Cẩm nang an toàn sức khỏe
Viêm mí mắt
Là tình trạng viêm mạn tính của bờ mi, thường do vi trùng gây ra. Biểu hiện của viêm mí
mắt: chắp, lẹo, đỏ mắt tái đi tái lại, khô mắt thứ phát, kích thích mắt mạn tính.
Viêm mí mắt có thể gây những biến chứng: nhiễm trùng giác mạc, lông mi mọc lệch (lông
xiêu), quặm (cụp mí) do sẹo (sẹo ở bờ mí mắt làm cho mí mắt xoay vào trong). Có thể điều trị
viêm mí mắt bằng cách lau mắt hằng ngày, bôi thuốc mỡ kháng sinh tại chỗ.
Phương pháp lau chùi mắt: Đắp gạc nóng trên mí mắt trong 5 phút; chùi bờ mí bằng tampon
hoặc một khăn mềm nhúng vào xà phòng nhẹ (như xà phòng trẻ em của Johnson).
Lặp lại đắp gạc nóng: Trong trường hợp viêm bờ mí nặng, có thể cần phải chùi mí mắt 3
lần/ngày.
Màng và mộng thịt ở mắt
Màng che ở mắt (từ dân gian thường dùng) thực chất là sẹo của giác mạc - phần tương ứng
với lòng đen. Bình thường, giác mạc phải trong suốt thì mắt mới nhìn thấy rõ.
Giác mạc trong suốt nhờ được cấu tạo bởi các tế báo đặc biệt. Khi giác mạc bị viêm loét phá
hỏng tạo thành sẹo, các tế bào trong suốt được các tế bào sợi (không trong suốt) thay thế. Sẹo
đục giác mạc to hay nhỏ, dày hay mỏng là do viêm loét nhiều hay ít. Thị lực của mắt sụt nhiều
hay ít là tùy thuộc sẹo đục dày hay mỏng, nằm ở trung tâm hay vòng ngoài của giác mạc.
Nếu sẹo dày ở trung tâm là thị lực sụt nhiều, cách điều trị duy nhất là ghép giác mạc. Các bác
sĩ sẽ lấy giác mạc của người chết thay vào chỗ sẹo đục. Hiện ở nước ta, việc ghép giác mạc
chưa được phát triển lắm
Tóm tắt nội dung tài liệu: Cẩm nang an toàn sức khỏe
Cẩm Nang An Toàn Sức Khỏe Nhiều tác giả Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : https://www.facebook.com/downloadsachfree Cộng đồng Google : Table of Contents Chương 1: Các bệnh mắt Viêm mí mắt Các bệnh chảy nước mắt Bệnh tăng nhãn áp Bệnh cườm mắt (đục thủy tinh thể) Khi nào nên mổ mắt? Đục thủy tinh thể và glaucoma Tăng nhãn áp cấp Điều trị mắt cận thị Điều chỉnh lé Lưu ý khi mang kính sát tròng Chương 2: Bệnh tai mũi họng Điếc và giảm thính lực Các loại điếc và giảm thính lực Lão thính là gì? Làm gì để có sức nghe tốt? Điếc ảnh hưởng thế nào đến gia đình? Thủng màng nhĩ Viêm tai giữa cấp trẻ em Cấy ốc tai chữa điếc Đoán bệnh qua nước mũi Chảy máu mũi Viêm mũi dị ứng Amiđan Lúc nào cần cắt amiđan? Bệnh cường giáp Chương 3: Bệnh răng miệng Những thói quen làm trẻ dễ bị hỏng răng Làm sạch răng Fluor - lợi và hại Bệnh sâu răng Áp xe răng Viêm nướu do cao răng Bệnh nha chu Chương 4: Bệnh da và tóc Bệnh ghẻ Bệnh giời leo (Zona) Chàm thể tạng Chàm tiếp xúc Sạm da Ung thư da Phòng tránh và chữa trị rụng tóc Rụng tóc do androgen Cẩn thận với thuốc nhuộm tóc Chương 5: Các bệnh xương khớp Thoái hoá khớp Viêm khớp dạng thấp Thấp khớp cấp tính (Bệnh thấp tim) Chứng đau lưng Đau thắt lưng Vẹo cột sống Gai cột sống Viêm cột sống dính khớp Thoát vị đĩa đệm cột sống Thế nào là thoát vị đĩa đệm? Vì sao thoát vị đĩa đệm? Chương 6: Các bệnh của hệ tuần hoàn Đau tim Tim đập nhanh - khó thở Rối loạn nhịp tim Rối loạn nhịp tim sẽ gây ra hậu quả gì? Xử lý khi bị rối loạn nhịp tim Rối loạn thần kinh tim Ngất và khả năng điều trị chứng ngất tim Thiếu máu Thiếu máu do thiếu sắt Ổ loét da do máu kém lưu thông Bệnh suy giãn tĩnh mạch mạn tính Nhiễm trùng huyết Mỡ trong máu Bệnh cao huyết áp Tăng huyết áp giả tạo Biến chứng của bệnh cao huyết áp Cơn đau thắt ngực và nhồi máu cơ tim Tai biến mạch máu não Oxy cao áp với bệnh thiếu máu cơ tim và thiểu năng tuần hoàn não Phương pháp rèn luyện sau tai biến xuất huyết não Bệnh huyết áp thấp Huyết áp thấp và tai biến mạch máu não Rượu và bệnh tim Chương 7: Bệnh gan Gan nhiễm mỡ Nguy cơ nhiễm viêm gan siêu vi B và C Những điều cần biết về bệnh viêm gan siêu vi B Bệnh xơ gan Bệnh sán lá gan Chương 8: Lao và các bệnh hệ hô hấp Giãn phế quản Hen phế quản Bệnh suyễn (hen) Bệnh phổi đa nang Bệnh viêm phổi "Legionnaires" Lao - Những điều cần biết Bệnh lao kháng thuốc Lao ngoài phổi Tác