Giáo trình Radio, Cassette - Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội

Trong chương trình đào tạo của các trường trung cấp nghề, cao đẳng nghề Điện

tử dân dụng thực hành nghề giữ một vị trí rất quan trọng: rèn luyện tay nghề cho học

sinh. Việc dạy thực hành đòi hỏi nhiều yếu tố: vật tư thiết bị đầy đủ đồng thời cần

một giáo trình nội bộ, mang tính khoa học và đáp ứng với yêu cầu thực tế.

Nội dung của giáo trình “RADIO - CASSETTE” đã được xây dựng trên cơ sở

kế thừa những nội dung giảng dạy của các trường, kết hợp với những nội dung mới

nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo phục vụ sự nghiệp công nghiệp

hóa, hiện đại hóa đất nước,.

Giáo trình được biên soạn ngắn gọn, dễ hiểu, bổ sung nhiều kiến thức mới và

biên soạn theo quan điểm mở, nghĩa là, đề cập những nội dung cơ bản, cốt yếu để tùy

theo tính chất của các ngành nghề đào tạo mà nhà trường tự điều chỉnh cho thích hợp

và không trái với quy định của chương trình khung đào tạo cao đẳng nghề.

Tuy các tác giả đã có nhiều cố gắng khi biên soạn, nhưng giáo trình chắc chắn

không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự tham gia đóng góp ý kiến

của các bạn đồng nghiệp và các chuyên gia kỹ thuật đầu ngành.

Xin trân trọng cảm ơn!

pdf 101 trang Bích Ngọc 04/01/2024 4300
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Radio, Cassette - Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Radio, Cassette - Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội

