Khai thác mạng xã hội học tập edmodo hỗ trợ học sinh lớp 12 học tập môn Toán

Với sự phát triển của công nghệ thông tin và truyền

thông, việc nghiên cứu và triển khai các thế mạnh của

công nghệ thông tin và truyền thông nhằm hỗ trợ quá

trình dạy học toán đã được đặc biệt quan tâm. Toán học

là một môn khoa học trừu tượng, vì vậy, việc sử dụng

công nghệ thông tin và truyền thông với sự hỗ trợ của

máy tính điện tử và phần mềm trong dạy học toán đã tạo

ra một môi trường học tập hoàn toàn mới. Theo đó, giáo

viên (GV) có thể tạo ra môi trường học tập đa dạng và

tích cực giúp phát triển khả năng tư duy thuật toán, năng

lực quan sát, phân tích và so sánh cho học sinh (HS). HS

có thể sử dụng phần mềm để mô tả đối tượng Toán học;

từ đó, tìm tòi, khám phá ra được các thuộc tính của đối

tượng toán học.

Hiện nay, có nhiều nền tảng hỗ trợ việc triển khai các

khóa học trực tuyến và hỗn hợp như Google Classroom,

Edumall, Udemy, ; các công cụ ứng dụng này đều có

những nhược điểm như không có nhiều tính năng hoặc

người học phải mất phí để tham gia. Từ năm 2008, mạng

xã hội học tập lớn nhất trên thế giới - Edmodo đã được

phát triển. Edmodo là một hệ thống quản lí học tập được

phát triển theo hướng mạng xã hội học tập, với các tính

năng nổi trội như: không mất phí sử dụng; việc tham gia

và sử dụng dễ dàng; chức năng quản lí lớp học tốt; khả

năng theo dõi tiến độ học tập thông qua việc đánh giá

điểm và trao thưởng huy hiệu cho HS dễ dàng thực hiện.

Do đó, việc khai thác mạng xã hội học tập Edmodo trong

việc triển khai các lớp học trực tuyến là phù hợp với điều

kiện ở Việt Nam hiện nay.

pdf 6 trang dienloan 4340
Bạn đang xem tài liệu "Khai thác mạng xã hội học tập edmodo hỗ trợ học sinh lớp 12 học tập môn Toán", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Khai thác mạng xã hội học tập edmodo hỗ trợ học sinh lớp 12 học tập môn Toán

