Bản thể luận trong tư tưởng triết học của Ngô Thì Nhậm

Ngô Thì Nhậm là nhân vật lịch sử nổi bật của Việt Nam thế kỷ XVIII. Cũng như nhiều nho sĩ

đương thời, Ngô Thì Nhậm đã quan tâm đến một số vấn đề chính trị - xã hội, coi đó là nền tảng

cho tư tưởng và phương châm xử thế của mình. Trong khuôn khổ bài viết, tác giả muốn chỉ rõ

quan niệm của Ngô Thì Nhậm về bản thể luận - một vấn đề không mới trong lịch sử triết học,

nhưng được nhìn nhận dưới góc độ “Tam giáo hòa đồng”. Tư tưởng này thể hiện rõ sự kế thừa

quan niệm về bản thể của Lý học Tống Nho và Trúc Lâm Tam Tổ. Ngô Thì Nhậm coi bản thể của

thế giới là Thái cực, Âm Dương, Đạo và Không. Bên cạnh đó, Ngô Thì Nhậm còn xem xét sự tồn

tại của thế giới là vô cùng, vô tận, thống nhất trong đa dạng. Mặc dù, không vượt ra khỏi lập

trường duy tâm khách quan của Lý học Tống Nho, nhưng khác với những người đi trước, Ngô Thì

Nhậm đã đưa ra cái nhìn mới về sự dung thông tam giáo trên lập trường Nho giáo.

pdf 5 trang dienloan 5600
Bạn đang xem tài liệu "Bản thể luận trong tư tưởng triết học của Ngô Thì Nhậm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bản thể luận trong tư tưởng triết học của Ngô Thì Nhậm

