Bình Dương với mục tiêu thúc đẩy phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp và xây dựng thành phố thông minh

Bình Dương là tỉnh thuộc miền Đông Nam bộ, nằm trong Vùng kinh tế trọng

điểm phía Nam. Phía Đông giáp tỉnh Đồng Nai, phía Bắc giáp tỉnh Bình Phước,

phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh và một phần thành phố Hồ Chí Minh, phía Nam giáp

thành phố Hồ Chí Minh và một phần tỉnh Đồng Nai. Theo Nghị quyết số 136/NQCP ngày 29/12/2013 của Chính phủ, tỉnh Bình Dương có diện tích tự nhiên là

2.694,43 km2 (chiếm khoảng 0,83% diện tích cả nước, khoảng 12% diện tích

miền Đông Nam Bộ); dân số 1.802.500 người; 09 đơn vị hành chính cấp huyện

và 91 đơn vị hành chính cấp xã (48 xã, 41 phường, 02 thị trấn).

Nếu ngày xưa, dưới thời Pháp thuộc Bình Dương được biết đến bằng hình

ảnh một tỉnh lỵ “miệt vườn” thì ngày nay, từ sau khi tái lập tỉnh (01/01/1997),

Bình Dương đã trỗi dậy với chủ trương đổi mới được cụ thể hóa bằng những chính

sách thông thoáng, mở đường cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Bằng

việc xây dựng cơ sở hạ tầng, quyết liệt cải thiện môi trường đầu tư, tạo thuận lợi

cho doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh, kinh tế - xã hội của Bình Dương bắt đầu

đạt những thành tựu đáng kể, cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng

công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp, bộ mặt đô thị hóa đã được hình thành rõ nét.

Đến nay, toàn tỉnh có 28 khu công nghiệp với tổng diện tích khoảng 10.560ha, tỷ

lệ cho thuê đạt 71% và 11 cụm công nghiệp với diện tích 802 ha, tỷ lệ cho thuê

đạt 62,2%. Trong đó có những khu công nghiệp tiêu biểu cho cả nước về xây dựng

kết cấu hạ tầng hoàn chỉnh, đồng bộ và hiện đại, về tốc độ thu hút đầu tư, quản lý

sản xuất và bảo vệ môi trường như VSIP 1, 2, Mỹ Phước, Nhiều khu đô thị và

dân cư mới văn minh, hiện đại được hình thành, tiêu biểu nhất là thành phố mới

Bình Dương với điểm nhấn là Trung tâm hành chính tập trung của tỉnh đã chính

thức đi vào hoạt động từ ngày 20/02/2014.

pdf 8 trang dienloan 19160
Bạn đang xem tài liệu "Bình Dương với mục tiêu thúc đẩy phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp và xây dựng thành phố thông minh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bình Dương với mục tiêu thúc đẩy phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp và xây dựng thành phố thông minh