Khai thác mạng xã hội học tập edmodo hỗ trợ học sinh lớp 12 học tập môn Toán
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 2 tháng 5/2019, tr 240-245 
240 
Email: trinhphuongthao@dhsptn.edu.vn 
KHAI THÁC MẠNG XÃ HỘI HỌC TẬP EDMODO 
HỖ TRỢ HỌC SINH LỚP 12 HỌC TẬP MÔN TOÁN 
Trịnh Thị Phương Thảo, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên 
Vũ Thị Thu Hiền, Học viên Cao học K25, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên 
Ngày nhận bài: 03/5/2019; ngày chỉnh sửa: 13/5/2019; ngày duyệt đăng: 31/5/2019. 
Abstract: With the development of science and technology, teaching aids have been increasingly 
rich. In which, the use of Edmodo learning social network to support teaching is also one of the 
feasible options that has been applied in many different subjects. This article presents a design for 
learning model on class using digital and Edmodo learning social network in studying 12th grade 
Mathematics in high school to improve learning quality. The initial study results show that the 
Mathematics learning model for 12th grade students with Edmodo support is feasible and effective. 
Edmodo has become a learning facilities that attracts students to learn and interact. 
Keywords: Application of information and communication technology in teaching, Edmodo, 12th 
grade Mathematics. 
1. Mở đầu 
Với sự phát triển của công nghệ thông tin và truyền 
thông, việc nghiên cứu và triển khai các thế mạnh của 
công nghệ thông tin và truyền thông nhằm hỗ trợ quá 
trình dạy học toán đã được đặc biệt quan tâm. Toán học 
là một môn khoa học trừu tượng, vì vậy, việc sử dụng 
công nghệ thông tin và truyền thông với sự hỗ trợ của 
máy tính điện tử và phần mềm trong dạy học toán đã tạo 
ra một môi trường học tập hoàn toàn mới. Theo đó, giáo 
viên (GV) có thể tạo ra môi trường học tập đa dạng và 
tích cực giúp phát triển khả năng tư duy thuật toán, năng 
lực quan sát, phân tích và so sánh cho học sinh (HS). HS 
có thể sử dụng phần mềm để mô tả đối tượng Toán học; 
từ đó, tìm tòi, khám phá ra được các thuộc tính của đối 
tượng toán học. 
Hiện nay, có nhiều nền tảng hỗ trợ việc triển khai các 
khóa học trực tuyến và hỗn hợp như Google Classroom, 
Edumall, Udemy,; các công cụ ứng dụng này đều có 
những nhược điểm như không có nhiều tính năng hoặc 
người học phải mất phí để tham gia. Từ năm 2008, mạng 
xã hội học tập lớn nhất trên thế giới - Edmodo đã được 
phát triển. Edmodo là một hệ thống quản lí học tập được 
phát triển theo hướng mạng xã hội học tập, với các tính 
năng nổi trội như: không mất phí sử dụng; việc tham gia 
và sử dụng dễ dàng; chức năng quản lí lớp học tốt; khả 
năng theo dõi tiến độ học tập thông qua việc đánh giá 
điểm và trao thưởng huy hiệu cho HS dễ dàng thực hiện... 
Do đó, việc khai thác mạng xã hội học tập Edmodo trong 
việc triển khai các lớp học trực tuyến là phù hợp với điều 
kiện ở Việt Nam hiện nay. 
Các kết quả nghiên cứu về lí luận dạy học đã chỉ rõ: 
nhu cầu tự học toán gắn liền với quá trình học tập của 
HS; đặc biệt, đối với HS lớp 12 - phải đứng trước kì thi 
tốt nghiệp trung học phổ thông và tuyển sinh đại học thì 
nhiệm vụ học tập, trong đó có tự học càng trở nên cấp 
bách và đặc biệt quan trọng đối với mỗi HS. Muốn đạt 
được mục tiêu học tập, ngoài các hình thức học tập trên 
lớp học truyền thống, HS không thể không thực hiện việc 