Giáo trình Radio, Cassette - Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI 
KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ 
Chủ biên: LÊ TRẦN CÔNG 
-------***--------- 
GIÁO TRÌNH 
RADIO - CASSETTE 
 ( Lưu hành nội bộ) 
HÀ NỘI 2012 
LỜI NÓI ĐẦU 
Trong chương trình đào tạo của các trường trung cấp nghề, cao đẳng nghề Điện 
tử dân dụng thực hành nghề giữ một vị trí rất quan trọng: rèn luyện tay nghề cho học 
sinh. Việc dạy thực hành đòi hỏi nhiều yếu tố: vật tư thiết bị đầy đủ đồng thời cần 
một giáo trình nội bộ, mang tính khoa học và đáp ứng với yêu cầu thực tế. 
Nội dung của giáo trình “RADIO - CASSETTE” đã được xây dựng trên cơ sở 
kế thừa những nội dung giảng dạy của các trường, kết hợp với những nội dung mới 
nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo phục vụ sự nghiệp công nghiệp 
hóa, hiện đại hóa đất nước,. 
Giáo trình được biên soạn ngắn gọn, dễ hiểu, bổ sung nhiều kiến thức mới và 
biên soạn theo quan điểm mở, nghĩa là, đề cập những nội dung cơ bản, cốt yếu để tùy 
theo tính chất của các ngành nghề đào tạo mà nhà trường tự điều chỉnh cho thích hợp 
và không trái với quy định của chương trình khung đào tạo cao đẳng nghề. 
Tuy các tác giả đã có nhiều cố gắng khi biên soạn, nhưng giáo trình chắc chắn 
không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự tham gia đóng góp ý kiến 
của các bạn đồng nghiệp và các chuyên gia kỹ thuật đầu ngành. 
Xin trân trọng cảm ơn! 
Tuyên bố bản quyền 
Tài liệu này là loại giáo trình nội bộ dùng trong nhà trường với mục đích làm tài liệu giảng 
dạy cho giáo viên và học sinh, sinh viên nên các nguồn thông tin có thể được tham khảo. 
Tài liệu phải do trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội in ấn và phát hành. 
Việc sử dụng tài liệu này với mục đích thương mại hoặc khác với mục đích trên đều bị 
nghiêm cấm và bị coi là vi phạm bản quyền. 
Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội xin chân thành cảm ơn các thông tin giúp cho 
nhà trường bảo vệ bản quyền của mình. 
BÀI 1: KHÁI NIỆM CHUNG VỀ MÁY CASSETTE 
Mục tiêu : 
Kiến thức: 
- Hiểu biết về sơ đồ khối Cassette 
- Biết nhiệm vụ và tầm quan trọng của từng khối. 
Kĩ năng: 
- Nắm bao quát nguyên lý hoạt động của máy Cassettte 
- Kết cấu chung của máy Casstte 
Thái độ: 
- Rèn luyện đức tính cẩn thận, trung thực và kỷ luật của một kỹ sư công 
nghiệp. 
- Phát triển kỹ năng giúp sinh viên có khả năng giao tiếp, tinh thần làm việc 
tập thể, rèn luyện đạo đức nghề nghiệp, chuẩn bị khả năng làm việc trong môi 
trường hiện đại, và có khả năng tự học 
Nội dung chính 
1.1. Chức năng, nhiệm vụ và phân loại Máy CASSETTE 
1.1.1. Chức năng: 
Dùng ghi - phát âm thanh trên băng từ 
1.1.2. Nhiệm vụ: 
- Dùng ghi tín hiệu lên băng từ, tín hiệu đó là Radio, trên băng từ và các tín 
hiệu khác từ ngoài đưa vô: CD, DVD, Phono, 
- Chuyển tín hiệu từ trên băng từ sang tín hiệu âm tần rồi khuyếch đại đưa ra 
loa. 
1.2. Sơ đồ khối, chức năng và nhiệm vụ các khối 
1.2.1. Sơ đồ khối 
 Hình 1. 1:Sơ đồ khối Cassette 
1.2.2. chức năng và nhiệm vụ các khối 
1.2.2.1. Khối nguồn cung cấp: 
- Mạch nguồn trong máy Cassette có kết cấu đơn giản thông thường điện áp sau 
khi được hạ áp bằng biến thế sẽ được chỉnh lưu thành nguồn DC bằng 2 kiểu: 
chỉnh lưu 2 bán kỳ và chỉnh lưu toàn kỳ. 
- Mạch ổn áp thông dụng là dùng transistor khuếch đại dòng ổn áp bằng diode 
zener, đôi khi dùng IC. 
- Nhưng việc phân phối nguồn cho các thành phần trong máy khá phức tạp do 
phải đi qua các lá kim trên hệ cơ và công tắc chọn chức năng (Radio – Tape) 
- Một số máy có thêm các chức năng khác như Dubbing, CD, Line in, thì càng 
phức tạp hơn. 
- Có nhiệm vụ cung cấp nguồn một chiều cho tất cả các khối trong Cassette 
trong. Khối nguồn thừơng có mạch ổn áp cố định 
1.2.2.2. Tầng khuếch đại công xuất âm tần (Audio Amply): 
- Tầng công suất trong máy Cassette là tầng khuếch đại động lực cung cấp tín 
hiệu cho loa. 
- Ngõ vào của tầng công suất lấy tín hiệu từ volume. 
- Ngõ ra tín hiệu của tầng công suất đến jack cắm phone qua tiếp điểm thường 
đóng trong jack cắm phone sau đó đến loa. 
- Thông thường các IC công suất có nhôm tản nhiệt, nhưng một số máy công 
suất nhỏ thì không có tản nhiệt. 
- Nguồn cung cấp cho tầng khuếch đại công suất được lấy trực tiếp từ nguồn (từ 
9V đến 12V) không đi qua ổn áp. 
