Đánh giá hàm lượng Cd và Pb tích lũy trong môi trường đất và trong các loài giun đất (giống pheretima) ở khu công nghiệp Hòa khánh, thành phố Đà Nẵng
Khu công nghiệp (KCN) Hòa Khánh là một trong những KCN trọng điểm của thành phố Đà Nẵng, nơi đây tập trung các nhà máy thuộc các ngành công nghiệp: luyện kim, cơ khí, lắp ráp, may mặc, điện tử, sản phẩm bao bì. Do đó, nguy cơ ô nhiễm kim loại nặng (KLN) môi trường đất là khá lớn. Nghiên cứu của Võ Văn Minh (2006) tại một số khu vực xung quanh KCN Hòa Khánh cho thấy lượng KLN Cd trong đất và trong rau Cải ở nhiều điểm nghiên cứu đT cao xấp xỉ tiêu chuẩn cho phép (TCCP) [5]. Hiện nay, sử dụng các sinh vật chỉ thị để đánh giá mức độ ô nhiễm KLN, trong đó có giun đất đang được ứng dụng trên thế giới nhằm bổ trợ cho các phương pháp lý hóa trong giám sát ô nhiễm KLN [4, 6, 7]. Trong bài báo này, chúng tôi trình bày phương pháp và kết quả nghiên cứu ban đầu về hàm lượng kim loại Cd và Pb tích lũy trong đất và trong các loài giun đất giống Pheretima nhằm góp phần xây dựng cơ sở khoa học cho việc sử dụng giun đất làm sinh vật chỉ thị ô nhiễm kim loại Cd và Pb trong môi trường đất
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đánh giá hàm lượng Cd và Pb tích lũy trong môi trường đất và trong các loài giun đất (giống pheretima) ở khu công nghiệp Hòa khánh, thành phố Đà Nẵng
93 33(3): 93-97 Tạp chí Sinh học 9-2011 ĐáNH GIá HàM LƯợNG Cd Và Pb TíCH LũY TRONG MÔI TRƯờNG ĐấT Và TRONG CáC LOàI GIUN ĐấT (GIốNG PHERETIMA) ở KHU CÔNG NGHIệP HòA KHáNH, Thành phố Đà NẵNG PHạM THị HồNG Hà, NGUYễN VĂN KHáNH, LÊ THị HIếU GIANG Tr−ờng Đại học S− phạm, Đại học Đà Nẵng Khu công nghiệp (KCN) Hòa Khánh là một trong những KCN trọng điểm của thành phố Đà Nẵng, nơi đây tập trung các nhà máy thuộc các ngành công nghiệp: luyện kim, cơ khí, lắp ráp, may mặc, điện tử, sản phẩm bao bì.... Do đó, nguy cơ ô nhiễm kim loại nặng (KLN) môi tr−ờng đất là khá lớn. Nghiên cứu của Võ Văn Minh (2006) tại một số khu vực xung quanh KCN Hòa Khánh cho thấy l−ợng KLN Cd trong đất và trong rau Cải ở nhiều điểm nghiên cứu đT cao xấp xỉ tiêu chuẩn cho phép (TCCP) [5]. Hiện nay, sử dụng các sinh vật chỉ thị để đánh giá mức độ ô nhiễm KLN, trong đó có giun đất đang đ−ợc ứng dụng trên thế giới nhằm bổ trợ cho các ph−ơng pháp lý hóa trong giám sát ô nhiễm KLN [4, 6, 7]. Trong bài báo này, chúng tôi trình bày ph−ơng pháp và kết quả nghiên cứu ban đầu về hàm l−ợng kim loại Cd và Pb tích lũy trong đất và trong các loài giun đất giống Pheretima nhằm góp phần xây dựng cơ sở khoa học cho việc sử dụng giun đất làm sinh vật chỉ thị ô nhiễm kim loại Cd và Pb trong môi tr−ờng đất. I. PHƯƠNG PHáP NGHIÊN CứU 1. Đối t−ợng Các loài giun đất thuộc giống Pheretima, họ Megascolecidae, bộ Lumbricimorpha thuộc lớp giun ít tơ Oligochaeta, ngành giun đốt (Annelida) [1]. 