Giáo trình Kế toán tài chính 3 - Trường Đại học SPKT Hưng Yên

MỤC LỤC

TỔNG QUAN HỌC PHẦN KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 3 . 4

1. Giới thiệu về môn học . 4

2. Mục tiêu của học phần . 4

3. Phương pháp học tập và nghiên cứu học phần, tài liệu phương tiện cần thiết trong học

tập . 4

4. Nội dung chi tiết học phần . 5

CHƯƠNG 8: KẾ TOÁN ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH . 11

8.1 Nội dung các hình thức đầu tư tài chính . 11

8.1.1 Khái niệm . 11

8.1.2 Các hình thức đầu tư tài chính . 11

8.2 Kế toán đầu tư chứng khoán . 13

8.2.1 Kế toán đầu tư chứng khoán kinh doanh . 13

8.2.2 Kế toán đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn . 18

8.3 Kế toán đầu tư vào công ty con . 22

8.3.1. Nguyên tắc kế toán . 22

8.3.2. Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 221 - Đầu tư vào công ty con . 24

8.3.3. Phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu . 24

8.4 Đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết . 29

8.4.1 Nguyên tắc kế toán . 29

8.4.2. Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 222 - Đầu tư vào công ty liên doanh,

liên kết . 30

8.4.3. Phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu . 30

8.5 Kế toán các khoản đầu tư khác . 35

8.5.1. Nguyên tắc kế toán . 35

8.5.2. Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 228 - Đầu tư khác . 36

8.5.3. Phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu . 37

8.6 Dự phòng tổn thất tài sản . 39

8.6.1. Các khoản dự phòng tổn thất tài sản . 39

8.6.2. Kế toán dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh . 39

8.6.3. Kế toán dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác . 41

pdf 278 trang Bích Ngọc 08/01/2024 1720
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Kế toán tài chính 3 - Trường Đại học SPKT Hưng Yên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Kế toán tài chính 3 - Trường Đại học SPKT Hưng Yên

