Giải pháp phát triển kinh tế hợp tác xã trong nông nghiệp tỉnh Kiên giang trong giai đoạn hiện nay

Việc củng cố và phát triển kinh tế tập thể (KTTT), nhất là các hợp tác xã (HTX) trong nông nghiệp là xu thế phát triển tất yếu trong giai đoạn hiện nay, góp phần phát triển kinh tế - Xã hội của đất nước trong quá trình xây dựng công nghiệp hóa – hiện đại hóa (CNH – HĐH) và xây dựng nông thôn mới. Bài viết đánh giá thực trạng các mặt tồn tại của mô hình HTX trong thời gian qua là: Một số cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương chưa quán triệt sâu sắc quan điểm, chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực phát triển và nâng cao hiệu quả KTTT; Công tác quản lý Nhà nước đối với HTX còn nhiều hạn chế, chồng chéo, chưa cụ thể, rõ ràng; Năng lực nội tại của HTX còn yếu, phát triển không ổn định. Số lượng HTX yếu kém và không hoạt động còn chiếm tỷ lệ khá cao; Tài sản và vốn quỹ của HTX còn ít; KTTT phát triển chưa tương xứng với tiềm năng. Bài viết cũng đã tìm ra những nguyên nhân của các mặt còn tồn tại đó, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện mô hình HTX nông nghiệp của tỉnh Kiên Giang trong thời gian tới

pdf 11 trang dienloan 5580
Bạn đang xem tài liệu "Giải pháp phát triển kinh tế hợp tác xã trong nông nghiệp tỉnh Kiên giang trong giai đoạn hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giải pháp phát triển kinh tế hợp tác xã trong nông nghiệp tỉnh Kiên giang trong giai đoạn hiện nay

Giải pháp phát triển kinh tế hợp tác xã trong nông nghiệp tỉnh Kiên giang trong giai đoạn hiện nay
1Giải pháp phát triển . . .
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỢP TÁC XÃ TRONG NÔNG 
NGHIỆP TỈNH KIÊN GIANG TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
Nguyễn Kế Tuấn*, Đào Thanh Cần**
TÓM TẮT
Việc củng cố và phát triển kinh tế tập thể (KTTT), nhất là các hợp tác xã (HTX) trong nông 
nghiệp là xu thế phát triển tất yếu trong giai đoạn hiện nay, góp phần phát triển kinh tế - xã hội 
của đất nước trong quá trình xây dựng công nghiệp hóa – hiện đại hóa (CNH – HĐH) và xây dựng 
nông thôn mới. Bài viết đánh giá thực trạng các mặt tồn tại của mô hình HTX trong thời gian qua 
là: Một số cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương chưa quán triệt sâu sắc quan điểm, chủ trương, 
chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực phát triển và nâng cao hiệu quả KTTT; 
Công tác quản lý Nhà nước đối với HTX còn nhiều hạn chế, chồng chéo, chưa cụ thể, rõ ràng; Năng 
lực nội tại của HTX còn yếu, phát triển không ổn định. Số lượng HTX yếu kém và không hoạt động 
còn chiếm tỷ lệ khá cao; Tài sản và vốn quỹ của HTX còn ít; KTTT phát triển chưa tương xứng với 
tiềm năng. Bài viết cũng đã tìm ra những nguyên nhân của các mặt còn tồn tại đó, từ đó đề xuất 
các giải pháp nhằm hoàn thiện mô hình HTX nông nghiệp của tỉnh Kiên Giang trong thời gian tới.
Từ khóa : Hợp tác xã, nông nghiệp, Kiên Giang, kinh tế tập thể.
SOLUTIONS TO DEVELOP COOPERATIVE ECONOMICS IN 
AGRICULTURE IN KIEN GIANG PROVINCE IN THE PRESENT TIME
ABSTRAC
The consolidation and development of collective economics, especially cooperatives in 
agricultural sector is an indispensable developmental trend in this present time. It partly contributes 
to the nation’s social – economic development in the process of industrialization and modernization 
and to building new rural areas. This paper evaluates the real existences of cooperative models 
in the past years: some governmental and local authorities have not grasped thoroughly the 
viewpoints, campaigns and policies of the Communist Party and government in the development 
and growth of collective economics; the governmental management is limited, overlapped and 
unstable; immanent quality of cooperatives are still low; and the development is unstable. The 
number of weak and unworkable cooperatives comprise for a high percentage. Real estate and 
capital is low. Collective economics is not compatible with the potential. The paper also finds out 
the reasons for these existences. From these, some solutions are suggested to perfect cooperative 
models in agriculture in Kien Giang in the future.
