Giá trị xét nghiệm procalcitonin trong theo dõi đáp ứng điều trị kháng sinh trên bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết và choáng nhiễm khuẩn

Chúng tôi tiến hành nghiên cứu về tình hình

NKH - CNK từ tháng 03 năm 2014 đến tháng 10

năm 2014 đã thu thập được 150 trường hợp bệnh

NKH - CNK vào viện điều trị. Trong đó tại Khoa

Hồi sức bệnh viện Kiên Giang là 77 trường hợp

và Khoa Bệnh Nhiệt đới bệnh viện Chợ Rẫy là 73

trường hợp. Qua phân tích số liệu, chúng tôi ghi

nhận một số kết quả về tình hình NKH - CNK tại

hai nơi nói trên, từ đó chúng tôi đưa ra bàn luận

một số vấn đề sau:

Theo tuổi

Độ tuổi trung bình của bệnh nhân NKH -

CNK trong nghiên cứu này là 56,43  18,87 tuổi,

tuổi thấp nhất là 16 và cao nhất là 94. Kết quả này

tương tự tuổi trung bình của Nguyễn Nghiêm

Tuấn(17) nghiên cứu tại bệnh viện Chợ Rẫy năm

2007 là 55 ± 21 tuổi (n = 86). Kết quả của chúng tôi

thấp hơn so với nghiên cứu đa trung tâm của

Bectina M. Rau(2), có tuổi trung bình là 63 ± 16

tuổi, tuổi nhỏ nhất 19, lớn nhất 95 vào năm 2007

(n = 82), có lẽ vì nghiên cứu này tiến hành ở châu

Âu là nơi có điều kiện tốt hơn. Như vậy, các

nghiên cứu ghi nhận tuổi trung bình của bệnh

nhân NKH - CNK là những bệnh nhân ở nhóm

cao tuổi.

Biểu đồ 1: Phân bố theo nhóm tuổi của bệnh nhân

NKH – CNK

Phân tích về sự phân bố tuổi theo từng nhóm

tuổi, chúng tôi nhận thấy ở độ tuổi ≥ 60 tuổi

chiếm tỷ lệ cao nhất 45,3%, kế đến là nhóm tuổi từ

41 đến 60 tuổi chiếm 29,3% và tỷ lệ này thấp nhất

ở nhóm tuổi 15 đến 40 chiếm 25,3% (biểu đồ 3.1).

Đặc điểm theo nhóm tuổi thì tỷ lệ bệnh NKH -

CNK xảy ra tăng theo tuổi và rơi nhiều vào độ

tuổi nghỉ hưu (≥ 60 tuổi). Điều này tương đối phù

hợp với sinh lý của người bình thường là khi

người càng lớn tuổi các cơ quan trong cơ thể sẽ bị

lão hóa và sức đề kháng giảm nên dễ mắc các

bệnh nói chung, trong đó có NKH - CNK.

Theo giới

Trong nghiên cứu của chúng tôi nam gồm 74

người chiếm tỷ lệ 49,3% và nữ gồm 76 người

chiếm tỷ lệ 50,7%. Tỷ lệ nam/nữ là 0,97/1 và sự

khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Khi tham

khảo một số nghiên cứu trong và ngoài nước

nhận thấy tỷ lệ mắc bệnh NKH-CNK của nam cao

hơn nữ. Trong nghiên cứu của Nguyễn Nghiêm

Tuấn thực hiện trên 86 bệnh nhân bị NKH tại

Khoa Hồi sức bệnh viện Chợ Rẫy ghi nhận tỷ lệ

giới tính nam/nữ là 1,15/1(17), nghiên cứu của

Canan và Hulya, trong 33 bệnh nhân NKH tại

khoa ICU bệnh viện Trường Đại học Pamukale

Thổ Nhĩ Kỳ thì tỷ lệ giới tính nam/nữ là 1,06/1(5).

Sự khác biệt của các nghiên cứu trên cũng không

có ý nghĩa thống kê.

pdf 10 trang dienloan 8080
Bạn đang xem tài liệu "Giá trị xét nghiệm procalcitonin trong theo dõi đáp ứng điều trị kháng sinh trên bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết và choáng nhiễm khuẩn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giá trị xét nghiệm procalcitonin trong theo dõi đáp ứng điều trị kháng sinh trên bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết và choáng nhiễm khuẩn

