Giáo trình đào tạo thuyền trưởng hạng ba môn kinh tế vận tải

Đường thủy nội địa bao gồm các tuyến đường thủy có khả năng khai thác giao thông vận tải trên các sông, kênh rạch, cửa sông, hồ, ven vịnh, ven bờ biển, đường ra đảo, đường nối các đảo thuộc nội thủy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

 Ngành đường thủy nội địa là một ngành có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân; nó quản lý, khai thác tới 2360 con sông lớn nhỏ với chiều dài tổng cộng hơn 41000km chưa kể diện tích các hồ chứa nước lớn và vùng châu thổ cùng với 3260 km đường ven biển và đường ra đảo nối liền khoảng 4000 đảo lớn nhỏ của Việt Nam.

 Hàng năm đường thủy nội địa đảm nhận khoảng 40% khối lượng luân chuyển, riêng ở đồng bằng sông Cửu Long vận tải thủy nội địa đảm nhận hơn 70% lượng hàng hóa khu vực, sản lượng vận chuyển hành khách cũng được tăng cao.

 Đường thủy nội địa có vai trò phục vụ cho công nghiệp điện, vận chuyển than cho các nhà máy, vận chuyển hàng rời, hàng container, LASH đến các vùng sâu, vùng xa. Vận tải hàng nội và liên vùng thay thế vận chuyển bằng đường bộ hoặc cùng vận tải đường bộ làm các nhiệm vụ vận tải nội vùng như vận tải thủy nội địa đã và đang phát triển đúng vai trò.

 

doc 111 trang dienloan 8200
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình đào tạo thuyền trưởng hạng ba môn kinh tế vận tải", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình đào tạo thuyền trưởng hạng ba môn kinh tế vận tải

Giáo trình đào tạo thuyền trưởng hạng ba môn kinh tế vận tải
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
CỤC ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA VIỆT NAM
GIÁO TRÌNH
ĐÀO TẠO THUYỀN TRƯỞNG HẠNG BA
MÔN KINH TẾ VẬN TẢI
Năm 2014
LỜI GIỚI THIỆU
Thực hiện chương trình đổi mới nâng cao chất lượng đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa quy định tại Thông tư số 57/2014/TT-BGTVT ngày 24 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải. 
Để từng bước hoàn thiện giáo trình đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa, cập nhật những kiến thức và kỹ năng mới. Cục Đường thủy nội địa Việt Nam tổ chức biên soạn “Giáo trình kinh tế vận tải”. 
Đây là tài liệu cần thiết cho cán bộ, giáo viên và học viên nghiên cứu, giảng dạy, học tập.
Trong quá trình biên soạn không tránh khỏi những thiếu sót, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam mong nhận được ý kiến đóng góp của Quý bạn đọc để hoàn thiện nội dung giáo trình đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn đối với công tác đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa.
 CỤC ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA VIỆT NAM
Chương 1
KIẾN THỨC CHUNG VỀ VẬN TẢI THỦY NỘI ĐỊA
Bài 1: VỊ TRÍ VAI TRÒ VÀ ĐẶC ĐIỂM
CỦA NGÀNH VẬN TẢI THỦY NỘI ĐỊA
Vị trí, vai trò:
	Đường thủy nội địa bao gồm các tuyến đường thủy có khả năng khai thác giao thông vận tải trên các sông, kênh rạch, cửa sông, hồ, ven vịnh, ven bờ biển, đường ra đảo, đường nối các đảo thuộc nội thủy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
	Ngành đường thủy nội địa là một ngành có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân; nó quản lý, khai thác tới 2360 con sông lớn nhỏ với chiều dài tổng cộng hơn 41000km chưa kể diện tích các hồ chứa nước lớn và vùng châu thổ cùng với 3260 km đường ven biển và đường ra đảo nối liền khoảng 4000 đảo lớn nhỏ của Việt Nam.
	Hàng năm đường thủy nội địa đảm nhận khoảng 40% khối lượng luân chuyển, riêng ở đồng bằng sông Cửu Long vận tải thủy nội địa đảm nhận hơn 70% lượng hàng hóa khu vực, sản lượng vận chuyển hành khách cũng được tăng cao.
	Đường thủy nội địa có vai trò phục vụ cho công nghiệp điện, vận chuyển than cho các nhà máy, vận chuyển hàng rời, hàng container, LASH đến các vùng sâu, vùng xa. Vận tải hàng nội và liên vùng thay thế vận chuyển bằng đường bộ hoặc cùng vận tải đường bộ làm các nhiệm vụ vận tải nội vùng như vận tải thủy nội địa đã và đang phát triển đúng vai trò.
	Vận tải hàng xuất nhập khẩu, đặc biệt là việc tiếp nhận vận chuyển container như một khâu quan trọng trong dây chuyền vận tải đa phương thức, bao gồm việc rút hàng từ các cảng nội địa ra tầu biển, cảng biển và lấy hàng từ tầu biển vào các cảng nội địa.
	Vận tải hàng hóa Bắc Nam cực kỳ quan trọng do sự ra đời của một loạt các khu công nghiệp, cụm công nghiệp có nhu cầu lưu thông hàng hóa cao.
	Vận tải khu vực hồ, đặc biệt là hồ Hòa Bình phục vụ cho công trình thủy điện Sơn La, đáp ứng cơ bản cho phát triển kinh tế, xã hội của các tỉnh: Sơn La, Lai Châu, Hòa Bình.
	Vận tải từ bờ ra các đảo và giữa các đảo.
	Vận tải liên vận sang Trung Quốc, Campuchia, Lào sẽ tạo cầu nối cho việc phát triển hợp tác kinh tế giữa Việt Nam với các nước.
