Bài giảng Kế toán tài chính - Chương 5: Kế toán nợ phải trả - Trường Đại học Mở TP.HCM
Mục tiêu
• Sau khi học xong chương này, người học có thể:
– Giải thích được những yêu cầu cơ bản của kế
toán liên quan đến nợ phải trả bao gồm về việc
ghi nhận, đánh giá và trình bày trên báo cáo tài
chính.
– Nhận diện và vận dụng các tài khoản kế toán
thích hợp trong xử lý các giao dịch liên quan
đến nợ phải trả.
– Ý nghĩa thông tin qua các tỷ số tài chính.
Nội dung
– Khái niệm, ghi nhận, đánh giá nợ phải trả.
– Vận dụng các tài khoản kế toán thích hợp
trong xử lý các giao dịch liên quan đến nợ
phải trả.
– Trình bày thông tin nợ phải trả trên BCTC.
– Ý nghĩa thông tin qua các tỷ số tài chính.
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Kế toán tài chính - Chương 5: Kế toán nợ phải trả - Trường Đại học Mở TP.HCM", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Kế toán tài chính - Chương 5: Kế toán nợ phải trả - Trường Đại học Mở TP.HCM
25/09/2017 1 Chương 5 Kế toán nợ phải trả TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TPHCM, KHOA KẾ TOÁN- KIỂM TOÁN 1 Mục tiêu • Sau khi học xong chương này, người học có thể: – Giải thích được những yêu cầu cơ bản của kế toán liên quan đến nợ phải trả bao gồm về việc ghi nhận, đánh giá và trình bày trên báo cáo tài chính. – Nhận diện và vận dụng các tài khoản kế toán thích hợp trong xử lý các giao dịch liên quan đến nợ phải trả. – Ý nghĩa thông tin qua các tỷ số tài chính. 2 Nội dung – Khái niệm, ghi nhận, đánh giá nợ phải trả. – Vận dụng các tài khoản kế toán thích hợp trong xử lý các giao dịch liên quan đến nợ phải trả. – Trình bày thông tin nợ phải trả trên BCTC. – Ý nghĩa thông tin qua các tỷ số tài chính. 3 Nội dung 1 Khái niệm, ghi nhận, đánh giá nợ phải trả 4 25/09/2017 2 Định nghĩa & Điều kiện ghi nhận – Nợ phải trả: Là nghĩa vụ hiện tại của doanh nghiệp phát sinh từ các giao dịch và sự kiện đã qua mà doanh nghiệp phải thanh toán từ các nguồn lực của mình. – Nợ phải trả được ghi nhận trong Bảng cân đối kế toán khi có đủ điều kiện chắc chắn là doanh nghiệp sẽ phải dùng một lượng tiền chi ra để trang trải cho những nghĩa vụ hiện tại mà doanh nghiệp phải thanh toán, và khoản nợ phải trả đó phải xác định được một cách đáng tin cậy. 5 Chắc chắn xảy ra • Doanh nghiệp chắc chắn phải dùng một lượng tiền để chi trả Trên 90%50% - 90%Dưới 50% Chắc chắnCó thểKhả năng xảy ra thấp 6 Xác định một cách đáng tin cậy • Số tiền của khoản phải trả phải có khả năng xác định một cách đáng tin cậy Chính xác Gần đúngKhó xác định được Xác định một cách đáng tin cậy 7 Ví dụ • Những trường hợp nào sau đây được ghi nhận là nợ phải trả: - DN ký hợp đồng vay với số tiền 2.000 triệu đồng nhận bằng TGNH, lãi suất 10% năm, thời hạn vay là 2 năm. Số tiền gốc vay và lãi được trả vào cuối mỗi tháng. - DN bị các hộ nông dân kiện vì gây ô nhiễm môi trường. Toà án đã tiếp nhận đơn và đang