Biện pháp nâng cao khả năng lĩnh hội khái niệm cho trẻ em chậm phát triển trí tuệ

Hình thành khái niệm là một nhiệm vụ cơ bản của hoạt động dạy

học. Kết quả quá trình này đạt mức độ nào phụ thuộc vào cả hai chủ thể:

người dạy và người học. Thực tế, việc hình thành khái niệm cho trẻ chậm

phát triển trí tuệ gặp rất nhiều khó khăn do khả năng nhận thức của trẻ hạn

chế, trẻ không có khả năng xử lý khi gặp tình huống mới lạ, cách học của trẻ

không có kết cấu rõ ràng. Vấn đề này có thể khắc phục được nếu chúng ta

có một chiến lược giáo dục phù hợp. Từ những kết quả nghiên cứu thực

trạng chúng tôi xây dựng một số biện pháp nhằm nâng cao khả năng lĩnh hội

khái niệm cho trẻ chậm phát triển trí tuệ trong dạy học.

pdf 9 trang dienloan 3680
Bạn đang xem tài liệu "Biện pháp nâng cao khả năng lĩnh hội khái niệm cho trẻ em chậm phát triển trí tuệ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Biện pháp nâng cao khả năng lĩnh hội khái niệm cho trẻ em chậm phát triển trí tuệ

Biện pháp nâng cao khả năng lĩnh hội khái niệm cho trẻ em chậm phát triển trí tuệ
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế 
ISSN 1859-1612, Số 04(12)/2009: tr. 157-165 
BIỆN PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG LĨNH HỘI KHÁI NIỆM 
CHO TRẺ EM CHẬM PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ 
 NGUYỄN BÁ PHU - HỒ VĂN DŨNG 
 Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế 
Tóm tắt: Hình thành khái niệm là một nhiệm vụ cơ bản của hoạt động dạy 
học. Kết quả quá trình này đạt mức độ nào phụ thuộc vào cả hai chủ thể: 
người dạy và người học. Thực tế, việc hình thành khái niệm cho trẻ chậm 
phát triển trí tuệ gặp rất nhiều khó khăn do khả năng nhận thức của trẻ hạn 
chế, trẻ không có khả năng xử lý khi gặp tình huống mới lạ, cách học của trẻ 
không có kết cấu rõ ràng... Vấn đề này có thể khắc phục được nếu chúng ta 
có một chiến lược giáo dục phù hợp. Từ những kết quả nghiên cứu thực 
trạng chúng tôi xây dựng một số biện pháp nhằm nâng cao khả năng lĩnh hội 
khái niệm cho trẻ chậm phát triển trí tuệ trong dạy học. 
1. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Theo quan điểm của lý thuyết hoạt động: “Khái niệm là một năng lực thực tiễn” [1, 
102]. Bởi vì, khi con người lĩnh hội một khái niệm nào đó cũng đồng nghĩa với việc con 
người có thêm một năng lực mới. Khái niệm là sản phẩm, đồng thời cũng là phương tiện 
không thể thiếu để đảm bảo cho hoạt động trí tuệ của con người có hiệu quả. 
Đối với trẻ khuyết tật nói chung, trẻ chậm phát triển trí tuệ nói riêng, việc lĩnh hội được 
các khái niệm phù hợp có ý nghĩa hết sức to lớn, giúp trẻ có cơ hội có một cuộc sống 
độc lập, tự chủ và hòa nhập xã hội. 
Thực chất của quá trình dạy học là quá trình tổ chức hình thành hệ thống khái niệm cho 
người học. Lĩnh hội khái niệm là một quá trình khó khăn, phức tạp đối với mọi người. 
Điều này càng khó khăn hơn đối với trẻ chậm phát triển trí tuệ. Tuy nhiên, trong thực tế 
giáo dục đặc biệt hiện nay, những vấn đề lý luận như nội dung, chương trình, phương 
pháp, phương tiện dạy học... chưa được quan tâm một cách đúng mức; đội ngũ giáo 
viên vừa thiếu, vừa chưa được đào tạo nghiệp vụ một cách chính quy nên hiệu quả còn 
chưa cao. 