	Trong công tác bảo vệ an ninh và củng cố quốc phòng giao thông vận tải đường thủy nội địa cũng đóng vai trò quan trọng trong việc điều động quân đội, vận chuyển vũ khí nhằm bảo vệ thành quả cách mạng của nhân dân.
Đặc điểm của ngành vận tải thủy nội địa:
So sánh ngành vận tải thủy nội địa với các ngành vận tải khác:
	Ngành vận tải thủy nội địa là một ngành ra đời sớm nhất và đảm nhận một khối lượng vận chuyển hàng hóa rất lớn trong cả nước.
1.2.1.1.Ưu điểm của ngành vận tải thủy nội địa:
Khả năng thông qua lớn: Trên cùng một đoạn sông trong cùng một lúc có nhiều đoàn tầu xuôi ngược được.
Chuyên chở được những loại hàng có khối lượng lớn, đối tượng phục vụ rộng rãi.
Vốn đầu tư thấp: Chi phí cho xây dựng, cải tạo, nạo vét đường thủy ít hơn chi phí xây dựng của các ngành vận tải khác.
Chi phí nhiên liệu thấp hơn chi phí nhiên liệu của đường sắt 16 lần, của vận tải bằng ô tô 6 lần, vận tải bằng đường hàng không 3 lần nhưng cao hơn vận tải bằng đường ống nhiều lần (chi phí nhiên liệu bình quân cho 1Tkm). 
Chi phí kim loại thấp hơn đường sắt (chi phí kim loại bình quân cho 1 TKm).
Năng suất lao động cao hơn các ngành vận tải khác.
Giá thành vận tải rẻ hơn nhưng hiện nay còn tương đối cao vì năng suất xếp dỡ ở các đầu bến còn thấp và khan hiếm nguồn hàng v.v...
	1.2.1.2. Nhược điểm của ngành vận tải thủy nội địa:
Tốc độ còn thấp: Khoảng 7-20km/h, riêng tầu cao tốc có thể đạt 20-30 hải lý/h, nếu kéo bè thì tốc độ còn thấp hơn nhiều. Trong khi đó ô tô có thể đạt 50-60km/h, vận tải bằng đường sắt bình quân khoảng 40-60km/h, hàng không có thể đạt 200-2200km/h. 
Vận tải thủy nội địa còn phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên (thời tiết, mưa bão, luồng lạch) đồng thời chịu ảnh hưởng của cơ giới hóa xếp dỡ ở các đầu bến.
Hướng đường mâu thuẫn với hướng luồng hàng và luồng hành khách v.v.....
1.2.2. 	Quá trình sản xuất vận tải thủy nội địa:
	Mục đích vận tải thủy nội địa là vận chuyển hàng hóa và hành khách trong nội địa như trên: Sông, hồ, kênh rạch tự nhiên và nhân tạo, ven vịnh, ven bờ biển, đường ra đảo, đường nối các đảo. Quá trình vận tải thủy nội địa chủ yếu có 2 thành phần tham gia: Chủ hàng (người gửi và nhận hàng). Chủ vận tải (người có phương tiện đi chở thuê) cùng các bến cảng phục vụ bốc xếp. Thành phần và nhiệm vụ công tác trong quá trình sản xuất vận tải thủy nội địa:
	1.2.2.1.Đối với tầu hàng thường gồm 7 bước:
Nhận hàng từ chủ hàng hoặc từ các ngành vận tải khác;
Bảo quản hàng ở cảng (hoặc bến) đi;
Xếp hàng xuống tầu;
Vận chuyển hàng từ bến đi tới bến đích;
Dỡ hàng từ tầu lên bờ;
Bảo quản hàng ở bến đích;
Giao hàng cho chủ hàng.
	1.2.2.2.Đối với tầu khách nhất thiết có 4 bước:
Ổn định tổ chức bán vé;
Hướng dẫn hành khách xuống tầu;
Tổ chức chạy tầu từ bến đi đến bến đích;
Hướng dẫn hành khách lên bờ.
Nhìn chung quá trình sản xuất vận tải thủy nội địa là tiến hành như vậy, cơ bản phải có kế hoạch vận chuyển, phối hợp nhịp nhàng giữa chủ hàng, chủ phương tiện và bến cảng để đảm bảo vận chuyển nhanh chóng, kịp thời cả số lượng và chất lượng đến nơi tiêu dùng.
Bài 2: VẬN TẢI LÀ NGHÀNH SẢN XUẤT VẬT CHẤT 
ĐỘC LẬP VÀ ĐẶC BIỆT
2.1.	Vận tải là ngành sản xuất vật chất độc lập:
	2.1.1. Vận tải là ngành sản xuất vật chất: Đối với bất kỳ một ngành sản xuất vật chất nào cũng phải có đủ 3 yếu tố: Sức lao động, tư liệu sản xuất và đối tượng lao động. Ngành vận tải cũng có đầy đủ 3 yếu tố đó:
	- Sức lao động: Cán bộ, thuyền viên, công nhân xếp dỡ
	- Tư liệu sản xuất: Tầu, thuyền, cần trục, ôtô. 
	- Đối tượng lao động: Hàng hóa và hành khách.
	Ngành sản xuất vận tải đã xuất hiện một quá trình trao đổi giá trị của nó. Nó không làm ra sản phẩm mới nhưng làm tăng thêm giá trị sản phẩm.
