Ảnh hưởng tỷ lệ phối trộn các nguyên liệu trong thức ăn viên tới khả năng tiêu hóa, tích lũy nitơ, sinh trưởng và hiệu quả kinh tế ở thỏ nuôi thịt tại thừa thiên Huế

25 thỏ lai (Địa phương x New Zealand), có trọng lượng ban đầu 1,5 kg ± 0,2 được thiết kế ngẫu nhiên hoàn toàn ở 5 nghiệm thức KF0, KF7.5; KF15; KF22.5; KF30 (tương ứng 5 mức 0; 7,5; 15; 22,5 và 30% bột lá sắn trong thức ăn viên) đến khả năng tiêu hóa và tích lũy nitơ ở thỏ. Kết quả cho thấy, có sự khác nhau về khả năng tiêu hóa hợp chất hữu cơ (OM) và vật chất khô giữa các nghiệm thức (P<0,05). n="" được="" tiêu="" hóa="" giảm="" dần="" theo="" mức="" tăng="" dần="" của="" bột="" lá="" sắn=""><0.05). n="" tích="" lũy="" ở="" các="" nghiệm="" thức="" kf0,="" kf7.5,="" kf15="" và="" kf22.5="" không="" có="" sự="" sai="" khác="" (p=""> 0,05) (từ 1,98 đến 2,06 g/ngày) cao hơn nghiệm thức KF30 (1,84 g) (p = 0,001). Năm mươi thỏ lai (Địa phương x New Zealand), có trọng lượng ban đầu 0,8 ± 0,2 kg, được thiết kế theo kiểu ngẫu nhiên hoàn toàn với 5 nghiệm thức: KF0; KF7.5; KF15, KF22.5 và được so sánh với thức ăn công nghiệp (KFDC), với 5 lần lặp lại (5*2*5). Kết quả cho thấy, tăng trọng đạt cao nhất ở KF22,5 (24,5g/ngày) rồi đến KF15 (22,3 g/ngày), thấp hơn ở KF0 (20,3 g/ngày); KFDC (20,6 g/ngày) và KF7.5 (19,6 g/ngày) (p <0,05). fcr="" từ="" 4,2="" đến="" 4,9="" (p=""> 0,05). Hiệu quả kinh tế có xu hướng tăng dần theo mức tăng bột lá sắn trong các nghiệm thức. Từ đó có thể kết luận, có thể sử dụng mức 22,5% bột lá sắn trong thức ăn viên như nguồn protein cho thỏ mang lại hiệu quả kinh tế

pdf 15 trang dienloan 3960
Bạn đang xem tài liệu "Ảnh hưởng tỷ lệ phối trộn các nguyên liệu trong thức ăn viên tới khả năng tiêu hóa, tích lũy nitơ, sinh trưởng và hiệu quả kinh tế ở thỏ nuôi thịt tại thừa thiên Huế", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ảnh hưởng tỷ lệ phối trộn các nguyên liệu trong thức ăn viên tới khả năng tiêu hóa, tích lũy nitơ, sinh trưởng và hiệu quả kinh tế ở thỏ nuôi thịt tại thừa thiên Huế

Ảnh hưởng tỷ lệ phối trộn các nguyên liệu trong thức ăn viên tới khả năng tiêu hóa, tích lũy nitơ, sinh trưởng và hiệu quả kinh tế ở thỏ nuôi thịt tại thừa thiên Huế
93 
TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, tập 71, số 2, năm 2012 
ẢNH HƯỞNG TỶ LỆ PHỐI TRỘN CÁC NGUYÊN LIỆU TRONG THỨC ĂN VIÊN 
TỚI KHẢ NĂNG TIÊU HÓA, TÍCH LŨY NITƠ, SINH TRƯỞNG VÀ 
HIỆU QUẢ KINH TẾ Ở THỎ NUÔI THỊT TẠI THỪA THIÊN HUẾ 
Dư Thanh Hằng1, Lê Trần Tịnh Quyên2 
1Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế 
2Học viên cao học khóa 15, Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế 
Tóm tắt. 25 thỏ lai (Địa phương x New Zealand), có trọng lượng ban đầu 1,5 kg 
± 0,2 được thiết kế ngẫu nhiên hoàn toàn ở 5 nghiệm thức KF0, KF7.5; KF15; 
KF22.5; KF30 (tương ứng 5 mức 0; 7,5; 15; 22,5 và 30% bột lá sắn trong thức ăn 
viên) đến khả năng tiêu hóa và tích lũy nitơ ở thỏ. Kết quả cho thấy, có sự khác 
nhau về khả năng tiêu hóa hợp chất hữu cơ (OM) và vật chất khô giữa các nghiệm 
thức (P<0,05). N được tiêu hóa giảm dần theo mức tăng dần của bột lá sắn 
(P<0.05). N tích lũy ở các nghiệm thức KF0, KF7.5, KF15 và KF22.5 không có 
sự sai khác (p> 0,05) (từ 1,98 đến 2,06 g/ngày) cao hơn nghiệm thức KF30 (1,84 
g) (p = 0,001). 
Năm mươi thỏ lai (Địa phương x New Zealand), có trọng lượng ban đầu 0,8 ± 0,2 kg, 
được thiết kế theo kiểu ngẫu nhiên hoàn toàn với 5 nghiệm thức: KF0; KF7.5; 
KF15, KF22.5 và được so sánh với thức ăn công nghiệp (KFDC), với 5 lần lặp lại 
(5*2*5). Kết quả cho thấy, tăng trọng đạt cao nhất ở KF22,5 (24,5g/ngày) rồi đến 
KF15 (22,3 g/ngày), thấp hơn ở KF0 (20,3 g/ngày); KFDC (20,6 g/ngày) và KF7.5 
(19,6 g/ngày) (p 0,05). Hiệu quả kinh tế có xu 
hướng tăng dần theo mức tăng bột lá sắn trong các nghiệm thức. Từ đó có thể kết 
luận, có thể sử dụng mức 22,5% bột lá sắn trong thức ăn viên như nguồn protein 
cho thỏ mang lại hiệu quả kinh tế. 
