Giáo trình GDQP - Chương II: Cá nhân chiến đấu

 2.1. Cá nhân trong chiến đấu tấn công.

 2.1.1. Nhiệm vụ.

 Trong chiến đấu tiến công từng người có thể tự mình hoặc cùng tổ tiêu diệt các

mục tiêu như : địch trong ụ súng - lô cốt (có nắp hoặc không có nắp); địch ở trong

chiến hào, giao thông hào, hầm ngầm trong nhà, xe tăng, xe bọc thép, một tên địch hay

tốp địch ngoài công sự ngoài ra còn làm một số nhiệm vụ khác khi được giao nhiệm vụ

tự mình tiêu diệt một trong những mục tiêu trên, từng người phải triệt để lợi dụng địa

hình, địa vật cơ động bí mật tiếp cận mục tiêu, bất ngờ nổ súng tiêu diệt địch. Khi cùng

với tổ tiêu diệt mục tiêu thì phải tuyệt đối theo lệnh của tổ trưởng và hiệp động chặt

chẽ với các số trong tổ.

 2.1.2. Yêu cầu chiến thuật.

 * Bí mật, bất ngờ, tinh khôn, mưu mẹo.

 * Linh hoạt, táo bạo, kịp thời.

 * Biết phát hiện và lợi dụng nơi sơ hở, yếu của địch đến gần địch tiêu diệt địch.

 * Độc lập chiến đấu, chủ động hiệp đồng, liên tục chiến đấu.

 * Phát huy cao độ của vũ khí, trang bị để tiêu diệt địch, tiết kiệm đạn dược.

 * Đánh nhanh, sục sạo kỹ, vừa đánh vừa địch vận.

 Phân tích yêu cầu 1 :

 - Ý nghĩa : Là yêu cầu quan trọng chỉ đạo hành động chiến sĩ nhằm giữ kín mọi

hành động chiến đấu, chủ động tiêu diệt địch. Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao

bảo vệ mình.

 - Nội dung.

Thể hiện :

+ Bí mật : Là sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt, vận dụng linh hoạt các tư thế

động tác chiến đấu của mình phù hợp với điều kiện địch, địa hình cụ thể để giữ kín ý

định chiến đấu, tạo thế bất ngờ diệt địch.

+ Bất ngờ : Là luôn giành và thế chủ động đưa địch và thế bất lợi tạo thế thuận

lợi cho ta.

+ Tinh khôn : Là sự sáng suốt trong nhận định tình hình chính xác, có nhiều cách

xử trí tình huống chiến đấu đạt hiệu quả cao.

+ Mưu mẹo : Là sự tài giỏi và vận dụng tốt thủ đoạn chiến đấu, biết lừa dụ địch

hành động theo ý đồ của ta để tiêu diệt địch.

- Biện pháp.

+ Phải thường xuyên xây dựng ý chí quyết tâm chiến đấu cao.

+ Phải vận dụng cách đánh một cách linh hoạt phù hợp với điều kiện địa, địa

hình cụ thể.

pdf 20 trang Bích Ngọc 03/01/2024 640
Bạn đang xem tài liệu "Giáo trình GDQP - Chương II: Cá nhân chiến đấu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình GDQP - Chương II: Cá nhân chiến đấu