	2.1.2. Vận tải là ngành sản xuất vật chất độc lập: Vì nó có đối tượng lao động riêng, tư liệu sản xuất riêng, sức lao động riêng và có vị trí quan trọng trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
2.2	.	Tính chất đặc biệt của ngành giao thông vận tải:
	Vận tải cũng như các ngành sản xuất vật chất khác, cũng có vốn đầu tư riêng, tư liệu sản xuất riêng, sức lao động và sản phẩm riêng, song nó còn có những điểm khác hẳn các ngành khác:
Sản phẩm của vận tải là cả quá trình dịch chuyển hàng hóa và hành khách trong không gian, vận tải không làm ra sản phẩm mới nhưng vận tải làm tăng thêm giá trị sản phẩm, cho nên sản phẩm của vận tải rất trừu tượng, sản phẩm đó không nhìn thấy được, không thể lưu lại được mà phương tiện dừng lại ở đâu là sản phẩm phân phối hết tại đó. Sản phẩm của vận tải không có hình dáng, kích thước hay mùi vị mà nó chỉ được xác định bằng toán học qua lượng hàng và quãng đường vận chuyển thực tế, đơn vị là tấn (khách), tấn kilômét (khách kilômét) 
Giá trị của sản phẩm vận tải bao gồm giá trị sử dụng tức là sự di chuyển hàng hóa và hành khách từ nơi này đến nơi khác. Vận tải có lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất nhất định, có cơ cấu kinh tế riêng, có tỷ lệ vốn cố định và vốn lưu động riêng, nó hoạt động theo một sắc thái riêng và tạo ra sản phẩm đặc biệt trong quá trình lưu thông.
	Sản phẩm của vận tải được tạo ra trong quá trình vận chuyển, khi vận chuyển kết thúc thì quá trình sản xuất cũng hoàn thành.
Quay vòng vốn trong công nghiệp:
	 Sức lao động +
 quá trình sản xuất
 Tiền 	 Hàng Hàng (mới) Tiền (mới)
	 (1)	 (2) (3)
	 Tư liệu
	Nhìn vào diễn biến quay vòng vốn của công nghiệp gồm 3 giai đoạn nhưng công nghiệp chỉ tham gia ở giai đoạn (2) làm nhiệm vụ chế biến, còn giai đoạn (1) và (3) là vận tải làm nhiệm vụ đưa nguyên vật liệu đến nơi sản xuất và phân phối hàng hóa đến nơi tiêu dùng.
	Quay vòng vốn của vận tải khác hẳn, nó chỉ gồm 2 giai đoạn:
	 Mua hàng Phương tiện Vận chuyển
 Tiền 	 nhiên liệu	 Tiền (mới)
 (1) (2)
	Vận tải chỉ làm nhiệm vụ vận chuyển, vận tải không làm ra sản phẩm mới không có dự trữ sản phẩm mà chỉ có dự trữ phương tiện... cho nên quá trình quay vòng đồng vốn rất nhanh. Trong tiền vốn đó chủ yếu là vốn cố định, rất ít vốn lưu động (chỉ có các nhà máy đóng mới và sửa chữa mới nhiều vốn lưu động).
CÂU HỎI CHƯƠNG 1
Trình bày vị trí, vai trò và đặc điểm của ngành vận tải thủy nội địa?
Tại sao nói GTVT là ngành sản xuất vật chất độc lập và đặc biệt?
Tìm biện pháp phát huy các ưu điểm và hạn chế những nhược điểm trong quá trình sản xuất của đoàn tầu?
Chương 2
HÀNG HÓA VÀ PHƯƠNG PHÁP VẬN TẢI MỘT SỐ LOẠI HÀNG
Bài 1: KHÁI NIỆM CHUNG VỀ HÀNG HÓA
1.1.	Hàng hóa:
Hàng hóa nói chung là sản phẩm do lao động làm ra được trao đổi trên thị trường.
Theo quan điểm của người vận tải: Trong vận tải tất cả nguyên liệu, vật liệu, thành phẩm, bán thành phẩm mà người vận tải nhận từ nơi gửi hàng đến lúc chuyển giao cho nơi nhận hàng được gọi là hàng hóa.
1.2.	Tính chất của hàng hóa:
	Mỗi loại hàng hóa có những tính chất lý, hóa khác nhau, nắm vững tính chất hàng hóa giúp ta thực hiện tốt việc bố trí hợp lý hàng hóa xuống tầu, tổ chức xếp dỡ cho các phương tiện với thời gian thích hợp, điều đó sẽ đảm bảo công tác bảo quản trong thời gian vận chuyển.
	1.2.1.	Tính vật lý:
Tính vật lý của hàng hóa thể hiện như tính bay bụi, hút ẩm, bay hơi, hút, tỏa mùi vị... của hàng hóa. Sau quá trình thế hiện đặc tính này hàng hóa không thay đổi về bản chất mà chỉ thay đổi về hình thức, màu sắc, trạng thái... của chúng.
Ví dụ: Đường hòa tan trong nước chuyển từ trạng thái rắn sang trạng thái lỏng mà vẫn giữ vị ngọt.
Tính hóa học:
Tính chất này được thể hiện như tính ôxy hóa, tính ăn mòn, dễ cháy, dễ nổ... của hàng hóa. Sau quá trình thể hiện đặc tính này hàng hóa không những thay đổi về hình thức, màu sắc , trạng thái mà còn thay đổi cả bản chất của chúng.
Ví dụ: Sắt bị han gỉ là do sắt tác dụng với ôxy trong không khí, đó là hiện tượng ôxy hóa tạo ra ôxít sắt từ có màu nâu thẫm
 3Fe + 2O2 = Fe3O4
Tính cơ học:
Tính chất này thể hiện khả năng chịu lực bên ngoài tác dụng vào hàng hóa, thể hiện ở sức chịu nén, ép, uốn, xoắn, chịu va chạm, chịu rung động... của hàng hóa. Bên vận tải có biện pháp đề phòng, khắc phục khi chỉ đạo bốc xếp lên xuống tầu và bảo quản trong khi vận chuyển được an toàn, trọn vẹn.