hại của thuốc lá Làm thế nào để bỏ thuốc lá Ung thư phổi Chương 9: Các bệnh đường tiết niệu Nhiễm trùng đường tiểu Bệnh tiểu ra máu Đau thận Sỏi đường niệu Dinh dưỡng cho người bị sỏi thận Suy thận và ghép thận Bệnh tiểu đường Theo dõi đường huyết tại nhà Các biến chứng lâu dài của bệnh tiểu đường Bệnh võng mạc tiểu đường Chương 10: Các bệnh đường tiêu hoá Bệnh dịch tả Bệnh lỵ trực trùng Chứng khó tiêu, đầy bụng Táo bón Trị táo bón bằng biện pháp không dùng thuốc Viêm đại tràng mạn Chứng nóng thượng vị Đau dạ dày Bệnh khớp kéo theo bệnh dạ dày Chảy máu đường tiêu hoá Tác hại của giun móc Bệnh giun đầu gai Bệnh trĩ Chương 11: Các loại sốt thông thường Phân biệt các loại sốt Bệnh sốt xuất huyết Sốt xuất huyết ở người lớn Chương 12: Phòng và trị bệnh ung thư Những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh ung thư Ung thư khoang miệng Ung thư đại trực tràng Xơ nang vú có phải ung thư? Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh ung thư vú Tự kiểm tra để phát hiện sớm ung thư vú U xơ tử cung Nhiều tác giả LTS: "Cẩm nang an toàn sức khỏe là tập hợp hàng trăm bài báo chọn lọc từ chuyên mục 'An toàn sức khỏe' Báo Sài Gòn giải phóng. Nó mang đến cho bạn kiến thức tổng thể trong việc giữ gìn sức khỏe và phòng chữa bệnh. Sách do Nhà xuất bản Phụ nữ ấn hành". Chương 1: Các bệnh mắt Viêm mí mắt Là tình trạng viêm mạn tính của bờ mi, thường do vi trùng gây ra. Biểu hiện của viêm mí mắt: chắp, lẹo, đỏ mắt tái đi tái lại, khô mắt thứ phát, kích thích mắt mạn tính. Viêm mí mắt có thể gây những biến chứng: nhiễm trùng giác mạc, lông mi mọc lệch (lông xiêu), quặm (cụp mí) do sẹo (sẹo ở bờ mí mắt làm cho mí mắt xoay vào trong). Có thể điều trị viêm mí mắt bằng cách lau mắt hằng ngày, bôi thuốc mỡ kháng sinh tại chỗ. Phương pháp lau chùi mắt: Đắp gạc nóng trên mí mắt trong 5 phút; chùi bờ mí bằng tampon hoặc một khăn mềm nhúng vào xà phòng nhẹ (như xà phòng trẻ em của Johnson). Lặp lại đắp gạc nóng: Trong trường hợp viêm bờ mí nặng, có thể cần phải chùi mí mắt 3 lần/ngày. Màng và mộng thịt ở mắt Màng che ở mắt (từ dân gian thường dùng) thực chất là sẹo của giác mạc - phần tương ứng với lòng đen. Bình thường, giác mạc phải trong suốt thì mắt mới nhìn thấy rõ. Giác mạc trong suốt nhờ được cấu tạo bởi các tế báo đặc biệt. Khi giác mạc bị viêm loét phá hỏng tạo thành sẹo, các tế bào trong suốt được các tế bào sợi (không trong suốt) thay thế. Sẹo đục giác mạc to hay nhỏ, dày hay mỏng là do viêm loét nhiều hay ít. Thị lực của mắt sụt nhiều hay ít là tùy thuộc sẹo đục dày hay mỏng, nằm ở trung tâm hay vòng ngoài của giác mạc. Nếu sẹo dày ở trung tâm là thị lực sụt nhiều, cách điều trị duy nhất là ghép giác mạc. Các bác sĩ sẽ lấy giác mạc của người chết thay vào chỗ sẹo đục. Hiện ở nước ta, việc ghép giác mạc chưa được phát triển lắm. Để phòng ngừa sẹo đục giác mạc, cần phòng ngừa bệnh viêm loét giác mạc. Bệnh này do vi khuẩn, vi nấm gây ra, chúng xâm nhập sau các chấn thương hoặc do các virus. Khi bị chấn thương mắt hoặc bị viêm loét giác mạc, nên đến các cơ sở chuyên khoa mắt để điều trị, không nên tự ý mua thuốc nhỏ. Nếu dùng thuốc có chứa chất corticoid như Dexacol, Neodex, Polydexan, Cebedexacol, Spersadex, Maxitrol, Polydexa, bệnh sẽ nặng hơn. Sẹo giác mạc nằm ở lòng đen, còn mộng thịt là một tổ chức xơ có mạch máu bò lên giác mạc từ lòng trắng. Mộng thịt dễ điều trị hơn sẹo đục nhưng sau khi cắt bỏ, mộng thịt rất hay tái phát dày hơn, to hơn. Chỉ nên cắt bỏ mộng thịt khi nào nó xâm lấn nhiều vào trung tâm giác mạc. Bệnh nhân lớn tuổi thì tỷ lệ tái phát thấp. BS Nguyễn Hữu Châu (Giám đốc Trung tâm Mắt TP HCM) Các bệnh chảy nước mắt Nước mắt được sản xuất đều đặn bởi tuyến lệ nằm ở dưới mí mắt trên. Nước mắt là yếu tố cần thiết bởi vì chúng hình thành nên một lớp phim mỏng bao phủ mặt trước của mắt, nhanh chóng được dẫn lưu khỏi mắt qua một hệ thống ống phức tạp dẫn từ góc trong của các mí mắt vào trong mũi. Hệ thống ống này