Giáo trình Máy thu hình - Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội

Trong chương trình đào tạo của các trường trung cấp nghề, cao đẳng nghề

Điện tử dân dụng thực hành nghề giữ một vị trí rất quan trọng: rèn luyện tay nghề

cho học sinh. Việc dạy thực hành đòi hỏi nhiều yếu tố: vật tư thiết bị đầy đủ đồng

thời cần một giáo trình nội bộ, mang tính khoa học và đáp ứng với yêu cầu thực tế.

Nội dung của giáo trình “Máy thu hình” đã được xây dựng trên cơ sở kế thừa

những nội dung giảng dạy của các trường, kết hợp với những nội dung mới nhằm

đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa,

hiện đại hóa đất nước,.

Giáo trình được biên soạn ngắn gọn, dễ hiểu, bổ sung nhiều kiến thức mới và

biên soạn theo quan điểm mở, nghĩa là, đề cập những nội dung cơ bản, cốt yếu để

tùy theo tính chất của các ngành nghề đào tạo mà nhà trường tự điều chỉnh cho

thích hợp và không trái với quy định của chương trình khung đào tạo cao đẳng

nghề.

Tuy các tác giả đã có nhiều cố gắng khi biên soạn, nhưng giáo trình chắc

chắn không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự tham gia đóng góp ý

kiến của các bạn đồng nghiệp và các chuyên gia kỹ thuật đầu ngành.

Xin trân trọng cảm ơn!

 

pdf 211 trang Bích Ngọc 04/01/2024 260
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Máy thu hình - Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Máy thu hình - Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội

Giáo trình Máy thu hình - Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI 
KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ 
Chủ biên:HÀ THANH SƠN 
-------***--------- 
GIÁO TRÌNH 
MÁY THU HÌNH 
( Lưu hành nội bộ) 
HÀ NỘI 2012 
LỜI NÓI ĐẦU 
Trong chương trình đào tạo của các trường trung cấp nghề, cao đẳng nghề 
Điện tử dân dụng thực hành nghề giữ một vị trí rất quan trọng: rèn luyện tay nghề 
cho học sinh. Việc dạy thực hành đòi hỏi nhiều yếu tố: vật tư thiết bị đầy đủ đồng 
thời cần một giáo trình nội bộ, mang tính khoa học và đáp ứng với yêu cầu thực tế. 
Nội dung của giáo trình “Máy thu hình” đã được xây dựng trên cơ sở kế thừa 
những nội dung giảng dạy của các trường, kết hợp với những nội dung mới nhằm 
đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, 
hiện đại hóa đất nước,. 
Giáo trình được biên soạn ngắn gọn, dễ hiểu, bổ sung nhiều kiến thức mới và 
biên soạn theo quan điểm mở, nghĩa là, đề cập những nội dung cơ bản, cốt yếu để 
tùy theo tính chất của các ngành nghề đào tạo mà nhà trường tự điều chỉnh cho 
thích hợp và không trái với quy định của chương trình khung đào tạo cao đẳng 
nghề. 
Tuy các tác giả đã có nhiều cố gắng khi biên soạn, nhưng giáo trình chắc 
chắn không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự tham gia đóng góp ý 
kiến của các bạn đồng nghiệp và các chuyên gia kỹ thuật đầu ngành. 
Xin trân trọng cảm ơn! 
Tuyên bố bản quyền 
Tài liệu này là loại giáo trình nội bộ dùng trong nhà trường với mục đích làm tài liệu giảng 
dạy cho giáo viên và học sinh, sinh viên nên các nguồn thông tin có thể được tham khảo. 
Tài liệu phải do trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội in ấn và phát hành. 
Việc sử dụng tài liệu này với mục đích thương mại hoặc khác với mục đích trên đều bị 
nghiêm cấm và bị coi là vi phạm bản quyền. 
Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội xin chân thành cảm ơn các thông tin giúp cho 
nhà trường bảo vệ bản quyền của mình. 
BàI 1 : SƠ ĐỒ KHỐI VÀ NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC CỦA MÁY THU HÌNH 
Mục tiêu của bài: 
Học xong bài này học viên sẽ có khả năng: 
­ Trình bày đúng cấu tạo, nguyên lý làm việc 
­ Biết chức năng của các khối trong máy thu hình. 
­ Mô tả đúng hình dạng tín hiệu ở tại các ngõ càc và ngõ ra c ủa các khối. 
NÔI DUNG BÀI H ỌC: 
1.1. Nguyên lý hoạt động của máy thu hình. 
1.1.1. Nguyên lý thu hình ảnh tạo tín hiệu thị tần (Video). 
 Để truyền hình ảnh đi xa trước tiên hình ảnh phải được đổi thành tín hiệu điện 
­ gọi là tín hiệu Video , hình ảnh được thu vào qua ống kính và hội tụ trên một lớp 
phin đặc biệt, sau đó ta dùng nguyên lý quét để chuyển từ thông tin hình ảnh thành 
tín hiệu điện. 
Hình 1.1: Camera đổi hình ảnh thành tín hiệu Video 
Nguyên lý quét như sau: 
Để truyền dẫn và phát hình ảnh trong không gian cần phải biến các hình ảnh 
trong tự nhiên thành những tín hiệu điện. Muốn vậy cần chia toàn bộ hình ảnh thành 
những điểm cực nhỏ rồi truyền lần lượt độ chói trung bình của các phần tử đó về các 
máy thu (hình 1a). Số lượng điểm ảnh này phụ thuộc vào số dòng theo chiều ngang 
và cột theo chiều dọc. Để các dòng này không ảnh hưởng đến chất lượng hình ảnh thì 
số lượng dòng theo lý thuyết là 900 dòng; nhưng trong thực tế người ta chỉ truyền đi 
625 dòng (tiêu chu ẩn OIRT) v à 525 dòng (tiêu chu ẩn FCC). 
Đã biết tỉ lệ giữa chiều cao và chiều rộng màn hình được chọn trùng với tỉ lệ 
màn ảnh của phim điện ảnh là 4:3. n ếu gọi số dòng theo chiều dọc là Z thì s ố cột theo 
chiều ngang là 
3
4
Z và t ổng số điểm ảnh là: 
 m= 
3
4
Z x Z = 520.000 
Hình 1.2a: nguyên lý tạo ảnh Hình 1.2:phương pháp quét cách dòng 
Việc quét các điểm ảnh này được thực hiện nhờ tia điện tử theo trình tự từ trái 
sang phải, từ trên xuống dưới, giống hệt như khi ta đọc 1 trang sách. Sau khi quét 
xong 625 dòng, chu trình l ại trở lại điểm xuất phát ban đầu, toàn bộ (hình 1) chu trình 
quét gọi là một mành (một ảnh). Để các ảnh liên tục, không đức đoạn thì thời gian 
quét 1 mành t v phải thoả màn điều kiện: 
 tv < 
50
1
s tức là tần số quét mành fv =
Vt
1
 = 50 Hz 
Do hi ện tượng lưu ảnh trên võng m ạc, nên chỉ cần tần số đổi hình là 24 hình/s 
là mắt đã không thể phát hiện được, đồng thời để giảm tần số quét dòng và thu hẹp 