Bản thể luận trong tư tưởng triết học của Ngô Thì Nhậm
Ngô Thị Mây Ước Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 145 - 149 
 145
BẢN THỂ LUẬN TRONG TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CỦA NGÔ THÌ NHẬM 
Ngô Thị Mây Ước* 
Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên 
TÓM TẮT 
Ngô Thì Nhậm là nhân vật lịch sử nổi bật của Việt Nam thế kỷ XVIII. Cũng như nhiều nho sĩ 
đương thời, Ngô Thì Nhậm đã quan tâm đến một số vấn đề chính trị - xã hội, coi đó là nền tảng 
cho tư tưởng và phương châm xử thế của mình. Trong khuôn khổ bài viết, tác giả muốn chỉ rõ 
quan niệm của Ngô Thì Nhậm về bản thể luận - một vấn đề không mới trong lịch sử triết học, 
nhưng được nhìn nhận dưới góc độ “Tam giáo hòa đồng”. Tư tưởng này thể hiện rõ sự kế thừa 
quan niệm về bản thể của Lý học Tống Nho và Trúc Lâm Tam Tổ. Ngô Thì Nhậm coi bản thể của 
thế giới là Thái cực, Âm Dương, Đạo và Không. Bên cạnh đó, Ngô Thì Nhậm còn xem xét sự tồn 
tại của thế giới là vô cùng, vô tận, thống nhất trong đa dạng. Mặc dù, không vượt ra khỏi lập 
trường duy tâm khách quan của Lý học Tống Nho, nhưng khác với những người đi trước, Ngô Thì 
Nhậm đã đưa ra cái nhìn mới về sự dung thông tam giáo trên lập trường Nho giáo. 
Từ khóa: Ngô Thì Nhậm, tư tưởng Việt Nam, thế kỷ XVIII, bản thể luận, triết học. 
Tư tưởng triết học của Ngô Thì Nhậm hình 
thành và phát triển trong thời kỳ đầy biến 
động của lịch sử Việt Nam nửa cuối thế kỷ 
XVIII. Nó phản ánh nỗi băn khoăn, trăn trở 
về thời cuộc của một tầng lớp nho sĩ đang 
loay hoay tìm kiếm một giải pháp, một lối 
thoát trong sự bất lực của hệ tư tưởng Nho 
giáo. Nhằm tạo ra cho mình con đường đi phù 
hợp với thời cuộc, Ngô Thì Nhậm đã tìm lối 
thoát trong xu hướng “Tam giáo hòa đồng”.* 
Nghiên cứu triết học Ngô Thì Nhậm, trước 
hết phải tìm hiểu những tư tưởng về bản thể. 
Theo nghĩa gốc (theo tiếng Hán) thì “Bản” là 
gốc, “Thể” là nguyên chất, chất ban đầu chứa 
trong vạn vật. Vậy, bản thể là chất ban đầu, là 
gốc rễ, khởi nguyên, là cội nguồn căn bản 
nhất của mọi sự vật. Theo tiếng Hy Lạp, bản 
thể luận là khoa học về tồn tại (tồn tại của 
thế giới). 
Tư tưởng về bản thể luận của Ngô Thì Nhậm 
vừa chịu ảnh hưởng của tư tưởng Lý học 
Tống Nho, vừa kế thừa những quan điểm triết 
học của Thiền phái Trúc Lâm thời Trần. Tuy 
nhiên, là một nhà nho yêu nước và thức thời, 
Ngô Thì Nhậm không tiếp thu một cách rập 
khuôn, mà còn có những nhận thức mới, phù 
hợp với thời cuộc. Vì vậy, bản thể luận của 
Ngô Thì Nhậm thể hiện rất rõ xu hướng hòa 
đồng Nho - Phật - Đạo. 
*
 Email: mayuoc83@gmail.com 
Chu Hy (1130 - 1200) đại biểu xuất sắc nhất 
của Lý học Tống Nho và cũng là người có 
ảnh hưởng nhiều nhất đến tư tưởng của các 
nhà nho Việt Nam đã tổng hợp học thuyết 
“Thái cực” của Chu Đôn Di, tư tưởng về “lý” 
và “khí” của Trình Di, để phát triển lên trình 
độ mới cao hơn. Theo Chu Hy, Thái cực bao 
hàm “lý” và “khí”, trong đó, lý có trước và 
khí có sau. “Lý” được coi là Đạo, là hình nhi 
thượng, là gốc sinh ra vạn vật. Khí là thuộc 
hình nhi hạ, là khí cụ, là chất liệu để tạo thành 
sự vật. “Lý” có trong mọi sự vật, sự vật nào thì 
“lý” ấy và sự tồn tại của “lý” trong sự vật là 
khách quan, “đạo lý sở dĩ nhiên” [2, tr.556]. 
Nhìn chung, quan niệm về nguồn gốc thế giới 
của các nhà Lý học Tống Nho mang tính duy 