Bình Dương với mục tiêu thúc đẩy phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp và xây dựng thành phố thông minh
 ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 
16 
BÌNH DƯƠNG VỚI MỤC TIÊU THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN HỆ SINH 
THÁI KHỞI NGHIỆP VÀ XÂY DỰNG THÀNH PHỐ THÔNG MINH 
Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bình Dương 
Bình Dương là tỉnh thuộc miền Đông Nam bộ, nằm trong Vùng kinh tế trọng 
điểm phía Nam. Phía Đông giáp tỉnh Đồng Nai, phía Bắc giáp tỉnh Bình Phước, 
phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh và một phần thành phố Hồ Chí Minh, phía Nam giáp 
thành phố Hồ Chí Minh và một phần tỉnh Đồng Nai. Theo Nghị quyết số 136/NQ-
CP ngày 29/12/2013 của Chính phủ, tỉnh Bình Dương có diện tích tự nhiên là 
2.694,43 km2 (chiếm khoảng 0,83% diện tích cả nước, khoảng 12% diện tích 
miền Đông Nam Bộ); dân số 1.802.500 người; 09 đơn vị hành chính cấp huyện 
và 91 đơn vị hành chính cấp xã (48 xã, 41 phường, 02 thị trấn). 
Nếu ngày xưa, dưới thời Pháp thuộc Bình Dương được biết đến bằng hình 
ảnh một tỉnh lỵ “miệt vườn” thì ngày nay, từ sau khi tái lập tỉnh (01/01/1997), 
Bình Dương đã trỗi dậy với chủ trương đổi mới được cụ thể hóa bằng những chính 
sách thông thoáng, mở đường cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Bằng 
việc xây dựng cơ sở hạ tầng, quyết liệt cải thiện môi trường đầu tư, tạo thuận lợi 
cho doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh, kinh tế - xã hội của Bình Dương bắt đầu 
đạt những thành tựu đáng kể, cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng 
công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp, bộ mặt đô thị hóa đã được hình thành rõ nét. 
Đến nay, toàn tỉnh có 28 khu công nghiệp với tổng diện tích khoảng 10.560ha, tỷ 
lệ cho thuê đạt 71% và 11 cụm công nghiệp với diện tích 802 ha, tỷ lệ cho thuê 
đạt 62,2%. Trong đó có những khu công nghiệp tiêu biểu cho cả nước về xây dựng 
kết cấu hạ tầng hoàn chỉnh, đồng bộ và hiện đại, về tốc độ thu hút đầu tư, quản lý 
sản xuất và bảo vệ môi trường như VSIP 1, 2, Mỹ Phước,  Nhiều khu đô thị và 
dân cư mới văn minh, hiện đại được hình thành, tiêu biểu nhất là thành phố mới 
Bình Dương với điểm nhấn là Trung tâm hành chính tập trung của tỉnh đã chính 
thức đi vào hoạt động từ ngày 20/02/2014. 
Đến hết tháng 9 năm 2017, trên địa bàn tỉnh Bình Dương có 29.687 doanh 
nghiệp đang hoạt động với tổng vốn đăng ký trên 227.505 tỷ đồng, các doanh 
nghiệp duy trì tốt hoạt động sản xuất kinh doanh và giữ tốc độ tăng trưởng khá. 
Tuy nhiên, các doanh nghiệp hiện nay vẫn còn phải đối mặt với nhiều khó khăn 
và mong muốn nhận được sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương về mặt bằng kinh 
 ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 
17 
doanh, nguồn vốn và các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác. Trong khi đó, các chính 
sách hỗ trợ doanh nghiệp của tỉnh trong những năm qua chủ yếu tập trung vào 
việc hỗ trợ pháp lý như tuyên truyền pháp luật cho doanh nghiệp; xây dựng các 
kênh giải đáp pháp luật, các tổ tư vấn thực hiện tư vấn thủ tục hành chính. Đồng 
thời, việc triển khai các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới dây chuyền sản 
xuất, tiếp cận công nghệ mới chưa thực sự hiệu quả. Do đó, nền kinh tế Bình 
Dương vẫn còn phải dựa vào sản xuất truyền thống, giá trị gia tăng của sản phẩm 
thấp. Muốn thúc đẩy nền kinh tế sáng tạo để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của 
sản xuất công nghiệp toàn cầu thì cần phải tạo ra môi trường thuận lợi hỗ trợ và 
thúc đẩy các doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp khoa học công nghệ và các 
