Chuẩn mực số 250 xem xét tính tuân thủ pháp luật và các quy định trong kiểm toán Báo cáo tài chính

Mục đích của chuẩn mực này là quy định các nguyên tắc, thủ tục cơ bản và hƣớng

dẫn thể thức áp dụng các nguyên tắc, thủ tục cơ bản liên quan đến kiểm toán viên và công ty

kiểm toán khi xem xét tính tuân thủ pháp luật và các quy định của đơn vị đƣợc kiểm toán

trong quá trình kiểm toán báo cáo tài chính.

02. Khi lập kế hoạch và thực hiện các thủ tục kiểm toán, khi đánh giá kết quả và lập

báo cáo kiểm toán, kiểm toán viên và công ty kiểm toán phải chú ý đến vấn đề đơn vị đƣợc

kiểm toán không tuân thủ pháp luật và các quy định có liên quan có thể ảnh hƣởng trọng yếu

đến báo cáo tài chính. Mặc dù trong một cuộc kiểm toán báo cáo tài chính không thể phát

hiện hết mọi hành vi không tuân thủ pháp luật và các quy định có liên quan.

03. Việc đánh giá và xác định hành vi không tuân thủ pháp luật và các quy định nói

chung không phải là trách nhiệm nghề nghiệp của kiểm toán viên và công ty kiểm toán.

Trƣờng hợp phải xác định hành vi không tuân thủ pháp luật và các quy định làm ảnh hƣởng

trọng yếu đến báo cáo tài chính thì kiểm toán viên và công ty kiểm toán phải tham khảo ý

kiến của chuyên gia pháp luật hoặc cơ quan chức năng có liên quan.

04. Quy định và hƣớng dẫn về trách nhiệm của kiểm toán viên và công ty kiểm toán

trong việc xem xét “gian lận và sai sót” trong một cuộc kiểm toán báo cáo tài chính đƣợc quy

định trong một chuẩn mực riêng khác mà không quy định trong chuẩn mực này

pdf 6 trang dienloan 8300
Bạn đang xem tài liệu "Chuẩn mực số 250 xem xét tính tuân thủ pháp luật và các quy định trong kiểm toán Báo cáo tài chính", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Chuẩn mực số 250 xem xét tính tuân thủ pháp luật và các quy định trong kiểm toán Báo cáo tài chính

