Cây thuốc người dao Ba vì

YY học cổ truyền Việt Nam đã xuất hiện từ lâu đời, từ những trang đầu trong lịch sử dựng nước và giữ nước của cha ông ta. Cùng với những thăng trầm của đất nước, Y học cổ truyền cũng trải qua nhiều biến cố, có lúc tưởng như sẽ bị xóa khỏi nền y học của đất nước. May thay, từ sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời (1945), Chính phủ đã luôn chú trọng khôi phục và phát triển Y học cổ truyền, góp phần bảo vệ sức khỏe người dân. Nước ta may mắn sở hữu tài nguyên cây thuốc khá dồi dào. Hiện nay, vẫn còn hàng ngàn loài cây thuốc gắn với những bài thuốc cổ truyền bản địa mà khoa học chưa biết đến LỜI MỞ ĐẦU

tác dụng của nó. Nhiều cây thuốc còn có giá trị kinh tế rất

cao, là những cây trồng “xóa đói, giảm nghèo” tại nhiều địa

phương. Được thiên nhiên ưu đãi là vậy, nhưng hiện nay, có

tới 60% dược liệu Việt Nam phải nhập khẩu , trong đó không

ít loài đã từng là cây trồng thế mạnh của Việt Nam như: Bạch

biển đậu, Binh lang (hạt cau), Địa liền, Gừng, Hoắc hương,

Hồng hoa, Xạ can, Xuyên tâm liên, Ý dĩ, Tình trạng này

cũng xảy ra với nhiều loài mọc tự nhiên đã từng khai thác

xuất khẩu như Ba kích, Bồ công anh, Chi tử, Kim ngân hoa,

Kim tiền thảo, Mạch môn, Nhân trần, Thạch xương bồ, Tế

tân,. Chẳng đâu xa, ở chính xã Ba Vì, huyện Ba Vì của thành

phố Hà Nội, nơi nổi tiếng với nghề thuốc Nam của dân tộc

Dao bao đời nay, cũng đang gặp phải vấn đề tương tự. Hàng

trăm loài dược liệu quý đang kêu cứu trên núi Tản Viên – nơi

đã từng sở hữu tới hơn 500 loài dược liệu. Việc khai thác quá

mức và thiếu quan tâm đến bảo tồn là nguyên nhân chính

khiến tài nguyên cây thuốc ngày càng cạn kiệt, nhiều loài

đứng trước nguy cơ tuyệt chủng

pdf 116 trang dienloan 9700
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Cây thuốc người dao Ba vì", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Cây thuốc người dao Ba vì