tự học. Như vậy, việc xác định những biện pháp sư phạm 
hỗ trợ HS tự học một cách chủ động, có hiệu quả có một 
ý nghĩa lớn, không chỉ đối với bản thân HS mà còn có tác 
động tích cực đối với xã hội. 
Bài viết trình bày một thiết kế mô hình học tập trên 
lớp sử dụng kĩ thuật số và mạng học tập xã hội Edmodo 
trong học tập môn Toán lớp 12 để cải thiện chất lượng 
học tập môn học. 
2. Nội dung nghiên cứu 
2.1. Một số vấn đề cơ bản về mạng xã hội học tập 
Edmodo 
2.1.1. Giới thiệu về mạng xã hội học tập Edmodo 
Edmodo là một công cụ mạng xã hội cung cấp một 
không gian an toàn cho GV và HS để kết nối, cộng tác 
và học hỏi. Công cụ này thường được GV sử dụng như 
một hệ thống quản lí học tập. Bên cạnh đó, tính năng 
“cộng đồng các môn học” của Edmodo cho phép GV tìm 
và chia sẻ kiến thức dựa trên thực tế, theo môn học cụ thể 
với hàng ngàn thành viên tham gia [1]. 
Edmodo là một ứng dụng thu hút các GV và HS với 
các yếu tố xã hội giống với Facebook. Thông qua nền tảng 
này, việc theo dõi sự tương tác của HS trong môi trường 
học tập Edmodo sẽ dễ dàng hơn [2]. Edmodo là một nền 
tảng tương tác cho phép người dùng tải lên và chia sẻ liên 
kết đến các trang web và một loạt các tệp kĩ thuật số không 
được cho phép trong một số nền tảng. Hơn nữa, Edmodo 
cũng cho phép HS thành lập các nhóm để học tập tương 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 2 tháng 5/2019, tr 240-245 
241 
tác. Edmodo là một blog vi mô có vẻ ngoài tương tự như 
Facebook. Bằng cách sử dụng Edmodo, HS cảm nhận nó 
như một nền tảng học thuật rõ ràng, không phải như trường 
hợp của Facebook, phần lớn được sử dụng cho mục đích 
phi giáo dục. Edmodo cho phép tương tác GV - HS hai 
chiều. GV có thể giao tiếp với lớp hoặc bất kì HS nào. 
Tương tự như vậy, một HS có thể giao tiếp với lớp hoặc 
gửi một tin nhắn riêng cho GV [3]. 
Một số ưu điểm nổi bật của mạng xã hội học tập 
Edmodo: 
- Đăng kí tham gia dễ dàng, không cần cài đặt và 
không tốn chi phí bản quyền; 
- HS chỉ có thể tham gia lớp học khi được GV mời; 
- Tất cả các quá trình liên lạc của các thành viên đều 
được lưu trữ; 
- Edmodo giúp việc theo dõi tiến độ học tập của HS 
trở lên dễ dàng hơn. GV có thể giao bài tập 
(Assignments), thiết kế câu hỏi trắc nghiệm (Quiz), thăm 
dò ý kiến (Polls), cho người học đánh giá chéo,; 
- Phụ huynh HS có thể tham gia vào lớp học để theo 
dõi quá trình học tập của con mình; 
- Có thể tham gia vào lớp học trên Edmodo từ bất cứ 
thiết bị nào có kết nối mạng (điện thoại di động, máy tính 
bảng, máy tính,). 
2.1.2. Mạng xã hội học tập Edmodo trong giáo dục 
Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về 
mạng xã hội học tập Edmodo. Nhiều nghiên cứu đã 
khẳng định các mạng xã hội, có thể có lợi cho các lĩnh 
vực khác chẳng hạn như giáo dục hơn là chỉ dùng cho 
mục đích giải trí. Nó có thể được sử dụng để hỗ trợ cả 
việc giảng dạy từ xa và để hoàn thành việc học trên lớp 
[2], [4], [5]. Cụ thể, một số lợi ích của ứng dụng mạng xã 
hội Edmodo trong giáo dục đã được các nghiên cứu trước 
đó kiểm chứng. Theo các nghiên cứu [2], [3], [6], việc 
khai thác Edmodo đem đến các thuận lợi sau: 
- Ứng dụng của mạng xã hội trong giáo dục tạo ra 
nhiều lợi ích như phong cách hợp tác mới, nâng cao trải 
nghiệm hiện đại trong lớp học, chia sẻ tài nguyên ở các 
định dạng khác nhau,... 