Chuẩn mực số 250 xem xét tính tuân thủ pháp luật và các quy định trong kiểm toán Báo cáo tài chính
 42 
CHUẨN MỰC SỐ 250 
XEM XÉT TÍNH TUÂN THỦ PHÁP LUẬT VÀ CÁC 
QUY ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 
(Ban hành theo Quyết định số 219/2000/QĐ-BTC 
ngày 29 tháng 12 năm 2000 của Bộ trƣởng Bộ Tài chính) 
QUI ĐỊNH CHUNG 
01. Mục đích của chuẩn mực này là quy định các nguyên tắc, thủ tục cơ bản và hƣớng 
dẫn thể thức áp dụng các nguyên tắc, thủ tục cơ bản liên quan đến kiểm toán viên và công ty 
kiểm toán khi xem xét tính tuân thủ pháp luật và các quy định của đơn vị đƣợc kiểm toán 
trong quá trình kiểm toán báo cáo tài chính. 
02. Khi lập kế hoạch và thực hiện các thủ tục kiểm toán, khi đánh giá kết quả và lập 
báo cáo kiểm toán, kiểm toán viên và công ty kiểm toán phải chú ý đến vấn đề đơn vị đƣợc 
kiểm toán không tuân thủ pháp luật và các quy định có liên quan có thể ảnh hƣởng trọng yếu 
đến báo cáo tài chính. Mặc dù trong một cuộc kiểm toán báo cáo tài chính không thể phát 
hiện hết mọi hành vi không tuân thủ pháp luật và các quy định có liên quan. 
03. Việc đánh giá và xác định hành vi không tuân thủ pháp luật và các quy định nói 
chung không phải là trách nhiệm nghề nghiệp của kiểm toán viên và công ty kiểm toán. 
Trƣờng hợp phải xác định hành vi không tuân thủ pháp luật và các quy định làm ảnh hƣởng 
trọng yếu đến báo cáo tài chính thì kiểm toán viên và công ty kiểm toán phải tham khảo ý 
kiến của chuyên gia pháp luật hoặc cơ quan chức năng có liên quan. 
04. Quy định và hƣớng dẫn về trách nhiệm của kiểm toán viên và công ty kiểm toán 
trong việc xem xét “gian lận và sai sót” trong một cuộc kiểm toán báo cáo tài chính đƣợc quy 
định trong một chuẩn mực riêng khác mà không quy định trong chuẩn mực này. 
05. Chuẩn mực này áp dụng cho cuộc kiểm toán báo cáo tài chính và cũng đƣợc vận 
dụng cho kiểm toán thông tin tài chính khác và các dịch vụ liên quan của công ty kiểm toán. 
Chuẩn mực này không áp dụng cho cuộc kiểm toán tuân thủ do công ty kiểm toán thực hiện 
đƣợc lập thành hợp đồng riêng. 
Kiểm toán viên và công ty kiểm toán phải tuân thủ các quy định của chuẩn mực này khi 
xem xét tính tuân thủ pháp luật và các quy định trong quá trình kiểm toán báo cáo tài chính. 
Đơn vị đƣợc kiểm toán và các bên sử dụng kết quả kiểm toán phải có những hiểu biết 
cần thiết về các nguyên tắc và thủ tục quy định trong chuẩn mực này để thực hiện trách 
nhiệm của mình và để phối hợp công việc với kiểm toán viên và công ty kiểm toán giải quyết 
các mối quan hệ trong quá trình kiểm toán. 
Các thuật ngữ trong chuẩn mực này đƣợc hiểu nhƣ sau: 
06. Pháp luật và các quy định: Là những văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan có 
thẩm quyền ban hành (Quốc hội, Uỷ ban Thƣờng vụ Quốc hội, Chủ tịch nƣớc, Chính phủ, 
Thủ tƣớng Chính phủ, các Bộ và cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; văn bản liên 
tịch của các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền, Hội đồng Nhân dân và Uỷ ban Nhân dân các 
cấp và các cơ quan khác theo quy định của pháp luật); các văn bản do cấp trên, hội nghề 