được gọi là lệ đạo. Bất cứ xúc cảm mạnh hoặc sự kích thích mắt nào cũng có thể gây sản xuất nước mắt quá mức. Sự tắc nghẽn của hệ thống lệ đạo là một nguyên nhân quan trọng gây chảy nước mắt nhiều. Điều này thường có xu hướng xảy ra ở người lớn tuổi và nguyên nhân tắc nghẽn thường được xác định là do những thay đổi của ống lệ mũi. Những trường hợp nặng, chảy nước mắt có thể thành dòng xuống gò má. Nếu tắc nghẽn không được giải quyết, sự ứ đọng nước mắt trong các ống dẫn lệ có thể dẫn đến nhiễm trùng nghiêm trọng với chảy dịch mủ nhầy. Nếu bạn bị nhiễm trùng cấp ở hệ thống lệ đạo, có thể điều trị bằng kháng sinh. Bước tiếp theo là xác định mức độ và vị trí của tắc nghẽn. Có thể đến bệnh viện chuyên khoa để bơm các ống lệ bằng nước muối. làm giảm triệu chứng thoáng qua (thường tái phát sau đó). Phẫu thuật là biện pháp rất cần thiết để điều trị sự tắc nghẽn nghiêm trọng của các ống dẫn lệ, hoặc ở những người bị nhiễm trùng tái phát hệ thống lệ đạo. Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý đến chảy nước mắt ở trẻ sơ sinh. Trẻ sơ sinh có thể có một mắt "ướt", thường vào lúc một đến hai tuần tuổi. Thỉnh thoảng có thể chảy dịch nhầy mủ. Nguyên nhân là có một màng làm nghẽn hệ thống dẫn lưu của nước mắt vào mũi. Sự nghẽn tắc này thường tự động giải phóng trong vòng 4 đến 6 tuần sau sinh. Việc xoa nhẹ góc trong của mí mắt có thể thúc đẩy nhanh chóng việc mở tắc nghẽn. Nếu nghẽn tắc còn dai dẳng sau khi đã xoa góc trong và bơm rửa, thông lệ đạo, cần làm phẫu thuật để giải phóng chỗ nghẽn tắc. Bệnh chảy nước mắt có thể do kích thích của mắt hoặc bệnh của hệ thống dẫn lưu. Cần đến khám ở một bác sĩ chuyên khoa mắt, tiến hành một số thử nghiệm đơn giản để chẩn đoán nguyên nhân. Bệnh tăng nhãn áp Tăng nhãn áp là một bệnh của mắt, nguyên nhân của 20% ca mù ở Việt Nam. Trong bệnh này, áp lực của các chất dịch trong mắt gia tăng đến mức thần kinh thị giác bị tổn hại. Áp lực tăng do có quá nhiều dịch được tạo ra hoặc do các ống dẫn trong mắt bị tắc nghẽn (bình thường, dịch dẫn lưu ra ngoài con mắt theo đường các mạch máu). Bệnh tăng nhãn áp làm tổn hại thị lực, khi áp lực gia tăng có thể làm co hẹp những mạch máu nuôi dưỡng các sợi thần kinh nhạy cảm ở phía sau mặt. Có 4 loại tăng áp: - Tăng áp góc mở mạn tính: Chiếm tỷ lệ lớn, xảy ra phần lớn ở người già nhưng cũng có thể xảy ra ở lứa tuổi trung niên. Họ hàng của những người bị bệnh tăng nhãn áp có nguy cơ bị mắc bệnh cao hơn do yếu tố di truyền. Bệnh tiến triển chậm chạp và thường không được chú ý trong nhiều tháng hoặc nhiều năm. - Tăng áp góc đóng hay tăng áp cấp: Đây là loại bệnh tăng áp hay gặp nhất ở Việt Nam, thường xảy ra ở lứa tuổi trung niên và người già, đặc biệt là phụ nữ. Nó xảy ra một cách đột ngột, áp lực của mắt tăng rõ rệt. Nếu không điều trị tức thời, mắt sẽ tổn thương suốt đời trong một thời gian rất ngắn. Không giống như bệnh tăng áp mạn tính, bệnh tăng áp cấp thường có những triệu chứng rõ rệt như đau mắt dữ dội, nhìn mờ, đỏ mắt, có những vòng nhiều màu quanh các nguồn sáng và nôn mửa. - Tăng áp bẩm sinh: Loại tăng áp này hiếm, xuất hiện ngay lúc trẻ được sinh ra. Sự giãn lớn của mắt trẻ sơ sinh, chảy nước mắt và sợ ánh sáng một cách bất thường là những triệu chứng của bệnh, cần đến bác sĩ nhãn khoa khám. - Tăng áp thứ phát: Xuất hiện sau viêm mắt, phẫu thuật mắt, có biến chứng chấn thương mắt hoặc đục thủy tinh thể quá chín. Bệnh tăng nhãn áp càng được chẩn đoán sớm thì cơ hội thành công trong việc ngăn ngừa mất thị lực càng lớn. Mặc dù bệnh tăng áp không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng hầu hết các trường hợp có thể kiểm soát được. Việc điều trị tùy thuộc vào hình thái của bệnh, có thể dùng thuốc nhỏ, thuốc uống, phẫu thuật hoặc laser. Thuốc Spersacet gồm Sulfacetamind Sodium và Chloramphénicol, dùng trị viêm mắt trong một thời gian ngắn khoảng 10 ngày. Không nên dùng quá lâu vì tác dụng phụ của Chloramphénicol có thể gây biến