doanh nghiệp đổi mới phát triển. Nhận thức sâu sắc vấn đề này, ngày 21/11/2016, 
Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương đã chính thức phê duyệt Đề án thành phố thông 
minh Bình Dương tại Quyết định số 320/QĐ-UB. Theo đó, Đề án Thành phố 
thông minh Bình Dương đề xuất ra những mô hình chiến lược, kế hoạch hành 
động cụ thể dựa trên nền tảng mô hình Ba Nhà (Nhà nước – Nhà trường/Nhà khoa 
học – Nhà doanh nghiệp) nhằm hỗ trợ việc hiện thực hóa kế hoạch phát triển kinh 
tế xã hội tỉnh, hướng tới xây dựng Thành phố Thông minh. Định hướng chung 
của đề án bao gồm 5 điểm sau: 
1) Triển khai Mô hình Ba Nhà (hợp tác giữa nhà nước – nhà doanh nghiệp – 
nhà khoa học / viện trường) ở Bình Dương, phù hợp với điều kiện hoàn cảnh địa 
phương. 
2) Thúc đẩy hợp tác trong chuỗi cung ứng nhằm giải phóng tiềm năng của 
một số lớn các ngành công nghiệp hiện thời để tăng cường giá trị đóng góp của 
các ngành này. 
3) Đầu tư nâng cao chất lượng giáo dục và tăng cường hoạt động nghiên cứu 
phát triển, gắn liền với thực tiễn. 
4) Xây dựng thương hiệu và xác lập vị thế của tỉnh Bình Dương, quảng bá, 
thu hút FDI trong các ngành sản xuất tiên tiến/ có giá trị gia tăng cao. 
5) Tăng cường nâng cao tinh thần khởi nghiệp và sáng tạo, đặc biệt trong 
giới trẻ, bằng cách thiết lập các cơ sở hạ tầng cho vườn ươm doanh nghiệp 
(Incubators) và không gian sáng tạo (maker spaces), Không gian thực nghiệm 
công nghệ (TechLab), Không gian thực nghiệm chế tạo (FabLab) 
Kể từ khi được phê duyệt, Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo tập trung nguồn 
lực thực hiện Đề án thành phố thông minh Bình Dương, trong đó lấy khoa học và 
công nghệ, đổi mới sáng tạo là yếu tố cốt lõi để phát triển. 
 ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 
18 
Trong năm 2016, trước khi Bình Dương chính thức phê duyệt Đề án thành 
phố thông minh, ngày 18/5/2016 Chính phủ phê duyệt Đề án Hỗ trợ hệ sinh thái 
khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025 tại Quyết định 844/QĐ-TTg. 
Đề án 844 được phê duyệt đánh dấu mục tiêu “Quốc gia khởi nghiệp” của Việt 
Nam và là cơ sở để các địa phương trong cả nước triển khai các chương trình, kế 
hoạch hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo. Như vậy, ở Bình Dương việc xây dựng hệ sinh 
thái khởi nghiệp không chỉ là việc thực hiện các nội dung của Đề án 844 mà nó 
còn nằm trong định hướng phát triển Thành phố Thông minh Bình Dương. Mặc 
dù cơ sở để xây dựng kế hoạch triển khai nhiệm vụ hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp 
đổi mới sáng tạo đã được ban hành nhưng khi tiếp cận nhiệm vụ Sở Khoa học và 
Công nghệ gặp phải một số khó khăn nhất định mà quan trọng nhất có thể kể đến 
là 02 vấn đề cơ bản sau: 
1) Đây là vấn đề còn khá mới mẻ và hàm chứa nhiều nội dung vượt khỏi 
lĩnh vực chuyên môn của cán bộ được phân công nhiệm vụ; 
2) Chưa được sự quan tâm của các sở ngành khác có liên quan; 
Do đó, để tạo tiền đề cho việc tiếp cận cũng như xây dựng kế hoạch triển 
khai nhiệm vụ, Sở Khoa học và Công nghệ đã có những bước chủ động: 
1) Phân công cán bộ nghiên cứu tài liệu trong và ngoài nước về mô hình Ba 
nhà, Fablab/Techlab và khởi nghiệp; 
2) Gửi cán bộ đi đào tạo bổ sung kiến thức có liên quan đến khởi nghiệp, qua 
đó tăng cường sự hiểu biết, tạo được sự kết nối với các chuyên gia, các tổ chức; 
3) Tích cực học tập các mô hình hỗ trợ khởi nghiệp từ các tỉnh bạn mà điển 
hình là Tp. HCM và Đà Nẵng để học tập kinh nghiệm, giúp định hướng trong việc 
thực hiện nhiệm vụ tại địa phương mình; 
4) Phối hợp tổ chức tập huấn về Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo nhằm cung 
cấp thông tin nền tảng về khởi nghiệp, hệ sinh thái khởi nghiệp và các vấn đề liên 