Key words: Cooperatives. Agriculture, Kien Giang, collective economics
Kinh tế - Kỹ thuật
* GS.TS. Trường Đại học Nha Trang 
** GV. Trường Đại học Nha Trang
2Taïp chí Kinh teá - Kyõ thuaät
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Kiên Giang là một tỉnh sản xuất nông 
nghiệp có sản lượng lúa lớn nhất trong 
các tỉnh khu vực ĐBSCL có điều kiện để 
phát triển kinh tế tập thể (KTTT) trong 
nông nghiệp, nông thôn. Cũng như các địa 
phương khác trong cả nước, các HTX trong 
nông nghiệp có sự chuyển biến tích cực, 
số lượng có tăng lên đáng kể, chất lượng 
hoạt động nâng lên. Tuy nhiên, không ít các 
HTX gặp nhiều khó khăn, vướng mắc cần 
phải được giải quyết thấu đáo, triệt để như 
quy mô HTX còn nhỏ, cơ sở vật chất còn 
thiếu, sản phẩm hàng hóa, dịch vụ chưa đa 
dạng, chất lượng chưa cao, lợi ích kinh tế - 
xã hội của thành viên và người lao động còn 
thấp. Do đó cần có những giải pháp phát 
triển kinh tế hợp tác xã trong nông nghiệp 
Tỉnh Kiên Giang nhằm khắc phục những 
tồn tại của KTTT và phát triển ngành nông 
nghiệp của tỉnh thành một ngành sản xuất 
hàng hóa lớn. 
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
- Phương pháp mô tả: Sử dụng phương 
pháp mô tả nhằm đánh giá thực trạng của các 
HTX trong nông nghiệp ở địa bàn nghiên cứu.
- Phương pháp nhân quả: Sử dụng phương 
pháp nhân quả nhằm tìm nguyên nhân đã hình 
thành thực trạng của HTX trong nông nghiệp 
ở địa bàn nghiên cứu. Đánh giá những thuận 
lợi, khó khăn, nguyên nhân. Đồng thời, định 
hướng và đề xuất giải pháp để nâng cao hiệu 
quả phát triển KTTT.
- Điều tra, khảo sát thực tế: Sử dụng 
phương pháp điều tra khảo sát thực tế nhằm 
điều tra các HTX trong nông nghiệp đang 
hoạt động trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
+ Mục tiêu, nội dung: Thu thập số liệu 
phản ánh kết quả hoạt động của HTX trong 
nông nghiệp, các nhân tố ảnh hưởng và các 
vấn đề khác có liên quan.
+ Đối tượng: Các HTX trong nông 
nghiệp.
+ Điều tra phỏng vấn, khảo sát thực 
tế: Sử dụng bảng câu hỏi điều tra phỏng 
vấn, khảo sát thực tế các HTX trong nông 
nghiệp đại diện cho các vùng sinh thái 
của tỉnh Kiên Giang như: Tây sông Hậu 
(Tân Hiệp, Giồng Riềng, Châu Thành, Gò 
Quao), Tứ giác Long Xuyên (Hòn Đất, 
Kiên Lương), U Minh Thượng (An Biên, 
U Minh Thượng), Biển đảo (Kiên Hải, 
Phú Quốc).
- Phương pháp xử lý kết quả điều tra: Số 
liệu thu thập được sử dụng các phương pháp 
xử lý như thống kê, so sánh, đối chiếu và phân 
tích các yếu tố nhằm tìm ra nguyên nhân và đề 
ra giải pháp.
- Phương pháp phân tích thống kê: Sử 
dụng phương pháp phân tích thống kê nhằm 
tổng hợp số liệu, dữ liệu đã điều tra, khảo 
sát; phân tích hệ thống số liệu dữ liệu thu 
thập được.
- Phương pháp chuyên gia: Sử dụng 
phương pháp chuyên gia tham vấn ý kiến các 
chuyên gia và cán bộ quản lý HTX lấy ý kiến 
làm cơ sở định hướng và đề xuất giải pháp 
phát triển HTX.
3. THỰC TRẠNG MÔ HÌNH HỢP 
TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP HIỆN NAY.
3Giải pháp phát triển . . .
Bảng 3.1. Phân loại HTX trong nông nghiệp theo lĩnh vực sản xuất, kinh doanh.
Đơn vị tính: HTX
Stt Huyện, TX, TP SốHTX
Đã đăng ký 
kinh doanh
Trồng 
trọt
Chăn 
nuôi
Thủy 
sản
Ngành nghề 
nông thôn
1 Rạch Giá 8 8 6 - 2 2
2 Giang Thành 3 3 3 1 - 1
3 Kiên Lương 8 8 2 - 6 -
4 Hòn Đất 5 5 5 1 1 1
5 Tân Hiệp 59 59 58 16 10 6
6 Châu Thành 11 11 10 1 1 2
7 Giồng Riềng 66 66 66 3 2 5
8 Gò Quao 16 16 13 1 1 5
9 An Biên 7 7 7 1 - -
10 An Minh 1 1 - - 1 -
11 U Minh Thượng 2 2 2 1 - -
12 Phú Quốc 3 3 3 1 3 2
13 Kiên Hải 1 1 - - 1 -
Toàn tỉnh 190 190 175 26 28 24
Nguồn: Điều tra và tính toán tổng hợp.