2. Ph−ơng pháp Các mẫu đất và giun đất đ−ợc thu qua 2 đợt thu mẫu, đợt 1: 11/2009; đợt 2: 03/2010 ở 3 điểm đại diện cho khu vực nghiên cứu: tổ 61, Hòa Khánh Bắc; Tổ 5B, Hòa Hiệp Nam và Đa Ph−ớc I, là những khu vực chịu ảnh h−ởng trực tiếp từ những hoạt động xả thải của KCN Hòa Khánh. Mẫu giun đất đ−ợc thu trong các hố đào có kích th−ớc 50 ì 50 cm cho đến khi hết giun đất (0 - 30 cm). Tiến hành định loại mẫu giun đất dựa theo khóa phân loại giun đất của Thái Trần Bái (1983) và Phạm Thị Hồng Hà (1995). Mẫu giun đất đ−ợc sấy khô đến độ khô tuyệt đối, nghiền nhỏ bằng cối sứ sau đó cân chính xác 5 g mẫu và vô cơ hóa mẫu bằng dung dịch HNO3 đặc + H2SO4 + H2O2 trong bình kendal [3]. Mẫu đất đ−ợc thu đồng thời với mẫu giun đất, lấy mẫu đất tầng mặt 0 - 30 cm theo từng khu vực. Xác định chỉ tiêu pH đất bằng máy đo pH INOLAB S6. Mẫu đất để khô tự nhiên, nghiền bằng cối sứ thành bột cân chính xác 5 g mẫu đất khô, vô cơ hóa bằng axit HNO3 + H2O2 trong bình Kendal [2, 3]. Phân tích hàm l−ợng Cd và Pb bằng ph−ơng pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử (AAS) tại phòng thí nghiệm phân tích, thuộc Đài Khí t−ợng thủy văn khu vực Trung Trung bộ. Số liệu đ−ợc xử lý theo ph−ơng pháp thống kê, so sánh các giá trị trung bình bằng ph−ơng pháp phân tích ANOVA và kiểm tra LSD với mức ý nghĩa α = 0,05, các giá trị phân tích t−ơng quan đ−ợc chuyển dạng theo công thức x’ = log(x + 10). II. KếT QUả Và THảO LUậN Độ pH môi tr−ờng có ảnh h−ởng đến sự linh động của KLN và sự tích lũy các KLN trong cơ thể sinh vật. ở môi tr−ờng có độ pH thấp thì sự hòa tan và tính linh động của các KLN tăng lên, ng−ợc lại khi môi tr−ờng có độ pH cao thì tính linh động của các KLN giảm xuống do đó KLN sẽ tồn tại d−ới dạng hợp chất kết tủa và lắng đọng, chúng rất khó phân hủy qua thời gian. 94 Kết quả nghiên cứu cho thấy pH của đất dao động từ 5,30 - 7,98; trung bình pH tại khu vực Tổ 61, Hòa Khánh Bắc: 6,06 ± 0,51; tại khu vực tổ 5B, Hòa Hiệp Nam: 6,71 ± 0,83; tại khu vực Đa Ph−ớc I: 6,97 ± 1,01 (bảng 1). Nhìn chung môi tr−ờng đất có tính axit nhẹ, điều này có thể làm tăng độ linh động của các KLN trong đất và tăng khả năng tích lũy KLN trong cơ thể sinh vật. Hàm l−ợng KLN Cd và Pb trong môi tr−ờng đất ở các điểm nghiên cứu: Tổ 61, Hòa Khánh Bắc có hàm l−ợng Cd trung bình: 12,47 ± 9,43 mg/kg và Pb: 50,15 ± 26,1 (bảng 1); khu vực Đa Ph−ớc I và Tổ 5B, Hòa Hiệp Nam, tại vùng Hòa Hiệp Nam, hàm l−ợng Cd trung bình: 4,49 ± 1,16 mg/kg và Pb: 22,02 ± 16,1, khu vực Đa Ph−ớc I có hàm l−ợng Cd trung bình là 4,2 ± 1,5 mg/kg và Pb: 35,99 ± 16,11. Kết quả phân tích ANOVA và kiểm tra LSD ở mức α = 0,05 cho thấy, hàm l−ợng Cd và Pb có sự khác nhau giữa các khu vực nghiên cứu. KLN Cd và Pb cao nhất ở khu vực Tổ 61, Hòa Khánh Bắc và Cd ở tất cả các khu vực nghiên cứu đều v−ợt nhiều lần so với TCCP (QCVN 03: 2008/BTNMT Cd: ≤ 2 mg/kg), trong khi Pb ở nhiều khu vực đT xấp xỉ TCCP (QCVN 03: 2008/BTNMT Pb: ≤ 70 mg/kg). So với nghiên cứu của Võ Văn Minh (2006) cho thấy có sự gia tăng mức độ tích lũy Cd tại các khu vực xung quanh KCN Hòa Khánh [5]. So với các kết quả đánh giá tại các khu công nghiệp vùng ngoại thành Hà Nội có hàm l−ợng Cd trong đất dao động từ 0,16 - 0,89 mg/kg, hàm l−ợng Pb dao động từ 8,36 - 88,02 mg/kg [7]; tại Văn Lâm, H−ng Yên có hàm l−ợng Pb là 7.103 - 15.103 mg/kg và Cd là 1,8 - 3,6 mg/kg, thì trong nghiên cứu này, hàm l−ợng Cd đT cao hơn các vùng nói trên và hàm l−ợng Pb lại thấp hơn. Bảng 1 Chỉ số pH trong ủất qua 2 ủợt thu mẫu Địa điểm Đợt 1 Tb ± sd (n = 3) Đợt 2 Tb ± sd (n = 3) Trung bình Tb ± sd (n = 6) Tổ 61, Hòa Khánh Bắc 6,37 ± 0,42 5,73 ± 0,38 6,06 ± 0,51 Tổ 5B, Hòa Hiệp Nam 7,16 ± 0,47 6,27 ± 0,95 6,71 ± 0,83 Đa Ph−ớc I 7,87 ± 0,09 6,06 ± 0,3 6,97 ± 1,01 Bảng 2 Hàm l−ợng Cd và Pb trong mẫu đất tại các khu vực nghiên cứu Địa điểm Đợt thu mẫu Cd (mg/kg) Pb (mg/kg) Đợt 1 (n = 3) 20,95 ± 2,44 66,32 ± 29,73 Đợt 2 (n = 3) 3,99 ± 0,95 33,98 ± 5,43 Tổ 61, Hòa Khánh Bắc Tb ± sd (n = 6) 12,47 ± 9,43a 50,15 ± 26,10a’ Đợt 1 (n = 3) 4,27 ± 0,92 8,27 ± 6,44 Đợt 2 (n = 3) 4,73 ± 1,54 35,77 ± 6,23 Tổ 5B, Hòa Hiệp Nam Tb ± sd (n = 6) 4,49 ± 1,16b 22,02 ± 16,10b’ Đợt 1 (n = 3) 4,62 ± 2,18 30,88 ± 22,52 Đợt 2 (n = 3) 3,78 ± 0,58 41,09 ± 7,98 Đa Ph−ớc I Tb ± sd (n = 6) 4,2 ± 1,50c 35,99 ± 16,11c’ QCVN 03: 2008/BTNMT ≤ 2 mg/kg ≤ 70 mg/kg Ghi chú: các giá trị có cùng ký tự (a, b, c) hoặc (a’, b’, c’) không có sự khác nhau cónghĩa ở mức α = 0,05. Trong nghiên cứu này, qua 2 đợt thu mẫu với 333 cá thể giun đất từ 18 hố định l−ợng, đT thống kê đ−ợc 13 loài giun đất. Trong đó, giống Pheretima chiếm −u thế cả về số l−ợng cá thể và số loài với 10 loài, chiếm 76,92% tổng số loài, các giống còn lại, mỗi giống chỉ có một loài, chiếm 7,69% (bảng 3). 