- Việc tham gia vào lớp học trực tuyến trên Edmodo 
dẫn đến những thay đổi về kiến thức (ví dụ công nghệ 
mới), kĩ năng (ví dụ các chiến lược giảng dạy mới) và 
thái độ (ví dụ trao quyền). 
- Edmodo cho phép GV tìm kiếm và chia sẻ kiến thức 
với các GV khác từ khắp các nơi trên thế giới, từ đó mở rộng 
các kiến thức giảng dạy với nội dung dạy học đa dạng hơn. 
- Kết quả học tập của các HS tham gia học tập với sự 
hỗ trợ của Edmodo tốt hơn các HS học tập truyền thống. 
2.2. Một số tình huống khai thác mạng xã hội học tập 
Edmodo hỗ trợ học sinh lớp 12 học tập môn Toán 
2.2.1. Khai thác mạng xã hội học tập Edmodo trong tự 
học Toán có sự hướng dẫn trực tiếp của giáo viên 
Trong dạy học, với hình thức học tập truyền thống, 
việc học có sự hướng dẫn trực tiếp của GV là hình thức 
lớp HS, nhóm HS, hay chỉ một HS học dưới sự tổ chức, 
giám sát và hướng dẫn trực tiếp của GV mà ở đó GV và 
HS cùng có mặt tại lớp học. Trong phạm vi bài viết, hình 
thức học có sự hướng dẫn trực tiếp của GV được hiểu 
ngoài tình huống dạy học truyền thống trên còn kể đến 
tình huống cả GV và HS hay nhóm HS cùng đang có mặt 
tại lớp học ảo, nghĩa là cả GV và HS đều đang trực tuyến 
và tương tác, trao đổi trực tiếp với nhau trên lớp học ảo. 
Trên lớp học ảo hình thức học có sự hướng dẫn trực 
tiếp của GV được mở rộng hơn so với truyền thống, cụ 
thể: GV giao nhiệm vụ, hướng dẫn HS và nhận ý kiến 
của HS thông qua chức năng “comment” hay “chat” để 
trao đổi thông tin hoặc GV có thể cùng một lúc hỗ trợ 
nhiều HS thông qua chức năng nhóm trên lớp học. 
Như vậy, mọi khó khăn trong học tập của HS đều 
nhận được sự hướng dẫn trực tiếp của GV một cách kịp 
thời và từ đó chắc chắn HS sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ 
học tập của mình. Trong hình thức này, việc yêu cầu các 
thiết bị di động và máy tính có kết nối mạng là thiết yếu 
để giúp nó trở thành công cụ hỗ trợ học tập trên lớp học 
ảo của mạng xã hội học tập Edmodo. 
Ví dụ 1: Với tiến hành triển khai thí điểm việc hỗ trợ 
tự học với Edmodo, GV quy định khung giờ giải đáp thắc 
mắc thông qua lớp học trực tuyến với toàn lớp. Trong 
khung giờ đó, GV thực hiện 2 hoạt động: 
+ Hoạt động 1: Giải đáp các thắc mắc mà HS gặp phải 
trong quá trình tự học lí thuyết, các ví dụ minh họa trên hệ 
thống thông qua việc trả lời các bình luận của HS (hình 1). 
+ Hoạt động 2: Bổ sung các bài tập cụ thể yêu cầu HS 
giải quyết. Dựa vào bài làm của HS, GV đưa ra các nhận 
xét về cách trình bày, nội dung bài làm để giúp HS hiểu 
sâu hơn vấn đề, tránh gặp phải những sai lầm không đáng 
có (hình 2). 
Hình 1 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 2 tháng 5/2019, tr 240-245 
242 
Hình 2 
2.2.2. Khai thác mạng xã hội học tập Edmodo hướng dẫn 
học sinh tự học môn Toán không có sự hướng dẫn trực 
tiếp của giáo viên 
Trong dạy học truyền thống, việc học không có 
hướng dẫn trực tiếp của GV là mô hình tự học diễn ra 
không có sự hỗ trợ trực tiếp của GV, mọi khó khăn, thắc 
mắc của HS sẽ được tập hợp lại chuyển tới GV và GV sẽ 
giải đáp và hướng dẫn sau đó. Đối với việc học không có 
sự hướng dẫn trực tiếp của GV, ngoài sách giáo khoa, 
sách bài tập, cần có các tài liệu hướng dẫn việc tự học 
của HS. Trong phạm vi nghiên cứu của bài viết, hình thức 
học không có sự hướng dẫn trực tiếp của GV là hình thức 