Toàn tỉnh có 143 HTX tham gia hoạt động 
1 lĩnh vực sản xuất , 35 HTX tham gia 2 lĩnh 
vực, 9 HTX tham gia 3 lĩnh vực, 3 HTX tham 
gia 4 lĩnh vực. Kết quả có 175 HTX hoạt 
động trong lĩnh vực nông nghiệp, 26 HTX 
hoạt động trong lĩnh vực chăn nuôi, 28 HTX 
trong lĩnh vực thủy sản, 24 HTX trong lĩnh 
vực ngành nghề nông thôn.
Bảng 3.2. Phân loại HTX trong nông nghiệp theo nội dung hợp tác.
Đơn vị tính: HTX
Stt Huyện, TX, TP
Số
HTX
Bơm 
tưới
Giống
nông 
nghiệp
Vật
tư
nông
nghiệp
Khoa 
học 
kỹ 
thuật
Tiêu 
thụ 
sản 
phẩm
Làm 
đất, 
sau thu 
hoạch
Tín 
dụng 
nội 
bộ
Ngành 
nghề 
nông 
thôn
1 Rạch Giá 8 5 5 6 4 3 4 5 1
2 Giang Thành 3 2 1 2 2 - - 1 -
3 Kiên Lương 8 2 7 8 7 7 1 4 -
4 Hòn Đất 5 5 3 4 5 - 2 3 -
5 Tân Hiệp 59 54 25 45 37 8 48 30 3
6 Châu Thành 11 10 5 5 6 2 5 5 2
7 Giồng Riềng 66 64 58 50 55 2 9 25 -
8 Gò Quao 16 13 10 10 9 3 8 2 1
9 An Biên 7 7 4 5 4 - 7 - -
4Taïp chí Kinh teá - Kyõ thuaät
Stt Huyện, TX, TP
Số
HTX
Bơm 
tưới
Giống
nông 
nghiệp
Vật
tư
nông
nghiệp
Khoa 
học 
kỹ 
thuật
Tiêu 
thụ 
sản 
phẩm
Làm 
đất, 
sau thu 
hoạch
Tín 
dụng 
nội 
bộ
Ngành 
nghề 
nông 
thôn
10 An Minh 1 - 1 - 1 1 - - -
11 U Minh Thượng 2 2 2 2 2 - - 1 -
12 Phú Quốc 3 1 3 3 3 2 1 - -
13 Kiên Hải 1 - 1 1 1 1 - 1 -
Toàn tỉnh 190 165 125 141 136 29 85 77 7
Nguồn: Điều tra và tính toán tổng hợp.
 Toàn tỉnh có 165 HTX thực hiện hợp 
tác bơm tưới, 125 HTX hợp tác kinh doanh 
giống nông nghiệp, 141 HTX hợp tác làm 
dịch vụ vật tư nông nghiệp, 136 HTX hợp tác 
ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất 
nông nghiệp, 29 HTX hợp tác tiêu thụ sản 
phẩm trong nông nghiệp, 85 HTX tham gia 
hợp tác làm đất và sau thu hoạch, 77 HTX góp 
vốn làm tín dụng nội bộ, 7 HTX thực hiện hợp 
tác ngành nghề nông thôn. 
Bảng 3.3. Tình hình vốn sản xuất kinh, doanh của HTX trong nông nghiệp
Đơn vị tính: HTX
Stt Huyện, TX, TP SốHTX
Tổng vốn 
(tr. đồng)
Vốn bq/
HTX (tr. 
đồng)
Tổng 
vốn góp của 
thành viên 
(tr. đồng)
Vốn góp bq/
thành viên (tr. 
đồng)
1 Rạch Giá 8 294,20 36,78 283,20 0,41
2 Giang Thành 3 115,50 38,50 115,50 2,22
3 Kiên Lương 8 7.202,41 900,30 6.266,00 18,82
4 Hòn Đất 5 1.224,46 244,83 1.224,46 6,62
5 Tân Hiệp 59 4.298,22 72,85 2.567,88 0,16
6 Châu Thành 11 810,90 73,72 810,90 0,56
7 Giồng Riềng 66 4.521,48 68,51 4.521,48 1,29
8 Gò Quao 16 1.035,97 64,75 1.035,97 1.93
9 An Biên 7 147,70 21,10 147,70 0,33
10 An Minh 1 1.722,00 1.722,00 1.722,00 90,63
11 U Minh Thượng 2 49,53 24,77 49,53 0,64
12 Phú Quốc 3 50.905,00 16.968,33 50.905,00 737,75
13 Kiên Hải 1 500,00 500,00 500,00 26,32
Toàn tỉnh 190 72.827,37 383,30 70.149,62 3,02
Nguồn: Điều tra và tính toán tổng hợp.
