Ảnh hưởng của 1 - Mcp xử lý sau thu hoạch đến chất lượng và tổn thất trong bảo quản bơ

Vật liệu nghiên cứu là giống Bơ sáp (Persea americana Mill.) thu hoạch tại buôn Kam Leo, xã Hòa Thắng, tỉnh Đaklak vụ năm 2011. Lựa chọn những quả có độ chín 2 (thu hoạch sau 20 tuần tính từ lúc cây trổ hoa) có đủ tiêu chuẩn để bảo quản như không dập nát, thối hỏng, sâu bệnh. Tiến hành xác định chất lượng bơ nguyên liệu ban đầu với độ cứng 35,50kg/cm2, hàm lượng đường tổng 7,20%, axit tổng số 0,05%, hàm lượng vitamin C: 68 mg%. Xông bơ với chế phẩm 1-MCP ở các nồng độ: 300ppm, 400ppm, 500ppm, 600ppm, 700ppm trong các khoảng thời gian 12h, 15h, 18h, 21h, 24h. Sau đó bơ được bảo quản ở nhiệt độ thường (25-300C), RH 85-90%. Kết quả nghiên cứu đơn yếu tố cho thấy bơ xông chế phẩm 1-MCP ở nồng độ 500ppm trong thời gian 12h, có chất lượng tốt nhất, tỷ lệ tổn thất (<10%) so="" với="" các="" mẫu="" còn="" lại="" sau="" 12="" ngày="" bảo="" quản.="" kết="" quả="" nghiên="" cứu="" đa="" yếu="" tố="" cho="" thấy="" nồng="" độ="" 1-="" mcp="" tối="" ưu="" để="" bảo="" quản="" bơ="" là="" 500="" ppm="" và="" thời="" gian="" xông="" là="" 13giờ="" 30="" phút="" có="" tỷ="" lệ="" tổn="" thất="" thấp="" nhất="" sau="" 12="" ngày="" bảo="">

pdf 7 trang dienloan 12080
Bạn đang xem tài liệu "Ảnh hưởng của 1 - Mcp xử lý sau thu hoạch đến chất lượng và tổn thất trong bảo quản bơ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ảnh hưởng của 1 - Mcp xử lý sau thu hoạch đến chất lượng và tổn thất trong bảo quản bơ

Ảnh hưởng của 1 - Mcp xử lý sau thu hoạch đến chất lượng và tổn thất trong bảo quản bơ
J. Sci. & Devel., Vol. 10, No. 5: 764-770 
Tạp chí Khoa học và Phát triển 2012 Tập 10, số 5: 764-770
www.hua.edu.vn 
ẢNH HƯỞNG CỦA 1-MCP XỬ LÝ SAU THU HOẠCH ĐẾN CHẤT LƯỢNG 
VÀ TỔN THẤT TRONG BẢO QUẢN BƠ 
Nguyễn Minh Nam*, Phạm Anh Tuấn, Phạm Thị Thanh Tĩnh 
Viện Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch 
126 Trung Kính, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội 
Email*: minhnam_nguyen@yahoo.com 
Ngày gửi bài: 25.09.2012 Ngày chấp nhận: 21.08.2012 
TÓM TẮT 
Vật liệu nghiên cứu là giống Bơ sáp (Persea americana Mill.) thu hoạch tại buôn Kam Leo, xã Hòa Thắng, tỉnh 
Đaklak vụ năm 2011. Lựa chọn những quả có độ chín 2 (thu hoạch sau 20 tuần tính từ lúc cây trổ hoa) có đủ tiêu 
chuẩn để bảo quản như không dập nát, thối hỏng, sâu bệnh... Tiến hành xác định chất lượng bơ nguyên liệu ban 
đầu với độ cứng 35,50kg/cm2, hàm lượng đường tổng 7,20%, axit tổng số 0,05%, hàm lượng vitamin C: 68 mg%. 