chứng, chủ yếu là gây thiếu máu, thiếu sắt bất sản hay các loạn sản khác về máu. Dùng thuốc mỡ Tétracycline 6 tháng liền mà không hết thì không cần dùng thêm nữa. Có thể thay bằng thuốc mỡ Erythromycin. Nếu còn đau mắt hột, có thể dùng Doxycyline 100 mg x 2 lần/ngày trong 3 tuần hoặc nhỏ thuốc loại Sulfamide 4 lần/ngày trong 5 tuần. Thuốc mới nhất hiện nay là Azithromycine, tên thương mại là Zithromax, dùng điều trị đau mắt hột. Hiện nay, cơ quan chống mắt hột quốc tế cũng dùng thuốc Azthromycine để điều trị mắt hột cho các quốc gia ở châu Phi. Để phòng ngừa và chống lây lan bệnh mắt hột, cần giữ vệ sinh môi trường, rửa mặt bằng nước sạch và dùng khăn riêng. Bệnh cườm mắt (đục thủy tinh thể) Bệnh đục thủy tinh thể được dân gian gọi là cườm khô, khác với bệnh tăng nhãn áp được gọi là cườm nước. Mắt của con người cũng giống như một máy hình. Máy hình gồm hai bộ phận chính là ống kính và phim, còn có mắt ống kính là thủy tinh thể, phim là võng mạc. Ở máy hình, khi ống kính bị mốc hay vỡ thì ảnh mờ, còn ở mắt khi thuỷ tinh thể bị đục hay vỡ (do chấn thương) thì người ta nhìn mờ. Bệnh cườm đa số là do tuổi già (90%) vì chuyển hoá trong cơ thể suy yếu. Còn các nguyên nhân khác là bị bệnh trong cơ thể như tiểu đường, viêm nhiễm ở mắt, bị cườm nước, bị chấn thương hoặc các bệnh bẩm sinh gây cườm ở trẻ nhỏ. Một số yếu tố khác cũng gây cườm như thiếu dinh dưỡng, do ảnh hưởng của các tia sáng (như tia cực tím...). Người bệnh thấy mắt bị mờ dần, không đau, không nhức, không đỏ, đi thử kính không thấy kính nào nhìn rõ hơn. Đến lúc mờ nhiều (không còn đọc được các chữ lớn trong sách báo), nhìn vào trong mắt thấy đồng tử đổi màu, có thể màu trắng hoặc đen nâu. Đi khám bệnh, bác sĩ nhãn khoa có thể phát hiện ngay từ khi mới bắt đầu bị cườm. Không có thuốc nào nhỏ vào mắt làm tan cườm như lời đồn đại. Khi đã bị cườm, nhất là lúc cườm đã chín thì cách chữa duy nhất là mổ để lấy cườm rồi đặt thuỷ tinh thể nhân tạo hoặc cho đeo kính. Khi nào nên mổ mắt? Tùy theo từng người. Đối với người làm việc bằng mắt nhiều như đọc sách, lái xe..., khi không nhìn được chữ rõ nữa thì nên đi mổ sớm. Còn đối với những người không phải làm việc bằng mắt nhiều thì có thể để muộn hơn. Tuy nhiên, không bao giờ để cườm quá chín tức mắt quá mờ (không thấy được bóng bàn tay trước mắt). Cườm quá chín sẽ gây biến chứng như cườm nước cấp tính gây đau nhức, nhức đầu dữ dội, có thể làm tổn thương thần kinh thị giác. Lúc đó, phải đi mổ gấp mà sau mổ chưa chắc đã nhìn thấy được. Ở nước ta có rất nhiều người bị cườm không chịu đi mổ vì sợ, khi đã có biến chứng thành cườm nước, đau nhức quá, đã mù mới chịu mổ, lúcđó có mổ cũng không cứu vãn nổi, chỉ giải quyết cho khỏi đau nhức mà thôi. Sau khi mổ cườm, muốn nhìn rõ, phải đeo kính hoặc đặt thuỷ tinh thể nhân tạo. Có 3 loại kính: - Kính gọng: Loại kính có độ hội tụ cao khoảng + 10 đến + 12 điốp. - Kính tiếp xúc (kính sát tròng). - Thuỷ tinh thể nhân tạo: Là một thấu kính chỉ nhỏ bằng hạt bắp, rất nhỏ, được đặt ngay vào trong mắt lúc mổ. Dùng kính nào tốt nhất? Tùy trường hợp và điều kiện tài chính của bệnh nhân. Tốt nhất là đặt thuỷ tinh thể nhân tạo vì nó cho hình ảnh trung thực nhất. Hiện nay, ở nước ta, việc đặt thuỷ tinh thể nhân tạo đã rất thông dụng. Mới đây đã có thể mổ bằng phương pháp Phaco, không cần phải khâu, phục hồi nhanh. Thường thì thuỷ tinh thể nhân tạo không gây phản ứng gì cho người bệnh. Nếu không có điều kiện, sau khi mổ có thể đeo kính gọng, nhưng có phiền toái là hình ảnh lớn hơn bình thường. Lúc đầu, bệnh nhân nhìn không quen sẽ rất khó chịu, nhận định khoảng cách không đúng, nhất là xuống cầu thang dễ bị ngã, đôi khi chóng mặt. Ai cũng phải tập luyện đeo kính một thời gian rồi dần dần mới quen, có người phải mất 6 tháng, có người tập hoài mà vẫn không quen được. Kính áp tròng ít ảnh hưởng hơn kính gọng, vì vậy thoải mái hơn, nhưng chỉ dùng cho người trẻ vì cần khéo léo, tay không run và mắt kia còn nhìn