nghiệp, Hội đồng quản trị và Giám đốc quy định không trái với pháp luật, liên quan đến hoạt 
động sản xuất, kinh doanh và quản lý kinh tế, tài chính, kế toán thuộc lĩnh vực của đơn vị. 
07. Không tuân thủ: Là chỉ những hành vi thực hiện sai, bỏ sót, thực hiện không đầy đủ, 
không kịp thời hoặc không thực hiện pháp luật và các quy định dù là vô tình hay cố ý của đơn 
vị. Những hành vi này bao gồm hành vi của tập thể, cá nhân dƣới danh nghĩa đơn vị hoặc của 
 43 
những ngƣời đại diện cho đơn vị gây ra. Chuẩn mực này không đề cập đến hành vi không 
tuân thủ do tập thể hoặc cá nhân của đơn vị gây ra nhƣng không liên quan đến báo cáo tài 
chính của đơn vị. 
NỘI DUNG CHUẨN M ỰC 
Trách nhiệm của đơn vị đƣợc kiểm toán trong việc tuân thủ pháp luật và các quy 
định 
08. Giám đốc (hoặc ngƣời đứng đầu) đơn vị đƣợc kiểm toán có trách nhiệm đảm bảo 
cho đơn vị tuân thủ đúng pháp luật và các quy định hiện hành; ngăn ngừa, phát hiện và xử lý 
những hành vi không tuân thủ pháp luật và các quy định trong đơn vị. 
09. Đơn vị đƣợc kiểm toán phải áp dụng các biện pháp và thủ tục nhằm ngăn ngừa, phát 
hiện những hành vi không tuân thủ pháp luật và các quy định, gồm: 
- Nắm bắt kịp thời yêu cầu của pháp luật và các quy định liên quan đến hoạt động của 
đơn vị, và có các biện pháp để thực hiện những yêu cầu đó; 
- Thiết lập và vận hành một hệ thống kiểm soát nội bộ thích hợp và hiệu quả; 
- Xây dựng và thực hiện các quy tắc trong hoạt động kinh doanh của đơn vị, có biện 
pháp theo dõi, khen thƣởng, kỷ luật kịp thời; 
- Sử dụng dịch vụ tƣ vấn pháp luật, kể cả dịch vụ tƣ vấn tài chính, kế toán để thực hiện 
đúng các yêu cầu của pháp luật và các quy định; 
- Tổ chức bộ phận kiểm toán nội bộ phù hợp với quy mô và yêu cầu của đơn vị; 
- Lƣu trữ đầy đủ các văn bản pháp luật và các quy định liên quan mà đơn vị phải tuân 
thủ và những tài liệu có liên quan đến các vụ tranh chấp, kiện tụng. 
Xem xét của kiểm toán viên về tính tuân thủ pháp luật và các quy định 
10. Trách nhiệm của đơn vị đƣợc kiểm toán là phải tuân thủ pháp luật và các qui định. 
Thông qua việc kiểm toán báo cáo tài chính hàng năm, kiểm toán viên và công ty kiểm toán 
sẽ giúp cho đơn vị đƣợc kiểm toán ngăn ngừa, phát hiện một phần các hành vi không tuân thủ 
pháp luật và các qui định. 
11. Công việc kiểm toán luôn phải chịu rủi ro kiểm toán là rất khó phát hiện hết mọi sai 
sót làm ảnh hƣởng trọng yếu đến báo cáo tài chính, kể cả khi cuộc kiểm toán đã đƣợc lập kế 
hoạch và tiến hành thận trọng, đúng theo chuẩn mực kiểm toán. Nguyên nhân rủi ro kiểm 
toán gồm: 
- Hệ thống kiểm soát nội bộ và hệ thống kế toán của đơn vị không đáp ứng đƣợc đầy đủ 
yêu cầu của các văn bản pháp luật và các quy định có liên quan đến hoạt động và báo cáo tài 
chính của đơn vị; 
- Hệ thống kiểm soát nội bộ và hệ thống kế toán có những hạn chế tiềm tàng trong việc 
ngăn ngừa và phát hiện sai phạm, nhất là những sai phạm do hành vi không tuân thủ pháp 
luật và các quy định; 
- Kiểm toán viên sử dụng phƣơng pháp chọn mẫu; 
- Bằng chứng kiểm toán thƣờng có tính xét đoán và thuyết phục nhiều hơn là tính 
khẳng định chắc chắn; 
 44 