Xuất phát từ những lý do đó, chúng tôi đã tiến hành khảo sát thực trạng quá trình tổ 
chức hình thành khái niệm cho trẻ chậm phát triển trí tuệ tại 2 trường giáo dục đặc biệt: 
Thủy Biều và Tương Lai ở thành phố Huế, từ đó xây dựng một số biện pháp nhằm giúp 
trẻ lĩnh hội khái niệm một cách có hiệu quả. 
2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 
Để nghiên cứu thực trạng quá trình tổ chức hình thành khái niệm cho trẻ chậm phát triển 
trí tuệ, chúng tôi tiến hành khảo sát 12 cán bộ giảng dạy và phục vụ tại 2 trường giáo 
dục đặc biệt Thủy Biều và Tương Lai ở Thành phố Huế về những vấn đề sau: 
NGUYỄN BÁ PHU - HỒ VĂN DŨNG 
158 
2.1. Những hình thức hình thành khái niệm cho trẻ chậm phát triển trí tuệ 
Bảng 1. Những hình thức hình thành khái niệm cho trẻ chậm phát triển trí tuệ 
Thứ tự Hình thức Số lượng ý kiến Tỷ lệ (%) Thứ bậc 
1 Dạy - học: một thầy - một trò 5 41,6 3 
2 Dạy - học: nhóm nhỏ (3 - 5 em) 8 66,7 2 
3 Dạy - học: nhóm lớn (lớp - bài) 10 83,3 1 
4 Tổ chức trò chơi 3 25,0 4 
5 Tổ chức tham quan, thực tế 0 0,0 5 
Dạy học là hình thức cơ bản được giáo viên sử dụng để hình thành khái niệm cho trẻ 
chậm phát triển trí tuệ. Trong đó phổ biến hơn cả là dạy - học theo nhóm lớn, tiếp theo 
là dạy - học theo nhóm nhỏ, dạy - học một thầy - một trò chưa được sử dụng nhiều. 
Hình thức tổ chức trò chơi còn sử dụng quá ít, tổ chức tham quan thực tế hoàn toàn 
không được sử dụng. 
Có thể thấy rằng hình thức tổ chức dạy học như trên không thực sự phù hợp với loại 
hình trường chuyên biệt. Bởi vì đây là đối tượng đặc biệt, trình độ của các em trong một 
lớp không có sự tương đồng, trẻ có nhiều dạng khuyết tật khác nhau, yêu cầu trang bị tri 
thức của mỗi trẻ cũng sẽ khác nhau... Nếu như chúng ta tăng cường sử dụng hình thức 
dạy học một thầy - một trò thì có thể mang lại hiệu quả hơn. Với hình thức này, giáo 
viên có điều kiện quan tâm đến đặc điểm riêng của từng em, xây dựng được nội dung, 
chương trình, phương pháp phù hợp với từng em, hơn nữa khâu kiểm tra, đánh giá cũng 
được thuận lợi. Bên cạnh đó, cần quan tâm đúng mức đến hình thức tổ chức trò chơi, 
tham quan thực tế. Bởi vì, đối với trẻ chậm phát triển trí tuệ, điều quan trọng đối với trẻ 
là “học mà chơi, chơi mà học”, thông qua trò chơi giúp trẻ nhận thức thế giới một cách 
tích cực hơn. 
Thực trạng trên xuất phát từ những nguyên nhân khách quan và chủ quan: Cơ sở vật 
chất nhà trường chưa đáp ứng với cách dạy học; đội ngũ giáo viên còn thiếu, yếu về 
chuyên môn nghiệp vụ; nhận thức của đội ngũ quản lý, phục vụ, giáo viên còn chưa 
đúng đắn... Nhiều người nghĩ rằng, trường chuyên biệt chỉ là nơi giữ trẻ. 