Giáo trình Kế toán tài chính 3 - Trường Đại học SPKT Hưng Yên
 TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN 
KHOA KINH TẾ 
ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG 
KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 3 
 (Tài liệu lưu hành nội bộ) 
Hưng Yên 
 1 
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN 
ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG 
KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 3 
TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO: ĐẠI HỌC 
NGÀNH ĐÀO TẠO : KẾ TOÁN 
Hưng Yên, năm 2015 
 2 
MỤC LỤC 
TỔNG QUAN HỌC PHẦN KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 3 ........................................................ 4 
1. Giới thiệu về môn học .......................................................................................................... 4 
2. Mục tiêu của học phần ......................................................................................................... 4 
3. Phương pháp học tập và nghiên cứu học phần, tài liệu phương tiện cần thiết trong học 
tập .............................................................................................................................................. 4 
4. Nội dung chi tiết học phần ................................................................................................... 5 
CHƯƠNG 8: KẾ TOÁN ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH ................................................................. 11 
8.1 Nội dung các hình thức đầu tư tài chính ......................................................................... 11 
8.1.1 Khái niệm ...................................................................................................................... 11 
8.1.2 Các hình thức đầu tư tài chính ...................................................................................... 11 
8.2 Kế toán đầu tư chứng khoán ............................................................................................ 13 
8.2.1 Kế toán đầu tư chứng khoán kinh doanh ..................................................................... 13 
8.2.2 Kế toán đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn .................................................................. 18 
8.3 Kế toán đầu tư vào công ty con ....................................................................................... 22 
8.3.1. Nguyên tắc kế toán ....................................................................................................... 22 
8.3.2. Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 221 - Đầu tư vào công ty con ............ 24 
8.3.3. Phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu ............................................ 24 
8.4 Đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết .......................................................................... 29 
8.4.1 Nguyên tắc kế toán ........................................................................................................ 29 
8.4.2. Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 222 - Đầu tư vào công ty liên doanh, 
liên kết ..................................................................................................................................... 30 
8.4.3. Phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu ............................................ 30 
8.5 Kế toán các khoản đầu tư khác ........................................................................................ 35 
8.5.1. Nguyên tắc kế toán ....................................................................................................... 35 
8.5.2. Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 228 - Đầu tư khác ............................... 36 
8.5.3. Phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu ............................................ 37 
8.6 Dự phòng tổn thất tài sản ................................................................................................. 39 
8.6.1. Các khoản dự phòng tổn thất tài sản ........................................................................... 39 
8.6.2. Kế toán dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh ............................................... 39 
8.6.3. Kế toán dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác .................................................... 41 
