Công việc chọn nghề

CÔNG VIỆC

CHỌN NGHỀ

Cháu thấy lúng túng không biết nên theo đuổi nghề nào?

Nhà thơ người Nhật Takuboku Ishikawa, sáng tác vào những năm

chuyển giao của thế kỷ 20, đã làm đoạn thơ dưới đây, tôi đã ghi lại

trong nhật ký của mình khi còn trẻ:

Giá có một kỳ nghỉ

Để tận hưởng với niềm vui thú.

Một khi được toại nguyện

Tôi xin cam lòng chết.

Nhà thơ đang nói về sứ mệnh của ông, công việc mà vì nó ông đã

sinh ra. Tuy nhiên, rất ít người đủ may mắn để biết sứ mệnh của

mình ngay từ đầu. Tôi thường nghe các sinh viên nói những điều

như: “Bố mẹ muốn em trở thành một bác sĩ nhưng em không chắc đó

là công việc mình mong muốn làm” hay “Em muốn trở thành một nhà

báo nhưng em không nghĩ rằng mình có đủ năng lực” hoặc “Các lựa

chọn của em bị giới hạn bởi những môn mà em đã được học” hay

“Em thấy mình không bị công việc cụ thể nào hấp dẫn, nhưng em

muốn trở thành người nổi tiếng” hoặc “Ước mơ của em thay đổi mỗi

khi em gặp một con người mới”. Một số khác cũng đã nói với tôi

rằng: “Đôi khi em cảm thấy sợ hãi vì em không biết mình muốn làm

gì trong tương lai”

pdf 44 trang dienloan 8220
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Công việc chọn nghề", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Công việc chọn nghề