Từ khóa. Cân bằng N, lá sắn, tiêu hóa, tăng trọng, chuyển hóa thức ăn, hiệu quả 
kinh tế, thỏ. 
1. Đặt vấn đề 
Trong những năm gần đây (sau khi dịch cúm gia cầm, dịch tai xanh ở lợn xảy ra 
tại Việt Nam), chăn nuôi thỏ đã được nông dân và các cơ quan Chính phủ quan tâm 
nhiều hơn, chăn nuôi thỏ được xem như là một phương tiện để nâng cao thu nhập của 
người nghèo nông thôn. Hiện nay, số lượng thỏ ở nước ta vào khoảng 6,45 triệu con, 
phân bố đều trên cả ba miền đất nước và sản lượng thịt thỏ sản xuất ra năm 2005 là 
94 
2.516 tấn và năm 2006 là 2.635 tấn (Đinh Văn Bình, 2009). Mặc dù đã có những tiến bộ 
đáng kể, song hàng năm cả nước mới chỉ có khoảng 19 triệu thỏ sản phẩm cung cấp 
trung bình 22500 tấn thịt thỏ (Cục Chăn nuôi, 2007). Theo định hướng của Cục Chăn 
nuôi đến năm 2020, chuyển đổi chăn nuôi thỏ từ nông hộ sang chăn nuôi trang trại công 
nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, kiểm soát dịch bệnh; đảm bảo 
vệ sinh an toàn thực phẩm (Cục chăn nuôi, 2007). 
Để thực hiện được định hướng này, ngoài công tác giống và qui hoạch vùng 
giống trọng điểm thì thức ăn được quan tâm hàng đầu. Đồng nghĩa với chăn nuôi công 
nghiệp thì thức ăn hỗn hợp không thể thiếu. Đứng trước tình hình giá cả thức ăn liên tục 
tăng cao trong những năm vừa qua, việc tìm kiếm lựa chọn những nguyên liệu là các 
phụ phẩm chế biến hay sản phẩm phụ sau thu hoạch đồng thời xác định tỷ lệ các nguyên 
liệu này trong thức ăn hỗn hợp nhằm giảm chi phí thức ăn và tăng hiệu quả chăn nuôi là 
hướng đi cần thiết. 
Lá sắn là nguồn cung cấp protein có giá trị trong chăn nuôi. Thành phần 
protein thô trong lá sắn phụ thuộc vào giống, chế độ chăm sóc, phân bón nhưng biến 
động vào khoảng từ 16,7 tới 39% trong vật chất khô (Eggum, 1970; Allen 1984; Phuc, 
2000; Hang 2007). Protein trong lá sắn tương đối đầy đủ axit amin thiết yếu (trừ Meth. 
và Cys.) (Phuc, 2001) tương đương với axit amin của cỏ alfalfa và bột đậu tương. 
Nghiên cứu sử dụng bột lá sắn làm thức ăn cho thỏ đã được một số tác giả quan tâm. 
Khi nghiên cứu việc thay thế thức ăn đậm đặc bởi lá sắn trong khẩu phần ăn của thỏ, 
Okonkwo (2010) cho thấy lượng VCK ăn vào dao động 44 - 67g /con/ngày nằm trong 
khoảng 40 - 80 g/con/ngày, tương tự với báo cáo của Joyce (1971) và kết quả nghiên 
cứu của Omole (2005), tỉ lệ % của bột lá sắn trong khẩu phần từ 0 - 15% thì hệ số tiêu 
hóa vật chất khô đạt từ 67 – 81%, tiêu hóa protein thô đạt từ 54 - 77,5%, tiêu hóa xơ từ 
25 – 44%. Hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR) từ 3,1-5,3. Các mức 15% và 30% bột lá 
sắn không ảnh hưởng lớn đến tỉ lệ tiêu hóa. Thỏ có tỷ lệ tiêu hóa cao ở mức 30% bột lá 
sắn trong khẩu phần. 
Mục tiêu của nghiên cứu: Đánh giá giá trị dinh dưỡng của các công thức thức 
ăn viên khi sử dụng các tỷ lệ phối trộn khác nhau trong đó bột lá sắn được sử dụng như 
nguồn protein thay thế khô dầu đậu tương và bã đậu nành với các mức khác nhau. 
2. Nội dung và phương pháp thí nghiệm 
Sử dụng các nguyên liệu chủ yếu từ địa phương và các phụ phẩm chế biến bao 
gồm: cám gạo, ngô, thóc lép, bã sắn, lá sắn, bã bia, bã đậu... làm nguyên liệu phối trộn 
trong các công thức thức ăn viên. Mặc dù tỷ lệ phối trộn các nguyên liệu thức ăn khác 
nhau nhưng thành phần dinh dưỡng như protein, xơ, chất béo... của các nghiệm thức 
được cân bằng gần như tương đương nhau. 
95 
2.1.Công thức thí nghiệm 
Sử dụng 5 nghiệm thức (KF0; KF7,5; KF15; KF22,5 và KF30) với tỷ lệ phối 
trộn các nguyên liệu khác nhau, trong đó bột lá sắn được sử dụng với các mức tương 
ứng: 0, 7,5; 15; 22,5 và 30% (tính theo DM). Cám gạo và ngô được sử dụng như nguồn 
cung cấp năng lượng nhưng chỉ chiếm tỷ lệ thấp từ 9,5-11% ở cám và 4% ở ngô. Bã bia, 
bã sắn, thóc lép là phụ phẩm các ngành chế biến được sử dụng với tỷ lệ cao từ 15 đến 
24% trong các nghiệm thức nhằm giảm giá thành của sản phẩm. Khô dầu đậu tương, bã 
đậu nành là những nguyên liệu giầu đạm được sử dụng với tỷ lệ giảm dần theo mức tăng 
của bột lá sắn, trong đó khô dầu đậu tương mức 12% ở KF0 giảm xuống còn 6% ở 
KF30%; Bã đậu nành cũng giảm từ 12% xuống còn 6%. Mức giảm cao nhất chiếm 50% 
so với mức ban đầu. Tỷ lệ phối trộn các nguyên liệu được thể hiện ở bảng 1. 