học tập mà mọi vướng mắc, khó khăn của HS không 
được hỗ trợ ngay tức thời. 
Đối với lớp học ảo trên mạng xã hội học tập Edmodo, 
GV thiết kế và biên tập tài liệu hướng dẫn đưa vào lớp 
học, sau đó, giao nhiệm vụ và hướng dẫn để HS hoàn 
thành nhiệm vụ tự học cũng như các câu hỏi dạng trắc 
nghiệm để HS tự kiểm tra kết quả học tập của bản thân. 
Trên lớp học Edmodo, tài liệu học tập sẽ được GV 
thiết kế theo từng nội dung cụ thể. Khi HS tham gia học 
tập gặp những khó khăn, tài liệu sẽ đưa ra các thông tin 
tương ứng để kịp thời cung cấp cho HS những hỗ trợ, 
giúp HS hoàn thành nhiệm vụ học tập. GV thu nhận 
thông tin phản hồi về kết quả học tập của HS, từ đó sẽ 
giúp đỡ điều chỉnh nhịp độ học tập của HS cho phù hợp. 
Như vậy, mặc dù không có sự hướng dẫn trực tiếp 
của GV, nhưng HS vẫn có thể hoàn thành nhiệm vụ học 
tập. Với các thiết bị điện thoại, máy tính có kết nối mạng 
giúp cung cấp kịp thời, đúng lúc, đúng chỗ cho HS những 
tri thức cần thiết đồng thời cũng là công cụ để HS tiếp 
cận với nguồn thông tin mà GV định hướng giúp HS thực 
hiện nhiệm vụ tự học của bản thân. 
Ví dụ 2: Để hướng dẫn HS tự học nội dung phần 
“Logarit”, GV có thể hướng dẫn HS lần lượt tham gia 
một số hoạt động với sự hỗ trợ của mạng học tập 
Edmodo. Lợi thế của Edmodo trong trường hợp này là 
GV có thể chia nhỏ các nội dung kiến thức dưới dạng các 
bài “post” giống trên facebook, điều này giúp lớp học ảo 
trở nên thân thiện hơn với HS. Khi GV đưa các module 
kiến thức lên lớp học ảo Edmodo, HS sẽ đồng thời nhận 
được thông báo có bài đăng mới và có thể truy cập để 
thực hiện các hoạt động. 
+ Hoạt động 1: Ôn tập lí thuyết: yêu cầu HS ôn 
tập kiến thức cơ bản về Logarit các tính chất, quy tắc 
tính Logarit. Nội dung kiến thức được chia thành các 
mô đun nhỏ, HS có thể lựa chọn nội dung để ôn tập 
phù hợp với năng lực bản thân (trong trường hợp HS 
đã nắm chắc kiến thức cơ bản có thể bỏ qua hoạt động 
1) (xem hình 3, 4). 
Hình 3. Định nghĩa Logarit 
Hình 4. Các tính chất, quy tắc tính logarit 
+ Hoạt động 2: Bài tập củng cố lí thuyết: Sau khi HS 
học và ôn tập các kiến thức cơ bản về Logarit nhằm giúp 
HS ghi nhớ lại kiến thức vừa ôn tập, đồng thời kiểm tra 
mức độ hiểu bài của HS, GV yêu cầu HS tham gia trả lời 
nhanh các câu hỏi củng cố lí thuyết (hình 5) đồng thời 
thực hiện một số bài tập cơ bản về Logarit giúp HS vận 
dụng và củng cố lí thuyết. Sau khi tham gia làm bài tập 
dưới dạng trắc nghiệm, hệ thống sẽ báo lại kết quả thông 
qua sổ điểm tự động trên Edmodo giúp HS biết được kết 
quả rèn luyện của bản thân và GV nắm được kết quả học 
tập của HS từ đó đưa ra hỗ trợ học tập kịp thời. 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 2 tháng 5/2019, tr 240-245 
243 
Hình 5. Ôn tập lí thuyết Logarit 
2.2.3. Khai thác mạng xã hội học tập Edmodo hỗ trợ học 
sinh tự học độc lập 
Việc học không có hướng dẫn của GV trong điều 
kiện truyền thống hay trong lớp học ảo trên Edmodo đều 
là động cơ thúc đẩy quá trình tự học của HS. HS tự đưa 
ra mục tiêu học tập, nội dung kiến thức muốn tìm hiểu để 
làm giàu vốn tri thức của bản thân, rèn luyện kĩ năng để 
có năng lực giải quyết nhiệm vụ học tập mà chính bản 
thân đề ra. 
Điểm khác biệt giữa hình thức học không có sự 
hướng dẫn của HS trong điều kiện truyền thống và trong 
mạng xã hội học tập Edmodo đó chính là tại các lớp học 