2.2. Cách thức tổ chức quá trình hình thành khái niệm cho trẻ chậm phát triển trí 
tuệ 
Bảng 2. Cách thức tổ chức quá trình hình thành khái niệm cho trẻ chậm phát triển trí tuệ 
Thứ tự Cách thức tổ chức Số lượng 
ý kiến 
Tỷ lệ 
(%) 
Thứ 
bậc 
1 Trình bày vật mẫu - giải thích - trẻ nhắc lại 8 66,7 2 
2 Trình bày vật mẫu - trẻ tự tìm tòi - giáo viên chốt lại 5 41,7 3 
3 Giáo viên gợi mở - minh họa - giải thích - trẻ lặp lại 10 83,3 1 
4 Giáo viên giải thích - minh họa - trẻ vận dụng 3 25,0 4 
Khi hình thành một khái niệm nào đó, phương pháp tiến hành hầu hết của giáo viên là: 
gợi mở - minh họa - giải thích - trẻ lặp lại, trình bày vật mẫu - giải thích - trẻ nhắc lại... 
BIỆN PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG LĨNH HỘI KHÁI NIỆM CHO TRẺ... 
159 
Nhìn chung, cách tiến hành của giáo viên đã tuân thủ đúng quy luật nhận thức của loài 
người là “đi từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng”. Tuy nhiên, nhiều công trình 
nghiên cứu cho thấy, đối với trẻ chậm phát triển trí tuệ, cấu trúc trí tuệ của chúng khác 
so với trẻ bình thường, phần trí tuệ thực hành của trẻ phát triển hơn so với trí tuệ ngôn 
ngữ [2, 249]. Vì vậy, trong dạy học chúng ta cần tính đến khả năng này của trẻ. 
Qua quan sát, chúng tôi thấy rằng, với cách tổ chức như trên, để trẻ lĩnh hội một khái 
niệm nào đó mất rất nhiều thời gian, giáo viên phải lặp đi lặp lại nhiều lần, khái niệm trẻ 
lĩnh hội lại không chắc chắn, trẻ không có khả năng vận dụng vào trong các tình huống 
tương tự. Xuất phát từ đặc điểm trí tuệ của trẻ, khi hình thành một khái niệm nào đó ta 
nên bắt đầu từ hành động của trẻ, đây là một trải nghiệm tích cực giúp trẻ tích lũy kinh 
nghiệm. 
Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng với cách tổ chức hình thành khái niệm như trên đã có sự 
cố gắng, nỗ lực rất nhiều của đội ngũ giáo viên, cách làm của họ chủ yếu đúc rút từ thực 
tiễn công tác, mang tính chất kinh nghiệm cá nhân, hầu hết họ chưa được đào tạo một 
cách chính quy đối với công tác giảng dạy trẻ khuyết tật nói chung, chậm phát triển trí 
tuệ nói riêng. Để việc hình thành khái niệm cho trẻ đạt được hiệu quả cao thì chúng ta 
cần phải có cách thức tổ chức khoa học, vận dụng nhiều con đường khác nhau trên cơ 
sở nghiên cứu những đặc trưng tâm lý của trẻ chậm phát triển trí tuệ. 
2.3. Nội dung tri thức hình thành cho trẻ chậm phát triển trí tuệ 
Trẻ chậm phát triển trí tuệ có quyền được học tập. Chính vì vậy, dạy tri thức cho trẻ 
cũng là một nhiệm vụ của các trường chuyên biệt. Tuy nhiên, cần dạy cho trẻ cái gì, 
khối lượng bao nhiêu thì cần phải xem xét ở nhiều vấn đề. 
Bảng 3. Nội dung được quan tâm hình thành cho trẻ chậm phát triển trí tuệ 
Thứ tự Chủ đề Số lượng 
ý kiến 
Tỷ lệ 
(%) 
Thứ 
bậc 
1 Khoa học học đường 8 66,7 3 
2 Hoàn cảnh sống (các mối quan hệ, nghề nghiệp...) 10 83,3 2 
3 Hiện thực (giao thông, lễ tết, trung thu...) 10 83,3 2 
4 Môi trường (tự nhiên và xã hội) 11 91,6 1 
Nhà trường đã dạy cho trẻ nhiều loại tri thức khác nhau, đáng chú ý là tri thức khoa học 
học đường cũng được quan tâm, mặc dù so sánh với các tri thức về hoàn cảnh sống, 
hiện thực, môi trường thì còn chiếm tỷ lệ thấp hơn. 