Bảng 1. Tỷ lệ các nguyên liệu và giá trị dinh dưỡng trong các công thức thức ăn viên 
(% trong DM) 
Nguyên liệu 
(kg/100kg) KF0 KF7.5 KF15 KF22.5 KF30 
Cám gạo 10,0 10,5 11,0 9,5 10,0 
Ngô 4,0 4,0 4,0 4,0 4,0 
KDĐT 12,0 10,0 8,0 6,0 4,0 
Bột lá sắn 0,0 7,5 15,0 22,5 30,0 
Bã đậu nành 12,0 10,0 8,0 7,0 6,0 
Bã bia 18,0 18,0 17,0 15,0 11,0 
Bã sắn 19,0 17,0 17,0 16,0 15,0 
Thóc lép 24,0 22,0 19,0 19,0 19,0 
Premix khoáng-
Vitamin 
1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 
Giá trị dinh dưỡng của các công thức thí nghiệm (% trong DM) 
CP 17,7 17,6 17,5 17,7 17,6 
EE 6,2 6,1 5,9 5,8 5,9 
CF 12,4 12,5 12,7 12,8 13,0 
Ash 7,1 7,2 7,4 7,7 8,1 
Ca 0,8 0,81 0,83 0,83 0,85 
P 0,47 0,49 0,49 0,5 0,52 
ME(kcal/kg) 2489 2480 2483 2489 2508 
(*Chú thích: CP: Protein thô; EE: Chất chiết (mỡ thô); CF: Xơ thô; Ash: Khoáng tổng 
số; ME: Năng lượng trao đổi). 
96 
Giá trị dinh dưỡng của các công thức thức ăn dựa trên cơ sở nhu cầu dinh dưỡng 
của thỏ nuôi thịt và khuyến cáo của các nghiên cứu. Theo khuyến cáo của Jenkins 
(1999), thức ăn viên hoàn chỉnh của thỏ cần chứa 20-25% xơ thô; năng lượng 2200 
Kcal/kg thức ăn (Cheeke, 1994). Theo khuyến cáo của Đinh Văn Bình (2003), nếu hàm 
lượng xơ dưới 8% thì làm thỏ đói, ỉa chảy, ngược lại nếu tăng lên cao hơn 16% thì làm 
thỏ chậm lớn và gây táo bón. McNitt (1996) chứng minh rằng, không giống như gia súc 
dạ dày kép, protein vi sinh vật chỉ đóng góp một phần nhỏ cho nhu cầu protein của thỏ. 
Theo Nizza (2000) thì mức protein trong thức ăn của thỏ từ 17-20% và năng lượng từ 
10,73-12,66 MJDE/kg. Maertens và Villamide (1998) khuyến cáo: Chiều dài của thức 
ăn viên vào khảng từ 0,8-1,0cm nếu dài hơn sẽ gây dễ vỡ và dập nát khi vận chuyển. 
Theo McNitt (1996), Thức ăn viên cần cứng và có đường kính 0,47 cm và chiều dài là 
0,63 cm. 
Các nguyên liệu sau khi thu mua về lấy mẫu trung bình để phân tích vật chất khô, 
rồi phơi khô nghiền mịn trên cùng mắt sàng sau đó và sấy ở 650C để phân tích các chỉ 
tiêu CP. Li. CF. và khoáng tổng số. Tất cả các nguyên liệu sau khi được cân theo tỷ lệ 
của từng nghiệm thức được trộn đều, kỹ và trộn với nước theo tỷ lệ 2:1 (2 phần thức ăn, 
1 phần nước) và ép thành dạng viên rồi sấy khô ở nhiệt độ 650C và bảo quản nơi khô ráo 
tránh nấm mốc. 
2.2. Chuồng thí nghiệm 
Khung chuồng bằng inox, dài: 50cm, rộng 15cm, cao 30cm, bao quanh bằng lưới 
sắt (diện tích mắt lưới: 1 x 1cm); chuồng cao cách mặt đất: 50cm. Các chuồng tiêu hóa 
được thiết kế đảm bảo tách phân và nước tiểu riêng biệt. Phần dưới đáy chuồng lót tấm 
lưới để thu phân và dưới lưới thu phân là lớp nilon dày để thu nước tiểu. Máng thức ăn 
viên, máng thức ăn xanh và nước uống được tách biệt. 
2.3. Bố trí thí nghiệm 
Thí nghiệm (TN) thử mức tiêu hóa với 25 thỏ lai địa phương, trọng lượng TB: 
1,5 kg ± 0,2 nuôi cá thể. Bố trí theo kiểu ngẫu nhiên với 5 nghiệm thức, 5 lần lặp lại (5 x 
5 =25). Mỗi nghiệm thức có 5 con như 5 lần lặp lại, tỷ lệ đực cái như nhau. Thỏ được 
đưa vào từng ô cũi trao đổi và được cố định 1 chân trước và 1 chân sau bằng dây vải 
mềm để đảm bảo thỏ không cúi ăn lại phân. Tiêu hóa biểu kiến được xác định thông qua 
phương pháp thu phân (thỏ được khống chế không cho ăn lại phân mềm). 
TN nuôi dưỡng với 50 thỏ lai địa phương đang trong giai đoạn sinh trưởng 
(khoảng 1,5 đến 2 tháng tuổi) có trọng lượng trung bình 0,8kg ± 0,2 kg được bố trí theo 
kiểu ngẫu nhiên hoàn toàn với 5 nghiệm thức bao gồm: khẩu phần đối chứng (KFĐC), 
KF0; KF7.5; KF15 và KF22.5. Mỗi nghiệm thức có 10 con và được chia thành 5 ô 
chuồng (mỗi ô 2 con), 5 lần lặp lại (5*2*5). 
