Bài giảng Xử lý tình huống chính trị, xã hội trong quản lý nhà nước ở cấp cơ sở

I. Những nhận thức cơ bản về tình huống chính trị - xã hội

 

 1. Quan niệm

 

 a. Tình huống là gì?

 

Là những sự kiện, những biến cố diễn ra không bình thường, có vấn đề phức tạp đòi hỏi con người (trong quản lý là các nhà quản lý) phải nhận thức và xử lý bằng những giải pháp không bình thường, giải pháp đặc biệt thì được gọi là tình huống.

 

b. Tình huống chính trị - xã hội là gì?

 

Là những sự kiện, biến cố trong đời sống chính trị - xã hội diễn ra không bình thường gây nên sự bất ổn định chính trị - xã hội, đòi hỏi các nhà lãnh đạo, quản lý phải áp dụng những giải pháp đặc biệt.

 

 Tình huống chính trị - xã hội thể hiện các dấu hiệu cơ bản sau:

 

- Sự bất mãn, chống đối của một bộ phận nhân dân với một số đại diện chính quyền nhà nước.

 

- Sự xung đột giữa các phe phái trong lực lượng cầm quyền.

 

- Bộ máy chính quyền bất lực, tê liệt hoặc có khoảng trống quyền lực.

 

- Những chuẩn mực luật pháp, đạo đức, văn hóa có thể  không được tuân thủ.

 

- Khủng hoảng về tư tưởng, niềm tin gây tổn hại đến ý thức hệ chủ đạo của xã hội.

 

- Các lực lượng tiêu cực, phản động có điều kiện trỗi dậy gây mất an ninh xã hội, làm tăng nguy cơ đối sự bền vững của chế độ xã hội.

ppt 17 trang Bích Ngọc 03/01/2024 15621
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Xử lý tình huống chính trị, xã hội trong quản lý nhà nước ở cấp cơ sở", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Xử lý tình huống chính trị, xã hội trong quản lý nhà nước ở cấp cơ sở

