Bàn về một số vấn đề cơ bản của kế toán trong hợp đồng hợp tác công tư trong đầu tư tư nhân

TÓM TẮT

Chưa có bất kỳ nhà nước nào, chính phủ nào hay địa phương nào có thể đảm

nhiệm tất cả các khoản phát sinh cho hệ thống cơ sở hạ tầng bởi nguồn lực ngân

sách luôn có giới hạn, nhưng cũng không nhà đầu tư tư nhân nào có thể làm được

việc này vì đây là lĩnh vực có hiệu quả kinh tế thấp và nhiều rủi ro đến như thế. Để

bàn về nâng cao giá trị của đầu tư tư nhân vừa mong đem lại lợi ích cho ngân sách

quốc gia thì mô hình hợp tác công tư chính là một chìa khóa để giải quyết cho vấn đề

này. Mục tiêu chính của bài viết là giới thiệu một bức tranh chung về nội dung, đặc

điểm, ưu điểm và hạn chế của quan hệ đối tác công tư (Public-Private Partnership -

PPPs), qua đó tiếp cận nội dung hợp tác này theo một số vấn đề trong kế toán cần có

sự quan tâm khi đầu tư về sau. Kết quả chính của nghiên cứu này là cung cấp được

những nét chính cần hiểu biết về PPP trong mối quan hệ về 3 nhóm kế toán trong

hợp tác.

Từ khóa: PPP, hợp tác công tư, đầu tư tư nhân, khu vực tư, khu vực công

pdf 11 trang Bích Ngọc 06/01/2024 960
Bạn đang xem tài liệu "Bàn về một số vấn đề cơ bản của kế toán trong hợp đồng hợp tác công tư trong đầu tư tư nhân", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bàn về một số vấn đề cơ bản của kế toán trong hợp đồng hợp tác công tư trong đầu tư tư nhân