Cây thuốc người dao Ba vì
Tổ chức nội dung
Văn phòng Quỹ Châu Á tại Việt Nam
Trung tâm Môi Trường và Phát triển cộng đồng
Biên Tập hình ảnh
Thiết kế mỹ thuật
Vũ Mạnh Hà
Chế bản:
Công ty truyền thông ICON
Tel: (84 4) 2219 0438
Fax: (84 4) 3974 4937
Hotline: 0913 573 123
Email: ha.vu@iconcom.vn
Phòng 3 tầng 10 Prime Centre 
53 Quang Trung, Hà Nội, Việt Nam
Tel: (84-4) 3943 3263
Fax: (84-4) 3943 3257
Email: tafvn@asiafound.org
www.asiafoundation.org
Số 23, Ngõ 1104 Đê La Thành, 
Ba Đình, Hà Nội
Tel: (84-4) 6266 2719
Fax: (84-4) 6266 2720
Email: cecodvn@gmail.com
Bản quyền thuộc Quỹ Châu Á - Trung tâm Môi trường và Phát triển cộng đồng.
Nghiêm cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không được sự đồng ý bằng văn bản.
Giấy phép xuất bản số: 92-2012/CXB/377-02/LĐ
in xong và nộp lưu chiểu tháng 3/2012
NGƯỜI DAO - BA VÌ
CÂY THUỐC 
Lời mở đầu 11
Người Dao và những nét văn hóa độc đáo 12
Nghề thuốc Nam cổ truyền của người Dao ở Ba Vì 16
Chuyện kể của những lương y trên đất Ba Vì 17
Một số cách thức sử dụng thuốc thông dụng 
của người Dao - Ba Vì 23
Những công đoạn chính của nghề thu hái thuốc Nam 24
Giới thiệu những cây thuốc quý 27
Ba gạc bốn lá 28
Ba kích 30
Bình vôi 32
Bồ công anh 34
Bưởi bung 36
Cỏ xước 38
Cốt khí 40
Củ dòm 42
Dây đau xương 44
Đậu chiều 46
Đinh lăng 48
Đùm đũm hoa trắng 50
Hoa tiên 52
Hoàn ngọc 54
Hoàng đằng 56
Hương nhu 58
MỤC LỤC
Huyết đằng 60
Huyết dụ 62
Khôi 64
Kim ngân 66
Mạch môn 70
Núc nác 72
Râu hùm 74
Rẻ quạt 76
Tắc kè đá 78
Thạch xương bồ 80
Thầu dầu tía 82
Thiên niên kiện 84
Vông nem 86
Vú bò 88
Xạ đen 90
Hình ảnh một số loài cây thuốc thường dùng khác 92
Món ăn – bài thuốc 94
Canh lá vông nấu thịt nạc băm 95
Thịt nấu chuối đậu 95
Thịt heo hầm đảng Xâm và Bí đỏ 96
Gà hầm kỷ tử 96
Cá chép om táo đỏ và hạt ý dĩ 96
Danh mục cây thuốc ở Ba Vì 98
Tài liệu tham khảo 110
Traditional Vietnamese medicine has a long history. There 
are thousands of medicinal herbs and trees long associated 
with local traditional cures which modern science has yet to 
discover their full uses. Many of them also have very high 
economic values, once providing income for many poor 
areas. Yet it is estimated that Vietnam currently imports 
much of the herbal ingredients needed in traditional 
medicine, although many of these plants and trees have 
long been grown in Vietnam. The herbal medicinal plants 
and trees in the wild are being harvested to extinction, with 
little attention paid to regenerating them systematically. 
This is the situation facing the Dao ethnic minority community 
living in the Ba Vi district, around the Ba Vi National Park. 
This is an area known for the Daos’ cultivation of some 
500 herbal plants and trees and their unique practice of 
traditional healing. The disappearance of this storehouse of 
herbal knowledge would be a great loss to the effective uses 
of traditional medicine as it has been practiced for centuries 
among the Daos, but would also mean a serious cultural 
loss as the cultivation and use of these herbal plants and 
trees are also intimately connected to the Daos’ way of life. 
In this context and as part of a community development 
project supported by the Rockefeller Foundation, The Asia 
Foundation and the Center for Environment and Community 
Development have worked together to support the Dao 
FOREWORD
community in Ba Vi district to establish cultivated gardens 
of these herbal plants and to improve the production of 
select traditional medicines. The Foundation and CECD also 
jointly researched and developed this “Guide to Medicinal 
Plants of the Daos in Ba Vi” to document and introduce to 
a broader audience the Daos’ traditional medicine, as well 
as to help the Daos preserve this aspect of their culture for 
themselves and for future generations.
We gratefully acknowledge the support of many in the 
compilation of this guide, from Mdme Trieu Thi Hoa and 
Mdme Trieu Thi Thanh who are long time practitioners of 
the Dao’s traditional medicine, the People’s Committees 
of Ba Vi Commune and Ba Vi District, the Hoa Sua School 
for Disadvantaged Youth, and Dr. Tran Van On who heads 
the Department of Botany and other experts at the Hanoi 
University of Pharmacy.
Sincerely,
Kim N. B. Ninh
Country Representative, Vietnam
