Giáo trình Cơ sở kiến trúc II
Những khái niệm chung về kiến trúc
1.1 Định nghĩa: Ba yếu tố tạo thành kiến trúc.
Kiến trúc là một môn khoa học đồng thời là nghệ thuật xây dựng nhà cửa và công
trình, là một hoạt động sáng tạo của con người nhằm tạo ra một môi trường thích nghi và
phục vụ tốt cho điều kiện sinh hoạt của con người. Bất cứ một công trình kiến trúc nào cũng
cần có :
- Yếu tố công năng: Mục đích đầu tiên và quan trọng nhất đối với một công trình
Kiến trúc đòi hỏi chức năng, công dụng phải đáp ứng được yêu cầu sử dụng của con người.
Yếu tố này luôn thay đổi theo sự phát triển của xã hội về cơ sở vật chất và trình độ văn hóa
của con người.
- Yếu tố kỹ thuật - vật chất: Khả năng vật liệu, giải pháp kết cấu, phương pháp thi
công. Vật liệu tạo thành kết cấu và cấu tạo nên hình khối không gian. Vì vậy Kiến trúc phải
phát triển phụ thuộc vào sự phát triển của khoa học kỹ thuật.
- Yếu tố nghệ thuật: Công trình Kiến trúc phải đẹp, có bộ mặt hấp dẫn, có tác động
tốt đến tâm lí và nhận thức của con người. Cách tổ chức không gian bên trong, bên ngoài,
màu sắc vật liệu và các thủ thuật trang trí phải đảm bảo mỹ quan.
Ba yếu tố trên liên hệ chặt chẽ với nhau. tùy theo mục đích, tính chất đặc điểm của
công trình mà có những yêu cầu cao thấp khác nhau.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Cơ sở kiến trúc II
CƠ SỞ KIẾN TRÚC II-DÀNH CHO CHUYÊN NGÀNH KIẾN TRÚC GIÁO TRÌNH CƠ SỞ KIẾN TRÚC II DÀNH CHO CHUYÊN NGÀNH KIẾN TRÚC BIÊN SOẠN: TH.S-KTS TÔ VĂN HÙNG TH.S-KTS TRẦN ĐỨC QUANG BIÊN SOẠN: KTS TH.S TÔ VĂN HÙNG – KTS.THS TRẦN ĐỨC QUANG: CƠ SỞ KIẾN TRÚC II-DÀNH CHO CHUYÊN NGÀNH KIẾN TRÚC CHƯƠNG 1 NHỮNG KHÁI NIỆM CHUNG VỀ KIẾN TRÚC 1. Những khái niệm chung về kiến trúc 1.1 Định nghĩa: Ba yếu tố tạo thành kiến trúc. Kiến trúc là một môn khoa học đồng thời là nghệ thuật xây dựng nhà cửa và công trình, là một hoạt động sáng tạo của con người nhằm tạo ra một môi trường thích nghi và phục vụ tốt cho điều kiện sinh hoạt của con người. Bất cứ một công trình kiến trúc nào cũng cần có : - Yếu tố công năng: Mục đích đầu tiên và quan trọng nhất đối với một công trình Kiến trúc đòi hỏi chức năng, công dụng phải đáp ứng được yêu cầu sử dụng của con người. Yếu tố này luôn thay đổi theo sự phát triển của xã hội về cơ sở vật chất và trình độ văn hóa của con người. - Yếu tố kỹ thuật - vật chất: Khả năng vật liệu, giải pháp kết cấu, phương pháp thi công. Vật liệu tạo thành kết cấu và cấu tạo nên hình khối không gian. Vì vậy Kiến trúc phải phát triển phụ thuộc vào sự phát triển của khoa học kỹ thuật. - Yếu tố nghệ thuật: Công trình Kiến trúc phải đẹp, có bộ mặt hấp dẫn, có tác động tốt đến tâm lí và nhận thức của con người. Cách tổ chức không gian bên trong, bên ngoài, màu sắc vật liệu và các thủ thuật trang trí phải đảm bảo mỹ quan. Ba yếu tố trên liên hệ chặt chẽ với nhau. tùy theo mục đích, tính chất đặc điểm của công trình mà có những yêu cầu cao thấp khác nhau. 1.2 Các đặc điểm và yêu cầu của kiến trúc. Tác phẩm kiến trúc mang một số đặc điểm sau: 1.2.1 Kiến trúc là tổng hợp giữa khoa học kỹ thuật và nghệ thuật: Một công trình Kiến trúc được xây dựng lên đáp ứng được yêu cầu sử dụng của con người, phải ứng dụng tốt các tiến bộ của khoa học kỹ thuật, phải thỏa mãn yêu cầu kinh tế, phải đạt được yêu cầu thẩm mỹ của số đông người. BIÊN SOẠN: KTS TH.S TÔ VĂN HÙNG – KTS.THS TRẦN ĐỨC QUANG: CƠ SỞ KIẾN TRÚC II-DÀNH CHO CHUYÊN NGÀNH KIẾN TRÚC 1.2.2 Kiến trúc phản ảnh xã hội, mang tính tư tưởng: Tác phẩm Kiến trúc tạo nên một hình tượng khái quát về một xã hội nhất định qua từng giai đoạn lịch sử. Kiến trúc phát triển và thay đổi theo sự thay đổi của xã hội. Trong các chế độ khác nhau của lịch sử loài người đều có nền kiến trúc khác nhau, có những đặc điểm hình tượng kiến trúc khác nhau biểu hiện rõ đặc điểm của từng xã hội đó. BIÊN SOẠN: KTS TH.S TÔ VĂN HÙNG – KTS.THS TRẦN ĐỨC QUANG: CƠ SỞ KIẾN