Bài giảng môn Kế toán tài chính (phần 1)

Vốn bằng tiền là một bộ phận của vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

thuộc tài sản ngắn hạn được hình thành chủ yếu trong quá trình bán hàng và trong

các quan hệ thanh toán.

Vốn bằng tiền của doanh nghiệp bao gồm: Tiền mặt tồn quỹ, Tiền gửi ngân

hàng và Tiền đang chuyển (kể cả ngoại tệ, vàng bạc đá quý, kim khí quý)

Hạch toán vốn bằng tiền phải tuân thủ những quy định sau:

- Phải sử dụng một đơn vị tiền tệ thống nhất là đồng Việt Nam.

- Các loại ngoại tệ phải quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá mua do Ngân

hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ để ghi sổ kế toán

và được theo dõi chi tiết riêng từng nguyên tệ trên TK 007 “ Ngoại tệ các loại”

- Đối với vàng, bạc, đá quý, kim khí quý phải được đánh giá bằng tiền tệ tại

thời điểm phát sinh theo giá thực tế (nhập xuất) để ghi sổ kế toán và phải theo dõi số

lượng, trọng lượng, quy cách phẩm chất và giá trị của từng loại.

- Vào cuối mỗi kì kế toán phải điều chỉnh lại các loại ngoại tệ theo giá thực tế.

pdf 204 trang dienloan 9240
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn Kế toán tài chính (phần 1)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng môn Kế toán tài chính (phần 1)