The Asia Foundation
Duong Thi To
Director
Center for Environment and Community Development
YY học cổ truyền Việt Nam đã xuất hiện từ lâu đời, từ những trang đầu trong lịch sử dựng nước và giữ nước của cha ông ta. Cùng với những thăng trầm của đất nước, Y học cổ truyền cũng trải qua nhiều biến cố, có lúc tưởng như sẽ bị xóa khỏi nền y học của đất nước. May thay, từ sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời (1945), Chính phủ đã luôn chú trọng khôi phục và phát triển Y học cổ truyền, góp phần bảo vệ sức khỏe người dân.
LỜI MỞ ĐẦU
Nước ta may mắn sở hữu tài nguyên cây thuốc khá dồi dào. 
Hiện nay, vẫn còn hàng ngàn loài cây thuốc gắn với những 
bài thuốc cổ truyền bản địa mà khoa học chưa biết đến 
tác dụng của nó. Nhiều cây thuốc còn có giá trị kinh tế rất 
cao, là những cây trồng “xóa đói, giảm nghèo” tại nhiều địa 
phương. Được thiên nhiên ưu đãi là vậy, nhưng hiện nay, có 
tới 60% dược liệu Việt Nam phải nhập khẩu , trong đó không 
ít loài đã từng là cây trồng thế mạnh của Việt Nam như: Bạch 
biển đậu, Binh lang (hạt cau), Địa liền, Gừng, Hoắc hương, 
Hồng hoa, Xạ can, Xuyên tâm liên, Ý dĩ, Tình trạng này 
cũng xảy ra với nhiều loài mọc tự nhiên đã từng khai thác 
xuất khẩu như Ba kích, Bồ công anh, Chi tử, Kim ngân hoa, 
Kim tiền thảo, Mạch môn, Nhân trần, Thạch xương bồ, Tế 
tân,... Chẳng đâu xa, ở chính xã Ba Vì, huyện Ba Vì của thành 
phố Hà Nội, nơi nổi tiếng với nghề thuốc Nam của dân tộc 
Dao bao đời nay, cũng đang gặp phải vấn đề tương tự. Hàng 
trăm loài dược liệu quý đang kêu cứu trên núi Tản Viên – nơi 
đã từng sở hữu tới hơn 500 loài dược liệu. Việc khai thác quá 
mức và thiếu quan tâm đến bảo tồn là nguyên nhân chính 
khiến tài nguyên cây thuốc ngày càng cạn kiệt, nhiều loài 
đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. 
Trong bối cảnh đó, với sự tài trợ của Quỹ Rockerfeller, Quỹ 
Châu Á và Trung tâm Môi trường và Phát triển cộng đồng 
cùng hợp tác nghiên cứu, sưu tầm và biên soạn cuốn sách 
Cây thuốc người Dao Ba Vì trong khuôn khổ Dự án “Phát 
triển mô hình du lịch sinh thái và du lịch cộng đồng tại huyện 
Ba Vì, Thành phố Hà Nội”. Với mong muốn giới thiệu rộng rãi 
về Y học cổ truyền của người Dao ở Ba Vì, đặc biệt là với các 
du khách đến với Ba Vì từ mọi miền, chúng tôi hy vọng cuốn 
sách không chỉ hữu ích cho những người có mong muốn 
tìm hiểu, khám phá về vùng đất này, mà nó sẽ còn thu hút 
được sự quan tâm của tất cả mọi người đối với việc bảo 
tồn và phát triển nguồn tài nguyên cây thuốc cùng những 
tri thức y học quý giá của dân tộc Dao Ba Vì. Chúng tôi cũng 
mong rằng những người dân đang sinh sống tại Ba Vì đặc 
biệt là cộng đồng người Dao nơi đây sẽ nhìn nhận sâu sắc 
hơn về chính nghề làm thuốc của mình, để giữ lấy kho báu 
ấy cho muôn đời sau.
Trong quá trình biên soạn cuốn sách này, chúng tôi đã nhận 
được sự giúp đỡ và đóng góp quý báu của nhiều tổ chức và 
cá nhân. Quỹ Châu Á và Trung tâm Môi trường và Phát triển 
cộng đồng trân trọng cảm ơn: Lương Y Triệu Thị Hòa, Chủ 
tịch Hội Đông Y xã Ba Vì, huyện Ba Vì, Hà Nội; Lương Y Triệu 
Thị Thanh, thôn Hợp Sơn, xã Ba Vì, huyện Ba Vì, Hà Nội; Ủy 
ban Nhân dân xã Ba Vì, huyện Ba Vì, Hà Nội; Ủy bản nhân 
dân huyện Ba Vì, Hà Nội; Trường Trung cấp Kinh tế - Du lịch 
Hoa Sữa.
Chúng tôi cũng trân trọng cảm ơn sự tham gia hiệu đính, 
tư vấn về mặt chuyên môn của TS. Trần Văn Ơn - Trưởng 
Bộ môn và một số chuyên gia thuộc Bộ môn Thực vật, Đại 
học Dược Hà Nội. 
Hy vọng cuốn sách này sẽ đem đến những thông tin bổ ích 
về cộng đồng người Dao ở Ba Vì, những câu truyện lý thú của 
chính những lương y người Dao Ba Vì về những thăng trầm 
của nghề làm thuốc, về những nét văn hóa độc đáo, những 
cây thuốc và bài thuốc cổ truyền quý giá. Cũng mong bạn 
đọc cảm nhận và chia sẻ những khó khăn, trở ngại của bà 
con người Dao Ba Vì và các tổ chức liên quan khi nỗ lực bảo 
tồn và phát triển nghề thuốc Nam cổ truyền nơi đây.
Xin trân trọng cảm ơn!
Ts. Ninh Ngọc Bảo Kim
Trưởng đại diện 
Quỹ Châu Á tại Việt Nam
Dương Thị Tơ
Giám đốc 
Trung tâm Môi trường và Phát triển cộng đồng
1 Diễn đàn Doanh nghiệp ( nhap-khau.htm)
CÂY THUỐC NGƯỜI DAO BA VÌ11
Người Dao là một dân tộc thiểu số trong số 54 dân tộc ở Việt 
Nam. Dân tộc Dao có nhiều nhóm khác nhau, mỗi nhóm có 