TRÚC II-DÀNH CHO CHUYÊN NGÀNH KIẾN TRÚC 1.2.3 Kiến trúc chịu ảnh hưởng rõ rệt của điều kiện thiên nhiên và khí hậu: Môi trường xung quanh có ảnh hưởng đến điều kiện sống của con người. Kiến trúc vì mục đích công năng và thẩm mỹ không thể thoát ly được khỏi ảnh hưởng của hoàn cảnh thiên nhiên, môi trường địa lý và điều kiện khí hậu. Sự bố cục không gian kiến trúc, hình khối, màu sắc vật liệu... ở từng vùng, từng miền khác nhau. 1.2.4 Kiến trúc mang tính dân tộc: Tính dân tộc thường được phản ánh rõ nét qua công trình Kiến trúc vê nội dung và hình thức : - Về nội dung: Bố cục mặt bằng phải phù hợp với phong tục tập quán, tâm lý dân tộc, phải tận dụng được các yếu tố thiên nhiên, khí hậu, địa hình, vật liệu, v.v... - Về hình thức: Tổ hợp hình khối mặt đứng, tỉ lệ, chi tiết trang trí, màu sắc, vật liệu được phối hợp để thỏa mãn yêu cầu thẩm mỹ của các dân tộc. 1.3 Yêu cầu của Kiến trúc: BIÊN SOẠN: KTS TH.S TÔ VĂN HÙNG – KTS.THS TRẦN ĐỨC QUANG: CƠ SỞ KIẾN TRÚC II-DÀNH CHO CHUYÊN NGÀNH KIẾN TRÚC Kiến trúc luôn gắn chặt với cuộc sống của con người và nó cùng phát triển theo tiến trình lịch sử loài người. Tác phẩm kiến trúc ra đời là nhằm đáp ứng nhu cầu cấp thiết của con người, của xã hội. Những yêu cầu đó là: Thích dụng - Vững bền - Mỹ quan - Kinh tế Bốn yêu cầu này chính là phương châm sáng tác của Kiến trúc. Tác phẩm Kiến trúc trước hết phải đạt mục đích sử dụng tốt, đáp ứng nhu cầu vật chất ngày càng cao của con người, mặt khác phải thỏa mãn đòi hỏi tính thẩm mỹ của con người. 1.3.1 Yêu cầu thích dụng: Bảo đảm thỏa mãn yêu cầu sử dụng tiện nghi cho một công trình là đáp ứng được những nhu cầu thực tế do chức năng của công trình đề ra. Yêu cầu thích dụng tùy từng loại công trình cụ thể có khác nhau : - Nhà ở thích dụng là phòng ở phải thỏa mãn diện tích tối thiểu, phải sáng sủa, thoáng mát . .. Không gian bên trong thuận tiện cho việc bày biện, phải đủ phương tiện vệ sinh, điện nước, đường đi lại, tạo cho cuộc sống của con người ở được yên tĩnh đầy đủ, thoải mái. - Nhà hát, rạp chiếu bóng đảm bảo cho người xem ra vào chỗ ngồi nhanh chóng, thưởng thức âm thanh hình ảnh với chất lượng cao, trong tư thế ngồi thỏa mãi... Yêu cầu thích dụng thay đổi trong từng giai đoạn hoàn cảnh lịch sử, không ngừng phát triển theo sự phát triển của cơ sở vật chất và tinh thần của xã hội. Để đảm bảo yêu cầu thích dụng khi thiết kế cần chú ý : - Chọn hình thức - kích thước các phòng theo đặc điểm và yêu cầu sử dụng của chúng, bố trí sắp xếp các phòng chặt chẽ, hợp lí. - Bố trí các thiết bị bên trong như máy móc, đồ đạc và các thiết bị kỹ thuật như ánh sáng, thông hơi, cấp nhiệt, điện, vệ sinh một cách khoa học, thuận tiện cho quá trình sử dụng. - Giải quyết hợp lí cầu thang, hành lang và các phương tiện giao thông khác. - Tổ chức cửa đi, cửa sổ, các kết cấu bao che hợp lí để khắc phục các ảnh hưởng không tốt của điều kiện khí hậu thiện nhiên như cách nhiệt, thông thoáng, che mưa, nắng, chống ồn... BIÊN SOẠN: KTS TH.S TÔ VĂN HÙNG – KTS.THS TRẦN ĐỨC QUANG: CƠ SỞ KIẾN TRÚC II-DÀNH CHO CHUYÊN NGÀNH KIẾN TRÚC 1.3.2 Yêu cầu bền vững: Độ bền vững của công trình có nghĩa là kết cấu của công trình phải chịu được sức nặng của bản thân, tải trọng bên ngoài và sự xâm thực của môi trường tác động lên nó trong quá trình thi công và sử dụng. Độ bền vững của công trình bao gồm độ bền cấu kiện, độ ổn định của kết cấu, và độ bền lâu của công trình. - Độ bền của cấu kiện: là khả năng cấu kiện chịu được tải trọng bản thân, tải trong khi sử dụng mà không sinh ra biến dạng vượt quá giới hạn cho phép. - Độ ổn định của kết cấu: là khả năng chống lại được tác động của lực xô, lực xoắn, các biến dạng lớn mà không dẫn đến điều kiện làm việc nguy hiểm của cấu kiện hay công trình, đảm bảo sự ổn định của nền móng, độ cứng của cấu kiện, kết cấu chịu lực. - Độ bền lâu của công trình: là khả năng tính bằng thời gian mà kết cấu chịu lực chính của công trình cũng như hệ thống kết cấu chung của nó vẫn giữ được những điều kiện làm việc bình thường. Thời gian sử dụng an toàn và có lợi nhất gọi là niên hạn sử dụng quy định của công trình. 