Bước đầu đánh giá hiệu quả điều trị bàng quang tăng hoạt do bệnh lý thần kinh bằng tiêm botulinum toxin nhóm a trên bệnh nhân chấn thương tủy sống

Mục tiêu: Phân tích hiệu quả và tính an toàn của tiêm Botulinum toxin nhóm A (BoNT/A) vào thành bàng

quang điều trị bàng quang tăng hoạt động do nguyên nhân chấn thương tủy sống tại Bệnh viện Bạch Mai.

Phương pháp nghiên cứu: phương pháp tiến cứu can thiệp so sánh kết quả trước sau điều trị trên 34 BN có

BQTHĐ do CTTS. BN được theo dõi sau 4 tuần, 12 tuần và 24 tuần.

Kết quả: Có sự cải thiện số lần rỉ tiểu trung bình/ 24 giờ (0,47 lần và 1,12 lần, p<0,05). sau="" điều="" trị="" có="" sự="">

thiện thể tích chứa tối đa của bàng quang, riêng với mức trên 300ml chiếm 64,71% cao hơn so với trước điều trị (P < 0,05).="" tỷ="" lệ="" bệnh="" nhân="" có="" áp="" lực="" cơ="" bàng="" quang="" tối="" đa="" giảm="" dưới="" 40="" cmh2o="" là="" (76,47%)="" cao="" hơn="" trước="" điều="" trị="" (với=""><0,05). độ="" giãn="" nở="" bàng="" quang="" cải="" thiện="" về="" mức="" 20="" đến="" 50ml/cmh2o="" (chiếm="" 76,47%)="" tại="" thời="" điểm="" 24="" tuần="" sau="" điều="" trị=""><0,05). chất="" lượng="" sống,="" mức="" độ="" hài="" lòng="" của="" bệnh="" nhân="" có="" sự="" cải="" thiện="" tại="" các="" thời="" điểm="" tái="" khám="" so="" với="" trước="" điều="" trị="" (udi-6="" cải="" thiện="" 3-4="" điểm,="" iqol="" cải="" thiện="" 40-45="" điểm;="" vas="" cải="" thiện="" 5="" điểm)=""><>

Tác dụng không mong muốn phổ biến nhất là đau vị trí tiêm 47,06%, sau đó là rối loạn phản xạ tự động tủy

29,41% và chảy máu bàng quang 20,59%. Yếu nhẹ hai chân 2,88% và không có biến chứng nguy hiểm nào xảy ra như suy hô hấp.

Kết luận: có sự cải thiện về triệu chứng lâm sàng và niệu động học: số lần rỉ tiêu trong ngày giảm; thể thích

chứa tối đa của bàng quang, áp lực cơ bàng quang tối đa, độ giãn nở bàng quang và chất lượng sống được cải thiện. Tác dụng không mong muốn không nhiều và ít nghiêm trọng thường tự hết như đau vị trí tiêm, rối loạn phản xạ tự động tủy, chảy máu bàng quang và yếu nhẹ hai chân.

pdf 7 trang dienloan 4620
Bạn đang xem tài liệu "Bước đầu đánh giá hiệu quả điều trị bàng quang tăng hoạt do bệnh lý thần kinh bằng tiêm botulinum toxin nhóm a trên bệnh nhân chấn thương tủy sống", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bước đầu đánh giá hiệu quả điều trị bàng quang tăng hoạt do bệnh lý thần kinh bằng tiêm botulinum toxin nhóm a trên bệnh nhân chấn thương tủy sống

Bước đầu đánh giá hiệu quả điều trị bàng quang tăng hoạt do bệnh lý thần kinh bằng tiêm botulinum toxin nhóm a trên bệnh nhân chấn thương tủy sống
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 4 * 2015 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Thận – Niệu 131
BƯỚC ĐẦU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ BÀNG QUANG TĂNG HOẠT 
DO BỆNH LÝ THẦN KINH BẰNG TIÊM BOTULINUM TOXIN NHÓM A 
TRÊN BỆNH NHÂN CHẤN THƯƠNG TỦY SỐNG 
 Đỗ Đào Vũ* 
TÓM TẮT 
Mục tiêu: Phân tích hiệu quả và tính an toàn của tiêm Botulinum toxin nhóm A (BoNT/A) vào thành bàng 
quang điều trị bàng quang tăng hoạt động do nguyên nhân chấn thương tủy sống tại Bệnh viện Bạch Mai. 