được tốt. Còn đối với người già bị cườm cả hai mắt thì rất khó sử dụng vì tay họ đã run, mắt mờ, thao tác không chính xác, dễ bị rớt kính. Ngoài ra, kính áp tròng có thể gây dị ứng, không phải ai cũng thích hợp được. Không phải mổ cườm bao giờ cũng tốt và làm cho mắt có thể thấy rõ ràng được ngay. Lúc mới mổ và sau khi mổ có thể có biến chứng như xuất huyết, viêm bồ đào, cườm nước thứ phát, bong võng mạc, viêm nhiễm... Nếu đặt thuỷ tinh thể nhân tạo thì một thời gian cũng dễ bị đục bao sau, làm mắt mờ trở lại, phải dùng laser để đốt. Ngoài ra, mắt sau khi đã mổ cườm và đeo kính nhìn được rõ nhiều hay ít còn tùy thuộc vào tình trạng võng mạc còn tốt hay đã bị ... . Bệnh có nguy hiểm không? Nếu chỉ xét trên tình trạng nhiễm mỡ của gan thì hiếm khi nó là yếu tố đe doạ tính mạng vì ít khi sự nhiễm mỡ của gan làm suy giảm chức năng gan một cách trầm trọng và cấp tính. Tuy nhiên, nếu xét trên cách nhìn nhiễm mỡ ở gan là một phần trong tình trạng dư thừa chất béo trên cơ thể thì sự dư thừa chất béo này có thể dẫn đến những bệnh lý khá nguy hiểm như cao huyết áp, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não... Một nghiên cứu mới đây cho biết gan nhiễm mỡ thường đi kèm với rối loạn lipid (chất mỡ) và rối loạn men gan. Các men này thường nằm trong tế bào gan và chỉ phóng thích vào máu khi tế bào gan bị vỡ nên người ta hay làm xét nghiệm các men gan để thăm dò tình trạng các tế bào gan. Cần lưu ý rằng không phải tất cả những người có gan nhiễm mỡ đều rối loạn lipid trong máu; khoảng 10% bệnh nhân không có rối loạn lipid máu và khoảng 20% không có rối loạn men gan. Tuy nhiên, người bị gan nhiễm mỡ cũng có ít nhất một rối loạn nào đó, nếu không có rối loạn lipid thì cũng có rối loạn men gan. Điều trị Hiện nay y học chưa điều trị được bệnh gan nhiễm mỡ vì nếu có một loại thuốc nào lấy mỡ ở trong gan thì nó cũng có thể lấy mỡ ở bất kỳ chỗ khác và đó thực sự là một dược phẩm kỳ diệu mà người ta đang mong ước. Nếu người bệnh bị tăng lipid máu, bác sĩ có thể cho dùng thuốc làm hạ lipid máu, qua đó hy vọng làm giảm dần lượng mỡ ở gan và bảo tồn các chức năng của gan. Phòng ngừa: - Tránh ăn nhiều chất béo và chất đường bột. - Không uống rượu nhiều. - Thường xuyên tập thể dục thể thao hoặc dưỡng sinh. BS Trần Sơn Vương (Trung tâm Đào tạo và Bồi dưỡng cán bộ y tế TP HCM) Viêm gan siêu vi Viêm gan siêu vi là những bệnh nhiễm trùng làm tổn thương gan do nhiều loại siêu vi khác nhau gây ra. Có 5 loại siêu vi gây viêm gan thường gặp là: A, B, C, D, và E. Đường lây của các bệnh viêm gan siêu vi không giống nhau: - Viêm gan siêu vi A và E lây qua nguồn nước bẩn, ô nhiễm phân, rác và cách ăn uống không hợp vệ sinh. - Viêm gan siêu vi A, C và D lây qua đường máu, truyền máu, dùng chung dụng cụ tiêm chích, rạch da, dính máu, dịch tiết người bệnh. Quan hệ tình dục, mẹ truyền sang con khi mang thai. Biểu hiện của bệnh viêm gan siêu vi khác nhau tùy theo từng loại siêu vi: - Nhiễm siêu vi A: Người bệnh có biểu hiện viêm gan cấp như sốt, mệt mỏi, vàng da nhưng thường nhẹ, hồi phục hoàn toàn. Viêm gan A không gây viêm gan mạn, xơ gan, ung thư gan. - Nhiễm siêu vi E: Biểu hiện cũng giống như siêu vi A nhưng mức độ viêm gan có thể nặng hơn, nhất là ở phụ nữ mang thai, viêm gan E không gây viêm gan mạn, xơ gan, ung thư gan. - Nhiễm siêu vi B: Chỉ có một số người biểu hiện viêm gan cấp như viêm gan A và E còn đa số khỏe mạnh, không có triệu chứng nên thường phát hiện bệnh là do tình cờ thử máu, khám sức khỏe, hiến máu... Nhưng 90% người bệnh sẽ phục hồi hoàn toàn và chỉ có 10% là bệnh có thể kéo dài thành viêm gan mãn, gây xơ gan, ung thư gan sau này. - Nhiễm siêu vi C: Diễn biến bệnh giống như viêm gan B nhưng nguy cơ viêm gan mãn, xơ gan cao hơn. - Riêng đối với siêu vi D: Chỉ gây bệnh cho người đã nhiễm siêu vi B và khi đó bệnh cũng thường nặng, với biến chứng xơ gan cao hơn. Do có nhiều loại viêm gan khác nhau và biểu hiện rất đa dạng nên chỉ có