1.3.3 Yêu cầu kinh tế: Yêu cầu kinh tế phải quán triệt ngay từ khâu thiết kế cho đến khi thi công và quản lí. Để đảm bảo yêu cầu này cần chú trọng : - Quy hoạch, kĩ thuật phục vụ trong quá trình thi công và sử dụng phải hợp lí. - Thiết kế công trình phải: + Có mặt bằng và hình khối kiến trúc phù hợp với yêu cầu sử dụng, hạn chế đến tối thiểu diện tích và không gian không cần thiết. + Giải pháp kết cấu phải hợp lí, cấu kiện làm việc sát thực tế, bằng các vật liệu có tính năng làm việc cao, rẻ tiền dễ kiếm, cấu kiện dễ thi công, dễ cấu tạo bằng phương pháp công nghiệp hóa. + Các mặt khác phải đảm bao sau này sử dụng và bảo quản ít tốn kém. 1.3.4 Yêu cầu mỹ quan: BIÊN SOẠN: KTS TH.S TÔ VĂN HÙNG – KTS.THS TRẦN ĐỨC QUANG: CƠ SỞ KIẾN TRÚC II-DÀNH CHO CHUYÊN NGÀNH KIẾN TRÚC Công trình xây dựng lên ngoài mục đích để thỏa mãn nhu cầu sử dụng còn đòi hỏi phải đẹp, phải có sức truyền cảm nghệ thuật. Vẻ đẹp của Kiến trúc có thay đổi theo niệm của con người qua từng giai đoạn lịch sử. Vẻ đẹp của kiến trúc là ở chỗ tổ hợp hình khối không gian phong phú về biến hóa, tương phản. Giữa các bộ phận của nó phải đạt mức hoàn thiện về nhịp điệu, chính xác về tỷ lệ, có màu sắc chất liệu phong phú nhã nhặn, biết kết hợp khéo léo các phương tiện hội họa, điêu khắc tạo nên một sự nhịp nhàng giữa công trình kiến trúc và thiên nhiên xung quanh. Mặt khác vẻ đẹp của kiến trúc còn phụ thuộc nhiều vào kỹ thuật thi công cũng như sự bảo quản và sử dụng công trình. 1.4 Chức năng và nhiệm vụ của kiến trúc sư. Một công trình Kiến trúc để trở thành một tác phẩm kiến trúc đích thực chỉ khi công trình đã đưa qua khai thác sử dụng và đáp ứng tốt các chức năng của nó. Quá trình sáng tạo và xây dựng này đòi hỏi sự đóng góp của nhiều nhà chuyên môn, nhưng khâu sáng tạo ban đầu thường là do kiến trúc sư thực hiện. Kiến trúc sư là người xây dựng ý tưởng tổ chức không gian, hình khối tạo lập hình tượng kiến trúc đáp ứng mọi yêu cầu công năng kỹ thuật và nghệ thuật của công trình xây dựng, rồi thể hiện ý tưởng đó thành các bản vẽ kiến trúc để các kỹ sư liên ngành khác có thể phối hợp hành động, các công nhân có căn cứ mà thực hiện trên công trường. Ngày xưa, các thợ cả, các công trình sư làm luôn nhiệm vụ của kiến trúc BIÊN SOẠN: KTS TH.S TÔ VĂN HÙNG – KTS.THS TRẦN ĐỨC QUANG: CƠ SỞ KIẾN TRÚC II-DÀNH CHO CHUYÊN NGÀNH KIẾN TRÚC sư và kỹ sư, khi chưa có sự phân công chuyên môn rành mạch và khi nền khoa học kỹ thuật - xây dựng chưa phát triển quá sâu, quá rộng. Muốn trở thành kiến trúc sư tốt trong xã hội hiện nay, kiến trúc sư cần có những hiểu biết khoa học - kỹ thuật ở một mức độ cần thiết để có khả năng phối hợp hành động với các nhà chuyên môn khác, có tay nghề và đạo đức để có thể khám phá sáng tạo nghệ thuật. Nói cách khác nếu kiến trúc là sự tổng hợp của khoa học - kỹ thuật và nghệ thuật thì người thiết kế kiến trúc phải đủ phẩm chất vừa của người kỹ sư đồng thời của người nghệ sĩ vừa có khả năng tổ chức, phối hợp hành động cho một tập thể chuyên gia. Với yêu cầu cao về khả năng và tri thức như thế nên trên thực tế kiến trúc sư ngoài đời có khả năng tham gia vào nhiều lĩnh vực hoạt động khác cũng rất hiệu quả vì nói cho cùng kiến trúc vốn là tổ chức cuộc sống, bố cục không gian, tổ chức môi trường sống cho xã hội và từng con người. Hiện nay hình ảnh kiến trúc sư có thể xuất hiện ở ba dạng chính trong xã hội. 1.4.1 Kiến trúc sư sáng tạo: Đó là các kiến trúc sư mà sáng tác là lĩnh vực hoạt động chủ yếu. Họ tự lập các đồ án kiến trúc mới hay cải tạo, trang hoàng nội - ngoại thất với tư cách cá nhân hay hoạt động trong một nhóm các nhà chuyên môn với tư cách đồng tác giả hay chủ nhiệm đồ án. 1.4.2 Kiến trúc sư với tư