Xông bơ với chế phẩm 1-MCP ở các nồng độ: 300ppm, 400ppm, 500ppm, 600ppm, 700ppm trong các khoảng thời 
gian 12h, 15h, 18h, 21h, 24h. Sau đó bơ được bảo quản ở nhiệt độ thường (25-300C), RH 85-90%. Kết quả nghiên 
cứu đơn yếu tố cho thấy bơ xông chế phẩm 1-MCP ở nồng độ 500ppm trong thời gian 12h, có chất lượng tốt nhất, tỷ 
lệ tổn thất (<10%) so với các mẫu còn lại sau 12 ngày bảo quản. Kết quả nghiên cứu đa yếu tố cho thấy nồng độ 1-
MCP tối ưu để bảo quản bơ là 500 ppm và thời gian xông là 13giờ 30 phút có tỷ lệ tổn thất thấp nhất sau 12 ngày 
bảo quản. 
Từ khóa: 1-methylcyclopropene, bảo quản, bơ. 
The Effects of postharvest treatment with 1-Methylcyclopropene 
on Quality and Losses of Avocado Fruits in Storage 
ABSTRACT 
A study was caried out to examine the effect of post-harvest treatment with 1-methylcyclopropene on avocado 
fruits in storage. The avocado fruits(Persea americana Mill.) at 20 weeks after flowering were harvested from orchard 
in Kam Leo, Thang Hoa, Daklak province in year 2011. The quality of avocado fruits was identified in terms of the 
firmness at 35.50 kg/cm2. Total sugar content of 7.20%, total acid content of 0.05%, vitamin C content of 68 mg%. 
The avocado samples were exposed with 1-MCP at the concentrations: 300ppm, 400ppm, 500ppm, 600ppm, 700ppm 
during the time of 12, 15, 18, 21, 24 hours, then kept at ambient temperature ( 25 to 300C; RH of 85 to 90%). 
Research results of single factors show that the quality of avocado fruits exposured with 1-MCP at the concentration of 
500ppm during 12 hours is the best, which has weight losses lower than 10% compared with other samples after 12-day 
storage. Research results of multi-factor show that weight loss is lowest after 12 day storage when the concentration of 
1-MCP for preserving avocado is 500 ppm and the time of 1-MCP treatment is 13hours30mins. 
Keywords: Avocado, 1-methylcyclopropene, preservation. 
1. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Cây bơ (Persea americana Mill.) có mặt ở Việt 
Nam từ những năm 1940 và phát triển mạnh 
nhất ở tỉnh Đaklak do vùng này có khí hậu, đất 
đai thích hợp. Những năm gần đây bơ đã trở 
thành loại trái cây cao cấp, không chỉ tiêu thụ 
trong nước mà còn xuất khẩu. Hiện nay bơ chủ 
yếu được bảo quản ở nhiệt độ 10-120C thời gian 
kéo dài 7 ngày nhưng phương pháp này vẫn tồn 
tại những hạn chế như chi phí và đầu tư cao, khó 
ứng dụng. Ở trong nước chưa có phương pháp bảo 
quản bơ nào khác. Trên thế giới việc dùng chế 
phẩm 1-MCP để bảo quản bơ đã được nghiên cứu 
và ứng dụng rất phổ biến. Theo tác giả Allan và 
764 
Nguyễn Minh Nam, Phạm Anh Tuấn, Phạm Thị Thanh Tĩnh 
cs. (2005), xử lý 1- MCP với nồng độ 500 nl/l có tác 
dụng giảm hiện tượng thối hỏng ở quả (do nấm 
Colletotrichum spp) và thối cuống (do nấm 
Dothiorella spp); giúp duy trì mầu xanh của vỏ 
quả sau 3 tuần bảo quản ở 50C và thêm 5 ngày 
bảo quản 200C. 1-MCP có tác dụng ổn định sinh lý 
của quả bơ “Hass” trong thời gian bảo quản. 