ngữ hệ khác nhau. Về chữ viết, họ sử dụng chữ Hán đã được 
Dao hóa, gọi là chữ Nôm Dao.
Nguồn gốc xa xưa của người Dao xuất phát ở đảo Hải Nam - 
Trung Quốc. Họ bắt đầu di cư sang Việt Nam vào thời Lê (vào 
khoảng cuối thế kỷ 17), từ đảo Hải Nam, qua Phòng Thành, 
tới Bắc Giang2. Tới đây, họ di chuyển theo các hướng khác 
nhau, hình thành nên 3 nhóm: Theo sông Lô tới Hà Giang 
hình thành nên người Dao áo dài; Theo sông Chảy tới Lào Cai 
hình thành nhóm Dao Tuyển; Nhóm ở lại vùng Nga Hoàng 
thuộc Yên Lập, Yên Phúc một thời gian, sau đó di chuyển tới 
Văn Chấn (Yên Bái), rồi Văn Bàn (Lào Cai) là tổ tiên người Dao 
quần chẹt ngày nay. 
Ở nước ta, cộng đồng người Dao có mặt và sinh sống tại 61 
trong tổng số 63 tỉnh thành3. Vài trăm năm trước, trong cuộc 
thiên di của người Dao, một nhóm người Dao Quần chẹt vào 
vùng núi Ba Vì. Họ sống nơi xó rừng góc núi, nổi trôi như 
những đám mây trên trên núi Tản, đốt nương làm rẫy, cuộc 
sống hoàn toàn phụ thuộc vào thiên nhiên. Khi Vườn Quốc 
gia Ba Vì được thành lập, thực hiện chính sách Hạ sơn, Nhà 
nước đã đưa toàn bộ người Dao từ trên núi xuống định cư 
tập trung trong ba thôn Hợp Nhất, Hợp Sơn và Yên Sơn của 
xã Ba Vì. Cho đến nay, ở xã vẫn hầu hết là người Dao, chiếm 
đến 98% dân số4.
Người Dao có rất nhiều nét văn hóa mang đậm bản sắc dân 
tộc vẫn được lưu giữ đến nay. Lễ Cấp Sắc là một trong những 
phong tục lâu đời và độc đáo nhấtcủa người Dao và được 
coi là thủ tục không thể thiếu của đàn ông người Dao. Đối 
với người đàn ông dân tộc Dao được cấp sắc mới được coi 
là người đàn ông đã trưởng thành, được làm lễ cúng bái và 
được giao tiếp với cõi âm.
Người Dao 
VÀ NHỮNG NÉT VĂN HÓA ĐỘC ĐÁO
Lễ được diễn ra rất thiêng liêng có thầy cúng và bà con trong 
bản chứng kiến. Lễ Cấp Sắc khá tốn kém, nên gia đình muốn 
tổ chức phải chuẩn bị, đến khi có điều kiện mới làm. Theo 
phong tục, nếu chưa làm lễ Cấp Sắc thì khi chết, làm lễ đưa 
ma chỉ được rải cầu bằng giấy dưới đất để đưa ra khỏi nhà, 
trong khi những người được cấp sắc rồi thì được đục cửa, bắc 
một cái cầu cao đưa ra khỏi nhà, coi như được đưa lên trời. 
Với dân tộc Dao, mỗi người từ khi sinh ra đến khi mất đi đều 
trải qua những nghi lễ theo đúng tập tục cổ truyền. Khi sinh 
ra, gia đình phải làm lễ nhập tịch để đứa trẻ chính thức được 
làm người nhà mình; lúc đầy tháng phải cúng vun hoa cho 
đứa trẻ chóng lớn, khỏe mạnh; lớn lên dựng vợ gả chồng thì 
làm lễ tơ hồng để chúc phúc cho đôi lứa mãi mãi bền chặt; 
lúc có điều kiện thì làm lễ cấp sắc. Người Dao không ăn giỗ 
mà chỉ làm cỗ lúc sống (ngày sinh nhật). Khi chết đi thì đào 
sâu chôn chặt, không cải táng.
Khi gia đình có đủ điều kiện thì lập nhà thờ Tổ. Người Dao thờ 
thủy tổ là Bàn Hồ (hay còn gọi Bàn Cổ). Theo truyền thuyết5 
Bàn Hồ vốn là một long khuyển mình dài 3 thước, lông đen với 
các sọc vàng từ đầu đến đuôi. Ông này vốn từ trên trời giáng 
xuống trần gian. Do lập nhiều công trạng đánh đông dẹp bắc, 
nên Bàn Hồ được Bình Hoàng gả cung nữ cho. Bàn Hồ sinh 
được sáu người con trai và 6 người con gái, 12 người con lấy 
12 họ khác nhau, lập ấp sinh sống ở các vùng khác nhau. Cuộc 
thiên di của họ vô cùng vất vả, gian khổ, phải vượt qua không 
biết bao nhiêu sông, núi, rừng hoang cách trở. Nhiều người 
chết dọc đường vì đói khát và bệnh tật, đồng thời cũng do 
bị người bản địa đánh đuổi. Những hành trình này được ghi 
chép lại và là nét điển hình trong nghệ thuật thơ ca dân gian 
của người Dao. Những lễ hội độc đáo của người Dao như Tết 
Nhảy là cách để người Dao tri ân trời đất và các vị thần đã cứu 
giúp tổ tiên người Dao sống sót qua những sóng gió trong 
cuộc thiên di. Tết Nhảy là một lễ hội lớn của người Dao, còn lớn 
hơn Tết Nguyên Đán, thường được tổ chức từ tháng 11 đến 
hết 20 tháng 12 âm lịch hàng năm. Trước đây, Tết Nhảy kéo 
dài đến 10 ngày đêm, giờ người Dao ở Ba Vì chỉ tổ chức 3 ngày 
3 đêm. Tết Nhảy là tết của gia đình nhưng lại được cả bản, cả 
vùng coi như tết chung và đến chung vui. Người tham dự Tết 
nhảy múa liên tục cả ngày cả đêm, ai mệt thì ra, người khác sẽ 
thay thế, mỗi người nhảy múa hàng trăm lượt. Đến ngày kết 
thúc, hai thầy múa mặc váy với áo thêu lên đồng rồi ra ngoài 
cửa chính thổi tù và báo cáo Ngọc Hoàng đã làm xong lễ Tết 
nhảy. Sau đó, dân bản cùng ăn thịt uống rượu, chúc gia chủ 