Tổng vốn sản xuất, doanh của các HTX trong toàn tỉnh là 72.827,37 triệu đồng, bình 
5Giải pháp phát triển . . .
quân 383,30 triệu đồng/HTX, tình hình góp vốn 
sản xuất, kinh doanh của các HTX chênh lệch 
nhau đáng kể, những HTX làm kinh doanh dịch 
vụ và thủy sản có mức đóng góp cao như tại 
huyện Phú Quốc 16.968,33 triệu đồng/HTX, An 
Minh 1.722,00 triệu đồng/HTX, Kiên Lương 
900,30 triệu đồng/HTX và mức đóng góp của hộ 
thành viên tham gia cũng khá cao từ 90 đến gần 
900 triệu đồng/hộ thành viên. Các HTX hợp tác 
thực hiện các dịch vụ cho hộ thành viên có mức 
đóng góp thấp hơn, từ 20 đến 500 triệu đồng/
HTX tùy vào số lượng thành viên tham gia, mức 
đóng góp vốn của thành viên từ từ 400.000 đồng 
đến 2 triệu đồng/hộ thành viên. Như vậy, các hộ 
thành viên tham gia góp vốn thấp trong HTX 
nông nghiệp làm cho bộ máy quản lý HTX gặp 
không ít khó khăn trong việc xây dựng kế hoạch 
phát triển sản xuất, kinh doanh của HTX.
Bảng 3.4. Kết quả sản xuất, kinh doanh của HTX trong nông nghiệp.
Đơn vị tính: HTX, %
Stt Doanh thu Số HTX Tỷ lệ (%)
1 HTX có doanh thu dưới 50 triệu đồng/năm 0 0
2 HTX có doanh thu từ 51 - 100 triệu đồng/năm 13 19
3 HTX có doanh thu từ 101 - 200 triệu đồng/năm 19 27
4 HTX có doanh thu trên 201 triệu động/năm 38 54
Tổng cộng 70 100
Nguồn: Điều tra và tính toán tổng hợp.
Về kết quả sản xuất, kinh doanh của các 
HTX trong nông nghiệp: Theo số liệu điều tra 
và khảo sát thực tế có 19% HTX trong nông 
nghiệp có mức doanh thu hàng năm đạt từ 
51 - 100 triệu đồng/năm, 27% HTX có mức 
doanh thu hàng năm đạt từ 101 - 200 triệu 
đồng/năm và 54% HTX có mức doanh thu 
hàng năm đạt trên 201 triệu đồng/năm. Tính 
đến cuối năm 2013 tổng doanh thu sản xuất, 
kinh doanh của các HTX trong nông nghiệp 
là 158,969 tỷ đồng, sau khi trừ chi phi các 
HTX thu được lợi nhuận là 70,680 tỷ đồng, 
lợi nhuận bình quân đạt 372 triệu đồng/HTX, 
thu nhập bình quân của thành viên đạt 31,2 
triệu đồng/người/năm. Số HTX làm ăn có lãi 
là 103 HTX (chiếm 54%), 87 HTX làm ăn hòa 
vốn hoặc thua lỗ (chiếm 46%) chưa phản ánh 
được sự kỳ vọng của tỉnh về phát triển KTTT. 
Bảng 3.5. Tổng hợp trình độ cán bộ quản lý HTX trong nông nghiệp năm 2013.
Đơn vị tính: người
Stt Chức danh Tổng số Đại học, cao đẳng
Trung 
cấp Sơ cấp
Chưa 
qua đào 
tạo
1 Ban chủ nhiệm/Ban giám đốc 399 13 46 179 161
2 Ban kiểm soát/Hội đồng quản trị 296 3 23 115 155
3 Kế toán 190 0 11 80 99
Toàn tỉnh 885 16 80 374 415
Nguồn: Điều tra và tính toán tổng hợp.
Như vây, nguồn nhân lực và đặc biệt là cán bộ quản lý HTX có chất lượng chưa cao, 
6Taïp chí Kinh teá - Kyõ thuaät
số cán bộ quản lý có trình độ đại học, cao 
đẳng là 16 người (chiếm 1,81%), trung cấp là 
80 người (chiếm 9,04%), sơ cấp là 374 người 
(chiếm 42,26%), còn lại 415 người (chiếm 
46,89%) chưa qua đào tạo chuyên môn nghiệp 
vụ, chủ yếu có trình độ văn hóa là cấp I và II. 
Bảng 3.6. Nhóm tuổi của Chủ nhiệm (Giám đốc) HTX trong nông nghiệp.
Đơn vị tính: HTX, %
Stt Nhóm tuổi Số HTX Tỷ lệ (%)
1 Dưới 30 tuổi 3 4
2 Từ 31 - 40 tuổi 7 10
3 Từ 41 - 50 tuổi 19 27
4 Trên 51 tuổi 41 59
Tổng cộng 70 100
Nguồn: Điều tra và tính toán tổng hợp.
Qua bảng trên ta thấy, đa số cán bộ quản lý HTX trong nông nghiệp có độ tuổi nằm trong 
nhóm trên 51 tuổi, chiếm 59%.
Bảng 3.7. Phân loại HTX trong nông nghiệp.
Đơn vị tính: HTX, %
Stt Nội dung Số HTX Tỷ lệ (%)
1 HTX loại khá, tốt 49 25,79
2 HTX loại rung bình 83 43,68
3 HTX yếu kém và không hoạt động 41 21,58
4 HTX không xét hoặc xếp loại 17 8,95
Tổng cộng 190 100,00
Nguồn: Điều tra và tính toán tổng hợp.