ảo, HS được tiếp cận với nhiều nguồn kiến thức hơn; từ 
đó, khơi gợi nhu cầu tự học của HS. Bên cạnh đó, với 
chức năng chia sẻ tài nguyên, trao đổi thông tin với các 
HS khác được diễn ra thường xuyên giúp HS củng cố 
thêm động cơ học tập của mình. HS sẽ quyết tâm trong 
học tập cũng như hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập để 
khẳng định kết quả học tập của bản thân với các HS khác. 
Hình thức HS học tập độc lập này đòi hỏi bản thân HS 
phải có hứng thú học tập, say mê khám phá tri thức mới. 
Trong quá trình triển khai thực nghiệm sư phạm, việc 
HS học độc lập được thực hiện theo trình tự sau: 
- Truy cập vào lớp học ảo trên Edmodo, HS sẽ tự lựa 
chọn nhiệm vụ học tập với từng nội dung kiến thức cụ 
thể phù hợp với nhu cầu học tập của mình. 
- Sau khi nghiên cứu nội dung phần lí thuyết và các 
ví dụ minh họa cụ thể của từng nội dung, HS sẽ nghiên 
cứu các ví dụ minh họa (theo nhu cầu của HS). Học liệu 
điện tử được thiết kế với dụng ý tạo cơ hội cho HS phát 
huy tính sáng tạo; do vậy, học liệu điện tử chỉ có các 
hướng dẫn để HS đưa ra các cách giải khác. HS có thể sử 
dụng chức năng “bình luận” ở cuối mỗi bài để đưa ra ý 
kiến cho lời giải để mọi người cùng nhau trao đổi. Bên 
cạnh đó HS có thể lựa chọn việc luyện tập thông qua các 
dạng bài tập trên hệ thống với hình thức trắc nghiệm hoặc 
tự luận (xem hình 6, 7). 
Hình 6 
Hình 7 
Sau khi đã củng cố hoàn thiện các kĩ năng vận dụng 
kiến thức vào giải bài tập, HS tự đánh giá kết quả học tập 
của bản thân thông qua hệ thống câu hỏi trắc nghiệm và 
nhận được kết quả sau khi hoàn thành. 
Như vậy, đối với hình thức tự học độc lập, trong 
việc xây dựng hệ thống học liệu điện tử GV cần có ý 
đồ sư phạm hỗ trợ HS trong quá trình tự học và GV 
phải giúp HS hình thành các bước cần thiết để HS có 
thể tự học độc lập. 
Ví dụ 3: Để hướng dẫn HS tự học độc lập nội dung 
phần “Phương trình mũ”, GV có thể hướng dẫn HS thông 
qua việc thực hiện nhiệm vụ học tập sau: 
- Nhiệm vụ 1: Truy cập lớp học trên Edmodo để học 
lại lí thuyết kiến thức phần hàm số mũ, hàm số logarit, 
học lại các ví dụ và làm các dạng bài tập liên quan tới 
hàm số mũ, hàm số logarit. 
- Nhiệm vụ 2: Truy cập lớp học trên Edmodo để học 
lại nội dung kiến thức phần phương trình mũ, làm lại các 
dạng toán cơ bản để giải phương trình mũ. 
- Nhiệm vụ 3: Truy cập lớp học trên Edmodo để học 
lại kiến thức liên quan tới Logarit. 
- Nhiệm vụ 4: Tìm nghiệm của phương trình và ghép 
với kết quả. 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 2 tháng 5/2019, tr 240-245 
244 
1. 
2
2x 3
x 2 x3 .4 18
a. 
x 5 
2. 
x
1 1
x
2 2
 b. x 2 
3.
x 1x 3
x 3x 1( 10 3) 10 3
 c. x 1 
4. 
x x 3x 1
125 50 2
 d. x 0 
- Nhiệm vụ 5: Ghi chép lại những khó khăn, vấn đề 
cần trao đổi trong quá trình tự học. 
Trong quá trình tự học, HS sẽ thực hiện các bài kiểm 
tra và biết điểm các bài kiểm tra trắc nghiệm của mình 
ngay khi vừa nộp bài. Điều này giúp HS tự đánh giá được 
quá trình học tập của bản thân, điểm mỗi bài kiểm tra sẽ 
được xuất file do GV quản lí (hình 8). 
Hình 8. Bảng theo dõi kết quả học tập của HS 
2.2.4. Khai thác mạng xã hội học tập Edmodo hỗ trợ học 
sinh học tập theo nhóm 
Khi HS hoạt động học theo nhóm trên lớp học ảo thì 
các HS không nhất thiết phải ở cùng một địa điểm như 
học nhóm ở lớp học truyền thống mà có thể ở nhiều địa 