Mục tiêu chính của trường chuyên biệt là nhằm giúp trẻ chậm phát triển trí tuệ phát triển 
hết khả năng của mình để thích ứng với xã hội, hòa nhập với cộng đồng, bù đắp những 
thiếu hụt do khiếm khuyết của bản thân. Vì vậy những tri thức nhà trường giảng dạy cho 
trẻ có ý nghĩa thực tiễn lớn lao, việc phân bổ các tri thức trong nhà trường như thực tế là 
phù hợp với trẻ. 
NGUYỄN BÁ PHU - HỒ VĂN DŨNG 
160 
2.4. Những khó khăn trong quá trình hình thành khái niệm cho trẻ chậm phát 
triển trí tuệ 
Hầu hết những khó khăn lớn xuất phát từ người học. Điều này là tất nhiên, dễ hiểu bởi 
vì đối tượng là trẻ chậm phát triển trí tuệ, được xếp vào dạng trẻ khó khăn trong học tập. 
Về nhận thức, khâu đầu tiên dễ thấy nhất là trẻ không có khả năng tập trung. Khối lượng 
ghi nhớ, các thuộc tính và quá trình ghi nhớ đều có chỉ số thấp hơn so với tuổi. Trẻ tiếp 
thu bài rất lâu nhưng cũng lại rất nhanh quên. Tư duy của trẻ có khó khăn trong học tập 
chỉ đạt ở mức trực quan - hình ảnh. Kiến thức trẻ thu được đều phải được dựa trên cơ sở 
vật chất cụ thể hoặc hình ảnh các sự vật. Khả năng tự điều chỉnh hành vi, lập chương 
trình hành động, hoạch định công việc hạn chế. Khi làm việc, trẻ nhanh chóng mệt mỏi. 
Các biểu hiện thường dưới dạng hoạt động chân tay không có ý thức, dù bất kỳ ở đâu, 
đang học hay đang chơi. 
Bên cạnh đó, có những khó khăn xuất phát từ giáo viên như: Giáo viên chưa được đào 
tạo chính quy, đội ngũ giáo viên thiếu,... 
Bảng 4. Những khó khăn trong quá trình hình thành khái niệm cho trẻ chậm phát triển trí tuệ 
Thứ 
tự 
Khó khăn Số lượng 
ý kiến 
Tỷ lệ 
(%) 
Thứ 
bậc 
1 Khả năng nhận thức của trẻ (khó tập trung, trí nhớ 
kém, tư duy trực quan...) 
12 100 1 
2 Trẻ không có khả năng xử lý khi gặp tình huống lạ 10 83,3 2 
3 Cách học của trẻ không được kết cấu rõ ràng 8 66,7 4 
4 Khả năng tự điều chỉnh hành vi kém 12 100 1 
5 Khi học tập, trẻ nhanh chóng mệt mỏi 9 75,0 3 
6 Giáo viên chưa được đào tạo chính quy 8 66,7 4 
7 Đội ngũ giáo viên thiếu 7 58,3 5 
8 Thiếu cơ sở vật chất, phương tiện dạy học 10 83,3 2 
9 Chưa có sự phối hợp của gia đình học sinh 7 58,3 5 
Ngoài ra, còn có những khó khăn từ nhà trường và gia đình học sinh. Chẳng hạn, nhà 
trường thiếu cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ công tác giảng dạy; phụ huynh học 
sinh chưa có sự phối hợp với giáo viên và nhà trường trong công tác chăm sóc, giáo dục 
trẻ. 