Ứng dụng 1-MCP để bảo quản quả bơ là 
vấn đề hoàn toàn mới ở trong nước. 1-MCP với 
liều lượng thấp (nồng độ ppm) là đã có tác dụng 
ức chế cả ethylene nội sinh và ngoại sinh (Wang 
và cs., 2005). Cơ chế tác động của 1-MCP là 
khóa ethylene bằng cách trói/kết hợp chặt với cơ 
quan cảm thụ của ethylene. Thông thường trong 
phản ứng của rau quả với ethylene thì ethylene 
được gắn với một phân tử cơ quan cảm thụ trên 
rau quả và xảy ra sự phản ứng. Ethylen gắn với 
cơ quan cảm thụ như là một “chìa khóa” vừa 
khít trong “ổ khóa” trong đó ethylene là “chìa 
khóa” và cơ quan cảm thụ là “ổ khóa”. Khi 
ethylene gắn với cơ quan cảm thụ thì cũng như 
là “chìa khóa” được đút vào “ổ khóa” xoay và cửa 
mở, sau đó các phản ứng diễn ra và quả bắt đầu 
mềm, lá trở nên vàng hay hoa bắt đầu rụng. 
Cũng với cơ chế như thế 1 - MCP cũng có thể 
gắn với cơ quan cảm thụ ethylene. 1-MCP cũng 
có thể hoạt động như một “chìa khóa” đi vào bên 
trong “ổ khóa”, nhưng nó không thể xoay “ổ 
khóa” và “mở cửa”. Khi “chìa khóa” 1 - MCP đã 
gắn vào “ổ khóa” thì nó không để “chìa khóa” 
ethylene đi vào trong “ổ khóa”. 1 - MCP sẽ ngăn 
chặn sự xoay của “ổ khóa” bởi ethylene do vậy 
“cửa” không thể mở được. Bằng cách này 1 - 
MCP hoạt động như là một chất ức chế ethylene 
trong rau quả sau thu hoạch. Việc nghiên cứu 
ảnh hưởng của 1-methyl cyclopropene (1-MCP) 
xử lý sau thu hoạch đến chất lượng và tổn thất 
trong bảo quản bơ được thực hiện với mục tiêu 
nghiên cứu ứng dụng 1-MCP để hạn chế những 
tác động xấu của ethylen nhằm kéo dài thời 
gian bảo quản quả bơ. 
2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP 
2.1. Vật liệu nghiên cứu 
Bơ nguyên liệu: là giống bơ sáp trồng tại 
buôn Kam Leo, xã Hòa Thắng, Đaklak trong 
năm 2011. Lựa chọn quả đủ tiêu chuẩn, không 
dập nát, thối hỏng với 3 độ chín: 
Độ chín 1: thu hoạch sau 18 tuần tính từ lúc 
cây trổ hoa (quả có cấu trúc cứng, chắc, vỏ quả 
có màu xanh nhạt, xanh đều toàn bề mặt, độ 
bóng cao). 
Độ chín 2: thu hoạch sau 20 tuần tính từ lúc 
cây trổ hoa (dạng quả có cấu trúc khá cứng, vỏ 
quả có màu xanh khá đậm, đặc biệt thường có 
nhiều chấm trắng xanh bề mặt, độ bóng ít hơn). 
Độ chín 3: thu hoạch sau 22 tuần tính từ lúc 
cây trổ hoa (dạng quả có cấu trúc hơi mềm, vỏ quả 
màu xanh đậm hơi ngả sang vàng, độ bóng ít). 
Chế phẩm 1-Methylcyclopropene (1-MCP) 
do Viện Cơ điện Nông nghiệp và Công nghệ sau 
thu hoạch sản xuất, đóng gói dạng bột (thành 
phần: 3,5% 1-MCP và 96,5% α-cyclodextrin). 
Đây là một cycloalkene, hợp chất vòng olefin có 
khối lượng phân tử 54,09 g/mol, nhiệt độ hóa hơi 
120C nên nó là dạng khí ở điều kiện thường và 
công thức chung là C4H6. Hoạt chất này đã đạt 
được các yêu cầu như dễ sử dụng, hiệu quả cao 
và không độc, không mầu, không mùi, không 
ảnh hưởng đến môi trường, không để lại tồn dư 
trong sản phẩm. 
2.2. Phương pháp nghiên cứu 
Mẫu quả tươi được lấy theo TCVN 5102-90 
(ISO 874-1980). Các chỉ tiêu như độ cứng của 
quả được xác định bằng máy đo độ cứng FT 327 
(Italia); Hàm lượng chất khô hòa tan tổng số 
(TSS) được xác định theo TCVN 4417-87; Hàm 
lượng đường tổng số được xác định theo TCVN 
4594-88; Độ axít được xác định theo TCVN 
5483-91 (ISO 750-1981); Hàm lượng axít 
ascorbic (Vit.C) được xác định theo TCVN 6427-
2: 1998 (ISO 6557/2: 1984); Hàm lượng lipid 
được xác định theo phương pháp Soxhlet. 