Giá trị xét nghiệm procalcitonin trong theo dõi đáp ứng điều trị kháng sinh trên bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết và choáng nhiễm khuẩn
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Nghiên cứu Y học
Nhiễm 493
GIÁ TRỊ XÉT NGHIỆM PROCALCITONIN TRONG THEO DÕI ĐÁP ỨNG 
ĐIỀU TRỊ KHÁNG SINH TRÊN BỆNH NHÂN NHIỄM KHUẨN HUYẾT 
VÀ CHOÁNG NHIỄM KHUẨN 
Lê Xuân Trường*, Lâm Thùy Như*, Đỗ Thị Thanh Thủy*, Trần Thị Hương Lý** 
TÓM TẮT 
Mở đầu: Nhiễm khuẩn huyết là một bệnh cảnh lâm sàng nặng, chủ yếu do các loại vi khuẩn gây nên, đây là 
nguyên nhân gây bệnh và tử vong hàng đầu tại khoa hồi sức cấp cứu. Chẩn đoán xác định chủ yếu dựa vào cấy 
máu, nhưng cấy máu thường chậm và tỷ lệ dương tính thấp. Thêm vào đó là việc xuất hiện các chủng vi khuẩn 
kháng thuốc ngày càng gia tăng. Sự xuất hiện một chỉ điểm sinh học mới là procalcitonin (PCT) giúp các nhà 
lâm sàng phân biệt được chính xác nhiễm trùng do vi khuẩn hay do virus, từ đó có sự lựa chọn kháng sinh phù 
hợp là một lựa chọn tất yếu. PCT là một xét nghiệm đơn giản, dễ thực hiện, thời gian trả kết quả nhanh hơn so 
với cấy máu, rất phù hợp cho các nhà lâm sàng lựa chọn cho việc chẩn đoán và theo dõi điều trị kháng sinh. 
Mục tiêu: Xác định ngưỡng nồng độ PCT trong chẩn đoán NKH - CNK so với nhiễm khuẩn cục bộ 
(NKCB), tính tỷ lệ % của từng nhóm bệnh theo ngưỡng được xác định. Khảo sát động học của PCT kết hợp với 
dữ kiện lâm sàng để đánh giá việc sử dụng kháng sinh trong theo dõi điều trị. 
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang và tiến cứu. Nghiên cứu được thực hiện trên 
204 bệnh nhân nhập viện trong 24 giờ đầu, trước khi sử dụng kháng sinh tại Khoa Hồi sức bệnh viện Kiên 
Giang và Khoa Bệnh Nhiệt đới bệnh viện Chợ Rẫy trong khoảng thời gian từ 03/2014 đến 10/2014. 
Kết quả : Xác định được điểm cắt PCT là 2,75 ng/mL cho phép phân biệt giữa NKH - CNK với NKCB với 
độ nhạy 78,67% và độ đặc hiệu 79,63%, diện tích dưới đường cong ROC là 0,848 (p < 0,001). Về xét nghiệm 
động học PCT, Ở nhóm NKH - CNK đáp ứng với điều trị kháng sinh, nồng độ PCT giảm hầu hết trên các mẫu 
nghiên cứu ở 24 giờ đầu sau khi sử dụng kháng sinh (88%), và sau 48 giờ thì nồng độ PCT giảm 100% trong khi 
đó ở nhóm NKH - CNK không đáp ứng với điều trị kháng sinh, nồng độ PCT thay đổi theo tiến triển bệnh. 
Kết luận: Xác định được ngưỡng nồng độ của xét nghiệm PCT trong chẩn đoán NKH - CNK so với NKCB. 
Nêu lên được tầm quan trọng của xét nghiệm PCT trong việc đánh giá bệnh nhân NKH - CNK có đáp ứng và 
không đáp ứng với điều trị kháng sinh. 
Từ khóa: Procalcitonin, nhiễm khuẩn huyết và choáng nhiễm khuẩn. 
ABSTRACT 
THE VALUE OF PROCALCITONIN IN FOLLOW-UP OF ANTIBIOTICS TREATMENT IN SEPSIS AND 
SEPTIC-SHOCK PATIENTS 
Le Xuan Truong, Lam Thuy Nhu, Do Thi Thanh Thuy, Tran Thi Huong Ly 
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 19 - Supplement of No 1 - 2015: 493 - 502 
Background: Sepsis is a severe disease status, mainly causing by bacteria lead to causes of death in the 
intensive care department. The diagnosis is based on blood culture. However the results were late and low positive 
rate. In addition, the emergence of drug-resistant strains of bacteria was increased. The appearance of a new 
biological marker is procalcitonin (PCT) to help the doctor distinguish the infections caused by bacteria or viruses; 
from appropriate antibiotics choosing is a very necessary. PCT is a simple test, easy to perform, time consuming 
* Bộ môn Hoá Sinh, Khoa Y, Đại học Y Dược TPHCM ** Bệnh Viện Đa Khoa Kiên Giang 
Tác giả liên lạc: TS. BS. Lê Xuân Trường ĐT: 01269872057 Email: lxtruong57@yahoo.com 
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015
Chuyên Đề Nội Khoa 494
than the blood culture which is suitable for the diagnosis and follow-up of antibiotic treatment. 
Objective: The purpose of this study is to determine the threshold of PCT level in septic-shock diagnosis 
compared to sepsis, calculation the percentage of each patients group according to the defined threshold. Survey of 
PCT kinetics combined with clinical data evaluated the antibiotics using in folow-up treatment. 
Materials and Methods: Cross-sectional and prospective analysis. Two hundred and four patients were 