quan đến cán bộ, công chức các sở, ban, ngành và các trường đại học để phối hợp 
với Sở KHCN triển khai các nhiệm vụ trong thời gian tới; 
5) Tiến hành khảo sát hiện trạng cơ sở vật chất tại một số trường đại học, cao 
đẳng trên địa bàn tỉnh nhằm định hướng cho việc xây dựng kế hoạch phát triển 
các Fablab/Techlab trên địa bàn tỉnh; 
6) Nghiên cứu chính sách hỗ trợ khởi nghiệp mới được ban hành và các chính 
sách đã được áp dụng ở các địa phương bạn, nghiên cứu cơ chế đối tác công – tư 
trong việc thực hiện nhiệm vụ KHCN để chuẩn bị tham mưu chính sách hỗ trợ 
 ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 
19 
khởi nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương gắn với mục tiêu phát triển thành phố 
thông minh Bình Dương. 
Với những bước đi chủ động, Sở Khoa học và Công nghệ xác định tỉnh Bình 
Dương có đủ tiềm năng để phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp vững mạnh bởi: 
1) Bình Dương là một tỉnh có ngành công nghiệp phát triển nhanh trong cả 
nước; kinh tế tăng trưởng cao và ổn định; là vùng đất tiềm năng thu hút đầu tư 
nước ngoài; cơ cấu dân số theo độ tuổi vẫn đang trong giai đoạn cơ cấu trẻ. 
2) Bình Dương hiện có 8 trường đại học, 7 trường cao đẳng, 16 trường trung 
cấp; 45 trung tâm và cơ sở dạy nghề; hạ tầng viễn thông được đầu tư phát triển 
mạnh; nằm trong khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam, là cửa ngõ giao thương 
với Thành phố Hồ Chí Minh – trung tâm khởi nghiệp sôi động nhất trong cả nước. 
3) Bình Dương có các cơ sở giáo dục với thế mạnh nhất định: 
 Trường Đại học Thủ Dầu Một đang phát triển mạnh mẽ từng ngày với một 
số ngành như công nghệ sinh học, công nghệ thông tinTrường đã tự nghiên cứu 
sản xuất ra các sản phẩm như đông trùng hạ thảo, linh chi, tỏi đen, chế phẩm sinh 
học dùng trong sản xuất phân hữu cơ, 
 Đại học Quốc tế miền Đông đang triển khai phòng thí nghiệm chiếu sáng 
Philip Lighting, ký kết hợp tác đào tạo với các doanh nghiệp hàng đầu về công 
nghệ như Bosch, Festo,.. 
 Ngoài ra các trường Đại học Việt Đức, Cao đẳng nghề Việt Nam – 
Singapore, Cao đẳng công nghệ cao Đồng An hiện đều có các phòng thí nghiệm 
về tự động hóa, cơ khí chính xác hiện đại. 
4) Các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp tiềm năng: 
 Hiệp hội doanh nhân trẻ của tỉnh quan tâm đến hoạt động khởi nghiệp và 
đã thành lập mạng lưới Doanh nhân Khởi nghiệp Bình Dương; 
 Đội ngũ lao động kỹ thuật có tay nghề và trình độ chuyên môn cao hiện 
đang làm việc cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với các dây chuyền 
sản xuất tiên tiến, máy móc hiện đại; 
 Bên cạnh đó, tỉnh cũng có tiềm năng về sự hình thành và phát triển quỹ 
đầu tư mạo hiểm, tổ chức thúc đẩy kinh doanh thông qua rất nhiều Hiệp hội, như 
Hội cơ điện, Hội tin học, Hiệp hội ngành hàng, đặc biệt là Hội Doanh nhân trẻ. 
 ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 
20 
Tuy nhiên, căn cứ theo những tiêu chí tại hướng dẫn của Bộ Khoa học và 
Công nghệ về việc xây dựng kế hoạch triển khai Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi 
nghiệp quốc gia” (Công văn số 1919/BKHCN-PTTTDN ngày 13/6/2017), hệ sinh 
thái khởi nghiệp trên địa bàn tỉnh hiện nay chỉ ở Cấp độ 1: Hệ sinh thái mới hình 
thành. Vì vậy, để phát triển được những tiềm năng đã được đánh giá để hình thành 
và phát triển một hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo trong tương lai thì cần thiết 
phải xây dựng một kế hoạch theo lộ trình với mục tiêu cụ thể và trước hết cần ưu 
tiên giải quyết những vấn đề sau: 
1) Tập trung đẩy mạnh đào tạo cơ bản về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, 
hướng tới đối tượng sinh viên tại các trường Đại học, Cao đẳng; các cán bộ được 