97 
2.4. Thức ăn và cách cho ăn 
Ở TN tiêu hóa, thức ăn viên và thức ăn xanh được cho ăn cùng một lúc ở 2 máng 
riêng biệt và thức ăn được cho ăn 3 lần/ngày: vào lúc 7 giờ sáng, 12 giờ trưa và 19 giờ 
tối. Ở TN nuôi dưỡng thức ăn viên và thức ăn xanh được cho ăn tự do và chia làm hai 
lần trong một ngày vào buổi sáng lúc 6h và buổi chiều lúc 17h luôn đảm bảo thức ăn có 
trong máng. Lượng thức ăn viên được cho ăn bằng 5% theo trọng lượng cơ thể 
(McNitt ,1996; Jenkins’s 1999; NIH 2005). Ở TN tiêu hóa, thức ăn xanh sử dụng là rau 
khoai lang, lượng cho ăn được ước tính theo số lượng ăn tự do ở giai đoạn thích nghi và 
được khống chế bằng 80% ở giai đoạn thu mẫu để đảm bảo thỏ ăn hết khẩu phần (tinh 
và xanh) theo dự kiến. Ở TN nuôi dưỡng, thức ăn xanh là cỏ ghi nê, nước uống tự do 
bằng vòi uống tự động. 
Thức ăn viên sử dụng ở lô đối chứng chúng tôi dùng thức ăn viên Thanh 
Phương là loại thức ăn hỗn hợp có thành phần ME: 2500 kcal/kg; CP: 17%; Li: 3% 
và CF: 11%. 
2.5. Thời gian thí nghiệm 
TN tiêu hóa được tiến hành trong 30 ngày trong đó 15 ngày làm quen cũi trao 
đổi, 8 ngày làm quen thức ăn TN và 7 ngày thu phân, nước tiểu. Phân và nước tiểu thu 
làm 3 lần/ ngày vào lúc 6 giờ, 11 và 18 giờ. Để đảm bảo nitơ không bị phân hủy, nước 
tiểu được bổ sung thêm H2SO4 (10%) để pH luôn < 4. Mẫu phân trong ngày được trộn 
đều theo từng con của từng công thức rồi lấy mẫu xác định vật chất khô, phần còn lại 
được bảo quản trong tủ lạnh sâu âm 18oC. 
2.6. Xử lý mẫu 
Sau 7 ngày thu phân, nước tiểu, mẫu phân được lấy ra, trộn đều và sấy ở 
nhiệt độ 650C và lấy mẫu trung bình để phân tích cho từng con như lần lặp lại. Với 
các chỉ tiêu, vật chất khô, protein, xơ, khoáng. Tất cả các chỉ tiêu phân tích được 
tiến hành tại phòng Phân tích Trung tâm, khoa Chăn nuôi - Thú Y Trường Đại học 
Nông Lâm Huế. 
 3. Xử lý số liệu 
Số liệu thu thập trong suốt quá trình TN được quản lý trong phần mềm Excel và 
xử lý bằng phần mềm Minitab 15.1.2 (2007). Số liệu đã được xử lý theo ANOVA trên 
mô hình GLM và biểu thị kết quả theo Least Square Mean và sai số của giá trị trung 
bình (SEM). So sánh sai khác giá trị trung bình của các nghiệm thức bằng phương pháp 
TUKEY với khoảng tin cậy 95%. 
98 
4. Kết quả và thảo luận 
4.1. Giá trị dinh dưỡng thức ăn và lượng ăn vào của thỏ ở các nghiệm thức thí 
nghiệm 
Do đặc điểm và cấu trúc bộ máy tiêu hóa của thỏ phù hợp với thức ăn thô xơ, vì 
vậy các nguyên liệu chủ yếu trong nghiên cứu này là thức ăn thực vật và phụ phẩm chế 
biến sẵn có tại địa phương và cơ sở nghiên cứu như bã sắn, bã bia, lá sắn, bã đậu nành, 
thóc lépKết quả phân tích thành phần hóa học của các nguyên liệu thức ăn dùng cho 
thí nghiệm được thể hiện ở bảng 3. 
Bảng 3. Thành phần và giá trị dinh dưỡng các nguyên liệu sử dụng trong thí nghiệm 
(% trong DM) 
Tên nguyên liệu DM CP EE CF Ash Ca P GE (Kcal/kg) 
Cám gạo 89,50 14,90 16,80 5,96 8,70 0,22 1,33 4351 
Ngô 86,70 8,01 5,13 2,60 1,40 0,12 0,23 5352 
Khô dầu đậu tương 84,50 42,60 7,40 6,20 5,90 0,26 0,67 4870 
Bột lá sắn 89,50 26,00 6,03 15,88 10,50 1,40 0,75 3965 
Bã đậu 84,54 30,70 9,15 18,10 3,26 0,18 0,36 3260 
Bã bia 89,40 25,20 6,48 14,50 4,29 0,26 0,48 3382 
Bã sắn 87,00 1,80 3,30 5,10 1,70 0,11 0,20 3088 
Thóc lép 88,50 5,30 2,20 22,50 17,00 0,21 0,23 2834 
Kết quả bảng 3 cho thấy: khô dầu đậu tương là nguyên liệu có giá trị protein cao 
nhất (42%) rồi đến bã đậu (sản phẩm phụ của ép bánh đậu phụ thủ công). Các loại phụ 
phẩm khác như bã bia cũng có hàm lượng protein đáng kể (25,2%) và đặc biệt bột lá sắn 
có hàm lượng protein thô lên tới 26%. Trong khi đó cám gạo và ngô là các nguyên liệu 
truyền thống trong chăn nuôi thì hàm lượng protein cũng chỉ lần lượt là 14,9 và 8%. Các 
nguyên liệu bao gồm chủ yếu là các phụ phẩm nên hàm lượng xơ thô tương đối cao đặc 
biệt trong bã bia, bã sắn và bã đậu hàm lượng xơ thô từ 14,5 đến 18,1%. Các nguyên 
liệu sử dụng trong nghiên cứu này cũng phù hợp với khuyến cáo của tổ chức NIH 
(NSN-8710-01-005-8439) rằng: thức ăn viên cho thỏ nên bao gồm các nguyên liệu chủ 
yếu: thức ăn tinh, bột lá giầu đạm, đạm thực vật, men bia (rượu) khô. Với tỷ lệ phối trộn 
khác nhau trong thời gian thí nghiệm, kết quả lượng ăn vào thực tế của các khẩu phần ở 
các lô được thể hiện ở bảng 4. 