performed in this study during the first 24 hours of hospitalization, before antibiotic used at Kien Giang and Cho 
Ray hospital from March to October 2014. 
Result: Identification cut-off point of PCT was 2.75 ng/mL which was discriminate between septic-shock and 
septicemia with 78.67% sensitivity and 79.63% specificity, and area under the ROC curve was 0.848 (p<0.001). 
In kinetic of PCT, in septic-shock group response to antibiotic treatment, the concentration of PCT was decreased 
after using antibiotic (88%) in the first 24 hours and decreased 100% after 48 hours, while in septic-shock group 
unresponse to antibiotic treatment, PCT concentrations were changed following by disease progression. 
Conclusion: Determination of threshold concentrations of PCT in septic-shock diagnosis compare to sepsis. 
This study was found high impact of PCT in the evaluation of patients’ septic-shock response and unresponse to 
antibiotic therapy. 
Key words: Procalcitonin, sepsis and septic-shock. 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Nhiễm khuẩn huyết là một bệnh cảnh lâm 
sàng nặng, chủ yếu do các loại vi khuẩn gây nên. 
Đây là vấn đề y học được thế giới quan tâm vì 
nhiễm khuẩn và nhất là nhiễm khuẩn huyết, 
choáng nhiễm khuẩn là nguyên nhân gây bệnh 
và tử vong hàng đầu tại khoa hồi sức cấp cứu(21). 
Theo Brun-Buisson và cộng sự, có khoảng 30 – 
50% bệnh nhân tử vong do nhiễm khuẩn huyết ở 
khoa Hồi sức Cấp cứu không do phẫu thuật. 
Thống kê nhiều nghiên cứu cho thấy tần suất mắc 
bệnh nhiễm khuẩn huyết không ngừng gia tăng 
trong những thập niên qua(3). Theo Angus và 
cộng sự, tỷ lệ mắc bệnh tại Hoa Kỳ năm 1989 là 
17,5/100.000 bệnh nhân (BN) nhập viện. Trung 
bình mỗi trường hợp điều trị nhiễm khuẩn huyết 
tốn khoảng 22.100 USD và tốn nhiều hơn nữa nếu 
là trẻ em hay bệnh nhân phải trải qua phẪu 
thuật. Tổng chi phí điều trị hằng năm ở Hoa Kỳ 
cho nhiễm khuẩn huyết là 16,7 tỷ USD(1). Theo 
thống kê công bố năm 2002 của Watson và cộng 
sự, tại Hoa Kỳ có 42.000 trường hợp (TH) mắc 
nhiễm khuẩn huyết mỗi năm với tỷ lệ tử vong là 
10,3% tương đương 4.300 TH. 
Nhiễm khuẩn huyết gây tỷ lệ tử vong cao, 
triệu chứng lâm sàng đa dạng, đôi khi không 
điển hình. Chẩn đoán xác định chủ yếu chỉ dựa 
vào cấy máu, nhưng cấy máu thường chậm và tỷ 
lệ dương tính thấp, thêm vào đó là việc xuất hiện 
các chủng vi khuẩn kháng thuốc đối với một số 
kháng sinh trong nhiễm khuẩn bệnh viện nói 
chung và nhiễm khuẩn huyết, choáng nhiễm 
khuẩn nói riêng ngày một gia tăng. Một trong 
những hậu quả của việc gia tăng kháng thuốc này 
là do việc sử dụng kháng sinh không phù hợp 
của các bác sĩ điều trị ở tuyến dưới(10). 
PCT được sản xuất bởi tế bào C của tuyến 
giáp và là một tiền chất của calcitonin, bình 
thường PCT không tìm thấy hoặc tìm thấy rất 
thấp ở người khỏe mạnh, tăng nhẹ khi có nhiễm 
khuẩn cục bộ(18). Sự xuất hiện một chỉ điểm sinh 
học mới là procalcitonin (PCT) giúp các nhà lâm 
sàng phân biệt được chính xác nhiễm trùng do vi 
khuẩn hay do virus, từ đó có sự lựa chọn kháng 
sinh phù hợp là một lựa chọn tất yếu. PCT là một 
xét nghiệm đơn giản, dễ thực hiện, thời gian trả 
kết quả nhanh hơn so với cấy máu, rất phù hợp 
cho các nhà lâm sàng lựa chọn cho việc chẩn 
đoán và theo dõi điều trị. 
Hiện nay, PCT đã được các nhà nghiên cứu 
trên thế giới xác định rõ giá trị của nó trong chẩn 
đoán nhiễm khuẩn huyết, choáng nhiễm khuẩn(4). 
Ở Việt Nam nghiên cứu còn hạn chế, cỡ mẫu chỉ 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Nghiên cứu Y học
Nhiễm 495
vài chục bệnh nhân, số lần làm xét nghiệm để 
theo dõi động học còn ít. Để giải quyết các vấn đề 
trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Giá 
trị xét nghiệm PCT trong theo dõi đáp ứng điều 
trị kháng sinh trên bệnh nhân nhiễm khuẩn 
huyết, choáng nhiễm khuẩn”. 
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Đối tượng nghiên cứu 
Bệnh nhân nhập viện trong 24 giờ đầu trước 
khi sử dụng kháng sinh để điều trị được chọn làm 
nghiên cứu tại Khoa Hồi sức bệnh viện Kiên 
Giang và Khoa Bệnh Nhiệt đới bệnh viện Chợ 
Rẫy. 
Tiêu chuẩn chọn mẫu 
- Tuổi ≥ 15. 
- Nhóm khảo sát động học (NKH - CNK): kết 
quả cấy máu dương tính. 
- Nhóm so sánh (nhóm NKCB): có bệnh cảnh 
nhiễm khuẩn giống NKH nhưng kết quả cấy 
máu âm tính, cấy dịch tiết khác như nước tiểu, 
đàm, mủ vết thương dương tính. 
- Bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu. 
Tiêu chuẩn loại trừ 
- Bệnh nhân HIV/AIDS. 
- Suy tim nặng. 
- Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên 
cứu. 
Cỡ mẫu 
Theo công thức: 
Trong đó: 
N: cỡ mẫu tối thiểu α: xác suất sai lầm z: trị số 
phân phối chuẩn 
p: tỷ lệ mà chúng ta ước tính d: sai số cho phép 
Để xác định độ nhạy (ước tính là p = 96%) với 
sai số tuyệt đối d = 4%. Dựa vào công thức trên ta 
tính được: 92 bệnh nhân bị nhiễm khuẩn huyết. 
Để xác định độ đặc hiệu (ước tính là p = 92%) 
với sai số tuyệt đối d=8%. Dựa vào công thức trên 
ta tính được: 45 bệnh nhân không bị nhiễm 
khuẩn huyết. 
Do đó cỡ mẫu tối thiểu cần thiết cho nghiên 
cứu để tính độ nhạy, độ đặc hiệu khoảng 137 
bệnh nhân. 
Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi đã 
chọn được 204 bệnh nhân, gồm 2 nhóm: nhóm 
NKH - CNK 150 người, nhóm NKCB 54 người. 
Thiết kế nghiên cứu 
Nghiên cứu được thiết kế theo nghiên cứu mô 
tả cắt ngang và tiến cứu 
Phương pháp nghiên cứu 
Nhóm NKH - CNK 
Chọn từ những bệnh nhân NKH - CNK có 
kết quả cấy máu dương tính, tiến hành làm động 
học các xét nghiệm PCT, CRP, bạch cầu máu, 
diễn tiến lâm sàng để theo dõi có đáp ứng với 
kháng sinh trong điều trị hay không; số lượng 
mẫu 150 trường hợp. Trong nhóm này, chúng tôi 
sẽ theo dõi nồng độ PCT thay đổi từng ngày: lúc 
mới nhập viện chưa sử dụng kháng sinh, 1 ngày, 
2 ngày và 6 ngày sau khi điều trị kháng sinh. 
Nhóm NKCB 
Là những người được chẩn đoán nhiễm 
khuẩn nhưng không phải NKH, số lượng mẫu 54 
trường hợp. Trong nhóm này, chúng tôi sẽ xác 
định tỷ lệ % nồng độ PCT nằm ở từng ngưỡng so 
với nhóm NKH - CNK. 
Kỹ thuật xét nghiệm 
Tất cả các đối tượng nghiên cứu đều được 
khám lâm sàng, làm các xét ghiệm cần thiết và 
được phỏng vấn khai thác kỹ các yếu tố liên quan 
đến bệnh theo mẫu bệnh án đã được chuẩn bị 
trước. Các kết quả được ghi vào phiếu bệnh án 
nghiên cứu. 
Một số kỹ thuật xét nghiệm 
Xét nghiệm PCT: áp dụng phương pháp miễn 
dịch phát quang (Immumoluminometric Assay - 
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015
Chuyên Đề Nội Khoa 496
ILMA) trên máy Lumat LB 9507, thuốc thử hãng 
BRAHMS-PCT của Đức sản xuất. 
Định lượng CRP trên máy Hitachi 917 của 
hãng Hitachi, Nhật Bản. Thuốc thử Randox (full-
range CRP assay). 
Xét nghiệm bạch cầu máu: thực hiện trên 
máy huyết học tự động Excell 2280, sản xuất từ 
Nhật. 
Cấy máu bằng hệ thống máy tự động Bactec-
9050. 
Số liệu được xử lý trên phần mềm SPSS 18.0. 
Nghiên cứu được thông qua và chấp thuận 
của Phòng nghiên cứu khoa học Trường Đại học 
Y Dược TP. Hồ Chí Minh, bệnh viện Kiên Giang, 
bệnh viện Chợ Rẫy. Đối tượng trước khi tham gia 
nghiên cứu được chúng tôi giải thích rõ mục đích 
và cách tiến hành nghiên cứu. Sự tham gia của 
đối tượng là hoàn toàn tự nguyện. 
Các thông tin đối tượng nghiên cứu cung cấp 
được bảo mật. 
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 
Đặc điểm chung của nhóm NKH – CNK 
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu về tình hình 
NKH - CNK từ tháng 03 năm 2014 đến tháng 10 
năm 2014 đã thu thập được 150 trường hợp bệnh 
NKH - CNK vào viện điều trị. Trong đó tại Khoa 
Hồi sức bệnh viện Kiên Giang là 77 trường hợp 
và Khoa Bệnh Nhiệt đới bệnh viện Chợ Rẫy là 73 
trường hợp. Qua phân tích số liệu, chúng tôi ghi 
nhận một số kết quả về tình hình NKH - CNK tại 
hai nơi nói trên, từ đó chúng tôi đưa ra bàn luận 
một số vấn đề sau: 
Theo tuổi 
Độ tuổi trung bình của bệnh nhân NKH - 
CNK trong nghiên cứu này là 56,43 18,87 tuổi, 
tuổi thấp nhất là 16 và cao nhất là 94. Kết quả này 
tương tự tuổi trung bình của Nguyễn Nghiêm 
Tuấn(17) nghiên cứu tại bệnh viện Chợ Rẫy năm 
2007 là 55 ± 21 tuổi (n = 86). Kết quả của chúng tôi 
thấp hơn so với nghiên cứu đa trung tâm của 
Bectina M. Rau(2), có tuổi trung bình là 63 ± 16 
tuổi, tuổi nhỏ nhất 19, lớn nhất 95 vào năm 2007 
(n = 82), có lẽ vì nghiên cứu này tiến hành ở châu 
Âu là nơi có điều kiện tốt hơn. Như vậy, các 
nghiên cứu ghi nhận tuổi trung bình của bệnh 
nhân NKH - CNK là những bệnh nhân ở nhóm 
cao tuổi. 
Biểu đồ 1: Phân bố theo nhóm tuổi của bệnh nhân 
NKH – CNK 
Phân tích về sự phân bố tuổi theo từng nhóm 
tuổi, chúng tôi nhận thấy ở độ tuổi ≥ 60 tuổi 
chiếm tỷ lệ cao nhất 45,3%, kế đến là nhóm tuổi từ 