dãi phổ của tín hiệu, trong kỹ thuật truyền hình thực hiện quét các d òng chẳn 2, 4, 6 
 312 ( hình 1b) 
Hình 1.2 a là đồ thị mô tả quá trình quét dòng và quét mành, ở đây chỉ vẽ 13 
dòng lẻ và 12 dòng chẵn, ứng với chu kỳ quét m ành là Tv và chu kỳ quét d òng là 
TH, từ hình vẽ ta có: 
TH = 
625
2 VT = 
625.50
2
và tần số quét dòng fH = 
HT
1
= 
2
625.50
 = 15.625 Hz 
Đối với hệ FCC f H = 
2
625.60
= 15750 Hz 
Nếu ta xét 2 điểm ảnh kế tiếp nhau (h ình 2b) thì thời gian dịch chuyển từ điểm 
ảnh này sang điểm ảnh kia chính là thời gian quét một phần tử ảnh t1: 
t1 = 
m
tV (trong đó tv là thời gian quét mành; m là tổng số điểm ảnh trên màn 
ảnh). 
Chu kỳ của điểm ảnh đen trắng kế tiếp l à 2t1, vậy tần số ảnh là: 
 f = 
12
1
t
=
Vt
m
2
Hình 1.3: Quá trình quét dòng và quét mành 
Đối với tiêu chuẩn OIRT m = 
3
4
625.625 và t v =
25
1
, và f = 6Mhz – đây chính là 
tần số thị tần 
Đối với tiêu chuẩn FCC m = 
3
4
525.525 và t v = 
30
1
, và f = 5.5 Mhz 
Để tạo tín hiệu truyền hình người ta phải biến độ chói trung bình của từng 
điểm ảnh thành những giá trị điện áp biến thiên liên tục theo thời gian và gọi là tín 
hiệu thị tần, quá trình biến đổi này được thực hiện nhờ Vidicon trong Camera điện tử. 
VD : C ần truyền ảnh có 7 sọc với 7 mức chói k hác nhau từ trắng nhất đến đen 
nhất rồi lại đến trắng nhất (hình 4.3). Tia điện tử sẽ quét lần lượt từ trái sang phải 
theo đường ab, phần tử quang điện sẽ biến đổi thành 7 m ức điện áp tương ứng. Tín 
hiệu từ 0 ÷ T l à tín hiệu thị tần của dòng quét ab và là thời gian quét thuận. Sau khi 
quét hết dòng ab, tia điện tử chuyển xuống đầu dòng dưới . Thời gian chuyển dòng 
gọi là thời gian quét ngược. 
Hình 1.4: Tạo tín hiệu thị tần 
Trong thực tế, độ chói các điểm ảnh thay đổi ngẫu nhiên cho nên tín hiệu thị 
tần cũng thay đổi ngẫu nhi ên . Để phía thu có thể khôi phục lại ảnh giống như phía 
phát thì trật tự các điểm ảnh phía phát và phía thu phải hoàn toàn giống nhau, muốn 
vậy phải phát đi xung đồng bộ dòng (tần số 15.625Hz)v à xung đồng bộ mành (tần số 
50Hz). Trong quá trình quét ngược , tia điện tử không làm hiện sáng lên màn hình 
người ta đưa vào xung âm gọi là xung xoá mành. 
Tín hiệu đầy đủ được mô tả trong hình 5. 
Hình 1.5: Tín hiệu thị tần (Video) đầy đủ 
Trong đó : 
t 1 ­ t 2 : thời gian quét thuận của 1 dòng : 52 s. 
t 2 ­ t 3 : thời gian quét ngược : 12s. 
t 5 ­ t
6
 : xung đồng bộ mành. 
t 4 ­ t 7 : xung xoá mành 
Chu kỳ của d òng quét là : T = 52 + 12 = 64 s. 
Thời gian của xung xoá mành là 25T. 
Thời gian của xung đồng bộ mành là 2,5T. M ức xung xoá phải nằm trên mức 
đen để dảm bảo khi quét ngược tia điện tử bị tắt. 
Nếu tín hiệu truyền hình có mức trắng nhỏ nhất thì gọi là tín hiệu có cực tính 
âm , ngược lại nếu mức trắng lớn nhất gọi là tín hiệu có cực tính dương. 
1.1.2. Nguyên lý thu và tạo tín hiệu âm thanh. 
Âm thanh muốn truyền đi xa cần phải biến đổi thành tín hiệu điện nhờ vào 
micro, tín hiệu điện này có biên độ rất nhỏ cần được khuyếch đại và điều tần để 
truyền cùng tín hiệu hình ảnh 
Hình 1.6: Thu và t ạo tín hiệu âm thanh 
Tín hiệu tiếng có giải tần từ 20Hz đến 20KHz rất hẹp so với to àn bộ dải tần 
của tín hiệu hình từ 0 đến 6MHz , v ì vậy để bảo toàn tín hiệu tiếng khi phát chung 
với tín hiệu hình, người ta phải điều chế tín hiệu tiếng vào sóng mang ở tần số từ 
4,5MHz đ ến 6,5MHz theo ph ương pháp điều tần 
thành sóng FM r ồi mới trộn với tín hiệu hình tạo thành tín hiệu video tổng hợp 
. 
Hình 1.7: Nguyên lý phát của đài truyền hình. 
Như vậy tín hiệu video tổng hợp bao gồm (Video + H.syn + V.syn + FM) 
 Để phát toàn bộ tín hiệu này đi xa, ở đài phát người ta tiến hành điều chế tín 
hiệu video tổng hợp trên vào tần số siêu cao tần ở dải VHF từ 48MHz đến 230MHz 
hoặc dải UHF từ 400MHz đến 880MHz theo ph ương pháp điều biên. và chia làm 
nhiều kệnh, mỗi k ênh chiếm một giải tần khoảng 8MHz. 
Hình 1.8: Phổ tín hiệu của một kênh truyền hình. 
1.2. Cấu tạo sơ đồ khối, chức năng nhiệm vụ và nguyên lý hoạt động của các 
khối. 
1.2.1. Sơ đồ khối 
 Hình 1.9: Sơ đồ khối máy thu hình màu 
1.2.2. Chức năng và nhiệu của các khối: 
Truyền hình màu vẫn dựa trên nền tảng của truyền hình trắng đen. Sơ đồ khối 
máy thu hình màu so với máy thu hình trắng đen có nhiều khối giống nhau, những 