Giáo trình GDQP - Chương II: Cá nhân chiến đấu
 23
Chương II : CÁ NHÂN CHIẾN ĐẤU 
 2.1. Cá nhân trong chiến đấu tấn công. 
 2.1.1. Nhiệm vụ. 
 Trong chiến đấu tiến công từng người có thể tự mình hoặc cùng tổ tiêu diệt các 
mục tiêu như : địch trong ụ súng - lô cốt (có nắp hoặc không có nắp); địch ở trong 
chiến hào, giao thông hào, hầm ngầm trong nhà, xe tăng, xe bọc thép, một tên địch hay 
tốp địch ngoài công sự ngoài ra còn làm một số nhiệm vụ khác khi được giao nhiệm vụ 
tự mình tiêu diệt một trong những mục tiêu trên, từng người phải triệt để lợi dụng địa 
hình, địa vật cơ động bí mật tiếp cận mục tiêu, bất ngờ nổ súng tiêu diệt địch. Khi cùng 
với tổ tiêu diệt mục tiêu thì phải tuyệt đối theo lệnh của tổ trưởng và hiệp động chặt 
chẽ với các số trong tổ. 
 2.1.2. Yêu cầu chiến thuật. 
 * Bí mật, bất ngờ, tinh khôn, mưu mẹo. 
 * Linh hoạt, táo bạo, kịp thời. 
 * Biết phát hiện và lợi dụng nơi sơ hở, yếu của địch đến gần địch tiêu diệt địch. 
 * Độc lập chiến đấu, chủ động hiệp đồng, liên tục chiến đấu. 
 * Phát huy cao độ của vũ khí, trang bị để tiêu diệt địch, tiết kiệm đạn dược. 
 * Đánh nhanh, sục sạo kỹ, vừa đánh vừa địch vận. 
 Phân tích yêu cầu 1 : 
 - Ý nghĩa : Là yêu cầu quan trọng chỉ đạo hành động chiến sĩ nhằm giữ kín mọi 
hành động chiến đấu, chủ động tiêu diệt địch. Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao 
bảo vệ mình. 
 - Nội dung. 
Thể hiện : 
+ Bí mật : Là sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt, vận dụng linh hoạt các tư thế 
động tác chiến đấu của mình phù hợp với điều kiện địch, địa hình cụ thể để giữ kín ý 
định chiến đấu, tạo thế bất ngờ diệt địch. 
+ Bất ngờ : Là luôn giành và thế chủ động đưa địch và thế bất lợi tạo thế thuận 
lợi cho ta. 
+ Tinh khôn : Là sự sáng suốt trong nhận định tình hình chính xác, có nhiều cách 
xử trí tình huống chiến đấu đạt hiệu quả cao. 
+ Mưu mẹo : Là sự tài giỏi và vận dụng tốt thủ đoạn chiến đấu, biết lừa dụ địch 
hành động theo ý đồ của ta để tiêu diệt địch. 
- Biện pháp. 
+ Phải thường xuyên xây dựng ý chí quyết tâm chiến đấu cao. 
+ Phải vận dụng cách đánh một cách linh hoạt phù hợp với điều kiện địa, địa 
hình cụ thể. 
 24
+ Phải thường xuyên rèn luyện thành thạo các động tác và thủ đoạn chiến đấu. 
Sáu yêu cầu trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, chỉ đạo hành động và ý chí 
quyết tâm của người chiến sĩ trong công tác chuẩn bị và thực hành chiến đấu tiến công. 
Vì vậy người chiến sĩ phải thực hiện tốt các yêu cầu trên làm cơ sở cho việc thực hiện 
thắng lợi nhiệm vụ được giao. 
* Kinh nghiệm chiến đấu. 
Trận đánh ở mỏm cao gần Ninh Lễ cuối năm 1948 chiến sĩ Lâm Úy, một mình 
đã xông lên dùng lê tiêu diệt 6 tên địch cùng trung đội phá vỡ vòng vây của địch. Trận 
Xuân Bồ (Quảng Bình) tháng 5 năm 1950, cùng đại đội đánh lui đội hình tiến công của 
địch. Khi được lệnh phản kích đã xông lên dùng lê diệt 4 tên, lê gẫy dùng báng súng 
trực tiếp chiến đấu, báng súng gẫy đã lao vào vật lộn với sĩ quan Pháp và ôm địch lăn 
xuống sông. Lâm Úy đã anh dũng hy sinh, được phong anh hùng lực lượng vũ trang. 
2.1.3. Hành động sau khi nhận nhiệm vụ. 
2.1.3.1. Hiểu rõ nhiệm vụ. 
Để làm công tác chuẩn bị chu đáo, phục vụ chiến đấu giành thắng lợi. Vấn đề 
hiểu rõ nhiệm vụ là nội dung hết sức quan trọng, có ý nghĩa định hướng cho ta xây 
dựng kế hoạch và phương pháp thích hợp. Vì vậy hiểu rõ nhiệm vụ cần tập trung vào 
một số nội dung chính sau đây : 
- Mục tiêu phải đánh chiếm : Là mục tiêu trên hướng phát triển chiến đấu của 
từng người hoặc tổ mà người chỉ huy giao cho phải tiêu diệt. 
- Nhiệm vụ, cách đánh. 
+ Nhiệm vụ : Có thể từng người được giao nhiệm vụ tự mình tiêu diệt mục tiêu, 