Phương pháp nghiên cứu: phương pháp tiến cứu can thiệp so sánh kết quả trước sau điều trị trên 34 BN có 
BQTHĐ do CTTS. BN được theo dõi sau 4 tuần, 12 tuần và 24 tuần. 
Kết quả: Có sự cải thiện số lần rỉ tiểu trung bình/ 24 giờ (0,47 lần và 1,12 lần, p<0,05). Sau điều trị có sự cải 
thiện thể tích chứa tối đa của bàng quang, riêng với mức trên 300ml chiếm 64,71% cao hơn so với trước điều trị 
(P < 0,05). Tỷ lệ bệnh nhân có áp lực cơ bàng quang tối đa giảm dưới 40 cmH2O là (76,47%) cao hơn trước điều 
trị (với P<0,05). Độ giãn nở bàng quang cải thiện về mức 20 đến 50ml/cmH2O (chiếm 76,47%) tại thời điểm 24 
tuần sau điều trị (P<0,05). Chất lượng sống, mức độ hài lòng của bệnh nhân có sự cải thiện tại các thời điểm tái 
khám so với trước điều trị (UDI-6 cải thiện 3-4 điểm, IqoL cải thiện 40-45 điểm; VAS cải thiện 5 điểm) (P<0,05). 
Tác dụng không mong muốn phổ biến nhất là đau vị trí tiêm 47,06%, sau đó là rối loạn phản xạ tự động tủy 
29,41% và chảy máu bàng quang 20,59%. Yếu nhẹ hai chân 2,88% và không có biến chứng nguy hiểm nào xảy 
ra như suy hô hấp. 
Kết luận: có sự cải thiện về triệu chứng lâm sàng và niệu động học: số lần rỉ tiêu trong ngày giảm; thể thích 
chứa tối đa của bàng quang, áp lực cơ bàng quang tối đa, độ giãn nở bàng quang và chất lượng sống được cải 
thiện. Tác dụng không mong muốn không nhiều và ít nghiêm trọng thường tự hết như đau vị trí tiêm, rối loạn 
phản xạ tự động tủy, chảy máu bàng quang và yếu nhẹ hai chân. 
Từ khóa: tổn thương tủy sống, bàng quang thần kinh 
ABSTRACT 
AN INITIAL EVALUATION OF THE EFFICACY OF BONT/A INJECTION IN THE TREATMENT OF 
NEUROGENIC BLADDER CAUSED BY SPINAL CORD INJURIES 
Do Dao Vu * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 19 - No 4 - 2015: 131 - 137 
Objectives: To evaluate the efficacy and safety of BoNT/A injection in the treatment of overactive bladder 
caused by spinal cord injuries at Bach Mai hospital. 
Subject and Methodology: a prospective treatment study comparing the results before and after treatment 
of 34 spinal cord injured patients with overactive bladder. Patients were examined at 4 weeks, 12 weeks and 24 
weeks after treatment. 
Result: there were fewer incontinence episodes/24 hours (0.47 and 1.12, p < 0.05). After treatment, there was 
an improvement in maximal capacity, the level of above 300 ml accounted for 64.71% higher than pre-treatment 
(p < 0.05). The rate of patients with maximal detrusor pressure under 40 cmH2O was 76.47%, higher than pre-
treatment (p < 0.05). 76.47% had compliance of 20-50 ml/cmH2O at 24 weeks after treatment (p < 0.05). Quality 
of life and satisfaction improved at re-examination sessions (UDI-6 saw a 3-4 point increase, IqoL improved by 
* Trung tâm Phục hồi chức năng, bệnh viện Bạch Mai 
Tác giả liên lạc: TS. Đỗ Đào Vũ ĐT: 0982041278 Email: dodaovurehabi@yahoo.com 
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 4 * 2015
Chuyên Đề Thận – Niệu 132
40-45 points, VAS increased by 5 points) (p < 0.05). The most common adverse effects included pain at injection 
sites (47.06%), autonomic dysreflexia (29.41%), bladder bleeding (20.59%), mild lower limb weakness (2.88%) 
and no severe complications such as respiratory failure. 
