Đánh giá độ an toàn của propofol trong nội soi đường tiêu hóa

Mục tiêu: Đánh giá độ an toàn của propofol trong thủ thuật nội soi đường tiêu hóa và so sánh với

việc sử dụng an thần Midazolam fentanyl trong nội soi tiêu hóa trong năm 2008 tại Bệnh viện Nhân

Dân Gia Định.

Thiết kế nghiên cứu: Phương pháp tiền cứu và mô tả.

Kết quả: Chúng tôi khảo sát 55 trường hợp được chỉ định nội soi đường tiêu hóa. Trong đó có 28

trường hợp được gây mê với propofol (1–3 mg/kg cân nặng) và 27 trường hợp dùng an thần với Midazolam

0,02–0,04 mg/kg; fentanyl 1- 2 mcg/kg. Tất cả các trường hợp nội soi tiêu hóa đều không có biến chứng,

nhóm gây mê với propofol có mạch, huyết áp ổn định hơn, kỹ thuật thực hiện thuận lợi hơn, bệnh nhân hài

lòng hơn sau khi được nội soi dưới gây mê propofol so với dùng an thần Midazolam + fentanyl.

Kết luận: Gây mê với propofol trong nội soi đường tiêu hóa đảm bảo được sự an toàn, thỏa mãn được

yêu cầu an thần trong khi nội soi, làm hài lòng bệnh nhân và phẫu thuật viên. Gây mê với propofol có thể

triển khai cho tất cả các loại thủ thuật với điều kiện hồi sức cấp cứu đầy

pdf 8 trang dienloan 4361
Bạn đang xem tài liệu "Đánh giá độ an toàn của propofol trong nội soi đường tiêu hóa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đánh giá độ an toàn của propofol trong nội soi đường tiêu hóa