Bài giảng môn Kế toán tài chính (phần 1)
TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG 
KHOA KINH TẾ 
BÀI GIẢNG 
MÔN: KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 
(PHẦN 1) 
(Dùng cho đào tạo tín chỉ) 
Người biên soạn: ThS. Bùi Tá Toàn 
Lưu hành nội bộ - Năm 2015 
-1- 
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 
BCTC Báo cáo tài chính 
BHTN Bảo hiểm thất nghiệp 
BHXH Bảo hiểm xã hội 
BHYT Bảo hiểm y tế 
C/L Chênh lệch 
CCDC Công cụ dụng cụ 
CĐKT Cân đối kế toán 
DN Doanh nghiệp 
ĐTXD Đầu tư xây dựng 
FIFO Nhập trước xuất trước (First in, First out) 
GTGT Giá trị gia tăng 
KKĐK Kiểm kê định kỳ 
KPCĐ Kinh phí công đoàn 
LIFO Nhập sau xuất trước (Last in, First out) 
NHNN Ngân hàng Nhà nước 
NL, VL Nguyên liệu, Vật liệu 
NSNN Ngân sách Nhà nước 
NV Nguồn vốn 
PP Phương pháp 
QLDN Quản lý doanh nghiệp 
SDCK Số dư cuối kỳ 
SDĐK Số dư đầu kỳ 
SPS Số phát sinh 
SXKD Sản xuất kinh doanh 
TGHĐ Tỷ giá hối đoái 
TGNH Tiền gửi ngân hàng 
TGNH Tiền gửi ngân hàng 
TK Tài khoản 
TNDN Thu nhập doanh nghiệp 
TS Tài sản 
TSCĐ Tài sản cố định 
TT/BB Thông tư/Bắt buộc 
TT/HD Thông Tư/Hướng dẫn 
XDCB Xây dựng cơ bản 
XĐKQKD Xác định kết quả kinh doanh 
-2- 
Chương 1: KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN VÀ CÁC KHOẢN PHẢI THU 
1.1 Kế toán vốn bằng tiền 
 Vốn bằng tiền là một bộ phận của vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 
thuộc tài sản ngắn hạn được hình thành chủ yếu trong quá trình bán hàng và trong 
các quan hệ thanh toán. 
Vốn bằng tiền của doanh nghiệp bao gồm: Tiền mặt tồn quỹ, Tiền gửi ngân 
hàng và Tiền đang chuyển (kể cả ngoại tệ, vàng bạc đá quý, kim khí quý) 
 Hạch toán vốn bằng tiền phải tuân thủ những quy định sau: 
 - Phải sử dụng một đơn vị tiền tệ thống nhất là đồng Việt Nam. 
 - Các loại ngoại tệ phải quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá mua do Ngân 
hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ để ghi sổ kế toán 
và được theo dõi chi tiết riêng từng nguyên tệ trên TK 007 “ Ngoại tệ các loại” 
 - Đối với vàng, bạc, đá quý, kim khí quý phải được đánh giá bằng tiền tệ tại 
thời điểm phát sinh theo giá thực tế (nhập xuất) để ghi sổ kế toán và phải theo dõi số 
lượng, trọng lượng, quy cách phẩm chất và giá trị của từng loại. 
 - Vào cuối mỗi kì kế toán phải điều chỉnh lại các loại ngoại tệ theo giá thực tế. 
1.1.1 Nhiệm vụ của kế toán vốn bằng tiền 
Vốn bằng tiền, đầu tư ngắn hạn, các khoản phải thu và ứng trước là một bộ 
phận vốn lưu động quan trọng của các doanh nghiệp. Nó vận động không ngừng, 
phức tạp và có tính lưu chuyển rất cao. Quản lý chặt chẽ vốn bằng tiền, các khoản 
đầu tư, phải thu và ứng trước là điều kiện tăng hiệu quả sử dụng vốn lưu động, bảo 
vệ chặt chẽ tài sản, ngăn ngừa các hiện tượng lãng phí, tham ô tài sản của đơn vị. 
Để góp phần quản lý tốt tài sản của doanh nghiệp, kế toán vốn bằng tiền, đầu 
tư ngắn hạn, các khoản phải thu và ứng trước cần thực hiện tốt các nhiệm vụ sau đây: 
 - Phản ánh chính xác đầy đủ, kịp thời, số hiện có, tình hình biến động của các 
loại vốn bằng tiền, đầu tư ngắn hạn, các khoản phải thu. 
 - Kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc chấp hành các chế độ, quy định các thủ tục 
quản lý về vốn bằng tiền, đầu tư ngắn hạn, các khoản phải thu. 
1.1.2 Kế toán tiền mặt tại quỹ 
Tiền mặt là số vốn bằng tiền do thủ quỹ bảo quản tại quỹ (két)) của doanh 
nghiệp bao gồm: Tiền Việt nam, ngoại tệ, vàng bạc, đá quý,kim khí quý, tín phiếu 
và ngân phiếu. 
Trong mỗi doanh nghiệp đều có một lượng tiền mặt nhất định tại quỹ để phục 
vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày của mình. Số tiền thường xuyên 
tồn quỹ phải được tính toán định mức hợp lý, mức tồn quỹ này tuỳ thuộc vào quy 
-3- 
mô, tính chất hoạt động, ngoài số tiền trên doanh nghiệp phải gửi tiền vào ngân hàng 
hoặc các tổ chức tài chính khác. 
Mọi khoản thu chi, bảo quản tiền mặt đều do thủ quỹ chịu trách nhiệm thực 
hiện.Thủ quỹ không đợc trực tiếp mua bán vật tư, hàng hoá, tiếp liệu, hoặc không 
được kiêm nhiệm công tác kế toán. Tất cả các khoản thu, chi tiền mặt đều phải có 
chứng từ hợp lệ chứng minh và phải có chữ ký của Kế toán trưởng và Thủ trưởng 
đơn vị. Sau khi thực hiện thu chi tiền, thủ quỹ giữ lại các chứng từ để cuối ngày ghi 
vào sổ quỹ kiêm báo cáo quỹ. Sổ quỹ kiêm báo cáo quỹ được lập thành 2 liên, một 