Tính sinh học:
Là quá trình phá hủy hàng hóa do vi sinh vật gây nên như: Lên men, lên mốc, thối rữa ... nhất là hàng rau quả tươi sống, lương thực; khi ở điều kiện nhiệt độ và độ ẩm thích hợp làm cho vi sinh vật hoạt động mạnh , sẽ phá hoại các loại hàng kể trên nhanh chóng, nên cần có biện pháp xếp dỡ, bảo quản, thông hơi, thông gió cho thích hợp.
1.3.	 Phân loại hàng hóa: 
	Để vận chuyển và bảo quản hàng hóa trong khi vận chuyển được an toàn, ngành vận tải phân loại hàng hóa theo nhiều cách. Phần này ta chỉ nghiên cứu 3 cách phân loại chính:
Phân loại dựa vào tính chất của hàng gồm các loại:
Loại hàng hút, tỏa mùi vị: Các loại hàng này không được xếp chung với nhau và phải bao gói kín, nếu để gần nhau dễ mất mùi vị, ảnh hưởng chất lượng hàng như: Trà khô, thuốc lá, băng phiến v.v...
Loại hàng có mùi vị đặc biệt: Các loại hàng này có mùi vị khó chịu, không được để lẫn với các loại hàng hút mùi vị, làm ảnh hưởng đến chất lượng của các loại hàng đó như: Da sống, cá ướp, các loại mắm v.v...
Loại hàng bay bụi bẩn: Như than cám, cát, sỏi, ximăng không xếp các loại hàng này gần hàng bắt bụi, hàng lương thực, thực phẩm và tránh xếp dỡ lúc trời có gió to hoặc mưa.
Loại hàng đông kết: Là những loại hàng khi gặp ẩm thì các phân tử nhỏ liên kết với nhau thành cục hoặc tảng lớn, làm giảm chất lượng hàng và gây khó khăn cho công tác xếp dỡ như: Than cám, xi măng, phân hóa học v.v..... nên khi xếp dỡ cần tránh mưa, chống ẩm, thời gian vận chuyển phải nhanh chóng.
Loại hàng dễ vỡ: Là các loại hàng dòn, kém chịu nén, ép, va đập như: Thủy tinh, đồ gốm. Khi vận chuyển phải đệm, chèn lót kỹ và xếp dỡ nhẹ nhàng, cẩn thận.
Loại hàng mau hỏng: Là loại hàng không chịu được nhiệt độ cao, không chịu nước, còn ở điều kiện thông thường cũng mau hỏng như: Rau, hoa quả tươi, thịt, cá, trứng v.v..... Các loại hàng này cần vận chuyển nhanh chóng, kịp thời, hầm hàng phải thông hơi, thông gió, vận chuyển nhẹ nhàng.
Loại hàng nguy hiểm: Là các hàng hóa chất và hàng quân sự, dễ cháy, dễ nổ, gây nhiễm độc, ăn mòn v.v..... làm nguy hiểm cho người và phương tiện vận tải nên loại hàng này cần sử dụng phương tiện chuyên dùng. Khi xếp dỡ vận chuyển và bảo quản cần thận trọng, đúng kỹ thuật và phương tiện phải có nội quy cụ thể.
Loại hàng động vật sống: Khi vận chuyển loại hàng này, ngoài việc thông hơi, thông gió, còn phải cho ăn uống, làm vệ sinh phòng dịch nên yêu cầu vận chuyển và bảo quản rất cao như vận chuyển lợn, bò, gà, vịt v.v...
	1.3.2. Phân loại dựa vào chỗ chất, xếp:
 	1.3.2.1. 	Dựa vào chỗ chất, xếp ở hầm tầu:
Loại hàng xếp ở dưới đáy hầm tầu: Những loại hàng có trọng lượng riêng lớn, chịu được sức nén ép và không chịu được mưa nắng.
Loại hàng xếp ở giữa hầm tầu: Hàng có trọng lượng riêng vừa, chịu được nén kém hơn loại hàng xếp dưới đáy tầu và cũng là hàng không chịu được mưa nắng, thường là hàng bách hóa.
Loại hàng xếp trên boong tầu: Loại hàng này có trọng lượng riêng vừa và nhẹ, chịu được mưa nắng và yêu cầu bảo quản không cao hoặc có chiều dài lớn hơn chiều dài của một khoang hầm như: Tre, nứa, thép ống v.v..... 
	1.3.2.2.	Dựa vào chỗ chất xếp hàng ở kho bãi:
Loại hàng để ở kho bình thường: Hàng bách hóa, lương thực có thể để ở các kho bình thường, không đòi hỏi cao lắm về mái, tường và nền kho.
Loại hàng để ở kho đặc biệt: Là các hàng có yêu cầu bảo quản cao như xăng dầu, hóa chất, nên yêu cầu tường mái và nền kho phải đảm bảo khô ráo, thoáng và dùng vật liệu đặc biệt để xây dựng kho. Còn có những loại hàng yêu cầu cách nhiệt, cách điện, phải dùng gạch chịu lửa hoặc thép đặc biệt.
Loại hàng để ngoài bãi: Là những hàng chịu được mưa, nắng; yêu cầu bảo quản không cao lắm như: Than, đá, cát, sỏi v.v các hàng này có thể để lộ thiên hoặc dùng bạt để che đậy.