Công việc chọn nghề
5
CÔNG	VIỆC
CHỌN	NGHỀ
Cháu	thấy	lúng	túng	không	biết	nên	theo	đuổi	nghề	nào?
Nhà	thơ	người	Nhật	Takuboku	Ishikawa,	sáng	tác	vào	những	năm
chuyển	giao	của	thế	kỷ	20,	đã	làm	đoạn	thơ	dưới	đây,	tôi	đã	ghi	lại
trong	nhật	ký	của	mình	khi	còn	trẻ:
Giá	có	một	kỳ	nghỉ
Để	tận	hưởng	với	niềm	vui	thú.
Một	khi	được	toại	nguyện
Tôi	xin	cam	lòng	chết.
Nhà	thơ	đang	nói	về	sứ	mệnh	của	ông,	công	việc	mà	vì	nó	ông	đã
sinh	ra.	Tuy	nhiên,	rất	ít	người	đủ	may	mắn	để	biết	sứ	mệnh	của
mình	ngay	từ	đầu.	Tôi	thường	nghe	các	sinh	viên	nói	những	điều
như:	“Bố	mẹ	muốn	em	trở	thành	một	bác	sĩ	nhưng	em	không	chắc	đó
là	công	việc	mình	mong	muốn	làm”	hay	“Em	muốn	trở	thành	một	nhà
báo	nhưng	em	không	nghĩ	rằng	mình	có	đủ	năng	lực”	hoặc	“Các	lựa
chọn	của	em	bị	giới	hạn	bởi	những	môn	mà	em	đã	được	học”	hay
“Em	thấy	mình	không	bị	công	việc	cụ	thể	nào	hấp	dẫn,	nhưng	em
muốn	trở	thành	người	nổi	tiếng”	hoặc	“Ước	mơ	của	em	thay	đổi	mỗi
khi	em	gặp	một	con	người	mới”.	Một	số	khác	cũng	đã	nói	với	tôi
rằng:	“Đôi	khi	em	cảm	thấy	sợ	hãi	vì	em	không	biết	mình	muốn	làm
gì	trong	tương	lai”.
Vâng,	cuộc	đời	là	một	chặng	đường	dài.	Kết	quả	cuộc	đấu	tranh
hàng	ngày	của	bạn	để	tìm	kiếm	sứ	mệnh	của	mình	có	thể	không	được
phát	hiện	ra	tới	tận	lúc	bạn	40,	50	và	60	tuổi.	Do	vậy,	điều	quan	trọng
là	mỗi	cá	nhân	tìm	thấy	một	cái	gì	đó	–	bất	kể	nó	là	cái	gì	–	để	thách
thức	bản	thân	khi	bạn	còn	trẻ.	Tuổi	trẻ	chính	là	thời	gian	để	bạn	học
tập	và	rèn	luyện	bản	thân.
Ai	cũng	có	một	sứ	mệnh	–	hay	mục	đích	-	duy	nhất	mà	chỉ	bản
thân	họ	có	thể	thực	hiện.	Tuy	nhiên	điều	đó	không	có	nghĩa	là	bạn
nên	ngồi	một	chỗ	và	không	làm	gì	cả,	đợi	đến	khi	câu	trả	lời	đến	với
bạn	hay	chờ	ai	đó	đến	nói	với	bạn	đó	là	cái	gì.	Bằng	cách	thử	thách
bản	thân	mình,	cuối	cùng	bạn	sẽ	tự	mình	khám	phá	ra	sứ	mệnh	của
bản	thân.
Bạn	giống	như	một	ngọn	núi	chứa	một	viên	ngọc	quý.	Viên	ngọc
quý	ban	đầu	được	chôn	dưới	đất.	Nếu	chúng	không	được	đào	lên,
chúng	sẽ	mãi	mãi	bị	chôn	vùi.	Và	nếu	chúng	ta	không	mài	giũa	khi
chúng	được	đào	lên,	chúng	sẽ	cứ	ở	trạng	thái	thô	ráp.	Thật	đáng	tiếc
nếu	chúng	ta	kết	thúc	cuộc	đời	của	mình	mà	không	tìm	ra	viên	ngọc
bên	trong	mình.	Do	vậy,	khi	bố	mẹ	và	thầy	cô	giáo	khuyên	bạn	học	tập
chăm	chỉ,	điều	mà	họ	thực	sự	muốn	là,	đưa	bạn	đến	những	lĩnh	vực
hấp	dẫn	bạn,	bạn	có	thể	phát	hiện	ra	viên	ngọc	cuộc	đời	của	mình	và
thấy	hài	lòng	khi	làm	nó	tỏa	sáng.
Kiên	cường	là	đức	tính	cực	kỳ	quan	trọng.	Bạn	không	thể	làm	cho
viên	ngọc	bên	trong	mình	tỏa	sáng	nếu	không	nỗ	lực	hết	mình.
Bạn	có	quyền	quyết	định	công	việc	nào	mình	muốn	làm,	các	lựa
chọn	luôn	rộng	mở.	Tuy	nhiên,	như	chúng	ta	đã	biết,	nhiều	công	việc
đòi	hỏi	một	trình	độ	học	vấn	và	kinh	nghiệm	nhất	định.	Một	số	người
bắt	đầu	làm	việc	ngay	khi	tốt	nghiệp	trung	học,	do	tự	lựa	chọn	hoặc
do	hoàn	cảnh	gia	đình.	Có	người	đi	làm	sau	khi	tốt	nghiệp	đại	học,
trong	khi	những	người	khác	trở	thành	người	nội	trợ.	Một	số	người	có
mục	đích	trở	thành	viên	chức	nhà	nước,	có	những	người	cố	gắng	đạt
được	trình	độ	kỹ	thuật	cao	trong	một	lĩnh	vực	nào	đó.	Có	nhiều	lựa
chọn	cho	bạn,	bạn	có	thể	tự	do	lựa	chọn	cho	mình.
Nếu	bạn	không	quyết	định	được	công	việc	mà	bạn	muốn	làm,	tại
sao	không	bắt	đầu	bằng	công	việc	bạn	có	thể	tham	gia	một	cách	dễ
dàng,	một	công	việc	mà	bạn	thông	thạo?	Bằng	cách	đó,	bạn	có	thể
tăng	kinh	nghiệm	làm	việc	và	khám	phá	được	mình	tốt	nhất	ở	mặt
nào.	Trong	bất	cứ	trường	hợp	nào,	đừng	chán	nản.
Tìm	một	công	việc	chỉ	là	bước	đầu	trong	quá	trình	phát	hiện	ra
khả	năng	thực	sự	của	bạn,	nó	hoàn	toàn	không	phải	là	mục	đích	cuối
cùng.	Không	cần	phải	sốt	ruột.	Điều	quan	trọng	là	bạn	tìm	ra	con
đường	của	mình	để	leo	lên	ngọn	núi	cuộc	đời	một	cách	vững	vàng,
không	vội	vàng	hay	từ	bỏ.
Khi	bạn	quyết	định	được	điều	bạn	muốn	làm	trong	tương	lai,	hãy
quyết	tâm	hướng	lên	phía	trước.	Đừng	nản	chí.	Khi	bạn	cố	gắng	làm
điều	gì	đó	với	quyết	tâm	mãnh	liệt,	bạn	sẽ	không	cảm	thấy	hối	tiếc
ngay	cả	khi	bạn	thất	bại.	Và	nếu	bạn	thành	công,	bạn	có	thể	đạt	được
những	thứ	có	giá	trị	thực	sự.	Dù	bạn	thất	bại	hay	thành	công,	những
nỗ	lực	đó	sẽ	đưa	bạn	đến	con	đường	đi	tiếp	theo	của	mình.
TÌM	RA	SỨ	MỆNH	CỦA	MÌNH
Làm	cách	nào	cháu	có	thể	khám	phá	được	sứ	mệnh	của
mình	trong	cuộc	sống?
Trước	tiên,	tôi	muốn	nhắc	lại	với	bạn	rằng	bạn	sẽ	không	tìm	thấy