41 đến 60 tuổi chiếm 29,3% và tỷ lệ này thấp nhất 
ở nhóm tuổi 15 đến 40 chiếm 25,3% (biểu đồ 3.1). 
Đặc điểm theo nhóm tuổi thì tỷ lệ bệnh NKH - 
CNK xảy ra tăng theo tuổi và rơi nhiều vào độ 
tuổi nghỉ hưu (≥ 60 tuổi). Điều này tương đối phù 
hợp với sinh lý của người bình thường là khi 
người càng lớn tuổi các cơ quan trong cơ thể sẽ bị 
lão hóa và sức đề kháng giảm nên dễ mắc các 
bệnh nói chung, trong đó có NKH - CNK. 
Theo giới 
Trong nghiên cứu của chúng tôi nam gồm 74 
người chiếm tỷ lệ 49,3% và nữ gồm 76 người 
chiếm tỷ lệ 50,7%. Tỷ lệ nam/nữ là 0,97/1 và sự 
khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Khi tham 
khảo một số nghiên cứu trong và ngoài nước 
nhận thấy tỷ lệ mắc bệnh NKH-CNK của nam cao 
hơn nữ. Trong nghiên cứu của Nguyễn Nghiêm 
Tuấn thực hiện trên 86 bệnh nhân bị NKH tại 
Khoa Hồi sức bệnh viện Chợ Rẫy ghi nhận tỷ lệ 
giới tính nam/nữ là 1,15/1(17), nghiên cứu của 
Canan và Hulya, trong 33 bệnh nhân NKH tại 
khoa ICU bệnh viện Trường Đại học Pamukale 
Thổ Nhĩ Kỳ thì tỷ lệ giới tính nam/nữ là 1,06/1(5). 
Sự khác biệt của các nghiên cứu trên cũng không 
có ý nghĩa thống kê. 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Nghiên cứu Y học
Nhiễm 497
Đường nhiễm khuẩn 
Biểu đồ 2: Đường nhiễm khuẩn của nhóm bệnh nhân 
NKH - CNK 
Đường vào của vi khuẩn được xem là nơi 
khởi phát nguồn bệnh nên khi biết được đường 
vào sẽ giúp bác sĩ dự đoán được loại vi khuẩn 
gây bệnh. Vi khuẩn Gram âm thường có đường 
vào từ đường tiêu hóa, viêm đáy chậu, viêm 
niệu đạo - bàng quang, viêm đường mật. Vi 
khuẩn Gram dương thường có nguồn gốc từ 
da, mô mềm, đường hô hấp, hoặc các ổ áp xe. 
Vi khuẩn yếm khí thường nằm ở miệng, đường 
tiêu hóa, âm đạo và trên da. Nghiên cứu của 
chúng tôi ghi nhận 34 ca có đường vào là 
đường hô hấp, chiếm 22,7%; tương tự là đường 
da - mô mềm cũng có 34 trường hợp, chiếm 
22,7%. Thấp hơn là đường tiêu hóa 15,3% (23 
ca); đường vào từ viêm màng não mũ chiếm 
5,3% (8 ca); các đường khác như đường niệu, 
sinh dục, gan mật, tụy, tai mũi họng, răng hàm 
mặtchiếm 24% (36 ca) và một số trường hợp 
không rõ nguyên nhân chiếm tỷ lệ 10% (15 ca). 
Khi tham khảo các nghiên cứu khác, chúng tôi 
cũng ghi nhận phần lớn trường hợp vi khuẩn 
xâm nhập từ đường hô hấ ... đáp ứng với điều trị kháng 
sinh có thời gian từ lúc bệnh khởi phát đến khi 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Nghiên cứu Y học
Nhiễm 499
nhập viện trung bình 5,5 ngày, sử dụng kháng 
sinh tiêm trước đó là 56% và có bệnh cảnh nền là 
32%, phải chăng đây là những yếu tố thuận lợi 
cho việc điều trị trên bệnh nhân NKH - CNK. 
So sánh sự thay đổi động học của xét nghiệm 
PCT với CRP và bạch cầu máu, nghiên cứu cho 
thấy ở xét nghiệm CRP trên các bệnh nhân NKH 
nặng khi có đáp ứng với điều trị kháng sinh 
trong ngày đầu thì PCT giảm nhiều và nhanh 
(38/95 trường hợp = 40%) trong khi đó CRP còn 
tăng lên cao hơn trên một số bệnh nhân (22/95 
trường hợp = 23%), không song hành với sự thay 
đổi của PCT. Như vậy CRP giảm chậm và kéo 
dài hơn PCT trên một số bệnh nhân có đáp ứng 
với điều trị kháng sinh. Riêng xét nghiệm bạch 
cầu máu, thay đổi ngược chiều với PCT và CRP 
trên một số bệnh nhân NKH nặng. 
Theo nghiên cứu của một số tác giả: 
Koksal N(12): nghiên cứu 67 trẻ sơ sinh ở 4 
nhóm (nhiễm khuẩn cao, nhiễm khuẩn, có khả 
năng nhiễm khuẩn và không nhiễm khuẩn), so 
sánh nồng độ và theo dõi động học của PCT so 
với CRP. Kết quả cho thấy PCT giảm nhanh hơn 
CRP khi có đáp ứng điều trị (p < 0,01 của PCT so 
với p < 0,05 của CRP) cũng như giá trị chẩn đoán 
trong NKH và không NKH giữa các nhóm. 
Nguyễn Nghiêm Tuấn(17): giá trị của PCT 
(ng/mL), CRP (mg/L) và bạch cầu máu (mm3) 
giữa các nhóm bệnh tại lúc nhập viện và sau 
72 giờ: so sánh giữa thời điểm ngày đầu và 
ngày thứ 3 sau khi nhập khoa, PCT giảm trên 
toàn bộ dân số nghiên cứu của các nhóm bệnh, 
và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p < 
0,05), còn nồng độ CRP và bạch cầu máu giữa 
các nhóm không có thay đổi đáng kể giữa 2 
thời điểm, và sự khác biệt giữa các nhóm 
không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). 
Lê Xuân Trường 2009(14): kết quả trên cho 
thấy nồng độ PCT giảm nhanh và nhiều gấp 6 
lần ở giữa 2 lần xét nghiệm 1 và 2 khi cơ thể bắt 
đầu có đáp ứng với điều trị kháng sinh. Trong 