- Đơn vị có thể cố tình che dấu những vi phạm của mình (Ví dụ: Thông đồng, che dấu, 
giả mạo chứng từ, cố tình hạch toán sai...) hoặc cố tình cung cấp sai thông tin cho kiểm toán 
viên. 
12. Khi lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán, kiểm toán viên và công ty kiểm toán phải 
có thái độ thận trọng nghề nghiệp (theo quy định tại Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 200), 
phải chú ý đến hành vi không tuân thủ pháp luật và các quy định dẫn đến sai sót ảnh hƣởng 
trọng yếu đến báo cáo tài chính. Khi phát hiện thấy một hành vi cố ý không tuân thủ pháp 
luật và các quy định, kiểm toán viên phải tính đến khả năng đơn vị còn có những vi phạm 
khác nữa. Ngƣợc lại, nếu hành vi là vô tình, kiểm toán viên không nhất thiết phải áp dụng yêu 
cầu trên. 
13. Trƣờng hợp luật pháp qui định hoặc một hợp đồng kiểm toán có yêu cầu phải báo 
cáo về việc tuân thủ những điều khoản nhất định của các quy định pháp luật, kiểm toán viên 
và công ty kiểm toán phải lập kế hoạch để kiểm tra việc tuân thủ của đơn vị đƣợc kiểm toán 
về những điều khoản này. 
14. Để lập kế hoạch kiểm toán, kiểm toán viên phải có sự hiểu biết tổng thể về pháp 
luật và các quy định liên quan đến hoạt động và ngành nghề kinh doanh của đơn vị đƣợc 
kiểm toán; phải nắm đƣợc cách thức, biện pháp thực hiện pháp luật và các quy định của đơn 
vị. Kiểm toán viên phải chú ý đến các quy định mà nếu vi phạm những quy định này sẽ gây 
ảnh hƣởng trọng yếu đến báo cáo tài chính, hoặc ảnh hƣởng đến khả năng hoạt động liên tục 
của đơn vị đƣợc kiểm toán. 
15. Để hiểu biết tổng thể về pháp luật và các quy định có liên quan đến đơn vị đƣợc 
kiểm toán, kiểm toán viên áp dụng những biện pháp sau đây: 
- Sử dụng các kiến thức hiện có liên quan đến hoạt động và ngành nghề kinh doanh của 
đơn vị; 
- Yêu cầu đơn vị cung cấp và giải trình về những qui định và thủ tục nội bộ của đơn vị 
liên quan đến việc tuân thủ pháp luật và các quy định; 
- Trao đổi với lãnh đạo đơn vị về pháp luật và các quy định có ảnh hƣởng trọng yếu đến 
báo cáo tài chính của đơn vị; 
- Xem xét các qui định và thủ tục giải quyết cụ thể của đơn vị khi xảy ra tranh chấp 
hoặc xử phạt; 
- Thảo luận với những cơ quan chức năng liên quan, chuyên gia tƣ vấn pháp luật và cá 
nhân khác để hiểu biết thêm về pháp luật và các quy định liên quan đến hoạt động của đơn vị. 
16. Dựa trên những hiểu biết tổng thể về pháp luật và các quy định liên quan đến hoạt 
động của đơn vị đƣợc kiểm toán, kiểm toán viên và công ty kiểm toán phải tiến hành các thủ 
tục cần thiết để xác định hành vi không tuân thủ pháp luật và các quy định liên quan đến quá 
trình lập báo cáo tài chính, đặc biệt phải chú ý đến các thủ tục sau: 
- Trao đổi với Giám đốc (hoặc ngƣời đứng đầu) đơn vị đƣợc kiểm toán về việc tuân thủ 
pháp luật và các quy định; 
- Trao đổi với các cơ quan chức năng có liên quan. 
17. Kiểm toán viên phải thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp về việc không 
tuân thủ pháp luật và các quy định của đơn vị làm ảnh hƣởng trọng yếu đến báo cáo tài chính. 
Kiểm toán viên phải có những hiểu biết đầy đủ về pháp luật và các quy định nhằm mục đích 
