Đa dạng di truyền dựa trên đặc điểm hình thái của quần thể sâm ngọc linh (panax vietnamensis ha et grushv.) ở Nam trà my, Quảng Nam

Sâm thuộc chi Panax, họ Araliaceae phân bố khắp thế giới từ Đông Á (Trung Quốc, Hàn

Quốc, Nhật Bản) đến Bắc Mỹ (Mỹ, Canada). Có 12 loài thuộc chi Panax nhưng chỉ có 5 loài là P.

ginseng, P. quinquefolius, P. notoginseng, P. japonicus và P. vietnamensis thường được sử dụng như

thuốc thảo dược nhờ hàm lượng saponin cao trong rễ củ [2]. P. ginseng phân bố ở vùng Đông

Bắc Á như Hàn Quốc, Trung Quốc, Nga nên thường được gọi là sâm phương Đông (Oriental

ginseng). P. quinquefolius được tìm thấy chủ yếu ở Bắc Mỹ (sâm Mỹ). P. japonicus vàP.

notoginseng là giống sâm của Nhật Bản và Trung Quốc. P. vietnamensis là giống của Việt Nam

[10]. Trong số đó, hoạt tính của 2 loài nhân sâm P. ginseng và P. quinquefolius trong phòng ngừa

hiệu quả nhiều bệnh khác nhau đã được chứng minh, bao gồm kích hoạt hệ thống miễn dịch,

chống lại ung thư [11], điều chỉnh lượng đường huyết [4], chống cao huyết áp [8], gia tăng sức

chịu đựng [3], giảm stress [12] và bảo vệ gan và thận [7].

pdf 8 trang dienloan 7960
Bạn đang xem tài liệu "Đa dạng di truyền dựa trên đặc điểm hình thái của quần thể sâm ngọc linh (panax vietnamensis ha et grushv.) ở Nam trà my, Quảng Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đa dạng di truyền dựa trên đặc điểm hình thái của quần thể sâm ngọc linh (panax vietnamensis ha et grushv.) ở Nam trà my, Quảng Nam

Đa dạng di truyền dựa trên đặc điểm hình thái của quần thể sâm ngọc linh (panax vietnamensis ha et grushv.) ở Nam trà my, Quảng Nam
 Tạp chí Khoa học Đại học Huế: Khoa họ…ựnhiên; ͳͺͷͻ–ͳ͵ͺͺ