Bàn về một số vấn đề cơ bản của kế toán trong hợp đồng hợp tác công tư trong đầu tư tư nhân
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 10 - 2018 ISSN 2354-1482 
134 
BÀN VỀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA KẾ TOÁN 
TRONG HỢP ĐỒNG HỢP TÁC CÔNG TƯ TRONG ĐẦU TƯ TƯ NHÂN 
Phạm Quang Huy1 
TÓM TẮT 
Chưa có bất kỳ nhà nước nào, chính phủ nào hay địa phương nào có thể đảm 
nhiệm tất cả các khoản phát sinh cho hệ thống cơ sở hạ tầng bởi nguồn lực ngân 
sách luôn có giới hạn, nhưng cũng không nhà đầu tư tư nhân nào có thể làm được 
việc này vì đây là lĩnh vực có hiệu quả kinh tế thấp và nhiều rủi ro đến như thế. Để 
bàn về nâng cao giá trị của đầu tư tư nhân vừa mong đem lại lợi ích cho ngân sách 
quốc gia thì mô hình hợp tác công tư chính là một chìa khóa để giải quyết cho vấn đề 
này. Mục tiêu chính của bài viết là giới thiệu một bức tranh chung về nội dung, đặc 
điểm, ưu điểm và hạn chế của quan hệ đối tác công tư (Public-Private Partnership - 
PPPs), qua đó tiếp cận nội dung hợp tác này theo một số vấn đề trong kế toán cần có 
sự quan tâm khi đầu tư về sau. Kết quả chính của nghiên cứu này là cung cấp được 
những nét chính cần hiểu biết về PPP trong mối quan hệ về 3 nhóm kế toán trong 
hợp tác. 
Từ khóa: PPP, hợp tác công tư, đầu tư tư nhân, khu vực tư, khu vực công 
1. Giới thiệu 
Nhằm thúc đẩy sự phát triển tổng 
thể các thành phần của nền kinh tế thì 
hợp tác công tư (gọi tắt là PPP) được 
xem là một công cụ hiện đại để có thể 
đem lại hiệu ứng tốt cho thị trường, cho 
quốc gia cũng như những tỉnh thành cụ 
thể. Cả khu vực tư và khu vực công sẽ 
đạt được những lợi ích riêng theo mong 
đợi của mỗi bên (Hodge, 2004) [1]. Có 
thể khẳng định rằng, hợp tác công tư 
giúp cho địa phương hay các nước sẽ 
đạt được các mục tiêu kinh tế xã hội của 
mình với dự án hoàn thành. Việc hợp 
tác này không phải là một vấn đề mới, 
tuy nhiên hầu hết các tiếp cận chủ yếu 
về phương diện kinh tế, đầu tư hay quản 
trị mà chưa nhiều các nghiên cứu về 
những yếu tố thuộc khía cạnh kế toán. 
Từ đó bài viết nhằm giới thiệu những 
vấn đề cơ bản nhất cần quan tâm khi 
phát sinh hợp đồng PPP của một quốc 
gia hay một địa phương cụ thể. 
2. Hình thức đối tác công tư 
2.1. Tổng quan về PPP 
Theo định hướng của quốc tế thì 
đầu tư của tư nhân có một hình thức khá 
phổ biến trong giai đoạn hiện nay chính 
là hình thức đối tác công tư (gọi tắt là 
PPP). Hình thức này là một mối quan 
hệ trung và dài hạn giữa khu vực công 
với các đối tác khác nhau trong nền 
kinh tế và kể cả những tổ chức tình 
nguyện trên thế giới (Jane & Richard, 
2003) [2]. Bên cạnh đó, theo Ngân hàng 
phát triển châu Á (ADB, 2017) thì cho 
rằng thuật ngữ “mối quan hệ đối tác nhà 
nước - tư nhân” biểu hiện một hệ thống 
1Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh 
Email: pquanghuy@ueh.edu.vn 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 10 - 2018 ISSN 2354-1482 
135 
gồm nhiều mối quan hệ có thể có giữa 
các đơn vị thuộc nhà nước và các tổ 
chức tư nhân liên quan đến lĩnh vực 
thuộc về cơ sở hạ tầng và các lĩnh vực 
dịch vụ khác. Hợp đồng PPP thể hiện 
một khuôn khổ có sự tham gia của khu 
vực tư nhưng vẫn ghi nhận và thiết lập 
vai trò quan trọng của chính phủ hướng 
đến việc bảo đảm đáp ứng các trách 