Conclusion: there were improvements in clinical symptoms and urodynamic parameters: fewer incontinence 
episodes/24 hours; improvement in maximal capacity, maximal detrusor pressure, compliance and quality of life 
and satisfaction. The adverse effects were inconsiderable and non-sever, e.g. pain at injection sites, autonomic 
dysreflexia, bladder bleeding, mild lower limb weakness. 
Key words: Spine cord injury; neurogenic bladder 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Bàng quang tăng hoạt động (BQTHĐ) do 
nguyên nhân thần kinh là tình trạng cơ bàng 
quang tăng phản xạ trong quá trình đổ đầy mà 
không thể chủ động ngăn chặn do mất tính liên 
tục của đường dẫn truyền thần kinh từ vỏ não, 
cầu não tới các trung tâm vận động cơ bàng 
quang ở vùng tủy lưng - thắt lưng, tủy cùng(3). 
Chấn thương tủy sống (CTTS) là nguyên 
nhân thường gặp trong nhóm các bệnh lý chấn 
thương thần kinh thường để lại di chứng nặng 
nề. Một trong những vấn đề người thầy thuốc 
phải đối mặt và giải quyết đó là các biểu hiện rối 
loạn chức năng bàng quang ở nhóm bệnh nhân 
này, trong đó có thể bàng quang tăng hoạt. Hậu 
quả của bàng quang tăng hoạt là tăng áp lực 
bàng quang dẫn đến biến chứng trào ngược 
bàng quang - niệu quản, nhiễm khuẩn tiết niệu 
tái diễn, ứ nước thận; tiến triển đến suy thận và 
tử vong(8). Hiện nay, phương pháp điều trị phổ 
biến bàng quang tăng hoạt do nguyên nhân thần 
kinh là dùng thuốc kháng muscarin đường 
uống. Tuy nhiên, thuốc có nhiều tác dụng không 
mong muốn khiến trên 61% bệnh nhân bỏ 
thuốc(6). Lựa chọn điều trị khác bao gồm truyền 
oxybutinin, các chất dạng vanilla vào trong bàng 
quang, nhưng hiệu quả không cao(6). Can thiệp 
bằng phẫu thuật làm rộng bàng quang hoặc cấy 
máy kích thích điện bàng quang - cơ thắt. là can 
thiệp xâm lấn, phức tạp nên đôi khi để lại những 
biến chứng chảy máu, nhiễm khuẩn sau mổ, hậu 
phẫu nặng nề và khó áp dụng rộng rãi(6). Các 
nghiên cứu trên thế giới trong thập kỷ qua cho 
thấy tiêm (BoNT/A) vào thành bàng quang ở 
nhóm bệnh nhân này cho thấy dung nạp tốt và ít 
xâm lấn, cải thiện chất lượng sống đem lại sự hài 
lòng cho bệnh nhân(6). Tuy nhiên, tại Việt Nam, 
sử dụng BoNT/A trong điều trị bàng quang tăng 
hoạt cũng mới được ứng dụng và còn ít nghiên 
cứu được công bố. Vì vậy, chúng tôi tiến hành 
thực hiện đề tài với mục tiêu: Phân tích hiệu quả 
và tính an toàn của tiêm BoNT/A vào thành bàng 
quang điều trị bàng quang tăng hoạt động do nguyên 
nhân chấn thương tủy sống tại Bệnh viện Bạch Mai. 
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Đối tượng nghiên cứu 
Tiêu chuẩn chọn BN 
(1) Bệnh nhân tuổi từ 18 đến 75; 
(2) Bệnh nhân bị CTTS sau giai đoạn sốc tủy; 
(3) Có bằng chứng niệu động học BQTHĐ; 
(4) Được theo dõi và đánh giá trước, sau điều 
trị đầy đủ. 