liên lưu tại làm sổ quỹ, một liên làm báo cáo quỹ kèm theo các chứng từ thu, chi gửi 
cho kế toán tiền. Số tồn quỹ cuối ngày phải khớp đúng với số dư cuối ngày trên sổ 
quỹ. 
Các chứng từ sử dụng trong kế toán tiền mặt: 
- Phiếu thu - Mẫu 02-TT/BB 
- Phiếu chi - Mẫu số 01- TT/BB 
- Bảng kê vàng bạc, đá quý - Mẫu số 06- TT/HD 
- Bảng kiểm kê quỹ - Mẫu số 07a – TT/BB và mẫu số 07b –
TT/BB 
Các chứng từ sau khi đã kiểm tra đảm bảo tính hợp lệ được ghi chép, phản 
ánh vào các sổ kế toán liên quan bao gồm: 
- Sổ quỹ tiền mặt 
- Các sổ kế toán tổng hợp 
- Sổ kế toán chi tiết từng loại ngoại tệ, vàng bạc...cả về số lượng và giá trị. 
 Sau đây là mẫu sổ quỹ kiêm báo cáo quỹ 
SỔ QUỸ TIỀN MẶT 
( Kiêm báo cáo quỹ) 
Ngày .... Tháng......Năm... 
Số hiệu chứng từ Số tiền 
Thu Chi 
Diễn giải TK 
ĐU Thu Chi Tồn quỹ 
 Số dư đầu ngày 
Phát sinh trong ngày 
........ 
................ 
 Cộng phát sinh 
Số dư cuối ngày 
Kèm theo.... chứng từ thu Ngày ... tháng ...Năm 
Kèm theo.....chứng từ chi Thủ quỹ ký 
-4- 
Để phán ánh tình hình thu chi và tồn quỹ tiền mặt của doanh nghiệp, kế toán 
sử dụng tài khoản 111 “ Tiền mặt”, tài khoản 111 có kết cấu như sau: 
 Bên Nợ: - Các khoản tiền mặt, ngoại tệ., vàng bạc... nhập quỹ 
 - Số tiền mặt thừa phát hiện khi kiểm kê 
 - Chênh lệch tăng tỷ giá hối đoái do đánh giá lại cuối kỳ 
 Bên có: - Các khoản tiền mặt, ngoại tệ, vàng bac... xuất quỹ 
 - Các khoản tiền mặt phát hiện thiếu khi kiểm kê 
 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái giảm do đánh giá lại cuối kỳ 
 Số dư bên Nợ: Số tiền mặt tồn quỹ hiện có 
Tài khoản 111 có 3 tài khoản cấp 2: 
- Tài khoản 1111- Tiền Việt Nam 
- Tài khoản 1112 – Ngoại tệ 
- Tài khoản 1113 – Vàng bạc, kim khí quý, đá quý 
Ngoài ra kế toán còn sử dụng các tài khoản liên quan khác như TK112, 
TK113, TK331,TK152,TK211, TK133, ..... 
1.1.2.1 Kế toán tổng hợp quỹ tiền mặt 
 TK sử dụng:111 "Tiền mặt" 
 - TK 111: phản ánh tình hình thu, chi tiền mặt tại quỹ của doanh nghiệp. 
 - Kết cấu của TK 111: 
 Bên Nợ: 
 + Các khoản tiền mặt, ngân phiếu, ngoại tệ, vàng, bạc, đá quý nhập quỹ. 
+ Số tiền mặt thừa ở quỹ tiền mặt phát hiện khi kiểm kê. 
 + Chênh lệch tăng tỉ giá hối đoái do đánh giá lại cuối kì. 
 Bên Có: 
+ Các khoản tiền mặt, ngân phiếu, ngoại tệ, vàng bạc, đá quý xuất quỹ. 
+ Số tiền mặt thiếu hụt quỹ tiền mặt. 
+ Chênh lệch tỉ giá hối đoái giảm do đánh giá lại cuối kỳ 
 Số dư bên Nợ: Số tiền mặt tồn quỹ hiện có. 
 - TK 111 có 3 TK cấp 2: TK 1111: Tiền Việt Nam (gồm cả ngân phiếu tại 
quỹ tiền mặt); TK 1112: Ngoại tệ (đã quy đổi ra đồng Việt Nam); TK 1113: Vàng, 
bạc, đá quý . 
1.1.2.2 Phương pháp hạch toán 1 số nghiệp vụ chủ yếu 
 * Các nghiệp vụ thu tiền mặt 
 1- Rút tiền gửi Ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt 
 Nợ TK 111 
-5- 
 Có TK 112 
 2- Thu tiền bán sản phẩm, hàng hoá, lao vụ dịch vụ 
 Nợ TK 111 
 Có TK 511 
 Có TK 512 
 Có TK 333 (3331) Thuế GTGT đầu ra 
 3- Thu hồi các khoản nợ phải thu bằng tiền mặt 
 Nợ TK 111 
 Có TK 131,136,141,138. 
 4- Thu hồi các khoản đầu tư 
 Nợ TK 111 
 Có TK 121,128,222,223 
 5- Thu tiền mặt từ hoạt động tài chính, hoạt động khác 
 Nợ TK 111 
 Có TK 515, 711 
 Có TK 33311 
 6- Nhận các khoản ký quỹ, ký cược bằng tiền, vàng nhập quỹ 
 Nợ TK 111 
 Có TK 338(3386) 
 Có TK 344 
 7- Các khoản thừa quỹ tiền mặt phát hiện khi kiểm kê quỹ 
 Nợ TK 111 
 Có TK 338(3381) 
 * Các nghiệp vụ chi tiền mặt 
 8- Xuất quỹ tiền mặt gửi vào tài khoản ngân hàng 
 Nợ TK 112 
 Có TK 111 
 9- Xuất quỹ tiền mặt, mua chứng khoán ngắn hạn, dài hạn, cho vay vốn, góp 
vốn liên doanh 
 Nợ TK 121,221, 228, 222,223 
 Có TK 111 
 10- Xuất quỹ tiền mặt, vàng, bạc, đá quý mang đi thế chấp, ký cược, ký quỹ 
 Nợ TK 144 
 Nợ TK 244 
 Có TK 111 
-6- 
11- Xuất quỹ tiền mặt mua TSCĐ qua lắp đặt, đầu tư XDCB 
 Nợ TK 241 
 Nợ TK 1332 
 Có TK 111 
12- Xuất quỹ tiền mặt mua TSCĐ đưa vào sử dụng 
 Nợ TK 211, 213 
 Nợ TK 1332 
 Có TK 111 
13- Xuất quỹ tiền mặt chi tạm ứng, chi lương, thưởng, BHXH, tiền ăn ca 
 Nợ TK 141, 334 
 Có TK 111 
14- Xuất quỹ tiền mặt thanh toán các khoản nợ phải trả 
 Nợ TK (331, 311, 315, 333, 336, 338) 
 Có TK 111 
15- Xuất quỹ tiền mặt mua vật tư, hàng hoá 
 Nợ TK (151,152,153,156,133) 
 Có TK 111 
 Nếu doanh nghiệp thực hiện theo phương pháp kiểm kê định kỳ 
 Nợ TK 611, 
 Nợ TK 133 
 Có TK 111 
16- Xuất quỹ tiền mặt mua NL,VL dùng ngay vào sản xuất, phân xưởng, bán 