đánh giá mức độ và các tác động đến các hộ. Theo luật sư của DN thì chắc chắn DN sẽ thua kiện. 8 25/09/2017 3 Dự phòng phải trả • Một khoản dự phòng là một khoản nợ phải trả không chắc chắn về giá trị hoặc thời gian. Một khoản dự phòng phải trả chỉ được ghi nhận khi thỏa mãn các điều kiện sau: – Doanh nghiệp có nghĩa vụ nợ hiện tại do kết quả từ một sự kiện đã xảy ra. – Sự giảm sút về những lợi ích kinh tế có thể xảy ra dẫn đến việc yêu cầu phải thanh toán nghĩa vụ nợ; và – Đưa ra được một ước tính đáng tin cậy về giá trị của nghĩa vụ nợ đó. 9 Ví dụ • Những trường hợp nào sau đây được ghi nhận là dự phòng nợ phải trả: - DN ký hợp đồng mua NVL với số tiền 500 triệu đồng, trong kỳ hàng đã nhập kho, tiền hàng chưa thanh toán. - DN cam kết bảo hành cho các sản phẩm bán ra với thời gian là 2 năm. Theo kinh nghiệm của công ty chi phí bảo hành ước tính là 2% trên doanh số bán ra. Trong năm DN đã tiêu thụ được với doanh thu là 40 tỷ đồng. 10 Nợ tiềm tàng • Nợ tiềm tàng là: – Nghĩa vụ nợ có khả năng phát sinh từ các sự kiện đã xảy ra và sự tồn tại của nghĩa vụ nợ này sẽ chỉ được xác nhận bởi khả năng hay xảy ra hoặc không hay xảy ra của một hoặc nhiều sự kiện không chắc chắn trong tương lai mà doanh nghiệp không kiểm soát được; hoặc – Nghĩa vụ nợ hiện tại phát sinh từ các sự kiện đã xảy ra nhưng chưa được ghi nhận vì: • (i) Không chắc chắn có sự giảm sút về lợi ích kinh tế do việc phải thanh toán nghĩa vụ nợ; hoặc • (ii) Giá trị của nghĩa vụ nợ đó không được xác định một cách đáng tin cậy. 11 Ví dụ • Những trường hợp nào sau đây được ghi nhận là nợ tiềm tàng: - DN cam kết với người lao động là sẽ trợ cấp cho người lao động khi thôi việc, số tiền trợ cấp hàng năm ước tính là 1% trên tổng quỹ lương hàng năm. - Sản phẩm của DN đã gây tiếng vang trên thị trường, tuy nhiên năm vừa qua có một vụ kiện của người tiêu dùng vì gây hại đến sức khoẻ. Cơ quan chức năng đã vào cuộc tìm hiểu nguyên nhân. Thông tin nội bộ công ty là do công nhân đã chọn nhầm vật liệu khi sản xuất. 12 25/09/2017 4 So sánh Nợ tiềm tàng DP phải trả Nợ phải trả Xử lý Thuyết minh Phản ảnh như 1 ước tính kế toán vào nợ phải trả Ghi nhận vào nợ phải trả Điều kiện Chắc chắn xảy ra nhưng số tiền chưa xác định một cách đáng tin cậy hoặc Có thể xảy ra Chắc chắn xảy ra Số tiền xác định một cách đáng tin cậy Đã xảy ra Số tiền xác định một cách chính xác Mức độ chắc chắn và độ tin cậy của số tiền 13 Đánh giá nợ phải trả • Nợ phải trả được phản ảnh theo giá gốc. • Nợ phải trả dài hạn có thể phải sử dụng phương pháp chiết khấu dòng tiền để quy về giá trị hiện tại. • Các khoản nợ phải trả bằng ngoại tệ phải đánh giá lại cuối kỳ. 14 Nội dung 2 Vận dụng các tài khoản kế toán thích hợp trong xử lý các giao dịch liên quan đến nợ phải trả 15 Tài khoản 331 – Phải trả cho người bán Bên Nợ Bên Có Dư Có • Số tiền đã trả /Số tiền ứng trước cho người bán • Số tiền