Tập 127, Số 1C, 2018, Tr. 203–210; DOI: 10.26459/hueuni-jns.v127i1C.4908 
*Liên hệ: tthhai@hueuni.edu.vn 
Nhận bài: 02–ͺ–2018; Hoàn thành phản biện: 20–ͺ–2018; Ngày nhận đăng: ʹͻ–ͺ–ʹͲͳͺ 
ĐA DẠNG DI TRUYỀN DỰA TRÊN ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI 
CỦA QUẦN THỂ SÂM NGỌC LINH (Panax vietnamensis Ha et 
Grushv.) Ở NAM TRÀ MY, QUẢNG NAM 
Trương Thị Hồng Hải1*, Dương Thanh Thủy2, Đặng Thanh Long1, 
Hồ Thị Huyền Trân3, Nguyễn Mạnh Tuấn3 
1 Viện Công nghệ sinh học, Đại học Huế, Tỉnh lộ 10, Phú Vang, Thừa Thiên Huế, Việt Nam 
2 Khoa Nông học, Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế, 102 Phùng Hưng, Huế, Việt Nam 
3 Trung tâm Sâm Ngọc Linh Nam Trà My, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam, Việt Nam 
Tóm tắt. Nghiên cứu này được tiến hành để đánh giá độ đồng nhất và đặc điểm hình thái 
của quần thể sâm Ngọc Linh ở Quảng Nam. Tổng cộng có 80 cá thể được thu thập từ các 
khu vực khác nhau trên đỉnh Ngọc Linh của Quảng Nam được mô tả chi tiết về mặt hình 
thái. Các mẫu thu thập có độ đồng đều cao và thuộc cùng 1 nhóm di truyền. Số lá, chiều dài 
và chiều rộng lá chét có thể sử dụng như những đặc điểm hình thái quan trọng để đánh giá 
và chia bộ mẫu giống thành các phân nhóm nhỏ. 
Từ khóa: đa dạng di truyền, đặc điểm hình thái, Quảng Nam, Sâm Ngọc Linh 
1 Đặt vấn đề 
Sâm thuộc chi Panax, họ Araliaceae phân bố khắp thế giới từ Đông Á (Trung Quốc, Hàn 
Quốc, Nhật Bản) đến Bắc Mỹ (Mỹ, Canada). Có 12 loài thuộc chi Panax nhưng chỉ có 5 loài là P. 
ginseng, P. quinquefolius, P. notoginseng, P. japonicus và P. vietnamensis thường được sử dụng như 
thuốc thảo dược nhờ hàm lượng saponin cao trong rễ củ [2]. P. ginseng phân bố ở vùng Đông 
Bắc Á như Hàn Quốc, Trung Quốc, Nga nên thường được gọi là sâm phương Đông (Oriental 
ginseng). P. quinquefolius được tìm thấy chủ yếu ở Bắc Mỹ (sâm Mỹ). P. japonicus vàP. 
notoginseng là giống sâm của Nhật Bản và Trung Quốc. P. vietnamensis là giống của Việt Nam 
[10]. Trong số đó, hoạt tính của 2 loài nhân sâm P. ginseng và P. quinquefolius trong phòng ngừa 
hiệu quả nhiều bệnh khác nhau đã được chứng minh, bao gồm kích hoạt hệ thống miễn dịch, 
chống lại ung thư [11], điều chỉnh lượng đường huyết [4], chống cao huyết áp [8], gia tăng sức 
chịu đựng [3], giảm stress [12] và bảo vệ gan và thận [7]. 
Panax vietnamensis Ha et Grushv. (sâm Ngọc Linh) còn được gọi với những tên khác như 
sâm Việt Nam, Sâm khu năm (sâm K5), Thuốc dấu, Củ Ngải rợm con (Xê Đăng), Sâm Cang 
(Sâm đắng – Tiếng Xê Đăng) [1]. Sâm Ngọc Linh chỉ được phát hiện ở độ cao 1.200m trở lên, 
đạt mật độ cao nhất ở khoảng từ 1.700–2.000 m dưới tán rừng già. Cho đến nay chỉ có núi Ngọc 
207
Trương Thị Hồng Hải và Cs. Tập 1ʹ͹, Số ͳǡʹͲͳͺ
204 
Linh ở hai tỉnh Kon Tum và Quảng nam là có nhân sâm này. Hiện nay, sâm Ngọc Linh đang bị 
khai thác bừa bãi, đi kèm đó là tình trạng suy giảm rừng nguyên sinh tự nhiên. Thực trạng đó 
làm sâm Ngọc Linh trở nên cực hiếm ngoài tự nhiên. Chính vì vậy, tỉnh Kon Tum và Quảng 