1.2.2.3. Tầng lọc âm sắc (Graphic Equalizer): 
- Trong máy Cassette thường sử dụng mạch Equalizer làm mạch lọc âm sắc, có 
một số máy chất lượng không cao sử dụng mạch lọc kiểu Tone đơn giản hơn. 
- Các mạch lọc equalizer trong máy Cassette sử dụng transistor hoặc IC dạng 
mạch lọc tích cực 
- Thông thường các mạch Equalizer đều lấy điện từ nguồn ổn áp. 
- Một số máy đời mới sử dụng mạch Equalizer dạng Menu. 
- Tầng này giúp người sử dụng điều chỉnh sắc thái âm thanh như điều chỉnh tần 
số, điều chỉnh Bass -Tress, điều chỉnh âm lượng . 
1.2.2.4. Tầng khuếch đại đầu từ (Head Amply): 
Tín hiệu âm tần thu được từ đầu từ rất yếu được tầng này khuếch đại lên biên 
độ đủ lớn trước khi đưa sang tầng lọc âm sắc. 
1.2.2.5. Tầng KĐ ghi: 
Có nhiệm vụ khuyếch đại, ổn định mức tín hiệu trước khi đưa vô đầu từ ghi 
1.2.2.6. Chuyển mạch (Function): 
Là chuyển mạch lựa chọn ghi hay phát 
- Khi ở chế độ play: tín hiệu từ băng cassette sẽ được đầu từ chuyển thành tín 
hiệu điện, tín hiệu điện này có biên độ rất nhỏ được mạch khuyếch đại đàu từ 
khuyếch đại lớn đủ lớn rồi đưa vào mạch lọc âm sắc, sau khi tín hiệu âm thanh 
được người sử dụng điều chỉnh theo ý mình được đưa đến tầng công suất 
khuyếch đại rồi đưa tới loa. 
- Khi ở chế độ ghi: tín hiệu bên ngoài được đưa vào cassette thông qua mạch 
khuyếch đại ghi rồi qua hệ thống chuyển mạch. tín hiệu này được đưa đến đầu 
tư ghi. Đầu từ ghi sẽ ghi tín hiệu lên băng từ. 
1.2.2.7. Khối cơ: 
Trong hệ cơ cassette có kết cấu như sau: 
- Băng từ cassette: làm nhiệm vụ lưu trữ tín hiệu âm thanh, có thể ghi được tín 
hiệu và đồng thời có thể xoá được tín hiệu âm thanh. 
- Đầu từ cassette: làm nhiệm vụ nhận tín hiệu âm thanh để ghi vào băng cassette, 
đồng thời còn làm nhiệm vụ lấy tín hiệu âm thanh đã ghi từ băng cassette để 
phát lại tín hiệu âm thanh này ra loa. 
- Môtơ: làm nhiệm vụ chính trong việc chuyển động của hệ cơ, tạo lực cho dàn 
cơ hoạt động, thông thường môtơ hoạt động dưới sự điều khiển của tiếp điểm 
lá kim 
- Các phím bấm: làm nhiệm vụ chọn các trạng thái hoạt của băng cassette, thông 
thường các phím bấm hoạt động được giữ lại bằng các móc gài cơ khí. 
- Các bánh xe truyền động: làm nhiệm vụ chuyển đổi các trạng thái hoạt động 
của băng cassette. 
- Dây curoa: làm nhiệm vụ truyền lực quay từ môtơ vào các bánh xe truyền 
động. 
BÀI 2: BĂNG TỪ VÀ ĐẦU TỪ 
MH: 
Mục tiêu : 
Kiến thức: 
- Phân biệt các loại đầu từ, băng từ 
- Các hệ cơ trong máy Cassette 
Kĩ năng: 
- Tháo thay các loại đầu từ thành thạo 
- Nhận biết các lỗi trong hệ cơ 
- Sửa chữa và thay thế các chi tiết trong hệ cơ 
Thái độ: 
- Tổ chức kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kì, kiểm tra bất thường hệ 
thống đảm bảo an toàn điện nơi làm việc 
- Sửa chữa, thay thế tức thời các bộ phận, thiết bị hư hỏng có nguy cơ ảnh 
hưởng đến sự đảm bảo an toàn điện. 
- Đề cao cảnh giác các nguy cơ có thể gây ra cháy nổ. 
- Xử lí các rủi ro (nếu có) tại nơi xảy ra tai nạn một cách có khoa học 
Nội dung chính 
2.1. Đầu từ 
2.1.1. Cấu tạo 
Hình 2. 1: Cấu tạo đầu từ 
- Gồm có cuộn dây quấn trên lõi sắt ghép từ nhiều lá sắt, lõi sắt có 1 khe hở nhỏ 
gọi là khe từ, nơi đây dùng để trao đổi tín hiệu giữa đầu từ và băng từ. 
- Khe từ được thiết kế có độ rộng phù hợp sao cho có thể liên lạc được từ trường từ 
băng tốt nhất song bảo đãm không tạo từ trở lớn làm giãm cường độ từ thông 
trong lõi sắt sẽ làm giãm biên độ tín hiệu ra. 
Hình 2. 2: Khe từ tiếp xúc băng từ 
- Do đó khi đầu từ sử dụng lâu ngày bị mòn, nên khe từ rộng làm giãm biên độ các 
tín hiệu có tần số cao của tín hiệu âm. 
2.1.2. Phân loại 
- Đầu từ mono: Là loại đầu từ có 1 khe từ, có 2 dây (2 chấu hàn). Hiện trên thị 
trường không có bán các lọai đầu từ của máy mono nhưng vẫn còn khá nhiều 
máy mono còn sử dụng do đó ta phải dùng đầu từ stereo để thay thế. 
- Đầu từ Stero thông thường: Là loại đầu từ có 2 khe từ và có 4 đầu dây ra. Khi hàn 
dây tín hiệu chúng ta thường nối tắt 1 cặp đầu dây ra. 
Hình 2. 3: Đầu từ Stero thông thường 
Đầu từ máy stereo dạng 3 dây (mass chung): phương pháp đấu dây như hình 
trên 
- Đầu từ Revert có 5 đầu: đầu từ stereo dạng 5 dây (dây mass nối xuống sườn hệ cơ 
để chống nhiểu). dạng này chúng ta thấy gặp nhiều trong các máy Reverse thông 
dụng (rẻ tiền) 
Dây tín hiệu 