- HTX trong nông nghiệp xếp loại khá, tốt: 
Chiếm tỷ lệ thấp, có 49 HTX, chiếm 25,79%, 
điển hình nhất trong các HTX này là HTX 
nông nghiệp kinh 3A xã Tân Hiệp A huyện 
Tân Hiệp, HTX nông nghiệp Thạnh Tiến xã 
Thạnh Bình huyện Giồng Riềng, HTX dịch vụ 
nông nghiệp Tân Hòa xã Vĩnh Phước B huyện 
Gò Quao, HTX nông nghiệp Thạnh Hòa xã 
Mong Thọ A huyện Châu Thành, HTX nông 
nghiệp 41 xã Phi Thông thành phố Rạch Giá. 
- HTX trong nông nghiệp xếp loại trung 
bình: Chiếm đa số, có 83 HTX, chiếm 43,68%, 
là những HTX chủ yếu thực hiện hỗ trợ cho 
hộ thành viên một số khâu trong quá trình hoạt 
động sản xuất, kinh doanh như bơm tưới, ứng 
dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, cung 
ứng một phần giống và vật tư nông nghiệp. 
Đồng thời, quan tâm tìm đầu ra sản phẩm cho 
hộ thành viên. Các dịch vụ này thu theo mức 
chi và phân bổ theo diện tích sản xuất. 
- HTX trong nông nghiệp xếp loại yếu 
kém và không hoạt động: Còn chiếm khá 
cao, có 41 HTX, chiếm 21,58%, là những 
HTX thường chỉ làm 1 đến 2 khâu trong nội 
dung đăng ký hoạt động, chủ yếu là dịch vụ 
bơm tưới và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào 
sản xuất, các khâu khác trong hoạt động sản 
xuất thì hộ thành viên và hộ nông dân lân 
7Giải pháp phát triển . . .
cận không quan tâm. Bên cạnh đó, công tác 
quản lý HTX yếu kém, hộ thành viên không 
tin tưởng nhiều vào HTX. Vốn hoạt động của 
HTX đa số bị hộ thành viên chiếm dụng, HTX 
không có khả năng thành toán, nợ của HTX 
ngày càng gia tăng.
- HTX trong nông nghiệp không xét hoặc 
chưa xếp loại: Áp dụng đối với 17 HTX mới 
thành lập trong năm 2013, chiếm 8,95%. Do 
mới thành lập, bước đầu đi vào hoạt động nên 
những HTX nay chưa đáp ứng được yêu cầu 
về cung cấp dịch vụ của hộ thành viên và hộ 
nông dân lân cận trong hoạt động sản xuất 
nông nghiệp, thủy sản và ngành nghề nông 
thôn, chưa thích nghi môi trường cùng nhau 
hợp tác, kinh tế thị trường và còn nhiều vấn 
đề cần phải quan tâm, nhất là đội ngũ cán bộ 
quản lý HTX.
4. NHỮNG HẠN CHẾ CỦA MÔ HÌNH 
HTX HIỆN NAY.
- Một số cấp ủy Đảng, chính quyền địa 
phương, Mặt trận và đoàn thể các cấp chưa 
quán triệt sâu sắc quan điểm, chủ trương, 
chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước 
trong lĩnh vực phát triển và nâng cao hiệu 
quả KTTT. Một bộ phận cán bộ, đảng viên và 
quần chúng nhân dân còn hoài nghi mô hình 
HTX “kiểu mới” trong nông nghiệp, còn thái 
độ e ngại, chưa thực sự tin tưởng hiệu quả của 
KTTT mang lại nên thiếu tích cực vận động 
thành lập và tham gia HTX, THT.
- Công tác quản lý Nhà nước đối với HTX 
còn nhiều hạn chế, chồng chéo, chưa cụ thể, 
rõ ràng. Một số địa phương vẫn còn tình trạng 
buông lỏng quản lý Nhà nước đối với HTX, 
chưa hướng dẫn kịp thời các chủ trương, chính 
sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các 
hình thức hỗ trợ phát triển KTTT còn nhiều 
hạn chế và khó tiếp cận, cũng như nghiệp vụ 
chuyên môn quản lý chuyên ngành của từng 
lĩnh vực về KTTT để thực hiện. 
- Năng lực nội tại của HTX, THT còn yếu, 
phát triển không ổn định. Số lượng HTX yếu 
kém và không hoạt động còn chiếm tỷ lệ khá 
cao (21,58%). Đa số HTX hoạt động có lãi thấp 
hoặc không có lãi, lợi ích hợp tác mang lại cho 
thành viên chưa nhiều, phần lớn cán bộ quản lý 
HTX chưa được trả lương hoặc trả lương ở mức 
thấp, chưa đóng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y 
tế chó cán bộ HTX, người lao động trong HTX. 