Hàm lượng chlorophyl được xác định theo 
phương pháp đo phổ huỳnh quang trên máy 
Zuzu 4110ED. 
Tỉ lệ tổn thất: Là tổng của tỉ lệ hao trọng 
lượng và tỉ lệ thối hỏng được xác định bằng cân 
nguyên liệu trước và sau bảo quản, tính bằng %. 
765 
Ảnh hưởng của 1-MCP xử lý sau thu hoạch đến chất lượng và tổn thất trong bảo quản bơ 
766 
2.3 Phương pháp bố trí thí nghiệm 2.3.3. Thí nghiệm xác định đa yếu tố nồng độ 
1-MCP và thời gian xông đến bảo quản bơ 2.3.1. Thí nghiệm xác định độ chín phù hợp 
của bơ cho bảo quản 1-MCP Nhằm đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng 
yếu tố trong mối tác động qua lại, cũng như tìm 
phương án phối hợp tối ưu các yếu tố trên, tiến 
hành thí nghiệm đa yếu tố dựa trên kết quả thí 
nghiệm đơn yếu tố. Lựa chọn các thông số đưa 
vào nghiên cứu thí nghiệm đa yếu tố gồm: 
Dựa vào đặc điểm sinh trưởng và phát triển 
của quả bơ, độ chín của quả bơ được xác định 
theo 3 mức: 
Độ chín 1: thu hoạch sau 18 tuần tính từ lúc 
cây trổ hoa 
- Nồng độ 1-MCP (ppm), ký hiệu là X1 Độ chín 2: thu hoạch sau 20 tuần tính từ lúc 
cây trổ hoa - Thời gian xông 1-MCP (giờ), ký hiệu là X2 
Độ chín 3: thu hoạch sau 22 tuần tính từ lúc 
cây trổ hoa 
Hàm mục tiêu là tỷ lệ tổn thất T (%) ký 
hiệu là TY . Mức và khoảng biến thiên của các 
thông số thể hiện trong bảng 1. Sau đó, quả bơ thí nghiệm được xông 1-
MCP ở nồng độ 500ppm trong 21 giờ, bảo quản ở 
nhiệt độ phòng 25-30oC, độ ẩm không khí 85-
90% RH trong 7 ngày. 
Bảng 1. Mức và khoảng biến thiên 
của các thông số vào 
Tiếp đến tiến hành phân tích một số chỉ 
tiêu l ý, hóa của bơ ở cả 3 độ chín: Giá trị thực Mức và khoảng 
biến thiên 
Giá trị 
mã X1 (%) X2 (giờ) 
Mức dưới -1 400 9 
Mức cơ sở 0 500 12 
Mức trên +1 600 15 
Khoảng biến thiên 1 100 3 
Chỉ tiêu vật lý: Đường kính quả (cm); Chiều 
dài quả (cm); Khối lượng quả (kg); Độ cứng quả 
(kg/cm2) 
Chỉ tiêu hóa học: HL nước (%); HL chất khô 
hòa tan (oBx); HL axit (%); HL đường tổng số 
(%); HL vitamin C (mg%); HL chlorophyll 
(mg/g)... 
Để đảm bảo xác suất tin cậy, các thí nghiệm 
ở mỗi điểm đều được lặp lại 3 lần, thí nghiệm đa 
yếu tố theo phương án trung tâm hợp thành 
trực giao với 9 thí nghiệm, các thông số biến 
thiên qua 2 mức. Kết quả thí nghiệm đa yếu tố 
nồng độ 1-MCP và thời gian xông đến tỷ lệ thối 
hỏng của bơ sau 12 ngày bảo quản được kiểm 
tra sự đồng nhất phương sai, sau đó mô hình hồi 
quy được xây dựng theo phương pháp bình 
phương tối thiểu, sau khi xử lí số liệu và kiểm 
tra các bước, ta có phương trình thực nghiệm 
dạng mã giữa tỷ lệ tổn thất phụ thuộc vào nồng 
độ 1-MCP và thời gian xông. Kết quả được kiểm 
tra mức ý nghĩa của các hệ số phương trình hồi 
quy theo tiêu chuẩn Student và kiểm tra độ 
tương thích của mô hình toán theo Fisher. Cuối 
cùng, tâm của mặt quy hoạch chính là điểm cực 
tiểu của hàm mục tiêu được xác định bằng cách 
giải phương trình đạo hàm riêng của hàm mục 
tiêu theo các thông số đầu vào. 