cách nhà quản lý: Họ trở thành chuyên gia, chuyên viên trong các cơ quan quản lý nhà cửa và đô thị, cơ quan kế hoạch và đầu tư. 1.4.3 Kiến trúc sư với tư cách nhà hoạt động kinh tế xã hội: Như chủ nhà thầu, người môi giới, người cố vấn hay giám sát, nhà kinh doanh bất động sản. Như chúng ta đã biết, kiến trúc là một sản phẩm xã hội mang tính tổng thể phức tạp, và tác nhân chủ yếu sáng tạo ra kiến trúc lại là kiến trúc sư. Chính vì thế mà ngay trong bản chất của mình, kiến trúc đã đòi hỏi người kiến trúc sư phải có một trách nhiệm xã hội tương ứng. Sản phẩm sáng tạo của người kiến trúc sư thường gắn liền với nguồn của cải to lớn của xã hội và luôn tồn tại khá lâu dài qua nhiều năm tháng, do đó nghề nghiệp đã đòi hỏi người kiến trúc sư không những phải có một lòng say mê sự hiểu biết chuyên môn sâu sắc, mà còn cần một tầm nhìn ý thức trách nhiệm to lớn, lâu dài. 2. Phân loại phân cấp nhà dân dụng. BIÊN SOẠN: KTS TH.S TÔ VĂN HÙNG – KTS.THS TRẦN ĐỨC QUANG: CƠ SỞ KIẾN TRÚC II-DÀNH CHO CHUYÊN NGÀNH KIẾN TRÚC 2.1 Phân loại nhà dân dụng: + Phân loại theo chức năng: Thông thường có 5 loại : - Công trình dân dụng: Gồm các công trình phục vụ đời sống sinh hoạt, làm việc, nghỉ ngơi, giải trí v.v... như: Nhà ở (Biệt thự, Chung cư, Song lập, Tứ lập, Phố liên kế,...) và các công trình công cộng dân sự : (Trường học, Bệnh viên, Khách sạn, Chợ, Thương xá, Trụ sở hành chính, Ga Hàng không, v.v...). Đặc điểm chung của thể loại công trình là: hình khối đa dạng, tạo hình phong phú, sử dụng nhiều loại vật liệu, chú trọng trang trí nội thất,... - Công trình công nghiệp: Gồm các công trình phục vụ sản xuất công nghiệp như: các nhà máy, kho bãi, bến cảng, trạm động lực,v.v... Đặc điểm chung của thể loại công trình là: khối gọn gàng, lớn, khỏe, hệ thống trang thiết bị kỹ thuật phục vụ phức tạp,... - Công trình nông nghiệp: Gồm các công trình phục vụ sản xuất nông nghiệp như: nông trường, trang trại, trạm bơm,v.v... Đặc điểm chung của thể loại công trình này là: khối đơn giản, ít tầng, dễ thi công,... - Công trình quốc phòng: Gồm các công trình phục vụ mục đích quốc phòng và hoạt động của quân đội như: doanh trại, công sự, trại huấn luyện,... Đặc điểm chung của thể loại công trình là : khối đơn giản, đồng nhất, kiên cố, dễ thi công,... - Công trình quy hoạch: Là dạng các quần thể công trình có tính liên hoàn hệ thống, trải rộng trên một không gian rộng lớn như: các trung tâm Thành phố, tỉnh lỵ, huyện lỵ, . ..các khu nhà ở, các cụm công nghiệp, các công viên quốc gia, các đô thị mới, v.v... + Phân loại theo số tầng: Thông thường có 2 thể loại : - Công trình ít tầng : Là các công trình chỉ cao tối đa 4 tầng, các công trình này chỉ cần trang bị các loại cầu thang thường. - Công trình nhiều tầng : Là các công trình cao từ 5 tầng trở lên, các công trình này đòi hỏi phải bố trí các thang máy đáp ứng đầy đủ nhu cầu đi lại và an toàn thoát hiểm cho số người ở trên các tầng. + Phân loại theo kết cấu: Ta vẫn thường gặp thấy, đó là các loại kết cấu gạch đá, gỗ, thép, beton cốt thép, v.v... + Phân loại theo biện pháp thi công: Gồm có 2 loại : Thi công thủ công và thi công lắp ghép. BIÊN SOẠN: KTS TH.S TÔ VĂN HÙNG – KTS.THS TRẦN ĐỨC QUANG: CƠ SỞ KIẾN TRÚC II-DÀNH CHO CHUYÊN NGÀNH KIẾN TRÚC - Thi công thủ công là biện pháp thi công xây dựng công trình chủ yếu dựa vào sức lao động chân tay của người thợ xây dựng, và đa phần sử dụng vật liệu thị trường hay vật liệu địa phương. - Còn thi công lắp ghép chủ yếu nó sử dụng các cấu kiện sản xuất sẵn, hàng loạt trong các nhà máy. 2.2 Phân cấp nhà dân dụng: Vì vai trò và tác dụng của nhà dân dụng trong nền kinh tế quốc dân có khác nhau cho nên cần phải phân loại, sắp xếp các công trình dân dụng thành từng cấp tương ứng với chất lượng yêu cầu riêng, để làm cơ sở cho việc quy định tiêu chuẩn, chọn giải pháp thiết kế kiến trúc cũng như giải pháp kết cấu, sử dụng vật liệu, tiện