hàng 
 Nợ TK 621, 627, 641 ) 
 Nợ TK 133 
 Có TK 111 
1.1.2.3 Phương pháp kế toán các nghiệp vụ kinh tế liên quan đến ngoại tệ 
- Việc hạch toán ngoại tệ phải quy đổi ra Đồng Việt Nam hoặc đơn vị tiền tệ 
chính thức được sử dụng trong kế toán (nếu được chấp thuận) về nguyên tắc doanh 
nghiệp phải căn cứ vào tỷ giá giao dịch thực tế của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh 
hoặc tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do ngân hàng 
Nhà nước công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ kinh tế (Gọi tắt là tỷ giá giao 
dịch ) để ghi sổ kế toán 
 - Đối với các Tài khoản thuộc loại chi phí, doanh thu, thu nhập, vật tư, hàng 
hoá, tài sản cố định, bên Nợ các tài khoản vốn bằng tiền, các tài khoản Nợ phải thu 
-7- 
hoặc bên Có các tài khoản Nợ phải trả ... Khi có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng 
ngoại tệ phải ghi sổ kế toán theo tỷ giá giao dịch. 
- Đối với bên Có của các tài khoản vốn bằng tiền, các tài khoản Nợ phải thu 
và bên Nợ của các tài khoản Nợ phải trả khi có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng 
ngoại tệ phải đuực ghi sổ kế toán theo tỷ giá trên ghi sổ kế toán (Tỷ giá xuất quỹ 
tính theo phương pháp bình quân gia quyền; nhập trướcc xuất trước; nhập sau xuất 
trước..., tỷ giá nhận nợ..) 
- Cuối năm tài chính, doanh nghiệp phải đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có 
gốc ngoại tệ theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng 
do NHNN Việt Nam công bố tại thời điểm lập bảng CĐKT . 
- Trường hợp mua bán ngoại tệ bằng đồng Việt Nam thì hạch toán theo tỷ giá 
thực tế mua, bán. 
* Trong giai đoạn đầu tư xây dựng để hình thành tài sản cố định của doanh nghiệp 
mới thành lập: 
 Các khoản chênh lệch TGHĐ đã thực hiện không được ghi nhận là doanh thu 
(chi phí) tài chính của doanh nghiệp mà được ghi nhận là “ Chênh lệch tỷ giá HĐ” và 
trình bày riêng trên BCTC . Kế toán sử dụng TK 413 (4132) để ghi nhận các khoản 
C/L này. 
 * Phương pháp kế toán một số trường hợp chủ yếu sau: 
 1- Khi mua hàng hóa, dịch vụ, TSCĐ... thanh toán bằng ngoại tệ: 
 Nợ TK 152,153,156, 211,213(TheoTGHĐ thực tế ngày g. dịch) 
 Nợ/Có TK 413 (4132) ( Lỗ hoặc lãi tỷ giá hối đoái) 
 Có TK 111(1112), 112 (1122) ( theo tỷ giá HĐ ghi sổ kế toán – giá 
xuất ngoại tệ theo các phương pháp) 
 2- Khi thanh toán nợ phải trả bằng ngoại tệ, ghi: 
 Nợ TK 331, 315, 311, 341, 342, 336, (tỷ giá HĐ ghi sổ khi nhận nợ) 
 Nợ/ Có TK 413 (4132)( Lỗ hoặc lãi tỷ giá hối đoái) 
 Có TK 111(1112), 112 (1122) (tỷ giá HĐ ghi sổ kế toán) 
Hàng năm C/L tỉ giá được phản ánh lũy kế trên TK 413 cho đến khi hoàn 
thành giai đoạn đầu tư XDCB. Khi kết thúc giai đoạn đầu tư thì kết chuyển TGHĐ 
thực hiện (bù trừ số phát sinh bên Nợ và bên Có TK 413). Số C/L TGHĐ tính ngay 
vào chi phí hoặc doanh thu của hoạt động tài chính hoặc kết chuyển sang TK 242 “ 
CP trả trước dài hạn” (nếu bị lỗ) hoặc kết chuyển vào TK 3387 ( nếu lãi) để phân bổ 
trong thời gian không quá 5 năm 
 *Thời kỳ doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh: 
-8- 
 Toàn bộ chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ của hoạt động sản xuất 
kinh doanh, kể cả hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản (của doanh nghiệp vừa sản xuất 
kinh doanh, vừa có hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản) được hạch toán ngay vào chi 
phí tài chính hoặc doanh thu hoạt động tài chính trong kỳ cụ thể: 
 1. Khi mua ngoài vật tư hàng hoá, dịch vụ thanh toán bằng ngoại tệ , ghi: 
 Nợ TK 151,152,153,156,211,213,241,627,641,642,133 (Theo TGHĐ thực tế 
ngày giao dịch) 
 Nợ TK 635 /Có TK 515( Lỗ hoặc lãi tỉ giá hối đoái) 
 Có TK 111(1112), 112 (1122) ( theo tỷ giá HĐ ghi sổ kế toán – Giá 
xuất ngoại tệ theo các phương pháp) 
 2- Khi thanh toán nợ phải trả bằng ngoại tệ, ghi: 
 Nợ TK 331, 315, 311, 341, 342, 336, (tỷ giá HĐ ghi sổ khi nhận nợ) 
 Nợ TK 635 /Có TK 515( Lỗ hoặc lãi tỉ giá hối đoái) 
 Có TK 111(1112), 112 (1122) (TGHĐ ghi sổ kế toán) 
 3 - Khi thu tiền nợ phải thu bằng ngoại tệ, ghi: 
 Nợ TK 111(1112), 112 (1122) (tỷ giá HĐ thực tế) 
 Nợ TK 635 /Có TK 515( Lỗ hoặc lãi tỉ giá hối đoái) 
 Có TK 131,136,138 (tỷ giá ghi sổ kế toán khi nhận nợ) 
 4- Khi phát sinh Doanh thu, thu nhập khác bằng các đơn vị tiền tệ khác với đơn 
vị tiền tệ sử dụng để ghi sổ kế toán, ghi: 