tâm khách quan. Vì vậy, thật dễ hiểu khi quan 
niệm về bản thể của Ngô Thì Nhậm cũng như 
của các nhà Nho đương thời không thể vượt 
ra ngoài các quan điểm về Âm dương, Thái 
cực, Trời 
Trên cơ sở kế thừa quan điểm của Lý học 
Tống Nho, Ngô Thì Nhậm đã nhiều lần đề 
cập đến “Thái cực”, “Âm dương” và Trời. 
Trong bài Ký đình thuỷ nhất, ông viết: “Số 
của trời đất bắt đầu từ một hội nguyên; lý của 
âm dương trước hết ở một khuyên thái cực. 
Số “một” là nơi hoá công chứa cái “vô tận” 
và thánh nhân chứa đựng cái không bao giờ 
cạn kiệt”, (Thiên địa chi số, thuỷ ư nhất 
nguyên, âm dương chi lý, thuỷ ư nhất khuyên. 
Nhất giả hoá công sở dĩ tàng vô tận, thánh 
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 
Ngô Thị Mây Ước Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 145 - 149 
 146
nhân sở dĩ sừ bất kiệt) [3, tr.445]. Ngô Thì 
Nhậm đã tiếp thu quan niệm của Chu Hy về 
sự thống nhất của thế giới ở Thái cực, ở “số 
một”. Vì thế, “Gộp muôn số thành một, hợp 
những cái khác nhau thành xâu, lý số âm 
dương của trời đất đều ở đó, nên mới có câu: 
Trời được “một” thì trong, đất được “một” thì 
yên, thánh nhân được “một” thì thiên hạ trị 
bình” (Hội vạn vu nhất, hợp thù vu quán, 
thiên địa âm dương chi lý số tại thị yên. Cố 
viết thiên đắc nhất nhi thanh, địa đắc nhất nhi 
ninh, thánh nhân đắc nhất nhi thiên hạ) [3, 
tr.446]. Có thể thấy, quan niệm của Ngô Thì 
Nhậm đã không thể vượt qua được lập trường 
duy tâm khách quan của Lý học Tống Nho. 
Mặc dù, là một nhà Nho, nhưng do thời thế 
nên Ngô Thì Nhậm lại có khuynh hướng Phật 
giáo. Bởi vậy, quan niệm về bản thể của ông 
ít nhiều chịu ảnh hưởng của Thiền Tông Việt 
Nam. Theo Trần Thái Tông (1218 - 1277) thì 
“bản thể, khởi nguyên, cội nguồn của vũ trụ, 
vạn vật chính là Không. “Không” chính là 
“hư” và ngược lại “hư” cũng chính là 
“Không”. Trong tác phẩm Khóa hư lục, Trần 
Thái Tông đã khẳng định: “Nguyên lai, tứ đại 
vốn là không, ngũ uẩn cũng chẳng có. Từ 
không khởi ra hư vọng, từ hư vọng thành ra 
sắc tướng mà sắc tướng là từ cái chân không” 
[7, tr.34]. Ở Trần Thái Tông, bản thể còn là 
Phật tính, Chân tâm, cũng được gọi là Chân 
như, tức cái tính chân thực, chưa hề biến cải, 
chẳng sinh chẳng diệt, từ mầm thiện, mầm 
giác ngộ trong mỗi con người. Ta cũng bắt 
gặp quan niệm về bản thể Không trong tư 
tưởng của Tuệ Trung Thượng Sĩ (1230 - 
1291), nhà Thiền học xuất sắc của thời Trần. 
Tuệ Trung viết: 
“Bản thể tròn đầy mãi mãi là điều tự nhiên” 
(Bản thể như như chỉ tự nhiên) [1, tr.253]. 
Theo Tuệ Trung, bản thể “như như” nghĩa là 
bản thể lúc nào cũng như thế, là như nhiên, tự 
nhiên, không cần phải ngược xuôi tìm ở đâu 
cả. Bản thể muôn đời cứ như thế, không tăng 
không giảm, không thêm không bớt, không 
mất không được, nên ông mới nói: 
“Bản thể của nó cứ như thế và không tịch” 
(Bản thể như như tự không tịch) [1, tr.272]. Chỗ 
khác Tuệ Trung lại viết: 
“Phiền não và bồ đề vốn chẳng phải là hai, 
Chân như và vọng niệm hết thảy đều là không” 
(Phiền não bồ đề nguyên bất nhị, 
Chân như vọng niệm tổng giai không) 
Phiền não, Bồ đề hay chân như, vọng niệm 
đều chung một tính Không, cũng như mọi sự 
vật trong thế giới đều quy về Không [1, 
tr.248-249]. 
Ngô Thì Nhậm đã kế thừa quan niệm coi bản 
thể của thế giới là Không từ Trần Thái Tông 
và Tuệ Trung. Trong tác phẩm Trúc lâm tông 