có sự chi viện của tổ hoặc làm nhiệm vụ chi viện, hiệp đồng trong tổ tiêu diệt mục 
tiêu. 
+ Cách đánh : Bí mật tiếp cận mục tiêu, bất ngờ xung phong ; kết hợp với lựu 
đạn, thủ pháo, bắn găm, bắn gần tiêu diệt địch hoặc : nghi binh, thu hút địch về một 
hướng, vòng bên sườn, phía sau mục tiêu, tiêu diệt địch. 
- Ký, tín, ám hiệu và báo cáo : Hiểu rõ là nắm chắc các quy luật hiệp đồng của 
cấp trên đã được quy định trước để bắt liên lạc, báo cáo. Nắm chắc nguyên tắc sử dụng 
ký, tín, ám hiệu và báo cáo. Trong bất kỳ tình huống nào cũng không được để lộ bí 
mật. 
- Đồng đội liên quan : Là nắm chắc bạn cùng chiến đấu phía trước, phía sau, hai 
bên sườn để hiệp đồng khi cần thiết. 
Tóm lại : Hiểu rõ nhiệm vụ là khi nhận nhiệm vụ của cấp trên phải nghe thật 
rõ, nhận đầy đủ và chính xác. Nếu chưa rõ thì hỏi lại hoặc nhắc lại để người chỉ huy bổ 
sung cho đầy đủ. Khi nhận nhiệm vụ xong phải suy nghĩ sắp xếp công việc nào làm 
trước, công việc nào làm sau sao cho có kế hoạch và khoa học. 
2.1.3.2. Làm công tác chuẩn bị và báo cáo. 
* Làm công tác chuẩn bị. 
 25
- Trên cơ sở nhiệm vụ được giao, từng người tiến hành làm công tác chuẩn bị 
chiến đấu. Khi làm phải căn cứ vào thời gian người chỉ huy quy định : đồng thời tiến 
hành làm những việc quan trọng cần thiết trước, không quan trọng làm sau theo kế 
hoạch đã xác định. 
- Làm công tác chuẩn bị chiến đấu phải thật cụ thể, tỉ mỉ, chính xác, kiểm tra kỹ 
lưỡng. Thường tập trung vào một số công việc sau : 
+ Kiểm tra súng đạn, trang bị. 
+ Kiểm tra lựu đạn, thuốc nổ (nếu có) và các vật cần thiết cho chiến đấu. 
+ Kiểm tra cách mang, đeo vũ khí, trang bị cho gọn nhẹ tiện cơ động, tiện đánh 
địch. 
* Báo cáo chỉ huy : 
Sau khi hoàn thành công tác chuẩn bị chiến đấu phải báo cáo với người chỉ huy. 
Có thể báo cáo toàn bộ công tác chuẩn bị, cũng có thể báo cáo theo yêu cầu của người 
chỉ huy. Dù báo cáo theo phương pháp nào cũng phải báo cáo một cách trung thực, rõ 
ràng về mức độ hoàn thành công tác chuẩn bị của mình. 
2.1.4. Hành động trong chiến đấu. 
2.1.4.1. Vận động đến gần địch. 
Là giai đoạn cơ động tiếp cận địch. Yêu cầu phải giữa được yếu tố bí mật về ý 
định, hành động của mình vì vậy để đảm bảo quá trình vận động đến gần địch thực 
hiện nổ súng gây bất ngờ cho địch phải nắm chắc về địch, địa hình và vận dụng linh 
hoạt các tư thế động tác và thủ đoạn chiến đấu. 
* Trước khi vận động. 
Luôn quan sát mọi diễn biến về địch, nhận định đánh giá được những thuận lợi, 
khó khăn của địa hình nơi phải vượt qua để tiếp cận địch ; đồng thời dự kiến đường, 
hướng vận động và vận dụng tư thế động tác nào phù hợp, đảm bảo yếu tố bí mật bất 
ngờ. Đặc biệt quá trình quan sát phải tìm thấy sơ hở, yếu của địch để xác định thời cơ 
vận động. Mặt khác, khi vận động phải thực hiện ngụy trang, nghi binh, lừa địch ở 
những đoạn, đường vận động nào? để hạn chế và đánh lạc hướng quan sát của địch. 
* Khi vận động. 
- Trên cơ sở đã xác định : Đường, hướng và phương pháp vận động v.v... khi vận 
động phải tuân thủ theo đúng như đã dự kiến. Xong cần vận dụng linh hoạt khi có tình 
huống đột xuất xảy ra. 
- Quá trình vận động phải giữ vững đường, hướng tiến, luôn sẵn sàng chiến đấu. 
Tìm mọi cách đến sát mục tiêu được phân công. 
- Khi đến đúng vị trí đã định phải nhanh chóng chuẩn bị súng đạn, lựu đạn ,thủ 
pháo, thuốc nổ v.v... Nắm vững thời cơ kiên quyết xông lên tiêu diệt mục tiêu được 
quy định. 
2.1.4.2. Đánh từng loại mục tiêu khác nhau. 
 * Đánh ụ súng – lô cốt (ụ súng có nắp hoặc không có nắp). 
 26
 - Đặc điểm, thủ đoạn đối phó của địch. 
 + Đặc điểm mục tiêu : Ụ súng, lô cốt thường được bố trí ở những nơi quan trọng 
như : trước tiền duyên hoặc trong trung thâm trận địa. Được xây dựng kiên cố hoặc bán 