 Nợ TK 111(1112), 112 (1122) (tỷ giá HĐ thực tế) 
 Có TK 511 , 711...(tỷ giá HĐ thực tế) 
 5- Khi bán ngoại tệ thu bằng tiền Việt Nam đồng, ghi: 
 Nợ TK 111(1111), 112 (1121) (tỷ giá HĐ thực tế) 
 Nợ TK 635 ( Lỗ tỷ giá hối đoái) 
Có TK 515 ( Lãi tỉ giá hối đoái) 
 Có TK 111(1112), 112 (1122) (tỷ giá HĐ ghi sổ kế toán của ngoại tệ) 
 Cần lưu ý trong các nghiệp vụ trên, kế toán còn theo dõi biến động từng loại 
nguyên tệ trên TK 007. Nếu ngoại tệ của doanh nghiệp tăng lên , kế toán ghi Nợ TK 
007; nếu giảm thì ghi Có TK 007 (tại quỹ hoặc tại Ngân hàng). 
1.1.3 Kế toán tiền gửi ngân hàng 
Tiền gửi là số tiền mà doanh nghiệp gửi tại các ngân hàng, kho bạc Nhà nước 
hoặc các công ty tài chính bao gồm tiền Việt Nam, các loại ngoại tệ, vàng bạc đá 
quý... 
-9- 
Căn cứ để ghi chép các nghiệp vụ liên quan đến tiền gửi của doanh nghiệp là 
các giấy báo Có , giấy báo Nợ hoặc các bảng sao kê của ngân hàng kèm theo các 
chứng từ gốc như uỷ nhiệm chi, uỷ nhiệm thu, séc chuyển khoản...Khi nhận được các 
chứng từ do ngân hàng gửi đến, kế toán phải tiến hành kiểm tra đối chiếu với chứng 
từ gốc kèm theo. Trường hợp có sự chênh lệch giữa số liệu kế toán của đơn vị với 
ngân hàng thì vẩn phải ghi theo chứng từcủa ngân hàng, số chênh lệch được theo dõi 
riêng ở tài khoản phải thu hoặc phải trả khác và thông báo cho ngân hàng đối chiếu 
xác minh lại. 
 Đối với những doanh nghiệp có những tổ chức, bộ phận trực thuộc, có thể mở 
tài khoản chuyên thu, chuyên chi, mở tài khoản thanh toán phù hợp để thuận tiện cho 
việc giao dịch, thanh toán. Kế toán phải tổ chức kế toán chi tiết theo từng ngân hàng, 
kho bạc, công ty tài chính để tiện cho việc kiểm tra đối chiếu. 
 Theo chế độ quản lý tiền mặt và chế độ thanh toán không dùng tiền mặt, toàn 
bộ vốn bằng tiền của doanh nghiệp trừ số được phép để lại quỹ để phục vụ nhu cầu 
chi tiêu hàng ngày, còn lại đều phải gửi vào tài khoản Ngân hàng, kho bạc, công ty 
tài chính. 
 Các khoản tiền của doanh nghiệp gửi vào Ngân hàng gồm: 
 - Tiền gửi vốn kinh doanh 
 - Tiền gửi vốn XDCB 
 - Tiền gửi về các quỹ doanh nghiệp 
 - Tiền gửi về các khoản kinh phí 
 Đối với ngoại tệ, vàng, bạc, đ ... á vốn góp là 50.000 
Yêu cầu: 
1. Định khoản kế toán các nghiệp vụ kinh tế tháng 5/N. 
2. Ghi sổ chi tiết thanh toán với người bán. 
3. Ghi sổ nhật ký chứng từ số 5 tháng 5/N. 
Bài số 32: Doanh nghiệp SX A, tháng 6/N có các tài liệu sau đây ( đơn vị tính 
1000đ) 
1. Số dư đầu tháng của một số TK 
-TK 151: 20.000 ( Vật tư mua của Cty Thành Long, đã trả tiền ) 
- TK 152: 150.000 
Trong đó: 
 -Vật liệu chính: 100.000 
 - Vật liệu phụ: 50.000 
2. Các chứng từ về nhập xúât vật tư nhận được trong tháng 
- Hóa đơn GTGT số 12 ngày 1/6 của Công ty An Giang gửi đến về số Vật liệu bán 
cho Công ty : 
 + Trị giá Vật liệu chính: 120.000 
 + Trị giá vật liệu phụ: 30.000 
 + Thuế GTGT 10% : 15.000 
 + Trị giá thanh toán: 165.000 
( 1)- Chứng từ số 2 ngày 3/6: Nhập kho số vật tư của Công ty Thành Long tháng 
trước đã trả tiền , trị giá : 20.000 
(2)- Chứng từ số 3 ngày 4/6: Phiếu nhập kho số vật liệu mua của Công ty An Giang 
theo hóa đơn số 12 ngày 1/6 và biên bản kiểm nghiệm vật tư số 5 ngày 4/6 : 
 + Trị giá vật liệu nhập kho: 149.000 
Trong đó : Vật liệu chính: 129.000 
 Vật liệu phụ : 20.000 
 + Trị giá vật liêu thiếu chưa rõ nguyên nhân: 1.000 
(3)- Chứng từ số 7 ngày 4/6 Phiếu chi tiền mặt trả tiền chi phí vận chuyển số VL của 
CTy An giang : 
 + Số tiền: 8.000 
-199- 
 + Thuế GTGT 10%: 800 
 + Tổng số tiền thanh toán: 8.800 
(4)- Chứng từ số 9 ngày 10/6 Phiếu nhập kho số vật liệu mua của công ty Thanh 
Tâm , kèm hóa đơn số 11 và biên bản kiểm nghiệm số 13 cùng ngày : 
 + Trị giá vật liệu chính: 70.000 
 + Trị giá vật liệu phụ: 20.000 
 + Thuế GTGT 10 %: 9.000 
 + Trị giá thanh toán: 99.000 
(5)- Chứng từ số 16 ngày 10/6: giấy báo nợ của ngân hàng về trả cho Cty Vận tải 
Hoàng Mai về tiền chi phí vận chuyển số vật liệu mua của CtyThanh tâm 11.000 ( 
Trong đó thuế GTGT 10 % ) 
(6)-Chứng từ số 17ngày 12/6, Phiếu xuất kho VLC dùng cho sản xuất SP 
 Trị giá : 50.000 
(7)- Chứng từ số 18 ngày 18/6, Phiếu xuất kho VL phụ dùng cho sản xuất SP 
 Trị giá : 20.000 
(8)- Chứng từ số 20, ngày 19/ 6, Phiếu nhập kho VL phụ mua của Công ty Thiên 
Long theo hóa đơn số 25 cùng ngày 
 + Trị giá : 30.000 
 + Thuế GTGT 10 % : 3.000 
 + Trị giá thanh toán: 33.000 
(9)- Chứng từ số 22, ngày 24/6, phiếu xuất kho VLC : 