Kết quả là giá trị trung bình của 3 lần thí 
nghiệm lặp lại. 
2.3.2. Thí nghiệm xác định đơn yếu tố nồng 
độ và thời gian xông 1-MCP đến bảo quản bơ 
Bơ thu hái ở độ chín phù hợp (theo 3 mức độ 
trên) được lựa chọn và đặt vào trong dụng cụ 
xông (bình kính có thể tích xác định là 0,045m3). 
Sau đó, được xông với chế phẩm 1-MCP ở các 
nồng độ: 300ppm, 400ppm, 500ppm, 600ppm, 
700ppm (trong khoảng thời gian là 21giờ) và các 
khoảng thời gian : 12, 15, 18, 21, 24 giờ (ở nồng độ 
500ppm). Sau khi kết thúc quá trình xông, bơ 
được lấy ra khỏi bình, xếp vào rổ và bảo quản 
tại nhiệt độ phòng 25-30oC, độ ẩm không khí 
85-90%. Phân tích các chỉ tiêu tỷ lệ thối hỏng và 
hàm lượng chlorophyll sau 12 ngày bảo quản. 
Các thí nghiệm được lặp lại 3 lần, kết quả được 
xử lý thống kê theo ANOVA. 
Nguyễn Minh Nam, Phạm Anh Tuấn, Phạm Thị Thanh Tĩnh 
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 
3.1. Xác định tính chất lý hóa của bơ 
Các chỉ tiêu vật lý hoá học của bơ được tiến 
hành xác định ở 3 độ chín (Bảng 2). Quả bơ ở ba độ 
chín được bảo quản ở nhiệt độ thường trong 7 ngày. 
Ảnh hưởng của độ chín thu hái được đánh 
giá thông qua chỉ tiêu độ cứng của quả và tỷ lệ 
tổn thất sau bảo quản (Bảng 3). 
Kết quả bảng 3 chỉ ra rằng: Độ chín 2 của 
bơ thích hợp cho bảo quản. Sau 7 ngày bảo 
quản, bơ ở độ chín 2 có tỉ lệ tổn thất nhỏ hơn và 
độ cứng cũng thấp hơn so với độ chín 1 và độ 
chín 3. Độ chín 1, quả chưa đủ độ chín sinh lý 
nên trong thời gian bảo quản thịt và vỏ quả bị 
héo nhanh ảnh hưởng đến tỷ lệ tổn thất, chất 
lượng và cảm quan. Độ chín 3 là độ chín ăn được 
nên không phù hợp cho bảo quản. Do vậy độ 
chín 2 của bơ được lựa chọn để nghiên cứu các 
thí nghiệm tiếp theo. Hơn nữa, về cảm quan quả 
sau bảo quản, quả ở độ chín (ĐC) 2 có chất 
lượng tốt nhất (màu vàng tươi, mùi thơm đặc 
trưng, ngậy béo) so với quả ĐC 1 (màu vàng 
nhạt, ít thơm, vị nhạt) và quả ĐC 3 (màu vàng 
tối, mùi thơm nồng, vị nhạt). 
3.2. Ảnh hưởng của nồng độ 1-MCP đến 
chất lượng của bơ trong thời gian bảo quản 
Các chỉ tiêu chất lượng xác định trong quá 
trình bảo quản như: độ cứng và tỷ lệ tổn thất 
trong quá trình bảo quản được chỉ ra ở hình 1 và 
2; đường tổng số, chất khô hòa tan, axit, vitamin 
C, lipid được chỉ ra ở bảng 4. 