nhiệm xã hội cũng như đạt được sự 
thành công trong cải cách của khu vực 
nhà nước và đầu tư công. Còn đối với 
Ngân hàng thế giới (WB, 2012) thì hợp 
đồng hợp tác công tư được hiểu là loại 
hợp đồng giữa khu vực công và đối tác 
tư nhân trong việc cung cấp các sản 
phẩm, hàng hóa, dịch vụ mà theo cách 
thức truyền thống thì đó chính là thuộc 
về trách nhiệm của đơn vị trong khu 
vực công. Loại hợp đồng này sẽ có 5 
đặc điểm cơ bản sau đây: 
- Thỏa thuận có tính hợp đồng và 
thường sẽ mang tính chất dài hạn. 
- Tạo ra sự khuyến khích giúp nâng 
cao hiệu quả của sản phẩm cuối cùng 
cung cấp. 
- Chia sẻ rủi ro liên quan đến nhu 
cầu, vận hành, đầu tư hay sự tài trợ. 
- Chia sẻ lợi ích giữa các bên 
tham gia. 
- Chia sẻ thẩm quyền ra quyết định 
khi đối diện với các vấn đề quan trọng. 
Như vậy, có thể khẳng định qua các 
khái niệm trên thì quan hệ hợp tác theo 
dạng PPP này chính là sự chia sẻ và 
chuyển giao rủi ro, phần thưởng giữa 
khu vực công và khu vực tư. Kết quả 
của quá trình là việc đạt được tối đa hóa 
giá trị giữa hai nhóm, thiết lập một cấu 
trúc hợp lý về tài chính, phân phối kết 
quả như đã mong đợi với lợi ích cho 
công chúng được tốt nhất. Tại Việt 
Nam, trước đây, theo Nghị định 
15/2015/NĐ-CP ban hành ngày 14-02-
2015 thì đầu tư theo hình thức đối tác 
công tư là hình thức đầu tư được thực 
hiện trên cơ sở hợp đồng giữa cơ quan 
nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, 
các doanh nghiệp dự án để tiến hành 
thực hiện, quản lý, vận hành dự án kết 
cấu hạ tầng, cung cấp dịch vụ công. 
Ngày 04-05-2018 Chính phủ đã ban 
hành Nghị định 63/2018/NĐ-CP thay 
thế cho Nghị định 15 nêu trên để có sự 
thay đổi nhất định trong khái niệm này. 
Theo đó, đầu tư theo hình thức đối tác 
công tư (PPP) là hình thức đầu tư được 
thực hiện trên cơ sở hợp đồng dự án 
giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền 
và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án để 
xây dựng, cải tạo, vận hành, kinh 
doanh, quản lý công trình hạ tầng, cung 
cấp dịch vụ công. 
Trên cơ sở đối chiếu hai khái niệm 
trên, có thể thấy rằng nội dung hoạt 
động trong PPP đã được mở rộng hơn 
trước. Trước kia, hợp tác PPP chỉ gồm 
quản lý và vận hành nhưng hiện nay đã 
thêm vào hoạt động xây dựng, cải tạo 
cũng như kinh doanh các đối tượng. 
Việc hợp tác giữa các đơn vị thuộc khu 
vực tư và khu vực công nhằm phân chia 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 10 - 2018 ISSN 2354-1482 
136 
trách nhiệm trong việc cung cấp cơ sở 
hạ tầng hay dịch vụ để phục vụ cho mục 
tiêu dài hạn là yếu tố chất lượng và 
hướng đến những lợi ích sau: 
- Xác định được mục tiêu chung 
giữa các bên và hướng đến lợi ích 
chung của toàn xã hội. 
- Tạo ra những sản phẩm có được 
chất lượng tốt nhất với chi phí phù hợp 
nhất cho các bên. 
- Hình thành một chiến dịch chung 
trong từng lĩnh vực cụ thể và có điều 
kiện để đánh giá. 
Nhìn chung, điểm khác biệt cơ bản 
giữa hợp đồng kiểu PPP với các dạng 
truyền thống trước đây chính là PPP có 
sự liên kết chặt với khu vực tư trong kết 
quả đạt được với quá trình thực hiện. 
2.2. Những lợi thế và hạn chế 
của PPP 
Những lợi ích này được hình thành 
do những ưu điểm riêng có của hợp 
đồng PPP này. Cụ thể, khi có sự hợp tác 
giữa công và tư sẽ hướng đến những lợi 
thế sau: 