Đánh giá độ an toàn của propofol trong nội soi đường tiêu hóa
 241 
ĐÁNH GIÁ ĐỘ AN TOÀN CỦA PROPOFOL 
TRONG NỘI SOI ĐƯỜNG TIÊU HÓA 
Nguyễn Trung Cường*, Lê Thị Ngọc Cang*, Trịnh Minh Đức*, Nguyễn Ngọc Đoan Trang* 
TÓM TẮT 
Mục tiêu: Đánh giá độ an toàn của propofol trong thủ thuật nội soi đường tiêu hóa và so sánh với 
việc sử dụng an thần Midazolam fentanyl trong nội soi tiêu hóa trong năm 2008 tại Bệnh viện Nhân 
Dân Gia Định. 
Thiết kế nghiên cứu: Phương pháp tiền cứu và mô tả. 
Kết quả: Chúng tôi khảo sát 55 trường hợp được chỉ định nội soi đường tiêu hóa. Trong đó có 28 
trường hợp được gây mê với propofol (1–3 mg/kg cân nặng) và 27 trường hợp dùng an thần với Midazolam 
0,02–0,04 mg/kg; fentanyl 1- 2 mcg/kg. Tất cả các trường hợp nội soi tiêu hóa đều không có biến chứng, 
nhóm gây mê với propofol có mạch, huyết áp ổn định hơn, kỹ thuật thực hiện thuận lợi hơn, bệnh nhân hài 
lòng hơn sau khi được nội soi dưới gây mê propofol so với dùng an thần Midazolam + fentanyl. 
Kết luận: Gây mê với propofol trong nội soi đường tiêu hóa đảm bảo được sự an toàn, thỏa mãn được 
yêu cầu an thần trong khi nội soi, làm hài lòng bệnh nhân và phẫu thuật viên. Gây mê với propofol có thể 
triển khai cho tất cả các loại thủ thuật với điều kiện hồi sức cấp cứu đầy đủ. 
Từ khóa: Nội soi ống tiêu hóa. 
ABSTRACT 
EVALUATION OF THE SAFETY OF PROPOFOL IN GASTROINTESTINAL 
TRACT ENDOSCOPY 
Nguyen Trung Cuong, Le Thi Ngoc Cang, Trinh Minh Duc, Nguyen Ngoc Doan Trang 
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 13 – Supplement of No 6 – 2009: 241 - 247 
Aims: To evaluate the safeness of propofol in gastrointestinal (GI) tract endoscopy and compare it with 
the use of Midazolam fentanyl in GI endoscopy in the year of 2008 at Nhan Dan Gia Định Hospital. 
Methods: Prospective and descriptive study. 
Results: We examine 55 cases that are indicated to perform digestive tract endoscopy. Of them, 28 cases 
were performed with the anesthetic propofol (1 - 3 mg/kg weight) and 27 cases with Midazolam 0.02-0.04 
mg/kg plus fentanyl 1-2 mcg/kg. All of cases had no complication. Patients in anesthetic propofol group were 
more satisfied and had stable pulse and blood pressure than patients in Midazolam + fentanyl group. The use 
of anesthetic propofol is easier than Midazolam + fentanyl. 
Conclusion: Anaesthesia with propofol in GI tract endoscopy was safe, and satisfied the request of 
anesthesia during endoscopy. It satisfied both patients and endoscopic doctors. Anaesthesia with propofol can 
be deployed to all kinds of minor surgery with the readiness of emergency resuscitation. 
Key words: Propofol in gastrointestinal tract endoscopy 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Thủ thuật, phẫu thuật nội soi đã được ứng 
dụng từ rất lâu trong lĩnh vực Y khoa và nhanh 
chóng phát triển, ứng dụng rất đa dạng trong 
nhiều chuyên khoa lâm sàng. Thủ thuật nội soi 
(nói chung) và nội soi tiêu hóa (nói riêng) là 
*Khoa Gây Mê Hồi Sức- Bệnh Viện Nhân Dân Gia Định 