chỉ nguyên thanh, Ngô Thì Nhậm trình bày 
quan điểm thiền của mình bằng 24 thanh. 
Những quan điểm này (24 thanh) được coi là 
những nguyên lý đầu tiên, nguyên thủy, phát 
ra từ Đạo lớn, lưu hành, phát tán khắp nơi. 
Theo Ngô Thì Nhậm thì Thanh là giáo lý của 
con người, cũng tương ứng 24 khí của trời 
đất. Thanh Không là thanh đầu tiên của 24 
thanh âm, được coi là bản thể của thế giới. 
Mọi thứ đi ra từ cái Không và cũng trở về với 
cái Không. 
Trong Ẩn thanh (Thanh ẩn), Hoà thượng Hải 
Âu đã giải thích cho quan điểm của Ngô Thì 
Nhậm như sau: “Xuân đến thì hoa nở, thu về 
thì hoa rụng, đó là sự sinh ra và mất đi của 
vật. Suy cho cùng, thì đều đi đến chỗ không 
có cái gì” (Xuân đáo hoa khai, thu đáo hoa 
lạc, vật chi sinh diệt dã. Cực cầu chi, tổng quy 
ư vô hà hữu chi hương) [5, tr.159]. Nhìn từ 
góc độ Phật học, Không là thể tính của vạn 
vật, bất sinh bất diệt, không từ đâu tới, cũng 
không đi về đâu, không thể diễn đạt được 
bằng ngôn ngữ. Sự vật trong thế giới hiện 
tượng đều tuân theo luật vô thường nên không 
phải là thật. Mọi sự vật dù lớn hay nhỏ đều do 
nhân duyên hòa hợp mà thành, nên nó không 
có thực thể, không có tự tính, không thể tồn 
tại tự bản thân chúng. Do đó “không có cái 
gì” không phải là trống không. Ngô Thì 
Nhậm đã kế thừa tính Không của Phật giáo 
cũng như của Thiền tông Việt Nam. 
Ngô Thì Nhậm không những đã tiếp thu tư 
tưởng tính Không của Thiền tông mà còn có 
bước phát triển mới. Với chủ trương “khu dĩ 
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 
Ngô Thị Mây Ước Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 145 - 149 
 147
Thích nhập Nho”, Ngô Thì Nhậm cho rằng, 
Không không chỉ là thể tính của vạn vật mà 
còn là Thái cực. Vạn vật của vũ trụ suy đến 
cùng đều sinh ra từ Thái cực. 
Ngô Thì Nhậm còn chịu ảnh hưởng quan 
niệm về “Đạo” của Lão Tử. Tiếp thu tư tưởng 
về Đạo rộng lớn, bao la mà cũng rất nhỏ bé, 
ẩn vi,... Ngô Thì Nhậm cho rằng: “Thái cực 
tức là Đạo, tinh thần và hình thể của Thái cực 
là những cái rộng lớn và ẩn vi của Đạo” (Thái 
cực giả đạo dã, tính tình hình thể giả, Đạo chi 
ẩn chất dã) [3, tr.834]. Đạo cũng là những cái 
thể hiện ngay trong bản thân mỗi sự vật, là 
nguồn gốc của vạn vật trong thế giới. Trong 
Lời tựa của Đại Chân Viên Giác Thanh viết: 
“Cái lớn lao của Đạo, xuất phát từ trời, rồi lưu 
hành vũ trụ, thể hiện ra ở vạn vật. Tuy cái thể 
thì như nhau nhưng cái dụng thì khác, cũng 
như cùng một gốc mà vạn cành riêng biệt. 
Đường đi của nó dường như khác nẻo, nhưng 
thâu tóm lại đến tận gốc, tới chỗ cực kỳ tinh 
vi thiết yếu, thì vẫn không vượt ra khỏi cái lý 
lẽ ấy” (Đạo chi đại thiên xuất ư thiên, lưu 
hành ư vũ trụ, kiến ư vạn vật. Đồng thể dị 
dụng, nhất thể vạn thù. Kỳ đồ triệt nhược 
tương kỳ, nhi thống tông hội nguyên, đáo tinh 
thiết cực chi xứ, tổng bất việt giá cả đạo lý) 
[5, tr.37]. Vì thế, Đạo rất gần gũi và chỉ có 
duy nhất Đạo. Ngô Thì Nhậm viết: 
“Đạo rộng hay kín chỉ có một, kể chi Phật hay 
Tiên, “nói hay lặng, hành hay tàng” không bị 
che lấp, đó là Đạo” (Đạo phí ẩn nhất như, vô 
luận vi Thích vi Tiên, ná ngữ mặc hành tàng, 
bất truất xứ thị Đạo) [4, tr.505]. 
Bên cạnh việc quan niệm coi Thái cực, Âm 
dương, Chân như, Đạo là nguồn gốc của vũ 
trụ, Ngô Thì Nhậm cũng bàn đến hoá công, 
trời. Ông cho rằng, bản thể của vũ trụ còn là 