khối khác biệt có tính đặc trưng như khối xử lí tín hiệu màu và đèn hình màu. 
1.2.2.1. Khối kênh: 
VL, VHF và UHF có nhi ệm vụ lựa chọn kênh sóng và tiếng, khuếch đại và 
biến đổi tần số hình fov và tiếng foa thành trung tần tiếng, trung tần hình. 
1.2.2.2. Mạch AFC (Automatic Frequency Control) hay AFT (Automatic 
Frequency ) 
Là mạch tự động điều chỉnh hay tinh chỉnh tần số để đảm bảo cho tần số sửa 
sai ổn định. 
1.2.2.3. Khối khuếch đại trung tần chung (VIF) : 
Đây là khối dùng chung mạch trung tần hình và tiếng. 
1.2.2.4. Khối tách sóng thị tần: 
Lấy ra tín hiệu màu tổng hợp T và khuếch đại bộ tín hiệu T, tách sóng phách 
để tạo trung tần tiếng thứ 2. 
Ph ần đường tiếng: tần số trung tần tiếng thứ hai qua bộ khuếch đại trung tần 
tiếng SIF, qua tách sóng FM, qua mạch khuếch đại âm tần rồi đ ưa ra loa. Ph ần này 
máy thu hình màu và đen trắng giống nhau. 
Tín hiệu Y được tách khỏi tín hiệu tổng hợp T, qua dây trễ 0,7  s rồi được 
khuếch đại đến mức đủ lờn để đưa vào ma trận R, G, B. 
1.2.2.5. Khối màu : 
 tách tín hiệu màu từ tín hiệu T, phục hồi lại hai tín hiệu hiệu màu R – Y và B 
– Y, rồi qua ma trận G – Y để tạo lại tín hiệu G – Y. Ma trận R, G, B t ạo ra ba tín 
hiệu màu R, G, B đư ợc khuếch đại độc lập rồi đưa đến ba catốt đèn hình màu. 
Nằm trong ba khối khuếch đại này là mạch cân bằng trắng, dùng để điều khiển 
cường độ ba tia điện tử sao cho khi chưa có tín hiệu màu thì ảnh trên màu hình là đen 
trắng. 
1.2.2.6. Tách xung đồng bộ fv và fH : 
Xung đ ồng bộ mành và dòng được tách khỏi tín hiệu tổng hợp T rồi phân chia 
thành xung đồng bộ fH và fV. 
1.2.2.7. Khối quét dòng: 
Nhận fH từ khối đồng bộ để tạo từ trường trên cuộn lái dòng, lái tia điện tử theo 
chiều ngang màn hình. Ngoài ra còn cấp điện áp tần số fH cho mạch tạo dòng điện hội 
tụ, cho mạch sửa méo gối và trong một số máy còn lấy điện áp, nắn thành một chiều 
đưa về cấp cho khối công suất mành. 
1.2.2.8. Khối quét mành: 
Nhận fv từ khối đồng bộ để tạo từ trường trên cuộn lái mành, lái tia điện tử theo 
chiều dọc màn hình. ngoài ra còn cấp điện áp tần số fV cho mạch tạo dòng điện hội 
tụ, cho mạch sửa méo gối. 
Hai khối quét dòng và màng phối hợp với nhau làm tia điện tử quét từ trái sang 
phải và từ trên xuống dưới tạo thành khung sáng màn hình. 
1.2.2.9. Mạch tạo dòng hội tụ : 
Ccó nhiệm vụ tạo ra dòng điện tần số fH và fV với hình dạng và biên độ cần 
thiết để cung cấp cho cơ cấu hội tụ bố trí trên cổ đèn hình, nhằm hội tụ ba màu R, G, 
B trùng khít nhau trên mỗi điểm ảnh của m àn hình. 
1.2.2.10. Khối đồng bộ màu : 
Có nhiệm vụ tách tín hiệu đồng bộ màu rồi đưa vào khối màu để thực hiện 
đồng bộ ảnh. 
1.2.2.11. Mạch làm sạch mà: 
Trên cổ đèn hình có hai nam châm dẹt h ình xuyến để làm sạch màu; còn để 
chỉnh tâm, thường dùng cách thay đổi trị số và chiều dòng điện qua cuộn lái dòng và 
mành. 
1.2.2.12. Khối nguồn: 
Gồm các mạch chỉnh lưu và ổn áp để tạo ra nhiều mức điện áp ổn định cần 
thiết để cấp cho các mạch của máy thu hình màu. 
1.2.2.13. Mạch khử từ dư : 
Được bố trí ở khối nguồn có nhiệm vụ khử từ trường dư trên màn hình. Mạch 
này tạo ra xung từ trường mỗi lần mở máy, chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn nhằm 
quét s ạch từ dư, sau đó từ trường này giảm nhanh và không ảnh hưởng đến máy thu. 
1.2.2.14. Mạch vi xử lí: 
Nhận các lệnh từ các phím lệnh trên mặt trước máy thu, hay từ điều khiển từ 
xa, xử lí các lệnh này và điều khiển mọi hoạt động của máy thu hình 
1.2.2.15. Khối khuếch đại trung tần và tách sóng video. 
Khối khuếch đại trung tần hình (VIF), có nhi ệm vụ khuếch đại điện áp tín hiệu 
trung tần hình và trung tần tiếng đến một giá trị đủ lớn theo yêu cầu. Để đạt được đặc 
tuyến tần số đồng đều trong dải tần rộng (4,5 MHz với hệ MTSC; 6,5 MHz với hệ 
PAL) ph ải dùng nhiều mạch cộng hưởng mắc nối tiếp (ví dụ trong hình 4.27a là ba 
tầng), tần số cộng hưởng điều chỉnh lệch nhau một chút (hình 4.27b); có m ạch né n ở 
đầu và cuối băng để chống nhiễu lân cận. 
Để trung tần hình và tiếng không ảnh hưởng đến nhau, trung tần tiếng được 
nén xuống chỉ khuếch đại khoảng 10%, c òn trung tần hình khoảng 50%. 
Ở đầu ra bộ tách sóng video nhận đ ược tín hiệu chói Y, màu C’ (đã điều chế) 
và tín hiệu đồng bộ. Mạch tách sóng phách làm nhiệm vụ phách hai tín hiệu 38 v à 