Địa chỉ liên lạc: BS Nguyễn Trung Cường ĐT: 0918.045.257 Email: ngtrungcuong@gmail.com 
 242 
những thủ thuật bán xâm nhập để chẩn đoán và 
có thể kết hợp điều trị, thường được chỉ định 
thực hiện khi có yêu cầu chẩn đoán bệnh lý dạ 
dày ruột. 
Ngày nay, với sự tiến bộ của khoa học kỹ 
thuật, các phương tiện ứng dụng trong nội soi 
đã có những cải tiến liên tục, ngày càng hoàn 
thiện hơn, chuyên khoa hóa ngày càng cao, đã 
mang lại hiệu quả to lớn, góp phần đáng kể 
trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh. Nội soi dạ 
dày, tá tràng, đại tràng là thủ thuật phát triển 
nhanh chóng hơn cả, không phải chỉ ở quốc gia 
phát triển mà ngay ở Việt Nam thủ thuật này 
cũng đã được áp dụng khá phổ biến ở nhiều 
bệnh viện, trung tâm y tế, phòng khám 
Bên cạnh sự phát triển về kỹ thuật nội soi, 
vấn đề sử dụng thuốc hỗ trợ cho bệnh nhân 
cũng có những chuyển biến tích cực, để đảm 
bảo sự an toàn cao nhất cho bệnh nhân khi 
được thực hiện các thủ thuật. Nhiều nghiên 
cứu gần đây cho thấy, bệnh nhân khi có chỉ 
định làm thủ thuật, sẽ được chuẩn bị tiền mê 
rất cẩn thận và giống như chuẩn bị cho phẫu 
thuật, thậm chí khi làm thủ thuật nội soi phải 
gây mê để vừa đảm bảo an toàn tối đa vừa tạo 
thoải mái cho bệnh nhân. 
Các bệnh viện ở nước ta, bệnh nhân được 
thực hiện thủ thuật này chưa được chuẩn bị 
đầy đủ, bệnh nhân phải cảm nhận rất nhiều 
khó chịu, kích thích, đau đớn Từ đó dễ xảy 
ra tai biến, biến chứng, nhất là những bệnh 
nhân có bệnh lý nội khoa đi kèm, như bệnh về 
tim mạch, hô hấp Việc đau đớn, giãy giụa 
khi làm thủ thuật nội soi có thể biến chứng tim 
mạch, hô hấp, thủng, bỏ sót thương tổn, nguy 
cơ tử vong cao. Bệnh viện NDGĐ đã thực hiện 
nội soi tiêu hóa từ năm 1992, nhưng công tác 
an thần chưa thực hiện một cách đầy đủ. Việc 
đưa ra một phát đồ an thần thống nhất là một 
yêu cầu cần thiết để áp dụng thường quy và 
giảm thiểu tối đa tai biến khi thực hiện nội soi 
dạ dày, tá tràng, đại tràng. 
Đã có rất nhiều phát đồ an thần dùng hổ trợ 
cho các thủ thuật nội soi song tất cả các loại 
thuốc như nhóm morphine, an thần, thuốc ngủ 
trước đây đều có những hạn chế nhất định, đôi 
khi gây bất lợi trong việc kiểm soát về tim mạch, 
hô hấp, các phản xạ, cảm giác đau Sự ra đời 
của propofol với những ưu điểm: tác dụng 
nhanh, thời gian tác dụng ngắn, gây ngủ mạnh, 
tỉnh mê sớm đã đáp ứng được rất nhiều yêu cầu 
vô cảm trong thủ thuật bán xâm nhập nói chung 
và nội soi tiêu hóa nói riêng. Propofol là loại 
thuốc mê tĩnh mạch được ứng dụng rất nhiều 
trong các phẫu thuật ngắn, phẫu thuật trong 
ngày, nhiều nghiên cứu cho thấy propofol cũng 
được dùng gây mê trong các thủ thuật nội soi 
chuyên khoa niệu, tai mũi họng, hô hấp. Tuy 
vậy propofol với liều gây mê tĩnh mạch khi 
được dùng kết hợp với thuốc giảm đau, an thần 
khác như fentanyl, midazolam đã mang lại hiệu 
quả vô cảm rõ rệt, đảm bảo được yêu cầu của 
thủ thuật nội soi, cũng như giảm được liều 
lượng mỗi loại thuốc và giảm tai biến biến chứng 
do thuốc ngủ, á phiện. 
Điều kiện cơ sở vật chất và phương tiện của 