99 
Bảng 4. Lượng ăn vào thực tế của thỏ ở các khẩu phần thí nghiệm (g DM/thỏ/ngày) 
Tên nguyên liệu KF0 KF7,5 KF15 KF22,5 KF30 SEM P 
Rau khoai lang 20,34 22,12 20,39 20,91 21,42 0,5799 0,16 
Thức ăn viên 79,18 79,38 79,20 79,42 78,17 0,3497 0,08 
Tổng g DM ăn vào 99,52 101,5 99,59 100,33 99,59 0,6517 0,18 
Tổng g CP ăn vào 18,41 18,42 18,55 18,41 18,26 0,0949 0,32 
Tổng g xơ ăn vào 13,96a 14,11a 13,81b 13,74b 13,70b 0,0799 0,02 
(Ghi chú: Các giá trị trong cùng một hàng với các ký tự a, b, c khác nhau thì sai khác 
có ý nghĩa thống kê (P<0,05)). 
Sử dụng rau khoai lang bổ sung trong suốt thời gian TN chiếm gần ¼ tổng lượng 
DM ăn vào. Kết quả cho thấy, lượng ăn vào giữa các lô TN không có sự sai khác (p= 
0,16) biến động trong khoảng từ 20,35 đến 22,12 g/con/ngày. Điều đó cũng đồng nghĩa 
rằng, sự sai khác về tỷ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng chủ yếu chịu ảnh hưởng bởi thức 
ăn viên hay tỷ lệ phối trộn các nguyên liệu trong thức ăn viên. Lượng thức ăn tinh ăn 
vào biến động từ 78,17đến 79,42g/con/ngày, nhưng cũng không có sự sai khác thống kê 
(p=0,08). Mặc dù tỷ lệ phối trộn các nguyên liệu trong công thức thức ăn có khác nhau 
nhưng tổng lượng DM, lượng protein và xơ ăn vào ở thỏ giữa c ... thể hiện ở bảng 7: 
Bảng 7. Lượng ăn vào thực tế ở các khẩu phần TN (g/ô/ngày) 
Loại thức ăn KF ĐC KF0 KF7,5 KF15 KF22,5 SEM 
Thức ăn tinh 146,6a 182,8c 167,7b 161,9b 182,9c 2,807 
Thức ăn xanh 237,2b 238,1ac 250,2bc 256,2b 242,8ac 3,302 
DM thức ăn tinh 131,9a 164,5c 150,9b 145,7b 164,6c 2,527 
102 
DM thức ăn xanh 27,7a 27,9a 29,3bc 30,0b 28,4ac 0,386 
CP thức ăn tinh 22,4a 31,1c 28,7b 27,7b 31,1c 0,470 
CP thức ăn xanh 4,4a 4,4ac 4,7bc 4,8b 4,5a 0,061 
Tổng gDM 159,7a 192,4c 180,2b 175,7b 193,0c 2,659 
DM /con 79,8a 96,2c 90,1b 87,7b 96,5c 1,329 
Tổng CP/con 13,5a 17,8b 16,7b 16,2b 17,8b 0,290 
Giá trị dinh dưỡng của các khẩu phần thí nghiệm 
CP (%) 16,8a 18,4b 18,5b 18,5b 18,4b 0,008 
CF (%) 13,39a 13,76b 13,89b 13,76b 13,75b 0,001 
(Ghi chú: Các giá trị trong cùng một hàng với các ký tự a, b, c khác nhau thì sai khác 
có ý nghĩa thống kê (P<0,05)). 
Kết quả bảng 7 cho thấy lượng thức ăn tinh, thức ăn xanh ăn vào giữa các 
nghiệm thức có sự sai khác đáng kể dẫn đến tổng DM, tổng protein thô (CP) ăn vào 
cũng khác nhau (p<0,05). Lượng thức ăn xanh ăn vào chiếm khoảng 30% tổng lượng 
DM ăn vào. Lượng DM ăn vào ở KF0 và KF22,5 là tương đương nhau (96,2 và 96,5 
g/con/ngày), KF7,5 và KF15 (90,1 và 87,7g/con/ngày) cao hơn hẳn KFĐC 
(79,8g/con/ngày) (P<0,05). Lượng protein thô ăn vào ở KF0, KF22,5, KF15 gần giống 
nhau và cao hơn so với KFĐC và KF7,5 (với P<0,05). Điều này chứng tỏ khi bổ sung 
bột lá sắn trong khẩu phần thay thế một phần các loại thức ăn đạm truyền thống như khô 
dầu đậu tương, bã đậu tương không làm ảnh hưởng đến lượng ăn vào của thỏ cũng như 
giá trị dinh dưỡng trong khẩu phần thí nghiệm. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cao 
hơn so với công bố của Okonkwo (2010) khi sử dụng bột lá sắn để thay thế ngô trong 
công thức thức ăn hỗn hợp với các mức là 0, 15, 30, 45 và 60% thì lượng DM ăn vào 
cao nhất là ở lô chứa 15% bột lá sắn (66,85 g/con/ngày) và có xu thế giảm dần ở những 
lô có tỷ lệ bột lá sắn tăng dần (khẩu phần 30; 45; 60% bột lá sắn lượng ăn vào tương 
ứng là 56,76; 55,61; 44,24 g/con/ngày (P<0,05)). Tuy nhiên, kết quả này tương đương 
với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Việt Chương (2003) và R. Ramchun (2000). 