31,5 MHz đ ể tạo ra tín hiệu trung tần tiếng thứ hai, rồi đưa vào khối đường tiếng. 
1.2.2.16. Khối màu : 
Khối màu (trong khối giải mã màu) có nhiệm vụ hồi phục lại hai tín hiệu hiệu 
màu R – Y và B – Y từ tín hiệu màu C’ đã điều chế. Khối này phụ thuộc vào hệ màu. 
1.2.2.17. Khối ma trận: 
Nhận 2 tín hiệu màu R ­Y, B­Y và tín hiệu hình tổng hợp Y để tái tạo lại được 
tín hiệu màu G­Y mà đài truyền hình không phát. 
1.2.2.18. Khối ma trận (+): 
Nhận 3 tín hi ệu màu R ­Y, B­Y và G­Y cộng với tín hiệu hình tổng hợp Y cho 
ra 3 màu cơ b ản R, G, v à B 
1.2.2.19. Khối khuếch đại R, G, B: 
Nhiệm vụ KD 3 m àu cơ bản đưa vào 3 Katode c ủa đèn màu 
1.2.2.20. Đèn hình: 
Tái tạo lại hình ảnh như của đài phát. 
1.2.2.21. Tầng khuếch đại trung tần tiếng SIF(Sound Intermedium 
Frequency) 
Đây là bộ khuếch đại cộng hưởng, chọn lọc tại tần số trung tần tiếng : 
Đối với hệ NTSC fn2(S.IF2) = 4,5 MHz; 
Đối với hệ PAL fn2(S.IF2) = 5,5 MHz; 
Đối với hệ SECAM fn2(S.IF2) = 6,5 MHz. 
Máy thu hình màu đa hệ phải có khối trung tần tiếng khuếch đại được tất cả 
các tần số trung tần trên. 
1.2.2.22. Mạch tách sóng tần số: 
Có nhiệm vụ hồi phục lại tín hiệu âm thanh để đưa vào khối khuếch đại âm 
thanh.Thường dùng hơn cả là mạch tách sóng tỉ lệ, sơ đồ và nguyên lí giống như đã 
xét trong chương máy thu thanh. 
1.2.2.23. Khối khuếch đại âm tần : 
Gồm mạch khuếch đại điện áp và mạch công suất đưa ra công suất khoảng vài 
wat them yêu c ầu. 
1.2.2.24. Khối nguồn: 
Cung cấp các nguồn cho tất cả các khối hoạt động 
1.2.2.25. Khối VXL: 
X ử lý các lệnh đưa tới và điều khiển các khối hoạt động 
BÀI 2. TIÊU CHUẨN CỦA CÁC HỆ TRUYỀN H ÌNH VÀ CÁC HỆ 
MÀU 
Mục tiêu của bài: 
Học xong bài này học viên có khả năng: 
Kiến thức: 
­Trình bày đúng các thông số kỹ thuật của các hệ truyền hình màu cơ bản. 
­Hiểu được nguyên tắc mã hóa và giải mã các hệ truyền hình màu cơ bản. 
Kỹ năng: 
Xác đ ịnh đúng tín hiệu truyền hình màu tương thích cho máy thu hình thực tế. 
So sánh được sự giống nhau và khác nhau giữa các hệ truyền hình màu. 
Thái độ: 
­ Xác đ ịnh đúng mục tiêu của bài học. 
­ Nghiêm túc, say mê trong quá trình học tập. 
­ Thực hiện đúng các nộ ... 9 N10 N11 N12 
Hình 0.8. Cấu trúc phân cực của màn hình LCD 
­ Khi có điện thế kích thích vào các đoạn a, b, c...làm xuất hiện điện 
trường giữa các đoạn này với điện cực chung → tinh thể lỏng sẽ 
không cho ánh sáng đi qua, lúc đó ánh sáng sẽ phản xạ trở lại mắt 
→ các đo ạn của màn hình sẽ sáng. 
­ Khi không có điện thế cấp vào các thanh đoạn → tinh thể lỏng sẽ 
cho ánh sáng đi qua (tức nó hấp thụ ánh sáng) → l àm xuất hiện 
màu đen dọc theo các đoạn đó → mắt thấy đ ược các chữ, số hiện 
lên như đèn LED. 
­ Cấu trúc màn hình LCD có hai lo ại: 
­ Nếu điện cực chung đấu mass → xung kích đoạn phải l à xung 
dương. 
­ Nếu điện cực chung đấu +Vcc → xung kích đoạn phải l à xung âm. 
­ Việc bố trí các đoạn trong LCD ho àn toàn giống LED v à để tạo 
hiển thị người ta cũng kích thích theo h àng và cột như LED. Đ ể 
điều khiển hiển thị LCD cần có khối giải m ã LCD decoder. 
Hiển thị bằng đèn huỳnh quang (FL- Flourescent) 
­ Đèn huỳnh quang đ ược sử dụng phổ biến trong các đèn hiển thị 
máy CD/VCD. V ề nguyên lý hoạt động tương tự như đèn led nhiều 
đoạn, chỉ khác về mặt cấu tạo của nó. Cấu trúc của đèn FL như bi ểu 
diễn hình 15.9. 
­ Về cấu tạo, đèn FL gi ống như đèn điện tử 3 cực trong đó: 
­ Các thanh đoạn đóng vai trò như các anode, bên trên có tráng chất 
phát xạ (huỳnh quang) để hiển thị ánh sáng m àu đỏ, xanh, vàng... 
­ Các lưới (grid) tương ứng với các anode. 
­ Có một cathode chung và một dây nung tim giúp cathode phát xạ 
điện tử. 
­ Khi đóng điện, hiện tượng phóng điện giữa hai điện cực làm phát ra 
tia điện tử, tia này tác dụng vào lớp bột huỳnh quang l àm đèn phát 
sáng. 
­ Trong đèn FL các anode (segment) đư ợc bố trí thành những đoạn a, 
b, c, giống như đèn led để tạo các ký tự số hoặc chữ. Khi hoạt động, 
các đoạn này bị kích thích bởi các xung điện áp nhỏ <5Vpp từ ng õ 
ra khối FL drive (kh ối giải mã). Để cho đèn hoạt động thì áp phân 
cực VAK> 20Vdc v à VGK = ­10V. Vì vậy, cathode phải phân cực 
điện áp âm từ ­21V đến ­45V (g ọi là đèn cathode lạnh). 
Hình 0.9. Cấu trúc đèn huỳnh quang FL 