hoá công, chính hoá công đã làm cho vũ trụ 
có hình hài tương đối hoàn chỉnh như hiện 
nay. Ông nói: 
“Sự sắp đặt phần nhiều do hoá công 
Trái đất xưa nay là cái bè hỗn độn” 
(Ai bài tối thị hoá công đa 
Đại khối do lai hỗn độn xà) [4, tr.57] 
Thế giới còn khởi nguồn từ trời, nhờ có trời 
mà vạn vật được sinh sôi, nảy nở và có trật tự: 
“Bốn biển vòng quanh khắp đất, lai láng 
mênh mông, nhưng khởi nguồn từ trời” (Tứ 
hải cắng địa, uông dương bành bái, nhi 
nguyên vu thiên) [3, tr.771]. Trời quy định 
vạn vật, thế sự và cả việc hưng vong của xã 
hội trong mỗi giai đoạn lịch sử: “Thế sự đổi 
thay do lòng trời sắp đặt, chứ sức người thì 
làm sao có thể làm nổi” (Sự thế suy vi thử 
nãi thiên tâm vị hối quá, phi nhân lực phi 
năng sở năng cập dã) [3, tr.728]. Đồng thời, 
“việc hưng vong, dài ngắn hay kỳ hạn, thời 
vận, quả thực là do trời định cả, không phải 
do sức người có thể làm được” (Nhiên nhi 
phế hưng tu đoản, kỳ vận thực thiên sở thụ, 
phi phù nhân chi sở năng vi dã) [4, tr.632]. 
Như vậy, quan điểm về bản thể của Ngô Thì 
Nhậm vừa chịu ảnh hưởng của Lý học Tống 
Nho, vừa chịu ảnh hưởng của quan điểm bản 
thể Không của Thiền tông. Ngoài ra, Ngô Thì 
Nhậm còn thể hiện quan điểm dung hoà Tam 
giáo. Ngô Thì Nhậm đã lấy cái Không là khởi 
nguyên, là điểm xuất phát, Không còn là Thái 
cực, từ đó xuất hiện trời đất và trời đất vận 
hành sinh ra bốn mùa, tạo nên một quy luật 
khách quan vốn có của vũ trụ. Ông đề cao vai 
trò của Đạo, sự lưu hành của Đạo trong trời 
đất, nhờ có Đạo mà vạn vật mới vận hành và 
phát tán được. Ngô Thì Nhậm không chỉ là 
người đầu tiên hướng đến sự dung hoà Tam 
giáo mà còn tạo điểm khác biệt. Không giống 
với các bậc tiền bối dung thông Tam giáo trên 
cơ sở Phật giáo, sự dung thông Tam giáo của 
Ngô Thì Nhậm trên cơ sở Nho giáo. Vì vậy, 
những kiến giải độc đáo trên tinh thần hoà 
đồng Tam giáo của ông giúp cho Thiền Tông 
Việt Nam có bước phát triển mới. 
Ngô Thì Nhậm không chỉ giải thích nguyên 
nhân sự xuất hiện của thế giới mà còn hướng 
đến sự quan sát thế giới xung quanh để lý giải 
sự tồn tại của thế giới. Ở điểm này, Ngô Thì 
Nhậm cũng giống như nhiều nhà triết học 
phương Đông khác, đều có thế giới quan triết 
học tự nhiên và ít nhiều mang tính tự phát. 
Theo Ngô Thì Nhậm, sự tồn tại của thế giới là 
vô cùng vô tận, vô bờ vô bến và sự tồn tại của 
con người trong thế giới giống như một hạt 
nhân nhỏ bé. Ông viết: “Vũ trụ thái hoà, vô 
bờ vô bến” 
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 
Ngô Thị Mây Ước Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 145 - 149 
 148
(Thái hoà vũ trụ vô cương giới) [3, tr.188]. 
Ở chỗ khác, Ngô Thì Nhậm lại viết: 
“Trời đất là vô cùng, [sinh mệnh người ta] 
như hạt gạo trong kho” (Càn khôn vô cùng 
mễ tại thương) [3, tr.185]. 
Trong thế giới vô cùng tận đó, mọi sự vật, 
hiện tượng luôn tồn tại trong trạng thái vừa 
thống nhất, vừa đa dạng. Điều này được thể 
hiện khá rõ trong bài Ký đình tự mục, khi Ngô 
Thì Nhậm mượn hình ảnh cái đình để chỉ sự 
phong phú, đa dạng của các sự vật, hiện 
tượng tồn tại trong thế giới được hợp nhất 
trong đình: “Trời nhờ đình để sinh muôn vật, 
đất dùng đình để nuôi muôn loài, người lấy 
đình để cùng nhau tụ họp, mà muôn loài 
muôn vật thì đều là khách. Cho nên, nơi 
người ta cùng nhau tụ họp gọi là đình Có 
thể nói, trời đất là một toà nhà, mặt trời mặt 