người bán chấp nhận giảm giá/trả lại/CK thanh toán/CKTM • Số tiền phải trả cho người bán vật tư, hàng hóa, dịch vụ, • Số tiền còn phải trả cho người bán Dư Nợ • Số tiền đã ứng trước • Số tiền đã trả > số tiền phải trả cho người bán Tài khoản sử dụng 16 25/09/2017 5 Chiết khấu thanh toán được hưởng Giảm giá, hàng mua trả lại, chiết khấu TM Thanh toán, ứng trước tiền cho NB Mua chịu nhập kho Mua chịu TSCĐ TK 331 TK 152/156/ 241/621/627 TK 133 TK 211/ 213 TK 111, 112, 141, 311 TK 133 TK 152/156, 211, 621... TK 515 Sơ đồ hạch toán 17 VÍ DỤ • Số dư TK331: 30 trđ. Trong đó - TK331. người bán A, số dư Có: 50 trđ; TK331. người bán B, số dư Nợ: 20 trđ 1. DN mua NVL nhập kho giá chưa thuế 30 trđ, thuế GTGT 10%, chưa thanh toán người bán C 2. DN ứng trước cho người bán D 10 tr bằng tiền mặt để mua hàng. 3. Chuyển khoản thanh toán người bán A 20 tr, sau khi trừ chiết khấu thanh toán là 1 tr đ. Yêu cầu: Định khoản và xác định số dư của từng nhà cung cấp. Xác định tính chất số dư của các nhà cung cấp. 18 Tài khoản 333 – Thuế và các khoản phải nộp Bên Nợ Bên Có Dư Có • Thuế đã được khấu trừ trong kỳ; • Thuế và các khoản đã nộp • Thuế GTGT của hàng bán ra bị trả lại, bị giảm giá Số thuế, phí, lệ phí và các khoản khác còn phải nộp vào Ngân sách • Thuế GTGT đầu ra và số thuế GTGT hàng nhập khẩu phải nộp • Thuế, phí, lệ phí và các khoản phải nộp vào Ngân sách NN Dư Nợ Số thuế và các khoản khác nộp thừa Tài khoản sử dụng 19 TK 3331 TK 111/ 112 131 TK 133 TK 511/ 515/711 Khi PS DT & TN khác Thuế GTGT đầu vào đượckhấu trừ Thuế GTGT của HBBTL, GGHB,CKTM TK 521 TK 111/112/ 131 TK 111/ 112 Nộp thuế Sơ đồ hạch toán – Thuế giá trị gia tăng 20 25/09/2017 6 Ví dụ Số dư đầu kỳ TK133 là 0 đ • DN mua 5 chiếc xe Suzuki trong đó 3 chiếc xe Suzuki RGX 125cc giá mua chưa thuế GTGT là 46,5 trđ/chiếc, và 2 chiếc xe Suzuki Belang 150cc giá mua là 138trđ/chiếc. Thuế suất thuế GTGT 10%. • DN Bán xe số lượng là 10 chiếc xe, giá bán xe chưa thuế là 36 triệu đồng/xe, thuế GTGT 10% đã thu bằng TGNH. • DN Bán xe số lượng là 5 chiếc xe, giá bán xe chưa thuế là 25 triệu đồng/xe, thuế GTGT 10% đã thu bằng TM. Yêu cầu: Định khoản nghiệp vụ, xác định số thuế GTGT phải nộp và hạch toán khấu trừ thuế 21 Các khoản phải trả người lao động • Doanh nghiệp phải trả người lao động: – Tiền lương. – Các khoản trợ cấp bảo hiểm xã hội theo quy định. – Các khoản tiền thưởng. • Doanh nghiệp có thể khấu trừ lương của người lao động: – Thuế thu nhập cá nhân. – Các khoản tính theo lương bao gồm bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và kinh phí công đoàn (phần NLĐ chiụ). – Các khoản khấu trừ vào lương khác. 22 Tài khoản 334 - Phải trả người lao động Bên Nợ Bên Có Dư Có • Các khoản khấu trừ lương. • Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng... và các khoản khác đã trả cho NLĐ. • Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng... và