một năm tốt lành. 
2 Người Dao, Bách khoa toàn thư mở Wikipedia (
3 Tổng cục Thống kê - Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009
4 Báo cáo tình hình kinh tế xã hội xã Ba Vì năm 2009
5 Phạm Ngọc Dương – Bí ẩn kho báu và cuộc thiên di của tổ tiên người Dao, Báo điện tử VTC News, 20/9/2011 ( 
 to-tien-nguoi-dao.htm)
Tổ tiên của người Dao truyền lại rằng, thuở xa xưa người Dao 
đang sống bình yên trong khắp các bản làng miền núi thì 
bỗng dưng có nạn ma quỷ xuất hiện cướp phá, giết người 
và cuộc sống bị đẩy vào cảnh vô cùng bi thương, thê thảm. 
Ngọc Hoàng nhìn thấy cảnh ngộ này đã sai các vị thần tiên 
mang phép thuật xuống hạ giới để cứu giúp người Dao. 
Tuy nhiên, vì ma quỷ quá nhiều nên các vị thần tiên diệt trừ 
không xuể phải viện đến người dân cùng đánh nhưng vì người 
Dao không có phép thuật nên hễ ra trận là đều thất bại. 
Trước tình thế đó, Ngọc Hoàng bèn sai các vị thần tiên phải 
truyền ngay phép thuật cho người Dao. Sau đó, người Dao 
đã cùng hiệp sức với thần tiên nhà trời diệt trừ được ma quỷ. 
Đề phòng sau này ma quỷ lại quay trở lại làm hại con người, 
Ngọc Hoàng yêu cầu hàng năm người Dao tổ chức nghi lễ 
truyền pháp thuật cho những người đàn ông làm chủ trong 
gia đình để sẵn sàng trừ ma diệt quỷ và nghi lễ này được gọi 
là lễ cấp sắc hoặc là lễ “quá tăng”.
Xuất phát từ ý nghĩa quan trọng đó trong đời sống tâm 
linh, nên nghi lễ cấp sắc vẫn được người Dao duy trì bền 
vững cho đến tận bây giờ. Người chết khi chưa làm lễ cấp 
sắc thì con cháu sau này vẫn phải làm cho họ, bởi quan 
niệm của người Dao là người chết vẫn tồn tại trong một 
thế giới riêng nên vẫn cần được truyền pháp thuật để 
chống lại thế giới ma quỷ.
Ngày xưa, khi tổ chức lễ cấp sắc cho các thành viên trong 
gia đình, người Dao thường phải thực hiện khá nhiều điều 
kiêng kị. Chẳng hạn người chuẩn bị làm lễ cấp sắc phải thực 
hiện việc trai giới cả tháng trời. Khi làm lễ cấp sắc, người 
Dao đỏ kiêng người dân tộc khác và mặc trang phục có lẫn 
vải trắng đi vào nơi hành lễ. 
Ngày nay, việc tổ chức nghi lễ này đã có nhiều nét đổi mới 
nên  ...  Gagn. Bego. Lở ngứa
 412 Gùng slùi tim Thu hải đường Balansa Begonia balansaeana Gagn. Bego. Cam trẻ em (gầy còm), lở ngứa
 413 Tàu pua’ sung Thuốc bỏng Kalanchoe pinnata (Lam.) Oken. Crass. Sốt, bỏng
 414 Dhàng pầu (vâm) Thuỷ xương bồ Acorus calamus L. Arac. Phong tê thấp, phụ nữ sau đẻ
 415 Cùng phâu sli’ Tía tô Perilla frutescens (L.) Britt. var. crispa (Thunb.) Hand.-Mazz. Lami. Cảm cúm đau người, phong tê thấp
 416 Phào tau’ mia’ Tía tô cảnh Plectranthus coleoides Benth. Lami. Mộng mắt
 417 Dăt m’hây Tiết dê Cissampelos pareira L. Meni. Đái rắt
 418 Chày lau Tiêu dội Piper retrofractum Vahl. Pipe. Phong tê thấp
 419 Mù phộc kềm Tiểu quật một lá Atalantia monophylla (DC.) Corr. Ruta. Phù
 420 Nhài vầy Tổ chim Asplenium nidus L. Aspl. Đau răng, phong tê thấp
 421 Mầu con sâu’ vièng Tơ hồng Cuscuta chinensis Lam. Cusc. Phong tê thấp
 422 Chàn cắp mia’ Tơ mành Hiptage benghalensis (L.) Kurz. Malp. Đứt chân tay (chóng lành)
 423 Mầu con sâu’ meng Tơ xanh Cassytha filiformis L. Laur. Đau người
 424 Đìa giu’ ton Tóc tiên Liriope spicata Lour. Conv. Ho
 425 Đìa pển nha Trâm đài Raphidophora korthalsii Schott. Arac. Bạch đới
 426 Kèng beo Trang dọt sành Ixora pavettaefolia Craib. Rubi. Nhiễm trùng
 427 Chày lau Trầu Ba Vì Piper bavinum C.DC. Pipe. Phong tê thấp
 428 Chày lau sli’ Trầu lá gai Piper boehmeriaefolium Wall. ex C.DC. var. tonkinensis A.DC. Pipe. Phong tê thấp
 429 Khầm kia’ Trèn Bắc bộ Tarenna tonkinensis Pit. Rubi. Nhiễm trùng
 430 (Đơn) Trèn lá rộng Tarenna latifolia Pit. Rubi. Cam trẻ em (gầy mòn)
 431 Quề đài m’hây Trinh đằng ba mũi Parthenocissus tricuspidata Pl. Vita. Phong tê thấp
 432 M’hầy dham’ Trôm leo Byttneria aspera Colebr. Ster. Bổ máu, đau người
 433 Tồng lồng cụn Trọng đũa Ardisia corymbifera Mez. Myrs. Cam trẻ em
 434 Pền nhảu Trọng đũa lá khổng lồ Ardisia gigantifolia Stapf Myrs. Phù các loại
 435 Tồng lồng cạy Trọng đũa năm cạnh Ardisia quinquegona Bl. Myrs. Cam trẻ em (gầy mòn)
 436 Tồng lồng cạy Trọng đũa xanh Ardisia virens Kurz. Myrs. Cam trẻ em (gầy mòn)
 437 Phà chầu chèng Tử châu đỏ Callicarpa rubella Lindl. Verb. Đau đầu
 438 Đièng tòn chẩm Tử châu Petelot Callicarpa petelotii Dop Verb. Đau bụng đi ngoài, đau tức bụng