 + Dùng cho sản xuất SP, Trị giá : 40.000 
 + Dùng cho công tác quản lý : 15.000 
(10)-Chứng từ số 25, ngày 30/6, Biên bản kiểm kê Vật tư ,phát hiện tình trạng VT : 
 + Thiếu VLC, trị giá : 1.500 
 + Thừa VLP, trị giá 800 
VT thừa, thiếu chưa xác định rõ nguyên nhân 
Yêu cầu: Căn cứ vào các chứng từ đã cho, ghi NK chung và ghi sổ cái TK 152 theo 
hình thức kế toán NK chung, biết rằng Công ty áp dụng kế toán hàng tồn kho theo 
phương pháp kê khai thường xuyên và tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ 
-200- 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] GS.TS Ngô Thế Chi - TS. Trương Thị Thủy, Giáo trình kế toán tài chính, 
Học Viện Tài chính, NXB Tài chính, 2010. 
[2] TS. Phan Đức Dũng, Kế toán tài chính, ĐH Quốc gia TP.HCM, NXB 
Thống Kê 2009. 
[3] PGS.TS Võ Văn Nhị, Kế toán tài chính, NXB Tài chính, 2011. 
[4] Thomas R. Dickman, Roland F. Dukes and Charles J. Davis, Intermediate 
Accounting, D.Irwin, 1998. 
[5] Bộ Tài chính, Hệ thống Chuẩn mực kế toán Việt Nam. 
[6] Bộ Tài chính, Quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 3 năm 2006. 
[7] Vụ chế độ kế toán và kiểm toán - Bộ Tài chính, Báo cáo tài chính - chứng từ 
và sổ kế toán, NXB Tài chính, 2006. 
[8] Bộ Tài chính, Thông tư 244/2009/TT-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2009. 
[9] Quốc hội, Luật kế toán số 03/2003/QH11. 
[10] Quốc hội, Luật Thuế số 31, 32/2013/ QH13 sửa đổi bổ sung một số điều về 
thuế GTGT và thuế thu nhập doanh nghiệp. 
-201- 
MỤC LỤC 
Chương 1: KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN VÀ CÁC KHOẢN PHẢI THU ......... 2 
1.1 Kế toán vốn bằng tiền....................................................................................... 2 
1.1.1 Nhiệm vụ của kế toán vốn bằng tiền ..............................................................2 
1.1.2 Kế toán tiền mặt tại quỹ ..................................................................................2 
1.1.3 Kế toán tiền gửi ngân hàng .............................................................................8 
1.1.4 Kế toán tiền đang chuyển .............................................................................. 15 
1.2 Kế toán các khoản phải thu............................................................................ 17 
1.2.1 Kế toán phải thu của khách hàng .................................................................. 17 
1.2.2 Kế toán thuế giá trị gia tăng được khấu trừ.................................................. 20 
1.2.3 Kế toán phải thu nội bộ ................................................................................. 21 
1.2.4 Kế toán thế chấp, ký cược, ký quỹ................................................................ 24 
1.2.5 Kế toán tạm ứng............................................................................................. 26 
1.2.6 Kế toán các khoản phải thu khác .................................................................. 27 
1.2.7 Kế toán dự phòng nợ phải thu khó đòi ......................................................... 29 
Chương 2: KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH ........................................................ 32 
2.1 Nhiệm vụ của kế toán tài sản cố định ............................................................ 32 
2.1.1 Khái niệm tài sản cố định .............................................................................. 32 
2.1.2 Đặc điểm tài sản cố định ............................................................................... 33 
2.1.3 Nhiệm vụ của kế toán tài sản cố định ........................................................... 34 
2.2 Đánh giá, phân loại tài sản cố định ................................................................ 34 
2.2.1 Đánh giá tài sản cố định ................................................................................ 34 
2.2.2 Phân loại tài sản cố định................................................................................ 38 
2.3 Kế toán tăng, giảm tài sản cố định ................................................................. 40 
2.3.1 Kế toán tăng tài sản cố định .......................................................................... 42 
2.3.2 Kế toán giảm tài sản cố định ......................................................................... 48 