kiên cố, nửa chìm nửa nổi. Chất liệu bằng bê tông, cốt thép hoặc gỗ đất, bao cát xếp 
xung quanh. Cũng có thể có hàng rào trùm, hàng chống B40 (B41). Có các lỗ bắn 
hướng ra xung quanh, phía sau có hào nối liền. Ụ súng có thể có nắp hoặc không có 
nắp ; lô cốt có thể một tầng hoặc nhiều tầng. Bên trong ụ súng, lô cốt bố trí hỏa lực 
mạnh như đại liên, trung liên. 
 Điểm mạnh : Tầm quan sát rộng, phát huy hỏa lực trên các hướng. 
 Điểm yếu : Mục tiêu cố định dễ bị đối phương phát hiện, tiêu diệt từ xa. Ở cự ly 
gần tầm quan sát, tầm hỏa lực bị hạn chế. 
 + Thủ đoạn đối phó của địch. 
 Trước khi ta tiến công : Địch lợi dụng ụ súng – lô cốt tăng cường quan sát phát 
hiện ta từ xa, dùng hỏa lực bản thân, cấp trên đánh vào nơi nghi ngờ có ta. 
 Khi ta bị tiến công : Dùng hỏa lực trong ụ súng – lô cốt ngăn chặn ta từ xa đến 
gần, kiên quyết phân tuyến không cho ta tiếp cận gần. 
 Khi có nguy cơ bị tiêu diệt : Co cụm trong ụ súng – lô cốt chống trả quyết liệt 
chờ ứng cứu hoặc tháo chạy về sau. 
 - Cách đánh ụ súng – lô cốt : Phải ăn cứ vào tính chất mục tiêu, điều kiện địa 
hình, địa vật và tình hình của ta để xác định cách đánh cho phù hợp. Cách đánh cụ thể 
như sau : 
 + Đánh ụ súng không có nắp : Bí mật đến bên sườn, phía sau dùng lựu đạn, thủ 
pháo ném vào bên trong ụ súng. Lợi dụng lúc khói đạn mù mịt nhanh chóng xông lên 
bắn găm, bắn gần, đâm lê tiêu diệt địch sống sót. 
 + Đánh ụ súng có nắp, lô cốt : Lợi dụng góc tử giác đến bên sườn, phía sau. 
Dùng lựu đạn, thủ pháo nhét qua lỗ bắn hoặc dùng bộc phá cối (nếu được trang bị) để 
tiêu diệt. Xung phong đánh chiếm cửa ra vào kết hợp bắn găm, bắn gần tiêu diệt 
những tên địch còn sống sót. 
 + Nếu ụ súng, lô cốt có hàg rào trùm : Dùng bộc phá dài, bộc phá khối, buộc 
lựu đạn, thủ pháo thành chùm để phá hoặc dùng kéo cắt để tạo khoảng trống. Sau đó 
tiếp tục dùng lựu đạn, thủ pháo nhét vào ụ súng, lô cốt hoặc dùng bộc phá cối để tiêu 
diệt. 
 + Trường hợp địa hình trống trải địch kiểm soát chặt chẽ, khó bí mật đến gần : 
Phải triệt để lợi dụng địa hình, địa vật khéo léo nghi binh lừa địch về một hướng ; sau 
đó vận động bên sườn, phía sau ụ súng, lô cốt tiêu diệt địch. 
 + Nếu được trang bị B40 (B41) : Vận động đến cự ly thích hợp bắn phá hủy ụ 
súng, lô cốt ; rồi sau đó nhanh chóng xông lên lục soát tiêu diệt nốt những tên địch còn 
sống sót. 
 27
 Tóm lại : Cách đánh ụ súng, lô cốt đặc trưng là : Nếu địch khó phát hiện thì bí 
mật tiếp cận bên sườn, phía sau để tiêu diệt địch. Nếu địch dễ phát hiện thì phải nghi 
binh lừa địch, sau đó tiếp tục vận động tiếp cận tiêu diệt địch. 
 * Kinh nghiệm chiến đấu. 
 Trận Đông Khê (chiến dịch biên giới) khi đang chỉ huy tổ phá rào và đánh 
chiếm lô cốt đầu cầu. La Văn Cầu bị thương gãy nát cánh tay phải, đã anh dũng nhờ 
đồng đội chặt đứt để khỏi vướng, dùng bọc tay trái ôm bộc phá đánh sập lô cốt, tạo 
điều kiện cho đơn vị đánh chiếm đồn địch. 
 * Đánh địch trong hào chiến đấu, giao thông hào. 
 - Đặc điểm, thủ đoạn đối phó của địch. 
 + Đặc điểm : Chiến hào, giao thông hào của địch thường rộng từ 0,8 đến 1m, 
sâu từ 0,8 đến 1,5m. Tùy theo tính chất và thời gian phòng ngự địch xây dựng chiến 
hào, giao thông hào có độ nông, sâu khác nhau. Nếu điều điện cho phép các đoạn hào 
được làm nắp bằng bê tông hoặc gỗ đất. Trong chiến hào, giao thông hào thường bố trí 
cậm bẫy và thiết bị bắn dọc. Chiến hào, giao thông hào liên kết các ụ súng, lô cốt, các 
loại hầm thành hệ thống công sự liên hoàn, vững chắc. 
 Điểm mạnh : Tiện cơ động, tiện quan sát dấu kín được hành động. Phát huy 
được hỏa lực ngăn chặn đối phương từ xa. 
 Điểm yếu : Khi đối phương phát triển vào bên trong thì hỏa lực kém hiệu quả. 
 + Thủ đoạn đối phó của địch. 