 439 (Quả găng công) Tu hú Philippin Gmelina philippensis Cham. Verb. Đau bụng khan
 440 Mù phò điẻng tầm nòm Vả Ficus auriculata Lour. Mora. Vô sinh, nấu cao (thêm cao)
 441 Lồ chê điẻng Vải thiều rừng Nephelium lappaceum L. Sapi. Đau bụng đi ngoài
 TT TÊN TIẾNG DAO TÊN THƯỜNG DÙNG TÊN KHOA HỌC HỌ CHỮA BỆNH/CHỨNG
CÂY THUỐC NGƯỜI DAO BA VÌ 108
 442 Hầu pên Vạn niên thanh Aglaonema modestum Schott. ex Engler. Arac. Bụng báng, cam trẻ em
 443 Thòng mụa Vang Caesalpinia sappan L. Faba. Ngã đau tụ máu trong người, hậu sản
 444 Đièng tập Vàng anh Saraca dives Pierre Faba. Đau bụng đi ngoài
 445 Đìa dhàn phản pièng Vàng bạc trổ Graptophyllum pictum (L.) Griff. Acan. Đau dạ dầy, sản hậu, vàng da
 446 Đìu pong m’hây Vằng tán Clematis uncinata Champ. ex Benth. Ranu. Phong tê thấp
 447 Sầm sài lìn Vằng trắng Jasminum sp. Olea. Nhiễm trùng
 448 Lày tôộng Vông nem Erythrina variegata L. Faba. Trĩ
 449 Lồ lào vâm Vót thơm Viburnum odoratissimum Ker.-Gawl. Capr. Đau người, khớp, phong, đường ruột
 450 Nhầm nhỏ nha Vú chó Ficus hirta Vahl. var. roxbughii (Miq.) King Mora. Bụng đầy hơi, tức bụng
 451 Cù chăng điẻng Vù hương Cinnamomum parthenoxylum (Jack.) Meisn. Laur. Ho
 452 (Móc mèo) Vuốt hùm Caesalpinia minax Hance Faba. Hậu sản
 453 Mìa ghìm n’hay’ Xấu hổ Mimosa pudica L. Faba. Phù (thận)
 454 Diều pùng meng Xích đồng nam Clerodendrum japonicum (Thunb.) Sweet Verb. Đau bụng khan
 455 (Ca san điẻng) Xoan Melia azedarach L. Meli. Ghẻ
 456 Chiềm tau’ Xoan nhừ Choerospondias axillaris (Roxb.) Burtt. et Hill Anac. Bạch đới
 457 Kèng pẹ mia’ Xú hương Làng Cốc Lasianthus langkokenis Pit. Rubi. Đau người do trở trời, nhiễm trùng, vàng da
 458 Đièng tòn pièng Xuân hoa Pseuderanthemum palatiferum Radlk. Acan. Đái vàng, đái buốt, thuốc mát
 459 Tầm bùng nau’ Xuân tiết bụng Justicia ventricosa Wall. Acan. Phong tê thấp
 460 Tầm bùng nau’ Xuân tiết tiền Justicia monetaria R.Ben. Acan. Đái vàng
 461 Quàng tông lay Xương sông Blumea lanceolaria (Roxb.) Druce Aste. Đái buốt, đái rắt, ho lao
 462 Nàng nhà m’hây Xuyên tiêu Zanthoxylum nitidum (Roxb.) DC. Ruta. Đau răng
 463 Nọ a châu Ý dĩ Coix lachryma-jobi L. Poac. Đái vàng, hen, đái đường
 464 ảo lùng mia’ Hoya sp.1 Ascl. Đau người khi thay đổi thời tiết
 465 ạp gay’ gụng Pseudodissochaeta sp. Mela. Cam trẻ em (trẻ em gầy mòn)
 466 Bếp ton (KB) Poac. Ho
 467 Cùng bung’ điẻng (KB) (KB) Ho
 468 Dào chan (KB) Ascl. Phong tê, bại liệt
 469 Dào cụn (KB) (KB) Phong tê, bại liệt
 470 Dào kia’ (KB) (KB) Chân tay co quắp 
 471 Dào sli’ Gymnema sp. Ascl. Phong tê thấp
 472 Đìa chạy Piper sp. Pipe. Phong gió
 473 Đìa chọp (KB) Rubi. Ăn không tiêu
 474 Đìa chọp chà Ixora sp.2 Rubi. Triệt bệnh
 475 Đìa dhản Sabia sp.1 Sabi. Phong tê thấp, đường ruột, phụ nữ sau đẻ
 476 Đìa dhàn phản pẹ Ardisia sp.2 Myrs. Vàng da
 477 Đìa dhản sli’ Sabia sp.2 Sabi. Bổ, phong tê thấp
 478 Đièng nòm muộn Sauropus sp.1 Euph. Nhiễm trùng ngoài da, nhiệt ở miệng
 479 Đièng tòn cụn Gomphandra sp. Icac. Bổ
 480 Đièng tòn đang Cryptocarya sp. Laur. Nhiễm trùng
 481 Hùng lìn Rungia sp.1 Acan. Đau bụng khan
 482 Hùng tỉa gàm pẹ Strobilanthes sp.1 Acan. Đau khớp, đau bụng
 TT TÊN TIẾNG DAO TÊN THƯỜNG DÙNG TÊN KHOA HỌC HỌ CHỮA BỆNH/CHỨNG
CÂY THUỐC NGƯỜI DAO BA VÌ109
 483 Kèng thỉu m’hây Tetrastigma sp. Vita. Hắc lào, nhiễm trùng
 484 Khầm pẹ Ixora sp.3 Rubi. Nhiễm trùng, vàng da
 485 Khầm sli’ Ixora sp.1 Rubi. Nhiễm trùng
 486 Lày cọ kia’ Siliquamomum sp. Zing. Phong tê thấp
 487 Lày gồ sli’ (KB) Apia. Nhiễm trùng, phụ nữ sau đẻ
 488 M’hầy dham’ Millettia dielsiana Harms ex Oliv. Faba. Bổ máu
 489 Mìa đang m’hây (KB) (KB) Phong tê thấp
 490 Mìa sliết (KB) (KB) Ngứa
 491 Nhài kia’ (KB) (KB) Sâu răng
 492 Nọ gay’ điẻng (KB) (KB) Phong tê thấp
 493 Pền nhảu (KB) Verb. Phù các loại
 494 Phàm mụi nhàm (KB) Irid. Điều kinh, cầm máu
 495 Pìn m’hây Ardisia sp.1 Myrs. Đau bụng
 496 Quầy chàn mia’ Procris sp. Urti. Nhiễm trùng (do sên ăn)
 497 Quề ghìm lậu Solanum sp. Sola. Tẩy giun
 498 Sliền phiu Vitex sp.1 Verb. Phù (thận), đái rắt
 499 Tầm cù biệt Fissistigma sp.1 Anno. Phong tê thấp, hậu sản
 500 Tầm đìa chọp (KB) (KB) Phụ nữ sau đẻ 
 501 Tầm phủn Zephyranthes sp.1 Amar. Mụn nhọt
 502 Tầm puông Gynura sp.2 Aste. Phong
 503 Tìu can điẻng Stixis suaveolens Pierre Capp. Ngứa (kim la)