Dây mass 
Baêng töø
Ñeá baêng töø
Boät töø
Loûi ñaàu töø
& cuoän daây
Hình 2. 4: Dạng Reverse 5 đầu dây ra 
Chú ý: Khi đã cân chỉnh cho máy hát phải thử ghi tín hiệu từ Radio và phát lại 
nếu nghe nhỏ phải đổi đầu dây tín hiệu. 
- Đầu từ Auto Reverse dạng không xoay: là loại đầu từ có tới 6 đầu ra và có 4 khe 
để đọc các đường L, R trên băng từ. Trong hệ thống cơ phải có công tắc chuyển 
cuộn dây khe đọc mặt A, B trên băng khi đảo chiều chạy băng 
Hình 2. 5: Cơ cấu đầu từ Reverse không xoay 
- Đầu từ Auto Reverse dạng xoay: là loại đầu từ có 4 đầu ra và có 2 khe để đọc 
các đường L, R trên băng từ. 
CS-FCS-R
Mặt trên đầu từ 
Phíp dẫn tín hiệu 
Công tắc chuyển 
cuộn dây 
Hình 2. 6: Cơ cấu đầu từ Reverse xoay 
2.1.1. Nguyên lý hoạt động 
Ghi và đọc lại âm thanh là hai quá trình: 
Quá trình ghi tức là âm thanh được biến đổi thành dòng điện (dòng âm tần) sau 
đó qua các khâu xử lý dòng điện âm tần để được tín hiệu ghi tính hiệu ghi tác động 
lên vật liệu nào đó, gọi là vật ghi, để tính chất vật lý của vật ghi biến thiên theo quy 
luật của tín hiệu ghi và nó không bị thay đổi nhiều dưới tác động của môi trường có 
vật ghi. 
Như đã biết, âm thanh là hàm số biến thiên theo thời gian sau quá trình ghi, âm 
thanh được lưu giữ ở vật ghi và sự biến thiên theo thời gian của âm thanh được biến 
đổi thành sự biến thiên theo toạ độ ở trên vật ghi. Để có sự biến thiên theo toạ độ đòi 
hỏi vật ghi phải chuyển động. Quá trình ghi sẽ không bị méo nếu quy luật biến thiên 
của tính chất vật lý của vật ghi theo hàm toạ độ phù hợp với quy luật biến thiên của âm 
thanh theo hàm thời gian. Đồng thời vận tốc chuyển động của vật ghi ở hai quá trình 
ghi và đọc phải bằng nhau. 
Tóm lại ghi và đọc lại âm thanh là quá trình lưu giữ âm thanh và có thể đem ra 
đọc lại khi cần thiét máy ghi âm phải thực hiện được quá trình chung đó nếu máy chỉ 
đọc mà không ghi thì đó gọi là máy hát. 
2.1.2. Nguyên tắc xoá băng. 
 Vít giử đầu từ 
vào hệ cơ 
Vít điều chỉnh cân 
khe từ so với đường 
track 
Để xoá các tín hiệu trên băng đã có trước đó về nguyên tắc người ta cho băng 
nhiểm từ trường đều. Có nhiều cách xoá băng nhưng hiện nay thông dụng có hai 
cách: 
Hình 2. 7: Tạo từ trường đều trên băng 
 Xóa băng dùng nam cham vĩnh cửu 
- Dùng nam châm vĩnh cửu gắn trên hệ cơ sao cho khi máy ở chế độ phát thì nam 
châm không đè lên băng xem hình dưới 
Hình 2. 8: Vị trí của đầu từ xóa khi phát băng 
+
-
Đầu từ xoá Đầu từ ghi -phát 
Hình 2. 9: Vị trí của đầu từ xóa khi xóa băng 
- Kiểu dùng nam châm vĩnh cửu để xoá băng có hạn chế không thay thay đổi được 
cường độ từ trường theo từng loại băng ,do đó khi ghi với băng chất lượng cao 
như băng Metal nam châm vĩnh cửu sẽ xoá không sạch. 
- Để khắc phục người ta dùng mạch dao động tạo ra dòng AC có tần số khoảng 
50KHz đến 150KHz đưa vào đầu từ xoá có cấu trúc tương tự đầu từ ghi phát 
nhưng khe từ rộng hơn và nội trở đầu từ nhỏ hơn (khảng vài chục ohm). Do tính 
chất từ trể của lỏi sất khi có dòng AC tần số rất cao tạo từ thông biến thiên rất 
nhanh lỏi sắt gần như bị bảo hoà từ nghĩa là từ thông trên lỏi sắt biến thiên rất ít. 
- Như vậy khi cho băng lướt qua đầu từ thì tín hiệu sẽ bị xoá tương tự như nam 
châm vĩnh cửu. 
- Khi cần thay đổi cường độ từ thông người ta chỉ cần thay đổi tần số của dòng AC 
sẽ làm cho đầu từ bảo hoà sâu hơn làm tăng thông lượng trên lỏi sắt nên có thể 
xoá tốt các băng có chất lượng cao giữ từ tốt. 
 Xoá bằng dòng DC 
Hình 2. 10: Mạch xóa băng dùng dòng DC 
- Khi ở vị trí phát thì không cấp điện cho đầu từ xoá. 
R15
P R
SW2
VCC
+
-
- Khi ở vị trí ghi công tắc ghi phát chuyển sang chế độ REC đầu từ xoá được cấp 
nguồn tạo từ trường đều xoá băng. 
- Kiểu mạch này có khuyết điểm khi sử dụng với thời gian dài do ảnh hưởng của 
nội trở cuộn dây làm đầu từ nóng lên do đến ảnh hưởng đến chất lượng dây băng. 
 Xoá băng bằng dòng AC 
 Dạng mạch 1 : 
SW6
CROM
METAL
NORMAN
L2
10uH
1
2
C4
.012
C1
.047
R1
15k
R5
120
PR
SW7
VCC
R6
12
R2
56k
R1
15k
R4
180
+
C5
100uF
Q1
C2
.012
Hình 2. 11: Xóa băng dùng dòng AC dạng 1 
Dạng mạch dùng 1 Transistor thường được sử dụng trong các máy radio – 
cassette vẫn sử dụng kiểu xoá băng bằng nam châm nhưng dùng dòng AC có tần số 
cao để phân cực cho đầu từ khi ghi 
- C1 và L2 là khung dao động, được cung cấp năng lượng bởi transistor Q1. 