thử máu mới định bệnh chắc chắn. Khi thử máu, có thể phải làm nhiều loại xét nghiệm khác nhau, nên khi nghi ngờ nhiễm bệnh, bạn nên đi khám tại cơ sở y tế có chuyên khoa bệnh nhiễm hoặc tiêu hoá - gan mật để được hướng dẫn cụ thể. Cần làm gì khi mắc bệnh viêm gan siêu vi? Bạn cần bình tĩnh bởi đa số trường hợp viêm gan siêu vi đều có thể bình phục hoàn toàn nếu tuân theo sự hướng dẫn của thầy thuốc chuyên khoa. Đừng tự ý điều trị theo lời mách bảo của những người không chuyên môn, bởi vì đến nay vẫn chưa có loại thuốc nào diệt được các loại siêu vi gây viêm gan. Nếu đang bị viêm gan, biện pháp chủ yếu để bệnh mau khỏi là nghỉ ngơi hoàn toàn, ăn thức ăn dễ tiêu, rau tươi, trái cây nhằm nâng cao sức đề kháng cho cơ thể, giúp đẩy lùi bệnh. Thầy thuốc có thể cho bạn dùng thêm vài loại thuốc có tính cách hỗ trợ làm giảm các triệu chứng. Còn nếu là người nhiễm siêu vi B, C hoặc D không triệu chứng thì không cần thiết điều trị gì cả, vẫn ăn uống, sinh hoạt, lao động bình thường nhưng cần phòng tránh lây lan cho mọi người. Cần quan tâm giữ gìn sức khỏe hơn, tránh nhiễm thêm các bệnh khác và tránh dùng ma tuý, thuốc lá, rượu làm tổn hại sức khỏe. Nhiều người giữ gìn sức khỏe tốt sau một thời gian đã hoàn toàn khỏi bệnh, xét nghiệm cho thấy đã sạch hết mầm bệnh. Cần làm gì để phòng bệnh viêm gan siêu vi? 1. Phòng tránh các đường lây lan. - Phòng tránh viêm gan siêu vi A và E bằng cách: Giữ vệ sinh ăn uống. Ăn sạch, uống nước nấu sôi để nguội, rửa tay trước khi ăn. - Phòng tránh B, C và D bằng cách: Truyền máu có kiểm tra viêm gan siêu vi, vệ sinh vô trùng các dụng cụ y tế, săn sóc sức khỏe, dùng riêng vật dụng có thể dây dính máu như kim, ống chích, dao cạo, kìm cắt móng tay... Truyền máu có kiểm tra siêu vi giêm gan, sống lành mạnh, chung thủy vợ chồng, sử dụng bao cao su đúng cách. Phụ nữ mang thai nên đi khám thai để phát hiện sớm viêm gan siêu vi nhằm có biện pháp phòng bệnh thích hợp cho trẻ. 2. Chích ngừa Cần lưu ý hiện nay chỉ có vắcxin phòng bệnh viêm gan siêu vi B (D) và gần đây là viêm gan siêu vi A nên chích ngừa không phòng được các bệnh viêm gan siêu vi C và E. Đối với trẻ em dưới 1 tuổi, chích ngừa viêm gan siêu vi B đã được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng để trẻ được chích miễn phí ở các cơ sở y tế. Nguy cơ nhiễm viêm gan siêu vi B và C Sự lây truyền của 2 loại siêu vi này có chung đặc điểm là cùng lây qua 3 con đường chích: quan hệ tình dục, qua đường máu và lây từ mẹ sang con (trong thời kỳ mang thai). Một số nhóm người sau đây có nguy cơ bị nhiễm virus viêm gan siêu vi B (Hepatitis B virus - HBV) và virus viêm gan siêu vi C (Hepatitis C Virus - HCV) hơn cả: - Có quan hệ tình dục bừa bãi, thường quan hệ với gái mãi dâm, đồng tính luyến ái (quan hệ tình dục với người đồng giới đặc biệt là nam giới), có chồng bị nhiễm hoặc ngược lại. - Tiêm chích xì-ke, dùng chung bơm tiêm. - Bệnh nhân thường phải sử dụng máu qua truyền máu và dùng các sản phẩm của máu cũng như truyền dịch. - Xăm mình, xỏ lỗ tai, xăm môi, xăm lông mày, hoặc những bệnh nhân điều trị bằng châm cứu. - Trẻ sơ sinh có mẹ mang mầm bệnh HBV, HBC. - Một số nhân viên y tế tiếp xúc với bệnh phảm từ máu. - Thân nhân, của người bệnh viêm gan siêu vi B và C. - Những bệnh nhân đang được điều trị có liên quan đến phẫu thuật như mổ xẻ, chạy thận nhân tạo. Những điều cần biết về bệnh viêm gan siêu vi B Bệnh viêm gan siêu vi B biểu hiện dưới nhiều hình thức. Đối với một người có sức khỏe bình thường, việc mang virus kéo dài trên 6 tháng vẫn không có triệu chứng gì về lâm sàng cũng như về xét nghiệm. Đây chính là nguồn lây lan cho cộng đồng. Với những người bị bệnh viêm gan siêu vi B cấp tính, bệnh diễn tiến qua 4 giai đoạn: - Giai đoạn ủ bệnh: Không có triệu chứng rõ rệt, kéo dài 30-180 ngày, trung bình khoảng 70 ngày. - Giai đoạn khởi phát: Kéo dài 3-10 ngày với các triệu chứng mệt mỏi, uể oải, nôn ói, chán ăn, đau lâm râm vùng hạ sườn phải, sốt, đau