chúng ta hiện nay đã tốt hơn rất nhiều, thực hiện 
tốt việc tham gia gây mê hồi sức trong tất cả các 
thủ thuật nội soi nói chung và nội soi tiêu hóa 
nói riêng mang lại nhiều hiệu quả hơn cho 
chuyên môn chẩn đoán điều trị, đảm bảo an 
toàn hơn cho bệnh nhân và tính nhân bản trong 
việc thực hiện các thủ thuật. Vì vậy chúng tôi 
tiến hành nghiên cứu hiệu quả và độ an toàn của 
propofol trong nội soi đường tiêu hóa. 
Mục tiêu nghiên cứu 
Mục tiêu tổng quát 
Đánh giá hiệu quả mức độ an toàn của gây 
mê với propofol trong nội soi đường tiêu hóa. 
Mục tiêu chuyên biệt 
Biến đổi mạch, huyết áp và bão hòa oxy máu 
trong khi làm thủ thuật nội soi. 
Ghi nhận các tai biến, biến chứng xảy ra. 
Khảo sát mức độ hài lòng của người làm thủ thuật. 
 243 
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Phương pháp 
Thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng. 
Đối tượng nghiên cứu 
Tất cả các bệnh nhân được thực hiện thủ 
thuật nội soi đường tiêu hóa, để chẩn đoán và 
điều trị qua nội soi. 
Các bước thực hiện 
Tiêu chuẩn chọn bệnh 
Tất cả Bn đều được xếp loại nguy cơ ASA I 
và II Những BN có chỉ định thủ thuật thực 
hiện tại phòng mổ khu khám vào nhóm 
nghiên cứu gây mê với propofol, các bệnh 
nhân còn lại với an thần midazolam và 
fentanyl làm nhóm chứng. 
Tiêu chuẩn loại trừ 
BN có được xếp vào mức độ nguy cơ cao 
ASA III trở lên. 
Thực hiện 
Tất cả những bệnh nhân đều được khám tiền 
mê đánh giá đầy đủ tổng trạng, bệnh lý nội khoa 
đi kèm, ghi nhận: tăng HA, TMCT, NMCT, suy 
tim, rối loan nhịp tim, viêm phế quản mãn, khí 
phế thủng, cường giáp, suy thận, đái tháo 
đường 
Nhóm chứng 
Midazolam 0,02–0,04 mg/kg; fentanyl 1-2 
mcg/kg. 
Nhóm Propofol: 1–3 mg/kg 
Ghi nhận M, HA, nhịp thở, độ kích thích co 
thắt, tăng tiết, thời gian làm thủ thuật, thời gian 
tỉnh sau khi ngừng thuốc, thời gian ra viện, độ 
hài lòng của bệnh nhân, độ hài lòng của PTV. 
TỔNG QUAN TÀI LIỆU 
Cơ sở sinh học 
Giải phẩu dạ dày tá tràng và sự chi phối thần 
kinh: 
- Đường tiêu hóa trên bao gồm : Miệng - 
Hầu - Thực quản - Dạ dày – Tá tràng. 
- Hệ thần kinh phó giao cảm phân phối cho 
hệ tiêu hóa chủ yếu là qua các dây thần kinh X 
và thần kinh cùng(1). 
- Các thần kinh chi phối vùng miệng hầu chủ 
yếu do các dây thần kinh sọ chi phối như dây số 
V, VII, IX, X, XII.(2) 
- Thực quản trên, giữa, dưới chủ yếu do thần 
kinh X và các hạch giao cảm vùng cổ ngực(2). 
- Vùng hầu thanh quản là vùng có rất nhiều 
phản xạ: nuốt, nôn, co thắt vùng hầu họng, co 
thắt khí quản, ho sặt, kích thích xuất tiết 
Nguyễn Quang Quyền (1995). Atlat Giải Phẫu Người. NXB 
Yhoc, tr 246 
Giải phẫu thần kinh chi phối hậu môn trực 
tràng: 
- Vùng hậu môn trực tràng cũng là vùng 
được phân phối rất nhiều các nhánh thần kinh 
phó giao cảm xuất phát từ xương cùng (S2 – 
S4), cũng là vùng rất nhạy cảm với các kích 
thích đau. 
- Những phản xạ phó giao cảm xảy ra : Tụt 
HA, chậm nhịp tim, ngưng tim, ngưng thở 
- BN tỉnh hoàn toàn sẽ lo sợ sự đau đớn, khó 
chịu, không thể nằm yên, không thể hợp tác tốt. 