- C4 hồi tiếp tín hiệu để cung cấp năng lượng cho mạch dao động. 
- R2 phân cực chân B/Q1. 
- R5, R6 cấp nguồn cho transistor dao động khi sử dụng băng Metal transistor 
được cấp dòng lớn nhất để tạo ra biên độ tín hiệu lớn xoá băng Metal. 
 Dạng mạch 2 
C1
.01
R3
47
L2
1
2
C5
.047
L1
1
2
C3
330pF
Q1
BEAT CANCEL
B AC
C6
.022
C2
.012
PR
SW7
R2
3k9
1
2
R1
10k
L3
R3
4k7
Hình 2. 12: Xóa băng dùng dòng AC dạng 2 
- L3, C2 là khung dao động với tần số là f =
232
1
CL 
 . 
- L2 cung cấp năng lượng cho khung dao động L3 thông qua năng lượng cảm 
ứng từ khi Q1 dẫn. 
- L1 hồi tiếp dương kích thích Q1 dao động. 
- R1, R2 cầu phân thế phân cực chân B/Q1. 
- C1 liên lạc tín hiệu hồi tiếp ngăn DC. 
Công tắc Beat Cancel dùng để thay đổi tần số của mạch dao động khi ghi tín 
hiệu từ Radio trúng tần số phách của mạch dao động gây nhiễu lên radio. 
 Dạng mạch 3: 
C4
.01
R1
220k
C6
.022
C1
.01
L3
Q2 L2
R2
220k
PR
SW7
C2
.012
VCC
R3
47
Q1
BEAT CANCEL
B AC
C1
.01
R3
4k7
C5
.047
C
B
D
L1
A
C3
330pF
Hình 2. 13: Xóa băng dùng dòng AC dạng 3 
Được sử dụng trong các máy cassette xoá bằng dòng AC và phân cực cũng sử 
dụng dòng AC. 
- L3 C2 là khung dao động. 
- L1 cung cấp năng lượng cho khung dao động khi Q1 dẫn. 
- L2 cung cấp năng lượng cho khung dao động khi Q2 dẫn. 
- R1, R2 phân cực cho chân B/Q1, B/Q2. 
- R3 ổn định nhiệt cho Q1và Q2. 
 Nguyên lý hoạt động của mạch: 
Khi cấp nguồn cho máy khung dao động gồm L3, C2 tự dao động tạo ra dòng 
AC. Giả sử tại A có bán kỳ dương dòng điện trong khung dao động đi theo chiều từ 
A đến B. Lúc này tại C cũng có bán kỳ dương của tín hiệu hồi tiếp về chân B/Q2 kích 
Q2 dẫn dòng điện từ nguồn cung cấp qua cuộn dây L2 và mối nối CE/Q2 ta thấy 
dòng điện qua cuộn dây L2 cùng chiều với chiều dòng điện qua cuộn dây L3 do đó 
cuộn dây L3 được cung cấp năng lượng. 
Khi mạch dao động đổi chiều phát tại A có tín hiệu âm tại C có bán kỳ âm và 
tại D có bán kỳ dương hồi tiếp qua C1 kích Q1 dẫn dòng điện từ nguồn cung cấp đổ 
qua cuộ dây  ... ẠCH THU TÍN HIỆU CAO TẦN 
10.6. Vị trí cấu tạo,chức năng, và nhiệm vụ của mạch thu tín hiệu cao tần 
1. Sơ đồ mạch điện và nguyên lý làm việc của mạch thu tín hiệu cao tần: 
- Sơ đồ mạch điện, tác dụng linh kiện của các mạch: 
+ Mạch vào. 
+ Mạch khuếch đại cao tần. 
+ Mach điện ổn định điểm làm việc cho tầng khuếch đại cao tần. 
+ Mạch tạo dao động nội. 
+ Mạch trộn tần. 
Các kiểu mạch đổi tần. 
- Nguyên lý hoạt động của các mạch: 
+ Mạch vào. 
+ Mạch khuếch đại cao tần. 
+ Mach điện ổn định điểm làm việc cho tầng khuếch đại cao tần. 
+ Mạch tạo dao động nội. 
+ Mạch trộn tần. 
Đồng chỉnh giữa mạch vào và mach dao động nội 
Đặc điểm của khối sóng cực ngắn điều tần 
Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng và phương pháp sửa chữa mạch thu tín 
hiệu cao tần 
 Chẩn đoán, kiểm tra và sửa chữa những hư hỏng trong mạch thu tín hiệu 
cao tần 
- Sửa chữa mạch vào. 
Sửa chữa mạch khuếch đại cao tần. 
Sửa chữa mạch trộn tần. 
Sửa chữa mạch dao động nội. 
Sửa chữa mạch đổi tần. 
BÀI 2: MẠCH KHUẾCH ĐẠI TRUNG TẦN 
Vị trí, chức năng,nhiệm vụ của mạch khuếch đại trung tần 
1. Sơ đồ mạch điện, nguyên lý hoạt động của mạch khuếch đại trung tần 
- Sơ đồ mạch điện, tác dụng linh kiện. 
- Nguyên lý hoạt động. 
- Vấn đề lựa chọn tần số trung tần. 
Mạch trung hoà. 
2. Một số mạch khuếch đại trung tần 
- Mạch khuếch đại trung tần tải khung cộng hưởng đơn. 
- Mạch khuếch đại trung tần tải khung cộng hưởng ghép. 
- Mạch khuếch đại trung tần dùng Transistor. 
Mạch khuếch đại trung tần dùng linh kiện tích hợp. 
Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng và phương pháp sửa chữa mạch khuếch đại 
trung tần 
3. Chẩn đoán, kiểm tra và sửa chữa các hư hỏng trong mạch khuếch đại trung 
tần 
Sửa chữa mạch tải. 
Sửa chữa mạch khuếch đại. 
Sửa chữa mạch vào của mạch khuếch đại trung tần. 
2.1 Vị trí, chức năng,nhiệm vụ của mạch khuếch đại trung tần 
Khối khuếch đại trung tần là khối khuếch đại cộng hưởng có nhiệm vụ 
khuếch đại trung tầng đến mức đủ lớn để dựa vào bộ tách sóng; bộ KĐTT quyết 
định bộ chọn lọc, bộ nhạy cảm của máy thu. 
2.2 Sơ đồ mạch điện, nguyên lý hoạt động của mạch khuếch đại trung 
tần 
Nếu dùng tranzito rời rạc khối trung tần có thể có 1,2v hay 3 tầng còn 
dùng IC khuếch đại trung tần thường bố trí cùng với tách sóng trong một IC. 