 3 
8.6.4. Kế toán dự phòng nợ phải thu khó đòi ....................................................................... 43 
8.6.5. Kế toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho ................................................................... 45 
BÀI TẬP CHƯƠNG 8 ........................................................................................................... 47 
CHƯƠNG 9: KẾ TOÁN NỢ PHẢI TRẢ VÀ VỐN CHỦ SỞ HỮU ................................. 53 
9.1 Kế toán nợ phải trả ........................................................................................................... 53 
9.1.1 Kế toán phải trả người bán ........................................................................................... 53 
9.1.2 Kế toán thuế và các khoản phải nộp nhà nước ............................................................ 60 
9.1.3 Kế toán chi phí phải trả ................................................................................................. 79 
9.1.4 Kế toán phải trả nội bộ .................................................................................................. 85 
9.1.5 Kế toán vay và nợ thuê tài chính .................................................................................. 90 
9.1.6 Kế toán trái phiếu phát hành ......................................................................................... 94 
9.1.7 Kế toán nhận ký quỹ, ký cược .................................................................................... 105 
9.1.8 Kế toán dự phòng phải trả .......................................................................................... 107 
9.2. KÕ to¸n nguån vèn chñ së h÷u ..................................................................................... 114 
9.2.1. Nội dung nguồn vốn chủ sở hữu ............................................................................... 114 
9.2.2. Nhiệm vụ của kế toán nguồn vốn chủ sở hữu .......................................................... 115 
9.2.3. Phương pháp kế toán nguồn vốn chủ sở hữu ........................................................... 116 
BÀI TẬP CHƯƠNG 9 ......................................................................................................... 145 
CHƯƠNG 10: HỆ THỐNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH 
DOANH NGHIỆP ................................................................................................................ 151 
10.1. Mục đích, nội dung và trách nhiệm lập báo cáo tài chính ........................................ 151 
10.1.1. Mục đích ................................................................................................................... 151 
10.1.2. Nội dung ................................................................................................................... 151 
10.1.3. Trách nhiệm, thời hạn lập và gửi báo cáo tài chính. .............................................. 153 
10.2. Danh mục và biểu mẫu báo cáo tài chính .................................................................. 154 
10.2.1 Danh mục và biểu mẫu báo cáo tài chính năm ........................................................ 154 
10.2.2 Danh mục và mẫu biểu Báo cáo tài chính giữa niên độ ........................................ 194 
10.3 Nội dung và phương pháp lập báo cáo tài chính ........................................................ 206 
10.3.1 Nội dung và phương pháp lập báo cáo tài chính năm ........................................... 206 
10.3.2 Nội dung và phương pháp lập báo cáo tài chính giữa niên độ. .............................. 258 
BÀI TẬP CHƯƠNG 10 ....................................................................................................... 272 
 4 
TỔNG QUAN HỌC PHẦN KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 3 
1. Giới thiệu về môn học 
Học phần cung cấp những kiến thức tổng hợp về kế toán tài chính và sự vận dụng 
thực tiễn trong các doanh nghiệp của nó như: Hoạt động đầu tư tài chính trong doanh 
nghiệp; Những khái niệm và phương pháp hạch toán nợ phải trả và vốn chủ sở hữu; 
Phương pháp lập báo cáo tài chính năm hay giữa niên độ trong các doanh nghiệp 
2. Mục tiêu của học phần 
- Về kiến thức: 
+ Hiểu được các nội dung, phương pháp, đặc điểm vai trò, nhiệm vụ của các khoản 
đầu tư tài chính, các khoản vốn thuộc nợ phải trả, vốn chủ sở hữu và cách lập báo cáo tài 
chính. 