Tiêu chuẩn loại trừ 
(1) BN không được điều trị và theo dõi đúng quy 
trình nghiên cứu; 
(2) Bệnh nhân đã dùng thuốc hoặc can thiệp vào 
bàng quang làm ảnh hưởng đến sự giãn nở và hoạt 
động chức năng của bàng quang; 
(3) Đang dùng thuốc chống đông bất kỳ; 
(4) Các bệnh lý kết hợp: bệnh lý dễ gây chảy máu, 
bệnh lý hệ tiết niệu dưới (dị dạng, sỏi bàng quang, hẹp 
niệu đạo, phì đại lành tính tiền liệt tuyến, u bàng 
quang). 
Cỡ mẫu và cách thức tiến hành 
34 BN chẩn đoán BQTHĐ do CTTS điều trị 
tại Trung tâm Phục hồi chức năng Bệnh viện 
Bạch Mai đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn chọn lựa 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 4 * 2015 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Thận – Niệu 133
được đưa vào điều trị bằng tiêm Botox 200 đơn 
vị (Botox do Allergan Hoa kỳ sản xuất, Kim tiêm 
chuyên dụng dài 45cm do hãng Cook sản xuất 
tại Hoa Kỳ) vào thành bàng quang kết hợp thông 
tiểu ngắt quãng sạch. Tất cả BN trên đều được 
tập theo chương trình phục hồi chức năng (vận 
động trị liệu, hoạt động trị liệu) và các chăm 
sóc khác tương tự nhau: trước, trong và sau điều 
trị, can thiệp. Tiến hành thu thập số liệu theo 
mẫu bệnh án thống nhất. Trước khi can thiệp 
bệnh nhân cần được làm thêm một số xét 
nghiệm như đông máu cơ bản, chụp x quang tim 
phổi, HIV, viêm gan B 
Thời gian và địa điểm nghiên cứu 
Đề tài được thực hiện tại tại Trung tâm Phục 
hồi chức năng Bệnh viện Bạch Mai và Phòng mổ 
Bệnh viện Giao thông Vận tải Trung ương từ 
tháng 10 năm 2010 đến tháng 10 năm 2012. 
Phương pháp nghiên cứu 
Thiết kế nghiên cứu 
Phương pháp tiến cứu can thiệp so sánh kết 
quả trước sau điều trị trên 34 BN có BQTHĐ do 
CTTS. BN được theo dõi sau 4 tuần, 12 tuần và 
24 tuần. 
Tiêu chuẩn chẩn đoán bàng quang tăng hoạt 
do chấn thương tủy sống 
Lâm sàng: BN tiểu gấp có hoặc không có tiểu 
són tiểu, thường kèm theo tiểu nhiều lần và tiểu 
đêm  không do nhiễm khuẩn tiết niệu (Hiệp 
hội tiểu không tự chủ Quốc tế 2002); Thăm dò 
niệu động học: có cơn co bóp không tự chủ trong 
giai đoạn đổ đầy với biên độ áp lực cơ bàng 
quang ≥15 cmH2O(1) 
Quy trình tiêm thuốc Botox vào thành bàng 
quang 
Bước 1: Chuẩn bị BN: Bệnh nhân ở tư thế tán 
sỏi; Sát khuẩn tại chỗ ba lần bằng cồn sát khuẩn 
Betadin 1% theo hình xoáy ốc. 
Bước 2: Đưa ống nội soi cứng hai nòng, một 
nòng để đưa đèn soi vào bàng quang, một nòng 
để đưa kim tiêm, phía trên ống nội soi có đường 
dẫn dịch vào bàng quang để làm sạch và làm 
căng bàng quang khi soi. 
Bước 3: Mở khóa nước để làm căng bàng 
quang và kiểm tra toàn bộ thành niêm mạc bàng 
quang, xác định vùng tam giác trigone. 
Bước 4: Đưa kim tiêm chuyên dụng vào 
bàng quang. 
Bước 5: Tiêm trải đều 20 mũi tiêm vào thành 
bàng quang theo sơ đồ. Bước 6: Rút kim tiêm sau 
khi tiêm xong, kiểm tra lại toàn bộ niêm mạc 
quang trước khi rút ống nội soi và đặt thông lưu 
cho BN. 