Mạch khuếch đại rung tầng thường dùng các sơ đồ sau: 
2.2.1. Sơ đồ mạch điện, tác dụng linh kiện. 
:Mạch khuếch đại dùng mạch cộng hưởng đơn : 
Nhiệm vụ và tác dụng các linh kiện: 
R1,R2 – tạo thiên áp cho Tranzito T, C1 – ngắn mạch cao tần. 
L3, C4 – là tải cộng hưởng của T, tầng số cộng hưởng bằng ftt. 
R3 - là điện trở ổn định emitơ , C3- là rụ thoát cao tần (xoay chiều). 
Tại tầng số cộng hường, trở kháng của khung cộng hưởng lớn nhất và 
điện áp ra cũng lớn nhất, ở những tầng số ngoài tần số ftt hệ số khuếch đại giảm 
dần (Hình 2.12b) 
Ưu điểm: hệ số khuếch đại lớn, độ chọn lọc các tầng số lân cận khá cao. 
Nhược điểm: dải thông tương đối hẹp và độ trung thực khống cao. 
Muốn tăng độ nhạy của máy thu phải tăng hệ số khuếch đại các tầng 
KĐTT, khi đó có thể xảy ra tự kích. ` 
Để hạn chế tự kích, sử dụng mạch trung hòa để khử hồi tiếp kí sinh, bằng 
cách đưa một điện áp hồi tiếp âm có biên độ bằng biên độ áp kí sinh từ đầu ra 
về đầu vào của tụ C2. 
Hình 2.13 là mạch KĐTT dùng mạch cộng hưởng kép. Tải của tầng là 
mạch cộng hưởng kép gồm L3C4 và L4C6 được ghép hổ cảm. 
Hình 2.13 Mạch KĐTT dùng cộng hưởng kép (a) và (b). 
Cực colectơ chỉ ghép một phần cuộn L3 và cũng chỉ lấy một phần điện áp 
đưa sang tần sau. Khi ghép hai mạch cộng hưởng với nhau, đặc tuyến hai mạch 
cộng hưởng có dạng như hình 2.13b, rõ ràng dãy thông rộng hơn và độ chọn lọc 
cao hơn. Để tăng hệ số khuếch đại và độ ổn định dùng mạch trung C5 hồi tiếp 
tính hiệu từ colectơ về bazơ để triệt tiêu dao động kí sinh. 
Trong một máy thu, khối KĐTTcòn sử dụng mạch cộng hưởng có tham 
số tập trung gọi tắt là bộ lọc tập trung (hình 2.14). 
Bộ lọc tập trung thưởng mắc ở đầu vào tầng khuếch đại trung tần đầu tiên 
tức là tải của bộ đổi tần. Đây là ba mạch lọc đơn được ghép lại với nhau. Các tụ 
C4, C5 là tụ ghép ngoài, trị số khoảng 10pF ÷ 15pF; các tụ C1C2C3 khoảng 
1200pF÷ 1800pF. 
Hình 2.14 Bộ KĐTT dùng bộ lọc tập trung. 
Tầng khuếch đại T là tần khuếch đại điện trở, tải là R4. Do đây là tầng 
không cộng hưởng, nên tầng sau phải là tầng cộng hưởng. 
Gần đây còn dùng bộ lọc gốm áp điện, có kích thước nhỏ, hệ số phẩm 
chất cao hơn. Bộ lọc làm việc trên hiệu ứng áp điện: Khi đặt điện áp có tầng số 
đúng bằng tần số cộng hưởng riêng của gốm áp điện thì năng lượng sẽ tạo ra 
biến dạng cơ học và truyền từ đầu đến cuối bộ lọc, ở đầu ra lại biến đồi ngược 
lại thành các dao động điện. 
Mỗi bộ lọc gốm áp điện tồn tại một tầng số cộng hưởng riêng, phụ thuộc 
vào kích thước và bản chất loại vật liệu gốm đó. 
Hình 2.15 Bộ lọc gốm áp điện: 
kí hiệu ; b) đặc tuyến trở kháng của bộ lọc ba cực ; c)sơ đồ mạch cộng 
hưởng gốm áp điện ba cực dùng trong radio casset JVC- PC- 100 W. 
Bộ lọc gốm áp điện khi dùng cho trung tần có tần số cộng hưởng f0= 
456kHz dải thông 11 kHz, tổn hao tín hiệu không đáng kể. 
MẠCH TÁCH SÓNG 
Mạch tách sóng hay mạch giải điều chế là mạch tách tính hiệu âm tần 
khỏi tính hiệu điều chế và khôi phục lại tính hiệu âm tầng ban đầu, như trước 
khi đưa vào điều chế ở máy phát. 
Phụ thuốc vào phương thức điều chế có hai loại tách sóng là tách sóng 
tính hiệu điều biên (tách sóng biên độ) và tách sóng tín hiệu điều tần (tách sóng 
tần số). 
 Tách sóng biên độ 
Mạch tách sóng biên độ đơn giản và thường dùng nhất là tách sóng điốt. 
Nếu Diodemắc nối tiếp với điện trở tải là tách sóng nối tiếp, còn nếu Diodemắc 
song song với tải gọi là tách sóng song song. Mạch tách sóng song song được 
dùng trong trường hợp cần ngăn thành phần một chiều với trung tần. Nhưng các 
máy thu thường dùng hơn là mạch tách sóng nối tiếp (hình 2.16). 
Hình 2.16 Mạch tách sóng nối tiếp dùng Diode(a) và dạng tính hiệu âm 
tầng (b). 
Nguyên lý tách sóng: giả sử tính hiệu cao tần điều chế cảm ứng sang 
cuộn L2
 có cực tính dương như trong hình vẽ, Diodethông qua dòng điện nạp 
cho tụ C2. Đến nữa chu kì sau, cực tính điện áp đổi ngược lại, DiodeD tắt và tụ 
C phóng điện qua Rt lấy ra được điện áp có dạng gần giống như đường bao tín 
hiệu điều chế cao tần- đó là tín hiệu âm tần. 
Thực tế sóng cao tần có chu kì rất ngắn, nên đường phóng nạp của tụ gần 
với đường bao. 
Dòng điện tách sóng gồm ba thành phần: 
Phần cao ngắn mạch qua tụ C2 xuống đất. 
Phần điện áp sụt trên Rt qua tụ C3 lấy tín hiệu âm tần. 