3. BIỆN PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG LĨNH HỘI KHÁI NIỆM CHO TRẺ CHẬM 
PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ 
3.1. Xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân 
Trong một lớp học ở trường giáo dục đặc biệt có nhiều trẻ với những dạng khuyết tật 
khác nhau, ngay cả những trẻ chậm phát triển trí tuệ cũng có nhiều mức độ. Vì vậy các 
trẻ chậm phát triển trí tuệ ở nhiều lĩnh vực khác nhau như nhận thức, tâm lý - tình cảm, 
ngôn ngữ - giao tiếp, hành vi... Chính vì thế trong dạy trẻ chậm phát triển trí tuệ cần 
phải dựa vào chương trình giáo dục cá nhân. Chương trình này cần được xây dựng trên 
cơ sở nhu cầu, khả năng của trẻ, phù hợp với ý kiến, nhu cầu và khả năng của gia đình 
BIỆN PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG LĨNH HỘI KHÁI NIỆM CHO TRẺ... 
161 
trẻ. Một khi chúng ta đã xác định được những tri thức để dạy các em và đã thiết lập các 
tiêu chí, mục tiêu, chúng ta bắt đầu chuyển nó trở thành kế hoạch giáo dục cá nhân. 
Sơ đồ quy trình xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân 
Yêu cầu khi xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân: 
- Hệ thống kiến thức, kỹ năng cần được xây dựng từ mức độ đơn giản đến mức độ 
khó khăn hơn. 
- Các nhiệm vụ chia nhỏ thành các bước và thực hiện từng bước một. Tùy từng trẻ 
với khả năng và nhu cầu khác nhau mà xác định các bước, song nhất định phải đi 
theo từng bước để đạt mục tiêu mong muốn. 
- Thiết kế các hoạt động diễn ra trong nhiều môi trường khác nhau nhằm tăng khối 
lượng kiến thức cũng như tăng kỹ năng thành thạo ở trẻ. 
- Sử dụng đồ dùng, phương tiện dạy học cần tuân thủ chặt chẽ quy luật nhận thức. 
- Xây dựng kế hoạch chuyển tiếp về thời gian. 
3.2. Xây dựng kế hoạch dạy học theo các chủ đề 
Trẻ chậm phát triển trí tuệ không có khả năng xử lý khi gặp tình huống mới lạ. Hơn 
nữa, cách học của trẻ không được kết cấu rõ ràng, tư duy lý luận không phát triển để 
đảm bảo khả năng lĩnh hội các tri thức mang tính hệ thống. Vì vậy, nhằm giúp trẻ hiểu 
các mối quan hệ và liên hệ giữa các sự vật hiện tượng trong thế giới khách quan và về 
các mối quan hệ nhân quả, một trong những chiến lược dạy học phải tính đến là dạy học 
theo chủ đề. 
Dạy học theo chủ đề là hình thức giáo viên đưa ra một nội dung giảng dạy có liên quan 
đến nhiều bộ môn và hoạt động khác nhau trong một thời gian nhất định [3, 224]. 
Xác định khả năng và 
nhu cầu của trẻ 
▪ Điểm mạnh 
▪ Khó khăn 
▪ Hứng thú 
Mong đợi 
Những khó k ăn, cản trở
Mục iêu giáo dụ 
Đánh giá 
Thực hiện 
Lập kế hoạch giáo dục 
cá nhân 
NGUYỄN BÁ PHU - HỒ VĂN DŨNG 
162 
Để dạy cho trẻ chậm phát triển trí tuệ, giáo viên có thể lựa chọn các chủ đề khác nhau, 
phù hợp đặc điểm của đối tượng. Các chủ đề có thể dạy cho trẻ như: Khoa học học 
đường, hoàn cảnh sống, hiện thực, môi trường... 
Sau khi lựa chọn chủ đề phù hợp, giáo viên cần phải xây dựng kế hoạch giảng dạy. 
Thực hiện giảng dạy theo chủ đề, giáo viên cần tiến hành qua các bước sau đây: 
- Chuẩn bị: Quyết định các mục tiêu cần đạt được, chọn các hoạt động để hướng 
đến đạt mục tiêu, chủ đề đưa vào những môn học nào, thực hiện trên toàn lớp hay 
giáo dục cá nhân. 