­ Khi đèn hoạt động, người ta cấp xung điện áp dương cho các anode 
và cho lưới G sao cho G ít âm hơn. Khi đó, có dòng tia điện tử từ 
cathode bắn vào các đoạn S anode làm các đoạn tương ứng phát 
sáng. 
­ Để điều khiển đèn phát sáng, người ta cũng bố trí các thanh đoạn 
(anode) được điều khiển theo ma trận hàng và cột. Tín hiệu điều 
khiển từ các ngõ ra c ủa mạch FL drive sẽ kích thích xung điện áp 
vào các lưới G theo hàng và các đoạn thanh S theo cột, như biểu 
diễn ở hình 15.10. 
Hình 0.10. Cấu trúc ma trận điều khiển đèn huỳnh quang FL 
­ Trên mặt đèn hiển thị của máy, nhiều đèn FL đư ợc bố trí để hiển thị 
các số và chữ. Do đặc điểm đ èn phát xạ bằng tia điện tử có chất 
Sa Sb Sc Sd Se Sf Sg SDP 
H1 G1 G2 G3 G4 H2 
G 
A 
H1 H2 K 
G1 G2 
S2 
S1 
S1 
5VPP 
5VPP 
-20VPP -20VPP -30V 
G1 
G2 
G3 
G4 
G5 
r1 
r2 
r3 
r4 
r5 
S1 S2 S3 S4 S5 S6 S7 S8 S9 S10 S11 S12 
C1 C2 C3 C4 C5 C6 C7 C8 C9 C10 C11 C12 
phát quang nên đèn sáng và màu sắc rất đẹp, nên hầu hết các máy 
hiện nay sử dụng loại đèn này. 
­ Khối giải mã hiển thị FL drive, đóng vai tr ò quan trọng trong việc 
giải mã hiển thị của đèn. Sơ đồ liên lạc giữ các tầng trong khối hiển 
thị đèn FL đư ợc biểu diễn ở hình 15.11. 
Hình 0.11. Sơ đồ liên lạc giữa các tầng trong khối hiển thị 
­ Các đường tín hiệu cấp cho FL drive bao gồm: 
­ FL data: Là chu ỗi dữ liệu nối tiếp để tạo hiển thị. 
­ FL CLK: Xung đ ồng bộ cho FL data. 
­ CE: Tín hi ệu cho phép FL driv e hoạt động, tác động mức cao. 
­ /BLK: Tín hiệu xoa hay tín hiệu làm tắt đèn, tác động mức thấp. 
­ Vdd : Nguồn cấp cho FL drive. 
­ Nguồn ­VFL: Ngu ồn cấp âm cho FL drive. 
­ S1, S2, S3: Là các tín hi ệu ra cấp cho các Segments của các đèn FL. 
­ G1, G2, G3: Là các tín hiệu ra cấp cho các grid của các đèn FL. 
­ FL drive s ẽ cấp tín hiệu xung ra tương ứng FL data khi các tín hiệu 
điều khiển thỏa mãn điều kiện sau: Có xung FL CLK, CE = “H”, 
/BLK = “H”. 
THỰC HÀNH 
Những hiện tượng, nguyên nhân và cách khắc phục những hư 
hỏng của mạch hiển thị 
+Vdd 
-VFL -F2 
-F1 
FL 
drive 
CPU 
FL data 
FL, CKL 
CE 
/BLK 
FL 
Tube 
S1, S2, S3 
G1, G2, G3 
Khối xử lý hiển thị làm nhiệm vụ hiển thị các chế độ làm việc của 
máy. Hoạt động của khối này được điều khiển trực tiếp từ vi xử lý. Việc 
xác định các hư hỏng trên khối vi xử lý thường không quá phức tạp. 
Thông thường trên khối vi xử lý thường xuất hiện những hiện tượng hư 
hỏng như: 
Hiện tượng 1 
Khi nạp đĩa vào, máy hoạt động bình thường nhưng các đèn hiển thị 
không sáng, tín hiệu vẫn phát lại tốt 
Nguyên nhân 
Máy hoạt động bình thường chứng tỏ IC vi xử lý hoạt động bình 
thường, đèn không sáng có thể hư hỏng xảy ra ở mạch hiển thị gồm có: 
­ Mất nguồn cấp cho đèn hiển thị. 
­ Các đường dây tín hiệu từ G và S có thể bị đứt. 
­ IC giải mã hiển thị không hoạt động. 
 Cách kiểm tra khắc phục 
­ Đo kiểm tra các mức nguồn cấp cho đèn. 
­ Đo kiểm tra thay thế các dây tín hiệu. 
­ Đo kiểm tra tín hiệu từ vi xử lý đến mạch giải mã hiển thị. 
­ Kiểm tra thay thế IC giải mã hiển thị mới. 
Hiện tượng 2 
­ Trong chế độ phát lại, máy hoạt động bình thường nhưng một vài đèn hiển thị 
không sáng 
­ Khi máy hoạt động, chỉ có một số đèn không sáng như vậy hư hỏng trực tiếp 
ở các đèn đó. Tuỳ cấu trúc của từng loại đ èn cụ thể mà hư hỏng có thể do 
các nguyên nhân sau: 
 Nguyên nhân 
­ Hỏng các đèn trên mạch. 
­ Trạm dây dẫn tín hiệu điều khiển bị đứt. 
­ Mất tín hiệu điều khiển hiển thị. 
­ Đối với loại FL thì ta thấy chỉ có tín hiệu lưới G là cho một FL c òn đoạn S và 
tim đèn thì chung cho cả khối đèn FL. 
 Cách kiểm tra, khắc phục 
­ Kiểm tra đường tín hiệu cấp cho lưới G của đèn. 
­ Kiểm tra tín hiệu đèn hiển thị. 
­ Kiểm tra thay thế đèn mới. 
Chẩn đoán, kiểm tra và sửa chữa mạch hiển thị 
Phương pháp kiểm tra mạch điều khiển hiển thị. 
­ Tương tự như cách kiểm tra các mạch tín hiệu khác, để kiểm tra và sửa chữa 
mạch điều khiển hiển thị chúng ta tiến hành theo nguyên tắc chung như sau: 
­ Vận hành máy và quan sát hiện tượng. 
­ Nhận định hiện tượng hư hỏng xảy ra ở khối nào trên máy. 
­ So sánh với các hiện tượng, hư hỏng cơ bản đã nêu trong bài này. 
­ Tiến hành kiểm tra mạch điều khiển hiển thị theo nội dung đã học. 
­ Đưa ra kết luận nguyên nhân hư hỏng, vị trí hư hỏng. 
­ Tiến hành sửa chữa các hư hỏng. 
Sửa chữa các pan thường gặp ở mạch hiển thị 