điểm khác nhau. Nhiệm vụ tự học của các nhóm có thể 
do GV gợi ý, hướng dẫn và giao nhiệm vụ cụ thể, cũng 
có thể do một HS trong quá trình học tập đưa lên để các 
bạn cùng nhau chia sẻ, trao đổi. 
Ngoài việc tổ chức học tập theo tiến trình học tập của 
phân phối chương trình, GV có thể tổ chức các nhóm tự 
học theo các chuyên đề để HS cùng khám phá sâu về một 
dạng bài tập hay một phương pháp giải toán nào đó. Từ 
đó, việc chia lớp thành nhiều nhóm và giao nhiệm vụ cho 
từng nhóm thì ở đây GV đưa ra các chủ đề và HS được 
lựa chọn và tham gia nhóm chủ đề mình muốn tìm hiểu 
và khám phá. 
Ví dụ 4: Trong lớp học trên Edmodo, GV chia thành các 
nhóm nhỏ theo năng lực học tập của HS. Đối với nhóm HS 
trung bình, GV đưa ra các bài tập dạng thông hiểu yêu cầu 
HS trong nhóm chia sẻ và trao đổi về cách làm bài toán; ví 
dụ, sau khi học cách tìm tập xác định của hàm số để HS 
trung bình nắm chắc kiến thức GV đưa ra bài tập vào nhóm 
để HS trao đổi và chia sẻ bài làm của mình (hình 9). 
Hình 9 
Khi được giao nhiệm vụ bài tập trong nhóm, HS 
trong nhóm sẽ làm bài tập và gửi lên; GV nhận xét bài 
làm của HS hoặc các HS khác có thể trao đổi nội dung 
bài làm của bạn. Dưới đây là bài làm của bạn HS Trần 
Tươi được bạn làm và chụp lại bình luận vào bài (hình 
10). GV đã nhận xét vào bài làm của bạn. 
Hình 10 
Đối với phương án HS học tập theo nhóm, ngoài việc 
GV giao bài tập cho nhóm để HS cùng nhau trao đổi và 
thảo luận thì HS có thể đưa thêm các bài toán khác để 
cùng nhau trao đổi hoặc đưa ra các bài tập khó nhờ các 
bạn hướng dẫn. Việc học tập theo nhóm trên lớp học 
Edmodo diễn ra tại mọi thời điểm, mọi nơi giúp HS có 
thể trao đổi, chia sẻ giúp đỡ nhau trong học tập. 
3. Kết luận 
Học thông qua mạng xã hội Edmodo là cách học có 
thể được thực hiện ở mọi nơi, mọi lúc và từ bất kì thiết bị 
hỗ trợ nào. Việc tự học dưới nhiều hình thức khác nhau 
với hệ thống học liệu điện tử trên mạng xã hội học tập 
Edmodo với từng nội dung cụ thể như: nội dung lí thuyết; 
ví dụ minh họa giúp HS nắm chắc lí thuyết; các bài tập 
tự luyện dưới hình thức trắc nghiệm hoặc tự luận; các bài 
kiểm tra và tự kiểm tra giúp HS tự đánh giá được năng 
lực học tập của bản thân và GV đánh giá được khả năng 
tiếp thu kiến thức của người học. Điều này mang lại lợi 
ích đáng kể cho HS, nhà giáo dục, nhà trường và phụ 
huynh HS. 
Qua thực tế triển khai việc khai thác mạng xã hội 
học tập Edmodo hỗ trợ HS lớp 12 học tập môn Toán, 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 2 tháng 5/2019, tr 240-245 
245 
chúng tôi nhận thấy, nếu vận dụng sáng tạo các định 
hướng đã trình bày thì việc khai thác mạng xã hội học 
tập Edmodo vào học tập môn Toán sẽ giúp HS tích cực, 
chủ động trong học tập; từ đó, góp phần nâng cao kết 
quả học tập của HS. 
Tài liệu tham khảo 
[1] Nguyễn Việt Dũng - Nguyễn Thị Thu Huyền 
(2018). Sử dụng hệ thống Edmodo hỗ trợ tổ chức 
hoạt động tự học ngoài giờ lên lớp cho sinh viên 
Trường Cao đẳng Sư phạm Thái Nguyên. Tạp chí 
Giáo dục, số 437, tr 59-63; 42. 
[2] Ekici, D. I. (2017). The Use of Edmodo in Creating 
an Online Learning Community of Practice for 
Learning to Teach Science. Malaysian Online Journal 
of Educational Sciences, Vol. 5 (2), pp. 91-106. 
[3] J. Lu - D. Churchill (2013). Creating personal 
learning environments to enhance learning 
engagement. 2013 IEEE 63rd Annual Conference 