khớp. - Giai đoạn toàn phát: Vàng da, vàng mắt, nước tiểu vàng, kéo dài 2-8 tuần. - Giai đoạn phục hồi: Các triệu chứng giảm dần. Trong viêm gan siêu bi B thể cấp tính, 90% bệnh nhân khỏi bệnh hoàn toàn. Đặc biệt bệnh nhân càng nhỏ tuổi, tỷ lệ chuyển sang dạng mãn tính càng cao. Viêm gan siêu vi B mãn có 2 dạng: thể tồn tại và thể tấn công. Ở thể tồn tại, bệnh nhân không có triệu chứng gì rõ rệt. Xét nghiệm máu có men gan tăng vừa. Ở thể tấn công, bệnh nhân hay bị mệt mỏi, chán ăn, đau cơ, đau khớp. Xét nghiệm máu có men tăng cao. Biến chứng của viêm gan siêu vi B mãn tính cần lưu ý là xơ gan và ung thư gan. Hiện nay, viêm gan siêu vi B chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chỉ có thuốc ngừa. Do đó, nên chủng ngừa viêm gan siêu vi B cho những người chưa nhiễm virus theo lịch. Đối với bệnh nhân bị nhiễm viêm gan siêu vi B cấp cần được nghỉ ngơi tốt, chế độ dinh dưỡng thích hợp và ăn nhiều đạm. Hạn chế mỡ, theo dõi phát hiện biến chứng kịp thời. Người có sức khỏe bình thường mang virus cần được giáo dục, phổ biến kiến thức để tránh lây lan cho người khác, theo dõi phát hiện men gan theo định kỳ. Hiện nay, những bệnh nhân viêm gan mãn có thể được chỉ định điều trị với Interferons (Intron A) nhằm mục đích giảm lây nhiễm, ngăn chặn sự nhân đôi của virus, cải thiện triệu chứng do siêu vi gây ra, ngăn ngừa sự tiến triển đến những biến chứng không phục hồi được như xơ gan, ung thư gan. Tuy nhiên, việc điều trị này phải được chỉ định và theo dõi bởi các bác sĩ chuyên khoa. Bệnh xơ gan Xơ gan là hệ quả diễn biến chậm của nhiều bệnh gan khác nhau về nguyên nhân, trong đó đứng đầu là rượu, kế tiếp là siêu vi (B, C, A) thứ ba là dùng thuốc không thận trọng, không hợp lý. Ngoài ra, vệ sinh thực phẩm, thói quen ăn uống, phương thức điều trị, sinh hoạt xã hội... cũng là những yếu tố gây bệnh có thể dẫn tới biến chứng xơ gan và cổ trướng. Cách nhận biết xơ gan cổ trướng Bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh dựa vào các dấu chứng đặc trưng của bệnh (vết hồng ban ở mu bàn chân tay, đám mạch máu chân nhện, to vú, dịch hoàn teo) và các triệu chứng như lách to, cổ trường, phình tĩnh mạch thực quản, ói máu, thành bụng có nhiều mạch máu lớn, giống như đầu con sứa. Lúc đầu ở vùng hạ sườn phải, bờ trái của gan to quá mũi xương ức, sau đó teo nhỏ lại, ở giai đoạn kế tiếp sờ bờ gan thấy lổn nhổn như đầu đinh. Còn cổ trướng (báng bụng) là biến chứng của xơ gan có tăng áp lực tĩnh mạch, dịch trong khoang màng bụng càng lúc càng nhiều, ảnh hưởng đến chức năng của thận, hệ thống bạch mạch của gan và ruột. áp lực tăng càng nhiều nếu gan càng suy nặng sẽ làm kiệt nước trong máu lưu thông nhưng lại có quá nhiều nước trong ổ bụng và làm mạch máu co lại ở trong sâu. Cổ trướng có thể tự phát gây nhiễm trùng màng bụng, ấn vào bụng sẽ có cảm giác đau kèm theo sốt, nhất là ở người xơ gan do rượu. Khi có báng bụng, tính mạng bệnh nhân sẽ bị nguy hiểm nếu không được phát hiện và chữa trị sớm. Biến chứng Xơ gan có một số biến chứng đặc biệt. Thường gặp nhất là xuất huyết tiêu hoá do vỡ, giãn tính mạch thực quản, bệnh nhân sẽ ói ra nhiều máu, ói thành từng cơn, ra máu đông có lẫn thức ăn hoặc không. Biến chứng thường gặp thứ hai là hôn mê gan, bệnh nhân có triệu chứng vàng da niêm, tri giác lơ mơ, hơi thở hôi mùi trái cây. Nếu gặp các biến chứng trên phải đưa ngay bệnh nhân đến bệnh viện để chữa trị. Phòng ngừa - Bỏ rượu, đặc biệt đối với những người có một vài triệu chứng kể trên, hoặc đã bị xơ gan, đối với người bình thường mỗi ngày có thể uống một lít rượu, chứng 1 lon bia 333 hoặc 1 ly rượu đế 30 ml. Nhưng nếu hằng ngày người nam uống hơn 60 g cồn tinh khiết và người nữ uống hơn 20 g thì có khả năng bị xơ gan (bình thường 1 xị rượu đế có trên 100 g cồn nguyên chất). - Giữ vệ sinh ăn uống giữ vệ sinh hằng ngày để không lây bệnh viêm gan siêu vi, nếu có nguy cơ mắc bệnh hoặc công tác trong môi trường dễ lây bệnh thì nên chích