Nếu BN có nhiều nguy cơ về tim mạch, hô hấp, 
già yếu, suy kiệt có thể tai biến NMCT, THA, 
co thắt phế quản, suy hô hấp 
- Ảnh hưởng của nội soi dạ dày, đại tràng 
(bơm hơi, đầu ống qua khúc quanhgây khó 
chịu, đau đớn, phản xạ 
 244 
Propofol(3) 
Giới thiệu 
Phát minh 1986 
Công thức hóa học: 2.6 Di – isopropyl – 
phenol. 
Dạng nhũ tương màu trắng sữa 
Tác dụng nhanh, gây ngủ mạnh hơn 
thiopentone, tác dụng ngắn, tỉnh mê sớm. Thời 
gian bắt đầu tác dụng 30 – 40 giây, thời gian tác 
dụng 05 – 10 phút. 
Chỉ định trong gây mê 
Khởi đầu mê, duy trì mê trong những phẫu 
thuật ngắn và trung bình, an thần trong các thủ 
thuật, hồ sức thở máy (3). 
Chống chỉ định 
Chống chỉ định tuyệt đối: thiếu dung cụ hồi 
sức 
Chống chỉ định tương đối: Động kinh chưa 
kiểm soát, BN có thai, trẻ nhỏ dưới 3 tuổi, rối 
loan chuyển hóa mỡ 
Tương tác thuốc 
Fentanyl tăng cường tác dụng của propofol. 
Không tương tác với dãn cơ. 
Dược lực học 
Dược lực 3 pha. 
Thời gian bán hủy thải trừ: Người lớn: 3 – 8 
giờ, trẻ em: 12 giờ 
98% kết hợp protein. 
Thể tích phân phối: 10 l/kg. 
Qua được hàng rào nhau – thai. 
Biến dưỡng ở gan 100%. 
Thải trừ: Qua nước tiểu 90% dưới dạng biến 
dưỡng, qua mật 2%. 
Dược động học 
Tác dụng trên hệ thần kinh trung ương: 
- Gây ngủ chủ yếu; mất ý thức nhanh và 
ngắn tùy thuộc vào tốc độ tiêm. 
- Không có tác dụng giảm đau. 
- Với liều 3mg/kg TM áp lực nội sọ và lưu 
lượng tuần hoàn não giảm. 
- Điện não đồ không thay đổi. 
- Tỉnh nhanh, đạt chất lượng sau khoảng 04 – 
20 phút. 
Tác dụng trên hệ tim mạch: 
- Huyết áp động mạch giảm: giảm tâm thu 
và tâm trương. 
- Nhịp tim khuynh hướng giảm. 
- Ức chế co bóp cơ tim trung bình. 
- Giảm nhẹ cung lượng tim. 
- Giảm tiêu thụ dưỡng khí của cơ tim và tuần 
hoàn mạch vành. 
- Giảm trương lực mạch máu ngoại biên. 
Tác dụng trên hệ hô hấp: 
- Ngưng thở tạm thời, tăng khi chích nhanh, 
phối hợp với benzodiazepin, thuốc phiện. 
- Nhịp thở tăng giảm rồi trở lại bình thường. 
Giảm thể tích thường lưu và thông khí phút. 
- Ít gây co thắt khí quản. 
- Giảm phản xạ thanh quản, dãn cơ vùng 
thanh môn. 
Tác dụng khác: 
- Giảm áp lực nội nhãn. 
- Không làm phóng thích histamine. 
Tác dung không mong muốn: 
- Ít xảy ra buồn nôn, nôn, đau đầu. 
- Ức chế hô hấp nhẹ và nhất thời, có thể gây 
ngừng thở. 
- Hiếm gặp nấc cục. 
- Đau nơi tiêm. 
- Ảnh hưởng huyết động rõ rệt ở người già. 
- Quá liều. 
- Ức chế hô hấp cần hô hấp điều khiển. 
- Ức chế tim mạch: điều trị triệu chứng. 
Các nghiên cứu ứng dụng propofol trong thủ 
thuật 
Tác giả Frédérique Servin cũng nghiên cứu 
60 BN an thần với propofol soi đại tràng. Có hai 
nhóm, kỹ thuật AIVOC (Gây mê tĩnh mạch với 
nồng độ đích) 4mcg/ ml sau 3 phút và nhóm 
tiêm thuốc bằng tay 0,5 mg/kg. Cả hai nhóm đều 
đạt mức an toàn từ 6 tiêm thuốc bằng tay đến 9 
 245 
cho AVOC, thang điểm từ 0 (kém nhất) đến 10 
(tốt nhất). Thời gian soi đến manh tràng nhóm 
AIVOC là 355s và ở nhóm tiêm bằng tay 555s. 
Lượng thuốc propofol ở nhóm AIVOC 220mg và 
tiêm bằng tay là 290mg(4). 