Các chỉ số đánh giá mức độ CTTS, rối loạn 
chức năng bàng quang và một số yếu tố liên 
quan khác 
Tên, tuổi, giới, nguyên nhân chấn thương; 
Đánh giá mức độ, vị trí CTTS dựa vào thang 
điểm phân loại của Hiệp hội Tổn thương Tủy 
sống Mỹ (ASIA); 
Đánh giá ảnh hưởng của rỉ tiểu đến chất 
lượng cuộc sống của BN (bộ câu hỏi IqoL); Đánh 
giá ảnh hưởng của triệu chứng đi tiểu đến hoạt 
động hàng ngày: (bảng điểm UDI-6); Đánh giá 
mức độ hài lòng của BN (thang điểm VAS) 
Các biến số và chỉ số chính cho mục tiêu 
nghiên cứu 
Số lần rỉ tiểu trung bình 24 giờ; 
Tỷ lệ BN giữ khô được 24 giờ. 
Độ giãn nở bàng quang (ml/cmH2O): độ giãn 
nở bàng quang được tính theo công thức; Độ giãn 
nở bàng quang = thể tích dịch truyền (ml) / áp lực 
bàng quang(cmH2O): Độ giãn nở bàng quang 
tăng: trên 50 ml/cmH2O; Độ giãn nở bàng quang 
bình thường: 20-50 ml/cmH2O; Độ giãn nở bàng 
quang giảm: 10-20 ml/cmH2O; Bàng quang có độ 
giãn nở kém: dưới 10 ml/cmH2O; 
Khả năng chứa tối đa của bàng quang (ml): 
khả năng chứa của bàng quang được chia làm 
bốn mức: Khả năng chứa bàng quang dưới 
100ml; Khả năng chứa bàng quang 100 – 200ml; 
Khả năng chứa bàng quang 201 – 300ml; Khả 
năng chứa bàng quang trên 300ml; 
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 4 * 2015
Chuyên Đề Thận – Niệu 134
Áp lực cơ bàng quang tối đa (cmH2O): áp lực 
cơ bàng quang được chia làm bốn mức: Áp lực 
cơ bàng quang tối đa dưới 40 cmH2O; Áp lực cơ 
bàng quang tối đa 40 – 80 cmH2O; Áp lực cơ 
bàng quang tối đa 81 – 120 cmH2O; Áp lực cơ 
bàng quang tối đa trên 120 cmH2O; 
Các chỉ số đánh giá chất lượng sống và mức 
độ hài lòng của: UDI - 6; IqoL; VAS. 
Các chỉ số tác dụng không mong muốn do 
tiêm Botox 200 đơn vị vào thành bàng quang: 
Chảy máu; Rối loạn phản xạ tự động tủy; Đau 
chỗ tiêm; Yếu cơ; Suy hô hấp 
Phương pháp xử lý số liệu 
Phân tích bằng phần mềm thống kê Stata 
10.0 của Tổ chức Y tế Thế giới. Mức giá trị P < 
0,05 được coi là có ý nghĩa thống kê. 
KẾT QUẢ 
Tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu 41,82 
± 14,71; nam/ nữ là 3,86 lần (P< 0,05). Tai nạn giao 
thông chiếm tỷ lệ cao nhất (47,06%), rồi đến tai 
nạn lao động (27,94%) và tai nạn sinh hoạt (25%). 
Tổn thương theo phân loại của Hiệp hội Tổn 
thương Tủy sống Mỹ mức tổn thương ASIA-A 
chiếm nhiều nhất 32,35 %. 
Biểu đồ 1: Số lần rỉ tiểu trung bình/24 giờ 
Nhận xét: Mức độ rỉ tiểu sau điều trị cải 
thiện tốt hơn so với trước điều trị có ý nghĩa 
thống kê (với P < 0,05). 
Biểu đồ 2: Sức chứa bàng quang tối đa trước – sau 
điều trị 
Nhận xét: Nhóm nghiên cứu sau điều trị, 
sức chứa bàng quang tối đa cải thiện có ý 
nghĩa thống kê so với trước điều trị (P < 0,05), 
tập trung nhiều ở nhóm BN có sức chứa trên 
300 ml. 