khi đó CRP chỉ giảm có 2 lần giữa 2 lần xét 
nghiệm, riêng bạch cầu máu không thay đổi 
nhiều như xét nghiệm PCT. 
Nhóm không đáp ứng với điều trị kháng sinh 
Tại nhóm không đáp ứng với điều trị kháng 
sinh, nồng độ PCT cũng giảm dần qua các lần 
định lượng. Tuy nhiên tất cả các sự khác biệt này 
đều không có ý nghĩa thống kê, chứng tỏ rằng ở 
nhóm bệnh nhân không đáp ứng với điều trị 
kháng sinh thì nồng độ PCT giảm không rõ rệt 
như ở nhóm đáp ứng. Nồng độ PCT ở các lần 
định lượng thứ 1, 2 và 3 tương ứng như sau: 
21,02 ng/mL; 19,61 ng/mL; 3,19 ng/mL. Nhưng 
đến lần thứ 4 thì nồng độ PCT là 4,12 ng/mL, 
tăng cao hơn ở lần thứ 3, khả năng là do NKH 
trở nặng hoặc bệnh nhân rơi vào tình trạng 
CNK. Số lượng bệnh nhân qua từng thời điểm 
theo dõi cũng giảm đi rất đáng kể, nguyên nhân 
chủ yếu là do bệnh có tiên lượng tử vong cao 
nên gia đình xin về, một phần do bệnh trở nặng 
phải chuyển lên tuyến trên. 
Ghi nhận thực tế lâm sàng cho thấy ở nhóm 
không đáp ứng với điều trị kháng sinh có 27/55 
trường hợp (chiếm 49%) nồng độ PCT ở lần xét 
nghiệm thứ 2 tăng cao hơn lần xét nghiệm thứ 1, 
lần xét nghiệm thứ 3 tăng cao hơn lần xét 
nghiệm thứ 2 là 14/27 trường hợp (chiếm 52%), 
lần xét nghiệm thứ 4 tăng cao hơn lần xét 
nghiệm thứ 3 là 8/14 trường hợp (chiếm 57%). 
Mặc khác, ở nhóm bệnh này bệnh nhân vào viện 
hơi muộn kể từ lúc bệnh khởi phát (trung bình 
8,5 ngày), có điều trị kháng sinh chích trước khi 
nhập viện (83%) và mắc một số bệnh mạn tính 
cao như đái tháo đường, gout, viêm đa khớp 
(75%). Phải chăng đó là những yếu tố xấu làm 
cho việc trị liệu không có kết quả, bệnh nhân dễ 
tử vong. 
Theo nghiên cứu của Lê Xuân Trường (14): 
từ các kết quả trên cho thấy khi nồng độ PCT 
thay đổi, có thể tiên lượng bệnh đáp ứng hay 
không đáp ứng với điều trị kháng sinh. 
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015
Chuyên Đề Nội Khoa 500
Bàn luận về kháng sinh điều trị và kháng 
sinh đồ 
Nhóm đáp ứng với điều trị kháng sinh 
Chúng tôi ghi nhận thời gian hồi phục có 
khác nhau trên từng bệnh nhân, phụ thuộc vào 
các yếu tố sau: loại vi khuẩn, đường vào của vi 
khuẩn, loại kháng sinh được điều trị, thời điểm 
được điều trị sớm hay muộn, tuổi tác và thể 
trạng của bệnh nhân, bệnh lý kèm theo  Trong 
các yếu tố trên, chúng tôi đặc biệt quan tâm đến 
vấn đề kháng sinh điều trị và kháng sinh đồ. 
Gần như tất cả các trường hợp bệnh lý nhiễm 
trùng khi vào bệnh viện thì bác sĩ lâm sàng đều 
sử dụng kháng sinh theo kinh nghiệm ngay từ 
đầu, sau đó theo dõi biểu hiện đáp ứng trên lâm 
sàng và kết quả kháng sinh đồ mà điều chỉnh 
kháng sinh cho từng trường hợp. 
Phân tích kết quả cấy máu và kháng sinh đồ 
của chúng tôi cho thấy ở 95/150 trường hợp đáp 
ứng với điều trị kháng sinh có 76 trường hợp 
(chiếm 80%) nhạy với kháng sinh đồ dựa vào 
kinh nghiệm của bác sĩ điều trị, 19 trường hợp 
(chiếm 20%) không nhạy với kháng sinh đồ. Ở 
nhóm không nhạy này, sau khi bác sĩ đổi kháng 
sinh dựa trên kháng sinh đồ thì bệnh nhân tiến 
triển tốt. 
Theo một số nghiên cứu như: ở tác giả 
Koivula I. chứng minh được ở nhóm bệnh nhân 
đáp ứng với điều trị thì PCT giảm nhanh và sớm 
hơn CRP. Nồng độ PCT trở về bình thường sau 4 
ngày điều trị(11). Lê Xuân Trường(14): khảo sát 41 
trường hợp NKH có đáp ứng với điều trị kháng 
sinh, kết quả cho thấy trung vị của PCT thay đổi 
như sau: 7,13 ng/mL → 1,23 ng/mL → 0,35 
ng/mL (p < 0,001). Riêng xét nghiệm CRP và 
bạch cầu máu cũng giảm nhưng CRP giảm chậm 
hơn, còn bạch cầu máu trong những trường hợp 
NKH nặng thì giảm < 4.000 /mm3 (chiếm 13% các 
trường hợp NKH). 
Nhóm không đáp ứng với điều trị kháng sinh 
Trái ngược với động học của nhóm bệnh 
nhân NKH - CNK đáp ứng với điều trị, nhóm 
bệnh nhân NKH - CNK không đáp ứng với điều 
trị dẫn đến tử vong sau một thời gian điều trị có 
nồng độ PCT thay đổi theo diễn tiến lâm sàng. 
Khi bệnh trở nặng thì nồng độ PCT lại gia tăng 
mặc dầu trước đó nồng độ có giảm khi trên lâm 
sàng tiến triển tốt. 
Phân tích kết quả cấy máu cho thấy: 13 
trường hợp (chiếm 23%) nhạy với kháng sinh đồ 
sau 6 ngày điều trị, 14 trường hợp (chiếm 25%) 
không nhạy với kháng sinh đồ sau 6 ngày điều 
trị; 28 trường hợp (chiếm 52%) có thời gian điều 
trị ≤ 3 ngày thì xin chuyển viện hoặc xin về nhà 
do bệnh nặng khi chưa có kết quả kháng sinh đồ. 