 Trước khi ta tiến công : Chúng dựa vào công sự, chiến hào, giao thông hào để 
quan sát. 
 Khi ta tiến công : Lợi dụng công sự, hào chiến đấu kiên quyết ngăn chặn ta từ 
xa đến gần. 
 Khi nguy cơ thất bại : Co cụm phần chiến hào, giao thông hào còn lại kháng cự 
chờ ứng cứu hoặc rút chạy. 
 - Cách đánh địch trong chiến hào, giao thông hào : Phải căn cứ vào tình hình 
địch, địa hình xung quanh để xác định cách đánh cho phù hợp. 
 + Cách đánh cụ thể : Triệt để lợi dụng các đoạn hào ngoặt của chiến hào, giao 
thông hào, đánh chắc, tiến chắc, sục sạo kỹ, chia cắt địch ra từng bộ phận để tiêu diệt. 
 + Vận dụng cách đánh trên, hành động của chiến sĩ khi đánh chiếm đoạn hào 
không có nắp. Động tác đánh chiếm cụ thể : Bí mật đến gần hào xem xét, nghe ngóng. 
Nếu phát hiện thấy có địch dưới hào, dùng lựu đạn kết hợp bắn găm, bắn gần tiêu diệt 
địch sau đó mới nhảy xuống hào. Khi phát triển dưới hào, tư thế súng sẵn sàng đánh 
gần đồng thời vận dụng các động tác vận động cho thích hợp với từng loại chiến hào, 
giao thông hào. Gặp ngã ba, ngã tư hào : Khi vượt qua phải dùng mưu mẹo nghi binh, 
lừa địch, thăm dò phát hiện địch. Nếu gặp chướng ngại vật dưới hào phải tìm mọi cách 
khắc phục hoặc tìm đường tránh để tiếp tục tiến. Nếu địch dùng lựu đạn ném xuống 
hào : Nhanh chóng nhặt, ném trở lại hoặc đá, hất ra xa hoặc lợi dụng hầm, đoạn hào 
 28
ngoặt để nấp. Nếu địch dùng hỏa lực bắn : Nhanh chóng lợi dụng ngách hào để tránh 
đạn. Khi không thể phát triển theo hào được thì nhanh chóng nhảy lên khỏi hào (chú ý 
trước khi lên hào phải quan sát phía trên có địch hay không) rồi lợi dụng địa hình, địa 
vật tiếp tục thực hiện theo nhiệm vụ. 
 Nếu làm nhiệm vụ đánh lướt, đánh nhanh thì có thể ở trên hào dùng lựu đạn, 
kết hợp với bắn găm, bắn gần tiêu diệt  ... ầy đủ, tỉ mỉ, cụ thể. 
 * Phải thành thạo kỹ thuật bắn đêm : nêu cao tinh thần độc lập tự chủ đánh 
địch. 
 Ba yêu cầu trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Chỉ đạo hành động chiến sĩ 
làm công tác chuẩn bị và thực hành chiến đấu phòng ngự ban đêm. Vì vậy, phải quán 
triệt tốt tích cực thực hiện các công việc cho chiến đấu phòng ngự ban đêm được chu 
đáo. 
 2.3.3. Động tác chuẩn bị chiến đấu ban đêm. 
 2.3.3.1. Nắm chắc nhiệm vụ bổ sung của tổ trưởng. 
 Nội dung cần nắm. 
- Quy định vật chuẩn ban đêm. 
- Đường, hướng địch có thể tấn công. 
- Vị trí mới của mình, bạn, tổ trưởng (nếu có thay đổi). 
- Nhiệm vụ : Hướng bắn chính, bổ trợ bên ngoài, trong vị trí bố trí. 
- Cách đánh địch ban đêm. 
- Các ký, tín, ám hiệu hiệp đồng. 
2.3.3.2. Công tác chuẩn bị. 
* Chuẩn bị vị trí và thiết bị bắn ban đêm. 
- Yêu cầu : 
+ Vị trí bắn ban đêm phải bảo đảm chắc chắn, vững vàng, chính xác. 
+ Đặt súng nhanh, sử dụng thuận lợi. 
- Phương pháp làm thiết bị ban đêm : Trong chiến đấu phòng ngự ban đêm 
thường vận dụng làm thiết bị bắn giản đơn theo ba phương pháp như sau : 
+ Phương pháp 1 : Đào rãnh ở bệ bắn, hướng súng lấy điểm ngắm vào vị trí ta 
xác định có thể địch tiến công để làm trụ bắn. Dùng cuốc, xẻng đào rãnh theo trục 
hướng bắn, vừa đánh dấu vừa lèn chặt rãnh bắn. Đưa súng lên kiểm tra, nếu thấy súng 
chắc chắn, thuận lợi, hướng nòng súng trùng với trục bắn là được. 
+ Phương pháp 2 : Dùng 1, 2 cọc nạng để cố định hướg bắn. Cách xác định trục 
hướng bắn giống như Phương pháp 1. Chỉ khác : Dùng 2 cọc nạng đóng trên bệ bắn sao 
cho khi đặt súng trên 2 cọc nạng thì trục nòng súng trùng với hướng bắn cần xác định 
là được. 
+ Phương pháp 3 : Dùng cọc chuẩn đã cố định. Cách xác định trục hướng bắn 
giống như Phương pháp 1. Chỉ khác : Đóng cọc chuẩn (lộ tiêu) thẳng theo trục hướng 
 38
bắn, đặt súng theo hướng cọc chuẩn sao cho trục nòng súng qua cọc chuẩn thẳng hướng 
trục hướng bắn là được. 