Biểu đồ 3:Áp lực cơ bàng quang tối đa trước – sau 
điều trị 
Nhận xét: So với trước điều trị, áp lực cơ 
bàng quang tối đa giảm mạnh ở nhóm có áp 
lực trên 81cmH2O (P < 0,05). Sau điều trị, số 
BN có áp lực < 40 cmH2O chiếm 76,47% 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 4 * 2015 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Thận – Niệu 135
Biểu đồ 4: Độ giãn nở bàng quang trước - sau 
điều trị 
Nhận xét: Độ giãn nở bàng quang cải thiện 
tốt so với trước điều trị, số BN ở nhóm từ 2- 50 
ml/cmH2O tăng chiếm 76,47% sau 24 tuần điều 
trị (P < 0,05). 
Bảng 1: Cải thiện chất lượng sống ở nhóm bệnh nhân nghiên cứu 
Chỉ số Trước ĐT Sau ĐT 4 tuần Sau ĐT 12 tuần Sau ĐT 24 tuần 
UDI-6 12,47 
±2,87 
9,82 
±2,27* 
8,88 
±1,47** 
9,5 
±2,23*** 
IQoL 75,35 
±9,87 
36,56 
±9,32* 
30,94 
±8,97** 
32 
±9,07*** 
VAS 2,23 
±1,26 
7,03 
±1,17* 
7,38 
±0,95** 
7,35 
±0,88*** 
*p1<0,05 (sự khác biệt sau ĐT 4 tuần so với trước điều trị); 
** p2<0,05 (sự khác biệt sau ĐT 12 tuần so với trước điều trị); 
***p<0,05 (sự khác biệt sau ĐT 24 tuần so với trước điều trị). 
Nhận xét: So sánh trước và sau điều trị cho 
thấy có sự cải thiện rõ ở cả ba chỉ số tại thời 
điểm 4, 12 tuần và 24 tuần sau điều trị 
(P<0,05). 
Bảng 2: Tác dụng không mong muốn ở nhóm 
nghiên cứu 
Tác dụng không mong muốn 
Nhóm nghiên cứu 
n = 34 Tỷ lệ % 
Chảy máu 7 20,59 
Rối loạn phản xạ tự động tủy 10 29,41 
Đau chỗ tiêm 16 47,06 
Nhiễm khuẩn tiết niệu 0 0 
Yếu cơ 2 5,88 
Suy hô hấp 0 0 
Tác dụng không mong muốn khác 0 0 
 Nhận xét: Tác dụng không mong muốn 
nhiều nhất là đau chỗ tiêm 16 BN (47,06%), sau 
đó là rối loạn phản xạ tự động tủy 10 BN 
(29,41%) và chảy máu 7 BN (20,59%).Có 2 trường 
hợp yếu cơ cục bộ chủ yếu hai chân nhưng nhẹ 
(2,88%); không có biến chứng nguy hiểm nào xảy 
ra 
BÀN LUẬN 
Kết quả sau điều trị làm tăng tỷ lệ bệnh nhân 
được khô hoàn toàn đã gián tiếp cải thiện chất 
lượng cuộc sống của bệnh nhân, tương tự với 
Alloussi(2) mức độ rỉ tiểu trong ngày kiểm soát 
được hoàn toàn lên tới 80%. Sức chứa tối đa của 
bàng quang là một trong những chỉ số quan 
trọng nhất khi thăm dò niệu động học(4), nó phản 
ánh mức độ đáp ứng với điều trị của bệnh nhân. 
Sau bốn tuần điều trị, thể tích chứa tối đa của 
bàng quang cải thiện tốt, sức chứa tối đa của 
bàng quang trên 300ml tập trung chủ yếu ở bệnh 
nhân trong nhóm nghiên cứu (64,71%). Sau 
mười hai tuần điều trị, có 23 bệnh nhân (67,65%) 
sức chứa bàng quang tối đa cải thiện lớn hơn 
300ml. Sự cải thiện kéo dài đến hai mươi bốn 
tuần sau điều trị; sức chứa bàng quang tối đa ở 
nhóm nghiên cứu vẫn duy trì được trên 300ml, 
sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Kết 
quả này tương tự với Aloussi(2), sức chứa bàng 
quang tối đa trước điều trị 231 ± 196,6 ml tăng 
lên 464 ± 286,4 ml sau điều trị; Yokoyama(10) tăng 
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 4 * 2015
Chuyên Đề Thận – Niệu 136
từ 296 lên 480 ml (P < 0,05). Sau bốn tuần điều trị 
có sự cải thiện về áp lực cơ bàng quang; đặc biệt 
ở mức giảm nhiều dưới 80cmH2O (P<0,05). Kết 
quả này kéo dài đến hai mươi bốn tuần sau điều 
trị với 100% bệnh nhân của nhóm nghiên cứu 
tập trung ở mức từ 40 đến 80 cmH2O và dưới 40 
cmH2O, cao hơn có ý nghĩa thống kê (P<0,05). 