các khoản khác phải trả cho NLĐ • Các khoản còn phải trả cho NLĐ cuối kỳ Tài khoản sử dụng 23 Sơ đồ hạch toán khoản phải trả người lao động Các khoản phải khấu trừ vào lương/thu nhập của NLĐ Ứng và thanh toán lương cho NLĐ, thanh toán tiền BHXH cho NLĐ Tiền thưởng phải trả NLĐ từ quỹ KT-PL BHXH phải trả NLĐ TK 334 TK 111/112 TK 138/ 141/ 333 TK 622/627/ 641/642 TK 353 TK 3383 Lương và các khoản mang tính chất lương 24 25/09/2017 7 Bài tập thực hành • Định khoản các nghiệp vụ phát sinh sau: – Chi tiền mặt tạm ứng lương cho công nhân viên: 18.000.000đ – Cuối tháng, lập bảng lương. Theo đó lương phải trả cho từng bộ phận như sau: • Bộ phận công nhân trực tiếp SX: 20.000.000đ • Bộ phận nhân viên phân xưởng: 8.000.000đ • Bộ phận văn phòng: 10.000.000đ 25 – Khấu trừ lương nhân viên khoản bắt bồi thường 1.000.000đ do làm hư hỏng công cụ dụng cụ; khoản tạm ứng chưa thanh toán 500.000đ, thuế thu nhập cá nhân 200.000đ – Khoản thưởng quý 3 chi bằng Quỹ khen thưởng 4 triệu đồng. Bài tập thực hành 26 Các khoản tính theo lương • Được xác định trên cơ sở tiền lương: – DN chịu một phần (được tính vào chi phí và khấu trừ thuế TNDN) – Người lao động chịu một phần (trừ vào lương) • Bảo hiểm xã hội sẽ nộp cho cơ quan BHXH và chi trả theo chế độ cho người lao động theo quy định. • Bảo hiểm thất nghiệp sẽ nộp cho cơ quan BHXH • Bảo hiểm y tế sẽ nộp cho cơ quan BHYT • Kinh phí công đoàn sẽ nộp cho Công đoàn và chi một phần tại DN theo quy định. 27 Möùc tính BHXH, BHTN, BHYT, KPCÑ (Từ 01/01/2014) BHXH BHTN BHYT KPCĐ Tổng Tính vào chi phí 18% 1% 3,0% 2% 24,0% Trừ lương NLĐ 8% 1% 1,5% - 10,5% Tổng 26% 2% 4,5% 2% 34,5% Các khoản tính theo lương 28 25/09/2017 8 Tài khoản 338x – “Phải nộp theo lương” Bên Nợ Bên Có Dư Có • Trợ cấp BHXH phải chi trả cho CNV. • Kinh phí công đoàn chi tại đơn vị. • Số BHXH, BHTN, BHYT, KPCĐ đã nộp cho cơ quan quản lý. • Trích BHXH, BHYT, KPCĐ vào chi phí SXKD. • Trừ BHXH, BHTN, BHYT vào lương của CNV. • Được thanh toán BHXH, được cấp bù KPCĐ nếu có. • BHXH, BHTN, BHYT, KPCĐ đã trích chưa nộp cho cơ quan quản lý. Tài khoản sử dụng 29 (3) TK 338 (2,3,4,6) 622/627/ 641/642 TK 111/112 TK 334 (1) (2) (4) Sơ đồ hạch toán khoản trích theo lương 30 Bài tập thực hành • Sử dụng dữ liệu của bài tập thực hành lương để tính toán định khoản các nghiệp vụ sau: – Trích BHYT, BHXH, KPCĐ, BHTN vào chi phí và khấu trừ lương nhân viên theo tỷ lệ quy định – Trợ cấp BHXH phải chi trả trong kỳ là 2.800.000 đồng – Nộp BHXH, BHYT, BHTN và KPCĐ cho các tổ chức liên quan. – Thanh toán lương, thưởng cho người lao động bằng tiền gửi ngân hàng. 31 TK 341 - Các nguyên tắc • Kế toán các khoản vay phải theo dõi chi tiết số tiền đã vay, lãi vay , số tiền vay đã trả (Gốc và lãi vay), số tiền còn phải trả cho từng đối tượng cho vay, theo khế ước vay. • Các TK này dùng phản ảnh nợ vay (nợ gốc). Lãi vay phải trả không phản ảnh vào các