Trong 28 trường hợp này, sau khi có kết quả cấy 
máu thì có 22 trường hợp không nhạy với kháng 
sinh đồ, 6 trường hợp nhạy với kháng sinh đồ. 
Như vậy ở nhóm NKH - CNK không đáp ứng 
với điều trị (n = 55), có 19 trường hợp (chiếm 
35%) nhạy với kháng sinh đồ, 36 trường hợp 
(chiếm 65%) không nhạy với kháng sinh đồ. 
Giải thích cho trường hợp kháng sinh đồ phù 
hợp với điều trị theo kinh nghiệm ban đầu của 
các bác sĩ nhưng bệnh nhân vẫn không đáp ứng 
trên lâm sàng dẫn đến nặng thêm hoặc tử vong, 
phân tích số liệu cho thấy những trường hợp này 
thường rơi vào các tình huống lâm sàng như 
nhập viện muộn và bệnh ở giai đoạn nặng 
(trung bình nhập viện 8,5 ngày sau khi bệnh 
khởi phát), đã điều trị kháng sinh tiêm (83%) có 
biến chứng suy đa cơ quan như suy tế bào gan, 
suy thận, suy hô hấp (74%) hoặc có bệnh lý nền 
như gout, đái tháo đường, viêm đa khớp kèm 
theo (75%). 
Theo tác giả Lê Xuân Trường năm 2009 (14), 
trong 24 bệnh nhân NKH không đáp ứng với 
điều trị kháng sinh, nồng độ trung bình của 
PCT thay đổi từ 19,36 ng/mL → 22,74 ng/mL 
→ 17,23 ng/mL → 52 ng/mL(20). Nhưng nồng 
độ PCT trên các bệnh nhân NKH không đáp 
ứng với điều trị kháng sinh trên nghiên cứu 
của Yukioka H giảm sau vài ba ngày điều trị 
nhưng không trở về trị số bình thường và sự 
khác biệt giữa các lần xét nghiệm trong các 
ngày không có ý nghĩa thống kê, thường bệnh 
nhân tử vong do suy đa cơ quan(22). 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Nghiên cứu Y học
Nhiễm 501
Khảo sát sự tương quan giữa PCT với một 
số xét nghiệm khác 
Tương quan giữa nồng độ PCT với CRP 
Trong nghiên cứu này, để thấy rõ giá trị của 
PCT chúng tôi so sánh PCT với CRP và bạch cầu 
máu, là những xét nghiệm cơ bản được sử dụng 
từ lâu trên lâm sàng trong chẩn đoán nhiễm 
khuẩn nói chung và NKH - CNK nói riêng(6). 
CRP là một chất chỉ điểm sinh học được ứng 
dụng rộng rãi trên lâm sàng từ rất lâu để chẩn 
đoán nhiễm khuẩn, đặc biệt là bệnh nhân NKH. 
Theo nghiên cứu của Canan (5) và cộng sự, CRP 
là chất có độ nhạy và độ đặc hiệu tương đương 
nhau khoảng 58%, thấp hơn độ nhạy và độ 
chuyên của PCT (độ nhạy 89% và độ đặc hiệu 
94%)(16). Tuy nhiên, CRP vẫn được sử dụng trong 
chẩn đoán bệnh lý nhiễm trùng vì đây là 
phương pháp được ứng dụng nhiều ở các cơ sở 
y tế trong nước với chi phí tương đối thấp. 
Trong nghiên cứu, chúng tôi thấy có sự 
tương quan yếu giữa 2 xét nghiệm PCT và CRP 
trên bệnh nhân NKH - CNK (r = 0,102; p = 0,214). 
Khi bệnh nhân đáp ứng với kháng sinh thì PCT 
giảm ngay trong 24 giờ đầu (27,3%), trong khi 
CRP vẫn tiếp tục tăng cao 1 đến 2 ngày sau đó 
mới bắt đầu giảm (21,33%). Như vậy ở nhóm 
bệnh nhân đáp ứng với điều trị kháng sinh thì 
CRP giảm chậm và muộn hơn so với PCT. 
Nghiên cứu của Nguyễn Nghiêm Tuấn(17) cũng 
cho thấy nồng độ CRP thay đổi không đáng kể 
giữa 3 nhóm bệnh nhân (NKH, NKH nặng và 
CNK) ở cả 2 thời điểm (lúc mới nhập viện và sau 
72 giờ nhập viện). Giá trị chẩn đoán và tiên 
lượng của CRP đều kém hơn PCT. Kết quả này 
cũng phù hợp với các nghiên cứu ngoài nước 
như nghiên cứu của Heper Y.(9), Castelli(8). 
Tương quan giữa nồng độ PCT với BC 
Khi so sánh PCT với bạch cầu máu thì chúng 
tôi nhận thấy không có sự tương quan giữa 2 xét 
nghiệm này trên các bệnh nhân NKH - CNK (r = 
-0,031; p = 0,752). Có 9,3% các trường hợp bạch 
cầu máu giảm < 4.000 /mm3 và 14% trường hợp 
khi có đáp ứng với điều trị kháng sinh thì bạch 
cầu máu tăng cao trên mức bình thường. Kết quả 
này phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn 
Nghiêm Tuấn (17) và Castelli (8). Ngoài ra bạch cầu 
tăng có thể gặp trong HCĐƯVTT như bỏng, 
chấn thương chứ không đặc hiệu cho nhiễm 
khuẩn, vì vậy giá trị của bạch cầu không phản 
ảnh hết được tình trạng NKH - CNK. 
KẾT LUẬN 
Dựa vào kết quả nghiên cứu và bàn luận, 
chúng tôi rút ra một số kết luận: 
Xác định ngưỡng nồng độ của xét nghiệm 
PCT trong chẩn đoán NKH - CNK so với NKCB. 
Theo dõi động học của xét nghiệm PCT kết 
hợp với dữ kiện lâm sàng giúp bác sĩ yên tâm 
hơn trong việc đánh giá bệnh nhân NKH - 
CNK có đáp ứng và không đáp ứng với điều 
trị kháng sinh. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Angus DC, Lidicker J et al (2001), “Epidemiology of severe 
sepsis in the United States: analysis of incidence, outcome, and 
associated costs of care”, Crit Care Med, 29, pp.1303-1310. 