+ Vận dụng được những kiến thức đã học, định khoản được các nghiệp vụ kinh tế 
phát sinh của các hoạt động đầu tư tài chính, các khoản nợ phải trả, vốn chủ sở hữu và 
phương pháp lập báo cáo tài chính. 
- Về kỹ năng: 
+ Hạch toán được các nghiệp vụ kế toán phát sinh của các hoạt động đầu tư tài 
chính, các khoản nợ phải trả, vốn chủ sở hữu. Rèn luyện phương pháp lập báo cáo tài 
chính. 
+ Ứng dụng những vấn đề lý thuyết được trình bày trong học phần vào việc hạch 
toán kế toán trong các doanh nghiệp, lập báo cáo tài chính trong các doanh nghiệp. 
- Về thái độ: Rèn luyện khả năng tư duy trước các vấn đề kế toán 
3. Phương pháp học tập và nghiên cứu học phần, tài liệu phương tiện cần thiết 
trong học tập 
- Phương pháp học tập: 
Học phần có các yêu cầu chính: Học lý thuyết, thảo luận, làm bài tập. Để học tốt 
học phần, người học cần có thái độ nghiêm túc trong quá trình học, lắng nghe giảng viên 
giảng bài, tích cực trong quá trình làm bài tập và thảo luận. Tăng cường thu thập các 
chứng từ kế toán trong thực tế của các loại hình doanh nghiệp 
- Học liệu 
Học liệu bắt buộc 
 5 
Bài giảng Kế toán tài chính 3, Tài liệu lưu hành nội bộ. Khoa Kinh tế, trường ĐH 
SPKT Hưng Yên. 
Học liệu tham khảo 
(1). GS.TS Ngô Thế Chi (2013), Kế toán tài chính, NXB tài chính. 
(2). PGS.TS Nguyễn Văn Công (2005), Kế toán doanh nghiệp, NXB Tài chính. 
(3). Bộ tài chính, TT200/2014/TT-BTC, 2014, NXB Tài chính 
(4). Bộ tài chính, 26 chuẩn mực kế toán Việt Nam, 2006, NXB Tài chính 
4. Nội dung chi tiết học phần 
 Học phần Kế toán tài chính 3 được chia thành 3 chương 
CHƯƠNG 8 KẾ TOÁN ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH 
Nguyên tắc kế toán các khoản đầu tư tài chính 
a) Đối với chứng khoán kinh doanh: 
- Thời điểm ghi nhận (đối với chứng khoán niêm yết thuyết minh rõ là T+0 hay thời điểm 
khác) 
- Giá trị ghi sổ được xác định là giá trị hợp lý hay giá gốc; 
 - Căn cứ trích lập dự phòng giảm giá. 
b) Đối với các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn: 
- Giá trị ghi sổ được xác định là giá trị hợp lý hay giá gốc; 
 - Căn cứ xác định khoản tổn thất không thu hồi được; 
 - Có đánh giá lại các khoản thỏa mãn định nghĩa các khoản mục tiền tệ có gốc 
ngoại tệ không? 
c) Đối với các khoản cho vay: 
 - Giá trị ghi sổ được xác định là giá gốc hay giá trị phân bổ; 
 - Có đánh giá lại các khoản thỏa mãn định nghĩa các khoản mục tiền tệ có gốc 
ngoại tệ không? 
 - Căn cứ lập dự phòng phải thu khó đòi đối với các khoản cho vay. 
d) Đối với các khoản đầu tư vào công ty con, công ty liên doanh, liên kết: 
 6 
- Đối với các công ty con, công ty liên doanh, liên kết được mua trong kỳ, thời điểm ghi 
nhận ban đầu là thời điểm nào? Có tuân thủ CMKT Hợp nhất kinh doanh đối với công ty 
con được mua trong kỳ không? Có tuân thủ CMKT Đầu tư vào công ty liên doanh, liên 
kết không? 
- Nguyên tắc xác định công ty con, công ty liên doanh, liên kết (dựa theo tỷ lệ quyền biểu 
quyết, tỷ lệ vốn góp hay tỷ lệ lợi ích); 
- Giá trị ghi sổ của khoản đầu tư vào công ty con được xác định theo giá gốc, giá trị hợp 
lý hay giá trị khác? Giá trị ghi sổ của khoản đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết được 
xác định theo giá gốc, phương pháp vốn chủ sở hữu hay phương pháp khác? 
- Căn cứ lập dự phòng tổn thất đầu tư vào công ty con, công ty liên doanh, liên kết; Báo 
cáo tài chính để xác định tổn thất (Báo cáo tài chính hợp nhất hay Báo cáo tài chính riêng 
của công ty con, công ty liên doanh, liên kết); 
đ) Đối với các khoản đầu tư vào công cụ vốn của đơn vị khác: 
- Giá trị ghi sổ của khoản đầu tư vào đơn vị khác được xác định theo giá gốc hay phương 
pháp khác? 
- Căn cứ lập dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác; Báo cáo tài chính để xác định tổn 
thất (Báo cáo tài chính hợp nhất hay Báo cáo tài chính riêng của đơn vị được đầu tư); 
e) Các phương pháp kế toán đối với các giao dịch khác liên quan đến đầu tư tài chính: 
 - Giao dịch hoán đổi cổ phiếu; 
 - Giao dịch đầu tư dưới hình thức góp vốn; 
 - Giao dịch dưới hình thức mua lại phần vốn góp; 
 - Phương pháp kế toán đối với khoản cổ tức được chia bằng cổ phiếu; 
Chương 8 được chia thành các nội dung cụ thể như sau: 
8.1 .Nội dung các hình thức đầu tư tài chính 
8.1.1. Khái niệm 
8.1.2. Các hình thức đầu tư tài chính 
8.2 Kế toán đầu chứng khoán 
8.3 Kế toán đầu tư vào công ty con 
8.4 Đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết 
 7 