Chú ý : Khi cắm cọc chuẩn (lộ tiêu) mặt trắng quay phía ta, mặt xanh quay 
hướng địch. 
* Chuẩn bị ký, tín, ám hiệu nhận nhau ban đêm. 
Trong chiến đấu ban đêm thường sử dụng một số quy định ký, tín, ám hiệu nhận 
nhau như sau : Buộc khăn tay trắng vào cổ tay, ở cổ, dùng chất lân tinh dán vào người. 
Các mật khẩu như hỏi và đáp đúng ký hiệu như vỗ báng súng, xẻng đáp lại thành số 
đúng theo ký hiệu quy định v.v... để nhận biết nhau, liên lạc và hiệp đồng chặt chẽ ban 
đêm. 
Chú ý : Chiến sĩ phải nắm chắc và sử dụng ký, tín, ám hiệu thành thạo, tránh 
nhầm lẫn và bảo đảm giữ tuyệt đối bí mật về ký, tín, ám hiệu đã quy định. 
2.3.4. Hành động chiến đấu phòng ngự ban đêm. 
2.3.4.1. Trước khi địch tấn công. 
* Nguyên tắc : Tuyệt đối giữ bí mật, cảnh giác cao, sẵn sàng đánh địch trong 
mọi tình huống. 
* Hành động chiến sĩ : 
- Chấp hành nghiêm kỹ luật không nói chuyện, không gây, phát tiếng động, ánh 
sáng, đi lại.... lợi dụng đèn dù, pháo sáng của địch để quan sát phát hiện địch từ xa. 
- Khi trong hầm nghỉ ngơi, sẵn sàng chiến đấu cao, thuộc đường ra vị trí chiến 
đấu khi có lệnh. 
- Nếu làm nhiệm vụ quan sát hay trực chiến phát hiện địch phải theo dõi nắm 
chắc thủ đoạn, âm mưu của địch. Báo cáo kịp thời tình hình với cấp trên. 
2.3.4.2. Khi địch tấn công. 
* Nguyên tắc : Chủ động nổ súng, kiên quyết ngăn chặn tiêu hao, tiêu diệt địch 
trước trận địa ; hiệp đồng chặt chẽ với bạn đẩy lùi các đợt tiến công của địch. 
* Hành động chiến sĩ : Vận dụng thủ đoạn và động tác chiến đấu như ban ngày. 
Thực hiện phương pháp bắn đêm tiêu diệt địch như sau : 
- Bắn theo hướng đã cố định. 
- Bắn vào nơi có bóng địch. 
- Bắn vào ánh lửa phát ra ở đầu nòng súng địch. 
- Bắn vào nơi có tiếng động. 
2.3.4.3. Đánh địch một phần trận địa. 
* Nguyên tắc : Kiên quyết bám trụ công sự, dùng vũ khí đánh gần tiêu diệt địch 
hoặc hiệp đồng chặt chẽ với bạn phản kích lấy lại trận địa. 
* Hành động chiến sĩ : 
- Đánh giáp la cà với địch tiêu diệt những tên địch lợi dụng bóng tối vòng về 
phía sau phát triển vào bên trong trận địa ta. 
 39
- Liên lạc chặt chẽ với người chỉ huy, đồng đội sẵn sàng chi viện cho nhau chiến 
đấu. 
Chú ý : Quá trình chiến đấu phải nắm chắc, ký, tín, ám hiệu hiệp đồng. 
2.4. Làm nhiệm vụ canh gác (cảnh giới). 
2.4.1. Nhiệm vụ : Khi đơn vị trú quân hoặc quá trình chiến đấu làm chủ trận 
địa... chiến sĩ có thể được cấp trên phái ra làm nhiệm vụ canh gác. Nội dung chính của 
nhiệm vụ canh gác là : 
- Bảo đảm an toàn cho đơn vị. 
- Phát hiện ngăn chặn quân địch kịp thời. 
- Kiểm tra người lạ hoặc hiện tượng làm lộ bí mật. 
2.4.2. Yêu cầu : 
* Phải hiểu rõ nhiệm vụ, làm đúng chức trách. 
* Nắm vững địch, ta, địa hình, nhân dân trong khu vực canh gác. 
* Luôn cảnh giác sẵn sàng chiến đấu cao. 
* Phát hiện và xử trí các tình huống chính xác, kịp thời. 
* Luôn giữ vững liên lạc với cấp trên và đồng đội. 
* Không rời nơi canh gác khi chưa có lệnh. 
Phân tích yêu cầu 1 : 
- Ý nghĩa : Là yêu cầu rất quan trọng. Thực hiện tốt yêu cầu giúp người chiến sĩ 
xác định rõ vị trí canh gác chức trách, quyền hạn khi canh gác, xử trí tình huống kịp 
thời và chính xác. Bảo đảm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. 
- Nội dung. 
Thể hiện. 
+ Hiểu rõ nhiệm vụ là phải nắm chắc về địch, địa hình, bạn, ký, tín, ám hiệu 
hiệp đồng chiến đấu. Hành động mưu trí, dũng cảm xử trí kịp thời các tình huống xảy 
ra. 
+ Làm đúng chức trách : Là chấp hành nghiêm kỹ luật khi canh gác. Không tùy 
tiện tự ý bỏ vị trí (khu vực) canh gác cấp trên quy định. Không giải quyết công việc 
quá quyền hạn đồng thời báo cáo kịp thời với cấp trên các tình huống xảy ra một cách 
chính xác. 
- Biện pháp : 
+ Phải thường xuyên chấp hành nghiêm chỉnh chỉ thị, mệnh lệnh của người chỉ 