nghi thiết bị kỹ thuật bên trong, bên ngoài nhà, phù hợp được với điều kiện xã hội, kỹ thuật kinh tế của nước nhà trong từng giai đoạn phát triển lịch sử đồng thời phát huy được cao nhất các hiệu quả kinh tế xã hội và tính hợp lý sử dụng và khai thác công trình. Việc phân cấp nhà dân dụng được dựa trên các cơ sở sau : * Chất lượng sử dụng công trình. * Độ bền lâu của công trình. * Độ chịu lửa của công trình. + Về chất lượng sử dụng công trình. Chất lượng sử dụng của công trình thường thể hiện ở các mặt sau đây : 1. Thành phần phòng trong công trình (hoàn chỉnh, không hoàn chỉnh hay tối thiểu), các tiêu chuẩn về diện tí ... màu nước có người, cây cối, phương tiện, trời đất Bài tập về nhà: Vẽ một công trình kiến trúc dùng bút sắt đệm màu CHƯƠNG 6 PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG BỘT MÀU CÁCH DÙNG BỘT MÀU TRONG KIẾN TRÚC BIÊN SOẠN: KTS TH.S TÔ VĂN HÙNG – KTS.THS TRẦN ĐỨC QUANG: CƠ SỞ KIẾN TRÚC II-DÀNH CHO CHUYÊN NGÀNH KIẾN TRÚC 6.1 Khái niệm về bột màu, cách dùng bột màu. Bột màu là một dạng màu nước được chế tạo từ chất màu và chất kết dính là tinh bột hoặc chất liệu tổng hợp. Hầu hết mọi màu đều có sắc trắng để tạo tính mờ đục; nhưng có nhà sản xuất dùng lượng bột màu nguyên nhiều hơn, không dùng màu trắng. Cách này chỉ hợp với những màu sẫm, nhưng thực ra cần dùng thêm sắc trắng để tạo những ánh màu trong sáng hơn. Bột màu có sức hấp dẫn đặc biệt với giới minh hoạ để tạo ra các mảng màu phẳng đều để khi sao chụp, chúng thường được xem là "màu của các nhà thiết kế". Các chất màu được dùng để làm bột màu sáng nhạt đi theo từng mức độ. Một số màu như nâu cháy, vàng cháy, xanh da trời và xanh lá cây thẫm được xem là những màu vĩnh cửu. Các màu khác như đỏ thẫm và tím là màu nhất thời. Có một vài màu không có tính trong suốt như da cam, vàng, xanh lá cây thẫm, thì hoàn toàn hoặc trong suốt một phần. Nhìn chung, chính nhờ tính mờ đục nên bột màu là chất liệu thể hiện có giá trị cao trong việc ghép ảnh và chỉnh sửa, chúng được sử dụng để vẽ bằng cọ hoặc phun. Có một số loại màu có bột được nghiền mịn hơn thông thường, nhất là khi dùng để phun. Mặc dù bạn rất cẩn thận và thường xuyên đậy nắp các tuýp màu, bạn sẽ thất rằng bột màu có thời hạn sử dụng ngắn. Màu ở cổ tuýp sẽ khô cứng nhanh nếu đậy nắp không kín. Cọ cũng nhanh hỏng tương tự, nhất là loại cọ nhỏ nét vì bột màu là loại chất liệu nặng mau hao. Để tiết kiệm, có thể sử dụng loại cọ bằng chất liệu tổng hợp, tiện bỏ đi sau một hay hai bản vẽ hơn là loại cọ tốt sẽ nhanh cùn. Các loại bột màu bao gồm các màu chế biến từ kim loại, dạ quang, sắc vàng, sắc xanh mạ và sắc đỏ tía. Chúng rất mau khô với một lớp trắng mờ mà khi tẩy sẽ trở thành màu gỉ đồng. Để tránh điều này tốt nhất là giữ bản vẽ kỹ khi thao tác. Vì là loại màu hoà tan trong nước nên lớp màu trên dễ hoà vào lớp dưới, bột màu dính lẫn nhau và gây hiện tượng "chồng màu" như đã biết; nhất là khi lớp màu phủ trên còn quá ướt. Đây là khuyết điểm chính của một chất liệu tuyệt vời như thế, nhưng nếu trộn thêm acrylic vào lớp màu đầu tiên thì vấn đề sẽ được giải quyết vì nó làm cho lớp màu không tan trong nước. Sử dụng màu quá dày có thể dẫn đến sự vỡ nét và màu có thể rơi ra khỏi mặt tranh. Đây là việc làm tồi tệ với một mặt nền quá mềm. Như rất nhiều nhà minh hoạ đã làm, nên dùng một nền cứng với một ít keo hoà trộn trong màu sẽ giúp khắc phục được hiện tượng này. Nếu cần sửa lại, nên sử dụng màu trắng loại không tan, nhờ đó ngăn được sự "chuyển" BIÊN SOẠN: KTS TH.S TÔ VĂN HÙNG – KTS.THS TRẦN ĐỨC QUANG: CƠ SỞ KIẾN TRÚC II-DÀNH CHO CHUYÊN NGÀNH KIẾN TRÚC màu và rồi vẽ màu lên lại. Việc phun cẩn thận thuốc hãm màu cũng có tác dụng tương tự. Có thể chỉnh sửa bằng cách dùng bọt biển làm ẩm lớp màu và chùi sạch bằng giấy thấm hoặc cọ ướt, nhưng khi lớp bột màu quá dày thì nên cạo trước bằng lưỡi dao. Thực ra bất kỳ nền nào cũng đều dùng được miễn là đừng