Dựa vào hình thức bên ngoài để phân loại:
Loại hàng đóng bao, hòm, kiện, thùng: Loại hàng này yêu cầu bảo quản cẩn thận, phải bao gói kín, đóng thùng, kiện chắc chắn như hàng: Bách hóa, lương thực, thực phẩm, xăng dầu v.v... 
Loại hàng rời: Than, cát, sỏi, đá v.v loại hàng này có số lượng lớn, y ...  = 142.22 [Tkm/ mã lực ngày vận doanh]
	 360 x 3
	Năng suất lao động của sà lan:
	 153600
	Nsl = 	= 19.2 [Tkn/Tpt ngày vận doanh]
	 200 x 8 x 5
	2.3.3. 	Biện pháp nâng cao năng suất lao động: 
	Để tăng năng suất lao động trong vận tải thủy, ta phải đi sâu vào từng vấn đề của thực tế sản xuất và rút ra được các biện pháp cụ thể như:
Phấn đấu rút ngắn thời gian quay vòng của đầu máy và sà lan, phải biết phối hợp nhịp nhàng các khâu trong dây chuyền sản xuất vận tải, rút ngắn và đi đến xóa bỏ các thời gian tầu đỗ không cần thiết như chờ người, chờ vào xếp hàng, chờ hàng, 
Trên đường đi, đỗ đúng cung, đúng chặng và bám bờ bám bãi, lợi dụng con nước, đồng thời áp dụng các kinh nghiệm chạy tầu tiên tiến.
Tận dụng hết trọng tải và dung tích của phương tiện, sức kéo của đầu máy. Cố gắng khai thác hàng hai chiều. Tăng cường trang bị đầu máy, phương tiện mới có công suất và trọng tải lớn.
Nâng cao khả năng thông qua các tuyến đường và bến cảng, cải tiến thiết bị luồng lạch và máy móc xếp dỡ, cải tạo nạo vét tuyến luồng cho các đoàn tầu lớn đi lại thuận lợi.
Nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ thuyền viên để sử dụng thành thạo đầu máy và phương tiện lớn.
Tổ chức, quản lý nhân lực tốt, bố trí nhân lực hợp lý và phát động các phong trào thi đua sản xuất có khen thưởng kịp thời cả tinh thần lẫn vật chất.
Các bài toán :
Bài toán 1: 
	Đầu máy 150cv , kéo 3 sà lan loại 200Tpt chở xi măng từ A đến B với P’= 0.98 có tốc độ 6 Km/h. Tại B dỡ hết ximăng đoàn lấy 600T phân hóa học chở về A với tốc độ 8 Km/h, biếtAB= 110km; tđỗ = 160h, mức hao phí nhiên liệu e = 0.24 lít/cv.h. Hãy:
Tính hao phí nhiên liệu cho 1Tkm trong quay vòng?
Xác định và tìm biện pháp nâng cao năng suất lao động của đầu máy và phương tiện trong quay vòng?
Giải
Hao phí nhiên liệu cho 1 TKm trong quay vòng (Knl):
Tổng sàn phẩm của đoàn tầu (QhLh)
	QhLh 	= q1l1 + q2l2 
	= 200Tpt x 3sl x 0.98T/Tpt x 110km + 600T x 110km 
	= 130.680 Tkm
Thời gian tầu chạy (ttc )
	110km 110km
	ttc = 	 + = 32.08h
	 6km/h 8km/h
Thời gian chuyến đi vòng tròn (tvt )
	tvt = 32.08h + 160 h = 192.08h hay 8 ngày vận doanh
Hao phí nhiên liệu:
	 Qnl 150cv x 0.24 l/cv.h x 32.08 h
	Knl = = = 0.0088 lít/Tkm 
	 QhLh 130.680 Tkm 
Xác định và tìm biện pháp nâng cao năng suất lao động:
Xác định năng suất của:
	 QnLh 130.680 Tkm
* Đầu máy: Nđm = = = 108.9 Tkm/cv ngày VD
 Nđk . tvt 150cv . 8 ngày VD
 130.680Tkm
* Phương tiện: Npt = = 27.2 Tkm/Tpt ngày VD
	 600Tpt x 8 ngày VD
Biện pháp nâng cao năng suất lao động:
Phấn đấu rút ngắn thời gian quay vòng.
Tận dụng hết dung tích, trọng tải của phương tiện và công suất của đầu máy. Cố gắng khai thác hàng 2 chiều.
Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho thuyền viên.
Tổ chức quản lý nhân lực tốt, bố trí nhân lực hợp lý
Áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
Bài toán 2:
	Tầu khách có số ghế qui định Mđk = 100 ghế chạy trên tuyến ABCD. 
Lượt đi: Tại A có 30 khách đi B, 20 khách đi C và 40 khách đi D; tại B có 40 khách đi C và 10 khách đi D, tại C có 30 khách đi D. 
Lượt về : Tại D có 50 khách đi C, 20 khách đi B và 30 khách đi A; tại C có 30 khách đi B và 10 khách về A, tại B có 30 khách đi A. Tính:
Sản lượng của tầu khách trong quay vòng?
Sức tải khởi hành của tầu tại các bến và cho nhận xét?
Hệ số luân lưu hành khách trong quay vòng? ( biết AB = 70km , BC = 30km và CD = 20km)
Giải
Sản lượng của tầu khách trong quay vòng:
Lượng vận chuyển (Yk = y1 + y2 )
Lượt đi: y1 = 30k + 20k + 40k + 40k + 10k + 30k = 170 khách
Lượt về: y2 = 50k + 20k + 30k + 30k + 10k + 30k = 170 khách
	Vậy Yk = 170 khách + 170 khách = 340 khách
Lượng luân chuyển (YkLk = y1l1 + y2l2 + y3l3 + y4l4 + y5l5 + y6l6 + y7l7 + y8l8 + y9l9 + y10l10 + y11l11 + y12l12.)