Kết quả hình 1, 2 cho thấy: Ở các nồng độ 
xử lý 1-MCP khác nhau thì sự biến đổi độ cứng, 
tỷ lệ tổn thất của bơ là khác nhau: Mẫu không 
xông 1-MCP (đối chứng) quả mềm nhất (độ cứng 
3,44kg/cm2) sau 7 ngày bảo quản (Hình 2). Mặc 
dù xử lý 1-MCP ở nồng độ thấp (300ppm) nhưng 
cũng đã có tác dụng sau 12 ngày bảo quản, độ 
cứng có giảm nhưng giảm chậm hơn rất nhiều 
so với mẫu đối chứng (3,7kg/cm2) nhưng lại biến 
đổi nhanh so với mẫu xông ở nồng độ 500ppm. 
Với nồng độ xử lý 1-MCP là 500ppm, quả có độ 
cứng cao nhất 5,74 kg/cm2 so với mẫu ở các nồng 
độ còn lại sau 12 ngày bảo quản. Tương tự, mẫu 
quả bơ xông ở nồng độ 500ppm có tỷ lệ tổn thất 
thấp nhất (4,05%) so với các nồng độ còn lại sau 
12 ngày bảo quản. 
Kết quả bảng 4 cho thấy: chất lượng bơ 
thay đổi ở các nồng độ xông. Bơ khi xông 1-
MCP ở nồng độ 500ppm có chất lượng tốt nhất 
sau 12 ngày bảo quản so với các mẫu còn lại và 
mẫu đối chứng, chất lượng của bơ giảm rất ít so 
với ban đầu ở các chỉ tiêu: TSS; lipid; axit và 
đường tổng số: 20,49 - 18,82%; 14,6 - 12,8%; 
0,05 - 0,044% và 7,2 - 5,546% tương ứng. Đánh 
giá cảm quan quả cứng, tươi, thịt quả vàng 
đều, mùi thơm đặc trưng. 
Bảng 2. Đặc tính lý hóa của quả bơ ở 3 độ chín 
Các chỉ tiêu Độ chín 1 Độ chín 2 Độ chín 3 
Đường kính quả (cm) 7,20 7,20 7,20 
Chiều dài quả (cm) 9,95 9,60 9,90 
Độ cứng (kg/cm2) 36,70 35,50 31,00 
Hàm lượng nước (%) 78,65 79,51 81,94 
TSS (%) 21,35 20,49 18,06 
Axit (%) 0,03 0,05 0,06 
Đường tổng số (%) 6,34 7,20 7,61 
Vitamin C (mg%) 70,40 68,00 65,60 
Lipid (%) 13,50 14,60 14,90 
Chlorophill vỏ quả 0,48 0,42 0,44 
Chlorophill thịt quả 0,08 0,08 0,17 
767 
Ảnh hưởng của 1-MCP xử lý sau thu hoạch đến chất lượng và tổn thất trong bảo quản bơ 
Bảng 3. Ảnh hưởng của độ chín thu hái đến tỉ lệ tổn thất bơ sau 7 ngày bảo quản 
Độ chín Độ cứng (kg/cm2) Tỉ lệ tổn thất (%) Đánh giá cảm quan 
1 6,42 17,24 màu vàng nhạt, ít thơm, vị nhạt 
2 3,44 13,81 màu vàng tươi, mùi thơm đặc trưng, ngậy béo 
3 3,21 25,37 màu vàng tối, mùi thơm nồng, vị nhạt 
Hình 1. Sự biến đổi độ cứng 
của bơ xử lý 1-MCP ở các nồng độ khác 
nhau trong thời gian bảo quản 
Hình 2. Sự biến đổi tỷ lệ tổn thất 
của bơ xử lý 1-MCP ở các nồng độ khác 
nhau trong thời gian bảo quản 
Bảng 4. Ảnh hưởng của nồng độ 1-MCP đến sự biến đổi chất lượng 
của bơ sau 12 ngày bảo quản 
Các chỉ tiêu chất lượng Nồng độ 1-MCP 
(ppm) TSS (%) Axit (%) Đường tổng (%) Vitamin C (mg%) Lipit (%) 
300 17,12e 0,03c 4,26d 48,40d 11,9ba 
400 17,47d 0,038b 4,53b 55,88b 11,6ba 
500 18,82a 0,04a 5,54a 62,48a 12,8a 
600 17,92b 0,02c 3,98e 52,80c 11,7ba 
700 17,54c 0,02d 4,27c 51,60c 11,5b 
CV (%) 0,07 3,78 0,04 1,80 9,84 
LSD 0,02 0,01 0,01 0,84 2,10 
Ghi chú: Trong cùng một cột, các kết quả có cùng ít nhất một chữ giống nhau thì không có ý nghĩa khác nhau tại P < 0,05.