- Giới thiệu: Khi giới thiệu chủ đề, giáo viên nên cố gắng liên hệ càng nhiều càng 
tốt các nội dung của chủ đề với kiến thức trẻ đã có trước đó. 
- Hướng dẫn: Khi thực hiện chủ đề, giáo viên nên lưu ý đặc biệt đến việc duy trì 
chú ý của trẻ, hỗ trợ trẻ trong việc sáng tạo các kế hoạch khác nhau cho từng hoạt 
động, hỗ trợ sự hợp tác giữa các trẻ với nhau và luôn bám theo mục tiêu đã định. 
- Kết thúc: Thường thì giáo viên không cần phải chú ý nhiều đến việc kết thúc chủ 
đề. Một chủ đề kết thúc sẽ được tiếp nối ngay bằng một chủ đề khác. 
- Đánh giá: Giáo viên cần tiến hành đánh giá sau khi kết thúc một chủ đề: Chủ đề lựa 
chọn có hợp lý không? Các nội dung, hoạt động đưa ra có phù hợp cho trẻ không?... 
3.3. Chia việc giảng dạy thành từng bước nhỏ 
Trẻ chậm phát triển trí tuệ gặp khó khăn nhiều về hoạt động nhận thức: Khối lượng ghi 
nhớ, các thuộc tính và quá trình ghi nhớ đều có chỉ số thấp. Trẻ tiếp thu bài rất lâu 
nhưng cũng lại rất nhanh quên, song những điều đã ghi nhớ được thì lại nhớ rất bền lâu; 
Khả năng chú ý kém, khi làm việc, trẻ nhanh chóng mệt mỏi; Khả năng tự điều chỉnh 
hành vi, lập chương trình hành động, hoạch định công việc kém. Nhiều trẻ chậm phát 
triển trí tuệ không phát triển về khả năng này. 
Với những đặc điểm về hoạt động nhận thức như trên, để dạy trẻ một cách có hiệu quả 
chúng ta cần phải chia việc giảng dạy thành từng bước nhỏ. Một thách thức, có thể là 
một trở ngại lớn đối với trẻ chậm phát triển trí tuệ, có thể được vượt qua nếu nó được 
chia thành các thách thức nhỏ, chia mục tiêu thành các cấp độ khác nhau, từ thấp đến 
cao. 
Chẳng hạn, khi hình thành khái niệm về số lượng cho trẻ, chúng ta có thể đi từng bước 
nhỏ như sau: 
Bước 1 
Hiểu và sử dụng các khái niệm: 
Hơn - Kém 
Nhiều - Ít 
Nhiều quá - Ít quá 
Không đủ 
Hết rồi 
Còn nữa 
Thêm nữa 
Cái khác 
Giúp trẻ có khái niệm về số 
lượng 
Giúp trẻ biết đếm vật thực trong 
phạm vi 10 
Sử dụng ngôn ngữ để diễn đạt, 
làm quen với khái niệm về số 
lượng 
BIỆN PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG LĨNH HỘI KHÁI NIỆM CHO TRẺ... 
163 
Bước 2 
So sánh và ghép đôi 1-1 / 2-2 
Nhận biết số 1, 2. Đếm đến 2 
Nhận biết và đếm đúng nhóm có 2 đối tượng 
Nhận biết số lượng 2, 3. Đếm đến 3 
Nhận biết và đếm đúng nhóm có 3 đối tượng 
Nhận biết và đếm đúng số lượng 2, 4 
Đếm đến 4 
Nhận biết và đếm đúng nhóm có 4 đối tượng 
Nhận biết số lượng 4, 5. Đếm đến số 5 
Giúp trẻ học đếm với vật trong 
phạm vi 10 
Giúp trẻ biết chữ số trong phạm 
vi 10 
Biết thêm bớt trong phạm vi 10 
Bước 3 
Thêm vào để đủ 2 đối tượng 
Thêm vào để có đúng 3 đối tượng 
Thêm vào để có đúng 4 đối tượng 
Thêm vào để có 5 đối tượng 
Thêm bớt để nhóm có đủ 1, 2, 3, 4, 5 đối tượng 
Ôn lại các số 1, 2, 3, 4, 5 dưới hình thức các trò chơi 
Biết chữ số từ 1 đến 5 
Đếm số 6 
Nhận biết các nhóm có 6 đối tượng 
Thêm bớt để nhóm có 6 đối tượng 
Đếm đến 7. Nhận biết số 7 
Thêm bớt để nhóm có 7 đối tượng 
Đếm đến 8. Nhận biết số 8 
Thêm bớt để nhóm có 8 đối tượng 
Đếm đến 9. Nhận biết số 9 
Thêm để nhóm có 9 đối tượng 
Đếm đến 10. Nhận biết số 10 
Phát triển khả năng nhận thức số 
lượng bằng vật thực 
Bước 4 
Ôn tập trong phạm vi 10 bằng các trò chơi. 