tài khoản này. • Cuối niên độ kế toán, doanh nghiệp phải tính toán và lập kế hoạch vay dài hạn đến hạn trả trong niên độ kế toán tiếp theo để theo dõi và có kế hoạch chi trả. 32 25/09/2017 9 Tài khoản 341 – Vay ngắn/dài hạn Bên Nợ Bên Có Dư Có Số tiền đã trả về các khoản vay Số tiền vay Số tiền còn nợ về các khoản vay chưa trả Tài khoản sử dụng 33 Sơ đồ hạch toán TK341 Trả nợ vay Trả nợ vay bằng tiền thu nợ, vay mới Vay trả các khoản nợ phải trả Vay tiền Vay mua vật tư, hàng hoá, DV TK 341 TK 111/ 112 TK 131/ 341 TK 111/ 112 TK 152/ 153/ 156.. TK 133 TK 331/ 333/ 338 TK 635 Lãi vay TK112/242 /335 34 Ví dụ Hãy định khoản các nghiệp vụ kinh tế sau: 1. DN ký hợp đồng vay với số tiền 1 tỷ đồng nhận bằng TGNH, thời hạn là 1 năm, lãi suất 10%/năm, lãi trả đầu tháng theo số nợ gốc giảm dần bằng tiền mặt, nợ gốc trả thành 2 đợt, đợt 1 trả ½ nợ gốc sau 6 tháng. 2. DN ký hợp đồng vay với số tiền 5 tỷ đồng nhận bằng TGNH, thời hạn là 5 năm, lãi suất 10%/năm. Trả lãi và nợ gốc bằng TGNH chia thành 2 đợt trong năm, đợt 1 trả ½ nợ gốc và lãi theo nợ gốc giảm dần sau 6 tháng. DN trích lãi phải trả tháng thứ nhất. 3. Sau 6 tháng, DN chuyển khoản trả nợ gốc và lãi. 35 Nội dung 3 Trình bày thông tin nợ phải trả trên BCTC 36 25/09/2017 10 Trình bày nợ phải trả • Phân loại nợ ngắn hạn và nợ dài hạn: – VAS 21 quy định: “Trong Bảng cân đối kế toán mỗi doanh nghiệp phải trình bày riêng biệt () nợ phải trả thành ngắn hạn và dài hạn. Trường hợp do tính chất hoạt động doanh nghiệp không thể phân biệt được giữa ngắn hạn và dài hạn, thì () nợ phải trả phải được trình bày thứ tự theo tính thanh khoản giảm dần” 37 Trình bày nợ phải trả • Hạn chế bù trừ tài sản và nợ phải trả – VAS 21 qui định “các khoản mục tài sản và nợ phải trả trình bày trên báo cáo tài chính không được bù trừ, trừ khi một chuẩn mực kế toán khác quy định hoặc cho phép bù trừ”. 38 Trình bày nợ phải trả • Thuyết minh chi tiết các khoản phải trả: – Các khoản vay – Thuế và các khoản phải nộp – Chi phí phải trả – Các khoản phải trả, phải nộp khác • Thuyết minh về nợ tiềm tàng và các khoản cam kết 39 Bài tập thực hành • Số dư TK 331 ngày 31.12.20x1 như sau, hãy trình bày BCTC vào các khoản mục thích hợp Nhà cung cấp Thời hạn Dư Nợ Dư Có Công ty Phương Mai 2.20x1 250.000.000 Nhà máy Hùng Sanh 7.20x1 140.000.000 Công ty Hà Dũng 30.000.000 Ông Tiến Đạt 2.20x3 180.000.000 Công ty Sơn Hà 7.20x2 20.000.000 Cửa hàng 12 Lê Lợi 4.000.000 40 25/09/2017 11 Nội dung 4 Ý nghĩa thông tin qua các tỷ số tài chính 41 Các tỷ số và ý nghĩa • Đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp Tỷ số nợ = Nợ phải trả/Tổng tài sản • Khả năng thanh toán của doanh nghiệp Tỷ số thanh toán ngắn hạn = TS ngắn hạn/Nợ NH • Mức độ lệ thuộc vào nguồn vốn NH của DN Tỷ lệ nợ ngắn hạn = Nợ ngắn hạn/Tổng tài sản. 42
File đính kèm:
- bai_giang_ke_toan_tai_chinh_chuong_5_ke_toan_no_phai_tra_tru.pdf