Mẫu đối chứng không 
xông 1-MCP sau 7 ngày 
bảo quản 
Mẫu xông 1-MCP nồng độ 
300ppm sau 12 ngày bảo 
quản 
Mẫu xông 1-MCP nồng độ 
500ppm sau 12 ngày bảo quản 
40
0
10
20
30
40
50
60 Đối chứng
300ppm
400ppm
500ppm
600ppm
700ppm
700ppm
600ppm
500ppm
400ppm
300ppm
Đối chứng
35
Độ
 c
ứn
g 
(k
g/
cm
3)
30
25
Tỷ
 lệ
 tổ
n 
th
ất 
(%
) 
20
15
10
5
0
0 3 9 12 3 55 7 970 12
Thời gian bảo quản (ngày) Thời gian bảo quản (ngày) 
768 
Nguyễn Minh Nam, Phạm Anh Tuấn, Phạm Thị Thanh Tĩnh 
3.3. Ảnh hưởng của thời gian xông 1-MCP đến 
chất lượng của bơ trong thời gian bảo quản 
Chất lượng của bơ bảo quản ngoài nồng độ 
xông còn phụ thuộc vào thời gian xông 1-MCP 
dài hay ngắn. Các chỉ tiêu chất lượng trong quá 
trình bảo quản được xác định bao gồm: đường 
tổng số, chất khô hòa tan, axit, vitamin C, lipid 
(Bảng 5). Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự 
khác nhau giữa các mẫu thí nghiệm ở mức ý 
nghĩa 0,05. 
Bảng 5. Ảnh hưởng của thời gian xông 1-MCP đến 
sự biến đổi chất lượng của bơ sau 12 ngày bảo quản 
Các chỉ tiêu chất lượng Thời gian xông 
 1-MCP (h) TSS (%) Axit (%) Đường tổng (%) Vitamin C (mg%) Lipid (%) 
12 20a 0,05a 6,83a 66,54a 13,87a 
15 19,16a 0,03c 6,11b 60,76cb 12,15b 
18 17,64b 0,03b 4,39d 57,94c 11,84b 
21 18,83cb 0,04ba 5,54c 62,48b 12,80a 
24 15,39c 0,02c 4,94b 56,36d 12,56ba 
CV% 3,44 12,16 3,53 2,22 6,27 
LSD 1,14 0,01 2,56 2,56 1,49 
(Trong cùng một cột, các kết quả có cùng ít nhất một chữ giống nhau thì không có ý nghĩa khác nhau tại P < 0,05) 
Kết quả bảng 5 cho thấy thời gian xông 1-
MCP dài ngắn cũng ảnh hưởng đến chất lượng 
của bơ trong thời gian bảo quản. Bơ được xông ở 
12h, 15h, 18h, 21h, 24h và mẫu không xử lý. 
Kết quả cho thấy với thời gian bảo quản 12 giờ, 
bơ có chất lượng và giá trị cảm quan tốt nhất 
sau 12 ngày bảo quản so với các thời gian xông 
còn lại và đối chứng, hàm lượng chất khô hòa 
tan giảm 20,49-20%, hàm lượng đường tổng 
7,20 - 6,83%; hàm lượng lipid 14,60 - 13,87%. 