Thêm vào để có đúng 4 đối tượng 
Thêm vào để có 5 đối tượng 
Thêm bớt để nhóm có đủ 1, 2, 3, 4, 5 đối tượng 
Ôn lại các số 1, 2, 3, 4, 5 dưới hình thức các trò chơi 
Biết chữ số 1 đến số 5 
Có thể viết số 1, 2, 3, 4, 5 
Phát triển kỹ năng nhận biết 
được số lượng 
3.4. Thực hiện quy trình hình thành khái niệm theo lý thuyết về sự hình thành 
hành động trí tuệ của P. Ia. Galperin 
Tư duy của trẻ chậm phát triển trí tuệ mang tính cụ thể, trực quan. Trẻ thường quan sát 
đối tượng bằng hành động cụ thể như sờ, nắm, ngửi, nếm đồng thời trẻ chỉ có thể nhận 
biết từng phần, từng bộ phận riêng biệt, không nắm được cấu trúc cũng như đặc điểm 
chung của sự vật, hiện tượng, không nắm được các nét cơ bản cho mọi đối tượng. Trẻ khó 
hiểu được các chỉ dẫn bằng lời trong các hoạt động nhận thức, trong các trò chơi 
Xuất phát từ đặc điểm trên, một trong những phương pháp và kỹ thuật có thể mang lại 
hiệu quả cao trong quá trình hình thành khái niệm cho trẻ chậm phát triển trí tuệ là định 
hướng dạy học theo lý thuyết về sự hình thành hành động trí tuệ của P.Ia. Galperin. 
Luận điểm chủ yếu của P. Ia. Galperin là: “Coi hoạt động tâm lý là kết quả của việc 
chuyển các hành động vật chất bên ngoài vào lĩnh vực phản ánh - vào lĩnh vực tri giác, 
biểu tượng và khái niệm. Quá trình di chuyển ấy tiến hành theo một số bước; ở mỗi 
NGUYỄN BÁ PHU - HỒ VĂN DŨNG 
164 
bước có sự phản ánh mới, một lần tái hiện hành động và sự cải tổ có hệ thống các hành 
động đó” [2,169]. Theo đó, ông đã vạch ra 5 bước hình thành hành động trí tuệ: 
- Bước 1: Lập cơ sở định hướng của hành động 
- Bước 2: Hành động với đồ vật hay vật chất hóa 
- Bước 3: Hành động với lời nói to không dùng đồ vật 
- Bước 4: Hành động với lời nói thầm 
- Bước 5: Hành động rút gọn với lời nói bên trong 
3.5. Sử dụng nhiều đồ dùng trực quan 
Đối với trẻ chậm phát triển trí tuệ, trong dạy học giáo viên dùng càng nhiều dụng cụ 
trực quan càng tốt và dụng cụ có càng nhiều cách tiếp cận càng tốt (thị giác, xúc giác, 
cảm giác, thính giác....). Bởi vì, mục tiêu của chăm sóc, giáo dục trẻ chậm phát triển trí 
tuệ không phải là loại bỏ khiếm khuyết, mà là hướng tới khả năng bù trừ của trí tuệ. 