- Tài sản và vốn quỹ của HTX, THT còn 
ít, đa số chưa có trụ sở, tài sản chung không 
nhiều, năng lực tài chính chưa đáp ứng, đội 
ngũ cán bộ quản lý có trình độ năng lực hạn 
chế, chưa đưa ra được chiến lược phát triển 
sản xuất, kinh doanh cụ thể, không yên tâm 
làm việc lâu dài trong KTTT. Các HTX có 
quy mô hoạt động nhỏ lẻ, thị trường đầu ra 
sản phẩm không ổn định, chưa hợp tác, gắn 
bó với nhau, thiếu sự liên kết cả về kinh tế lẫn 
tinh thần hợp tác giữa HTX với doanh nghiệp 
thuộc các thành phần kinh tế. Nhiều HTX tổ 
chức và hoạt động chưa tuân thủ đầy đủ theo 
quy định của pháp luật, công tác tài chính, kế 
toán còn lỏng lẻo, tính minh bạch chưa được 
đảm bảo, có nơi bị vi phạm.
- KTTT phát triển chưa tương xứng với 
tiềm năng, lợi thế của từng ngành, lĩnh vực, 
số lượng, chất lượng hoạt động và tăng trưởng 
kinh tế không đáng kể (chiếm 1,72% GDP của 
tỉnh). Giá trị sản xuất kinh doanh và đóng góp 
ngân sách của khu vực KTTT còn hạn chế , 
vị thế của KTTT còn thấp kém, có nơi chưa 
được xã hội thừa nhận.
5. NGUYÊN NHÂN CỦA NHỮNG 
HẠN CHẾ 
8Taïp chí Kinh teá - Kyõ thuaät
- Công tác quản lý Nhà nước đối với 
HTX còn buông lỏng, chức năng nhiệm 
vụ của các đơn vị liên quan chưa rõ ràng, 
tại một số nơi còn lúng túng, bị động, 
biện pháp tổ chức thực hiện chưa cụ thể, 
thiếu kiểm tra và tổ chức sơ tổng kết để 
uốn nắn kịp thời và rút kinh nghiệm trong 
thời gian tới. Các cấp, các ngành và địa 
phương hướng dẫn, vận động, tư vấn hỗ 
trợ phát triển KTTT chưa được tập trung 
tích cực, hiệu quả không cao, chưa chỉ 
đạo điểm, chưa xây dựng được mô hình 
HTX điểm, mô hình tốt, mô hình mới để 
phổ biến nhân ra diện rộng.
- Vai trò tham mưu của các cấp chính 
quyền, các ngành chức năng còn hạn chế, 
việc phân công người phụ trách theo dõi 
KTTT của các sở, ngành, đoàn thể các cấp 
nhất là cấp cơ sở không cụ thể, chưa ngang 
tầm. Một số nơi còn ngán ngại hoặc xem 
nhẹ vai trò của kinh tế HTX trong nông 
nghiệp, khoán trắng cho ngành chuyên 
môn, chưa tạo điều kiện tốt cho lĩnh vực 
này phát triển.
- Đội ngũ cán bộ quản lý HTX, THT 
hầu hết làm việc theo kinh nghiệm, chưa 
được đào tạo cơ bản, đa số cán bộ quản 
lý mới tham gia các khóa bồi dưỡng, 
tập huấn nghiệp vụ ngắn ngày nên chưa 
xây dựng được phương án sản xuất, kinh 
doanh cụ thể. Năng lực nội tại của HTX, 
THT còn nhiều yếu kém về tài chính, đất 
đai, kỹ thuật, quy mô hoạt động, thiếu sự 
liên doanh liên kết với nhau và với doanh 
nghiệp, tổ chức kinh tế. Một số HTX 
trong nông nghiệp hoạt động cầm chừng, 
trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước nên 
ít quan tâm đầu tư mở rộng phát triển sản 
xuất, kinh doanh. Mặt khác, thời tiết, dịch 
bệnh diễn biến bất thường, giá đầu vào 
không ổn định dẫn đến hiệu quả hoạt động 
chưa cao. 
- Công tác tuyên truyền Luật HTX, các 
chủ trương của Đảng và Nhà nước cho cán 
bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân chưa 
tập trung đúng mức, chưa đều khắp, chưa 
thể hiện sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống 
chính trị trong việc tuyên truyền đến tận cơ 
sở và người dân, nhất là đối tượng trực tiếp 
tham gia HTX, THT.
- Trong tổ chức thực hiện chưa xác định 
nhiệm vụ phát triển KTTT là nhiệm vụ trong 
tâm, việc làm thường xuyên và lâu dài, mà 
chủ yếu tổ chức theo dạng phong trào, thiếu 
tính đồng bộ.
- Nhận thức về mô hình HTX “kiểu 
mới” trong nông nghiệp của cán bộ, đảng 
viên và quần chúng nhân dân tuy có nâng 
lên nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, tư tưởng 
hoài nghi đối với mô hình HTX “kiểu cũ” 
vẫn còn tồn tại, chưa phân biệt được mô 
hình HTX “kiểu mới” với mô hình HTX 
“kiểu cũ”, với tổ chức xã hội va doanh 
nghiệp, chưa thấy được hiệu quả và lợi 
ích của việc tham gia HTX nên chưa mạnh 
dạn tham gia hoặc khi tham gia cũng chưa 
có nhiều đóng góp trong xây dựng HTX 
phát triển.
- Cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến 
khích phát triển HTX trong nông nghiệp 
tuy được ban hành tương đối đầy đủ nhưng 
phần lớn tính khả thi không cao, việc cụ 
thể hóa còn chậm và thiếu tính đồng bộ. 
Trong tổ chức thực hiện, thiếu sự giúp đỡ 
và hướng dẫn thực hiện tới HTX, nguồn lực 
thực hiện có hạn.
6. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN 
MÔ HÌNH HTX.
9Giải pháp phát triển . . .
Thứ nhất, phát huy nội lực, thế mạnh 
của HTX và tập trung khắc phục những tồn 
tại, yếu kém mà HTX đang gặp phải
Mở rộng các thành viên tham gia HTX 
theo Luật HTX năm 2012 quy định, căn cứ 
vào Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 
25/10/2013 của Thủ tưởng Chính phủ về 
“Chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, 
liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, 
xây dựng cánh đồng lớn” và Quyết định số 
210/2013/QĐ-TTg của Chính phủ về “Chính 
sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào 
nông nghiệp, nông thôn” HTX chủ động 
phối hợp với các cấp, các ngành và chính địa 
phương vận động, kêu gọi các doanh nghiệp 
tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh 
nghiệp nhà nước cùng tham gia thành viên 
HTX, liên doanh liên kết hoặc tham gia góp 
vốn, góp công sức để xây dựng phương án sản 
xuất, kinh doanh có hiệu quả, phát huy những 
lợi thế sẵn có của HTX, nâng cao hiệu quả 
kinh tế và khả năng cạnh tranh.
Thứ hai, nâng cao hiệu quả hoạt động 
của bộ máy quản lý HTX, thành viên tham 
gia HTX
- Xuất phát từ tình hình hoạt động của 
HTX trong nông nghiệp trong điều kiện hiện 
nay, việc tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng nâng 
cao kiến thức quản lý cho cán bộ quản lý 
HTX là một yêu cầu cần thiết, là động lực 
nhằm thúc đẩy sự đổi mới và phát triển các 
hình thức hợp tác trong HTX, là nhân tố đảm 
bảo cho HTX thực hiện thành công phương 
án sản xuất, kinh doanh đề ra. Để khắc phục 
tình trạng yếu kém về trình độ, năng lực quản 
lý của HTX trong nông nghiệp, các cấp, 
các ngành có liên quan và chính quyền địa 
phương cần bố trí kinh phí được phân bổ hàng 
năm, giai đoạn và xây dựng kế hoạch để đào 
tạo cán bộ quản lý HTX thông qua các lớp 
chuyên môn, nghiệp vụ quản lý và điều hành 
HTX tại các trung tâm, trường và bố trí các 
lớp tập huấn, bồi dưỡng ngắn ngày tại các địa 
phương trong tỉnh. Đồng thời, các HTX trong 
nông nghiệp phải xây dựng kế hoạch và lập 
danh sách cán bộ quản lý HTX, trong đó ưu 
tiên cho cán bộ trẻ tham gia các khóa học về 
quản lý HTX, về nông nghiệp, nông dân và 
nông thôn nhằm đảm bảo cho sự thành công 
và tạo động lực trong thúc đẩy cho phát triển 
HTX trong nông nghiệp. Mặt khác, đưa đội 
ngũ cán bộ quản lý HTX sớm theo học quản 
trị kinh doanh và kế toán tại các trung tâm dạy 
nghề trong tỉnh.
Thứ ba, nâng cao chất lượng hoạt động 
sản xuất, kinh doanh của HTX
Các HTX trong nông nghiệp cần phải 
tập trung quan tâm, xác định lĩnh vực sản 
xuất, kinh doanh, sắp xếp nội dung hoạt động 
trong từng lĩnh vực theo hướng sản xuất hàng 
hóa tập trung, kinh doanh tổng hợp, trong đó 
chú ý phát triển các ngành nghề, lĩnh vực mới 
mang lại hiệu quả cao nhằm phát huy các tiềm 
năng, lợi thế của mình. Những nội dung hợp 
tác, dịch vụ mà HTX trong nông nghiệp lâu 
nay đã làm cần củng cố theo hướng hạ giá 
thành nâng cao chất lượng cung cấp, đồng 
thời mở rộng các nội dung hợp tác, loại hình 
dịch vụ mà thành viên HTX có nhu cầu.
Việc HTX trong nông nghiệp lựa chọn mô 
hình kinh doanh tổng hợp hay chuyên ngành 
là tùy thuộc vào điều kiện ở từng vùng, năng 
lực của từng HTX và nhu cầu của thành viên 
HTX. Các hình thức sản xuất, kinh doanh tập 
trung hay phi tập trung hoặc kết hợp cần được 
quy hoạch lựa chọn phù hợp, ổn định. Dù lựa 
chọn hình thức nào, HTX trong nông nghiệp 
cần nắm bắt thông tin, nghiên cứu thị trường, 
10
Taïp chí Kinh teá - Kyõ thuaät
xác định mặt hàng, xây dựng phương án sản 
xuất, kinh doanh, huy động vốn, chuẩn bị 
nguyên vật liệu đầu vào, quyết định phương 
án công nghệ, tổ chức và phân công lao động, 
quản lý sản xuất và kiểm tra chất lượng sản 
phẩm, tiêu thụ sản phẩm, tiếp nhận thông tin 
phản hồi và chuẩn bị các yếu tố đầu vào cho 
chu kỳ sản xuất sau một cách đầy đủ.