có chất dán. Vì bột màu không lan dễ dàng như màu nước nên dễ thấy rằng dùng loại nền giấy quá nhám khi cần diễn hoạ chất liệu bề mặt sẽ rất khó làm. Màu bột đục mờ đến nỗi có thể phủ được cả loại giấy màu, nên có thể lợi dụng ngay màu nền này làm một phần chính trong bố cục, như khi dùng phấn màu. Trong trường hợp cần phủ một lớp màu nước mỏng, hãy nhớ rằng màu nền sẽ làm thay đổi mạnh chất màu. Đối với hình vẽ cần có độ rõ nét cao, nên dùng giấy nền trơn nhưng loại này không dễ ăn màu trừ khi bạn làm ẩm mặt giấy trước. Điều này có thể dẫn đến việc khô không đều. Dù sao, cũng sẽ tốn nhiều thời gian khi hong khô lớp màu trên mặt giấy không thấm nước, nếu không dùng máy sấy. Có thể kết hợp những kỹ thuật ướt trong ướt làm cho công trình chính thêm sinh động, ví dụ để diễn tả bầu trời hay những cảnh quan xa xa. Dùng thêm một chút nước ánh màu sẽ được bật ra, trong khi màu loãng tạo được những hiệu quả mềm mại, và trong mờ hơn. Màu sẽ đổi sắc khi pha loãng, không phải do chất màu mà do mặt giấy được nhìn dưới nhiều góc độ khác nhau. Trong tất cả mọi trường hợp, màu sẽ nhạt bới khi khô. Nên chú ý ảnh hưởng của màu nền, cùng chất màu nhưng dùng bột màu trên nền đậm sẽ nhạt hơn khi dùng trên nền sáng. Nếu cẩn thận, bạn sẽ đi được màu từ đậm đến nhạt cũng dễ dàng như từ nhạt đến đậm. Nếu lớp màu lót được dùng những nước màu loãng dễ thấm để phủ nền không bị hỏng khi đi màu tiếp thì sẽ không xảy ra hiện tượng loang màu. Để được một lớp màu dày đều mà không dùng cọ, nên pha màu sệt như kem và phủ lên loại nền thật phẳng, nhờ đó bạn có được một mảng màu phẳng đều. Trong trường hợp cần giảm độ đậm của một màu, phải luôn bắt đầu bằng màu trắng rồi pha thêm màu cần pha đến độ vừa ý, tuyệt đối không nên làm ngược lại tiết kiệm màu. Có thể thêm đen để tạo màu bóng sẫm hơn, nhưng chỉ thêm từng chút một. Màu trắng kẽm có độ trong nhất và nhẹ nhất; màu trắng thông thường lại cho độ đục mờ lớn nhất. Những màu đen khác nhau đều pha được đen đậm, xám hoặc nâu thẫm và những màu xám lạnh và nóng. BIÊN SOẠN: KTS TH.S TÔ VĂN HÙNG – KTS.THS TRẦN ĐỨC QUANG: CƠ SỞ KIẾN TRÚC II-DÀNH CHO CHUYÊN NGÀNH KIẾN TRÚC Có rất nhiều cách để diễn đạt chất liệu bề mặt trên lớp màu lót. Nhưng với kỹ thuật dùng cọ khô, chấm cọ vào màu rồi thử nháp cho đến khi đạt độ đều, rồi mới làm thật từng lớp một. Cách này rất lý tưởng khi diễn tả tán lá ở cận cảnh trước công trình mà không làm lem hay bẩn màu. Còn trên một mặt nhám, kỹ thuật này có thể tạo ra những hiệu quả sáng lấp lánh của mặt nước hoặc đám mây bồng bềnh. Dùng cạnh dao cà lên mặt bàn chải đánh răng đã thấm màu để hại màu được rảy tự nhiên; thích hợp để diễn tả các mặt gạch xây, mảng cỏ và mặt đường. Dùng loại bàn chải cứng để rảy màu như trên theo chiều đứng cũng tạo được mảng hạt màu đều như khi chấm điểm. Phun màu bằng máy phun làm mảng được đều và mịn hơn. Thậm chí có thể trộn cả keo với màu để tạo những mảng rất nặng để xử lý cận cảnh dày. Cần phải che khi phun hay rảy màu. Vì bột màu khô rất nhanh, bạn sẽ không kịp tô màu kỹ hay sắc nét do vậy cần phải thật nhanh tay. Việc này sẽ dẫn đến phải phủ lại màu và chồng màu rất xấu. Che chắn sẽ giúp bạn chỉ cần chú tâm đi màu. Thậm chí trộn màu ngay trên nền tranh không cần giữ gìn cẩn thận các cạnh. Bột màu rất thích hợp khi dùng phối hợp với các chất liệu thể hiện khác, như với mực hay màu nước, hay khi muốn dùng các mảng màu để tạo tương phản với các đặc tính chắc đặc của nó. Bột màu khác với thuốc nước ở chỗ là loại màu không trong. Pha màu bột màu để vẽ chỉ thực hiện bằng cách pha trộn trực tiếp hai hay ba màu với nhau rồi tô lên bản vẽ. Vẽ bằng bột màu khó ở chỗ là màu khi khô thường nhạt đi. Bột màu vẽ có thể chồng lên nhau. Lớp màu vẽ sau sẽ che lớp màu trước, vì vậy vẽ bằng bột màu cũng dễ dàng chữa lại được các lớp màu bôi trước khi không đạt. Nét đặc biệt của vẽ bột màu so với thuốc nước là pha màu với