Khả năng tăng trọng và chuyển hóa thức ăn ở thỏ thí nghiệm: 
Với lượng ăn vào thực tế có khác nhau giữa các nghiệm thức, trong đó cao nhất 
ở các lô KF0, KF22,5 và thấp hơn ở các lô còn lại. Kết quả tăng trọng và chuyển hóa 
thức ăn của thỏ ở các lô TN được trình bày ở bảng 8. 
Kết quả ở bảng 8 cho thấy rằng, trọng lượng ban đầu (P ban đầu) của thỏ ở các lô 
TN là tương đương nhau (P>0,05), biến động từ 1,55 đến 1,63 kg/ô (2 con). Qua thời 
gian nuôi 60 ngày, trọng lượng của thỏ kết thúc TN ở công thức KF22,5 (4,57 kg/ô) cao 
103 
hơn hẳn so với KFĐC (4,11 kg/ô) và các công thức còn lại (với P = 0,05). Với trọng 
lượng kết thúc TN cao nhất thì tăng trọng ở thỏ của lô KF22,5 sẽ đạt 49,0 g/ô/ngày 
tương ứng tăng trọng trung bình 24,5g/con/ngày trong khi các lô TN khác (kể cả KFĐC) 
thấp hơn dao động trong khoảng từ 19,6 - 22,6 g/con/ngày (P<0,05). Điều này chứng tỏ 
khi bổ sung bột lá sắn trong khẩu phần từ 7,5 lên 15 và 22,5% không ảnh hưởng đến khả 
năng tăng trọng của thỏ, thậm chí ở KF22,5 tăng trọng lại cao hơn hẳn so với các lô 
khác (kể cả KFĐC) và sự sai khác này có ý nghĩa (P <0,05). Theo nghiên cứu của 
Nguyễn Văn Thu và Nguyễn Thị Kim Đông, (2006) bổ sung 30% bột cỏ Psophocarpus 
Scandens vào khẩu phần thì tăng trọng trung bình đạt 18,2g/con/ngày. Nghiên cứu của 
Okunkwo, (2010) cho thấy khả năng tăng trọng ở khẩu phần thay thế bằng 15% bột lá 
sắn là cao nhất (21,36 g/con/ngày), kế đến là ở khẩu phần 30% bột lá sắn (17,05 
g/con/ngày), tuy nhiên sự sai khác này không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Kết quả của 
chúng tôi cao hơn các nghiên cứu của Nguyễn Văn Thu và Nguyễn Thị Kim Đông, Lê 
Thị Lan Phương, Okunkwo nhưng lại thấp hơn kết quả nghiên cứu của Chen Hong 
Ming và CS, (2007) (tăng trọng từ 31,82 - 38,23g/con/ngày) và F. Groundret, (2009) 
(tăng trọng từ 47-65g/con/ngày). 
Bảng 8. Tăng trọng và chuyển hóa thức ăn ở thỏ thí nghiệm 
 KFĐ
C 
KF0 KF7,5 KF15 KF22,5 SEM P 
Pban đầu (kg/ô) 1,61 1,60 1,60 1,55 1,63 0,161 0,998 
Pkết thúc (kg/ô) 4,11a 4,04a 3,95a 4,28a 4,57b 0,107 0,005 
Thời gian nuôi (ngày) 60 60 60 60 60 
Tăng trọng (g/ô/ngày) 41,7a 40,6a 39,2b 45,4a 49,0c 1,877 0,009 
Tăng trọng (g/con/ngày) 20,9a 20,3a 19,6b 22,7a 24,5c 0.923 0,01 
Chuyển hóa thức ăn (kg 
DM/kg tăng trọng) 
4,2 4,9 4,9 4,2 4,4 0,338 0,323 
(Ghi chú: Các giá trị trong cùng một hàng với các ký tự a, b, c khác nhau thì sai khác 
có ý nghĩa thống kê (P<0,05)). 
Khả năng chuyển hóa thức ăn (FCR) dao động từ 4,2 đến 4,9 kgDM ăn vào/kg 
tăng trọng. Tuy nhiên, sự sai khác này không có ý nghĩa về mặt thống kê (P>0,05). Khi 
so sánh với kết quả nghiên cứu của Pok Samkol, (2006) khi bổ sung các mức rau muống 
khác nhau (từ 8-18% tính theo DM) cho thỏ Newzealand, hệ số chuyển hóa thức ăn 
(FCR) từ 3,83 - 5,18 kg DM ăn vào/kg tăng trọng. Kết quả này cũng tương đương với 
kết quả nghiên cứu của Lê Thị Lan Phương, (2008) bổ sung lá và cành dâm bụt vào 
khẩu phần thì FCR là 4,43 kg DM ăn vào/kg tăng trọng. Tuy nhiên kết quả này lại thấp 
104 
hơn kết quả của Ani, A.O, (2008) khi nghiên cứu các mức bổ sung bột lá Pigeon Pea 
(Cajanus Cajan) vào khẩu phần thỏ sinh trưởng thì FCR từ 4,8 - 6,1 kgDM ăn vào/kg 
tăng trọng các kết quả trong nghiên cứu này cũng tương tự với các kết luận của Sarwatt, 
2003, khi sử dụng cành lá non của cây chè khổng lồ (trichanthera gigantean) thay thế 
nguồn protein truyền thống mức 9, 18, 27% đã làm tăng thu nhận thức ăn, tăng tỷ lệ tiêu 
hóa và khả năng cho thịt của thỏ. Cũng theo Pok Samkol, 2006, khi bổ sung cho thỏ các 
mức rau muống từ 8-18% theo khối lượng sống của cơ thể (tính theo DM) đã làm tăng 
lượng ăn vào, tăng tỷ lệ tiêu hóa và khả năng cho thịt của thỏ và tăng trọng đạt từ 14-
20g/con/ngày và hệ số chuyển hóa thức ăn từ 3,83-5,18 kg DM/kg tăng trọng. Vì vậy 
hướng sử dụng thức ăn thô, xanh giầu đạm để giải quyết nguồn đạm trong khẩu phần 
cũng như trong thức ăn viên cho thỏ vừa làm giảm tỷ lệ thức ăn hạt vừa giảm nguồn 
thức ăn đạm truyền thống từ đó làm giảm chi phí và tăng thu nhập từ nghề nuôi thỏ. 