huy và các quy định trong canh gác. 
+ Phải luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, chủ động, sáng tạo. Vận dụng tốt thủ 
đoạn nghe, nhìn, phát hiện nhanh các tình huống và xử trí kịp thời. 
Sáu yêu cầu trên là một thể thống nhất có mối quan hệ mật thiết với nhau. Quá 
trình làm nhiệm vụ canh gác, chiến sĩ phải luôn quán triệt và thực hiện tốt những yêu 
cầu trên đồng thời vận dụng sáng tạo để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. 
 40
2.4.3. Hành động sau khi nhận nhiệm vụ. 
* Hiểu rõ nhiệm vụ : Khi nhận nhiệm vụ phải hiểu rõ những điểm chính sau đây 
: 
- Hiểu rõ phạm vi khu vực trú quân của đơn vị để nắm chắc tình hình có liên 
quan, xác định ý nghĩa canh gác cho phù hợp. 
- Hiểu rõ địa hình, đường xá đi lại để đánh giá chính xác những thuận lợi, khó 
khăn, trên cơ sở đó vận dụng tư thế động tác cho phù hợp. 
- Hiểu rõ địch ở đâu, có thể đi đường nào, hướng nào ? Để phán đoán được âm 
mưu, thủ đoạn của chúng để có biện pháp ứng phó kịp thời. 
- Hiểu rõ nơi canh gác, tuần tra của đồng đội và đơn vị bạn có liên quan, nhằm 
liên lạc, hiệp đồng trao đổi nắm chắc tình hình trong canh gác. 
- Hiểu rõ vị trí, phạm vi canh gác, đường đi, đường về và thời gian canh gác để 
xác định rõ trách nhiệm của mình trong thời gian đảm nhiệm canh gác. 
- Hiểu rõ khi canh gác phải phát hiện những tình hình gì về địch ? có nhiệm vụ 
gì đối với người trong đơn vị hoặc đơn vị bạn ra vào vọng gác. Làm cơ sở cho cấp trên 
nắm chắc tình hình mọi mặt ở thời điểm mình canh gác để có cách xử trí kịp thời. 
- Hiểu rõ những tình huống có thể xảy ra và cách xử trí. Nhằm hoàn thành tốt 
nhiệm vụ được giao. 
- Hiểu rõ khi có độ tuần tra đi qua hoặc khi có đồng đội đến thay gác, mình phải 
làm gì ? Nhằm thông báo, bàn giao tình hình trong canh gác. 
- Hiểu rõ những quy định, dấu hiệu riêng và cách giữ vững thông tin liên lạc với 
người chỉ huy trong khi canh gác. 
- Hiểu rõ công tác chuẩn bị và thời gian bắt đầu thực hành canh gác. 
* Chuẩn bị canh gác : Là hành động chiến sĩ sau khi nhận nhiệm vụ canh gác, 
làm tốt công tác chuẩn bị, đảm bảo thời gian đảm nhiệm canh gác thực hiện tốt nhiệm 
vụ được giao. 
- Chọn nơi canh gác : Phải căn cứ vào tình hình địch, địa hình, nhân dân và 
nhiệm vụ của mình để chọn nơi canh gác cho thích hợp. Những điểm cần lưu ý khi 
chọn nơi canh gác như sau : 
+ Chỉ chọn trong phạm vi khu vực được cấp trên chỉ định canh gác. 
+ Nơi canh gác phải nhìn thấy xa và rộng tiện phát hiện được địch trong toàn 
bộ phạm vi mình canh gác, nhưng phải bảo đảm kín đáo địch khó phát hiện được ta. 
+ Có nhiều vị trí canh gác dự kiến tiện cơ động. 
+ Tiện cải tạo địa hình, địa vật làm công sự chiến đấu. 
+ Nơi tiện liên lạc với người chỉ huy và đồng đội. 
Sau khi chọn vị trí canh gác xong, người gác phải báo cáo lên cấp trên về công 
tác chuẩn bị của mình trước khi bắt đầu canh gác. 
2.4.4. Thực hành canh gác. 
 41
Là hành động quan trọng nhất, yếu tố quyết định đến sự hoàn thành nhiệm vụ 
của chiến sĩ. Do vậy khi thực hành canh gác phải nêu cao tinh thần trách nhiệm, nắm 
chắc chức trách, bảo đảm an toàn tuyệt đối cho đơn vị. 
* Hành động khi canh gác. 
- Chiến sĩ phải luôn ở tư thế sẵn sàng chiến đấu. Đây là yêu cầu rất cao đòi hỏi 
người chiến sĩ không được lơ là bất kỳ lúc nào, không bỏ sót một hiện tượng nào trong 
khi canh gác. 
- Khéo léo lợi dụng địa hình, địa vật xem xét, nghe ngóng, theo dõi mọi hiện 
tượng nghi ngờ về địch phía trước và xung quanh. Đặc biệt chú ý theo dõi những địa 
hình, địa vật thay đổi, những nơi địch dễ lợi dụng đến gần hoặc vượt qua nơi canh gác. 
Theo dõi những người lạ mặt đi lại trong khu vực canh gác. 
* Một số tình huống và cách xử trí khi canh gác. 