- Nguồn lực về tài chính và nguồn 
lực vật chất được kết hợp một cách 
chuẩn tắc nhất. 
- Đạt được sự nỗ lực về quá trình 
kết hợp giữa nội địa hóa và quốc tế hóa 
dịch vụ công. 
- Tạo ra những hướng dẫn cụ thể 
cho địa phương để phát triển với sự tư 
vấn của chuyên gia. 
- Sự cố gắng được tập trung giải 
quyết thành một vấn đề tổng thể bao trùm. 
- Chương trình kết hợp với công 
dân của từng địa phương và góp phần 
cải thiện giáo dục. 
- Chia sẻ kinh nghiệm và kỹ năng 
chuyên môn giữa khu vực tư và khu 
vực công. 
Những lợi thế của PPPs nêu trên bắt 
nguồn từ Vương quốc Anh theo 
Andersen & LSE Enterprise (2000) và 
Public Policy Research (2001); ở Úc 
theo nghiên cứu của Walker và Walker 
(2000) Tuy nhiên bên cạnh đó, việc 
hợp tác công tư này cũng gặp phải một 
số hạn chế hoặc khó khăn như: 
- Việc lựa chọn các bên tham gia 
vào hợp đồng hợp tác chưa có tiêu chí 
rõ ràng. 
- Mâu thuẫn giữa các bên có thể 
phát sinh để đảm bảo lợi ích đạt được. 
- Cán cân về đòn bẩy tài chính của 
các doanh nghiệp liên doanh, liên kết 
trong PPP có thể ảnh hưởng đến quyết 
định và hành động cụ thể của các bên. 
- Chuyển giao trách nhiệm của cá 
nhân, tư nhân sang chính phủ. 
- Tính bền vững của nền kinh tế và 
xã hội là vấn đề cần cân nhắc. 
- Vấn đề về đạo đức và tính quan liêu 
có thể tác động đến quá trình hợp tác. 
Các hạn chế nêu trên đã được tìm 
thấy trong nghiên cứu ở châu Âu tại 
Đan Mạch của Greve (2003) và các 
tranh luận xung quanh vấn đề PPPs 
trong các nghiên cứu tại Anh, Canada 
và Úc. Qua đây có thể hiểu rằng, hợp 
tác công tư chính là sự kết hợp giữa một 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 10 - 2018 ISSN 2354-1482 
137 
nhu cầu xuất phát trong khu vực công 
với những khả năng, nguồn lực riêng có 
của khu vực tư để tạo ra một cơ hội 
mang tính thị trường để nhu cầu đó 
được giải quyết với một lợi nhuận mang 
lại như mong đợi. Theo UNDP thì hợp 
đồng PPP này cũng là một khuôn khổ 
của sự thỏa thuận, một hợp đồng mang 
tính truyền thống và là một sự liên kết 
nhằm phân chia quyền sở hữu nhưng 
đạt được một mức lợi ích tốt nhất cho 
các bên khi tham gia chung cùng một 
chương trình. Mối quan hệ công - tư ở 
đây xuất phát theo hai bên, đó là bên 
khu vực công sẽ cung cấp hệ thống 
pháp lý và điều hành về mặt quản lý 
chung cho các dự án hạ tầng, còn bên 
khu vực tư sẽ cung cấp về khía cạnh tài 
chính cũng như điều khiển trực tiếp tính 
thực thi của dự án đó (Treasury 
Committee, 2008) [3]. 
3. Vấn đề về kế toán trong PPP 
3.1. Giới thiệu chung 
Hầu hết các nghiên cứu về hợp tác 
công tư theo PPP chủ yếu tập trung vào 
chiến lược, quản trị hoặc về các kênh 
trong quá trình đầu tư giữa hai bên 
(Johnston & Gudergan, 2007) [4]. Bài 
viết này nêu ra những nét chính cần lưu 
ý trong công tác kế toán khi thực hiện 
PPP giữa công và tư trong một quốc 
gia. Cho đến thời điểm cuối năm 2017, 
hơn 90 quốc gia trên toàn thế giới đã áp 
dụng và thực hiện PPP theo nhiều hình 
thức hoặc những phương thức khác 
nhau với những giai đoạn triển khai 
cũng có sự khác biệt theo hình 1. 
Hình 1: Một số quốc gia áp dụng PPP với các giai đoạn khác nhau 
Xét về nền tảng thì trong hợp đồng 
PPP có ba vấn đề chủ yếu có liên quan 
đến khía cạnh kế toán, chính là dòng 
doanh thu chính của quá trình hợp tác, 