Nam – nơi có điều kiện thời tiết và thổ nhưỡng thích hợp để trồng sâm Ngọc Linh đang có 
những chiến lược nhằm phát triển vùng loài dược liệu này. Do đó, việc thu thập, lưu giữ, đánh 
giá và tư liệu hóa nguồn gen là rất cần thiết nhằm định hướng cho việc bảo tồn và phát triển 
sâm Ngọc Linh một cách hiệu quả 
Nghiên cứu đa dạng quần thể là yếu tố rất quan trọng để phát triển các chiến lược bảo 
tồn các loài nhân sâm. Đánh giá đặc điểm hình thái học bên ngoài là bước đầu tiên và đơn giản 
nhất để đánh giá đa dạng di truyền. Thông tin đa dạng di truyền là thông tin quan trọng cho 
các mục đích khác nhau như xác định khác biệt giữa các cá thể nghiên cứu nhằm đa dạng 
nguồn gen phục vụ cho công tác chọn tạo giống mới [6] hoặc đánh giá độ thuần, độ đồng nhất 
của nguồn giống [8]. 
Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã thu thập sâm Ngọc Linh từ các địa điểm khác nhau 
trên đỉnh Ngọc Linh của tỉnh Quảng Nam, sau đó đánh giá đặc điểm hình thái trên bộ mẫu thu 
thập nhằm đánh giá độ đồng nhất và xác định các đặc điểm hình thái của sâm Ngọc Linh – 
Quảng Nam, làm căn cứ để chọn lọc và phát triển vườn giống cây đầu dòng. 
2 Vật liệu, nội dung và phương pháp 
2.1 Vật liệu 
80 cá thể sâm Ngọc Linh được thu thập từ các địa điểm khác nhau của núi Ngọc Linh, 
Huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam được tuyển chọn và trồng tại trại sâm Tăk Ngo của 
huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam nhằm đánh giá đặc điểm và đa dạng hình thái của nguồn 
mẫu. 
2.2 Phương pháp 
18 tính trạng liên quan đến hình thái thân, lá, hoa, quả và củ của tập đoàn 80 cá thể mẫu 
giống được đánh giá và phân loại dựa trên “Sổ tay hướng dẫn để tiến hành đánh giá độ khác 
biệt, tính đồng nhất và ổn định của nhân sâm Panax ginseng C.A., Mey” của Liên minh Bảo vệ 
Các giống cây trồng mới (UPOV – International Union for the Protection of new Varieties of 
plants) [5] (Bảng 1). 
Xử lý số liệu: Phân tích thành phần chính (Principle component analysis – PCA) được sử 
dụng để đánh giá biến động của các đặc điểm hình thái giữa các cá thể nghiên cứu. Phương 
pháp phân cụm (cluster analysis) được xây dựng dựa trên khoảng cách Euclidean để đánh giá 
mối quan hệ giữa các cá thể nghiên cứu. Từ đó, đánh giá được mức độ đồng nhất của quần thể 
8
Œ‘•ǤŠ—‡—‹Ǥ‡†—Ǥ˜ Tập 127, Số 1C, 2Ͳͳͺ 
205 
sâm Ngọc Linh. Số liệu được tổng hợp và xử lý trung bình và sai số bằng Excel. Các phân tích 
đa biến được tiến hành trên phần mềm Rstudio. 
Bảng 1. Đặc điểm hình thái và phân loại các đặc điểm hình thái nhân sâm Ngọc Linh 
Tính trạng Viết tắt Đơn vị tính Phân loại 
Đặc điểm hình thái thân và lá 
Chiều dài thân DT cm 
3. Ngắn (≤ 20 cm); 5. Trung bình (21–39 cm); 
7. Dài (≥ 40 cm) 
Số lá trên cây SL lá 3. Ít (3 lá); 5. Trung bình (4 lá); 7. Nhiều (5 lá) 
Chiều dài cuống lá DCL cm 3. Ngắn (≤ 6 cm); 5. Trung bình (7–8 cm); 7. 
Dài (≥ 9 cm) 
Kiểu đính cuống lá vào thân KDC 1. Đứng; 3. Đứng vừa phải; 5. Trải ngang 