	YkLk = 30k. 30km + 20k.100km + 40k . 120km + 40k . 30km + 10k . 50km +30k . 20km +50k . 20km + 20k . 50km + 30k . 120km + 30k . 30km + 40k . 100km + 30k . 70km = 20800 Kkm.
Sức tải của tầu khách tại các bến:
Lượt đi:
 YA 90k
Tại A: P’AK = = = 0.90 k/ghế
 Mđk 100ghế
 YB 110k
Tại B: P’BK = = = 1.10 k/ghế
 Mđk 100 ghế 
	 YC 80k
Tại C: P’CK = = = 0.80 k/ghế
 Mđk 100 ghế
Lượt về:
 YD 100k
Tại D: P’DK = = = 1 k/ghế
 Mđk 100ghế
 YC	 90k
Tại C: P’CK = = = 0.90 k/ghế
	 Mđk 100ghế 
	 YB 70k
Tại B: P’BK = = = 0.70 k/ghế
	 Mđk 100ghế
	Nhận xét: Tầu khách hoạt động trên tuyến ABCD lưu lượng hành khách ít, có thể do thời vụ, do đặc điểm tuyến luồng mà tầu chưa tận dụng hết số chỗ ngồi qui định, riêng lượt đi tại B P’K > 1 tầu quá tải gây nguy hiểm cần lưu ý đảm bảo an toàn cho phép.
Hệ số luân lưu hành khách trong quay vòng (δk )
	 ∑Y 340
	δk = = = 3.40 (lượt khách/ghế)
 Mđk 	 100
Bài 3: BIỂU ĐỒ VẬN HÀNH
3.1. 	Ý nghĩa và tầm quan trọng của biểu đồ vận hành:
Biểu đồ vận hành là một kế hoạch tổng hợp bảo đảm sự phối hợp nhịp nhàng và cân đối giữa cảng, xí nghiệp vận tải, xưởng sửa chữa và chủ hàng cùng các khâu có liên quan như: Cung cấp vật tư, nguyên liệu, nhiên liệu và phục vụ kỹ thuật, đời sống, tiền lương v.v
Bến cảng dựa vào biểu đồ vận hành để biết được giờ tầu đi và đến để chuẩn bị lực lượng và trang thiết bị xếp dỡ được kịp thời nhằm tránh tình trạng chờ đợi lãng phí.
Chủ hàng căn cứ biểu đồ vận hành để biết giờ tầu đến mà cung cấp hàng hóa được kịp thời nhằm tránh tình trạng phương tiện chờ đợi.
Xưởng sửa chữa căn cứ vào biểu đồ vận hành biết được thời gian hoạt động của các đoàn tầu trên từng tuyến để có kế hoạch đưa vào sửa chữa nhằm đảm bảo kế hoạch vận tải và kinh doanh của xí nghiệp.
Các phòng ban xí nghiệp lấy biểu đồ vận hành làm tài liệu để phối hợp công tác với các đoàn tầu được tốt, giúp cho các đoàn tầu đi và đến đúng kế hoạch, tạo điều kiện cho các đoàn tầu hoàn thành kế hoạch vận chuyển xí nghiệp giao.
Phòng điều độ vận tải dùng biểu đồ vận hành làm cơ sở cho công tác chỉ đạo, theo dõi các đoàn tầu hoạt động phối hợp với bến cảng và chủ hàng bảo đảm kinh doanh vận tải.
	Tóm lại biểu đồ vận hành là một kế hoạch tổng hợp của xí nghiệp vận chuyển trong công tác kinh doanh. Vì vậy biểu đồ vận hành được gọi là quy trình sản xuất vận tải và là pháp lệnh về vận tải mà toàn thể thuyền viên, công nhân viên trong xí nghiệp phải thi hành nghiêm chỉnh.
3.2. 	Những số liệu cần thiết khi vẽ biểu đồ: 
	Để vẽ biểu đồ vận hành chính xác, chúng ta phải lấy đầy đủ các số liệu cần thiết, sau đó xây dựng kế hoạch chạy tầu trên các tuyến:
Trên tuyến bao gồm tên các bến, năng suất xếp dỡ và khoảng cách giữa các bến.
Thời gian quay vòng của từng loại phương tiện trên tuyến, thời gian đỗ ở các bến, thời gian nghỉ dọc đường, thời gian tầu chạy trên đường.
Trọng tải của từng sà lan, cả đoàn và công suất của đầu máy kéo hoặc đẩy.
Tổng số các đoàn tầu hoạt động trên tuyến.
	Với các số liệu trên, ta có thể vẽ được biểu đồ vận hành kế hoạch của tuyến đường, nhưng để theo dõi sát được tình hình thực tế trên tuyến đó ra sao, người điều độ viên cần vẽ biểu đồ vận hành thực hiện qua số liệu thực tế của phiếu hành trình. Nhìn vào biểu đồ kế hoạch và biểu đồ thực hiện, ta phân tích được các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình sản xuất của từng tầu trên từng tuyến, từ đó đánh giá đúng mức kết quả sản xuất vận tải của từng đoàn tầu.
3.3. 	Phương pháp vẽ biểu đồ vận hành: 
	3.3.1.	 Cấu tạo và đường nét vẽ biểu đồ vận hành:
Đầu bản vẽ có ghi: Biểu đồ vận hành và tên tuyến đường
Biểu đồ được chia làm 2 phần chính:
Phần bên trái: Ghi tên tuyến đường bến cảng và cự ly giữa chúng.