nó	nếu	bạn	đứng	yên	một	chỗ.	Điều	quan	trọng	là	bạn	thử	thách	bản
thân	trong	một	lĩnh	vực	nào	đó,	không	quan	trọng	nó	là	cái	gì.	Sau	đó,
bằng	cách	nỗ	lực	không	ngừng,	hướng	bạn	nên	đi	sẽ	mở	ra	với	bạn
một	cách	tự	nhiên.	Do	đó,	quan	trọng	là	phải	có	dũng	khí,	tự	hỏi	bản
thân	mình	điều	gì	nên	làm	bây	giờ,	ngay	tại	thời	điểm	này.
Nói	cách	khác,	điểm	then	chốt	là	phải	leo	lên	ngọn	núi	ở	ngay
trước	mặt	bạn.	Khi	trèo	lên	sườn	núi,	bạn	sẽ	phát	triển	cơ	bắp	của
mình,	tăng	sức	mạnh	và	khả	năng	chịu	đựng	của	bản	thân.	Phương
pháp	luyện	tập	như	vậy	sẽ	khiến	bạn	có	thể	thử	thách	ở	những	ngọn
núi	cao	hơn.	Điều	cần	thiết	là	bạn	duy	trì	được	những	nỗ	lực	đó.
Leo	lên	ngọn	núi	phía	trước	bạn.	Khi	bạn	lên	đến	đỉnh,	chân	trời
mới	rộng	mở	sẽ	trải	ra	trước	mắt	bạn.	Từng	chút,	từng	chút	bạn	sẽ
hiểu	sứ	mệnh	của	mình.
Những	người	biết	được	sứ	mệnh	duy	nhất	của	mình	là	những
người	mạnh	mẽ.	Gặp	bất	cứ	vấn	đề	nào,	họ	sẽ	không	bao	giờ	thất	bại.
Họ	có	thể	biến	tất	cả	những	vấn	đề	của	mình	thành	chất	xúc	tác	cho
sự	trưởng	thành	để	hướng	tới	một	tương	lai	tràn	đầy	hy	vọng.
Cuộc	sống	giống	như	khi	leo	lên	một	ngọn	núi,	rồi	đối	mặt	với
một	ngọn	núi	tiếp	theo,	theo	sau	là	một	ngọn	núi	khác	nữa.	Những
người	duy	trì	và	cuối	cùng	thành	công	khi	chinh	phục	ngọn	núi	cao
nhất	là	những	người	chiến	thắng	trong	cuộc	sống.	Mặt	khác,	những
người	lảng	tránh	những	thử	thách	và	lựa	chọn	con	đường	dễ	dàng,	đi
dần	xuống	những	thung	lũng,	sẽ	kết	thúc	bằng	sự	thất	bại.	Nói	một
cách	đơn	giản,	chúng	ta	có	hai	lựa	chọn	trong	cuộc	đời:	chúng	ta	có
thể	trèo	lên	ngọn	núi	phía	trước	hoặc	chúng	ta	đi	xuống	thung	lũng
phía	dưới.
TÀI	NĂNG
Cháu	thấy	mình	thật	tầm	thường,	ví	dụ	cháu	chẳng	có
khả	năng	hay	tài	năng	nào	đặc	biệt.
Điều	đó	không	hoàn	toàn	đúng.	Vấn	đề	sẽ	xuất	hiện	ở	những
người	hạn	chế	bản	thân	mình.	Bất	cứ	ai	cũng	có	một	chút	năng	khiếu.
Tài	năng	không	chỉ	có	nghĩa	là	trở	thành	một	nhạc	sĩ,	nhà	văn	hay	vận
động	viên	thể	thao	nổi	tiếng	-	có	nhiều	loại	tài	năng.	Ví	dụ,	bạn	có	thể
là	một	người	có	tài	nói	chuyện	và	kết	bạn	dễ	dàng	hay	biết	cách	làm
cho	người	khác	dễ	chịu.	Hoặc	bạn	có	thể	có	tài	trong	việc	nấu	nướng,
sở	trường	về	kể	chuyện	cười,	bán	hàng	hay	trong	lĩnh	vực	kinh	tế.
Bạn	có	thể	luôn	đúng	giờ,	kiên	nhẫn,	đáng	tin	cậy,	tốt	bụng	hay	lạc
quan.	Bạn	có	thể	yêu	thích	những	thử	thách	mới	hoặc	đấu	tranh
mạnh	mẽ	cho	hòa	bình	hoặc	mang	lại	niềm	vui	cho	người	khác.
Như	Nichiren	đã	nói,	mỗi	chúng	ta	là	một	bông	hoa	anh	đào	duy
nhất.	Mỗi	bông	hoa	có	một	vẻ	đẹp	khác	nhau,	do	đó,	mỗi	bông	hoa
đẹp	theo	cách	của	riêng	nó.
Chắc	chắn	mỗi	người	có	một	tài	năng	bẩm	sinh.	Câu	hỏi	đặt	ra	là:
Làm	thế	nào	để	bạn	phát	hiện	ra	tài	năng	đó?	Cách	duy	nhất	là	đưa
bản	thân	đến	giới	hạn	dù	có	bất	cứ	điều	gì	phía	trước	bạn.	Tiềm	năng
thực	sự	của	bạn	sẽ	bộc	lộ	khi	bạn	hoạt	động	trong	nhiều	lĩnh	vực,	bạn
tham	gia	học	tập,	tập	thể	thao,	các	hoạt	động	ngoại	khóa	hay	bất	cứ
hoạt	động	nào	mà	bạn	tham	gia.
Điều	quan	trọng	là	bạn	có	thói	quen	thử	thách	bản	thân	đến	giới
hạn.	Khi	đó,	các	kết	quả	mà	bạn	đạt	được	sẽ	không	quá	quan	trọng.	Ví
dụ,	bảng	điểm	thực	sự	bạn	nhận	được	ở	trường	trung	học	sẽ	không
quyết	định	phần	còn	lại	cuộc	đời	của	bạn.	Nhưng	thói	quen	đưa	bản
thân	đến	giới	hạn	theo	thời	gian	sẽ	tạo	ra	những	quả	ngọt.	Nó	sẽ	tạo
ra	sự	khác	biệt	giữa	bạn	với	những	người	chưa	nếm	trải	thất	bại.	Nó
sẽ	khiến	cho	tài	năng	độc	đáo	của	riêng	bạn	tỏa	sáng.
CÔNG	VIỆC	PHÙ	HỢP
Điều	mà	cháu	cần	phải	quan	tâm	khi	đi	tìm	một	công
việc	phù	hợp	là	gì?
Tsunesaburo	Makiguchi	–	Chủ	tịch	đầu	tiên	của	Soka	Gakkai	–
nói	rằng	có	ba	tiêu	chuẩn:	cái	đẹp,	lợi	ích	và	cái	thiện.	Trong	thế	giới
đang	vận	động,	tìm	một	công	việc	bạn	thích	tương	ứng	với	tiêu	chuẩn
về	cái	đẹp,	để	tìm	một	công	việc	với	tiền	lương	có	thể	chu	cấp	cho
cuộc	sống	hàng	ngày	của	bạn	tương	ứng	với	tiêu	chuẩn	về	lợi	ích,	và
tiêu	chuẩn	về	cái	thiện	nghĩa	là	tìm	một	công	việc	giúp	đỡ	những
người	khác	và	đóng	góp	cho	xã	hội.
Nhiều	người	không	thể	tìm	thấy	công	việc	hoàn	hảo	ngay	khi	bắt
đầu.	Một	số	có	thể	có	công	việc	họ	thích,	nhưng	nó	không	đủ	đáp	ứng
như	cầu	của	cuộc	sống,	hoặc	công	việc	của	họ	có	thể	được	trả	lương
cao,	nhưng	họ	không	hứng	thú.	Đôi	khi	đó	là	cách	mà	mọi	thứ	diễn
ra.	Đồng	thời,	một	số	người	phát	hiện	ra	rằng	họ	không	phù	hợp	với
công	việc	mà	họ	đã	từng	mơ	ước.
Thầy	Josei	Toda	nhấn	mạnh	tầm	quan	trọng	của	việc	trở	nên	thiết