Cường độ xanh của lá XL 
3. Xanh sáng; 5. Xanh trung bình; 7. Xanh 
đậm 
Chiều dài lá chét trung tâm DLC cm 
3. Ngắn (≤ 7 cm); 5. Trung bình (8–12 cm); 7. 
Dài (≥ 13 cm) 
Chiều rộng lá chét trung tâm RLC cm 
3. Hẹp (< 3 cm); 5. Trung bình (3–4 cm); 7. 
Rộng (> 4 cm) 
Hình dạng lá chét trung tâm HDLC 1. Hình elip hẹp; 2. Hình elip; 3. Hình trứng; 
4. Hình thìa 
Hình dạng mặt cắt ngang lá 
chét trung tâm CNLC 1. Lõm; 2. Phẳng; 3. Lồi 
Màu lá già MLG 1. Vàng; 2. Nâu; 3. Đỏ 
Đặc điểm hình thái hoa 
Chiều dài cuống hoa DCH cm 
3. Ngắn (≤ 13 cm); 5. Trung bình (14–21 cm); 
7. Dài (≥ 22 cm) 
Cụm hoa CH 1. Đơn giản, 2. Trung gian; 3. Phức tạp 
Kiểu đính của hoa trong cụm 
hoa 
KDH 1. Rẻ quạt; 2. Ngang; 3. Xòe rộng 
Đặc điểm hình thái quả 
Màu quả chín MQ 1. Vàng; 2. Hồng; 3. Cam; 4. Đỏ 
Dạng quả DQ 1. Tròn; 2. Tròn và số tám 
Đặc điểm hình thái củ 
Đường kính củ DKC cm 
3. Mỏng (≤ 1 cm); 5. Trung bình (1,1–1,4 cm); 
7. Dày (≥ 1,5 cm) 
Chiều dài củ chính DC cm 
3. Ngắn (≤ 5 cm); 5. Trung bình (5,1–6,9 cm); 
7. Dài (≥ 7 cm) 
Màu củ chính MC 1. Trắng; 2. Vàng; 3. Xám 
209
Trương Thị Hồng Hải và Cs. Tập 1ʹ͹, Số ͳǡʹͲͳͺ
206 
3 Kết quả và thảo luận 
Đa dạng hình thái và tỷ lệ % mẫu giống trong các phân nhóm được thể hiện ở Bảng 2. 
Trong số 9 tính trạng liên quan đến hình thái lá và thân có 3 tính trạng không có sự khác biệt 
giữa các mẫu giống. Tất cả mẫu giống đều có lá chét trung tâm hình thìa, mặt cắt ngang của lá 
chét trung tâm phẳng và khi lá già màu sắc chuyển từ xanh sang vàng. 45% cá thể phân tích có 
chiều dài thân trung bình, 70% số mẫu mang 5 lá trên thân; 51,25% có chiều dài cuống lá trung 
bình với kiểu đính cuống chủ yếu là đứng vừa phải (60%); chiều dài và chiều rộng lá chét trung 
tâm tập trung ở nhóm trung bình với tỷ lệ cá thể lần lượt là 53,75% và 76,25%. Màu sắc lá dao 
động từ xanh sáng (18,75%) đến xanh đậm (26%); tập trung nhiều nhất vẫn là các cá thể có màu 
sắc lá xanh trung bình (55%). 
Tính trạng về hình thái hoa và quả ít có sự đa dạng, chỉ có tính trạng chiều dài cuống hoa 
và dạng quả là có sự biến động giữa các mẫu nghiên cứu. Cụm hoa, kiểu đính hoa trong cụm và 
màu sắc quả chín không có sự khác biệt. Tất cả các mẫu giống đều có cụm hoa đơn giản, kiểu 
đính của hoa trong cụm là kiểu rẻ quạt và màu sắc của quả chín là màu đỏ. 
Tất cả các cá thể sâm đều có củ chính màu xám; 81,25% và 62,5% mẫu giống có đường 
kính và chiều dài củ trung bình. 
Với 11 tính trạng có sự sai khác, phân tích thành phần chính đã được sử dụng để đánh 
giá về độ biến động và đóng góp của các tính trạng này vào mức độ khác biệt của các cá thể 
nghiên cứu. Sáu thành phần chính đầu tiên có giá trị riêng (eigen value) lớn hơn 1,0 và các 
thông số liên quan được trình bày ở Bảng 3. Thành phần chính 1 chiếm 18,344% sự khác biệt, 
chủ yếu được xác định bởi các đặc điểm về lá, trong đó chiều dài lá chét và chiều rộng lá chét là 
2 tính trạng quan trọng và có độ biến động cao nhất. Thành phần chính 2 chiếm 13,321% sự 