International Council for Educational Media 
(ICEM), pp. 1-8. 
[4] Ariani, Y. - Helsa, Y. - Ahmad, S., - Prahmana, R. 
C. I. (2017). Edmodo social learning network for 
elementary school mathematics learning. In Journal 
of Physics: Conference Series, Vol. 943, No. 1, IOP 
Publishing. 
[5] Trust, T. (2017). Motivation, empowerment, and 
innovation: Teachers' beliefs about how participating 
in the Edmodo math subject community shapes 
teaching and learning. Journal of Research on 
Technology in Education, Vol. 49(1-2), pp. 16-30. 
[6] Trust, T. (2015). Deconstructing an online 
community of practice: Teachers’ actions in the 
Edmodo math subject community. Journal of Digital 
learning in Teacher education, Vol. 31(2), pp. 73-81. 
[7] Nguyễn Thị Hiền (2016). Áp dụng mô hình học tập 
kết hợp sử dụng mạng xã hội Edmodo để dạy các 
chủ đề sinh học 7. Tạp chí Giáo dục, số đặc biệt kì 1 
tháng 6, tr 105-108; 131. 
MỘT SỐ BIỂU HIỆN CỦA NĂNG LỰC 
(Tiếp theo trang 239) 
- Có thói quen và hứng thú quan sát hình ảnh, đồ vật 
thường gặp, huy động vốn kiến thức đã có để đưa ra 
những dự đoán về mối liên hệ có tính chất hình học 
(chẳng hạn tính đối xứng, song song, vuông góc, đường 
xiên, đường thẳng,) hay những ước lượng về hình 
dáng, độ lớn, tỉ lệ, khoảng cách,... để so sánh các đối 
tượng với nhau nhằm tìm kiếm một quy luật nào đó. 
3. Kết luận 
Trong DH môn Toán theo xu hướng phát triển 
năng lực, một nhiệm vụ của GV là cần phát hiện, theo 
dõi, hình thành và bồi dưỡng cho HS cách thức lĩnh 
hội, tiếp cận với kiến thức mới một cách chủ động, tích 
cực. Nghiên cứu làm sáng tỏ những biểu hiện của 
người HS có NLPH QLTH là một việc làm cần thiết, 
có ý nghĩa thiết thực. Trên cơ sở những biểu hiện này, 
GV sẽ có khả năng nhận biết, từ đó tìm kiếm cách tổ 
chức DH phù hợp góp phần giúp học sinh chủ động, 
sáng tạo trong HT môn Toán. 
Tài liệu tham khảo 
[1] Nguyễn Hữu Châu (2006). Những vấn đề cơ bản về 
chương trình và quá trình dạy học. NXB Giáo dục. 
[2] Robert J. Marzano (2011). Nghệ thuật và khoa học 
dạy học. NXB Giáo dục Việt Nam. 
[3] Nguyễn Đức Đồng - Nguyễn Văn Vĩnh (2001). 
Lôgic Toán. NXB Thanh Hoá. 
[4] Phạm Sỹ Nam (2013). Nâng cao hiệu quả dạy học 
một số khái niệm giải tích cho học sinh trung học 
phổ thông chuyên toán trên cơ sở vận dụng lí thuyết 
kiến tạo. Luận án tiến sĩ Khoa học giáo dục, Trường 
Đại học Vinh. 
[5] Bùi Văn Nghị (2009). Vận dụng lí luận vào thực tiễn 
dạy học môn Toán ở trường phổ thông. NXB Đại 
học Sư phạm. 
[6] Đào Tam (2014). Bồi dưỡng năng lực kết nối tri thức 
trong dạy học toán ở trường phổ thông theo hướng 
nâng cao hiệu quả hoạt động tìm tòi trí tuệ. Kỉ yếu 
hội thảo Nghiên cứu giáo dục toán học theo hướng 
phát triển năng lực người học giai đoạn 2014-2020, 
NXB Đại học Sư phạm. 
[7] Ngô Thúc Lanh - Đoàn Quỳnh - Nguyễn Đình Trí 
(2000). Từ điển Toán học thông dụng. NXB Giáo 
dục. 
[8] Lin, F.L. (2006). Designing mathematics 
conjecturing activities to foster thinking and 
constructing actively. Mathematical Meeting and 
annual Meeting of the Mathematical Society of 
ROC, pp. 65-73. 
[9] Nickerson, R.S (2010). Mathematical Reasoning 
patterns, problems, conjectures and proofs. Taylor 
and Francis Group, New York. 

File đính kèm:

  • pdfkhai_thac_mang_xa_hoi_hoc_tap_edmodo_ho_tro_hoc_sinh_lop_12.pdf