chi phí của chu kỳ sống sản phẩm, 
chuyển giao rủi ro và ghi nhận rủi ro 
trong sổ sách. Ba nội dung này luôn 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 10 - 2018 ISSN 2354-1482 
138 
phải gắn liền với đặc điểm đầu ra từ hợp tác này (Dutz và cộng sự, 2006) [5]. 
Hình 2: Ba khía cạnh kế toán quan trọng trong PPP 
Theo Do và cộng sự (2016) [6], để 
có thể hiểu rõ những yếu tố về kế toán 
này tác động như thế nào đến các chủ 
thể tham gia trong quá trình PPP thì cần 
phải làm sáng tỏ những loại hình khác 
nhau. Theo khía cạnh thực tế thì có 7 
hình thức hợp tác PPP (hình 3). 
Hình 3: Các hình thức khác nhau trong PPP 
(Nguồn: Skelcher, 2010 [7]) 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 10 - 2018 ISSN 2354-1482 
139 
Dù theo hình thức nào thì yếu tố 
chính của các hợp tác này đều có những 
đặc điểm sau: 
- Hợp tác này chính là quá trình 
phối hợp chặt chẽ về nội bộ trong khu 
vực công. 
- Tạo ra một môi trường liên kết 
chặt chẽ giữa tính chất hoạt động công 
và tư. 
- Hình thành được những dự án 
mang tính chất quan trọng với quy mô 
lớn hơn. 
- Tạo lập các tình huống kinh doanh 
mang tính cụ thể và có tính thú vị. 
- Cung cấp thông tin và quy trình 
kinh doanh một cách nhanh chóng. 
- Bảo đảm giá cạnh tranh một cách 
công bằng, tạo ra kết quả tốt hơn. 
Những dự án nếu được ký kết theo 
hình thức PPP có thể hướng đến nhiều 
lĩnh vực khác nhau trong xã hội hoặc 
trong nền kinh tế, chẳng hạn như: điện, 
dầu khí, viễn thông, hàng không, đường 
sắt, đường bộ, cảng biển, cây trồng, tiện 
ích khác, hệ thống nước (Ashwin và 
cộng sự, 2011) [8]. 
3.2. Những điểm chính về kế toán 
trong hợp tác PPP 
Nhìn chung, khung pháp lý cơ bản 
của hợp đồng hợp tác công tư PPP theo 
khung pháp lý của chế độ kế toán doanh 
nghiệp của Thông tư 200/2014/TT-
BTC. Nếu đơn vị có thiết lập ban quản 
lý dự án thì sẽ thực hiện thêm chế độ kế 
toán dành cho ban quản lý. Bên cạnh 
chế độ kế toán là điều cơ bản mà hầu 
hết kế toán viên sẽ làm căn cứ để ghi 
chép thì còn có luật kế toán và chuẩn 
mực kế toán cho các khoản mục phát 
sinh. Do đó nếu ghi chép kế toán trong 
hợp đồng PPP thì xét về cơ bản không 
có gì khác biệt đối với các mục trong 
những công ty thông thường. 
Các hợp đồng hợp tác PPP nhằm 
nâng cao hiệu quả của các dự án cơ sở 
hạ tầng thông qua phương tiện việc hợp 
tác lâu dài giữa khu vực công và kinh 
doanh của tư nhân. Đây là một hình 
thức mới và có khá nhiều ưu điểm vì 
đây là cách tiếp cận toàn diện và mở 
rộng. Thuật ngữ PPP không xác định ở 
mức độ cộng đồng, nó quan tâm đến 
hình thức hợp tác giữa cơ quan công 
quyền với thế giới kinh doanh của tư 
nhân nhằm đảm bảo việc tài trợ, xây 
dựng, đổi mới, quản lý và duy trì cơ sở 
hạ tầng để cung cấp dịch vụ. Xét về 
khía cạnh kinh tế cùng với những đặc 
điểm đã nêu thì nó có liên quan đến 
công tác kế toán với mô hình quan hệ 
các bên theo hình 4. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 10 - 2018 ISSN 2354-1482 
140 
Hình 4: Các đối tượng và hoạt động phát sinh trong PPP 
(Nguồn: ADB, 2017) 
Những hoạt động trên để đảm bảo 
tính hiệu quả số liệu kế toán được ghi 
chép đầy đủ, cung cấp thông tin hữu 
hiệu đến người sử dụng ra các quyết 
định kinh tế cần thiết. Cho đến thời 
điểm hiện tại thì chưa có một quy tắc kế 