khác biệt; thành phần chính này tương quan với đường kính củ và số lá. Hai thành phần chính 
này chiếm 31,665% tổng số biến động Các đặc điểm tương quan lớn với các thành phần chính 
này đã giúp chúng tôi xác định các đặc điểm hình thái quan trọng nhất để nhận dạng và mô tả 
toàn diện sâm Ngọc Linh ở Quảng Nam (Bảng 3). 
Sử dụng thuật toán phân cụm K-mean để phân chia các cá thể nghiên cứu vào các cụm 
khác nhau (K), kết quả đã chỉ ra rằng số cụm tối ưu cho 80 cá thể sâm Ngọc Linh là K=1. Điều 
này có nghĩa là các cá thể sâm Ngọc Linh có độ đồng đều cao. Tuy nhiên, dựa trên sơ đồ cây về 
mối quan hệ của 80 mẫu giống sâm Ngọc Linh có thể chia nhỏ thành 3 phân nhóm, trong đó 
phân nhóm B là phân nhóm chiếm ưu thế với 73 cá thể.Đặc biệt, có các cá thể giống hệt nhau ở 
các đặc điểm hình thái như cá thể NL32, NL24 và NL13. Đây chính phân nhóm mang các cá thể 
sâm Ngọc Linh của tỉnh Quảng Nam. Theo đó, nhóm này có các đặc điểm nhận biết cơ bản và 
khác biệt sau: số lá trên thân là 4,77, chiều dài lá chét trung tâm thuộc nhóm trung bình 9,32 cm 
với tỷ lệ dài/rộng của lá chét trong khoảng 2,4–2,9 (Hình 1 và Bảng 4). 
210
Œ‘•ǤŠ—‡—‹Ǥ‡†—Ǥ˜ Tập 127, Số 1C, 2Ͳͳͺ 
207 
Hình 1. DENDROGRAM thể hiện mối quan hệ của 80 cá thể sâm Ngọc Linh dựa trên khoảng cách 
Euclidean. A, B, C là các phân nhóm 
Bảng 2. Tỷ lệ % mẫu giống trong các phân nhóm dựa trên các đặc điểm hình thái 
Tính trạng 
Phân nhóm 
tính trạng 
Tỷ lệ mẫu 
giống (%) Tính trạng 
Phân nhóm 
tính trạng 
Tỷ lệ mẫu 
giống (%) 
Chiều dài thân 
Ngắn (≤20 cm) 31,25 Hình dạng lá 
chét trung tâm 
Thìa 100,00 
Trung bình 
(21–39 cm) 
45,00 
Hình dạng cắt 
mặt ngang lá 
chét trung tâm 
Phẳng 100,00 
Dài (≥ 40 cm) 23,75 Màu lá già Vàng 100,00 
Số lá 
Ít (3 lá) 3,75 
Chiều dài 
cuống hoa 
Ngắn (≤ 13 cm) 10,00 
Trung bình (4 
lá) 
26,25 Trung bình 
(14–21 cm) 
56,25 
Nhiều (5 lá) 70,00 Dài (≥ 22 cm) 33,75 
Chiều dài cuống 
lá 
Ngắn (≤ 6 cm) 26,25 Cụm hoa Đơn giản 100,00 
Trung bình (7–
8 cm) 
51,25 Kiểu đính của 
hoa trong cụm 
Rẻ quạt 100,00 
Dài (≥ 9 cm) 22,50 Màu quả chín Đỏ 100,00 
Kiểu đính cuống 
lá vào thân 
Trải ngang 40,00 Dạng quả Tròn 63,75 
Đứng vừa phải 60,00 Tròn và số tám 36,25 
Cường độ xanh 
của lá 
Xanh sáng 18,75 
Đường kính 
củ 
Mỏng (≤ 1 cm) 16,25 
Xanh trung 
bình 
55,00 Trung bình 
(1,1–1,4 cm) 
81,25 
Xanh đậm 26,25 Dày (≥ 1,5 cm) 2,5 
Chiều dài lá chét Ngắn (≤ 7 cm) 36,25 Chiều dài củ Ngắn (≤ 5 cm) 5,00 
211
Trương Thị Hồng Hải và Cs. Tập 1ʹ͹, Số ͳǡʹͲͳͺ
208 
trung tâm Trung bình (8–
12 cm) 
53,75 chính Trung bình 
(5,1–6,9 cm) 
62,50 
Dài (≥ 13 cm) 10,00 Dài (≥ 7 cm) 32,50 
Chiều rộng lá chét 
trung tâm 
Ngắn (<3 cm) 13,75 Màu củ chính Xám 100,00 
Trung bình (3–
4 cm) 76,25 
Dài (> 4 cm) 10,00 
Bảng 3. Các chỉ số trong phân tích thành phần chính của 11 tính trạng có sự khác biệt. 
Thành phần chính 1 2 3 4 5 6 
Giá trị riêng (eigen value) 2,018 1,465 1,294 1,217 1,118 1,021 
Tỷ lệ % giải thích sự biến 
động tổng số 
18,344 13,321 11,765 11,061 10,168 9,285 