Thành phần một chiều sẽ được đưa về mạch tự động điều chỉnh hệ số 
khuếch đại (TKĐ). 
Để đảm bảo tách sóng tốt phải chọn trị số của C2 và Rt thích hợpsao cho 
đối với cao tần dung kháng C2 rất lớn so với Rt. 
Thường thì Rt chọn khoảng (5÷ 10) kΩ còn tụ C2 từ 0,005 đến 0,02µF. 
Diodetách sóng chọn loại có điện trở thuận nhỏ, điện trở ngược lớn.Về 
nguyên lý tách sóng, Diodecó thề mắc theo chiều bất kì, nhưng nó có quan hệ 
với điện áp đưa về TĐK, nên khi thay Diodecần lưu ý hàn dúng chiều như 
nguyên bản. 
Trong một số máy thu còn sử dụng mạch tách sóng dùng tranzito. 
Thường thì điểm làm việc được chọn ở chỗ cong nhất của đặc tuyến, muốn vậy, 
biến áp UBE chỉ vào khoảng 0.05 ÷ 0.1V. 
Tải của tần tách sóng là Rt, tụ C3 là tụ thoát cao tần. Bộ tách sóng dùng 
tranzito có ưu điềm: vửa tách sóng vừa có tác dụng khuếch đại tính hiệu; chế độ 
tách sóng tuyến tính hơn nên điện áp vào đủ lớn khoảng trên 0,02V. 
Nhưng mạch tách sóng dùng tranzito có nhược điềm là điện trở vào nhỏ 
vì đây chính là điện trở vào của tranzito lưỡng cực méo phi tuyến khá lớn. 
 Mạch tách sóng tín hiệu điều tần (tách sóng tần số) 
Trong các máy thu FM, tín hiệu sau khuếch đại trung tần có biên độ gần 
như không đồi, còn tần số cao tần thì biến thiên theo tín hiệu âm thanh, đó là tín 
hiệu điều tần. 
Nhiệm vụ của mạch tách sóng tần số là hồi phục lại tính hiệu âm tầng từ 
tín hiệu điều tần; tức là trước hết sự biến thiên về tần số thành biến thiên về 
biên độ sau đó tách sóng biên độ nhờ Diodehay tranzito. 
Để tách sóng điều tần có thể sử sụng các mạch tách sóng sau: 
Mạch tách sóng tần số dùng mạch cộng hưởng lệch. 
Mạch tách sóng tần số dùng mạch cộng hưởng kép. 
Mạch tách sóng tần số dùng mạch lệch cộng hưởng kép. 
Mạch tách sóng tỉ số. 
Ba loại đầu có một nhược điểm : như méo phi tuyến lớn, điện áp sau tách 
sóng chịu ảnh hưởng của biên độ nên trước phải có mạch hạn biên. Nên hầu hết 
các máy thu hiện đại đều sử dụng mạch tách sóng loại thứ 4, đó là mạch tách 
sóng tỉ số. 
Tín hiệu điều tần được biến đổi sang cuộn L3 tạo ra hai điện áp bằng nhau 
nhưng ngược chiều: U2= -U2, hai DiodeD1 và D2 mắc ngược chiều, dòng qua D1 
và D2 nạp cho tụ C5 ( trị số khoảng 10µF) nên điện áp trên C5 là U0 có thể coi 
như không đổi, điện trở R1 = R2 ; C3 = C4. 
Điện áp trên cuộn L3 bằng điện áp U1 vì được ghép qua Cgh. 
Điện áp đặt vào D1 là UD1 = U1 + U
’
2. 
Điện áp đặt vào D2 là UD2 = U1 - U
’
2. 
Tiếp đến là quá trình tách sóng biên độ: UD1 được tách sóng bởi D1, UD2 
được tách sóng bởi D2; C3 , R1 là tải tách sóng D1; C4 , R2 là tải tách sóng D2. 
Từ sơ đồ ta thấy rằng: 
US = US1 - UR vì UR = = 
nên US = US1 - = 
cùng nhân và chia cả tử và mẫu với: 
 và lưu ý = 
Ta được: Ur = Us = 
Khi tín hiệu vào thay đổi thì US1 và US2 biến thiên theo và Ur cũng thay 
đổi theo tần số, đó chính là tách sóng tần số. Nhưng điện áp ra chỉ phụ thuộc 
vào biên độ của chúng. 
Nếu: US1 = US2 thì Ur = 0 
 US1 > US2 thì Ur > 0 
 US1 < US2 thì Ur < 0 
Trong các máy thu dùng I, Mạch tách sóng AM và FM được bố trí trong 
một IC. 
Ví dụ: IC TA7640AP dung trong máy lạnh HITACHI TRK- W530W . 
Ưu điểm mạch vửa tách song tần số vừa hạn biên, nên phí trước không 
cần tầng hạn biên. 
 BÀI 3: MẠCH TÁCH SÓNG AM VÀ AGC 
Vị trí, chức năng, nhiệm vụ của mạch tách sóng AM và AGC 
1. Sơ đồ, nguyên lý hoạt động của mạch tách sóng AM và AGC 
- Sơ đồ mạch điện, tác dụng linh kiện. 
Nguyên lý hoạt động 
2. Các kiểu mạch tách sóng AM và AGC thông dụng 
- Mạch tách sóng AM và AGC dùng điốt. 
Mạch tách sóng AM và AGC dùng IC. 
Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng và phương pháp sửa chữa mạch tách 
sóng AM và AGC 
3. Chẩn đoán, kiểm tra và sửa chữa các hư hỏng trong mạch tách sóng AM và 
AGC 
4. Sửa chữa mạch tách sóng 
5. Sửa chữa mạch AGC. 
Mach tách sóng AM 
 Mạch tách sóng AM 
 Sau khi tín hiệu IF được khuếch đại qua hai tầng khuếch đại trung tần, tín 
hiệu IF được đưa sang mạch tách sóng 
 Mạch tách sóng bao gồm Diode D1 tách lấy bán kỳ dương của tín hiệu sau đó 
được mạch lọc RC ( R1, C1, C2) lọc bỏ thành phần cao tần , ở đầu ra ta thu 
được tín hiệu âm tần là đường bao của tín hiệu cao tần. 
 Chính mạch lọc RC của mạch tách sóng AM đã loại bỏ mất các thành phần 
tần số cao của tín hiệu âm tần, do đó chất lượng âm thanh bị giảm. 
 Bài 4: Mạch tách sóng FM 