2. Bettina M. Rau, M. I. F., MD (2007). “Evaluation of 
Proaclcitonin for Predicting Septic Multiorgan Failure and 
Overall Prognosis in Secondary Peritonitis”. ARCH SURG, 
142, pp.134-42. 
3. Brun-Buisson et al. (1995). “Intensive Care Med 2000”. 26 
Suppl 1, pp. 64-74. 
4. Brunkhorst FM, Wegscheider K, Forycki F (2000). 
“Procalcitonin for early diagnosis and differentiationof SIRS 
sepsis, severe sepsis, and septic shock”. Intensive Care Med. 
26, pp.148-52. 
5. Canan Balci, E. G (2003). “Usefulness of procalcitonin for 
diagnosis of sepsis in the intensive care unit”. Critical Care, 7, 
pp.85-90. 
6. Diamantis P. Kofteridis, G. S., Alexander D. et al. (2009). “C-
Reactive Protein and Serum Procalcitonin Levels as Markers 
of Bacterial Upper Respiratory Tract Infections”. American 
Journal of Infectious Diseases, 5(4), pp.292-7. 
7. Epuca, P. P., A pilaca et al (2010). “Serum procalcitonin 
measurement as a marker of sepsis”. Endocrine, 26, pp.143- 5. 
8. Castelli GP, et al (2004). “Procalcitonin and C-reactive protein 
during systemic inflammatory response syndrome, sepsis and 
organ dysfunction”. Critical Care, 8(10), pp.234-42. 
9. Heper Y, et al (2006). “Evaluation of serum C-reactive protein, 
procalcitonin, tumor necrosis factor alpha, and interleukin - 10 
levels as diagnostic and prognostic parameters in patients 
with community acquired sepsis, severe sepsis, and septic 
shock”. Eur J Clin Microbiol Infect Dis, 25(10), pp.481-91. 
10. Hồ Đặng Trung Nghĩa, Nghiêm Thị Bảo Hạnh Linh, (1997). 
“Tổng kết về dịch tễ lâm sàng, cận lâm sàng và kinh nghiệm 
sử dụng kháng sinh trong điều trị bệnh nhân nhiễm trùng 
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015
Chuyên Đề Nội Khoa 502
huyết”. Luận văn tốt nghiệp bác sỹ, Trung Tâm Đào Tạo và 
Bồi Dưỡng Cán Bộ Y Tế TP.HCM. 
11. Koivula L. and col. (2011). “Elevated procalcitonin predicts 
Gram-negative sepsis in haematological patients with febrile 
neutropenia”. Scand J Infect Dis, 43(6-70), pp.471-8. 
12. Konrad Reinhart, Takala A., Kemppainen E (2002). 
”Procalcitonin strip test in the early detection of severe acute 
pancreatitis”. Br J Surg, 88(2), pp.222-7. 
13. Lê Xuân Trường (2009). “Giá trị chẩn đoán và tiên lượng của 
proaclcitonin huyết thanh trong nhiễm trùng huyết”. Y học 
TP. Hồ Chí Minh, 13(1), Tr.189-94. 
14. Lê Xuân Trường (2009). “Theo dõi kết quả điều trị nhiễm 
khuẩn huyết và choáng nhiễm khuẩn bằng động học của 
procalcitonin”. Tạp chí y học TP.HCM, 13(1), Tr.213-21. 
15. Lê Xuân Trường, Lê Ngọc Hùng, Phan Thị Danh (2008). 
“Nhận xét sơ bộ về sự thay đổi nồng độ procalcitonin trong 
nhiễm khuẩn hô hấp và nhiễm khuẩn huyết”. Tạp chí y học 
TP. Hồ Chí Minh, 12(1), Tr.105-10. 
16. Mirjam Christ-Crain MD, R. B. M et al (2004). “Effect of 
procalcitonin-guided treatment on antibiotic use and outcome 
in lower respiratory tract infections: cluster-randomised, 
single-blinded intervention trial”. The lancet, 363, pp.600-7. 
17. Nguyễn Nghiêm Tuấn (2008). “Vai trò của procalcitonin trong 
chẩn đoán và điều trị nhiễm trùng huyết”. Luận văn Thạc sĩ Y 
học, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. 
18. Phạm Đình Lựu (2008). “ Sinh Lý Y Học tập 1”. Bộ môn Sinh 
Lý Học, Đại Học Y Dược TP. HCM. Nhà xuất bản Y Học Tp. 
HCM. 
19. Trần Nguyễn Minh Thi (2009). “Khảo sát giá trị của xét 
nghiệm procalcitonin trong chẩn đoán nhiễm trùng huyết và 
choáng nhiễm trùng”. Khóa luận tốt nghiệp Bác sĩ đa khoa, 
Khóa 2003-2009, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. 
20. Trần Văn Sĩ (2011). “Nghiên cứu nồng độ procalcitonin trong 
máu và mối liên quan với loại vi khuẩn gây bệnh, các thể lâm 
sàng của nhiễm khuẩn huyết”. Luận án chuyên khoa cấp II, 
Đại học Y Dược Cần Thơ. 
21. World Health Organization. “The global burden of disease: 
2004 update”. Available 
from:
GBD_report_2004update_part2.pdf (accessed 17 January 
2010). 
22. Yukioka H., Yoshida G., Kurita S., Kato N (2012). ”Plasma 
procalcitonin in sepsis and organ failure”. Ann Acad Med 
Singapore, 30(5), pp.528-31. 
Ngày nhận bài báo: 30/10/2014 
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 30/10/2014 
Ngày bài báo được đăng: 16/01/2015 

File đính kèm:

  • pdfgia_tri_xet_nghiem_procalcitonin_trong_theo_doi_dap_ung_dieu.pdf