95 Bảng 3 Danh sách các loài giun đất ở KCN Hòa Khánh STT Tên khoa học Tỉ lệ (%) Chi Pheretima 1 Pheretima campanullata 2 Ph. danangana 3 Ph. digna 4 Ph. donghaana 5 Ph. houleti 6 Ph. modigliani 7 Ph. papulosa papulosa 8 Ph. rodericensis 9 Ph. tschiliensis 10 Ph. varians songbana 11 Ph. non 76,92 Chi Lampito 12 Lampito mauritii 7,69 Chi Pontoscolex 13 Pontoscolex corethrurus 7,69 Chi Perionyx 14 Perionyx excavatus 7,69 Kết quả phân tích hàm l−ợng KLN Cd và Pb tích lũy trong các loài giun đất thuộc giống Pheretima cho thấy hàm l−ợng Cd trong giun đất tại khu vực Tổ 61, Hòa Khánh Bắc là 4,05 ± 1,38 mg/kg và Pb: 17,09 ± 4,1 mg/kg; khu vực Hòa Hiệp Nam, Cd: 1,23 ± 0,1 mg/kg và Pb: 12,61 ± 2,96 mg/kg; khu vực Đa Ph−ớc I, Cd: 1,22 ± 0,88 mg/kg và Pb: 16,81 ± 5,55 mg/kg. Kết quả phân tích ANOVA và kiểm tra LSD cho thấy, có sự khác nhau có ý nghĩa về sự tích lũy KLN Cd và Pb trong cơ thể giun đất ở ba khu vực nghiên cứu (α = 0,05) (bảng 4). Theo kết quả nghiên cứu của Jun và nnk. (2004) ở các vùng đất ô nhiễm KLN cho thấy, hàm l−ợng Cd tích lũy trong loài giun Aporrectodea caliginosa khoảng 6,18 - 17,02 mg/kg; hàm l−ợng Pb trong khoảng 0,08 - 0,38 mg/kg; hàm l−ợng Cd trong loài giun Lumbricus rubellus khoảng 3,64 - 6,34 mg/kg, hàm l−ợng Pb trong khoảng 0,03 - 0,13 [7]. Nghiên cứu của Uba và nnk. (2009) về hàm l−ợng KLN trong đất và giun đất tại vùng đất bị ô nhiễm ở Zaria, Nigeria cho thấy, hàm l−ợng KLN Cd trung bình trong đất: 25,95 - 75,17 mg/kg và Pb: 34,24 - 666,67 mg/kg. Hàm l−ợng Cd và Pb tích lũy trong loài giun đất Lumbricus terrestris lần l−ợt là: 0,55 - 8,13 mg/kg; 5,01 - 265,40 mg/kg [8]. Điều đó cho thấy hàm l−ợng KLN Cd và Pb tích lũy trong giống Pheretima ở nghiên cứu này khá cao. Bảng 4 Hàm l−ợng Cd và Pb trong cơ thể giun đất tại các khu vực nghiên cứu Địa điểm Đợt thu mẫu Cd (mg/kg) Pb (mg/kg) Đợt 1 (n = 3) 5,30 ± 0,19 19,68 ± 4,74 Đợt 2 (n = 3) 2,80 ± 0,96 14,50 ± 1,50 Tổ 61- Hòa Khánh Bắc Tb ± sd (n = 6) 4,05 ± 1,38a 17,09 ± 4,10a’ Đợt 1(n = 3) 0,35 ± 0,31 10,77 ± 3,25 Đợt 2 (n = 3) 2,12 ± 0,19 14,45 ± 1,09 Tổ 5B - Hòa Hiệp Nam Tb ± sd (n = 6) 1,23 ± 0,10b 12,61 ± 2,96b Đợt 1(n = 3) 0,58 ± 0,08 18,53 ± 7,05 Đợt 2 (n = 3) 2,18 ± 0,01 14,23 ± 1,29 Đa Ph−ớc I Tb ± sd (n = 6) 1,22 ± 0,88c 16,81 ± 5,55c’ Ghi chú: các giá trị có cùng ký tự (a, b, c) hoặc ( a’, b’, c’) không có sự khác nhau có ý nghĩa ở mức α = 0,05. Hàm l−ợng KLN trong môi tr−ờng có ảnh h−ởng đến sự tích lũy KLN trong cơ thể sinh vật. Do đó, để xác định ảnh h−ởng của hàm l−ợng KLN Cd và Pb trong môi tr−ờng đất và trong giun đất, chúng tôi tiến hành phân tích mức độ t−ơng quan giữa hàm l−ợng Cd và Pb trong đất và trong giun đất. Các giá trị sử dụng trong phân tích t−ơng quan đ−ợc chuyển dạng về x’ = log10(x + 10). Hệ số t−ơng quan càng cao thì mối liên hệ giữa hàm l−ợng Cd và Pb trong giun đất và hàm l−ợng Cd, Pb tổng số trong đất càng có ý nghĩa. Nh− vậy, có thể thông qua phân tích hàm l−ợng KLN tích lũy trong cơ thể giun đất, có thể đánh giá đ−ợc chất 96 l−ợng môi tr−ờng đất nơi chúng