xem xét tính tuân thủ pháp luật và các qui định khi kiểm toán cơ sở dẫn liệu liên quan đến các 
thông tin trên báo cáo tài chính. 
 45 
18. Khi những văn bản pháp luật và các quy định liên quan đến hoạt động của đơn vị và 
ngành kinh doanh có thay đổi trong từng giai đoạn, kiểm toán viên và công ty kiểm toán phải 
xem xét tính tuân thủ những quy định này trong quan hệ phù hợp về mặt thời gian với việc 
lập báo cáo tài chính. 
19. Ngoài những nguyên tắc và thủ tục đã nêu trong các đoạn 16, 17 và 18, kiểm toán 
viên và công ty kiểm toán không cần thực hiện những thủ tục kiểm tra khác đối với việc tuân 
thủ pháp luật và các quy định của đơn vị, nếu những thủ tục đó nằm ngoài phạm vi kiểm toán 
báo cáo tài chính. 
20. Việc thực hiện các thủ tục kiểm toán báo cáo tài chính sẽ giúp cho kiểm toán viên 
và công ty kiểm toán phát hiện ra những hành vi không tuân thủ pháp luật và các quy định. 
21. Kiểm toán viên phải thu thập đƣợc bản giải trình của Giám đốc và các tài liệu của 
đơn vị liên quan đến hành vi không tuân thủ pháp luật và các quy định thực tế đã xảy ra hoặc 
có thể xảy ra làm ảnh hƣởng đến tính trung thực và hợp lý của báo cáo tài chính. 
22. Sau khi tiến hành các thủ tục xem xét đúng theo yêu cầu của chuẩn mực này, nếu 
không thu đƣợc các bằng chứng về hành vi không tuân thủ pháp luật và các quy định thì kiểm 
toán viên có quyền xem nhƣ đơn vị đã tuân thủ pháp luật và các quy định. 
Các thủ tục phải thực hiện khi phát hiện hành vi không tuân thủ pháp luật và các 
quy định 
23. Kiểm toán viên phải luôn chú ý tới các dấu hiệu dẫn đến hành vi không tuân thủ 
pháp luật và các quy định của đơn vị. Một số dấu hiệu chủ yếu này đƣợc nêu tại Phụ lục số 
01. 
24. Khi phát hiện ra những thông tin liên quan đến hành vi không tuân thủ pháp luật và 
các quy định, kiểm toán viên và công ty kiểm toán phải tìm hiểu rõ tính chất của hành vi, 
hoàn cảnh phát sinh hành vi và những thông tin liên quan để đánh giá ảnh hƣởng có thể có 
đến báo cáo tài chính. 
25. Khi xét thấy các hành vi không tuân thủ pháp luật và các quy định có ảnh hƣởng 
đến báo cáo tài chính, kiểm toán viên phải xem xét đến: 
- Khả năng xảy ra hậu quả về tài chính, thậm chí dẫn đến rủi ro buộc đơn vị đƣợc kiểm 
toán phải ngừng hoạt động; 
- Sự cần thiết phải giải trình hậu quả về tài chính trong phần Thuyết minh báo cáo tài 
chính; 
- Mức độ ảnh hƣởng đến tính trung thực và hợp lý của báo cáo tài chính. 
26. Khi có nghi ngờ hoặc khi đã phát hiện có hành vi không tuân thủ pháp luật và các 
quy định, kiểm toán viên phải ghi lại và lƣu hồ sơ kiểm toán những phát hiện đó và thảo luận 
với Giám đốc (hoặc ngƣời đứng đầu) của đơn vị đƣợc kiểm toán. Hồ sơ lƣu bao gồm bản 
trích sao chứng từ, sổ kế toán, biên bản họp và các tài liệu khác có liên quan. 
27. Trƣờng hợp Giám đốc (hoặc ngƣời đứng đầu) đơn vị không cung cấp đầy đủ thông 
tin chứng minh rằng đơn vị tuân thủ đúng pháp luật và các quy định thì kiểm toán viên và 
công ty kiểm toán cần thảo luận, trao đổi với các chuyên gia tƣ vấn pháp luật hoặc cơ quan 