Áp lực bàng quang được coi là an toàn khi dưới 
40 cmH2O(9). Do đó, kết quả trên cho thấy số 
bệnh nhân nhóm nghiên cứu có áp lực cơ bàng 
quang tối đa dưới 40 hoặc có xu hướng tiệm cận 
mức 40cmH2O nhiều hơn hẳn nhóm chứng. Kết 
quả này tương tự với Aloussi(2) giảm 41,4±18,3 
xuống 11,4±0,7 sau điều trị; Yokoyama(9) giảm từ 
65 xuống 35 cmH2O (P<0,05); Cruz(8) giảm từ mức 
69,4 ±45,8 xuống 45,6 ± 56cmH2O. Quan sát độ 
giãn nở của bàng quang, chúng tôi nhận thấy tại 
các thời điểm tái khám sau điều trị, có sự khác 
biệt về mức cải thiện độ giãn nở bàng quang so 
với trước điều trị (P < 0,05). Sau hai mươi bốn 
tuần, vẫn còn 26 bệnh nhân (76,47%) có độ giãn 
nở bình thường 21-50ml/cmH2O, cao hơn so với 
trước điều trị (P<0,05). Tương tự, Nitti(9) nhận 
thấy có sự cải thiện rõ trước điều trị là 32,6 
ml/cmH2O, sau 6 và 12 tuần điều trị tăng lên lần 
lượt là 62,1 ml/cmH2O và 50,2 ml/cmH2O. Sau 
điều trị một tuần, mười hai tuần và hai mươi bốn 
tuần đều có sự thay đổi có ý nghĩa thống kê so 
với trước điều trị, thang điểm đánh giá ảnh 
hưởng triệu chứng tiết niệu – sinh dục đến sinh 
hoạt hàng ngày (UDI-6), (P<0,05), thang điểm 
đánh giá rỉ tiểu đến chất lượng cuộc sống 
IqoL),(P<0,05) và thang điểm đánh giá mức độ 
hài lòng (VAS), (P<0,05). Chất lượng cuộc sống 
của bệnh nhân bị ảnh hưởng chủ yếu là do các 
triệu chứng rối loạn đường tiểu dưới như rỉ tiểu, 
tiểu nhiều lần, tiểu gấp, tiểu són. Kết quả của 
nghiên cứu này phù hợp với y văn: tình trạng rỉ 
tiểu giảm, số lần đi tiểu gấp, tiểu són được cải 
thiện tốt sau điều trị có ý nghĩa thống kê 
(P<0,05)(8). Với mỗi phương pháp điều trị, tác 
dụng không mong muốn cần được lưu tâm đặc 
biệt vì đây là yếu tố quyết định đến an toàn, tỷ lệ 
bỏ cuộc của bệnh nhân đối với mỗi phương 
pháp. Theo nghiên cứu của chúng tôi, tác dụng 
không mong muốn phổ biến nhất ở nhóm 
nghiên cứu là đau ở vị trí tiêm (47,06%), sau đó 
là rối loạn phản xạ tự động tủy (29,41%) và chảy 
máu (20,59%). Có 2 trường hợp yếu cơ cục bộ 
nhẹ, chủ yếu hai chân (2,88%) và không có biến 
chứng nguy hiểm nào xảy ra như suy hô hấp. 