8.5 Kế toán các khoản đầu tư khác 
8.6 Dự phòng tổn thất tài sản 
CHƯƠNG 9 KẾ TOÁN NỢ PHẢI TRẢ VÀ VỐN CHỦ SỞ HỮU 
Nợ phải trả là nghĩa vụ hiện tại của doanh nghiệp phát sinh từ các giao dịch và sự 
kiện đã qua mà doanh nghiệp phải thanh toán từ các nguồn lực của mình. 
Nợ phải trả xác định nghĩa vụ hiện tại của doanh nghiệp khi doanh nghiệp nhận về một tài 
sản, tham gia một cam kết hoặc phát sinh các nghĩa vụ pháp lý. 
Nợ phải trả phát sinh từ các giao dịch và sự kiện đã qua, như mua hàng hóa chưa trả tiền, 
sử dụng dịch vụ chưa thanh toán, vay nợ, cam kết bảo hành hàng hóa, cam kết nghĩa vụ 
hợp đồng, phải trả nhân viên, thuế phải nộp, phải trả khác. 
Theo Điều 50 Thông tư 200/2014/TT-BTC về nguyên tắc kế toán các khoản nợ phải trả 
cụ thể như sau: 
1.Các khoản nợ phải trả được theo dõi chi tiết theo kỳ hạn phải trả, đối tượng phải trả, loại 
nguyên tệ phải trả và các yếu tố khác theo nhu cầu quản lý của doanh nghiệp. 
2.Việc phân loại các khoản phải trả là phải trả người bán, phải trả nội bộ, phải trả khác 
được thực hiện theo nguyên tắc: 
a) Phải trả người bán gồm các khoản phải trả mang tính chất thương mại phát sinh từ giao 
dịch mua hàng hóa, dịch vụ, tài sản và người bán (là đơn vị độc lập với người mua, gồm 
cả các khoản trả giữa công ty mẹ và công ty con, công ty liên doanh, liên kết). Khoản phải 
trả này gồm các khoản phải trả khi nhập khẩu thông qua người nhận ủy thác (trong giao 
dịch nhập khẩu ủy thác); 
b) Phải trả nội bộ gồm các khoản phải trả giữa đơn vị cấp trên và đơn vị cấp dưới trực 
thuộc không có tư cách pháp nhân hạch toán phụ thuộc; 
c) Phải trả khác gồm các khoản phải trả không có tính chất thương mại, không liên quan 
đến giao dịch mua, bán, cung cấp hàng hóa dịch vụ: 
– Các khoản phải trả liên quan đến chi phí tài chính, như: khoản phải trả về lãi vay, cổ tức 
và lợi nhuận phải trả, chi phí hoạt động đầu tư tài chính phải trả; 
– Các khoản phải trả do bên thứ ba chi hộ; Các khoản tiền bên nhận ủy thác nhận của các 
bên liên quan để thanh toán theo chỉ định trong giao dịch ủy thác xuất nhập khẩu; 
 8 
– Các khoản phải trả không mang tính chất thương mại như phải trả do mượn tài sản, phải 
trả về tiền phạt, bồi thường, tài sản thừa chờ xử lý, phải trả về các khoản BHXH, BHYT, 
BHTN, KPCĐ 
3.Khi lập Báo cáo  ... ợp và chi tiết của doanh nghiệp. 
Nội dung và cách tính các chỉ tiêu cụ thể của luồng tiền từ hoạt động đầu tư được 
thể hiện như quy định đối với việc lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ năm nhưng lấy số liệu 
lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động đầu tư lũy kế từ đầu năm đến cuối quý báo cáo của niên 
độ kế toán hiện hành theo từng chỉ tiêu để tính ra số chênh lệch giữa tổng số tiền thu vào 
và tổng số tiền chi ra từ hoạt động đầu tư. 
3. Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính (Mã số 40) 
Các luồng tiền vào và luồng ra trong kỳ từ hoạt động tài chính được tổng hợp trực 
tiếp từ các luồng tiền thu vào, chi ra từ hoạt động tài chính theo từng nội dung thu chi từ 
các sổ kế toán tổng hợp và chi tiết của doanh nghiệp. 
Nội dung và cách tính các chỉ tiêu cụ thể của luồng tiền từ hoạt động tài chính 
được thể hiện như quy định đối với việc lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ năm nhưng lấy số 
liệu lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động tài chính lũy kế từ đầu năm đến cuối quý báo cáo của 
niên độ kế toán hiện hành theo từng chỉ tiêu để tính ra số chênh lệch giữa tổng số tiền thu 
vào và tổng số tiền chi ra từ hoạt động đầu tư. 
4. Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ (Mã số 50) 
Phản ánh số chênh lệch giữa tổng số tiền thu vào với tổng số tiền chi ra từ 3 hoạt 
động: hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư, hoạt động tằi chính (Mã số 50 = Mã số 20 
+Mã số 30 + Mã số 40). 
5. Tiền và tương đương tiền đầu kỳ (Mã số 60) 
Phản ánh số dư của tiền và tương đương tiền đầu năm báo cáo. Số liệu này được 
lấy từ chỉ tiêu tiền và tương đương tiền cuối kỳ của báo cáo lưu chuyển tiền tệ năm trước. 
6. ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đoái, quy đổi ngoại tệ (Mã số 61) 
 270 
Phản ánh tổng số chênh lệhc tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư cuối kỳ của tiền 
và các khoản tương đương tiền bằng ngoại tệ tại thời điểm cuối kỳ báo cáo giữa niên độ. 
7. Tiền và tương đương tiền cuối kỳ (Mã số 70) 
Phản ánh số dư của tiền và tương đương tiền cuối kỳ, Lập báo cáo tài chính giữa 