yếu,	cho	dù	bạn	đang	ở	đâu	đi	nữa.	Thay	vì	than	vãn	rằng	công	việc
không	đạt	được	điều	mà	bạn	mong	muốn,	ông	nói,	hãy	trở	thành	một
cá	nhân	xuất	sắc	trong	công	việc	đó.	Điều	này	sẽ	mở	ra	một	con
đường	đưa	bạn	đến	bước	tiếp	theo	của	cuộc	đời,	trong	khi	đó	bạn
cũng	nên	tiếp	tục	làm	hết	sức.	Sự	nỗ	lực	liên	tục	này	đảm	bảo	sẽ	đưa
bạn	đến	một	công	việc	mà	bạn	thích,	nó	chu	cấp	cho	cuộc	sống	của
bạn	và	cho	phép	bạn	đóng	góp	cho	xã	hội.
Tiếp	đó,	khi	bạn	nhìn	lại	phía	sau,	bạn	sẽ	thấy	làm	thế	nào	mà	tất
cả	các	nỗ	lực	trước	đây	của	bạn	đã	trở	thành	vốn	quý	báu	trong	lĩnh
vực	lý	tưởng	của	bạn.	Bạn	sẽ	nhận	ra	rằng	không	một	nỗ	lực	và	thử
thách	nào	của	bạn	là	phí	phạm	cả.
THAY	ĐỔI	NGHỀ	NGHIỆP
Điều	gì	sẽ	xảy	nếu	ban	đầu	bạn	theo	đuổi	một	ước	mơ
nhưng	rồi	bạn	chuyển	hướng	muốn	đi	trên	một	con	đường
khác?
Điều	này	hoàn	toàn	có	thể	xảy	ra.	Không	mấy	người	làm	được
điều	mà	họ	đã	lên	kế	hoạch	hay	mơ	ước	từ	trước.
Trong	trường	hợp	của	tôi,	tôi	muốn	trở	thành	một	phóng	viên
báo	chí,	nhưng	sức	khỏe	kém	đã	không	cho	phép	tôi	theo	đuổi	công
việc	này.	Tuy	nhiên,	ngày	nay	tôi	đã	trở	thành	một	nhà	văn.
Đã	có	lúc,	tôi	làm	việc	cho	một	đơn	vị	xuất	bản	nhỏ.	Do	số	lượng
nhân	viên	ít,	tôi	phải	làm	việc	rất	vất	vả	-	nhưng	do	vậy,	tôi	tích	lũy
được	rất	nhiều	kinh	nghiệm	làm	việc.
Sau	chiến	tranh,	tôi	làm	việc	cho	một	công	ty	kinh	doanh	nhỏ,
nhưng	điều	tôi	học	được	từ	công	việc	đó	là	nó	đã	cho	tôi	cơ	hội	để
thực	sự	nhìn	lại	mình.	Mọi	thứ	tôi	học	ngày	đó	trở	nên	hữu	ích	cho
cuộc	sống	của	tôi	bây	giờ.	Điều	quan	trọng	là	phát	triển	bản	thân
trong	hoàn	cảnh	hiện	tại	của	bạn	và	làm	chủ	được	quá	trình	trưởng
thành	của	mình.
Khi	bạn	đã	quyết	định	làm	một	công	việc,	tôi	hy	vọng	bạn	sẽ
không	trở	thành	con	người	dễ	dàng	bỏ	cuộc	hay	lúc	nào	cũng	băn
khoăn	và	phiền	muộn.	Tuy	nhiên,	nếu	sau	khi	bạn	đã	nỗ	lực	hết	mình,
bạn	quyết	định	rằng	công	việc	đó	không	phù	hợp	với	bạn	và	bạn	từ	bỏ
nó,	điều	này	lại	hoàn	toàn	đúng.
Tìm	cho	mình	một	vai	trò	trong	xã	hội	là	một	thách	thức,	nó	là
một	cuộc	đấu	tranh	sinh	tồn.	Nhưng	dù	ở	bất	cứ	nơi	đâu,	bạn	cần
phải	luôn	cố	gắng	hết	khả	năng	của	mình.
Một	cái	cây	không	thể	phát	triển	khỏe	mạnh	và	cao	lớn	trong	một
hay	hai	ngày.	Tương	tự	như	vậy,	người	thành	công	không	trở	nên
thành	công	chỉ	trong	một	vài	năm.	Điều	này	đúng	với	tất	cả	mọi	thứ.
KHÔNG	LÀM	VIỆC
Nếu	được	lựa	chọn,	cháu	muốn	không	phải	làm	bất	cứ
việc	gì.
Một	số	người	xem	công	việc	giống	như	những	việc	vặt	hàng	ngày
mà	họ	phải	làm	lúc	rảnh	rỗi	để	kiếm	tiền	chu	cấp	cho	các	hoạt	động
của	họ.	Nhưng	trong	vở	kịch	The	Lower	Depths	của	Maxim	Gorky
một	nhân	vật	đã	nói:	“Khi	công	việc	là	niềm	vui	thích,	cuộc	sống	trở
nên	thú	vị!	Khi	công	việc	là	trách	nhiệm,	cuộc	sống	trở	nên	bí	bách”.
Thái	độ	của	bạn	với	công	việc	–	ngay	cả	việc	học	ở	trường	đại	học,	có
thể	chiếm	phần	lớn	thời	gian	hàng	ngày	của	bạn	–	sẽ	quyết	định	hoàn
toàn	chất	lượng	cuộc	sống	của	bạn.
Một	người	bạn	của	tôi	–	cố	giáo	sư	triết	học	David	Norton	–	đã
nói:
Nhiều	học	sinh	được	hỏi	cho	rằng	mục	đích	duy	nhất	của	làm
việc	là	kiếm	tiền,	rằng	hạnh	phúc	nghĩa	là	có	tiền	để	thỏa	mãn
những	mong	muốn	của	họ.	Nhưng	do	những	mong	muốn
không	có	giới	hạn,	họ	không	bao	giờ	có	thể	thực	sự	thỏa	mãn.
Hạnh	phúc	thực	sự	được	tìm	thấy	trong	chính	công	việc.	Qua
công	việc,	một	người	có	thể	phát	triển,	hoàn	thiện	bản	thân	và
mang	lại	giá	trị	duy	nhất	nằm	bên	trong	–	và	chia	sẻ	giá	trị	đó
với	xã	hội.	Công	việc	tồn	tại	vì	niềm	vui	được	tạo	ra	giá	trị.
Đúng	như	bạn	tôi	đã	nói,	công	việc	của	một	người	nên	mang	lại
hạnh	phúc	cho	người	khác.	Cuộc	sống	thực	sự	tuyệt	vời	khi	bạn	là
người	cần	thiết	ở	đâu	đó.	Cuộc	sống	sẽ	trở	nên	buồn	chán	và	trống
rỗng	biết	bao	nếu	tất	cả	những	gì	chúng	ta	làm	hàng	ngày	chỉ	là	đuổi
theo	những	trò	giải	trí	vô	bổ.
KIẾM	TIỀN
Cháu	có	nên	quan	tâm	nhiều	đến	chuyện	lương	bổng?
Đặc	biệt	với	giới	trẻ,	quan	trọng	là	đừng	quá	quan	tâm	đến	vấn	đề
lương.	Cùng	với	việc	cố	gắng	nỗ	lực	hết	sức	ở	nơi	làm	việc,	sẽ	tốt	hơn
nếu	bạn	có	tinh	thần:	“Tôi	sẽ	làm	nhiều	hơn	những	gì	tôi	được	trả!”
Đây	chính	là	cách	bạn	có	thể	rèn	luyện	bản	thân.
Kém	nhiệt	tình	trong	công	việc	chỉ	vì	lương	không	cao	thì	thật	là
ngốc.	Nhận	được	lương	–	bất	cứ	thứ	gì	bạn	kiếm	được	thông	qua	lao
động	chân	chính	–	đều	quý	giá,	bất	kể	là	bao	nhiêu.