Nghĩa là phải tác động vào những thành phần không bị khuyết tật, hoặc bị nhẹ hơn, thúc 
đẩy sự phát triển của nó, qua đó bù đắp cho phần thiếu hụt, nhằm đạt tới sự phát triển 
tối đa của từng trẻ, trong điều kiện cho phép. 
Ví dụ: Để giúp các em học toán có hiệu quả, giáo viên cần chú ý đến các loại vật liệu, 
thiết bị và đồ dùng học toán. Đối với trẻ chậm phát triển trí tuệ, đa số các em nắm được 
khái niệm thông qua việc thực hành, các em cần có nhiều cơ hội để khám phá các khái 
niệm này bằng cách sử dụng nhiều vật liệu, đồ dùng cụ thể qua đó giúp các em lĩnh hội 
được các khái niệm toán học cơ bản và hỗ trợ việc học tập tích cực trong dạy và học. 
Các vật liệu và đồ dùng trong môn toán lớp 1: các băng số, bộ thẻ số được làm bằng bìa, 
vỏ sò để dạy học sinh đếm và chơi trò chơi; que tính bằng nhựa, hoặc bằng đũa tre để 
thực hiện các phép tính 
Khi sử dụng các phương tiện trực quan, giáo viên cần phải đảm bảo các yêu cầu: đồ 
dùng trực quan phải có tính khoa học, chuyển tải nội dung dạy học một cách chính xác, 
phù hợp mục tiêu, nhiệm vụ của bài học; các đường nét, màu sắc của phương tiện trực 
quan phải rõ ràng, chính xác, có độ lớn phù hợp; đặc biệt, đồ dùng trực quan phải đẹp, 
hấp dẫn để tạo hứng thú học tập cho các em. 
3. KẾT LUẬN 
Hình thành khái niệm cho trẻ chậm phát triển trí tuệ trong các trường giáo dục đặc biệt 
là cần thiết. Trong thực tế, giáo viên đã có nhiều nỗ lực nhưng chưa đạt hiệu quả cao. 
Điều này do nhiều khó khăn khách quan và chủ quan. Để tổ chức có hiệu quả quá trình 
hình thành khái niệm cho trẻ chậm phát triển trí tuệ, trong dạy học đòi hỏi giáo viên 
phải sử dụng phối hợp các biện pháp đã đề xuất một cách hài hòa, linh hoạt; phù hợp 
với mục đích, nội dung bài học, đối tượng dạy học... Đồng thời cần tuân thủ một cách 
chặt chẽ các yêu cầu của từng biện pháp đặt ra. 
BIỆN PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG LĨNH HỘI KHÁI NIỆM CHO TRẺ... 
165 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Lê Văn Hồng (chủ biên), Lê Ngọc Lan, Nguyễn Văn Thàng (1995), Tâm lý học lứa 
tuổi và Tâm lý học sư phạm, NXB Giáo dục, Hà Nội. 
[2] Phan Trọng Ngọ, Dương Diệu Hoa, Nguyễn Lan Anh (2001), Tâm lý học trí tuệ, 
NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 
[3] Trần Thị Lệ Thu (2003), Đại cương giáo dục đặc biệt cho trẻ chậm phát triển trí tuệ, 
NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 
Title: MEASURES TO HELP RETARDED CHILDREN ACQUIRE CONCEPTS 
Abstract: Forming a concept is a basic task of the teaching activities. Results of this process 
depend on two subjects: the teaching and learning. In fact, the formation of concepts for the 
retarded children encountered many difficulties due to their limitation of cognitive ability... This 
problem can be overcome if we have a suitable education strategy. From the real research 
results, we construct a number of measures to improve the ability of acquiring concepts for the 
retarded children. 
ThS. NGUYỄN BÁ PHU 
Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế. 
ĐT: 0983.813537. Email: nguyen.phutamlyqn@gmail.com. 
ThS. HỒ VĂN DŨNG 
Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế. 

File đính kèm:

  • pdfbien_phap_nang_cao_kha_nang_linh_hoi_khai_niem_cho_tre_em_ch.pdf