niên độ. Chỉ tiêu này bằng chỉ tiêu tiền và tương đương tiền đầu kỳ cộng (+) chỉ tiêu lưu 
chuyển thuần trong kỳ và điều chỉnh ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đoái quy đổi ngoại 
tệ. 
10.3.2.4. Bản thuyết minh báo cáo tài chính 
4.1. Mục đích của Bản thuyết minh báo cáo tài chính 
Bản thuyết minh báo cáo tài chính chọn lọc là một bộ phận hợp thành không thể 
tách rời của báo cáo tài chính giữa niên độ của doanh nghiệp được lập để giải thích và bổ 
sung thông tin về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của doanh 
nghiệp trong kỳ kế toán giữa niên độ mà các báo cáo tài chính tóm lược khác không thể 
trình bày rõ ràng và chi tiết được. 
4.2. Nguyên tắc lập bản thuyết minh báo cáo tài chính chọn lọc 
- Khi lập báo cáo tài chính giữa niên độ (kể cả dạng đầy đủ hoặc dạng tóm lược), 
doanh nghiệp phải lập bản thuyết minh báo cáo tài chính chọn lọc theo Mẫu số B09a – 
DN. 
- Phần trình bày bằng văn bản ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu. Phần trình bày bằng số 
liệu phải thống nhất với số liệu trên các báo cáo khác. 
- Phần trình bày về chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán, các chính sách kế toán áp 
dụng tại doanh nghiệp phải thống nhất trong cả niên độ kế toán. Nếu có sự thay đổi chính 
sách kế toán trong các kỳ kế toán giữa niên độ phải trình bày rõ ràng lý do và những ảnh 
hưởng của sự thay đổi đó. 
- Ngoài những nội dung quy định này, doanh nghiệp có thể trình bày trong Bản 
thuyết minh báo cáo tài chính chọn lọc các nội dung khác nếu doanh nghiệp cho là trọng 
yếu và hữu ích cho người sử dụng bản thuyết minh báo cáo tài chính chọn lọc 
4.3. Cơ sở lập. 
Bản thuyết minh báo cáo tài chính chọn lọc được lập căn cứ vào: 
- Các sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết; 
- Bảng cân đối kế toán giữa niên độ; 
 271 
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giữa niên độ ; 
- Bản thuyết minh báo cáo tài chính chọn lọc quý trước. 
4.4. Nội dung và phương pháp lập Bản thuyết minh báo cáo tài chính chọn lọc 
(Mẫu số B09a – DN) 
1. Nội dung bản thuyết minh báo cáo tài chính chọn lọc. 
Bản thuyết minh báo cáo tài chính chọn lọc phải được phản ánh những thông tin 
dưới đây: 
- Các sự kiện và hoạt động mới so với báo cáo tài chính quý trước, năm trước gần 
nhất. 
- Việc lập báo cáo tài chính giữa niên độ và việc lập báo cáo tài chính năm trước là 
cùng áp dụng các chính sách kế toán như nhau. Trường hợp có thay đổi thì phải mô tả sự 
thay đổi và thuyết minh sự thay đổi của những thay đổi này. 
- Thông tin trình bày trong bản thuyết minh báo cáo tài chính chọn lọc là các thông 
tin mang tính trọng yếu mà chưa được trình bày trong các báo cáo tài chính giữa niên độ 
trước. 
Các thông tin này phải được trình bày trên cơ sở lũy kế từ đầu niên độ đến ngày 
lập báo cáo tài chính giữa niên độ hiện tại. 
- Các sự kiện hoặc giao dịch trọng yếu để có thể hiểu được về kỳ kế toán giữa niên 
độ hiện tại. 
- Doanh nghiệp không cần trình bày trong bản thuyết minh báo cáo tài chính chọn 
lọc các sự kiện hoặc giao dịch không trọng yếu trừ khi co là cần thiết. 
2. Phương pháp Bản thuyết minh báo cáo tài chính chọn lọc. 
- Các phần I, II, III của bản thuyết minh báo cáo tài chính chọn lọc được lập tương 
tự như bản thuyết minh báo cáo tài chính năm (xem mục III phần A điểm 4). 
 - Phần IV- Các chính sách kế toán áp dụng. 
 Doanh nghiệp phải công bố việc lập báo cáo tài chính giữa niên độ và báo cáo tài 
chính năm gần nhất là cùng áp dụng các chính sách kế toán như nhau. Trường hợp có thay 
đổi thì phải mô tả sự thay đổi và nêu rõ ảnh hưởng của những thay đổi đó. 
 - Phần V: Các sự kiện hoặc giao dịch trọng yếu trong kỳ kế toán giữa niên độ. 
+ Doanh nghiệp lựa chọn thông tin trọng yếu cần trình bày bằng lời hoặc bằng số liệu. 
 272 
+ Nếu có thuyết minh bằng số liệu cho các khoản mục đã được trình bày trong bảng cân 
đối kế toán tóm lược, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tóm lược, báo cáo lưu chuyển 
tiền tệ tóm lược thì cần phải đánh dấu dẫn từ các báo cáo đó tới bản thuyết minh báo cáo 
tài chính chọn lọc. 
 Đối với doanh nghiệp lập báo cáo tài chính giữa niên độ dạng đầy đủ có thể lập 
Bản thuyết minh báo cáo tài chính năm (Mẫu số B09 –DN) . 
BÀI TẬP CHƯƠNG 10 
Câu 1 
1. Xuất kho 2.000 sản phẩm giá xuất kho 40.000 đ/sp ,giá bán chưa thuế là 60.000 đ/sp 
,thuế GTGT là 10% bán cho công ty X thu ngay bằng tiền mặt . 