màu trắng. Pha bột màu với màu trắng sẽ làm cho tông màu biến đổi. Như màu vàng pha thêm trắng sẽ hồng ra, màu hồng pha trắng sẽ có sắc tím nhạt, màu xanh lá cây sẽ có sắc xanh da trời, màu xanh da trời thắm có sắc tím. Các loại màu đen khác nhau pha thêm trắng cũng có những sắc màu khác nhau. Bột đen mồ hóng pha trắng có sắc xanh, bột đen piroluzit (MnO2) sẽ có sắc xanh tím, bột đen than xương pha trắng ít thay đổi sắc thái hơn nhưng vẫn nhận thấy hơi có sắc xanh. Pha bột màu với bột màu đen cũng dẫn đến thay đổi tông màu và độ bão hòa màu. Ví dụ: màu vàng pha chút đen có màu ô liu (vàng lẫn xanh), màu đỏ sẽ trở nên màu đỏ thẫm - BIÊN SOẠN: KTS TH.S TÔ VĂN HÙNG – KTS.THS TRẦN ĐỨC QUANG: CƠ SỞ KIẾN TRÚC II-DÀNH CHO CHUYÊN NGÀNH KIẾN TRÚC màu huyết dụ. Bởi vậy khi muốn biến đổi màu có tông màu không đổi mà chỉ biến đổi độ sáng hay độ bão hòa của màu ngoài việc thêm các bột màu đen trắng mà còn phải thêm một hay vài chất màu khác. Bản vẽ để vẽ bằng bột màu cũng cần được căng sẵn trên bảng. Khi pha màu cần bôi thử trên giấy trắng chờ khô để xem chính xác màu đã đạt so với yêu cầu chưa, khi đó mới tô lên bản vẽ chính thức. Tô bột màu lên bản vẽ thường sử dụng loại bút lông dẹt, màu pha không loãng. Khi tô màu cần miết màu trên giấy bằng bút lông tô nhanh đều tay khi giấy được tô màu khô, mặt màu mịn không có vết bút là được. 6.2 Các bài tập vẽ bột màu. Bài tập: Vẽ mặt đứng công trình bằng bột màu. Bài tập: Vẽ mặt đứng một công trình kiến trúc bằng bột màu. Bài tập: Vẽ phối cảnh một công bằng bột màu có người, ôtô, cây và thời tiết. Bài kiểm tra học kỳ: vẽ một quần thể kiến trúc sử dụng các lý thuyết đã học. CHƯƠNG 7 MÔ HÌNH TRONG KIẾN TRÚC. 7.1 Mô hình kiến trúc. Trong quá trình nghiên cứu thiết kế và thể hiện đồ án quy hoạch, hay công trình riêng lẻ, người ta còn làm mô hình giúp cho ta hiểu một cách rõ nhất về hình khối không gian kiến BIÊN SOẠN: KTS TH.S TÔ VĂN HÙNG – KTS.THS TRẦN ĐỨC QUANG: CƠ SỞ KIẾN TRÚC II-DÀNH CHO CHUYÊN NGÀNH KIẾN TRÚC trúc, bởi thế các nhà làm công tác thiết kế quy hoạch ngay từ giai đoạn tìm ý bố cục hình khối không gian kiến trúc đã phải sử dụng đến mô hình, các nhà thiết kế công trình sau khi sơ bộ tìm ý bố cục còn làm mô hình kiến trúc để quan sát thêm về tỉ lệ hình khối không gian so sánh với việc nghiên cứu trên bản vẽ để yên tâm chấp thuận hoặc cần thiết phải điều chỉnh sửa chữa bản vẽ, để hiệu quả nhìn thực tế sau này công trình được xây dựng sẽ tốt hơn. Các nhà thiết kế trang trí nội ngoại thất cũng thường phải suy nghĩ bố cục không gian trưng bày ngay từ đầu bằng mô hình. Những vấn đề nêu trên khẳng định rằng mô hình là phương tiện hữu hiệu trong quá trình nghiên cứu thiết kế kiến trúc, mô hình làm trong giai đoạn này người ta gọi là mô hình tìm ý. Còn khi đồ án đã được nghiên cứu kĩ về mọi mặt, được thể hiện trình bày xét duyệt hoặc đem trưng bày v.v... mô hình ở giai đoạn này được thể hiện công phu, kĩ càng hơn, chi tiết hơn ta gọi là mô hình phương án. 7.2 Các loại mô hình. Tùy theo đối tượng đồ án thể hiện bằng mô hình, ta có các loại mô hình sau: - Mô hình quy hoạch khu vực: bao gồm mô hình tổng thể quy hoạch lớn (thành phố, khu phố, tiểu khu) đến các mô hình khu vực nhỏ như mô hình khu nhà trẻ, khu trường học. Những mô hình này nhiệm vụ bố cục chính là sắp đặt các hình khối kiến trúc trong không gian tự nhiên: tùy theo diện tích khu vực lớn hay nhỏ mà ta làm mô hình với tỉ lệ nhỏ hay lớn. Thường tỉ lệ làm mô hình cũng tương tự như tỉ lệ thể hiện đồ án. Mô hình khu vực thường các hình khối kiến trúc được thể hiện đơn giản (tỉ lệ 1/500 - 1/1000) chỉ cho ta khái niệm về tầng cao của công trình chứ không thể hiện chi tiết công trình. Các vật liệu làm mô hình khu vực: cát tông, giấy, bọt xốp, thạch cao, gỗ, chất dẻo v.v... - Mô hình công trình được thể hiện đầy đủ chi tiết về hình khối và tạo hình các mặt bên ngoài của công trình. Mô hình