Bài giảng Xử lý tình huống chính trị, xã hội trong quản lý nhà nước ở cấp cơ sở
XỬ LÝ TÌNH HUỐNG CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC Ở CẤP CƠ SỞ ********** 
I. Những nhận thức cơ bản về tình huống chính trị - xã hội 
	1. Quan niệm 
	 a. Tình huống là gì? 
	Là những sự kiện, những biến cố diễn ra không bình thường, có vấn đề phức tạp đòi hỏi con người (trong quản lý là các nhà quản lý) phải nhận thức và xử lý bằng những giải pháp không bình thường, giải pháp đặc biệt thì được gọi là tình huống. 
I. Những nhận thức cơ bản về tình huống chính trị - xã hội 
	1. Quan niệm 
	 b. Tình huống chính trị - xã hội là gì? 
	Là những sự kiện, biến cố trong đời sống chính trị - xã hội diễn ra không bình thường gây nên sự bất ổn định chính trị - xã hội, đòi hỏi các nhà lãnh đạo, quản lý phải áp dụng những giải pháp đặc biệt. 
	 Tình huống chính trị - xã hội thể hiện các dấu hiệu cơ 	bản sau: 
- Sự bất mãn, chống đối của một bộ phận nhân dân 	với 	một số đại diện chính quyền nhà nước. 
- 	Sự xung đột giữa các phe phái trong lực lượng cầm 	quyền. 
- 	Bộ máy chính quyền bất lực, tê liệt hoặc có khoảng trống 	quyền lực. 
- 	Những chuẩn mực luật pháp, đạo đức, văn hóa có thể 	không được tuân thủ. 
- 	Khủng hoảng về tư tưởng, niềm tin gây tổn hại đến ý 	thức hệ chủ đạo của xã hội. 
- 	Các lực lượng tiêu cực, phản động có điều kiện trỗi dậy 	gây mất an ninh xã hội, làm tăng nguy cơ đối sự bền 	vững của chế độ xã hội. 
	 c. Điểm nóng chính trị - xã hội là gì? 
	Là một dạng tình huống chính trị - xã hội, là một hiện tượng xã hội không bình thường, căng thẳng mất ổn định, rối loạn. Trong đó, diễn ra sự xung đột, chống đối giữa các lực lượng xã hội. Chủ thể tham gia có thể là cơ quan quyền lực nhà nước hoặc các lực lượng chính trị, lực lượng xã hội khác nhau. Hành vi của các chủ thể tham gia đã vượt ra ngoài hoặc có khả năng vượt ra ngoài khuôn khổ pháp luật hiện hành và chuẩn mực đạo đức xã hội. Sự chống đối của đám đông quần chúng hoặc có các lực lượng chính trị, các tầng lớp xã hội đã hướng trực tiếp vào cơ quan quyền lực nhà nước, đe dọa cơ cấu quyền lực hiện tồn. Nó có khả năng ảnh hưởng và lan tỏa sang nơi khác rất lớn. 
	2. Nguồn gốc và quá trình của vấn đề 	 
- Bắt đầu từ những biểu hiện có tính quy luật của đời sống xã 	hội là xuất hiện các mâu thuẫn nội tại và chính các mâu 	thuẫn này đã tạo ra động lực của sự vận động và phát triển 	xã hội. 
- 	Các biểu hiện có tính quy luật đó chuyển hóa thành hình 	thức các quan hệ xã hội cụ thể và hình thức thông thường 	là những hình thức xung đột, đấu tranh. 
- 	Nếu quá trình giải quyết các mâu thuẫn được tiến hành 	sớm, các xung đột, đấu tranh sẽ không phát triển đến mức 	độ căng thẳng, các điểm nóng xã hội hoặc điểm nóng chính 	trị - xã hội sẽ xuất hiện. 
	2. Nguồn gốc và quá trình của vấn đề 	 
- Cùng với nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan đã 	làm cho các xung đột, đấu tranh trở thành căng thẳng đối 	đầu hoặc không tương dung. 
	Như vậy, xung đột xã hội, chính trị xã hội ở mức độ cao 	được giới truyền thông gọi là điểm nóng xã hội, điểm nóng 	chính trị - xã hội và nó đã trở thành thuật ngữ nằm trong 	phạm trù “xung đột xã hội”. 
II. Vấn đề xử lý điểm nóng ở nước ta hiện nay 
	1. Vài nét về điểm nóng chính trị - xã hội ở nước ta 
	a. Một số nhận xét khái quát thông qua một số điểm nóng điển hình ở đồng bằng sông Hồng, miền Trung - Tây Nguyên, khu vực Tây Nam Bộ, Tây Bắc rút ra được như sau: 
 	 Một là : các điểm nóng chính trị - xã hội có số lượng 	nhiều, quy mô phạm vi ngày càng lớn. 
 	 Hai là: Tính phức tạp ngày càng gia tăng. 
 	 Ba là: Mục tiêu “đấu tranh” của quần chúng rất phức 	tạp. 
 	 Bốn là : Thành phần tham gia không thuần nhất. 
 	 Năm là: Nội dung của những điểm nóng này cũng đa 	dạng. 
	 b. Một số tính chất cơ bản của các điểm nóng chính trị xã hội ở nước ta trong thời gian qua 
- Ngoại trừ một số vụ phức tạp có tính chất chính trị như 	hai lần bạo loạn ở Tây Nguyên (2001 và 2004) và vụ 	Mường Nhé ( Điện biên 2010) đa số điểm nóng chính 	trị - xã hội ở nước ta là do mâu thuẫn nội bộ nhân dân 	do chậm giải quyết mà thành. 
- 	Diễn biến các điểm nóng chính trị - xã hội diễn biến kéo 	dài, khó giải quyết triệt để do nhiều nguyên nhân khác 	nhau, về cơ bản phản ánh những bất cập trong một số 	chính sách kinh tế - xã hội của nhà nước, sự sa sút về 	phẩm chất và năng lực của một bộ phận của đội ngũ 	đảng viên ở cơ sở, hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà 	nước biểu hiện yếu, kém (ở cơ sở) và phần nào phản 	ánh yêu cầu, nguyện vọng của nhân dân về công bằng 	và dân chủ. 
c. Nguyên nhân xảy ra điểm nóng chính trị - xã hội ở nước ta 
	c1. Nguyên nhân khách quan 