Tất	nhiên,	sẽ	tốt	hơn	nếu	nhận	được	mức	lương	cao,	nhưng	100
đồng	kiếm	được	nhờ	làm	việc	chăm	chỉ	và	nỗ	lực	là	những	đồng	tiền
vàng	–	trong	khi	đó	ăn	trộm	100	đồng	hoặc	có	được	nó	bằng	những
cách	bất	hợp	pháp	sẽ	không	có	giá	trị	gì	hơn	rác	rưởi	hay	sỏi	đá.	Tiền
ăn	cắp	hoặc	cướp	được	là	những	đồng	tiền	bẩn	thỉu.	Nó	sẽ	không
mang	lại	hạnh	phúc.	Như	có	người	đã	nói:	“	Của	phù	vân	không	chân
cũng	chạy”.
Cuối	cùng,	hạnh	phúc	lớn	nhất	là	khi	vận	dụng	hết	sự	tự	tin	và
hiểu	biết	của	bạn	ở	nơi	làm	việc	như	một	thành	viên	gương	mẫu	của
xã	hội,	làm	việc	chăm	chỉ	để	có	được	một	cuộc	sống	hoàn	thiện	và	sự
ấm	no	cho	gia	đình	của	mình.	Những	người	làm	được	như	vậy	là
những	người	chiến	thắng	trong	cuộc	đời.
LÀM	VIỆC	VÌ	MỘT	LÝ	TƯỞNG
Có	phải	là	làm	việc	vì	một	mục	đích	cao	cả	thì	tốt	hơn	là
chỉ	làm	một	công	việc	đơn	thuần	nào	đó?
Khao	khát	cống	hiến	cho	một	mục	đích	nhân	văn,	nêu	cao	nhân
quyền	và	hành	động	với	mong	muốn	làm	việc	vì	hạnh	phúc	và	sự
thịnh	vượng	của	người	khác,	là	một	ước	vọng	thật	sự	đáng	khen
ngợi.
Tuy	nhiên,	điều	đó	không	có	nghĩa	là	bạn	sẽ	không	thể	đóng	góp
cho	hòa	bình	và	sự	phát	triển	của	xã	hội	nếu	bạn	không	làm	một	công
việc	hay	thuộc	một	tổ	chức	đặc	biệt	nào	đó.	Mặc	dù	tôi	đề	cao	bất	cứ
ai	làm	việc	từ	thiện	hay	trở	thành	một	tình	nguyện	viên,	vẫn	có	nhiều
người	đang	âm	thầm	đấu	tranh	cho	hòa	bình	bằng	công	việc	của
mình.
Tôi	đã	gặp	nhiều	người	như	vậy	như	Rosa	Parks	một	người	Mỹ
gốc	Phi,	được	Quốc	hội	Mỹ	tôn	vinh	là	“Mẹ	đẻ	của	phòng	trào	nhân
quyền	hiện	đại”.	Bà	đã	từ	chối	lời	đề	nghị	của	một	người	lái	xe	buýt
yêu	cầu	nhường	chỗ	một	người	da	trắng.	Hành	động	này	đã	dấy	lên
phong	trào	tẩy	chay	xe	buýt	ở	Montgomery,	Alabama,	năm	1955.
Adolfo	Perez	Esquivel	người	Achentina,	một	nhà	điều	khắc	và	kiến
trúc,	người	đã	giành	được	giải	thưởng	Nobel	hòa	bình	nhờ	những
hoạt	động	bảo	vệ	quyền	con	người.
Điều	chính	yếu	là	bạn	cảm	thấy	tự	hào	với	công	việc	mình	đang
làm,	sống	thật	với	bản	thân	mình.	Linh	hoạt	là	một	cách	thể	hiện
khác	của	hạnh	phúc.	Điều	quan	trọng	là	bạn	để	cho	tài	năng	của	mình
được	thể	hiện	tự	do,	thoải	mái,	là	bạn	sống	với	ánh	hào	quang	rực	rỡ
của	chính ... m:	quan	tâm	ít,	quan	tâm	vừa	và	cực	kỳ	quan	tâm.
Ví	dụ,	hình	dung	rằng	bạn	có	một	người	bạn	đang	cần	tiền	ngay
lập	tức.	Đưa	tiền	cho	người	bạn	đó	là	việc	tốt	nhỏ,	còn	giúp	họ	tìm
một	công	việc	là	việc	tốt	vừa.
Tuy	nhiên,	nếu	bạn	của	bạn	phải	chịu	đau	khổ	là	do	hậu	quả	của
xu	hướng	tắc	trách	và	lười	biếng	thì	một	món	tiền	hay	một	công	việc
đều	không	có	ích	gì.	Tiền	sẽ	bị	phung	phí,	và	bạn	của	bạn	chắc	chắn	sẽ
mất	việc	vì	những	thói	xấu	của	họ.	Việc	cực	tốt	là	giúp	người	đó	đối
mặt	và	nhổ	tận	gốc	thói	lười	biếng,	cội	nguồn	đau	khổ	của	họ	-	nói
cách	khác,	giải	thích	và	giúp	họ	định	hướng	xây	dựng	một	hệ	thống
niềm	tin	đúng	đắn.
Những	người	thực	hành	bài	pháp	tự	làm	chủ	bản	thân	của	Đạo
Phật	Nichiren,	pháp	giúp	con	người	kiểm	soát	được	cuộc	sống	của
mình	và	làm	mới	lại	ý	chí	của	họ	để	sống	vinh	quang	mỗi	ngày,	biết
rằng	chỉ	hành	động	để	sống	hạnh	phúc	cho	riêng	mình	thôi	là	chưa
đủ.	Không	một	ai	có	thể	hạnh	phúc	trọn	vẹn	nếu	những	người	xung
quanh	còn	phải	vật	lộn.	Vì	thế,	những	người	thực	hành	Đạo	Phật
nhận	ra	rằng	điều	chu	đáo	và	ân	cần	nhất	họ	có	thể	làm	là	chia	sẻ
những	bài	pháp	này	với	mọi	người.
Thường	thì	những	nỗ	lực	để	làm	những	điều	cực	kỳ	tốt	dễ	bị	hiểu
lầm.	Không	nghi	ngờ	gì,	chính	bạn	hẳn	cũng	gặp	sự	đối	kháng	khi	cố
gắng	giúp	ai	đó	với	sự	quan	tâm	của	mình.	Nhưng,	dù	nỗ	lực	của	bạn
không	được	đánh	giá	cao	vào	lúc	này,	miễn	là	bạn	hành	động	với	sự
chân	thành	tuyệt	đối,	mọi	người	rồi	sẽ	nhận	ra	sự	thật	và	sẽ	tin	tưởng
bạn.	Đến	lúc,	họ	sẽ	thực	sự	biết	ơn	vì	tình	yêu,	lòng	tốt	và	hành	động
quyết	liệt	xuất	phát	từ	sự	quan	tâm	bạn	dành	cho	họ.
ĐỐI	DIỆN	VỚI	SỰ	NHẪN	TÂM
Cháu	lúc	nào	cũng	bị	trêu	chọc	vì	cháu	tàn	tật.
Những	người	cười	nhạo	và	trêu	cợt	bạn	thật	là	độc	ác	và	suy	nghĩ
lệch	lạc.	Họ	tạo	nên	một	gánh	Nghiệp	xấu	khủng	khiếp	cho	chính
mình	bằng	cách	coi	thường	quyền	được	đối	xử	như	một	con	người	và
được	tôn	trọng	của	bạn.	Nhưng	để	cho	những	lời	xúc	phạm	của	họ
tác	động	tới	mình	là	một	thất	bại	của	bạn	với	tư	cách	là	một	con
người.	Dù	sao,	sự	mạnh	mẽ	là	vinh	quang.
Vì	thế,	bạn	phải	mạnh	mẽ	hơn	nữa.	Cuộc	đấu	tranh	của	bạn	cũng
là	một	phần	của	cuộc	đấu	tranh	giành	nhân	quyền.	Làm	cho	người