có thể được làm với tỉ lệ từ 1/50 - 1/200. Mô hình công trình có thể làm bằng gỗ, bằng thạch cao, giấy v.v... - Mô hình trong phòng để phục vụ cho việc trang trí nội thất thường được làm với tỉ lệ từ 1/10 đến 1/50. Mô hình góc phòng có khi được làm với tỉ lệ 1/5. Mô hình trong phòng thường để dễ quan sát người ta chỉ làm có sàn các mặt tường bao vây, còn trần thì bóc đi che bằng kính hoặc chất dẻo trong suốt để dễ nhìn thấy sự trang trí ở bên trong (như đồ đạc trên sàn, tranh trên tường v.v...) hoặc có khi chỉ làm hai hoặc ba mảng tường còn lại là BIÊN SOẠN: KTS TH.S TÔ VĂN HÙNG – KTS.THS TRẦN ĐỨC QUANG: CƠ SỞ KIẾN TRÚC II-DÀNH CHO CHUYÊN NGÀNH KIẾN TRÚC kính để dễ dàng quan sát bên trong. Vật liệu làm mô hình cũng là cát tông, giấy, chất dẻo v.v... - Mô hình chi tiết kiến trúc cũng rất phong phú, như mô hình bàn ghế, giường, tủ, mô hình các chi tiết trang trí, các kết cấu hay cấu tạo đặc biệt v.v... làm các mô hình đó để dễ dàng cho việc thi công hàng loạt các bộ phận tương tự. Tùy theo tính chất phức tạp và cấu trúc hình khối không gian của các chi tiết mà ta chọn vật liệu để chế tạo mô hình, được làm với tỉ lệ từ 1/5 - 1/50. 7.3 Các vật liệu làm mô hình. - Đất mềm hay còn gọi là đất khô chậm. Đất mềm là loại vật liệu tốt để làm mô hình. Đất mềm có các loại với độ cứng mềm khác nhau. Trong quá trình tìm ý nên sử dụng đất mềm dễ gia công thay đổi hình dáng của mô hình chi tiết. Khi thể hiện đồ án nên sử dụng đất mềm có độ cứng cao. Khi làm mô hình ta hơ đất lên bóng đèn điện hoặc hơ trên bếp để nó mềm sau đó dùng dao để cắt v.v... Sử dụng đất mềm để bố cục khối trong quá trình tìm ý quy hoạch rất thuận tiện. - Xốp thuộc loại chất trùng hợp (pôlime) nó dễ dàng trong việc gia công và gắn với nhau tốt... Bọt xốp có nhiều loại: loại cứng PV X-1 có màu vàng đất; loại PC-1 có màu trắng, loại này sử dụng làm mô hình tốt nhất v.v... Bọt xốp thường được chế tạo theo bản, kích thước 600 x 600 x 45mm. Cắt bọt xốp bằng dây kền được nung nóng bằng dòng điện và dán bọt xốp bằng hồ. - Vật liệu giấy và cát-tông: các loại vật liệu này rẻ tiền, dễ kiếm, rất thích hợp với việc làm mô hình kiến trúc. Giấy làm mô hình có thể sử dụng giấy vẽ kỹ thuật, hoặc các loại giấy dày, cứng và nhẵn. Giấy và cát-tông tốt nhất là dán bằng hồ PVA. - Chất trùng hợp (pôlime): được chế tạo theo từng tấm có độ bền, có bề mặt nhẵn được sử dụng tốt để làm mô hình như chất Polistrirol, thủy tinh hữu cơ và một vài loại chất dẻo khác. Tấm Politrol có bề mặt hơi mờ đục và có các sắc màu khác nhau. Chiều dày của tấm được chế tạo từ 0,3 đến 3mm. Tấm dễ được cắt bằng cưa, và dễ dàng uốn được khi hơ nóng, gắn các tấm Polistrirol thường dùng hồ dixloretan. Tấm kính hữu cơ thường được sản xuất theo các màu khác nhau, có chiều dày từ 0,3mm đến vài phân. Kính hữu cơ có độ bền, có độ cao và cũng dễ dàng gia công khi làm mô hình. Dán kính hữu cơ bằng hồ dixloretan. BIÊN SOẠN: KTS TH.S TÔ VĂN HÙNG – KTS.THS TRẦN ĐỨC QUANG: CƠ SỞ KIẾN TRÚC II-DÀNH CHO CHUYÊN NGÀNH KIẾN TRÚC - Thạch cao: là vật liệu truyền thống để làm mô hình kiến trúc. Người ta đổ thạch cao thành từng tấm, từng thỏi dùng cưa, dũa để cắt, mài, gọt làm mô hình. Các mô hình quy hoạch sử dụng thạch cao làm các khối kiến trúc để bố cục là đẹp nhất. - cũng là vật liệu được sử dụng để làm mô hình, nhất là các mô hình công trình có tỉ lệ lớn. Mô hình bằng gỗ thường dễ bảo quản hơn mô hình thạch cao hay giấy. Mô hình gỗ thường được liên kết với nhau bằng hồ dán gỗ, hồ Cadêin, hồ PVA. Việc làm mô hình bằng gỗ đòi hỏi phải có trình độ và nghề mộc cao. 7.4 Bài tập làm mô hình. Bài tập: Tập làm mô hình cho một công trình kiến trúc đơn giản. Taìi liãûu tham khaío: Nguyên lý thiết kế Kiến trúc nhà dân dụng PGS-TS-KTS Nguyễn Đức Thiềm-NXB Xây Dựng Chóc c¸c b¹n thµnh c«ng! BIÊN SOẠN: KTS TH.S TÔ VĂN HÙNG – KTS.THS TRẦN ĐỨC QUANG:
File đính kèm:
- giao_trinh_co_so_kien_truc_ii.pdf