 Eigen vector 
DT 0,039 0,004 0,127 0,190 0,235 0,038 
SL 0,121 0,310 0,054 0,011 0,159 0,083 
DCL 0,111 0,071 0,075 0,290 0,041 0,013 
KDC 0,033 0,118 0,248 0,268 0,079 0,000 
XL 0,245 0,202 0,247 0,004 0,070 0,001 
DLC 0,741 0,087 0,013 0,006 0,056 0,000 
RLC 0,685 0,111 0,000 0,017 0,040 0,003 
DCH 0,002 0,121 0,014 0,084 0,208 0,399 
DQ 0,034 0,086 0,011 0,123 0,146 0,400 
DKC 0,001 0,318 0,074 0,027 0,023 0,083 
DC 0,005 0,037 0,430 0,197 0,061 0,001 
Bảng 4. Đặc điểm hình thái của 3 phân nhóm 
Tính trạng 
Phân nhóm 
A B C 
Số cá thể trong cụm 1 73 6 
Chiều dài thân (cm) 43,00 ± 0,00 28,90 ± 9,10 20,33 ± 4,44 
Số lá trên cây (lá) 4,00 ± 0,00 4,77 ± 0,36 3,50 ± 0,50 
Chiều dài cuống lá (cm) 6,00 ± 0,00 7,58 ± 1,07 8,17 ± 0,56 
Kiểu đính cuống lá vào 
thân Đứng vừa phải 
Đứng vừa phải (56,2%) 
Trải ngang (42,8%) Đứng vừa phải 
Cường độ xanh của lá Xanh đậm 
Xanh sáng (20,5%) 
Xanh trung bình 
(60,3%) 
Xanh đậm 
212
Œ‘•ǤŠ—‡—‹Ǥ‡†—Ǥ˜ Tập 127, Số 1C, 2Ͳͳͺ 
209 
Xanh đậm (19,2%) 
Chiều dài lá chét trung 
tâm (cm) 
7,00 ± 0,00 9,32 ± 2,01 7,17 ± 0,94 
Chiều rộng lá chét trung 
tâm (cm) 3,00 ± 0,00 3,49 ± 0,56 3,00 ± 0,33 
Tỷ lệ dài/rộng lá chét 2,33 ± 0,00 2,65 ± 0,27 2,41 ± 0,29 
Hình dạng lá chét trung 
tâm 
Thìa Thìa Thìa 
Hình dạng mặt cắt ngang 
lá chét trung tâm Phẳng Phẳng Phẳng 
Màu lá già Vàng Vàng Vàng 
Chiều dài cuống hoa (cm) 26,00 ± 0,00 19,66 ± 3,27 22,00 ± 3,33 
Cụm hoa Đơn giản Đơn giản Đơn giản 
Kiểu đính của hoa trong 
cụm hoa Rẻ quạt Rẻ quạt Rẻ quạt 
Màu quả chín Đỏ Đỏ Đỏ 
Dạng quả Tròn 
Tròn (61,6%) 
Tròn và số tám (38,4%) 
Tròn (83%) 
Tròn và số tám (17%) 
Đường kính củ (cm) 1,20 ± 0,00 1,23 ± 0,10 1,13 ± 0,17 
Chiều dài củ chính (cm) 5,00 ± 0,00 6,58 ± 0,48 7,08 ± 0,17 
4 Kết luận 
Chúng tôi đã đánh giá được đặc điểm hình thái của 80 cá thể sâm Ngọc Linh thu được ở 
các địa điểm trồng sâm khác nhau ở huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam. Trong số 18 tính 
trạng hình thái theo dõi thì có đến 11 tính trạng có sự khác biệt giữa các cá thể sâm nghiên cứu, 
sáu thành phần chính đầu tiên của 11 tính trạng khác nhau có giá trị riêng (eigen value) lớn hơn 
1,0. Sử dụng thuật toán phân cụm K-mean để phân chia 80 cá thể cho thấy chỉ có 1 cụm được 
hình thành (K = 1), nhưng phân thành 3 nhóm khi xây dựng cây phát sinh di truyền trong đó 
phân nhóm B là phân nhóm chiếm ưu thế với 73 cá thể (cá thể sâm Ngọc Linh phân bố trên 
đỉnh núi Ngọc Linh, xã Tăk Ngo của huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam) với các đặc điểm 
nhận biết cơ bản và khác biệt sau: số lá trên thân là 4,77, chiều dài lá chét trung tâm thuộc nhóm 
trung bình 9,32 cm với tỷ lệ dài/rộng của lá chét trong khoảng 2,4–2,9. 
Tài liệu tham khảo 
1. Bộ y tế, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam. Bảo tồn và phát triển sâm Ngọc Linh. In: Hội Thảo Bảo 
Tồn Và Phát Triển Sâm Ngọc Linh. ; 2003 
2. Choi H-W, Koo D-H, Bang K-H, Paek K-Y, Seong N-S, Bang I-W. FISH and GISH Analysis of the 