sinh sống. Kết quả phân tích t−ơng quan cho thấy mức độ tích lũy Cd và Pb trong đất t−ơng quan thuận với mức độ tích lũy Cd và Pb trong giun đất ở mức “t−ơng quan chặt” với Cd: r = 0,76, pvalue = 0,08 và với Pb: r = 0,78, pvalue = 0,07 (hình 1). Kết quả nghiên cứu này phù hợp với nghiên cứu của Jun và nnk. (2004), ở hai loài giun đất là Aporrectodea caliginosa và Lumbricus rubellus tại một số khu vực ở n−ớc Pháp cũng cho kết quả t−ơng quan thuận. Trong đó, đối với loài Aporrectodea caliginosa mức “t−ơng quan vừa” (r = 0,49, p = 0,05) đối Cd; (r = 0,57, p = 0,01) đối với Pb. ở loài Aporrectodea caliginosa hệ số t−ơng quan vừa (r = 0,35, p = 0,16) đối với Cd; hệ số “t−ơng quan chặt” (r = 0,73, p = 0,0005) đối với Pb [7]. Trong nghiên cứu này t−ơng quan giữa mức độ tích lũy Cd và Pb trong cơ thể giun đất và hàm l−ợng Cd, Pb tổng số trong đất ở mức t−ơng quan thuận với hệ số t−ơng quan chặt. Vì vậy, có thể sử dụng giun đất trong giống Pheretima làm sinh vật chỉ thị ô nhiễm Cd và Pb trong đất. 1.10 1.15 1.20 1.25 1.30 1.35 1.40 1.45 1.50 1.00 1.02 1.04 1.06 1.08 1.10 1.12 1.14 1.16 1.18 1.20 H àm l − ợn g C d t ro ng m ô c ơ th ể g iu n đấ t (m g/ kg ) Hàm l−ợng Cd trong đất (mg/kg) y=0,345x+0,663 r=0,762; p=0,078 n=6 Khoảng tin cậy 95% 1.2 1.3 1.4 1.5 1.6 1.7 1.8 1.9 1.30 1.32 1.34 1.36 1.38 1.40 1.42 1.44 1.46 1.48 H àm l −ợ ng P b t ro ng m ô cơ t hể g iu n đấ t (m g/ kg ) Hàm l−ợng Pb trong đất (mg/kg) y=0,212x+1,056 r=0,775; p=0,069 n=6 Khoảng tin cậy 95% Hình 1. T−ơng quan giữa hàm l−ợng Cd và Pb trong đất và trong cơ thể giun đất III. KếT LUậN 1. Môi tr−ờng đất ở cả 3 khu vực nghiên cứu đT bị ô nhiễm Cd, hàm l−ợng Cd trung bình trong đất 7,05 ± 4,69 mg/kg (≤ 2 mg/kg); hàm l−ợng Pb trung bình: 36,05 ± 14,06 mg/kg vẫn nằm trong giới hạn TCCP (≤ 70 mg/kg). Hàm l−ợng KLN Cd trung bình tích lũy trong giun đất giống Pheretima ở khu vực nghiên cứu: 1,23 ± 0,007 mg/kg; mức độ tích lũy Pb: 14,7 ± 2,97 mg/kg. 2. Hàm l−ợng KLN Cd và Pb trong đất và trong giun đất giống Pheretima có t−ơng quan thuận với đối với Cd ở mức “t−ơng quan chặt” (r = 0,76, pvalue = 0,08); đối với Pb ở mức “t−ơng quan chặt” (r = 0,78, pvalue = 0,07). 3. Qua nghiên cứu cho thấy các loài giun đất thuộc giống Pheretima có khả năng chỉ thị ô nhiễm KLN Cd và Pb. TàI LIệU THAM KHảO 1. Thái Trần Bái, 2005: Động vật học không x−ơng sống. Nxb. Giáo dục, Hà Nội. 2. Lê Đức, Trần Khắc Hiệp, Nguyễn Xuân Cự, Phạm Văn Khang, Nguyễn Ngọc Minh, 2004: Một số ph−ơng pháp phân tích môi tr−ờng. Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội. 3. Lê Văn Khoa, Nguyễn Xuân Quýnh, Nguyễn Quốc Việt, 2000: Ph−ơng pháp phân tích đất n−ớc phân bón cây trồng. Nxb. Giáo dục, Hà Nội. 4. Lê Văn Khoa, Nguyễn Xuân Quýnh, Nguyễn Quốc Việt, 2007: Chỉ thị sinh học môi tr−ờng. Nxb. Giáo dục, Hà Nội. 5. Võ Văn Minh, 2006: Hàm l−ợng cadmium trong một số loài rau cải (Brassicaceae) và trong đất trồng rau tại ph−ờng Hòa Hiệp, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng, Khoa học Đất, 26. 6. Amaral A., Manusoto, Cunh R., Marigo’mez I., Rodrigues A., 2006: 97 Bioavailability and cellcular effects of metals on Lumbricus terrestris in habiting volcanic soil. Enviromental Pollution, 142: 130-108. 7. Jun D., Thierry B., Henri R. J., Georges R., France B-R., Johanne N., Patrick L., 2004: Heavy metal accumulation by two earthworm species and its relationship to total and DTPA- extractable metals in soils. Soil Biology & Biochemistry, 36: 91-99. 8. Uba S., Uzairu A., Okunola O. J., 2009: Content of heavy metal in Lumbricus Terrestris and associated soil in dump sites. Int. J. Environ. Res., 3(3): 353-358. ASSESSMENT OF CADMIUM AND Plumbum CONTENT ACCUMULATED IN SOIL AND SOME EARTHWORM SPECIES (GENUS PHERETIMA) IN HOA KHANH INDUSTRIAL AREA, DA NANG CITY PHAM THI HONG HA, NGUYEN VAN KHANH, LE THI HIEU GIANG SUMMARY Earthworms are useful and convenient indicators of the ecological health of soil. They are common and easy to sample and identify. They can absorb heavy metals with the large amout into the body without toxicity for body. Therefore they can be used as bioaccumulaters to assess heavy metal pollution in soil of a certain area. Hoa Khanh industrial area is one of the important industrial zones of Da Nang city, where located many factories: steel, mechanical, assembling, garments, electronics, product packaging, agriculture, forestry and seafood processing. Thus, the existence of heavy metal in industrial waste water is inevitable and cause the increase in content of some heavy metals in soil. In this study, we present results of the study on the content of Cd and Pb accumulation in soil and earthworms to help building the scientific basis for using earthworms as a bioindicator of heavy metal pollution (Cd and Pb) in soil. Heavy metals (Pb and Cd) accumulated by earthworm species examined in samples collected between November, 2009 and March, 2010. The means value of heavy metals in soil were 7.05 ± 4.69 mg/kg Cd and 36.05 ± 14.06 mg/kg Pb and these is earthworms were 1.23 ± 0.007 mg/kg Cd and 14.7 ± 2.97 mg/kg Pb (dry weight). Key words: Bioaccumulation, bioindicator, earthworms, heavy metal, pheretima. Ngày nhận bài: 14-7-2010
File đính kèm:
- danh_gia_ham_luong_cd_va_pb_tich_luy_trong_moi_truong_dat_va.pdf