Các nghiên cứu trên thế giới cho nhiều kết quả 
không giống nhau. Đa phần các nghiên cứu đều 
kết luận nhiễm khuẩn tiết niệu là biến chứng hay 
gặp nhất: Theo Herschorn và cộng sự(7), tác dụng 
không mong muốn là nhiễm khuẩn tiết niệu 
(57%), yếu cơ (11%) và đi tiểu ra máu (7%). De 
Leaf K và cộng sự(4) phân tích tổng hợp nhiều 
nghiên cứu ở Châu Âu sử dụng BoNT/A điều trị 
bàng quang tăng hoạt do nguyên nhân thần kinh 
với các liều khác nhau ghi nhận 4 trường hợp 
yếu cơ (2 trường hợp tiêm vào thành bàng 
quang, 2 trường hợp tiêm vào cơ thắt vân niệu 
đạo điều trị bất đồng vận bàng quang cơ thắt). 
Tuy vậy, nghiên cứu của Aloussi và cộng sự(2) 
không ghi nhận tác dụng không mong muốn 
nào sau điều trị. 
KẾT LUẬN 
Qua nghiên cứu 34 bệnh nhân chấn thương 
tủy sống có bàng quang tăng hoạt được điều trị 
bằng tiêm Botox 200 đơn vị vào thành bàng 
quang kết hợp đặt thông tiểu ngắt quãng sạch. 
Chúng tôi nhận thấy có sự cải thiện về triệu 
chứng lâm sàng và niệu động học: số lần rỉ tiêu 
trong ngày giảm; thể thích chứa tối đa của bàng 
quang, áp lực cơ bàng quang tối đa, độ giãn nở 
bàng quang và chất lượng sống được cải thiện. 
Tác dụng không mong muốn không nhiều và ít 
nghiêm trong thường tự hết sau khi được theo 
dõi như đau vị trí tiêm, rối loạn phản xạ tự động 
tủy, chảy máu bàng quang và yếu nhẹ hai chân. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Abrams P, Cardozo L, Fall M, et al. (2002), The 
standardisation of terminology in lower urinary tract function: 
report from the standardisation sub-committee of the ICS. 
2. Alloussi S.H, Lang Ch, Eichel R et al. (2012), 
Videourodynamic changes of botulinum toxin A in patients 
with neurogenic bladder dysfunction (NBD) and idiopathic 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 4 * 2015 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Thận – Niệu 137
detrusor overactivity (IDO) refractory to drug treatment. 
World J Urol; 30:367–373 
3. Corcos J, Schick E (2008), Simplified anatomy of the vesico–
urethral functional unit. Textbook of neurogenic Bladder; UK, 
Informa Healthcare: 2: 13-18 
4. Cruz F, Herschorn S, Aliotta P et al. (2011), Efficacy and safety 
of onabotulinumtoxinA in patients with urinary incontinence 
due to neurogenic detrusor 
5. De Leaf K, Wyndaele J-J (2005), Adverse events after 
botulinum A toxin injection for neurogenic voiding disorders. 
Spinal Cord; 43: 397-9 
6. Giannantoni A, Mearini E, Del Zingaro M et al. (2008), 
Botulinum A toxin in the treatment of neurogenic detrusor 
overactivity: a consolidated field of application. BJU 
Iternational; 102, supplement 1, 2–6 
7. Herschorn S, Gajewski J, Ethans K et al (2011), Efficacy of 
botulinum toxin A injection for neurogenic detrusor 
overactivity and urinary incontinence: a randomized, double-
blind trial. JUrol; 185: 2229–2235 
8. Ku JH (2006), The management of neurogenic bladder and 
quality of life in spinal cord injury; Journal compilation BJU 
International; 98:739–745 
9. Nitti V.W (2006), Botulinum Toxin for the Treatment of 
Idiopathic and Neurogenic Overactive Bladder: State of the 
Art. Reviews in urology, vol. 8; No. 4: 198-206 
10. Yokoyama T, Chancellor MB, Oguma K et al. (2012), 
Botulinum toxin type A for the treatment of lower urinary 
tract disorders. International Journal of Urology; 19: 202–215 
Ngày nhận bài báo: 10/05/2015 
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 01/06/2015 
Ngày bài báo được đăng: 05/08/2015 

File đính kèm:

  • pdfbuoc_dau_danh_gia_hieu_qua_dieu_tri_bang_quang_tang_hoat_do.pdf