2.4 Kế toán tài sản cố định đi thuê và cho thuê................................................... 53 
2.4.1 Kế toán tài sản cố định đi thuê...................................................................... 53 
2.4.2 Kế toán tài sản cố định cho thuê ................................................................... 58 
2.5 Kế toán khấu hao tài sản cố định ................................................................... 59 
2.5.1 Tính khấu hao tài sản cố định ....................................................................... 60 
2.5.2 Nội dung, kết cấu và phương pháp lập bảng tính và phân bổ khấu hao tài 
sản cố định....................................................................................................................... 64 
2.5.3 Phương pháp kế toán khấu hao tài sản cố định ............................................ 65 
2.6 Kế toán sửa chữa tài sản cố định ................................................................... 67 
2.6.1 Sự cần thiết phải tiến hành sửa chữa tài sản cố định ................................... 67 
-202- 
2.6.2 Kế toán thường xuyên tài sản cố định .......................................................... 68 
2.7 Kế toán đánh giá lại tài sản cố định ............................................................... 70 
2.7.1 Các trường hợp đánh giá lại tài sản cố định ................................................. 70 
2.7.2 Kế toán đánh giá lại tài sản cố định .............................................................. 70 
2.8 Kế toán hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản................................................... 71 
2.8.1 Nhiệm vụ kế toán đầu tư xây dựng cơ bản................................................... 72 
2.8.2 Kế toán chi phí đầu tư xây dựng cơ bản....................................................... 72 
2.8.3 Kế toán quyết toán vốn đầu tư khi công trình hoàn..................................... 77 
2.8.4 Kế toán nguồn vốn đầu tư XDCB.................................................................80 
2.9 Kế toán kiểm kê TSCĐ ................................................................................... 84 
2.9.1 Kiểm kê phát hiện thiếu................................................................................. 84 
2.9.2 Kiểm kê phát hiện thừa.................................................................................. 84 
Chương 3: KẾ TOÁN NGUYÊN LIỆU, VẬT LIỆU VÀ CÔNG CỤ DỤNG CỤ
............................................................................................................................... 86 
3.1 Nhiệm vụ của kế toán vật liệu, công cụ dụng cụ ........................................... 86 
3.1.1 Khái niệm, đặc điểm vật liệu, công cụ dụng cụ ........................................... 86 
3.1.2 Yêu cầu quản lý vật liệu, công cụ dụng cụ................................................... 86 
3.1.3 Nhiệm vụ kế toán vật liệu, công cụ dụng cụ ................................................ 86 
3.2 Phân loại và đánh giá vật liệu, công cụ dụng cụ............................................ 86 
3.2.1 Phân loại vật liệu, công cụ dụng cụ .............................................................. 86 
3.2.2 Đánh giá vật liệu, công cụ dụng cụ............................................................... 89 
3.2.3 Các cách đánh giá vật tư................................................................................ 89 
3.3 Kế toán chi tiết vật liệu, công cụ dụng cụ ...................................................... 92 
3.3.1 Chứng từ sử dụng........................................................................................... 92 
3.3.2 Sổ kế toán chi tiết vật liệu, công cụ dụng cụ................................................ 93 
3.3.3 Phương pháp kế toán chi tiết vật liệu, công cụ dụng cụ.............................. 93 
3.4 Kế toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho.....................................................109 
3.4.1 Khái niệm, nguyên tắc và điều kiện lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho
........................................................................................................................................ 109 
3.4.2 Tài khoản sử dụng và nguyên tắc hạch toán .............................................. 110 
3.4.3 Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu ....................................... 110 