toán chung hay chuẩn mực kế toán cụ 
thể nào hướng dẫn về PPP. Trong số 
chuẩn mực hiện hành thì có thể đề cập 
đến chuẩn mực về thuê tài sản (Lease) 
là có mối quan hệ tương đối mật thiết. 
Bên cạnh đó, có một số hướng dẫn khác 
của tác giả Ravets (2010) [9] có đề cập 
đến PPP chính là chuẩn châu Âu ESA 
95 và Cẩm nang thống kê tài chính 
chính phủ GFSM 2001. Hai văn bản 
này đề cập đến 3 vấn đề chính: các 
khoản chi của chính phủ và các bên có 
liên quan, chuyển giao tài sản cho chính 
phủ sau khi hoàn tất hợp tác, các khoản 
đảm bảo được ấn định. 
Những yếu tố phát sinh trong công 
tác kế toán sẽ phát sinh dựa theo các đối 
tượng trên và sẽ cần chú ý đến ba nội 
dung có liên quan đến kế toán như sau: 
a. Đối với khía cạnh chi phí trong 
hợp tác 
Khi tiến hành hợp tác giữa hai hay 
nhiều bên thì vấn đề chi phí trong kế 
toán được xem là khó và quan trọng 
hơn cả bởi có những khoản mang tính 
riêng, có những khoản mang tính 
chung và có những khoản đã chi ra 
nhưng chưa nhận định được phân chia 
như thế nào. Tùy theo loại hợp tác thì 
sẽ phát sinh các khoản chi phí cụ thể 
có sự khác nhau. Có thể chú ý đến các 
khoản sau: phí các khoản mua ngoài, 
phí nhân công, phí nguyên liệu xây 
dựng cơ sở hạ tầng, phí máy móc thiết 
bị, phí bảo hành các thiết bị máy móc, 
phí bảo hiểm 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 10 - 2018 ISSN 2354-1482 
141 
b. Đối với khía cạnh doanh thu 
trong hợp tác 
Doanh thu là khoản mà các bên 
mong đợi có được từ quá trình hợp tác. 
Doanh thu bị chi phối khá nhiều bởi kết 
quả của dự án trong mối quan hệ với thị 
trường. Điểm quan trọng khi các dự án 
PPP phát sinh chính là khu vực công có 
thể bị giảm quyền kiểm soát khi hợp 
tác, từ đó nguồn thu có thể chưa đạt 
được như dự toán đề ra. Các khoản 
doanh thu theo hướng dẫn của quốc tế 
liên quan đến PPP chẳng hạn như doanh 
thu phân chia từ sản phẩm, dịch vụ; 
nguồn thu từ các khoản còn lại, thu từ 
tài chính đầu tư 
c. Đối với khía cạnh kế toán chuyển 
giao rủi ro 
Việc chuyển giao rủi ro trong quá 
trình hợp tác này là việc quản lý, kiểm 
soát những tài sản phát sinh trong khi 
thực hiện hợp tác giữa hai khu vực. Khi 
quản lý rủi ro thì cần phải trải qua 5 giai 
đoạn, đó là: nhận diện rủi ro, tập hợp rủi 
ro, phân bổ rủi ro, xử lý rủi ro, giám sát 
và kiểm soát. Mặc dù rủi ro chủ yếu 
thuộc phương diện tài chính nhưng nếu 
xét về kế toán thì nó vẫn tồn tại và các 
thành viên tham gia dự án đều phải luôn 
quan tâm để tránh cho rủi ro phát sinh có 
thể ảnh hưởng đến việc đe dọa mục tiêu 
của tổ chức đã đề ra (Pereira, 2014) [10]. 
Với những nội dung trên thì đi vào 
chi tiết sẽ có một số nội dung có thể 
tham chiếu đến hệ thống kế toán của 
Việt Nam cùng những khoản của các 
chuẩn mực có liên quan. Cụ thể bao 
gồm các vấn đề: 
- Kế toán thuê tài chính theo hợp 
đồng hợp tác: khi tiến hành thực hiện 
hợp đồng này, các bên cần quan tâm 
đến việc thuê tài chính hay thuê hoạt 
động theo chuẩn mực Việt Nam vì hai 
phạm trù này có sự khác biệt nhất định 
(Nailor & Lennard, 2000) [11]. Tuy 
nhiên theo quốc tế hướng dẫn, hầu hết 
trong mọi trường hợp thì hợp đồng PPP 
sẽ được xem là một dạng thuê tài chính. 
Nếu chuyển giao rủi ro cho bên tư nhân 
có sự giới hạn, chính phủ có thể cần 
được xem là người chủ sở hữu của tài 