Genomic Relationships among Panax Species. Genes Genomics. 2009, 31(1):99–105. 
213
Trương Thị Hồng Hải và Cs. Tập 1ʹ͹, Số ͳǡʹͲͳͺ
210 
3. De Andrade E, De Mesquita A, De Claro J, et al. Study of the efficacy of Korean Red Ginseng in the 
treatment of erectile dysfunction. Asian J Androl. 2007; 9:241–244. 
4. Dey L, Xie J, Wang A, Wu J, Maleckar S, Yuan C. Anti-hyperglycemic effects of ginseng: comparison 
between root and berry. Phytomedicine. 2003; 10:600–605. 
5. International union for the protection of new varieties of plants (UPOV). Ginseng.; 2017. 
6. Jo IH, Lee SH, Kim YC, Kim DH., Kim HS, Kim KH, Chung JW, Bang KH. De novo transcriptome 
assembly and the identification of gene-associated single-nucleotide polymorphism markers in Asian 
and American ginseng roots. Mol Genet Genomics. 2015; 2903:1055–1065. 
7. Kang, KS, Kim H, Yamabe N, Park J, Yokozawa T. Preventive effect of 20(S)-ginsenoside Rg3 against 
lipopolysaccharide-induced hepatic and renal injury in rats. Free Radic Res. 2007; 41:1181–1188. 
8. Kim S, Park K. Effects of Panax ginseng extract on lipid metabolism in humans. Pharmacol Res. 2003; 
48:511–513. 
9. Kim YC, Kim JU, Lee JW, et al. The Classification of the Morphological Characteristics of Aerial 
Vegetative Tissues in a Large Germplasm Collection of Korean Ginseng (panax sp.). J Fac Agr, Kyushu 
Univ,. 2017; 62(1):69–74. 
10. Pua E. Transgenic Crops VI. Biotechnology in Agriculture and Forestry.; 2007. 
11. Shin H, Kim Y, Yun T, Morgan G, Vainio H. The cancer-preventive potential of Panax ginseng: a 
review of human and experimental evidence. Cancer Causes Control. 2001; 11:565–576. 
12. Wang L, Lee T. Effect of ginseng saponins on cold tolerance in young and elderly rats. Planta Med. 
2000; 66:144–147. 
GENETIC DIVERSITY BASED ON MORPHOLOGICAL 
CHARACTERISTICS OF NGOC LINH GINSENG (Panax 
vietnamensis Ha et Grushv.)AT NAM TRA MY, QUANG NAM 
Truong Thi Hong Hai1*, Duong Thanh Thuy2, Dang Thanh Long1, 
Ho Huyen Tran3, Nguyen Manh Tuan3 
1Institute of Biotechnology, Hue University, Vietnam 
2University of Agriculture and Forestry, Hue University, Vietnam 
3Ngoc Linh Gingsen Center of Nam Tra My District, Nam Tra My, Quang Nam, Vietnam 
Abstract. This study was conducted to assess the uniformity and morphological 
characteristics of Ngoc Linh Ginseng at Nam Tra My, Quang Nam, Vietnam. A total of 80 
individuals collected from different areas of the Ngoc Linh mountain and were subjected to 
adetailed morphological characteristics description. Most of the ginseng individuals in 
population were highly uniform and belonged to onegenetic group. The number of leaves 
and leaf length and width could be used as important morphological characteristics for 
evaluating and dividing individuals into subgroups. 
Keywords: Ngoc Linh ginseng, Quang Nam, morphological characteristics, genetic diversity 
214

File đính kèm:

  • pdfda_dang_di_truyen_dua_tren_dac_diem_hinh_thai_cua_quan_the_s.pdf