chức năng có liên quan về các hành vi bị nghi ngờ là không tuân thủ ảnh hƣởng đến báo cáo 
tài chính. Việc trao đổi này giúp cho kiểm toán viên và công ty kiểm toán hiểu rõ thêm về 
những hậu quả xảy ra và những biện pháp phải tiếp tục thực hiện. 
28. Trƣờng hợp không thể thu thập đƣợc đầy đủ thông tin để xoá bỏ nghi ngờ về hành 
vi không tuân thủ pháp luật và các quy định, kiểm toán viên và công ty kiểm toán phải xem 
xét ảnh hƣởng của việc thiếu bằng chứng và phải trình bày điều đó trong báo cáo kiểm toán. 
 46 
29. Kiểm toán viên và công ty kiểm toán phải phân tích hậu quả của việc không tuân 
thủ pháp luật và các quy định liên quan đến công việc kiểm toán, nhất là đối với độ tin cậy 
vào các bản giải trình của Giám đốc. Kiểm toán viên phải đánh giá lại rủi ro và xem xét lại 
các bản giải trình của Giám đốc trong các trƣờng hợp: 
- Hệ thống kiểm soát nội bộ không phát hiện và không ngăn ngừa đƣợc hành vi không 
tuân thủ; 
- Hành vi không tuân thủ không đƣợc nêu trong bản giải trình, đặc biệt là những hành 
vi mà đơn vị cố tình che dấu. 
Thông báo những hành vi không tuân thủ pháp luật và các quy định 
Thông báo cho Giám đốc (hoặc ngƣời đứng đầu) đơn vị đƣợc kiểm toán 
30. Trong quá trình kiểm toán, kiểm toán viên phải thông báo cho Giám đốc (hoặc 
ngƣời đứng đầu) đơn vị về các hành vi không tuân thủ pháp luật và các quy định do kiểm 
toán viên phát hiện đƣợc. Kiểm toán viên đƣợc phép không phải thông báo những hành vi 
không tuân thủ nếu xác định là không gây hậu quả đáng kể, trừ trƣờng hợp kiểm toán viên và 
đơn vị có thoả thuận khác. 
31. Nếu kiểm toán viên và công ty kiểm toán xác định các hành vi không tuân thủ pháp 
luật và các quy định là cố ý và có ảnh hƣởng trọng yếu đến báo cáo tài chính thì phải thông 
báo ngay phát hiện của mình bằng văn bản cho Giám đốc (hoặc ngƣời đứng đầu) đơn vị. 
32. Nếu kiểm toán viên và công ty kiểm toán phát hiện Giám đốc (hoặc ngƣời đứng 
đầu) đơn vị có liên quan đến các hành vi không tuân thủ pháp luật và các quy định làm ảnh 
hƣởng trọng yếu đến báo cáo tài chính thì phải tham khảo ý kiến của chuyên gia pháp luật và 
báo cáo lên cấp cao hơn của đơn vị đƣợc kiểm toán. 
Thông báo cho ngƣời sử dụng báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính 
33. Nếu kiểm toán viên kết luận là những hành vi không tuân thủ pháp luật và các quy 
định làm ảnh hƣởng trọng yếu đến báo cáo tài chính nhƣng không đƣợc phản ảnh đúng trong 
báo cáo tài chính mặc dù kiểm toán viên đã đề nghị sửa đổi, điều chỉnh thì kiểm toán viên 
phải đƣa ra ý kiến chấp nhận từng phần, hoặc ý kiến không chấp nhận. 
34. Nếu đơn vị không tạo điều kiện cho kiểm toán viên thu thập đƣợc đầy đủ bằng 
chứng kiểm toán thích hợp để đánh giá các hành vi không tuân thủ pháp luật và các qui định 
có ảnh hƣởng trọng yếu đến báo cáo tài chính, thì kiểm toán viên phải đƣa ra ý kiến chấp 
nhận từng phần, hoặc ý kiến từ chối đƣa ra ý kiến vì bị hạn chế về phạm vi kiểm toán. 
35. Nếu không thể thu thập đƣợc đầy đủ bằng chứng về các hành vi không tuân thủ 
pháp luật và các quy định đã xảy ra thì kiểm toán viên phải xem xét ảnh hƣởng của nó đến 
báo cáo kiểm toán. 