Tác giả Nguyễn Quốc Kính nhận xét trên 3 
nhóm thử nghiệm nội soi đại tràng(5). Nhóm 1: 
không an thần, nhóm 2 dùng propofol tiêm 
ngắt quãng, nhóm 3 kỹ thuật PCS (an thần do 
Bn tự điều khiển) bolus 20mg thời gian trơ 1 
phút. Tổng liều propofol trung bình ở nhóm 2 
là 89,19 ± 45,85mg trong khi nhóm 3 là 51,49 ± 
26,56mg. Thời gian hồi tỉnh nhóm 2: 3,65 ± 2,67 
phút, nhóm 3: 1,56 ± 1,93 phút. Thời gian xuất 
viện: nhóm 2: 13,12 ± 8,05 phút, nhóm 3: 9,04 ± 
4,08 phút. Thời gian làm thủ thuật rút ngắn 
nhóm 3: 9,37 ± 4,86 phút trong khi nhóm 1: 
10,68 ± 6,16 phút và nhóm 2: 10,35 ± 6,86 phút, 
sự hài lòng của người nội soi (VAS) nhóm 3 
cao nhất, điểm đau của Bn thấp nhất, điểm hài 
lòng của Bn cao nhất và BN muốn dùng 
phương pháp này cho nội soi lần sau nhiều 
hơn. Kết luận nhóm gây mê với propofol 
nhiều ưu điểm khi làm thủ thuật. 
Tác giả Trần Thị Xuân Dung BV Tai Mũi 
Họng nghiên cứu trên 202 BN được soi thanh 
quản, thực quản, dùng propofol tiêm mạch 
chậm 2 -3 mg /kg và duy trì 5 – 10 mg/kg/giờ, 
bệnh nhân tự thở. Kết quả không có tai biến về 
tim mạch, hô hấp; phẫu trường rộng, thủ thuật 
thực hiện nhanh dể dàng, Bn tránh được tai biến 
do mê NKQ, an toàn và BN có thể xuất viện 
trong ngày. 
KẾT QUẢ 
Trong thời gian từ tháng 02 năm 2008 đến 
nay số ca thực hiện nội soi có gây mê với 
propofol là 28 ca, nhóm an thần không dùng 
propofol 27 ca. Hầu hét các ca đều được chỉ định 
thủ thuật soi đại tràng, tất cả đều được khám 
tiền mê, đánh giá tiên lượng nguy cơ về gây mê 
gồm ASA I,II; tuổi từ 27 đến 80; nam chiếm 43%. 
Bảng 1: Đặc điểm về bệnh nhân: 
Nhóm I: soi đại tràng gm propofol 
Nhóm II: soi đại trang tiền mê 
midazolam+fentanyl 
TỔNG SỐ Nhóm I Nhóm II 
55 28 27 
NAM/NỮ 12 16 12 15 
TUỔI TB 47,67 55,8 
Bảng 2: ASA và các bệnh nội khoa 
TỔNG SỐ Nhóm I Nhóm II 
I II I II ASA 
13 15 14 13 
Bệnh nội khoa 4 5 
cao HA 3 3 
Phổi 1 2 
tim mạch 0 0 
Bệnh khác 0 0 
Bảng3: Liều lượng thuốc sử dụng: 
Loại thuốc Nhóm I Nhóm II 
Propofol (mg) 105(50– 150) 
Midazolam (mg) 0,85(0,5–2,5) 1,3 (0,5 -2,5) 
Fentanyl (mcg) 60,7(50–100) 85 (50 -100) 
Bảng 4: Thời gian làm thủ thuật 
 Thời gian thủ thuật 
(phút) 
Trung bình 
Propofol 05 - 35 17,14 
Fentanyl+ Midazolam 05 - 50 17,27 
Bảng 5: Sự thay đổi Mạch trung bình trong quá 
trình nội soi 
Thi 
ñim 
Trc 
TT 
2p 5p 10p 15p 20p 25p 30p 35p 40p 
Nhóm I 79,21 76,21 75,6 74,15 70,7 76,4 72,2 71,8 68,5 55 
Nhóm II 80 84 84,5 83,9 84,2 82,4 83 84 77,5 96 
Bảng 6: Sự thay đổi của Trung bình Huyết áp Tâm thu và Tâm trương trong khi soi, đơn vị (mmHg) 
Thời ñiểm Trước soi 2p 5p 10p 15p 20p 25p 30p 35p 40p 
Propofol /Tâm thu 122 114,6 111,7 111 114 117,9 114 113 103 95 
Propofol /Tâm trương 76,39 71,8 69,64 69,8 71,7 72,5 68 67,7 65 60 
Mida + Fen/ Tâm thu 122,5 126 126 125 127 123 117 119 116 116 
Mida + Fen/Tâm trương 76,15 75,2 75,8 75,5 75,8 75,3 66,7 70 65 65 
 246 
0
20
40
60
80
100
120
Tr
ư
ớ
c
TT 2p 5p 10
p
15
p
20
p
25
p
30
p
35
p
40
p
Propofol
An Thần
Biểu đồ 1: 
0
20
40
60
80
100
120
140
5p 15
p
25
p
35
p
Propofol HA T.thu