sản hình thành theo PPP và tài sản này 
chính là thuê tài chính. Đây chính là 
cách tiếp cận theo hướng dẫn kế toán 
của Anh và Úc. Nó yêu cầu kế toán cần 
phải phán đoán về quyền sở hữu tài sản 
PPP dựa trên việc phân chia rủi ro và 
lợi ích giữa các bên. 
- Kế toán chuyển giao rủi ro giới 
hạn: nội dung này sẽ tiếp cận theo giác 
độ kế toán rủi ro và mức độ này có thể 
xem là tài sản PPP sẽ được ghi nhận 
trên bảng cân đối kế toán của khu vực 
công vì nó thỏa khá đầy đủ các tiêu chí 
của một loại thuê tài chính. Còn các 
nghiệp vụ kết hợp sẽ ghi chép vào báo 
cáo hoạt động. 
- Quyết định trên hướng dẫn của tổ 
chức Eurostat: theo cách tiếp cận của 
đơn vị này thì tài sản PPP sẽ được bù 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 10 - 2018 ISSN 2354-1482 
142 
trừ trên bảng cân đối kế toán chính phủ 
nêu bên tư nhân gánh chịu hầu hết các 
rủi ro xây dựng cũng như các rủi ro sẵn 
có và rủi ro về tính cầu trên thị trường. 
Đối với các dịch vụ được cung cấp bởi 
chính phủ thì đây chính là hiện tượng 
rủi ro cầu xuất hiện trong nền kinh tế. 
Từ đó, trên bảng cân đối kế toán thì 
khoản đầu tư PPP chính là khoản đầu tư 
công và thực thi theo luật đầu tư công 
tại Việt Nam. 
Nhìn chung, PPP chính là một lựa 
chọn tốt nhằm để chuyển từ việc đầu tư 
công sang việc hạn chế hoặc không 
dùng ngân sách trong hoạt động đầu tư 
và giảm bớt các khoản nợ công trên 
bảng cân đối kế toán của Chính phủ. 
Vấn đề đặt ra chính là ghi nhận và tính 
toán một cách rõ ràng, minh bạch đối 
với các khoản chung, các khoản riêng 
giữa bên công và bên tư cùng với những 
rủi ro mà các bên gánh chịu. 
4. Kết luận 
Để đảm bảo thành công trong bối 
cảnh Việt Nam hay các địa phương đang 
thiếu hụt nguồn vốn đầu tư phát triển cho 
cơ sở hạ tầng như hiện nay thì mô hình 
hợp tác công tư PPP trong việc đầu tư 
nâng cao chất lượng các dịch vụ công 
được coi là hướng đi đúng đắn của các 
địa phương tại trong giai đoạn hiện tại bởi 
mô hình này có thể hạn chế được những 
tồn tại nếu cho từng khu vực công hoặc 
tư thực hiện riêng biệt. Việc ban hành 
khuôn khổ pháp lý để hướng dẫn rõ công 
tác kế toán về các nội dung trong mô hình 
hợp tác công tư này thì cần thiết phải 
được hướng dẫn rõ ràng nhằm đạt được 
sự nhất quán giữa các đơn vị, tổ chức, địa 
phương cũng như cả nước. Kết quả của 
bài viết này chỉ cơ bản giới thiệu những 
khía cạnh kế toán mà người làm những 
dự án liên kết khu vực công với khu vực 
tư cần quan tâm chứ chưa đi vào chi tiết 
từng nội dung cụ thể về cách phần chi tiết 
trong công tác kế toán. Tuy nhiên khi 
xem những loại hợp tác cụ thể trong PPP 
và từng giai đoạn thì cần có nhiều nghiên 
cứu chi tiết hơn và rõ ràng hơn từng 
nhóm khoản mục trong kế toán của dự án 
PPP, qua đó đem lại thông tin minh bạch 
hơn và thuyết phục hơn các nhà đầu tư tư 
nhân tại các vùng, miền, từ đó sẽ tiếp tục 
thu hút thêm đầu tư cho sự phát triển 
chung của nền kinh tế của khu vực cũng 
như của quốc gia. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Hodge, G. (2004), The risky business of public-private partnerships. 
Australian Journal of Public Administration, 63, 37-49 
2. Jane, B. & Richard, L (2003), Public private partnerships: an introduction. 
Accounting, Auditing & Accountability Journal, 16(3), pp.332-