Pan 1. máy hoạt động bình thường nhưng các đèn hiển thị không sáng 
­ Như đã phân tích ở trên, máy hoạt động bình thường chứng tỏ IC vi xử lý 
hoạt động bình thường, đèn không sáng có thể hư hỏng chỉ xảy ra ở mạch 
hiển thị. Để sửa chữa pan này ta tiến hành theo các bước như sau: 
 Bước 1: Đo kiểm tra các mức nguồn cấp cho đèn hiển thị 
­ Cấp nguồn cho máy, dùng VOM đo ki ểm tra điện áp cấp cho các đèn, tùy 
theo từng loại đèn mà mức điện áp cấp khác nhau. 
­ Nếu không có điện áp ta tiếp tục đo các dây tín hiệu liên lạc trên mạch. 
 Bước 2: Kiểm tra IC giải mã hiển thị 
­ Nếu kiểm tra thấy các đèn hiển thị tốt mà đèn vẫn không sáng ta tiến hành 
kiểm tra đến IC giải mã hiển thị. 
­ Cấp nguồn cho máy, đo kiểm tra nguồn cấp cho IC giải mã, IC hư có thể gây 
mất nguồn cung cấp. 
­ + Ki ểm tra nguồn cấp và Mass cho display decoder. 
­ + Ki ểm tra chân CE (Chip Enable) của display decoder. 
­ + Ki ểm tra chân /BLK của display decoder. 
­ + Ki ểm tra chân CLK của display decoder. 
­ Nếu xác định hư hỏng ở IC giải mã ta thay IC giải mã mới. 
 Bước 3 : Kiểm tra đường tín hiệu điều khiển từ vi xử lý đến đèn hiển thị 
­ Cắt nguồn không cấp cho máy. 
­ Dò tìm đường tín hiệu từ vi xử lý đến đèn hiển thị xem có bị chạm chập hay 
đứt không. 
­ Kiểm tra các linh kiện liên quan với đường mạch như tụ điện, transistorcác 
linh kiện hư hỏng cũng l àm mất tín hiệu điều khiển từ vi xử lý đến mạch hiển 
thị. 
Pan 2. máy hoạt động bình thường nhưng một vài đèn hiển thị không sáng 
­ Máy hoạt động bình thường nhưng một vài đèn hiển thị không sáng chứng tỏ 
vi xử lý và mạch giải mã hiển thị hoạt động bình thường, như vậy hư hỏng có 
thể ở đèn hiển thị hoặc các bus dây tín hiệu điều khiển. Tương tự như sửa 
chữa ở pan 1, ta tiến hành sửa chữa pan này theo các bước như sau: 
 Bước 1: Kiểm tra hoạt động của các đèn hiển thị 
­ Ngắt nguồn cấp cho máy, dùng xung điện áp (có thể lấy từ VOM) kích thử 
các đèn kiểm tra xem có sáng không. 
­ Nếu đèn không sáng → đ èn bị hỏng → thay đ èn mới tương đương. 
 Bước 2: Kiểm tra các bus dây tín hiệu 
­ Tháo các bus dây ra sau đó cắm lại. 
­ Nếu đèn sáng lên chứng tỏ bus dây còn tốt . 
­ Nếu đèn không sáng, dùng VOM đo ki ểm tra các bus dây đến đèn. 
­ Nếu bus dây bị đứt ta thay các bus dây mới. 
 Bước 3 : Kiểm tra nguồn cấp cho IC giải mã hiển thị 
­ Cấp nguồn vào máy, đặt máy ở chế độ phát lại, ta dò tìm chân cấp nguồn cho 
IC điều khiển hiển thị. 
­ Dùng VOM ho ặc máy hiện sóng để đo các mức điện áp cấp cho IC, sau đó ta 
so sánh các mức điện áp đo được với các mức áp chuẩn theo sơ đồ mạch. 
­ Thông thường nguồn cung cấp cho các IC này là 5Vdc. N ếu mất nguồn cấp 
cho IC điều khiển hiển thị cũng l àm cho mạch không hoạt động. 
 Bước 4 : Thay thế đèn hiển thị 
­ Khi đã thực hiện các bước sửa chữa trên nhưng đèn vẫn không hoạt động tốt 
ta tiến hành thay mới đèn hiển thị. 
­ Dùng m ỏ hàn tháo đèn hiển thị cũ, l ưu ý chỉnh mỏ hàn ở nhiệt độ cao lấy đèn 
nhanh ra khỏi board, tránh làm cháy board. 
­ Thay đèn hiển thị mới cùng loại. 
Pan 3. máy hoạt động bình thường nhưng đèn hiển thị khi sáng khi không 
sáng. 
­ Máy hoạt động bình thường nhưng đèn hiển thị khi sáng khi không sáng 
chứng tỏ vi xử lý và mạch giải mã hiển thị hoạt động bình thường, như vậy 
hư hỏng có thể ở bus dây tín hiệu. Ta tiến hành sửa chữa pan hư hỏng này 
theo các bước như sau: 
 Bước 1: Kiểm tra các bus dây tín hiệu 
­ Tháo các bus dây ra sau đó cắm lại. 
­ Nếu đèn sáng lên chứng tỏ bus dây còn tốt. 
­ Nếu đèn không sáng, dùng VOM đo ki ểm tra các bus dây đến đèn. 
­ Nếu bus dây bị đứt ta thay các bus dây mới. 
 Bước 2: Kiểm tra các mối hàn trên chân IC giải mã hiển thị 
­ Ngắt nguồn cấp cho máy, đo kiểm tra các đường mạch tín hiệu. 
­ Kiểm tra các chân IC đèn hiển thị có bị lỏng, hở mối hàn không. 
­ Nếu các chân hàn bị hở ta dùng mỏ hàn hàn lại. 
 Bước 3 : Kiểm tra nguồn cấp cho IC giải mã hiển thị 
­ Cấp nguồn vào máy, đặt máy ở chế độ phát lại, ta dò tìm chân cấp nguồn cho 
IC điều khiển hiển thị. 
­ Dùng VOM ho ặc máy hiện sóng để đo các mức điện áp cấp cho IC, sau đó ta 
so sánh các mức điện áp đo được với các mức áp chuẩn theo sơ đồ mạch. 
­ Thông thường nguồn cung cấp cho các IC này là 5Vdc. N ếu nguồn không đủ 
cũng l àm cho mạch hoạt động không ổn định. 