- Khi phát hiện tên địch : Bình tĩnh theo dõi nắm chắc hành động của địch (âm 
mưu, thủ đoạn...) báo cáo kịp thời lên cấp trên. Nếu có một tên địch thì tìm mọi cách 
bắt sống. Trường hợp không bắt sống được mới dùng súng để tiêu diệt. Nếu địch nhiều 
phải hành động theo đúng kế hoạch của trên đã quy định. 
- Khi địch bắt ngờ nổ súng trước : Phải hết sức bình tĩnh, dũng cảm nổ súng 
đánh trả, kiên quyết tiêu diệt, ngăn chặn, kiềm chế địch để đơn vị xử trí kịp thời. 
- Khi có người qua lại : Phải lợi dụng nơi kín đáo theo dõi thái độ và hành động 
của người đó. Khi buộc phải giữ lại để xét hỏi phải luôn ở tư thế sẵn sàng chiến đấu. 
Nếu không có gì khả nghi thì thái độ phải nhã nhặn giải thích cho họ hiểu. Nếu nghi 
ngờ phải giữ lại, báo cáo cấp trên để giải quyết. 
- Khi đội tuần tra đi qua (vào, ra vọng gác) phải kiểm tra mật khẩu, rồi báo cáo 
tình hình mà mình phát hiện được phía trước, xung quanh khu vực canh gác để đội tuần 
tra nắm. 
- Khi gặp các phân đội ra, vào khu vực đóng quân : Phải kiểm tra mật khẩu, 
nắm số lượng, phiên hiệu đơn vị và tên người chỉ huy đơn vị đó, thời gian đi và về... 
nếu đúng phân đội của ta thì cho đi. Nếu nghi ngờ thì giữ lại, báo cáo cấp trên để giải 
quyết. 
2.4.5. Hành động sau khi hoàn thành nhiệm vụ. 
Thông báo tình hình quá trình canh gác, tình hình cụ thể thời điểm bàn giao gác 
và dự kiến một số tình huống có thể xảy ra trong thời gian tới cần lưu ý... cho người 
nhận gác sau mình. Nếu quá trình đang bàn giao gác có tình huống xảy ra, tự mình 
hoặc cùng đồng đội giải quyết. Sau đó kiểm tra súng đạn, trang bị theo đường quy định 
về đơn vị. Khi về đến đơn vị phải báo cáo tình hình trong khi làm nhiệm vụ canh gác 
cho cấp trên phái ra biết. 
 42
KẾT LUẬN 
 Giáo trình huấn luyện “cá nhân và tổ bộ binh trong chiến đấu” tập trung nghiên 
cứu, giải quyết các nội dung chủ yếu được đề cập trong tài liệu bao gồm : Các tư thế 
động tác cơ bản trong chiến đấu ; cá nhân trong chiến đấu tấn công, phòng ngự ; tổ bộ 
binh trong chiến đấu tiến công, phòng ngự và làm một số nhiệm vụ khác. 
 Giáo trình đi sâu phân tích một số yêu cầu chiến thuật của từng nội dung đã 
được xác định trong tài liệu ; đồng thời đưa một số kinh nghiệm chiến đấu trong chống 
Pháp, chống Mỹ dẫn chứng, chứng minh làm sáng tỏ nội dung. Giải quyết sắp xếp trình 
phần tư thế động tác ; hành động chiến sĩ trong chiến đấu tiến công, phòng ngự. Cụ thể 
hóa một bước về nguyên tắc chỉ đạo hành động của tổ trưởng và hành động các chiến 
sĩ từ khi nhận nhiệm vụ, giao nhiệm vụ, thực hành chiến đấu tiến công, phòng ngự đến 
sau khi hoàn thành nhiệm vụ. 
 Tuy nhiên để đáp ứng với yêu cầu huấn luyện, chiến đấu trên mọi địa hình cần 
tiếp tục nghiên cứu vận dụng chiến thuật cá nhân, tổ ở những địa hình phức tạp khác 
như vùng có nhiều kênh rạch. 
 Tiếp tục nâng cao chất lượng huấn luyện chiến sĩ, tổ thành thạo tư thế động tác, 
hành động chiến đấu, vận dụng tốt trong mọi điều kiện địch, địa hình. 
NHỮNG VẤN ĐỀ HỌC VIÊN CẦN NGHIÊN CỨU 
 Nghiên cứu nắm chắc những vấn đề cơ bản của nguyên tắc. Nhất là yêu cầu 
chiến thuật, trường hợp vận dụng các tư thế động tác cơ bản trong chiến đấu, nguyên 
tắc chỉ đạo hành động của chiến sĩ, tổ trưởng trong chiến đấu tiến công, phòng ngự. 
 Nghiên cứu hành động cụ thể của chiến sĩ, tổ trưởng trong quá trình thực hiện 
nhiệm vụ được giao. 
Giáo trình CHIẾN THUẬT TỪNG NGƯỜI TRONG CHIẾN ĐẤU của Khoa Giáo dục 
Quốc phòng, trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh đăng ký phát hành nội bộ trong 
kế hoạch năm 2002. Ban Ấn bản phát hành nội bộ ĐHSP phô chụp 30 cuốn, 48 trang, 
khổ 20 x 30, xong ngày 30 tháng 10 năm 2002. 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_gdqp_chuong_ii_ca_nhan_chien_dau.pdf