Vị trí, chức năng,nhiệm vụ của mạch tách sóng FM 
1. Sơ đồ mạch điện, nguyên lý hoạt động của mạch tách sóng FM 
- Sơ đồ mạch điện, tác dụng linh kiện. 
Nguyên lý hoạt động. 
2. Một số mạch mạch tách sóng FM thông dụng 
- Mạch tách sóng tỷ lệ. 
- Mạch tách sóng trực pha. 
- Mạch tách sóng vòng. 
- Mạch tách sóng dùng điốt. 
Mạch tách sóng dùng IC. 
Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng và phương pháp sửa chữa mạch tách sóng 
FM 
Chẩn đoán, kiểm tra và sửa chữa các hư hỏng trong mạch tách sóng FM 
Sửa chữa mạch tách sóng FM dùng điốt. 
Sửa chữa mạch tách sóng FM dùng IC. 
BÀI 5: MẠCH TỰ ĐỘNG CHỌN SÓNG ĐÀI CẦN THU 
1. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ của mạch tự động chọn sóng 
đài cần thu 
Thời gian: 
0.5h 
2. Sơ đồ mạch điện, nguyên lý hoạt động của mạch tự động 
chọn sóng đài cần thu 
- Sơ đồ mạch điện, tác dụng linh kiện. 
- Nguyên lý hoạt động. 
Thời gian: 1h 
3. Một số kiểu mạch tự động chọn sóng đài cần thu 
- Mạch tự dộng chọn sóng đài cần thu dùng linh kiện rời. 
- Mạch tự dộng chọn sóng đài cần thu dùng linh kiện tích 
hợp. 
Thời gian: 1h 
4. Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng và phương pháp sửa 
chữa mạch tự động chọn sóng đài cần thu 
Thời gian: 
0.5h 
5. Chẩn đoán, kiểm tra và sửa chữa những hư hỏng trong 
mạch tự động chọn sóng đài cần thu: 
- Sửa chữa mạch tự động chọn sóng đài cần thu dùng linh 
kiện rời. 
Thời gian: 5h 
- Sửa chữa mạch tự động chọn sóng đài cần thu dùng linh 
kiện tích hợp. 
Thời gian: 4h 
 Bài 6: Mạch điện khối giải mã tách kênh FM Stereo 
1. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ của khối giải mã tách kênh 
FM Stereo 
Thời gian: 0.5h 
2. Sơ đồ mạch điện, nguyên lý hoạt động của khối giảI mã 
tách kênh FM Stereo 
- Sơ đồ mạch điện, tác dụng linh kiện. 
- Nguyên lý hoạt động. 
Thời gian: 1h 
3. Một số mạch điện khối giải mã tách kênh FM Stereo 
- Mạch giải mã tách kênh FM Stereo dùng mạch tách 
sóng vòng. 
- Mạch giải mã tách kênh FM Stereo dùng IC mạch vòng 
khoá pha (PLL). 
Thời gian: 1h 
4. Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng và phương pháp sửa 
chữa mạch điện khối giải mã tách kênh FM Stereo 
Thời gian: 0.5h 
5. Chẩn đoán, kiểm tra và sửa chữa các hư hỏng trong 
mạch điện khối giải mã tách kênh FM Stereo 
- Sửa chữa mạch giải mã tách kênh. 
Thời gian: 5h 
- Sửa chữa mạch lọc tín hiệu. Thời gian: 5h 
 Bài 7: Mạch tự động chọn tần số cần thu (AFC) 
1. Vị trí, chức năng,nhiệm vụ mạch tự động chọn tần số cần 
thu(AFC) 
Thời gian: 0.25h 
2. Sơ đồ mạch điện, nguyên lý hoạt động của mạch tự động 
chọn tần số cần thu 
- Sơ đồ mạch điện, tác dụng linh kiện. 
- Nguyên lý hoạt động. 
Thời gian: 0,5h 
3. Một số mạch điện tự động chọn tần số cần thu cần thu 
- Mạch dùng linh kiện rời. 
- Mạch dùng linh kiện tích hợp. 
Thời gian: 0,5h 
4. Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng và phương pháp sửa 
chữa mạch điện tự động chọn tần số cần thu 
Thời gian: 0.75h 
5. Chẩn đoán, kiểm tra và sửa chữa các hư hỏng trong mạch 
điện tự động chọn tần số cần thu 
- Sửa chữa mạch dùng linh kiện rời. 
Thời gian: 1,5h 
- Sửa chữa mạch dùng linh kiện tích hợp. Thời gian: 1,5h 
 Bài 8: Hệ thống cáp đầu nối 
1. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ của hệ thống cáp đấu nối 
Thời gian: 
0.25h 
2. Sơ đồ, nguyên lý hoạt động của hệ thống cáp đấu nối 
- Sơ đồ. 
- Nguyên lý hoạt động. 
Thời gian: 1h 
3. Sơ đồ lắp ráp hệ thống cáp đấu nối 
Thời gian: 
0.25h 
4. Cấu tạo, quy ước của các loại jack cắm Thời gian: 
0.25h 
Thời gian: 
0.25h 
5. Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng và phương pháp sửa 
chữa hệ thống cáp đấu nối 
6. Chẩn đoán, kiểm tra và sửa chữa các hư hỏng hệ thống 
cáp đấu nối 
- Sửa chữa cáp đầu nối. 
- Sửa chữa jack cắm. 
Thời gian: 2h 
Thời gian: 2h 
 Bài 9: Hiện tượng, nguyên nhân và phương pháp chẩn đoán hư hỏng của 
máy Radio 
1. Hiện tượng và các nguyên nhân hư hỏng của Máy RADIO 
Thời gian: 
0.5h 
2. Quy trình kiểm tra Máy RADIO Thời gian: 1h 
3. Kiểm tra phán đoán khối chức năng có sự cố 
Thời gian: 
0.5h 
4. Xây dựng lưu đồ phân tích phán đoán khối mạch chức 
năng có khả năng bị sự cố từ các hiện tượng 
Thời gian: 2h 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_radio_cassette_truong_cao_dang_nghe_cong_nghiep_h.pdf