2. Xuất kho 5.000 sản phẩm giá xuất kho 60.000 đ/sp ,giá bán chưa thuế là 80.000 đ/sp 
,thuế GTGT là 10% gởi bán theo phương thức chuyển hàng cho công ty D .Sau đó công 
ty D hồi báo là đã nhận được số sản phẩm mà doanh nghiệp gởi .Khi kiểm nhận nhập 
hàng phát hiện thiếu 200 sản phẩm chưa rõ nguyên nhân và báo cho doanh nghiệp biết và 
công ty D chỉ chấp nhận thanh toán số sản phẩm thực nhận bằng tiền mặt . 
3. Công ty X khiếu nại có 200 sản phẩm không đúng hợp đồng nên đề nghị doanh nghiệp 
giảm giá 20% trên gía bán chưa thuế của số sai qui cách , doanh nghiệp đồng ý giảm giá 
và chi tiền mặt thanh toán cho công ty X . 
4. Nhận lại 500 sản phẩm do công ty G trả lại của đợt hàng bán tháng trước cho biết giá 
bán chưa thuế là 80.000 đ/ sp ,thuế GTGT là 10% giá xuất kho là 60.000 đ/sp .Doanh 
nghiệp chuyển TGNH thanh toán cho công ty G (Đã nhận được giấy báo nợ của ngân 
hàng ) 
5. Xuất kho1.000 sản phẩm giá xuất kho 50.000 đ/sp ,giá bán chưa thuế là 70.000 đ/sp 
,thuế GTGT là 10% bán cho công ty S thu bằng tiền mặt . Sau đó công ty S phát hiện thừa 
100 sản phẩm chưa rõ nguyên nhân và báo cho doanh nghiệp biết.Doanh nghịep đề nghị 
bán luôn số sản phẩm thừa công ty S chấp nhận mua nhưng chưa thanh toán . 
6. Chi phí khác bằng tiền mặt dùng tại bộ phận bán hàng 1.000. 
7. Tiền lương phải trả nhân viên bán hàng: 9.500, nhân viên QLDN: 6.500. 
8. Khấu hao TSCĐ bộ phận bán hàng: 1.200, bộ phận QLDN: 1.800. 
 273 
9. Chi phí dịch vụ mua ngoài phải trả dùng cho bộ phận bán hàng 2.200 (trong đó thuế 
GTGT 10%), dùng cho bộ phận quản lí doanh nghiệp 1.980 (trong đó thuế GTGT 10%). 
Biết Công ty áp dụng PP hạch toán HTK theo phương pháp KKTX, thuế GTGT 
khấu trừ. 
Yêu cầu: 1. Định khoản và phản ánh các bút toán kết chuyển 
2. Lập báo cáo KQKD theo mẫu TT200/2014–BTC 
Câu 2: 
Tình hình tài sản, nguốn vốn của công ty ST đầu tháng 12/N như sau (1000đ): 
TSCĐ hữu hình 1.100.000 Phải thu ở người mua 280.000 
Nguyên vật liệu tồn kho 120.000 Quỹ khen thưởng phúc lợi 85.000 
Thành phẩm tồn kho 200.000 Tiền lương phải trả CNV 60.000 
Tiền mặt tại quỹ 171.000 Hàng gửi bán 95.000 
Tiền gửi ngân hàng 230.000 Vay dài hạn ngân hàng 105.000 
Phải trả người bán 115.000 Lợi nhuận chưa phân phối 110.000 
Nguồn vốn KD 1.751.000 Hao mòn TSCĐ 75.000 
Nợ dài hạn đến hạn trả 15.000 Hàng hóa tồn kho 55.000 
 Đặt trước cho người bán 65.000 
Trong tháng 12/N có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau (1000đ): 
1. Xuất kho thành phẩm giao cho khách hàng B theo đơn đặt hàng đã kí kết. Tổng giá vốn 
100.000, giá bán chưa thuế GTGT 10% là 150.000. Khách hàng B đã nhận hàng và chấp 
nhận thanh toán. 
2. Khách hàng B thanh toán tiền hàng toàn bộ bằng chuyển khoản. Công ty chiết khấu 
thanh toán cho B 2%. 
3. Mua một thiết bị sản xuất, giá hoá đơn có cả thuế GTGT 10% là 220.000, chưa thanh 
toán. 
4. Thu lãi đầu tư bằng tiền mặt 5.000 
5. Khách hàng đặt trước 80.000 bằng tiền mặt để kỳ sau lấy hàng. 
6. Xuất kho thành phẩm gửi bá cho Cty M với giá trị là 60.000, giá bán 80.000,thuế 
GTGT 10%. 
 274 
7. Mua nguyên vật liệu nhập kho với giá mua theo hoá đơn chưa có thuế GTGT là 25.000, 
thuế suất thuế GTGT 10%, đã trả bằng TGNH. 
8. Nhận ký quỹ bằng tiền mặt 15.000. 
Yêu cầu: 1. Định khoản và phản ánh các bút toán kết chuyển 
2. Lập bảng cân đối kế toán đầu và cuối kỳ. 
Biết công ty áp dụng hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp KKTX, thuế GTGT khấu 
trừ 
Câu 3: Cho số dư đầu kỳ của các tài khoản kế toán của doanh nghiệp PLT (tính thuế 
GTGT theo phương pháp khấu trừ, kế toán hàng tồn kho theo phương pháp KKTX) như 
sau (ĐVT: 1.000): 
TK Tiền mặt 260.000 TK TSCĐHH 2.350.000 
TK TGNH 420.000 TK HMTSCĐHH 420.000 
TK Phải thu khách hàng (D. Nợ) 170.000 TK Phải trả người bán (D. 
Có) 
190.000 
TK Thành phẩm 240.000 TK Vay ngắn hạn 210.000 
TK Hàng gửi bán 120.000 TK LN chưa phân phối (Dư 
Có) 
160.000 
TK Phải trả người bán (Dư Nợ) 270.000 TK Nguồn vốn kinh doanh 3.160.000 
 TK Nguyên vật liệu 310.000 
Trong kỳ có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau: 
1. Mua nguyên vật liệu nhập kho trừ vào số tiền đã trả trước cho người bán theo giá hoá 
đơn có cả thuế GTGT 10% là 242.000. 
2. Trích khấu hao TSCĐ trong kỳ là 19.000, trong đó dùng cho BH là 8.000, còn lại dùng 
cho QLDN. 
3. Khách hàng thanh toán 3/4 số hàng gửi bán kỳ trước qua ngân hàng với tổng số tiền 