 504 Vầm diêp mia’ (KB) (KB) Ăn không tiêu
 505 Vầm keng Gomphostemma sp. Lami. Nhiễm trùng
 506 Vàng tằng pẹ (KB) (KB) Đau người, phong tê thấp
 507 Xờ lau qua Trichosanthes sp. Cucu. Viêm nhiễm, ngứa (kim la)
 TT TÊN TIẾNG DAO TÊN THƯỜNG DÙNG TÊN KHOA HỌC HỌ CHỮA BỆNH/CHỨNG
CÂY THUỐC NGƯỜI DAO BA VÌ 110
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Diễn đàn Doanh nghiệp ( 
duoc-lieu-tu-lam-san-ngoai-go-phai- nhap-khau.htm)
2 Người Dao, Bách khoa toàn thư mở Wikipedia (
org/wiki/Ng%C6%B0%E1%BB%9Di_Dao)
3 Tổng cục Thống kê - Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009
4 Báo cáo tình hình kinh tế xã hội xã Ba Vì năm 2009
5 Phạm Ngọc Dương – Bí ẩn kho báu và cuộc thiên di của tổ tiên 
người Dao, Báo điện tử VTC News, 20/9/2011 (
302171/phong-su-kham-pha/bi-an-kho-bau-va-cuoc-thien-di-
cua- to-tien-nguoi-dao.htm)
6 Thuốc Đông dược (
php?option=com_content&view=article&id=128:ba-
gac&catid=278:cay-thuoc-vi-thuoc)
7 Các bài thuốc từ cây Ba Kích - Tạp chí cây thuốc quý (
caythuocquy.info.vn/old/modules.php?name=News&opcase=det
ailsnews&mid=683&mcid=245&pid=&menuid=)
8 
thuoc/129-ba-kich.html
9 Cổng thông tin điện tử Học Viện Quân y (
caythuoc/Default.aspx?Mact=206)
10 GS.TS. Đỗ Tất Lợi, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – NXB Y học, 2004
11 Thuốc Đông dược (
thuoc/278-cay-thuoc-vi-thuoc/522-binh-voi-.html)
12 Tạp chí cây thuốc quý, Hội Dược liệu Việt Nam (
caythuocquy.info.vn/modules.php?name=News&opcase=detailsn
ews&mid=1485&mcid=245&pid=&menuid=)
13 Bảo Trân, Cây rau, thuốc quý Bồ công anh, Trang tin nhanh Việt 
Nam ra thế giới, 27/11/2007 (
thuoc-quy-bo-cong-anh/45263065/248/)
14 GS.TS. Đỗ Tất Lợi, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – NXB Y 
học, 2004
15 GS.TS. Đỗ Tất Lợi, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – NXB Y 
học, 2004
16 Diễn đàn Đông trùng hạ thảo Tây Tạng, 22/3/2011 (http://
tangthaoduong.vn/diendan/viewtopic.php?id=190)
17 Rễ Bưởi bung chữa phong thấp, Sức khỏe và Đời sống, 18/6/2007 
(
phong-thap.htm)
18 Rễ cỏ xước lợi tiểu tiêu viêm, Tin sức khỏe, 15/6/2011 (http://
www.tinsuckhoe.com/y-hoc-dan-toc/cay-thuoc-vi-thuoc/re-co-
xuoc-loi-tieu-tieu-viem.nd5-dt.66059.006051.html)
19 BS. Hoàng Xuân Đại, Cỏ xước lưu thông huyết, Sức khỏe 
và Đời sống, 12/2/2011 (
20110211103126128p0c60/co-xuoc-luu-thong-huyet.htm)
20 Cốt khí củ, Thuốc Đông dược (
thuoc-vi-thuoc/278-cay-thuoc-vi-thuoc/751-cot-khi-cu-.html)
21 Dây cốt khí, Y học cổ truyền, Viện Thông tin – Thư viện Y học 
Trung ương (
plx?url=/thuocdongy/D/DayCotKhi.htm&key=&char=D)
22 Cốt khí trị bệnh viêm khớp (
php/cot-khi-tri-benh-viem-kho/)
23 Củ dòm - Vị thuốc an thần gây ngủ, Sức khỏe và Đời sống, 
7/3/2007 (
an-than-gay-ngu.htm)
24 Phấn phòng kỷ, Thầy thuốc của bạn (
thaythuoccuaban.com/vithuoc/phanphongky.htm)
25 Lương y Huỳnh Văn Thái, Khoan cân đằng, Phước sinh đường, 
19/4/2011 (
khoan-can-d%E1%BA%B1ng/)
26 BS. Trang Xuân Chi, Dây đau xương, Tạp chí Cây thuốc quý (http://
www.caythuocquy.info.vn/old/modules.php?name=News&opcas
e=detailsnews&mid=416&mcid=245&pid=&menuid)
27 Dây đau xương, Thuốc Đông dược (
thuoc-vi-thuoc/278-cay-thuoc-vi-thuoc/796-day-dau-xuong-.html)
28 Đậu chiều, Danh mục cây thuốc Việt Nam (
chothuoc24h.com/cay-thuoc/other/1921/dau-chieu.htm)
29 Cây đậu chiều chữa đau răng, Sức khỏe số, 5/2/2010 (http://
suckhoeso.com/detail/cay-dau-chieu-chua-dau-rang.html)
30 BS. Vũ Nguyên Khiết, Đinh lăng - Cây thuốc tăng lực, Sức 
khỏe và Đời sống, 24/3/2009 (
20090324094716751p0c60/dinh-langcay
31 Lương y Võ Hà, Đinh lăng – Cây cảnh và vị thuốc, website Y khoa 
Việt Nam (
htm)
32 Hoàng Duy Tâm, Mâm xôi- Thuốc quý cho quý ông, Sức khỏe 
và Đời sống online, 27/3/2011 (
20110327043447128p0c60/mam-xoithuoc-quy-cho-quy-ong.htm)
33 Hải Linh, Cây mâm xôi cần cho quý ông, quý bà, Tạp chí Cây thuốc 
quý (
ews&opcase=detailsnews&mid=1691&mcid=245&pid=&menuid)
CÂY THUỐC NGƯỜI DAO BA VÌ111
34 Hoa tiên lớn, Sinh vật rừng Việt Nam (
net/chitiet.php?page=1&loai=2&ID=3027)
35 Hoa tiên to, Danh mục cây thuốc Việt Nam (
chothuoc24h.com/cay-thuoc/9999/2129)
36 GS.TS. Phạm Xuân Sinh, Cây Hoàn ngọc trị bệnh đường ruột, 
Sức khỏe và Đời sống, 21/8/2010 (
20100821102817687p0c60/cay-hoan-ngoc-tri-benh-duong-ruot.htm)