4.4. Hiệu quả kinh tế của thỏ ở các nghiệm thức 
Trong tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi như 
giống, thức ăn, chi phí chuồng trại, thuốc thú ythì yếu tố có tác động lớn nhất là thức 
ăn. Việc xác định tỷ lệ phối trộn các nguyên liệu nhằm đảm bảo chất lượng và chi phí 
thấp là mục tiêu của nghiên cứu. Để đánh giá ảnh hưởng của tỷ lệ phối trộn các nguyên 
liệu và sử dụng bột lá sắn thay thế thức ăn đạm truyền thống trong công thức thức ăn 
viên đến hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi thỏ, kết quả được trình bày ở bảng 9. 
Bảng 9. Hiệu quả kinh tế của thỏ thí nghiệm (đồng/ô) 
 KFĐC KF0 KF7,5 KF15 KF22,5 SEM 
Tinh ăn vào (g) 145 183 185 162 202 7.4 
Xanh ăn vào (g) 237 238 246 256 243 6.4 
Tiền thức ăn tinh 87240 72101 70963 59992 71959 3209.3 
Tiền thức ăn xanh 14232 14280 14784 15372 14568 382.5 
Tổng tiền thức ăn 101472 86381 85747 75364 86527 3308.7 
Tiền mua giống thỏ 193 200 192 240 192 000 186 240 195 600 19260.5 
Tiền thú y 6000 3600 3000 3600 7000 
Tiền bán thỏ 390 640 383 420 375 250 406 410 433 960 10143.0 
Hiệu quả kinh tế/ô 89 968 101199 94503 141206 144833 14446.7 
HQKT/con 44 984a 50 599a 47 251a 70 603b 72 416b 7223.3 
% tăng lên so với 
KFĐC 
0 13 5 57 61 
105 
Kết quả cho thấy khẩu phần có sử dụng bột lá sắn với tỷ lệ 22,5% có hiệu quả 
kinh tế cao nhất (72416 đ/con) và thấp nhất ở khẩu phần đối chứng (44948 đ/con), sự sai 
khác này có ý nghĩa về mặt thống kê (P<0,05). Sở dĩ như vậy là do trong khẩu phần thí 
nghiệm, chúng tôi bổ sung bột lá sắn nên làm giảm chi phí thức ăn tinh xuống đáng kể 
từ 87240đ/con xuống còn 59992đ/con. Ở lô KF22,5 mặc dù tiền thức ăn tinh/ô cao hơn 
so với KF7,5 và KF15 nhưng hiệu quả kinh tế vẫn đạt mức cao nhất là do hệ số chuyển 
hóa thức ăn FCR tương đối thấp (FCR = 4,4). Hiệu quả kinh tế khi bổ sung bột lá sắn 
trong công thức thức ăn viên với việc sử dụng cỏ Ghinê làm thức ăn xanh mang lại hiệu 
quả kinh tế cao hơn nhiều (47.251-72.416 đ/con) so với khẩu phần đối chứng (44984 
đ/con). Nếu so sánh với KFĐC thì hiệu quả kinh tế tăng thêm ở KF22.5 đạt cao nhất 
61% rối đến KF15 57% và thấp nhất là KF0 và KF7.5. 
5. Kết luận 
Sử dụng các nguyên liệu chủ yếu là phụ phẩm chế biến trong thức ăn viên và bột 
lá sắn như nguồn protein thay thế khô dầu đậu tương, bã đậu tương trong thức ăn viên 
cho thỏ với mức thay thế 15 đến 22.5%(trong DM) cho kết quả tích lũy N tương đương 
với lô chỉ dùng khô dầu đậu tương và bã đậu tương (p >0.05). Khả năng tăng trọng của 
thỏ đạt cao nhất là ở nghiệm thức có mức thay thế 22,5%. Chuyển hóa thức ăn trên 1kg 
tăng trọng (FCR) ở các nghiệm thức dao động từ 4,2 - 4,9 kg (P>0,05). Hiệu quả kinh tế 
có xu hướng tăng dần theo các mức tăng của bột lá sắn từ (P<0,05). Có thể sử dụng bột 
lá sắn thay thế một phần khô dầu đậu tương và các nguyên liệu giầu đạm khác lên mức 
22,5% trong thức ăn viên cho thỏ để cải thiện tăng trọng và hiệu quả kinh tế. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Allen R D., Feedstuff ingredient analysis table, Feedstuffs USA, 56 (30), (1984), 25-30. 
2. Ani, A.O., The effect of feeding graded levels of cooked pieon pea (cajanus cajan) seed 
meal on the performance and carcass characteristics of growing rabbits, Agro-Science 
Journal of tropical Agriculture, food, Enviroment and Extension. Volume 7 Number 3. 
(2008), 229-234. 
3. Blas, Fibre digestions, In:C.de Blas and J.Wiseman. The Nutrition of the Rabbit., 1998, 
69. CABI Publishing, London. 
4. Brooks, D, Nutrition and Gatrointestinal Physiology, In: E. V.Hillyer and K. E. Quesenberry 
(ed.) Ferrets, Rabbits and Rodents Clinical Medicine and Surgery., (1997), 169. 
5. Bùi Huy Đáp, Hoa mầu Việt Nam. Cây sắn, Nxb. Nông nghiệp, 1987. 
6. Carabano, R., and J. Piquer., The Digestive System of the Rabbit, In: C. de Blas and J. 
Wiseman (ed.) The Nutrition of the Rabbit. (1998), 1. CABI Publishing, London. 