khác	nhận	ra	quyền	của	bạn	không	chỉ	là	khiến	cho	họ	hành	động	một
cách	cảm	thông.	Hãy	tự	hào	về	bản	thân	bạn	với	tư	cách	là	một	cá
nhân,	bất	kể	sự	tàn	tật	của	bạn.	Hãy	tự	hào	về	sứ	mệnh	của	bạn	trong
cuộc	đời	này.	Để	sống	ân	cần,	chúng	ta	cần	phải	mạnh	mẽ.	Chúng	ta
cũng	cần	phải	mạnh	mẽ	để	bảo	vệ	nhân	quyền,	không	chỉ	của	chúng
ta	mà	của	những	người	khác	nữa.
ĐỐI	DIỆN	VỚI	BẠO	LỰC
Nhiều	bạn	trẻ	đang	trở	nên	bạo	lực.	Vài	người	thậm	chí
còn	tự	hào	vì	nó.	Cháu	có	thể	làm	gì	để	thay	đổi	tình	hình
không?
Tôi	hiểu	rằng	sau	vụ	thảm	kịch	Colorado	ở	trường	trung	học
Columbia,	trong	vụ	này	nhiều	học	sinh	13	tuổi	đã	bị	bắn	chết,	Tổng
thống	Clinton	đã	nói:	“Chúng	ta	phải	hướng	tới	bọn	trẻ	và	dạy	chúng
cách	bộc	lộ	sự	phẫn	nộ	và	giải	quyết	mâu	thuẫn	của	chúng	bằng	lời
nói,	không	phải	bằng	vũ	khí”.	Tôi	hoàn	toàn	đồng	ý.	Chẳng	gì	có	thể
khiến	tim	tôi	đau	hơn	sự	thật	là	những	người	trẻ	tuổi,	những	người
sở	hữu	tiềm	năng	vô	hạn	cho	tương	lai,	hủy	hoại	cuộc	sống	của	họ	và
của	những	người	khác.
Khi	còn	trẻ,	tôi	mất	người	anh	cả	trong	Thế	chiến	Thứ	II.	Anh	là
một	người	thật	nhân	hậu,	là	người	kịch	liệt	phản	đối	đường	lối	hành
động	của	Nhật.	Đau	đớn	trước	cuộc	xâm	lược	của	Nhật	vào	Trung
Quốc,	anh	nói:	“Quân	đội	Nhật	thật	vô	lương	tâm.	Anh	thấy	xót	xa	vô
cùng	cho	nhân	dân	Trung	Hoa.”
Tôi	sẽ	không	bao	giờ	quên	hình	ảnh	mẹ	tôi	nhìn	từ	phía	sau,	tấm
lưng	nhỏ	của	bà	run	lên	khi	tin	về	cái	chết	của	đứa	con	trai	cả	của
mình.	Ngay	lúc	đó,	tôi	đã	cảm	nhận	sâu	sắc	rằng	chúng	ta	cần	bãi	bỏ
chiến	tranh	và	bạo	lực	khỏi	trái	đất,	dù	thế	nào	đi	nữa.
Trong	khi,	tất	nhiên,	điều	tối	cần	thiết	là	kiểm	soát	được	những
yếu	tố	bên	ngoài	của	bạo	lực	bằng	cách	bãi	bỏ	vũ	khí,	phát	triển	nhiều
hơn	các	luật	tương	đương	và	thiết	lập	thỏa	thuận	hòa	bình	giữa	các
nước,	thì	căn	bản	nhất,	điều	cần	làm	là	phải	hiểu	được	rằng	bạo	lực
xuất	phát	từ	điều	kiện	bẩm	sinh	của	loài	người.	Đạo	Phật	đặt	tên	cho
điều	kiện	này	là	thú	tính,	một	trạng	thái	con	người	bị	các	thèm	khát
bản	năng	kích	động	và	mất	hết	lý	tính	hay	đạo	đức.	Thậm	chí	nếu
chúng	ta	có	quét	sạch	được	hết	vũ	khí	khỏi	hành	tinh	này,	bạo	lực	sẽ
không	bao	giờ	tiêu	tan	trừ	khi	chúng	ta	kiểm	soát	thành	công	thú	tính
trong	ta.	Vì	lý	do	này,	chúng	ta	cần	phải	thay	đổi	điều	kiện	của	con
người	từ	bên	trong.
Tôi	vẫn	thường	kêu	gọi	điều	giống	như	một	cuộc	cạnh	tranh	nhân
đạo,	ở	đó,	tất	cả	những	tôn	giáo	giảng	dạy	về	lòng	khoan	dung	và	sự
quan	tâm,	cạnh	tranh	xem	mỗi	tôn	giáo	có	thể	khuyến	khích	được	bao
nhiêu	người	quan	tâm.	Trong	bất	cứ	trường	hợp	nào,	giáo	dục	dựa
trên	phẩm	giá	của	mỗi	cá	nhân	cũng	là	giải	pháp.
Bạo	lực	là	một	tội	ác	thuần	túy.	Bất	kể	điều	bạn	nói	có	đúng	đến
đâu,	nếu	bạn	viện	đến	bạo	lực	để	chứng	minh	điều	đó,	bạn	vẫn	là	kẻ
thất	bại.	Thậm	chí	nếu	bạn	dường	như	đã	có	được	chiến	thắng	từ	kết
quả	của	một	hành	động	bạo	lực,	kết	cục	bạn	cũng	sẽ	bại	trận.
Đạo	Phật	nhấn	mạnh	mối	tương	giao	của	tất	cả	sự	sống.	Chính
khả	năng	nhận	thức	giới	hạn	của	chúng	ta	mới	khiến	chúng	ta	đặt	quá
nặng	khoảng	cách	“họ”	và	“chúng	ta”.	Chính	do	mối	tương	giao	này,
với	việc	sử	dụng	bạo	lực,	bạn	không	chỉ	làm	tổn	hại	và	tàn	phá	người
kia	mà	cả	chính	bạn.	Những	người	sử	dụng	bạo	lực	và	coi	thường
cuộc	sống	của	người	khác	thực	ra	đang	coi	thường	chính	họ	và	phá
hoại	cuộc	sống	của	chính	họ.
Điều	quan	trọng	là	phải	hiểu	được	rằng	bản	chất	của	bạo	lực	là	sự
hèn	nhát.	Bởi	vì	một	người	hèn	nhát,	anh	ta	hay	cô	ta	mới	trở	nên
bạo	lực.	Cá	nhân	đó	không	đủ	can	đảm	để	đàm	thoại.	Mahatma
Gandhi	nói	hùng	hồn	rằng:	“Bất	bạo	động	không	phải	là	cái	vỏ	của	sự
hèn	nhát,	mà	đó	là	phẩm	hạnh	tối	thượng	của	sự	can	đảm	Hèn	nhát
hoàn	toàn	không	đồng	nhất	với	bất	bạo	động	Bất	bạo	động	hàm
chứa	khả	năng	đấu	tranh.”
Trong	tổ	chức	Soka	Gakkai	Quốc	tế,	giới	trẻ	Mỹ	vẫn	đang	tiến
hành	những	hoạt	động	kêu	gọi	chấm	dứt	bạo	lực.	Họ	đang	thực	hiện
ba	lời	thề	sau	đây:
1.	Tôi	sẽ	trân	trọng	cuộc	sống	của	mình
2.	Tôi	sẽ	tôn	trọng	mọi	sự	sống
3.	Tôi	sẽ	truyền	hy	vọng	đến	cho	người	khác.
Khi	mỗi	người	chúng	ta	đều	có	thể	trân	quý	cuộc	sống	của	chính
mình,	tự	nhiên	chúng	ta	cũng	sẽ	có	thể	trân	trọng	cuộc	sống	của
những	người	khác.
Điều	quan	trọng	là	bạn	phải	hành	động.	Bắt	đầu	là	bước	đầu	tiên.
Số	0	là	số	0	ngay	cả	khi	nhân	với	nhiều	số	khác.	Nhưng	như	những
người	Phương	Đông	thường	nói:	“1	là	mẹ	của	hàng	vạn.”