ngừa trước. - Cần tránh các thuốc hoặc chất độc gây hại cho gan, trường hợp bất khả kháng như dùng thuốc để trị bệnh lao... nên theo kỹ hướng dẫn của bác sĩ để hạn chế tác dụng của thuốc lên gan. - Dinh dưỡng tốt cũng là một cách phòng bệnh quan trọng, người nghiện rượu vừa suy dinh dưỡng thì nguy cơ bệnh xơ gan càng lớn. Bệnh sán lá gan Sán lá gan có hình dạng tựa như chiếc lá me, màu xám hồng, mỏng, kích thước khoảng 20-30 mm khi trưởng thành, đẻ trứng trong đường mật của các súc vật ăn cỏ như trâu bò, ngựa... Trứng theo đường mật xuống ruột rồi theo phân ra ngoài. Ở môi trường nước ngọt như ao, hồ, đầm, sông, trứng phát triển thành ấu trùng, có lớp vỏ bao bọc bên ngoài, và sống ký sinh một thời gian trong các loại ốc dưới nước (ốc Limnea Truneatula), chuyển thành hâụ ấu trùng. Hậu ấu trùng chui ra khỏi ốc và bám vào các loại cây thủy sinh (rau muống, xà lách xoong...). Khi người và súc vật ăn phải rau bị nhiễm, hậu ấu trùng theo thức ăn vào ruột, lớp vỏ vỡ ra và phóng thích các con sán non. Sán non đi xuyên qua vách ruột theo máu vào gan. Chúng sống, trưởng thành, đẻ trứng tại hệ thống dẫn mật trong gan. Trứng theo dịch mật bài tiết xuống ruột, theo phân ra ngoài để tiếp tục một chu trình mới. Triệu chứng: Ở người, khoảng 15 ngày sau khi ăn thức ăn có ấu trùng sán lá gan, bệnh sẽ tiến triển qua hai giai đoạn sau: - Giai đoạn khởi đầu: Kéo dài 2-3 tháng, sán sẽ từ ruột di chuyển vào gan. Bệnh nhân sẽ có các dấu hiệu như mệt mỏi, đau bụng, tiêu chảy, đau bụng âm ỉ, liên tục ở vùng gan (do gan sưng lên), kèm theo sốt, chán ăn và đôi khi có ngứa da kiểu dị ứng. - Giai đoạn viêm đường mật: Giai đoạn này sán đến sống trưởng thành và đẻ trứng tại hệ thống đường mật trong gan gây ra các cơn đau bụng ở vùng gan, hoặc vùng hông phải. Đau càng lúc càng to do gan ngày càng sưng to. Tính chất cơn đau thường làm cho bệnh nhân và bác sĩ nghĩ là do rối loạn tiêu hoá hay do bệnh dạ dày. Hệ thống ống dẫn mật bị tắc nghẽn, thành ống dẫn mật sưng dày lên làm cho mật không được bài tiết tốt. Hậu quả là dịch mật ứ lại làm cho bệnh nhân vàng mắt, vàng da như những bệnh gan khác. Các dấu hiệu rối loạn tiêu hoá như táo bón... cũng thường hay gặp. Đau bụng có thể bớt sau khi uống thuốc, giảm đau như sau đó tái đi tái lại nhiều lần và có thể kéo dài đến vài tháng, vài năm. Biến chứng: Nếu không được điều trị đúng, bệnh nhân dần suy nhược, kém ăn mất ngủ và thiếu máu. Đặc biệt khi siêu âm bụng thấy có các khối u nhỏ, lạ, nằm rải rác trong gan, và chưa được chẩn đoán rõ ràng, bệnh nhân sẽ rất lo lắng, dễ nghĩ sau là bệnh nhọt gan, ung thư gan và còn suy sụp tinh thần hơn, nhất là khi đã dùng qua nhiều loại thuốc kháng sinh, giảm đau nhưng không thất kết quả. Điều trị: Hiện nay thuốc điều trị sán lá gan tốt nhất là Bithimol hoặc Triclabendazol. Tuy nhiên ở Việt Nam hai loại thuốc này còn khá hiếm và khó tìm thấy. Chúng ta có thể dùng: Emetin, hay Praziquantel để điều trị và hiệu quả cũng khá tốt. Riêng đối với Emetin, không được dùng quá liều hoặc tự ý dùng thuốc tại nhà mà phải có sự theo dõi nghiêm ngặt của bác sĩ vì thuốc ảnh hưởng lên cơ quan tim mạch có thể gây ngưng tim đột ngột. Thời gian điều trị là 10 ngày, 1 tháng sau phải tái khám, nếu có dấu hiệu tái phát, phải điều trị đợt nữa. Nói chung, bệnh nhân phải được điều trị nội trú với chế độ theo dõi sát. Phòng ngừa: - Cần tuân thủ nguyên tắc ăn chín uống sôi. Rau sống phải rửa sạch dưới vời nước chảy khá mạch sau khi ngâm bằng nước muối hoặc nước có pha thuốc tím. Hiện nay, trên thị trường có bán các loại nước chuyên dùng rửa rau, có thể sử dụng theo hướng dẫn trên từng sản phẩm. - Nếu nghi ngờ bị nhiễm sán lá gan, bệnh nhân cần đến có sở chuyên khoa khám thử máu, làm siêu âm và điều trị. Hiện nay Trung tâm Bệnh nhiệt đới và Bộ môn Ký sinh Trường Đại học Y Dược tại TP HCM có thực hiện các xét nghiệm đặc hiệu để chẩn đoán sớm và chính xác bệnh
File đính kèm:
- cam_nang_an_toan_suc_khoe.pdf