An thần HA T.thu
Propofol HA T.tr
An thần HA T.tr
 Biểu đồ 2: 
Bảng 7: So sánh sự kích thích xuất tiết ở hai nhóm 
Kích thích xuất tiết Nhiều Trung bình Ít 
Propofol 7,15% 7,15% 85,7% 
Midazolzm fentanyl 25% 10,72% 64,28% 
Bảng 8: Sự hài lòng của Người làm kỹ thuật nội soi 
 Tốt Hài lòng Khó Khăn 
Propofol 75% 17,85% 7,15% 
Midazolzm fentanyl 64,28% 21,42% 14,30% 
Thủ thuật được thực hiện dể dàng, người làm thủ thuật thuận lợi khi bệnh nhân mê . 
Thời gian trung bình của thủ thuật hai nhóm: 17,14 phút ở nhóm dùng propofol và 17,27 
phút ở nhóm dùng an thần. 
Tất cả các bệnh nhân đều chuyển về trại bệnh và không có tai biến xảy ra trong thời gian 
nằm viện. 
 247 
BÀN LUẬN 
Ở cả hai nhóm, chúng tôi lấy số lượng bệnh nội soi tương đương, phân bố tỉ lệ nam nữ 
không có sự khác biệt nhiều. Tuy vậy chỉ định nội soi đại tràng ngày càng rộng rãi nên số 
bệnh nhân lớn tuổi được chỉ định nội soi nhiều và nhóm sử dụng an thần tuổi trung bình 
cao hơn 55,8 so với 47,67 của nhóm propofol. 
Bệnh nhân ít có nguy cơ cao, đa số được xếp vào nhóm ASA I và II, thuận lợi cho việc 
thực hiện thủ thuật, giảm được nguy cơ tai biến biến chứng, cả hai nhóm bệnh nội soi 
không xảy ra tai biến biến chứng gì. 
Sự ổn định huyết áp sau khi dùng thuốc, với nhóm an thần đạt được ngay khi bắt đầu 
thủ thuật, nhưng M, HA dao động nhiều hơn giảm nhẹ với nhóm dùng propofol 122mmHg 
xuống còn 110mmHg. Nếu dùng kỹ thuật TCI hoặc AIVOC huyết áp sẽ thay đổi ít và ổn 
định hơn. 
Cả hai nhóm đều không có sự khác biệt nhiều về sự thay đổi hô hấp, độ bão hòa oxy 
máu vẫn đảm bảo 98%-99%. Tuy nhiên những đáp ứng phản xạ co thắt kích thích vẫn xãy 
ra ở nhóm chỉ có an thần với midazolam và fentanyl. 
Thời gian thực hiện thủ thuật ở nhóm dùng propofol 17,14 phút tương đương mhóm 
an thần không dùng propofol 17,27 phút, tuy vậy khi được gây mê, kỹ thuật soi vẫn 
được thực hiện tốt không bị cản trở bởi các phản xạ nôn ói hay gồng người do đau 
đớn do BN đã được gây mê. 
Mức độ kích thích, khó chịu, tăng tiết khi soi có sự khác biệt ở hai nhóm, mức độ nhiều 
chỉ có 7,15% ở nhóm propofol so với 25% ở nhóm an thần. Tuy nhiên cảm nhận của bệnh 
nhân ở nhóm không dùng propofol là rõ rệt hơn, khó chịu hơn dù vẫn hợp tác tốt, nhóm 
dùng propofol không có cảm nhận gì, bệnh nhân đã mê, mức độ kích thích, co thắt giảm 
đáng kể làm cho thủ thuật thuận lợi hơn. Bệnh nhân trãi qua thủ thuật nhẹ nhàng hồi tỉnh 
hoàn toàn, sau khi tỉnh không có bất cứ cảm nhận nào về thủ thuật vừa trãi qua. 
Chúng tôi chưa thấy có tai biến, biến chứng gì ngoài sự thay đổi M, HA. BN sau khi 
được gây mê với propofol cho nằm nghĩ ngơi, và cho về nhà khi tỉnh táo hoàn toàn. Tất cả 
BN ngoại trú đều được xuất viện, các Bn nội trú đều được đưa về trại bệnh. 
Điểm nổi trội trong việc dùng thuốc mê propofol trên bệnh nhân soi tiêu hóa là BN 
không có cảm nhận gì về việc mới trãi qua thủ thuật nội soi, không có biểu hiện khó chịu gì. 
Khi tỉnh tri giác hoàn toàn bình thường tự đi lại được, có biểu hiện hài lòng hơn so với lúc 