BẠO	LỰC	VỚI	PHỤ	NỮ
Ngày	nay,	có	vẻ	như	bạo	lực	về	thể	xác	và	tình	dục	với
phụ	nữ	đang	có	xu	hướng	tăng	cao.	Có	thể	cải	thiện	được
không?
Không	có	gì	thấp	kém	bằng	bạo	lực	với	phụ	nữ.	Bạo	lực	không	thể
được	dung	thứ.	Tất	cả	đàn	ông	nên	nhớ	điều	này,	và	họ	nên	tôn	trọng
những	người	phụ	nữ	cùng	thời	với	họ	như	những	người	chị	em,
những	người	mà	cuộc	sống	của	họ	đáng	được	trân	trọng.	Thật	đáng
hổ	thẹn	cho	những	người	đàn	ông	không	dịu	dàng.
Phụ	nữ	bảo	vệ	bản	thân	bằng	hiểu	biết	và	sự	khôn	ngoan	cũng	cực
kỳ	quan	trọng.	Đã	có	nhiều	nhóm,	hội	tổ	chức	ra	đời	để	giúp	đỡ	phụ
nữ.	Khi	bạn	nhận	ra	cuộc	sống	của	bạn	quý	giá	thế	nào,	bạn	sẽ	làm
mọi	điều	có	thể	để	bảo	vệ	nó.	Lưu	ý	đến	lời	khuyên	của	cha	mẹ	và
những	người	bạn	mà	bạn	tin	tưởng	là	điều	rất	quan	trọng.
Nạn	nhân	của	bạo	lực	thường	bị	tổn	thương	sâu	sắc	về	tinh	thần
và	thể	chất.	Họ	mất	lòng	tin	vào	nhân	tính	của	mình	và	thường	cảm
thấy	nhơ	nhuốc	như	thể	cuộc	sống	của	họ	đã	bị	hủy	hoại.	Nếu	bạn	là
nạn	nhân	của	bạo	hành,	xin	hãy	nhớ	rằng,	dù	gì	đi	nữa,	giá	trị	của	bạn
với	tư	cách	là	một	cá	nhân	sẽ	không	bao	giờ	thay	đổi.	Hãy	đứng	thật
vững.	Hãy	tự	nhủ:	“Mình	không	phải	là	người	cho	phép	một	việc	như
thế	hủy	hoại	cuộc	đời	mình.”	Không	ai	có	thể	hủy	hoại	đời	bạn	ở	mức
độ	sâu	sắc	nhất.	Bất	kể	bạn	bị	tổn	thương	đến	đâu,	bạn	vẫn	có	thể	giữ
lại	được	cho	mình	phẩm	giá	căn	bản	–	không	ai	có	thể	tước	mất	điều
đó	ở	bạn	mà	không	được	sự	cho	phép	của	bạn.
Đạo	Phật	giảng	về	nguyên	tắc	rằng	bông	hoa	sen	trắng	thuần
khiết	lớn	lên	từ	ao	bùn.	Cũng	giống	như	thế,	trạng	thái	tối	thượng	của
cuộc	sống	có	thể	hình	thành	khi	phải	sống	giữa	thực	tại	đau	thương
nhất.
Bất	kể	bạn	cảm	thấy	chán	nản	đến	đâu,	ở	đâu	đó	luôn	có	ai	đó
cũng	đang	chịu	đựng	tình	cảnh	tương	tự,	và	bạn	nói	riêng,	có	thể	giúp
đỡ	người	đó	nhờ	sự	thấu	hiểu	thông	thường	của	bạn.	Và	có	những
tình	cảm	chân	thành	trong	trái	tim	của	những	người	khác	mà	chỉ	bạn
mới	có	thể	khám	phá.	Bạn	có	thể	không	muốn	rắc	rối	của	mình	liên
quan	đến	người	khác	lắm,	nhưng	có	được	thậm	chí	chỉ	một	người
bạn	có	thể	tham	khảo	ý	kiến	về	trải	nghiệm	của	mình	sẽ	thay	đổi	hoàn
toàn	cách	nhìn	của	bạn.	Bạn	không	nên	chịu	đựng	một	mình.	Cuộc
đời	bạn	vốn	dĩ	đã	có	một	tiềm	năng	vô	cùng	to	lớn.	Nếu	bạn	từ	bỏ
chính	mình	thì	mọi	chuyện	chỉ	càng	kinh	khủng	hơn	thôi,	vì	làm	như
vậy	sẽ	khuếch	đại	những	tổn	thất	đã	có.	Đừng	bao	giờ	cho	phép	sự
khổ	đau	khiến	bạn	bỏ	rơi	con	người	thật	của	mình.
Có	vẻ	lạ	lùng,	nhưng	những	người	đã	phải	chịu	đựng	nhiều	nhất
hay	những	người	đã	từng	bị	phiền	lòng	nhiều	nhất	có	thể	trở	thành
hạnh	phúc	nhất.	Với	những	giọt	nước	mắt	đã	rơi,	bạn	có	thể	lau	sạch
cuộc	đời	mình	và	làm	nó	sáng	lên.	Dấn	bước	là	điều	cốt	lõi	của	sống
và	là	tinh	thần	của	Phật	tử.
Ebook	miễn	phí	tại	:	www.Sachvui.Com
9
MÔI	TRƯỜNG
QUAN	TÂM	ĐẾN	MÔI	TRƯỜNG
Cháu	rất	quan	tâm	đến	môi	trường.	Có	phải	con	người
đang	tự	hủy	hoại	môi	trường	sống	của	mình	không	ạ?
Đúng.	Hủy	hoại	tự	nhiên	là	hủy	hoại	loài	người.	Thiên	nhiên	là
nhà	của	chúng	ta.	Tất	cả	sự	sống	trên	hành	tinh	này,	tất	nhiên,	bao
gồm	cả	sự	sống	của	loài	người,	được	sinh	ra	từ	môi	trường	tự	nhiên.
Không	phải	nhờ	ơn	máy	móc	hay	khoa	học	mà	chúng	ta	tồn	tại	trên
cõi	đời	này.	Sự	sống	trên	hành	tinh	này	không	phải	từ	nhân	tạo	mà
ra.	Chúng	ta	là	những	sản	phẩm	của	tự	nhiên.
Có	rất	nhiều	thuyết	về	nguồn	gốc	loài	người.	Vài	thuyết	nói	rằng
những	người	đầu	tiên	xuất	hiện	ở	châu	Phi,	thuyết	khác	lại	nói	rằng
loài	người	xuất	hiện	ở	vài	nơi	trên	thế	giới	vào	cùng	một	khoảng	thời
gian.	Dù	điều	gì	đúng	đi	nữa,	không	thể	chối	cãi	rằng	loài	người	được
sinh	ra	từ	thiên	nhiên.
Vì	thế,	chúng	ta	càng	tách	mình	ra	khỏi	tự	nhiên,	chúng	ta	càng
trở	nên	mất	cân	bằng.	Tương	lai	của	chúng	ta	với	tư	cách	là	một	loài
sẽ	rất	khắc	nghiệt	trừ	khi	ta	nhận	ra	được	điều	này.
Vấn	đề	của	chúng	ta	không	mới.	Nhà	triết	học	và	cải	cách	xã	hội
người	Pháp	ở	thế	kỷ	thứ	18	Jean	Jacques	Rousseau,	tác	giả	cuốn	Khế
ước	xã	hội,	đã	kêu	gọi	quay	về	với	tự	nhiên.	Văn	minh,	ngay	cả	vào
thời	của	ông,	đã	trở	nên	quá	cơ	khí,	quá	phụ	thuộc	vào	khoa	học,	quá
tập	trung	vào	lợi	nhuận,	bóp	méo	cuộc	sống	con	người	thành	một	thứ
thật	xấu	xí.	Rousseau	phản	đối	sự	phát	triển	bất	hợp	lý	này.
Quả	thực,	tất	cả	chúng	ta	đều	muốn	được	khỏe	mạnh.	Vì	lý	do	đó,
chúng	ta	muốn	hít	thở	không	khí	trong	lành,	được	nhìn	thấy	hoa	và