Phần bên phải: Ghi thời gian, được chia làm nhiều cột, mỗi cột ứng với 1 ngày, mỗi ngày được chia ra 24 giờ.
Đường nét được quy định:
Đường tầu chạy là đường nghiêng đậm. Tầu chạy có chở hàng là đường đậm liền, đường tầu chạy không hàng là nét đứt quãng. Trên đường tầu chạy có ghi tên đầu máy và tổng số sà lan cùng với tổng trọng tải của chúng.
Khi qua bến mà tầu không đỗ lại thì được biểu thị bằng đường thẳng đứng mảnh. Tại các bến mà tầu đỗ lại được biểu thị bằng đường nằm ngang (chiều dài tùy thuộc vào thời gian của đoàn tầu đậu lại cảng. Đường của sà lan đậm, của đầu máy mảnh hơn)
Cách vẽ:
	Khi vẽ biểu đồ vận hành kế hoạch, ta căn cứ vào thời gian làm các thao tác ở từng bến, thời gian bắt đầu và thời gian xuất phát để vẽ đường nằm ngang ứng với thời gian tầu đậu tại cảng đó .
Ta nối thời điểm đi ở bến này với thời điểm đến ở bến kia, ta được đường tầu chạy (nếu có hàng ta kẻ liền, nếu không hàng ta kẻ đứt quãng).
Với phương pháp vẽ như trên cho các đoàn tầu trên toàn tuyến ta sẽ được biểu đồ vận hành kế hoạch.
Cùng với số liệu thực tế ta vẽ trên biểu đồ màu khác so với đường kế hoạch ta sẽ có đường biểu đồ thực hiện để dễ so sánh và thuận lợi cho việc tìm ra các nhân tố ảnh hưởng tốt, xấu đến đoàn tầu vận tải.
Ví dụ: Biểu đồ vận hành của tầu kéo VTS.6 của xí nghiệp vận tải chạy tuyến A-B-C dài 95km. Theo kế hoạch, tầu khởi hành tại cảng A lúc 12h ngày 01-02-2010 kéo 8 sà lan loại 200T chạy không hàng.
Từ 12h đến 18h chạy từ A đến B. Từ 18h đến 20h ở B tháo bớt 4 sà lan để lại. Từ 20h đến 24h chạy từ B đến C. Từ 0h ngày 02-02-2010 đến 20h chờ rót than ở C. Từ 20 đến 22h đoàn chạy từ C về B. Từ 22 đến 24h đoàn đỗ tại B để móc nối thêm 4 sà lan than.
Từ 0h ngày 03-02-2010 đến 8h tầu kéo, kéo 8 sà lan than từ B về A. 8h ngày 03-02-2010 đoàn nằm tại A chờ dỡ than.
Nhưng thực tế tầu chạy có sai lệch với kế hoạch do chủ quan và khách quan. Ta dựa vào số liệu thực tế sẽ vẽ được biểu đồ thực hiện.
So sánh giữa biểu đồ thực hiện với biểu đồ kế hoạch ta sẽ tìm được các nguyên nhân ảnh hưởng tốt, xấu đến các đoàn tầu vận tải như: Luồng lạch, đèn hiệu, phao tiêu, mưa bão, công tác xếp dỡ v.v để có biện pháp khắc phục, hạn chế những cản trở sản xuất giúp cho chuyến đi sau được tốt hơn.
BIỂU ĐỒ VẬN HÀNH
Tuyến A-B-C của tầu VTS.6
Bài tập thực hành (thời gian 7 giờ): 
	Hướng dẫn cho người học xuống tầu huấn luyện kết hợp sản xuất để vẽ biểu đồ vận hành một chuyến đi vòng tròn thực tế (nếu tầu chỉ huấn luyện không sản xuất thì hướng dẫn người học cho các số liệu giả định cần thiết và hợp lý để vẽ) rồi tính:
Thời gian tầu chạy, thời gian tầu đỗ và thời gian toàn bộ chuyến đi vòng tròn.
Tốc độ thực tế, tốc độ chuyến đi.
Sản lượng (lượng vận chuyển và lượng luân chuyển).
Sức tải của phương tiện, sức kéo của 1 mã lực máy tầu và cho biết các yếu tố ảnh hưởng đến 2 chỉ tiêu này trong sản xuất.
Chi phí nhiên liệu cho 1 tấn hàng vận chuyển.
Hệ số lợi dụng quãng đường trong quay vòng và cho nhận xét.
Năng suất lao động của thủy thủ, đầu máy và phương tiện.
Giá thành vận chuyển.
3.5. 	Nhận xét, đánh giá: Nội dung, hình thức và thời gian thực hiện của người học.
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CHƯƠNG 4
Thế nào là chuyến đi, nêu cách tính và tìm biện pháp rút ngắn thời gian một chuyến đi của tầu?
Trình bày chỉ tiêu sản lượng của tầu hàng?
Thế nào là thời gian tầu chạy, nêu cách tính và cho biết ý nghĩa của chỉ tiêu này trong sản xuất của tầu?
So sánh tốc độ thực tế với tốc độ chuyến đi và cho nhận xét?
Thế nào là hệ số sử dụng trọng tải của phương tiện chở hàng, nêu cách tính và cho biết các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu này trong sản xuất?
Cho biết sức kéo của một mã lực máy tầu, nêu cách tính và cho ví dụ?
Trình bày hệ số lợi dụng quãng đường của tầu chở hàng?
Thế nào là lượng luân chuyển hành khách, nêu cách tính và cho ví dụ?
Trình bày năng suất lao động của thủy thủ, và tìm biện pháp nâng cao năng suất thủy thủ?
