơ XHTP là mất máu mức 
độ nặng (p < 0,0001). Các nghiên cứu của Brullet 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 5 * 2017 Nghiên cứu Y học
 213
E(13), Nikolopoulou VN(14), Chung IK(15) cũng cho 
thấy các bệnh nhân có tình trạng xuất huyết ổ 
loét có nguy cơ xuất huyết tái phát cao, bệnh 
nhân đang có tình trạng xuất huyết nên được nội 
soi cầm máu sớm. Tuy nhiên, khi phân tích hồi 
quy logistic đa biến, kết quả cho thấy kích thước 
ổ loét là yếu tố duy nhất có liên quan với nguy 
cơ xuất huyết tái phát trong 72 giờ (p = 0,016). Ổ 
loét càng lớn, nguy cơ xuất huyết tái phát càng 
cao. Brullet E(13), Chung IK(15) cũng chỉ ra rằng ổ 
loét có kích thước ≥ 2 cm có nguy cơ XHTP cao ổ 
loét có kích thước < 2 cm. 
KẾT LUẬN 
Kết quả khảo sát trên 101 bệnh nhân XHTH 
trên do loét DDTT đã cung cấp cái nhìn tổng 
quan trên việc sử dụng các PPI, hiệu quả đem lại 
cũng như xác định các yếu tố liên quan đến hiệu 
quả điều trị XHTH do loét DDTT tại bệnh viện 
Đại Học Y Dược TP HCM. Các kết quả thu được 
góp phần xác định các biện pháp can thiệp và 
chiến lược điều trị phù hợp trên thực hành lâm 
sàng. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Shajan P et al (2010). Endoscopic therapy for peptic ulcer 
bleeding. Interventional and Therapeutic Gastrointestinal 
Endoscopy, 27, 37 - 54. 
2. American College of Gastroenterology (2015). Management of 
Patients with Ulcer Bleeding. 
3. Chiu PWY, et al (2003). Effect of scheduled second theraeutic 
endoscopyon peptid ulcer rebleeding: a prospective 
randomied trial.” Gut, 52 (10), 1403-1407. 
4. Bộ môn Nội (2012). Điều trị học nội khoa. Nhà xuất bản Y học, 
Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 198-206. 
5. Li Y, Sha W et al. (2000). Effect of intragastric pH on control of 
peptic ulcer bleeding. J Gastroenterol Hepatol, 15, 148-54 
6. Malaysian Society of Gastroenterology and Hepatology (2003). 
Management of non-variceal upper gastrointestinal bleeding. 
7. Nguyễn Ngọc Tuấn (2011). Kết quả kẹp clip cầm máu trong 
xuất huyết tiêu hóa do loét dạ dày tá tràng. Tạp chí y học TP. 
HCM, 16(1), 24-29. 
8. National Institute for Health and Care Excellence (NICE) 
(2012). Acute upper gastrointestinal bleeding management. 
9. Scottish Intercollegiate Guidelines Network (SIGN) (2008). 
Management of acute upper and lower gastrointestinal bleeding. 
10. Đào Văn Long và cộng sự (2009). Nhận xét kết quả điều trị 
xuất huyết tiêu hoá do loét dạ dày tá tràng bằng tiêm cầm 
máu qua nội soi kết hợp với điều trị Esomepasole liều cao 
(8mg/h). Tạp chí nghiên cứu y học, 64(5), 75-80. 10 
11. Quách Trọng Đức và cộng sự (2006). Hiệu quả của Nexium 
đường tĩnh mạch trong phòng ngừa xuất huyết tiêu hóa”, Tạp 
chí tiêu hoá Việt Nam, 3(1), 49-54. 
12. Sung JJ et al (2011). Asia – Pacific Working Group consensus 
on non-ariceal upper gastrointestinal bleeding. Gut, 60(9), 
1170-1177. 
13. Brullet E et al. (1996). Factors predicting failure of endoscopic 
injection therapy in bleeding duodenal ulce. Gastrointest 
Endosc, 43, 111-116. 
14. Nikolopoulou VN et al. (2004). Active bleeding in benign 
gastro-duodenal ulcers: Predictors of failure of endoscopic 
injection hemostasis. Annals of Gastroenterology, 17(1), 79-83. 
15. Chung IK et al (2001). Endoscopic factors predisposing to 
rebleeding following endoscopic hemostasis in bleeding 
peptic ulcers. Endoscopy, 33(11), 969-975. 
Ngày nhận bài báo: 20/07/2017 
Ngày phản biện đánh giá bài báo: 28/07/2017 
Ngày bài báo được đăng: 05/09/2017 

File đính kèm:

  • pdf24_nc_915_khao_sat_viec_su_dung_thuoc_uc_che_bom_proton_tron.pdf