Thứ tư, thúc đẩy kinh tế hộ gia đình 
phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa 
tập trung
Kinh tế HTX trong nông nghiệp hình thành 
và phát triển trên cơ sở phát triển của kinh tế hộ 
gia đình. Kinh tế hộ gia đình phát triển là điểm 
xuất phát, tạo động lực cho HTX phát triển, 
nâng cao đời sống của thành viên, góp phần 
phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Để 
thúc đẩy kinh tế HTX trong nông nghiệp của 
tỉnh phát triển, bản thân HTX cần phải xác định 
được 2 nội dung nhằm thúc đẩy kinh tế hộ gia 
đình phát triển: Kinh tế hộ gia đình là những 
đơn vị kinh doanh nhỏ độc lập được pháp luật 
thừa nhận và có quyền liên doanh, liên kết để 
nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh; kinh 
tế hộ gia đình phát triển sản xuất, kinh doanh 
đến một mức nào đó thi xuất phát nhu cầu liên 
kết, hợp tác với nhau để tạo nên sức mạnh, tăng 
khả năng cạnh tranh. Kinh tế hộ gia đình phát 
triển là điều kiện để các HTX “kiểu mới” trong 
nông nghiệp ra đời, tồn tại và phát triển. 
Thứ năm, giải pháp công tác tuyên 
truyền, khuyến khích phát triển HTX trong 
nông nghiệp.
Đẩy mạnh hoạt động triển khai công tác 
tuyên truyền, quán triệt sâu sắc các chủ trương, 
chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển 
kinh tế HTX trong nông nghiệp, Luật HTX năm 
2012 và các văn bản hướng dẫn thi hành đến 
các địa phương trong tỉnh và trên các phương 
tiện thông tin đại chúng như Đài Phát thanh và 
Truyền hình tỉnh, huyện, Báo Kiên Giang, pa 
nô, áp phích để toàn thể cán bộ, đảng viên 
và nông dân, thành viên HTX nhận thức được 
tầm quan trọng của phát triển HTX trong nông 
nghiệp. Cung cấp đầy đủ và thường xuyên 
các thông tin liên quan đến phát triển KTTT, 
phong trào phát triển HTX trong nông nghiệp, 
những kinh nghiệm, mô hình, cách làm cách 
làm có hiệu quả và đặc biệt là lợi ích và trách 
nhiệm khi tham gia HTX, chính sách khuyến 
khích phát triển HTX trong nông nghiệp nhằm 
tạo chuyển biến biến mạnh mẻ trong nâng cao 
nhận thức, sự đồng bộ trong nâng cao trách 
nhiệm của các đơn vị trong việc củng cố và 
nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế HTX trong 
nông nghiệp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Nguyễn Thị Kim Anh (2010), Quản trị chiến lược - dùng cho học viên cao học, Trường Đại học Nha 
Trang, Khánh Hòa.
[2]. Nguyễn Công Bình (2007), Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTX nông nghiệp ở 
tỉnh Tiền Giang đến năm 2015, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ 
Chí Minh, Thành phố Hồ Chính Minh.
[3]. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2007), Hệ thống hóa các văn bản về HTX – tập 1, Nhà 
xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
[4]. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2010), Hệ thống hóa các văn bản về HTX – tập 2, Nhà 
11
Giải pháp phát triển . . .
xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
[5]. Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang, Tình hình thực hiện kế hoạch năm 2010; 2011; 2012; 
2013, Báo cáo tổng kết, Kiên Giang.
[6]. Dự án AID-Coop (2010), Sổ tay thành lập HTX; Sổ tay tổ chức và hoạt động HTX; Sổ tay chính 
sách hỗ trợ HTX, Hà Nội.
[7]. Vũ Cao Đàm (2009), Phương pháp nghiên cứu khoa học, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà 
Nội.
[8]. Nguyễn Văn Giàu (2012), Sự phát triển của hợp tác xã và vai trò của HTX đối với an sinh xã hội, 
Nhà xuất bản Tri Thức, Hà Nội.
[9]. Tô Thiện Hiền (2004), Thực trạng và giải pháp phát triển HTX nông nghiệp ở An Giang, Báo cáo 
nghiên cứu khoa học, Trường Đại học An Giang, An Giang.
[10]. Đào Duy Huân (2014), Phân tích và đánh giá kinh tể HTX tỉnh Đồng Nai và các khuyến nghị, Báo 
cáo nghiên cứu và trao đổi, Tạp chí Phát triển và Hội nhập.

File đính kèm:

  • pdfgiai_phap_phat_trien_kinh_te_hop_tac_xa_trong_nong_nghiep_ti.pdf