trăng là đèn đuốc, núi sông là chái thềm. 
Người và vật đều là đồ dùng trong toà nhà; cỏ 
cây là những vật mà đèn đuốc soi tới, phong 
cảnh là những vật trong chái thềm. Những thứ 
đó đâu phải chỉ có đình này có? Cũng đâu 
phải đợi ta nói tới” (Thiên dĩ đình dục vạn 
vật, địa dĩ đình súc vạn loại, nhân dĩ đình 
tương tụ, nhi vạn vật vạn loại vi chi tân. Cố 
ngô nhân ư tương tụ chi xứ hữu đình Thiên 
địa nhất ốc lư dã, nhật nguyệt nhất đăng chúc 
dã, sơn xuyên nhất thiềm lưu dã, dân vật nhất 
ốc lư chi cụ dã, thảo thụ nhất đăng chúc chi 
khí dã, phong cảnh nhất thiềm lưu chi cụ dã. 
Hà chỉ vu thử đình, diệc hà đãi hồ ngô chi vân 
vân) [3, tr.445-447]. 
Có thể thấy, quan niệm về thế giới của được 
Ngô Thì Nhậm rất gần với quan điểm biện 
chứng của triết học Mác: tính thống nhất chân 
chính của thế giới là ở tính vật chất của nó và 
sự tồn tại của sự vật luôn vận động không 
ngừng. 
Tuy nhiên, quan điểm của Ngô Thì Nhậm lại 
không nhất quán. Theo ông, các sự vật, hiện 
tượng lại bị chi phối bởi một cái cao nhất, cái 
khởi nguyên là Đạo. Ông nói: “Nhất là tinh 
nhất, không tạp, là hợp tất cả muôn việc trong 
thiên hạ lại làm một Đạo ở trong khoảng 
trời đất, tản ra thì có hàng vạn khía cạnh khác 
nhau, nhưng thâu tóm lại thì không có hai 
khía” (Nhất giả tinh nhất bất tạp, hợp thiên hạ 
vạn sự nhi bất chi Đạo tại thiên địa gian, 
tán chi tắc hữu vạn thù, thống chi tắc vô nhị 
trí) [5, tr.271-272]. 
Xuất phát từ sự quan sát các sự vật, hiện 
tượng xung quanh, đôi khi chúng ta thấy Ngô 
Thì Nhậm nhìn sự tồn tại của thế giới theo hệ 
thống của ba ngôi: Trời - Đất - Người. Trong 
bài Viết cho em thứ hai là Học Tốn, có đoạn 
viết: “Văn chương của Thái cực phát lộ ra ở 
phía trên là mặt trời, trăng sao, ở giữa là kinh 
truyện của Thánh hiền, ở dưới là núi non, 
sông bể” (Thái cực văn chương, thượng chứ 
vi nhật nguyệt tinh thần, trung phát vi thánh 
hiền kinh truyện, hạ biện vi xuyên nhạc hà 
hải) [3, tr.837]. 
Trong bài Phú ánh trăng ngỡ là ánh tuyết, 
ông viết: 
“Ta đi một mình lòng ta mới hiểu sao: bầu vũ 
trụ còn lẫn lộn chưa phân biệt rõ. 
Ở dưới đâu là sông là núi, ở trên đâu là trăng 
là sao? 
Ở khoảng giữa lấy dáng gì là vật, lấy hình gì 
là người? 
Lại làm gì có trên, có dưới, có khoảng giữa, 
khiến cho sự vật theo từng loại mà tụ, mà 
phân” 
(Hành độc hội ư dư tâm hề, vũ trụ hồng hoang 
chi vị phân, 
Hạ thuỳ vi xuyên nhạc hề, thượng thuỳ vi 
tinh thần, 
Trung dĩ hà trạng vi vật hề, dĩ hà hình vi nhân, 
Hựu hà vi hồ thượng trung hạ hề, sử các loại 
tụ nhi quần phân) [3, tr.396]. 
Cũng có lúc, Ngô Thì Nhậm lại hình dung sự 
tồn tại của thế giới theo “ lục hợp” tức là Trời 
- Đất - Người và bốn phương hoà hợp. Tư 
tưởng trên của ông không vượt ra khỏi triết 
học tự nhiên, nhưng không thấy có trong triết 
học Tống Nho mà có trong tư tưởng của Hàn 
Dũ đời Đường. Theo Hàn Dũ, vũ trụ, vạn vật 
gồm có ba lĩnh vực được chia thành ba cõi 
nhưng có quan hệ mật thiết với nhau, trời ở 
trên, đất ở dưới và người ở giữa: “Hình ra ở 
trên, nhật, nguyệt, tinh, thần, đều là trời; hình 
ra ở dưới, thảo, mộc, sơn, xuyên, đều là đất; 
sống ở khoảng giữa trời đất thì di dịch, cầm 
thú đều là người” [2, tr.485]. 
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 
Ngô Thị Mây Ước Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 145 - 149 