- Tính phức tạp của thời kỳ hội nhập thế giới và toàn cầu 	hóa. 
- 	Từ một nước nông nghiệp với nền sản xuất nhỏ đi lên 	kinh tế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa với 	nguồn lực còn hạn hẹp, kinh nghiệm lãnh đạo, quản lý 	về kinh tế - xã hội còn thiếu lại phải giải quyết hậu quả 	nặng nề của chiến tranh (thí dụ: bom mìn, di chứng của 	thời chiến) và lối sống thời bao cấp còn ảnh hưởng 	khá dai dẳng đặt ra nhiều thách thức, chắc chắn nảy 	sinh ra nhiều vấn đề. 
- 	Mâu thuẫn giữa trình độ phát triển, thực lực phát triển 	với yêu cầu phát triển ở nước ta còn là mâu thuẫn cơ 	bản và cũng là nguyên nhân cơ bản làm nảy sinh ra 	điểm nóng chính trị - xã hội trong thời gian qua. 
c. Nguyên nhân xảy ra điểm nóng chính trị - xã hội ở nước ta 
	c2. Nguyên nhân chủ quan 
- Sự yếu kém trong tổ chức và hoạt động của hệ thống 	chính trị nói chung và nhà nước nói riêng trong quá 	trình huy động và phân bổ nguồn lực cho sự phát triển 	xã hội. Sự lãnh đạo của Đảng như nhận định là chưa 	ngang tầm với đòi hỏi tình hình mới. 
- 	Một bộ phận không nhỏ cán bộ năng lực thoái hóa, 	biến 	chất, vi phạm dân chủ làm cho nhiều nơi chưa phát 	huy được đầy đủ nội lực cho phát triển đất nước. 
- 	Một nguyên nhân chủ quan nữa mang tính trực tiếp dẫn 	đến điểm nóng chính trị - xã hội là sự yếu kém của 	chính quyền cơ sở và sự bức xúc, bất bình của quần 	chúng nhân dân. 
c. Nguyên nhân xảy ra điểm nóng chính trị - xã hội ở nước ta 
	c3. Nguyên nhân trực tiếp 
- Thứ nhất, nhóm nguyên nhân từ phía quần chúng . 	Đó là tâm trạng bức xúc, dồn nén và cảm giác mất mát, 	thiệt thòi vì thấy lợi ích ngày càng giảm mà đóng góp, 	nghĩa vụ ngày càng nhiều. Đó là nhận thức của người 	dân còn nhiều hạn chế, văn hóa chính trị chưa cao nên 	không tìm ra được những hình thức phù hợp để thực 	hiện quyền dân chủ của mình bị kẻ xấu lôi kéo, kích 	động để mưu cầu lợi ích riêng. 
- 	 Thứ hai , nhóm nguyên nhân từ cán bộ chính quyền 	địa phương và cơ sở . Bao gồm: do trình độ lãnh đạo, 	chuyên môn yếu, do sa sút về ý thức chính trị, đạo đức, 	lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ. 
c. Nguyên nhân xảy ra điểm nóng chính trị - xã hội ở nước ta 
	c3. Nguyên nhân trực tiếp 
- Thứ ba , Nhóm nguyên nhân cơ chế chính sách: 	Không đồng bộ, bất cập chậm thay đổi theo kịp yêu cầu 	thực tế khách quan, cơ chế “xin – cho”, “chạy dự án” 	vẫn còn nên dễ nảy sinh tiêu cực. 
-	 Thứ tư, nhóm nguyên nhân bên ngoài : ảnh hưởng 	mặt trái của quá trình toàn cầu hóa, hội nhập; âm mưu 	“diễn biến hòa bình”, “tự diễn biến” nhằm gây chia rẽ 	giữa các dân tộc, đe dọa sự thống nhất toàn vẹn lãnh 	thổ và an ninh quốc gia. 
II. Vấn đề xử lý điểm nóng ở nước ta hiện nay 
	 2. Quy trình xử lý điểm nóng chính trị - xã hội ở nước ta 
	 Bước 1 : Nắm tình hình, phân tích nguyên nhân, mâu thuẫn, nhận dạng điểm nóng. 
	 Đây là bước có ý nghĩa quyết định vì nó cung cấp những căn cứ cho những giải pháp xử lý. 
2. Quy trình xử lý điểm nóng chính trị - xã hội ở nước ta. 
	 Bước 2: Rút ngòi nổ, hạn chế ảnh hưởng xấu và sự 	lan tỏa sang nơi khác. 
- 	Lập được sự lãnh đạo, chỉ huy thống nhất. 
- Chọn phương thức giải quyết, những lực lượng và 	phương tiện phù hợp. 
- 	Tuân thủ các nguyên tắc: 
	+ Kiên định lập trường, mềm dẻo linh hoạt về phương 	pháp, biện pháp. 
	+ Chọn giải pháp tốt nhất sau mới đến giải pháp ít tốt hơn 	(thượng sạch, trung sách, hạ sách) 
	+ Xây dựng kịch bản cho các tình huống hướng đạt được 	mục tiêu cơ bản. 
- 	Phải đảm bảo sự hợp pháp, hợp lý, hợp tình. 
- 	Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng phải tin vào dân và phải 	dựa vào quần chúng nhân dân. 
2. Quy trình xử lý điểm nóng chính trị - xã hội ở nước ta. 
	 Bước 3 : Khắc phục hậu quả sau khi điểm nóng đã 	dập tắt. 
- 	Phải đưa xã hội nơi xảy ra tình huống chính trị - xã 	hội trở lại bình thường. 
- 	Khắc phục những thiệt hại về người và của (nếu có) 
-	Từ bước xác định trách nhiệm của các bên gây ra 	điểm nóng và tiến hành xử lý vi phạm từ các phía. 
2. Quy trình xử lý điểm nóng chính trị - xã hội ở nước ta. 
	 Bước 4 : Rút kinh nghiệm, dự báo tình hình, áp 	dụng những biện pháp để điểm nóng không tái 	phát. 
- 	Khi rút kinh nghiệm cần chú ý đánh giá một cách 	toàn diện nhất là năng lực, phẩm chất cán bộ; 	phương thức lãnh đạo, chỉ đạo; bất cập trong chủ 	trương, chính sách của Đảng và pháp luật của nhà 	nước; đánh giá lại cơ sở chính trị - xã hội của Đảng 	trong quần chúng. 
- 	Dự báo tình hình để chuẩn bị kịch bản tình huống và 	phương thức xử lý và cần nhận thức sâu về vấn đề 	này vì đây là hiện tượng có tính quy luật của đời 	sống chính trị - xã hội trong điều kiện mới. 

File đính kèm:

  • pptbai_giang_xu_ly_tinh_huong_chinh_tri_xa_hoi_trong_quan_ly_nh.ppt