 Bước 4 : Kiểm tra các linh kiện trên mạch mã hiển thị 
­ Sau khi hoàn tất bước 3 nh ưng mạch hiển thị vẫn không hoạt động tốt, ta tiếp 
tục kiểm tra các linh kiện liên quan với mạch. 
­ Các hư hỏng trên linh kiện thường xuất hiện trên các tụ điện gắn xuống mass. 
Các tụ hoạt động lâu ngày có thể bị hư hoặc nối tắt xuống mass gây mất 
nguồn, mất tín hiệu. Với cách này ta có thể thay thế một vài tụ có liên quan. 
­ Kiểm tra làm vệ sinh mạch sạch sẽ, có thể dùng mỏ hàn hơi sấy khô mạch 
nếu mạch bị ẩm. 
 Bước 5 : Thay thế đèn hiển thị 
­ Khi đã thực hiện các bước sửa chữa trên nhưng đèn vẫn không hoạt động tốt 
ta tiến hành thay mới đèn hiển thị. 
­ Dùng m ỏ hàn tháo đèn hiển thị cũ, l ưu ý chỉnh mỏ hàn ở nhiệt độ cao lấy đèn 
nhanh ra khỏi board, tránh làm cháy board. 
­ Thay đèn hiển thị mới cùng loại. 
Bài 18: Hiện tượng, nguyên nhân và phương pháp chẩn đoán 
những hư hỏng của máy thu hình 
Nội dung của bài 
1. Những hiện tượng và nguyên nhân hư hỏng. 
2. Qui trình th ử máy thu hình. 
3. Phương pháp xây d ựng lưu đồ phân tích, phán đoán khối 
mạch chức năng có khả năng bị sự cố từ các hiện tượng và kết 
quả kiểm tra sơ bộ. 
4. Chẩn đoán, kiểm tra xác định khối chức năng bị hư hỏng. 
1.1 Phương pháp sửa chữa: 
1.2 . Hiện tượng nguyên nhân: 
Các pan thể hiện ở khối nguồn 
- Không có đèn báo nguồn. 
- Màn hình không sáng, khi cắm điện bật máy không có thay đổi gì cả. 
 Các pan thể hiện ở khối dòng, mành 
- Khi cắm điện bật máy : Có đèn báo nguồn, màn hình không sáng. 
- Màn hình có 1 vạch sáng đứng. 
- Màn hình có 1 vạch sáng nằm ngang. 
- Có khung sáng nhưng chưa mở hết màn ảnh. 
- Hình ảnh bị sai tuyến tính: Hình dài trên ngắn dưới hoặc dài dưới ngắn trên. 
 Các pan thể hiện ở khối đường chói 
- Màn sáng lên tia quét ngược. 
- Màn sáng không nhiễu. 
- Hình bị âm ảnh. 
- Màn hình tối khi tắt có chớp sáng. 
 Các pan thể hiện ở khối mầu 
- Máy chỉ thu được ảnh đen trắng. 
- Màu lúc có lúc mất. 
- Sai màu. 
- Thưa màu. 
- R ực lên một màu nào đó. 
 Các pan thể hiện ở khối trung tần 
- Màn hình sáng chỉ có nhiễu. 
- Hình mờ tiếng yếu. 
- Màn hình sáng trắng không nhiễu. 
 Các pan thể hiện ở khối kênh 
- Màn hình sáng chỉ có nhiễu. 
- Có hình nhưng rất muỗi. 
- Có hình ảnh xong từ từ nhiễu rồi mất. 
- Chỉ thu được một số kênh. 
 Các pan thể hiện ở khối đường tiếng 
- Có hình không có tiếng. 
- Tiếng rè. 
- Chỉ có tiếng sôi ù. 
 Các pan thể hiện liên quan đến đồng bộ 
- Hình vừa trôi vừa đổ. 
- Hình trôi lên, trôi xuống. 
- Hình đổ sọc dưa. 
- Hình trôi ngang. 
- Đa hình theo chiều ngang. 
- Đa hình theo chiều đứng. 
 Các pan thể hiện ở khối vi xử lý 
- Không điều khiển được gì cả. 
- Mất nhớ. 
- Di kênh. 
- Loạn điều khiển. 
- Điều khiển sai lệnh. 
- Mất một số chức năng điều khiển. 
1.3. Biện pháp sửa chữa một máy thu hình mầu 
 Bước 1 : Sửa chữa khối nguồn. 
Sau khi sửa chữa xong khối nguồn phải đo được điện áp tại chân tụ lọc nguồn (điện 
áp B+ ổn định) hay điểm TP91 từ 90V đến 135V tuỳ theo từng máy gọi chung l à 
110V. 
 Bước 2 : Sửa chữa khối quét dòng, mành. 
 Trước tiên sửa chữa khối quét dòng: 
 Tìm điều kiện để transistor công suất dòng làm việc. 
 Tìm điều kiện để đèn hình sáng. 
 Khi sửa xong màn hình sẽ có một vạch sáng nằm ngang. 
 Chuyển sang sửa chữa khối qué t mành. 
 Sửa xong khối quét mành màn hình sẽ bung sáng cả màn hình, hiện tượng 
lúc này: Màn sáng lên quét ngược không nhiễu. 
Bước 3 : Sửa chữa khối đ ường chói, 3 bộ khuếch đại cuối v à mạch đèn hình. 
 Dò được mạch tín hiệu đường chói. 
 Đo kiểm tra các bộ KĐ. 
 Sửa chữa KĐ cuối và mạch đèn hình. 
 Lúc này màn hình sáng, không lên quét ngược không nhiễu giống như khi 
chuyển AV. 
 Bước 4 : Sửa chữa khối khuếch đại trung tần h ình và tách sóng hình. Lúc này màn 
hình thu được màn sáng có nhiễu. 
 Bước 5: Sửa chữa khối k ênh. Lúc này màn hình thu được ảnh đen trắng. 
 Bước 6 : Sửa chữa khối mầu, đồng bộ mầu, giải m ã mầu. Lúc này màn hình thu 
được ảnh mầu chưa có tiếng. 
 Bước 7 : Sửa chữa khối đ ường tiếng. Lúc này màn hình thu được ảnh mầu có tiếng. 
 Bước 8 : Sửa chữa khối tá ch xung đồng bộ mạch AGC, AFT. 
 Bước 9 : Sửa chữa khối vi xử lý, căn chỉnh toàn máy. 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_may_thu_hinh_truong_cao_dang_nghe_cong_nghiep_ha.pdf