Chương 4: KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO 
LƯƠNG ...............................................................................................................112 
4.1 Khái niệm và nhiệm vụ kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương.112 
4.1.1 Khái niệm, ý nghĩa của tiền lương và các khoản trích theo lương ........... 112 
4.1.2 Nhiệm vụ của kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương ............. 112 
-203- 
4.2 Các hình thức tiền lương và quỹ tiền lương .................................................113 
4.2.1 Các hình thức tiền lương ............................................................................. 113 
4.2.2 Quỹ tiền lương ............................................................................................. 114 
4.2.3 Quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn và bảo hiểm thất 
nghiệp ............................................................................................................................ 115 
4.3 Hạch toán lao động ........................................................................................118 
4.3.1 Hạch toán tình hình sử dụng số lượng lao động và thời gian lao ............. 118 
4.3.2 Hạch toán kết quả lao động ......................................................................... 119 
4.3.3 Tính, thanh toán lương, thưởng và trợ cấp bảo hiểm xã hội ..................... 119 
4.4 Kế toán tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương........................120 
4.4.1 Chứng từ và tài khoản sử dụng ................................................................... 120 
4.4.2 Kế toán tổng hợp tiền lương........................................................................ 122 
4.4.3 Kế toán tổng hợp quỹ bảo hiểm xã hội....................................................... 123 
4.4.4 Kế toán trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất ........... 123 
Chương 5: KẾ TOÁN CÁC KHOẢN ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH...........................127 
5.1 Những vấn đề chung ......................................................................................127 
5.1.1 Khái niệm ..................................................................................................... 127 
5.1.2 Phân loại hoạt động đầu tư tài chính .......................................................... 127 
5.1.3 Nhiệm vụ kế toán ......................................................................................... 127 
5.2 Kế toán các khoản đầu tư chứng khoán .......................................................128 
5.2.1 Nội dung và nguyên tắc hạch toán.............................................................. 128 
5.2.2 Kế toán tổng hợp.......................................................................................... 128 
5.3 Kế toán các khoản góp vốn liên doanh .........................................................131 
5.3.1 Nội dung và nguyên tắc hạch toán.............................................................. 131 
5.3.2 Kế toán tổng hợp.......................................................................................... 134 
5.4 Kế toán các khoản đầu tư tài chính và kinh doanh về vốn khác .................142 
5.4.1 Kế toán hoạt động đầu tư kinh doanh bất động sản................................... 142 
5.4.2 Kế toán đầu tư vào công ty con................................................................... 155 
5.4.3 Kế toán đầu tư vào công ty liên kết ............................................................ 160 
5.4.4 Kế toán hoạt động cho vay vốn................................................................... 165 
5.5 Kế toán dự phòng giảm giá chứng khoán trong đầu tư tài chính................165 
5.5.1 Nguyên tắc kế toán ...................................................................................... 165 
5.5.2 Phương pháp kế toán ................................................................................... 167 
BÀI TẬP ..............................................................................................................170 
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................200 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_mon_ke_toan_tai_chinh_phan_1.pdf