cây	cỏ	tươi	đẹp.	Chúng	ta	hướng	về	tự	nhiên	vì	điều	đó,	cũng	giống
như	một	bông	hoa	hướng	dương	hướng	về	mặt	trời.	Chúng	ta	phải
nhận	ra	rằng	bất	kỳ	hành	động	nào	phủ	nhận	thiên	hướng	này	cũng	là
một	sai	lầm	trầm	trọng.	Tất	cả	tiền	trên	thế	giới	không	mua	được	bầu
trời	xanh.	Mặt	trời	và	ngọn	gió	thuộc	về	tất	cả	mọi	người.
Không	ai	phản	đối	rằng	khoa	học	đã	cải	thiện	cuộc	sống	của
chúng	ta.	Nhưng	chúng	ta	cần	khớp	tiến	trình	khoa	học	với	tiến	trình
cam	kết	bảo	tồn	và	bảo	vệ	môi	trường	của	chúng	ta.	Chúng	ta	cần	sự
cân	bằng.
Ví	dụ,	ta	phải	nhớ	tới	rừng.	Oxy	ta	hít	thở,	duy	trì	sự	sống	cho
chúng	ta	từ	đâu	mà	có?	Từ	rừng,	từ	thực	vật	biển.	Phải	mất	hàng	tỉ
năm	thực	vật	với	tạo	ra	được	lượng	oxy	này.
Còn	nước	thì	sao?	Phần	lớn	nước	ta	uống	có	từ	hệ	thống	sông
ngòi.	Dù	nắng	hay	mưa,	nước	vẫn	chảy	qua	các	dòng	sông.	Vì	sao?
Cây	cối	và	đất	quanh	các	dòng	sông	hấp	thụ	nước,	tích	trữ	nó	trong
lòng	đất,	và	từ	đó,	nước	không	ngừng	rỉ	ra,	từng	chút	một,	vào	các
dòng	sông.	Nếu	không	có	rừng	và	núi	thì	cũng	như	nhựa	đường,	tất
cả	mưa	rơi	xuống	trong	một	ngày	sẽ	lập	tức	chảy	vào	sông	và	đổ	ra
biển,	giống	y	như	bồn	tắm	cạn	dần	khi	bạn	kéo	nút	bịt	ra	vậy.
Đất	là	một	món	quà	khác	của	rừng.	Những	động	vật	nhỏ	và	vi
khuẩn	giúp	chuyển	hóa	những	rễ	và	lá	chết	của	cây	thành	đất	màu.
Không	có	đất	ấy,	chúng	ta	không	thể	trồng	ngũ	cốc	hay	rau	xanh.
Chúng	ta	sẽ	không	có	thức	ăn,	và	loài	người	sẽ	diệt	vong.
Nhiều	sản	phẩm	khác	đến	từ	rừng.	Không	có	chúng,	chúng	ta	sẽ
không	có	nẹp	cao	su,	không	có	giấy,	không	có	bàn	gỗ	hay	đồ	đạc	–
không	có	nhà.	Tất	cả	những	thứ	này	cũng	đều	là	quà	tặng	của	rừng.
Rừng	sản	xuất	ra	không	khí	cho	ta	thở,	nước	cho	ta	uống,	đất	để
ta	trồng	thực	phẩm	–	quả	thực,	mỗi	lĩnh	vực	của	đời	sống	chúng	ta
trở	nên	khả	dĩ	đều	là	nhờ	cây	cối.
Và	tôi	nghĩ	chúng	ta	hiếm	khi	nghĩ	đến	mối	quan	hệ	rằng,	trừ	khi
ta	chăm	sóc	cho	rừng,	ta	sẽ	không	thế	bắt	được	cá	dưới	biển.	Không
có	rừng	tất	cả	mưa	sẽ	chảy	theo	sông	ra	biển.	Mưa	sẽ	mang	theo
lượng	lớn	phù	sa	cùng	ra	đó.	Phù	sa	sẽ	làm	đục	nước	biển,	cản	trở
ánh	sáng	xuyên	qua,	và	hạ	thấp	nhiệt	độ	nước	biển,	làm	cho	biển	trở
nên	quá	lạnh	ảnh	hưởng	đến	sự	sinh	trưởng	của	một	số	loài	cá.
Rừng	cũng	tạo	ra	các	chất	dinh	dưỡng	mà	cuối	cùng	sẽ	tìm	được
cách	ra	tới	biển	và	trở	thành	thức	ăn	cho	các	sinh	vật	của	đại	dương.
Rừng	bảo	vệ	sự	sống	cho	biển.
Sự	sống	là	một	sợi	xích	liên	kết	mật	thiết	tất	cả	mọi	loài.	Khi	bất
kỳ	mắt	xích	nào	bị	rối	loạn,	những	mắt	xích	khác	cũng	sẽ	bị	ảnh
hưởng.	Chúng	ta	nên	nghĩ	về	môi	trường	như	mẹ	của	mình	–	Mẹ	Đất,
Mẹ	Biển,	Mẹ	Trái	Đất.	Chẳng	có	tội	ác	nào	tồi	tệ	hơn	làm	hại	chính
mẹ	mình.
HÀNH	ĐỘNG	BẢO	VỆ	MÔI
TRƯỜNG
Chúng	ta	đối	phó	thế	nào	với	những	vấn	đề	tưởng	như
nhỏ	nhặt,	như	việc	xả	rác	chẳng	hạn?
Vứt	rác	hay	lon	nhôm	bên	vệ	đường	là	hành	động	ích	kỷ	của
người	sống	trong	một	cõi	mà	Đạo	Phật	gọi	là	thế	giới	của	súc	sinh.
Những	hành	động	như	thế	thể	hiện	một	chủ	nghĩa	vị	kỷ	không	quan
tâm	gì	đến	ai	khác.	Đó	là	một	cách	sống	thật	phi	tự	nhiên.	Một	người
yêu	thiên	nhiên	đơn	giản	là	không	thể	xả	rác.	Ném	rác	một	cách	bất
cẩn	là	ném	đi	chính	nhân	tính	của	người	đó.
Cùng	biểu	hiện	đó,	người	yêu	thiên	nhiên	có	thể	thương	yêu
những	người	khác,	trân	trọng	hòa	bình	và	sở	hữu	sự	giàu	có	của	một
tính	cách	không	bị	trói	buộc	bởi	những	toan	tính	ích	kỷ	của	việc	được
mất.	Người	sống	theo	kiểu	tính	toán	kết	cục	sẽ	cân	đo	giá	trị	của
chính	họ	theo	cùng	một	cách	đó.	Cuộc	sống	như	vậy	bị	hạn	chế	vô
cùng.
Người	ta	có	thể	nghĩ	rằng	chẳng	được	lợi	lộc	gì	khi	nhặt	rác	mà
người	khác	xả	ra.	Nhưng	quan	trọng	là	làm	việc	đó	với	tình	yêu	thiên
nhiên	–	không	cần	nghĩ	đến	việc	người	đó	được	hay	không	được	cái
gì.
Chỉ	qua	những	hành	động	vị	tha	như	vậy	chúng	ta	mới	có	thể
sống	tốt	nhất	với	tư	cách	một	con	người.	Vì	kỹ	thuật	đã	tiến	bộ	đến
tầm	cỡ	này,	bây	giờ	là	lúc	quan	trọng	hơn	bao	giờ	hết	để	mỗi	người
phát	triển	kiến	thức	về	bảo	vệ	môi	trường.	Bất	cứ	sự	cải	thiện	vật	chất
bên	ngoài	nào	cũng	chỉ	là	phù	phiếm	nếu	chúng	ta	không	tăng	cường
chất	lượng	nền	tảng	cho	cuộc	sống	của	mình.
Hãy	sống	sao	cho	bạn	trở	thành	tử	tế	và	thân	thiện
với	mọi	người	xung	quanh,	rồi	bạn	sẽ	ngạc	nhiên	thấy
mình	sống	một	cuộc	đời	biết	bao	hạnh	phúc.
Charles	M.	Schwab

File đính kèm:

  • pdfcong_viec_chon_nghe.pdf