 149
Trên bình diện tư tưởng, những triết lý của 
Ngô Thì Nhậm về bản thể đã thể hiện rõ sự 
linh hoạt và sáng tạo trong cách kế thừa, chọn 
lọc những tinh hoa của nhân loại. Ông không 
bê nguyên hệ thống các phạm trù, khái niệm 
của Nho, Phật, Đạo mà chỉ sử dụng các phạm 
trù đó như một phương tiện để giải thích cho 
tư tưởng và hành động của mình. 
Sau khi vương triều Tây Sơn suy vi, Ngô Thì 
Nhậm vừa mất Người - Tri - Kỷ, vừa mất 
niềm tin tuyệt đối vào đạo Nho. Đây là giai 
đoạn ông đem toàn bộ tâm huyết của mình 
nghiên cứu về Phật giáo, đặc biệt là Thiền 
phái Trúc Lâm. Từ một nhà nho nhiệt tín, một 
nhà chính trị nhiệt tín, ông trở thành đệ tứ tổ 
của Thiền tông Việt Nam khi “Phong khí nhà 
Thiền có vẻ vắng lặng. Cái tuệ giác ở năm 
trăm năm về trước nhờ có Tân thanh của Ngô 
Thì Nhậm mới lại được phát huy” [6, tr.210]. 
Kế thừa phạm trù “Thái cực”, “Âm Dương”, 
“Trời” của Lý học Tống Nho, phạm trù 
“Không”, “Chân như” của Phật giáo và phạm 
trù “Đạo” của Lão Tử, Ngô Thì Nhậm đã xây 
dựng nên những quan điểm triết học mang 
khuynh hướng mới trên tinh thần “Tam giáo 
hòa đồng”, mặc dù, tính biện chứng còn thô 
sơ, chất phác. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Nguyễn Huệ Chi (1988), Thơ văn Lý - Trần, 
tập 2, quyển Thượng, Nhà xuất bản Khoa học Xã 
hội, Hà Nội. 
[2] Doãn Chính (1997), Đại cương triết học Trung 
Quốc, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 
[3] Lâm Giang (2003), Ngô Thì Nhậm toàn tập, 
tập 1, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 
[4] Lâm Giang (2003), Ngô Thì Nhậm toàn tập, 
tập 2, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 
[5] Lâm Giang (2003), Ngô Thì Nhậm toàn tập, 
tập 5, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 
[6] Nguyễn Hùng Hậu (1997), Lược khảo tư tưởng 
thiền Trúc Lâm Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội, 
Hà Nội. 
[7] Trần Lê Sáng (2000), Tổng tập văn học Việt 
Nam, tập 2, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 
SUMMARY 
THE ONTOLOGY IN THE PHILOSOPHICAL THOUGHT OF NGO THI NHAM 
Ngo Thi May Uoc* 
College of Agriculture and Forestry - TNU 
NgoThi Nham was a prominent historical figure of Viet Nam in the eighteenth century. Like many 
other contemporary confucians, Ngo Thi Nham was interested in some of the political issues of the 
society, and he considered those his basic thought and treatment. Within the article, the author 
wants to specify the concept of Ngo Thi Nham about the ontology, an old problem in the history of 
philosophy, which was acknowledged as the “balance of three religions”. The thought was clearly 
about the concept of Ly and Tong confucian and Truc Lam Tam To. Ngo Thi Nham regarded the 
nature of the world as Tai Chi, Yin and Yang, Religion and Nothing. In addition, Ngo Thi Nham 
supposed that the existence of the world was infinite, timeless and unified in diversity. Although 
he did not pass beyond the objective idealist stance of “Ly hoc Tong Nho”, he had launched a new 
perspective on the three religions based on the Confucian stance. 
Key words: Ngo Thi Nham, thought Vietnam, XVIII century, ontology, philosophical. 
*
 Email: mayuoc83@gmail.com 
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 

File đính kèm:

  • pdfban_the_luan_trong_tu_tuong_triet_hoc_cua_ngo_thi_nham.pdf