37 GS. Phạm Khuê, Cây thuốc kì diệu – Cây Hoàn ngọc hay Nhật 
nguyệt, (
php?t=534)
38 Hoàng đằng, Thuốc Đông dược (
thuoc-vi-thuoc/278-cay-thuoc-vi-thuoc/923-hoang-dang.html).
39/41 Hương nhu trắng, Thuốc Đông dược (
thuoc-vi-thuoc/278-cay-thuoc-vi-thuoc/1025-huong-nhu-trang.html)
40/42 Hương nhu tía, Thuốc Đông dược (
thuoc-vi-thuoc/278-cay-thuoc-vi-thuoc/1024-huong-nhu-tia.html)
43 Kê Huyết Đằng, Thuốc Đông Dược (
thuoc-vi-thuoc/278-cay-thuoc-vi-thuoc/1015-ke-huyet-dang.html)
44 GS.TS. Đỗ Tất Lợi, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB Y 
học, 2004
45/46 Huyết dụ, Thuốc Đông dược (
thuoc-vi-thuoc/278-cay-thuoc-vi-thuoc/1013-huyet-du.html)
47 Cây khôi, Thuốc Đông dược (
vi-thuoc/278-cay-thuoc-vi-thuoc/654-cay-khoi.html)
48 Khôi, Đông y Việt Bắc (
49 Kim ngân hoa, Thầy thuốc của bạn (
com/vithuoc/kimnganhoa.htm)
50 DS. Trần Xuân Thuyết, Mạch môn đông, Tạp chí Cây thuốc quý 
(
&opcase=detailsnews&mid=1129&mcid=245&pid=&menuid
51 Mạch môn - Vị thuốc dưỡng âm, Sức khỏe và Đời sống, 2/3/2007 
(
am.htm)
52 Hoàng Bá Nam, Cây Núc Nác, Thuốc Đông dược ( http://
thuocdongduoc.vn/cay-thuoc-vi-thuoc/278-cay-thuoc-vi-
thuoc/914-hoang-ba-nam.html)
53 Lương y Huyên Thảo, Hạt và vỏ cây núc nác thuốc thanh nhiệt, 
tiêu viêm, chống dị ứng (
show.php?get=1&id=ungbuou/11_106)
54 Các loại Râu hùm thuộc chi Tacca ở nước ta, Thuốc Đông dược 
(
cac-loai-rau-hum-thuoc-chi-tacca-o-nuoc-ta.html)
55 Cây Rẻ quạt và vị thuốc Xạ Can, Cây Thuốc quý (
caythuocquy.info.vn/old/modules.php?name=News&opcase=d
etailsnews&mid=1000&mcid=247&pid=&menuid=450)
56 Cây Rẻ quạt chữa viêm họng (
re-quat-chua-viem-hong/55093968/526/)
57 BS. Nguyễn Huyền, Rẻ quạt chữa các bệnh đường hô hấp, 
Sức khỏe và Đời sống, 5/12/2010 (
vn/20101203095057529p0c60/re-quat-chua-cac-benh-duong-
ho-hap.htm)
58 ThS. Hoàng Khánh Toàn, Trị quai bị bằng những bài thuốc đơn 
giản, Sức khỏe và Đời sống, 24/5/2008 (
vn/2008524101058599p0c60/tri-quai-bi-bang-nhung-bai-
thuoc-don-gian.htm)
59 Cốt toái bổ, Thuốc Đông dược (
thuoc-vi-thuoc/278-cay-thuoc-vi-thuoc/752-cot-toai-bo-.html)
60 Cốt toái bổ (
action=Detail&LoaiID=40&LangID=vn&ID=439&thunamChua_
dau_nhuc_xuong_khop_bang_cot_toai_bo)
61 Thạch xương bồ, Diễn đàn Trung cấp Dược Hà Nội (http://
duochanoi.edu.vn/f/showthread.php?t=403&pagenumber=)
62 Thạch xương bồ (
thach-xuong-bo.aspx)
63 DS. Bảo Hoa, Thạch xương bồ chữa hen suyễn, Cổng 
thông tin sức khỏe cộng đồng (
php?ID=11341&keyword=Da)
64 Thầu dầu tía, cây thuốc của mọi nhà (
php?name=News&op=viewst&sid=160)
65 BS. Hoàng Xuân Đại, Thuốc từ Thầu dầu tía, Sức khỏe 
và Đời sống, 13/8/2009 (
20090812084350405p0c60/thuoc-tu-thau-dau-tia.htm)
66 GS.TS. Đỗ Tất Lợi, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB Y 
học, 2004
67 Vông nem (
vongnem.htm)
68 Cây Vú bò, Thuốc Đông dược (
php?option=com_content&view=article&id=711:cay-vu-
bo&catid=278:cay-thuoc-vi-thuoc)
69 TS. Đức Quang, Vị thuốc từ cây Vú bò, Sức khỏe và Đời sống, 
6/9/2010 (
vi-thuoc-tu-cay-vu-bo.htm)
70 Xạ đen, Thuốc Đông dược (
vi-thuoc/278-cay-thuoc-vi-thuoc/1022-xa-den.html)
CÂY THUỐC NGƯỜI DAO BA VÌ 112
Quỹ Châu Á là một tổ chức phi lợi nhuận, 
phi chính phủ, cam kết hỗ trợ cho sự phát 
triển một khu vực Châu Á-Thái Bình Dương 
mở, hoà bình, thịnh vượng, và công bằng. 
Quỹ hỗ trợ các chương trình ở Châu Á trong 
các lĩnh vực cải cách quản lý nhà nước và 
pháp luật; cải cách và phát triển kinh tế; 
nâng cao năng lực của phụ nữ; và quan hệ 
quốc tế. Với gần 60 năm kinh nghiệm, Quỹ 
cộng tác với các đối tác từ khu vực công 
đến khu vực tư nhân nhằm hỗ trợ phát 
triển khả năng lãnh đạo và thể chế, trao 
đổi và nghiên cứu chính sách. 
Được thành lập từ năm 2005, Trung tâm 
Môi trường và Phát triển cộng đồng là một 
tổ chức phi chính phủ trực thuộc Hội Bảo 
vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam. 
Trung tâm hoạt động trong các lĩnh vực 
sau: thông tin, đào tạo nghiên cứu khoa 
học và cung cấp các giải pháp công nghệ 
về bảo vệ môi trường; Tư vấn bảo vệ môi 
trường và phát triển cộng đồng; xây dựng, 
điều phối và triển khai thực hiện các dự án 
trong nước và hợp tác quốc tế về bảo vệ tài 
nguyên và môi trường; và xây dựng các mô 
hình thí điểm bảo vệ môi trường và phát 
triển nông thôn bền vững.

File đính kèm:

  • pdfcay_thuoc_nguoi_dao_ba_vi.pdf