theo hoá đơn có cả thuế GTGT 10% là 154.000. 
4. Tính ra tổng số tiền lương phải trả bộ phận bán hàng là 12.000, bộ phận OLDN là 
15.000. 
5. Trích BHXH, BHYT và KPCĐ tính vào chi phí theo tỷ lệ 24%. 
 275 
6. Chi phí điện nước mua ngoài dùng cho bộ phận bán hàng 3.850, dùng cho quản lý 
doanh nghiệp 5.720 đã thanh toán bằng tiền mặt, trong đó thuế GTGT 10%. 
7. Xuất kho thành phẩm bán trực tiếp cho khách hàng theo giá vốn 185.000, giá bán có cả 
thuế GTGT 10% là 264.000. 
8. Thực hiện kết chuyển xác định kết quả tiêu thụ trong kỳ. 
Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, biết thuế suất thuế TNDN là 20% 
C âu 4 
DN HSC tính thuế GTGT theo PP khấu trừ có tài liệu tháng 5/N như sau (DVT: 1000 
đồng): 
I. Số dư đầu tháng trên một số tài khoản: 
- Tài khoản 155: 150.000 (gồm 1.500 sản phẩm). 
- Tài khoản 157: 30.000 (gồm 300 sản phẩm). 
II. Các nghiệp vụ phát sinh trong tháng. 
1. Phân xưởng sản xuất nhập kho 3.500 sản phẩm theo giá thành đơn vị công xưởng 
thực tế 99. 
2. Xuất kho 2.000 sản phẩm bán trực tiếp cho công ty V theo tổng giá thanh toán (cả 
thuế GTGT 10%) là 286.000. Công ty V đã thanh toán toàn bộ bằng tiền gửi ngân hàng. 
3. Số sản phẩm gửi bán kỳ trước đã được công ty Y chấp nhận với giá bán đơn vị 
chưa thuế 130, thuế GTGT 10%. 
4. Thanh lí 1 TSCĐ nguyên giá 245.000, hao mòn lũy kế 215.000. Chi thanh lí 1.500, 
thu thanh lí 22.000 (trong đó VAT 10%), đều bằng tiền mặt. 
5. Xuất kho 2.500 sản phẩm chuyển đến cho công ty T theo giá bán đơn vị cả thuế 
GTGT 10% là 143. Chi phí vận chuyển, bốc dỡ doanh nghiệp đã chi bằng tiền mặt (cả 
thuế GTGT 5%) là 2.100 (theo hợp đồng, bên bán phải chịu khoản chi phí này) 
6. Công ty L trả lại 1.000 sản phẩm đã bán từ tháng trước. Doanh nghiệp đã kiểm 
nhận, nhập kho và thanh toán cho công ty L bằng chuyển khoản theo tổng giá thanh toán 
(cả thuế GTGT 10%) là 143.000. Được biết giá vốn của số sản phẩm này là 90.000. 
7. Công ty T thông báo chấp nhận thanh toán số hàng mà doanh nghiệp chuyển đi ở 
nghiệp vụ 4. 
 276 
8. Công ty Y thanh toán toàn bộ tiền hàng bằng chuyển khoản sau khi trừ đi 1% chiết 
khấu thanh toán được hưởng. 
9. Tổng chi phí bán hàng phát sinh đã chi bằng Tiền mặt : 6.000 
10. Tổng chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh chi bằng Tiền mặt: 10.000. 
Yêu cầu: 
1. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh 
2. Lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tháng 5/N. 
Biết rằng DN tính giá thành phẩm xuất kho theo phương pháp giá đơn vị bình quân cả kỳ 
dự trữ. 
Câu 5: Tình hình tài sản, nguốn vốn của công ty ST đầu tháng 12/N như sau (1000đ): 
TSCĐ hữu hình 1.100.000 Phải thu ở người mua 280.000 
Nguyên vật liệu tồn kho 120.000 Quỹ khen thưởng phúc lợi 85.000 
Thành phẩm tồn kho 200.000 Tiền lương phải trả CNV 60.000 
Tiền mặt tại quỹ 171.000 Hàng gửi bán 95.000 
Tiền gửi ngân hàng 230.000 Vay dài hạn ngân hàng 105.000 
Phải trả người bán 115.000 Lợi nhuận chưa phân phối 110.000 
Nguồn vốn KD 1.751.000 Hao mòn TSCĐ 75.000 
Nợ dài hạn đến hạn trả 15.000 Hàng hóa tồn kho 55.000 
 Đặt trước cho người bán 65.000 
Trong tháng 12/N có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau (1000đ): 
1. Xuất kho thành phẩm giao cho khách hàng B theo đơn đặt hàng đã kí kết. Tổng giá vốn 
200.000, giá bán chưa thuế GTGT 10% là 450.000. Khách hàng B đã nhận hàng và chấp 
nhận thanh toán. 
2. Khách hàng B thanh toán tiền hàng 400.000 bằng chuyển khoản. Công ty quyết định 
chiết khấu cho B 2% trừ vào số tiền hàng còn nợ. 
3. Bán hết toàn bộ số hàng nhận đại lí của công ty XC thu tiền mặt. Giá giao đại lí 
231.000( bao gồm cả thuế GTGT 10%). Tiền hàng đã thanh toán cho công ty XC bằng 
chuyển khoản sau khi trừ hoa hồng đại lí được hưởng 15%. 
 277 
4. Công ty B khiếu nại về một số sản phẩm kém chất lượng, đơn vị chấp nhận giảm giá 
cho số sản phẩm này, mức giảm giá đã bao gồm cả thuế GTGT là 35.200. 
Yêu cầu: 1. Định khoản và phản ánh các bút toán kết chuyển 
2. Lập bảng cân đối kế toán đầu và cuối kỳ. 
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 
(1). GS.TS Ngô Thế Chi (2012), Kế toán tài chính, NXB tài chính. 
(2). PGS.TS Nguyễn Văn Công (2005), Kế toán doanh nghiệp, NXB Tài chính. 
(3). Bộ tài chính, TT200/2014/TT-BTC, 2014, NXB Tài chính 
(4). Bộ tài chính, 26 chuẩn mực kế toán Việt Nam, 2006, NXB Tài chính 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_ke_toan_tai_chinh_3_truong_dai_hoc_spkt_hung_yen.pdf