Thế nào là biểu đồ vận hành, nêu ý nghĩa và tầm quan trọng của biểu đồ vận hành?
Trình bày cấu tạo và cách vẽ biểu đồ vận hành?
Tầu kéo 220cv, kéo 4 sà lan loại 150T chở gạo từ A đến B với P’ = 0,90. Tại B đoàn dỡ bớt 500T gạo và xếp thêm mì sợi lên đoàn, làm cho đoàn khởi hành tại đây có P’ = 0,96 rồi chạy về C dỡ hết hàng. Từ C về A đoàn chở 600T ximăng, biết AB = 120km, BC = 60km. Tính:
Sản lượng thực hiện trong quay vòng?
Sức kéo của 1cv tại mỗi bến?
Hệ số sử dụng quãng đường trong quay vòng và cho nhận xét?
 Một tầu tự hành Qđk =200T chở bách hóa từ A đến B với P’ = 0,80. Tại B dỡ bớt 60T bách hóa và xếp thêm bắp làm cho tầu khởi hành tại đây có P’= 0,90 chạy về C dỡ hết hàng, biết: AB=160km, BC=60km; giá cước thỏa thuận bách hóa 120đ/Tkm, bắp 30.000đ/T. Tính:
Sản lượng thực hiện trong quay vòng?
Tổng thu trong quay vòng?
 Tầu kéo 150cv, kéo 2 sà lan loại 250T, chở đá từ A đến B với P’=0,98 có tốc độ 9km/h. Tại B trả hết hàng, đoàn lấy 400T cát chở về C với tốc độ 10km/h, từ C về A đoàn chạy không hàng với tốc độ 12km/h. Biết AB=100km, BC=80km, mức tiêu hao nhiên liệu khi tầu chạy có hàng Eh= 0,20 lít/cv.h; khi chạy không hàng E0=0,18lít/cv.h; giá dầu 21000đ/lít, nhớt 27500đ/lít, mỡ 28000đ/kg. Tính hệ số lợi dụng quãng đường và chi phí nhiên liệu trong quay vòng?
 Tầu khách có số ghế quy định Mđk = 100 ghế chạy trên tuyến ABCD:
Lượt đi: Tại A có 40 khách đi B, 30 khách đi C và 20 khách đi D, tại B có 20 khách đi C và 10 khách đi D, tại C có 50 khách đi D.
Lượt về: Tại D có 40 khách đi C, 20 khách đi B và 30 khách đi A, tại C có 20 khách đi B và 10 khách đi A, tại B có 60 khách đi A. Tính:
Sản lượng của tầu khách trong quay vòng?
Sức tải khởi hành của tầu tại các bến? Cho nhận xét?
Hệ số luân lưu hành khách trong quay vòng? (biết AB = 40km, BC = 50km và CD =30km).
16. Đoàn tầu có công suất 150cv, trọng tải 720T chở than đá từ A đến B với P’ = 0,99. Trả hết hàng đoàn chạy không hàng về C nhận ximăng với P’ = 1 chở về A có tốc độ bình quân trong quay vòng là Vtt = 10km/h. Tính năng suất của phương tiện và chi phí nhiên liệu cho 1 Tkm trong quay vòng? Biết AB = 294km, BC = 198km, mức tiêu hao nhiên liệu khi chạy có hàng Eh = 0,26kg/cv.h , khi chạy không hàng E0 = 0,20kg/cv.h , tđ = 72h, tdđ = 24h và tc = 36h, giá nhiên liệu là 15000 đ/kg.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình khai thác vận tải sông - nhà xuất bản công nhân kỹ thuật năm 1980.
Giáo trình xếp dỡ hàng hóa – nhà xuất bản giao thông vận tải năm 1999.
Thủy nghiệp – nhà xuất bản giao thông vận tải 1992.
Hàng hóa - nhà xuất bản giao thông vận tải năm 1999.
Giáo trình khai thác vận tải sông - nhà xuất bản giao thông vận tải năm 1990.
MỤC LỤC
TRANG
Lời giới thiệu
1
Chương 1: Kiến thức chung về vận tải thủy nội địa
2
Bài 1: Vị trí, vai trò của ngành vận tải thủy nội địa
2
Bài 2: Vận tải là ngành sản xuất độc lập và đặc biệt
4
Chương 2: Hàng hóa và phương pháp vận tải một số loại hàng
7
Bài 1: Khái niệm chung về hàng hóa
7
Bài 2: Bao bì và ký mã hiệu hàng hóa
10
Bài 3: Tổn thất hàng hóa và ảnh hưởng của khí hậu đến hàng hóa
14
Bài 4: Thông gió hầm hàng và chèn lót hàng hóa
17
Bài 5: Vận chuyển hàng Container
22
Bài 6: Vận chuyển hàng rời
26
Bài 7: Vận chuyển hàng nguy hiểm
37
Bài 8: Vận chuyển dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ
44
Bài 9: Vận chuyển hàng mau hỏng, tươi sống
52
Chương 3: Các quy định và các phương thức giao nhận
61
Bài 1: Quy định về vận tải hàng hóa đường thủy nội địa
61
Bài 2: Các phương thức giao nhận hàng hóa
69
Bài 3: Quy định về vận tải hành khách đường thủy nội địa
71
Chương 4: Kinh tế vận tải
82
Bài 1: Những hình thức công tác của đoàn tầu vận tải
82
Bài 2: Các chỉ tiêu vận tải hàng hóa và hành khách
84
Bài 3: Biểu đồ vận hành
97

File đính kèm:

  • docgiao_trinh_dao_tao_thuyen_truong_hang_ba_mon_kinh_te_van_tai.doc