bắt đầu thực hiện, nhóm an thần BN vẫn có cảm giác khó chịu, xuất tiết, chướng bụng, tri 
giác tỉnh nhưng bần thần khó chịu lo lắng và sự hợp tác không tốt khi phải làm lâu. BN 
không muốn lập lại tình trạng tương tự về sau. 
Dù không có sự hợp tác của BN tuy nhiên người thực hiện soi vẫn có nhận xét tốt chiếm 
75% so với 64,28% ờ nhóm an thần, cảm nhận thuận lợi nhiều hơn: có thể khảo sát kỹ, điều 
chỉnh ống soi dể dàng, Bn không có đáp ứng gì gây cản trở cho việc soi. 
KẾT LUẬN 
Nội soi tiêu hóa ngày càng được chỉ định rộng rãi không những trong chẩn đoàn và 
điều trị mà còn chỉ định tầm soát bệnh ác tính ở đường tiêu hóa. Kỹ thuật nội soi ngày càng 
hoàn thiện, phương tiện hiện đại đạt nhiều hiệu quả trong chẩn đoán và điều trị. 
 248 
Thực hiện nội soi dưới an thần gây mê mang lại nhiều ưu điểm, nhận xét trên đây cho 
thấy: gây mê với propofol đã sự an toàn trong nội soi tiêu hóa, các thông số M, HA, SpO2 
đều ổn định hoặc thay đổi trong giới hạn cho phép. Bệnh nhân sau khi nội soi không có cảm 
nhận gì về thủ thuật, giảm được sự khó chịu, giảm nguy cơ biến chứng, tạo thuận lợi cho 
công việc nội soi chẩn đoán và điều trị. 
Có thuận lợi hơn cho người làm Nội soi, hiệu quả nội soi được nâng cao, khảo sát dể 
dàng và kiểm tra kỷ tránh bỏ sót thương tổn. 
Sự cần thiết phải có chuẩn bị an thần và gây mê cho bệnh nhân khi thực hiện thủ 
thuật nội soi. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Phạm Đình Lựu (2005). Sinh lý tiêu hóa. NXB Yhọc, tr 297, 298 
2. Nguyễn Quang Quyền (1995). Atlat Giải Phẫu Người. NXB Yhoc, tr 246 
3. Nguyễn Văn Chừng (2004). Sử dụng lâm sàng thuốc gây mê hồi sức. NXB Y học, tr 104, 105, 106 
4. Frédérique Servin bệnh viện Bichat, Paris Gây mê tĩnh mạch theo nồng độ (AIVOC) nguyên tắc, áp dụng thực tế. Hội 
nghị khoa học toàn quốc, Đà nẵng tháng 08/ 2002, tr 11,12. 
5. Nguyễn Quốc Kính BV Việt Đức, Cập nhật một số tiến bộ mới trong gây mê tháng 8/ 20007, tr 30,31. 
6. Trần Thị Xuân Dung BV Tai Mũi Họng, Sử dụng lâm sàng thuốc mê tĩnh mạch trong gây mê hồi sức, tháng 12/ 2007 . Gây 
tê kết hợp mê tĩnh mạch propofol trong phẫu thuật nội soi tai mũi họng. 
7. J.A.C Murdoch và G.N.C Kenny University Anaesthesia, Glasgow Royal infirmary, Glasgow, UK. Patient maintained 
propofol sedation as premedication in day-case surgery: assensement of a target controller – system, Bristish journal of 
aneasthesia 82 (3) : 429- 431 (1999 ). 
8. Sherief S. Sultan, Ahmed N. El-Shaer, Aden A. Fathy. The use of propofol/Thiopentone admixture for sedation in elective 
outpatient upper gastrointestinal endoscopy. 312 | Eg J anaesth 2004, 20, 311 – 317 
9. ASGE (American society for Gastrointestinal Endoscopy) Propofol use gastrointestinal endoscopy , volum 53, NO7 .2001, 
876-877 
10.  
11.  
12. Guidelines for the use of deep sedation and anesthesia for GI endoscopy Gastrointest Endosc. 2002 Nov;56(5):613-7. No 
abstract available PMID: 12397263 (PubMed - indexed for MEDLINE. 

File đính kèm:

  • pdfdanh_gia_do_an_toan_cua_propofol_trong_noi_soi_duong_tieu_ho.pdf