phân công thực hiện công tác có liên quan khởi nghiệp (các sở ngành, đoàn thanh 
niên, hội phụ nữ, ). 
2) Cần có cơ chế và bố trí nhân lực tư vấn, hỗ trợ về các thủ tục pháp lý, hành 
chính cho các doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST, đặc biệt trong các vấn đề về đăng 
ký doanh nghiệp, thủ tục giải thể doanh nghiệp, gọi vốn đầu tư,  
3) Cần đầu tư không gian hỗ trợ, kết nối, gặp gỡ, tổ chức sự kiện cho các 
thành phần của Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. 
4) Tham mưu xây dựng chính sách cho tỉnh nhằm hỗ trợ phát triển khởi 
nghiệp sáng tạo đồng thời thực hiện được mục tiêu phát triển mô hình ba nhà trong 
việc xây dựng thành phố thông minh Bình Dương. 
Trên cơ sở những phân tích về tiềm năng, ưu thế cũng như những khó khăn, 
hạn chế kết hợp với mục tiêu xây dựng thành phố thông minh Bình Dương, Sở 
Khoa học và Công nghệ đã tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch 
thực hiện Đề án Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo trên địa bàn tỉnh tại 
Quyết định số 2513/QĐ-UBND ngày 20/9/2017. Kế hoạch được xây dựng với 
mục tiêu: 
1) Tạo lập môi trường thuận lợi để hình thành và phát triển hệ sinh thái khởi 
nghiệp đổi mới sáng tạo; 
2) Hỗ trợ hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong cộng đồng, các 
trường đại học, doanh nghiệp; 
3) Khuyến khích nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công nghệ, đổi mới 
trong sản xuất, kinh doanh; 
 ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 
21 
4) Tăng cường thúc đẩy các hoạt động hợp tác giữa nhà nước – nhà khoa học 
- nhà doanh nghiệp, tiến tới xây dựng thành phố thông minh Bình Dương. 
Trong thời gian tới, Sở Khoa học và Công nghệ dự kiến sẽ triển khai các nội 
dung của Kế hoạch mà Ủy ban nhân dân tỉnh đã phê duyệt, cụ thể: 
 Hỗ trợ hình thành hệ sinh thái khởi nghiệp và thúc đẩy hoạt động khởi 
nghiệp sáng tạo. Trong đó, hỗ trợ hạ tầng, cơ sở vật chất cho hệ sinh thái khởi 
nghiệp và cộng đồng khởi nghiệp: thành lập Trung tâm sáng kiến cộng đồng và 
hỗ trợ khởi nghiệp; hỗ trợ thành lập vườn ươm công nghệ tại các cơ sở giáo dục 
đại học; hỗ trợ thành lập các phòng thí nghiệm thực nghiệm/chế tạo trên địa bàn 
tỉnh, đào tạo, nâng cao năng lực cho cán bộ công chức thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ 
khởi nghiệp; đào tạo kiến thức về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cơ bản và nâng 
cao cho các đối tượng có nhu cầu tham gia hoạt động khởi nghiệp; đưa nội dung 
đào tạo về các phương pháp đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp vào các trường đại 
học, cao đẳng, trường phổ thông trên địa bàn tỉnh; 
 Xây dựng chính sách hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, từng bước hoàn 
thiện cơ chế, hành lang pháp lý nhằm tạo môi trường pháp lý thuận lợi giúp hình 
thành và phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, cộng đồng sáng tạo; 
 Xây dựng Cổng thông tin khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Bình Dương 
để cung cấp thông tin, chính sách, pháp luật, nguồn nhân lực, nguồn đầu tư, giao 
dịch đầu tư, sản phẩm, đối tác, khách hàng, mô hình kinh doanh mới, tin tức, sự 
kiện, về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; 
 Xây dựng hoạt động truyền thông về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Thúc 
đẩy tinh thần sáng tạo, khởi nghiệp trong xã hội, đặc biệt là giới trẻ, làm tiền đề 
cho thanh niên mạnh dạn khởi nghiệp. 
Trong các nhiệm vụ nêu trên, hỗ trợ hình thành hệ sinh thái khởi nghiệp và 
thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp sáng tạo được xem là hoạt động cốt lõi. Sở sẽ thúc 
đẩy việc thành lập Trung tâm sáng kiến cộng đồng và hỗ trợ khởi nghiệp tỉnh Bình 