Thông báo cho cơ quan chức năng có liên quan 
36. Kiểm toán viên và công ty kiểm toán có trách nhiệm bảo mật các thông tin, số liệu 
của khách hàng. Tuy nhiên, nếu đơn vị đƣợc kiểm toán có hành vi không tuân thủ pháp luật 
và các quy định thì tuỳ theo yêu cầu của pháp luật, kiểm toán viên và công ty kiểm toán phải 
thông báo hành vi đó cho cơ quan chức năng có liên quan. Trƣờng hợp này, kiểm toán viên 
đƣợc phép trao đổi trƣớc với chuyên gia tƣ vấn pháp luật. 
Kiểm toán viên và công ty kiểm toán rút khỏi hợp đồng kiểm toán 
37. Khi xét thấy đơn vị đƣợc kiểm toán không có biện pháp cần thiết để xử lý các hành 
vi, hoặc những biểu hiện không tuân thủ pháp luật và các quy định, kể cả những hành vi 
không ảnh hƣởng trọng yếu đến báo cáo tài chính, thì công ty kiểm toán đƣợc phép chấm dứt 
hợp đồng kiểm toán. Công ty kiểm toán phải cân nhắc kỹ lƣỡng và trao đổi với chuyên gia tƣ 
vấn pháp luật trƣớc khi đƣa ra quyết định này. 
 47 
38. Khi kiểm toán viên khác đƣợc thay thế yêu cầu cung cấp thông tin về khách hàng, 
kiểm toán viên hiện tại phải có trách nhiệm: 
- Nếu khách hàng cho phép thảo luận về công việc của họ thì kiểm toán viên hiện tại 
phải đƣa ra những thông tin về hành vi không tuân thủ pháp luật và các qui định, lý do chấm 
dứt hợp đồng và khuyến nghị với kiểm toán viên khác đƣợc thay thế nên từ chối hoặc chấp 
nhận hợp đồng; 
- Nếu khách hàng không cho phép thảo luận về công việc của họ thì kiểm toán viên và 
công ty kiểm toán hiện tại cũng phải thông báo về việc không cho phép này cho kiểm toán 
viên đƣợc thay thế. 
PHỤ LỤC SỐ 01 
CÁC DẤU HIỆU CHỦ YẾU DẪN ĐẾN HÀNH VI 
KHÔNG TUÂN THỦ PHÁP LUẬT VÀ CÁC QUY ĐỊNH 
- Đã có sự kiểm tra, thanh tra, điều tra của cơ quan chức năng có liên quan về việc vi 
phạm pháp luật và các qui định, nhƣ vay mƣợn, quan hệ thanh toán, tiền phạt...; 
- Có những khoản thanh toán không rõ ràng, hoặc cho các đối tƣợng là những ngƣời có 
chức, có quyền vay; 
- Các khoản chi phí trả cho các dịch vụ quá cao so với các doanh nghiệp khác cùng 
ngành hoặc so với giá trị bản thân dịch vụ nhận đƣợc; 
- Giá cả mua bán quá cao hoặc quá thấp so với mức giá của thị trƣờng; 
- Doanh nghiệp có những quan hệ không bình thƣờng với những công ty có nhiều đặc 
quyền, kinh doanh quá thuận lợi hoặc những công ty có vấn đề nghi vấn; 
- Thanh toán hàng hoá và dịch vụ cho một nƣớc khác với nƣớc sản xuất hoặc cung cấp 
hàng hoá, dịch vụ đó; 
- Không có chứng từ mua bán hợp lệ, thích hợp khi thanh toán; 
- Chấp hành không đúng, không đầy đủ chế độ kế toán phải thực hiện; 
- Những nghiệp vụ thu, chi không đƣợc phê duyệt hoặc những nghiệp vụ ghi chép sai 
quy định; 
- Đơn vị đã bị tố giác, hoặc đã có dƣ luận không tốt trên các phƣơng tiện thông tin đại 
chúng hoặc từ xã hội; 
- Kết quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp không ổn định, báo cáo kết quả hoạt 
động kinh doanh thƣờng xuyên biến động; 
- Chi phí quản lý, chi phí quảng cáo quá cao; 
- Bổ nhiệm kế toán trƣởng không đúng quy định; 
- Thực hiện chế độ kiểm kê không đúng quy định. 

File đính kèm:

  • pdfchuan_muc_so_250_xem_xet_tinh_tuan_thu_phap_luat_va_cac_quy.pdf