106 
7. Cheeke, P. R., Rabbit Feeding and Nutrition, Academic Press, New York, 1987. 
8. Cheeke, P. R., Nutrition and Nutritional Diseases, In: P. J. Manning,D. H. Ringler and 
C. E. Newcomer (ed.) The Biology of the Laboratory Rabbit. 2nd ed. (1994), 321. 
Academic Press, New York. 
9. Cục Chăn nuôi, Chiến lược phát triển chăn nuôi gia súc ăn cỏ đến 2020, Hội nghị đẩy 
mạnh sản xuất, chế biến, bảo quản thức ăn thô xanh phát triển chăn nuôi gia súc ăn cỏ. 
Hà Nội, 18-19/12/2007. 
10. Đinh Văn Bình, Tài liệu kỹ thuật chăn nuôi Thỏ,Nxb. Nông nghiệp, 2003. 
11. Dư Thanh Hằng. Ảnh hưởng của phương pháp chế biến đơn giản đến nồng độ HCN 
trong lá sắn và khả năng ăn vào ở lợn thịt, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông 
thôn, (2007), 73-76. 
12. Eggum O L ., The protein quality of cassava leaves, British Journal of Nutrition 24:, 
(1970 ), 761-769. 
13. Irlbeck.N.A., How to feed the rabbit (Oryctolagus cuniculus) gastrointestinal tract, 
J.Anim.Sci.79: (2001), 343–346. 
14. J.A. Oluokun, Intake, digestion and nitrogen balance of diets blended with urea treated 
and untreated cowpea husk by growing rabbit, African Journal of Biotechnology Vol. 4 
(10), (2005), 1203-1208. 
15. Jenkins, J. R., Feeding Recommendations for the House Rabbit, Veterinary Clinics of 
North America: Exotic Animal Practice. vol.2. (1999), 143. W.B. Saunders Company, 
Philadelphia. 
16. Maertens, L., and M. J. Villamide, 13. Feeding Systems for Intensive Production, In: C. 
de Blas and J. Wiseman (ed.), 1998. 
17. McNitt, J. I., P. R. Cheeke, Rabbit Production, Interstate Publishers, Inc., Danville, IL, 
1996. 
18. Nguyen Van Thu, Nguyen Thi Kim Dong, Effect of Psophocarpus Scandens replacing 
Para grass in the diet on feed ultilization growth rate and economic return of growing 
crossbred rabbit in the Mekong Delta in Viet Nam, Department of A. Science, Faculty 
of Agriculture and Applied Biology, Can Tho university, Viet Nam, 2006. 
19. Okonkwo, J.C; Okonkwo, I.F; Umene, S.C, Replacement of feed concentrate with 
graded levels of cassava leaf meal in the diet of growing rabbit: effect on feed and 
growth parameters, Parkistan Journal of Nutrion. Volume: 9, Issue: 2, (2010), 116-119. 
20. Phuc B H N and Lindberg J E., Ileal and total tract digestibility in growing pigs fed 
107 
cassava root meal diets with inclusion of cassava leaves, leucaena leaves and 
groundnut foliage, Animal Science, 71, (2000), 301-308. 
21. Pok Samkol, Preston T R and Ly J., Digestibility indices and N balance in growing 
rabbits fed a basal diet of water spinach (Ipomoea aquatica) supplemented with broken 
rice, Livestock Research for Rural Development. Volume 18, Article # 19. 2006, 
Retrieved , from  
INFLUENCE OF THE RATE OF MIXED FEED MATERIALS ON THE 
DIGESTIBILITY, NITROGEN RETENTION, GROWTH AND ECONOMIC 
EFFICIENCY OF GROWING RABBIT IN THUA THIEN HUE PROVINCE 
Du Thanh Hang1, Le Tran Tinh Quyen2 
1College of Agriculture and Forestry, Hue University 
2 Courses 15 master students, College of Agriculture and Forestry, Hue University 
Abstract. Twenty five improved rabbits (1,5 kg ± 0,2 innital weight) were allocated 
in five treatments: KF0, KF7.5; KF15; KF22.5; KF30 (0; 7,5; 15; 22,5 and 30% 
cassava leave meal in pellet in turn) in a completely random design to investigate 
the effect cassava leaves meal levels in pellet on nutrient digestibility and nitrogen 
balance. There was significant difference in the digestibility of OM and DM 
(P<0,05). Digested N reduced with increasing cassava leave meal level (P<0,05). 
The amount of N retention in the treatment of KF0, KF7.5, KF15 and KF22.5 was 
not different (p> 0,05) (from 1,98 to 2,06 g), higher in KF30 (1,84 g) (p = 0,001). 
Fifty five improved (Local x New Zealand) with the innital average weight of 0,8 ± 
0,2 kg are arranged in completely random design with 5 treatments: KF0; KF7.5; 
KF15 and KF22.5 and in comparison with commercial pellets (KFDC). Each 
treatment had 10 rabbits and 5 replicates (5*2*5). Results showed that live weight 
gain was the highest in treatment KF22,5 (24,5g/rabbit/day) then KF15 (22,3), 
lower in KF0 (20,3), KFDC (20.6) and KF7.5 (19,6g/head/day) (p<0,05). Feed 
conversion ratio was from 4,2 to 4,9 kg DM/kg live weight gain (P> 0,05). 
Economic efficiency tends to be increased with the rate of cassava leaf levels, the 
highest at KF22.5 and then KF15 and KF7.5, the lowest in KFDC. It can be 
concluded that using the meal of cassave leaves as protein supplements up to the 
22,5% (in DM) in the pellet for growing rabbit will reduce costs and increase 
economic efficiency in rabbit production. 
Keywords: N-Balance, cassava leave meal, digestibility, rabbit, growing, feed 
conversion ratio, economic efficiency. 

File đính kèm:

  • pdfanh_huong_ty_le_phoi_tron_cac_nguyen_lieu_trong_thuc_an_vien.pdf