3.4. Kết quả tối ưu hóa nồng độ và thời gian 
xông 1-MCP tới chất lượng bảo quản bơ 
Ma trận kế hoạch thực nghiệm và kết quả 
ảnh hưởng của đa yếu tố nồng độ và thời gian 
đến tỷ lệ tổn thất sau 12 ngày bảo quản được 
trình bày ở bảng 6 
Bảng 6. Kết quả thí nghiệm đa yếu tố nồng độ và thời gian đến tỷ lệ tổn thất 
Biến mã hóa Biến thực Tỷ lệ tổn thất 
TT 
X1 X2 X1 X2 Y1 Y2 Y3 TY 
1 1 1 400 9 10,30 9,33 10,14 9,92 
2 1 0 400 12 8,54 7,01 8,19 7,91 
3 1 +1 400 15 7,05 6,23 7,11 6,79 
4 0 1 500 9 6,58 6,38 6,57 6,51 
5 0 0 500 12 5,21 5,02 4,56 4,93 
6 0 +1 500 15 4,32 5,15 4,13 4,53 
7 +1 1 600 9 7,25 8,61 8,05 7,97 
8 +1 0 600 12 7,84 7,56 7,74 7,71 
9 +1 +1 600 15 9,65 9,56 9,98 9,73 
769 
Ảnh hưởng của 1-mcp xử lý sau thu hoạch đến chất lượng và tổn thất trong bảo quản bơ 
Kết quả cho thấy tỷ lệ tổn thất bơ bảo quản khi 
kết hợp nồng độ 1-MCP 500ppm và thời gian xông 
15 giờ là 4,13% sau 12 ngày bảo quản so với mẫu 
đối chứng là 13,8% sau 7 ngày bảo quản. 
Kết quả ở bảng 6 được xử lý qua chương 
trình tối ưu kế hoạch hóa tập trung hợp thành 
trực giao và đã xác lập được mối quan hệ giữa tỷ 
lệ tổn thất Y (%) của bơ bảo quản với X2 là thời 
gian xông 1-MCP và X1 là nồng độ 1-MCP qua 
phương trình sau: 
Phương trình dạng mã Y = 4,84+ 0,13X1 + 
3,017X12 - 0,55X2 + 1,222X1*X2+ 0,72 X2X2 
Phương trình dạng thực Y =117,87 - 0,34X1 
+ 0,0003X12 - 4,15X2 + 0,004X1*X2+ 0,08 X22 
Tính cực tiểu YT = 4,70 tại x1 = 487,90 và x2 
= 13,47 
Sau khi kiểm tra tính thích ứng của mô 
hình, chúng tôi thấy rằng nồng độ 1-MCP tối ưu 
cho bảo quản bơ là 487,90 ≈ 500ppm và thời 
gian xông là: 13,47 ≈ 13giờ 30phút cho kết quả 
tỉ lệ tổn thất thấp nhất 4,7% sau 12 ngày bảo 
quản ở nhiệt độ thường (25-300C, độ ẩm 85-90%). 
4. KẾT LUẬN 
Bơ thu hoạch ở độ chín 2, thu hoạch sau 20 
tuần tính từ lúc cây trổ hoa (độ cứng: 
35,50kg/cm2; TSS: 20,49%; Lipid: 68%) có chất 
lượng phù hợp để bảo quản. 
Xông bơ với 1-MCP ở nồng độ 500ppm, 
trong thời gian 13giờ30phút, bơ có chất lượng 
tốt nhất và tỷ lệ tổn thất thấp nhất (4,7%) sau 
12 ngày bảo quản ở 25-300C, độ ẩm 85-90%. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Allan.B.Woolfa, Cecilia Requejo-Tapia, Katy a.Cox, 
Richard C.Jackman, Anne Gunson, Mary Lu 
Arpaia, Anne White. (2005). 1-MCP reduce 
phylsiological storage disorders of “Hass” 
avocados. Postharvest Biology and Technology 35, 
pp 43-60. 
Jiwon Jeong, Donald J. Huber, Stevebt A. Sargent 
(2002). Influence of 1-Methylcyclopropene (1-
MCP) on ripening and cell-wall matrix 
polysaccharides of avocado fruit. Postharvest 
Biology and Technology 25, pp 241-256. 
Wang X., I Kobiler, ALichter, A Leikin-Frenkel, E 
Pesis, D. Prusky (2005). 1-MCP prevent ethylene-
induced accumulation of antifungal diene in 
avocado fruit. Physiological and Molecular Plant 
Pathology 67, pp 261-267. 
770 

File đính kèm:

  • pdfanh_huong_cua_1_mcp_xu_ly_sau_thu_hoach_den_chat_luong_va_to.pdf