Dương và thành lập phòng thí nghiệm chế tạo tại các trường để tạo điều kiện cho 
các dự án khởi nghiệp có điều kiện phát triển. 
Sở Khoa học và Công nghệ cũng sẽ phối hợp với các cơ quan, đơn vị triển 
khai các chương trình để cụ thể hóa các nhiệm vụ phát triển hệ sinh thái khởi 
nghiệp như: 
Phối hợp với Tỉnh Đoàn Bình Dương xây dựng và thực hiện Đề án Hỗ trợ 
thanh niên khởi nghiệp tỉnh Bình Dương giai đoạn 2017 – 2022, trong đó khởi 
 ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 
22 
đầu là việc tổ chức cuộc thi “Ý tưởng khởi nghiệp” với mục đích khuyến khích, 
xây dựng tinh thần khởi nghiệp cho đoàn viên thanh niên trên địa bàn tỉnh; tạo sự 
lan tỏa tinh thần khởi nghiệp trong cộng đồng; 
Phối hợp với Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Bình Dương xây dựng 
chương trình truyền hình “Khởi nghiệp”; 
Phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ thực hiện Quyết định số 939/QĐ-TTg 
ngày 30/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án “Hỗ trợ phụ nữ 
khởi nghiệp giai đoạn 2017-2025”. 
Trong giai đoạn hiện nay, mặc dù kế hoạch kèm theo lộ trình triển khai nhiệm 
vụ đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt, Sở Khoa học và Công nghệ vẫn còn 
gặp một số khó khăn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao và đây cũng 
chính là những kiến nghị của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bình Dương để Hội 
nghị cùng nghiên cứu, có giải pháp tháo gỡ: 
1) Sự thấu hiểu về các hoạt động có liên quan đến khởi nghiệp của các cấp, 
các ngành, từng địa phương chưa được đồng bộ, nhất là trong việc hỗ trợ các 
doanh nghiệp khởi nghiệp về không gian làm việc, các gói tư vấn, ươm tạo cũng 
như vốn mồi ở giai đoạn đầu chưa tạo được sự đồng thuận để hỗ trợ từ một số cơ 
quan có liên quan. 
2) Nguồn nhân lực hỗ trợ các hoạt động khởi nghiệp: công chức, cán bộ thực 
hiện nhiệm vụ được phân công từ các sở ngành và các cơ sở giáo dục trên địa bàn 
tỉnh cũng như các công ty lớn, các tổ chức có tiềm năng trở thành thành phần quan 
trọng trong hệ sinh thái khởi nghiệp chưa thật sự quan tâm và hiểu biết sâu sắc về 
khởi nghiệp. 
3) Chính sách được trông chờ nhiều nhất là Luật hỗ trợ doanh nghiệp vừa và 
nhỏ vừa được Quốc hội thông qua, tuy nhiên, để địa phương có thể triển khai được 
vào từng hoạt động cụ thể thì còn cả một quá trình. Vì vậy, trong quá trình triển 
khai đề nghị Trung ương có hướng dẫn cụ thể để từng địa phương có cơ sở áp 
dụng một cách đồng bộ và kịp thời. 
4) Việc thực hiện cơ chế đối tác công – tư trong hỗ trợ các tổ chức, thành 
phần trong hệ sinh thái khởi nghiệp cần được quan tâm bởi hiệu quả xã hội trong 
giai đoạn đầu hơn là lợi ích về kinh tế. Để xây dựng được tinh thần khởi nghiệp, 
đam mê sáng tạo trong cộng đồng cần sự khởi xướng và xúc tác nhiều từ phía nhà 
nước. Do đó, cơ chế đối tác công-tư trong việc thực hiện các nhiệm vụ khoa học 
 ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 
23 
và công nghệ theo mô hình ba nhà, trong việc hỗ trợ thành lập các Fablab/Techlab 
cũng như hỗ trợ cho các tổ chức ươm tạo doanh nghiệp, ươm tạo công nghệ cần 
được thực hiện thí điểm để đánh giá, rút kinh nghiệm trong việc triển khai mở 
rộng. 
Thực tế cho thấy rằng, nếu khởi nghiệp là một lộ trình dẫn đến thành công 
thì ở đó cơ chế chính sách là những tác nhân ngoại lực, đổi mới và sáng tạo là nội 
lực, chúng ta hi vọng rằng trong giai đoạn này, nhà nước cùng với những “ngoại 
lực” và quyết tâm cao độ của các địa phương sẽ góp phần củng cố, thúc đẩy “nội 
lực” của toàn dân tộc phát triển mạnh mẽ đạt được mục tiêu Quốc gia khởi nghiệp 
trong tương lai gần nhất có thể./. 

File đính kèm:

  • pdfbinh_duong_voi_muc_tieu_thuc_day_phat_trien_he_sinh_thai_kho.pdf