341, https://doi.org/10.1108/09513570310482282 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 10 - 2018 ISSN 2354-1482 
143 
3. Treasury Committee (2008), Financial Reporting and National Accounts: 
Oral and Written Evidence: Tuesday 4 March 2008 – Witnesses: Financial 
Reporting Advisory Board, Office for National Statistics, HC 397-i of Session 2007–
08 (London, Stationery Office) 
4. Johnston, J., Gudergan, S. P. (2007), Governance of public-private 
partnerships: Lessons learnt from an Australian case?, International Review of 
Administrative Sciences, 73, 569-582 
5. Dutz, M., Harris, C., Dhingra, I., Shugart, C. (2006), Public-private partnership 
units: What are they, and what do they do? Washington, DC: World Bank 
6. Do, M. T., Morten, F. & Idongesit, W (2016), Analyzing the role of the PPP in 
the development of the Vietnamese telecoms market, The 1st Africa Regional ITS 
Conference, Accra, Ghana 
7. Skelcher, C (2010), Governing Partnerships. It is in G. Hodge, C. Greve and 
A. Boardman (eds) (2010) International Handbook on Public-Private Partnerships, 
Cheltenham: Edward Elgar, pp 292-304, ISBN 978-1-84844-356-3 
8. Ashwin, M., Ganesh, A. D. & Satyanarayana, N. K (2011), A Comparative 
Analysis of Public- Private Partnership (PPP) Coordination Agencies in India, Public 
Works Management & Policy, 1(1), pp. 1-16 
9. Ravets, C. (2010), Update of the SNA 1993 and Revision of ESA95 (available at: 
993_ and_revision_of_ESA95 (last accessed 16 December, 2010) 
10. Pereira C.G (2014), Public-Private Partnerships (PPP) and Concessions of 
Public Services in Brazil, BRICS Law Journal, 1(1), pp. 25-43. DOI:10.21684/2412-
2343-2014-1-1-25-43 
11. Nailor, H. and A. Lennard (2000), Leases: Implementation of a New 
Approach, Financial Accounting Series - Special Report (Norwalk, CT, FASB) 
DISCUSSING A NUMBER OF BASIC ISSUES TO ACCOUNTING FOR 
PUBLIC-PRIVATE PARTNERSHIP CONTRACT 
IN THE PRIVATE INVESTMENT 
ABSTRACT 
There is no state, no government or no local organization that could take over 
all costs related to the infrastructure system because of limited budget resources. 
Moreover, there is also no private investor that is able to do this matter because it 
has had low economic efficiency and many risks. In order to enhance the value of 
private investment and to bring benefits to the national budget, the public-private 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 10 - 2018 ISSN 2354-1482 
144 
partnership model is a significant key for addressing this issue. The main aim of this 
paper is to present a general picture of the content, characteristics, strengths and 
limitations to the contract of public-private partnerships (PPPs), thereby 
approaching this collaborative content based on accounting issues. There are some 
issues that need to be addressed when investing in the future. The main outcome of 
this study is to provide a clear understanding of PPP in relation to the three 
accounting groups in these partnerships. 
Keywords: PPP, public private partnership, private investment, private sector, 
public sector 
(Received: 23/7/2018, Revised: 12/9/2018, Accepted for publication: 18/9/2018) 

File đính kèm:

  • pdfban_ve_mot_so_van_de_co_ban_cua_ke_toan_trong_hop_dong_hop_t.pdf