Giáo trình Thuốc bảo vệ thực vật Trường Bảo Lộc - Phần thứ hai: Thuốc bảo vệ thực vật chuyên khoa

Trong số khoảng 1 triệu loài côn trùng có khoảng 10.000 loài phá hại cây trồng.

Trong số đó chỉ có khoảng 700 loài gây hại đáng kể cho mùa màng trên khắp thế giới.

Do vậy, con người đã phải đầu tư rất nhiều sức lực để chống lại các côn trùng. Kết quả

là con người đã phát triển được nhiều sản phẩm thuốc để tiêu diệt côn trùng như một

số thuốc trừ sâu và thuốc trừ động vật gây hại sau đây.

Thuốc trừ sâu thảo mộc

Có một số thuốc BVTV ly trích từ thực vật như: pyrethrum, rotenone, sabadilla,

và ryania. Pyrethrin và các pyrethoids. Nicotine và Nicotine sulfate hiện nay không

dùng nữa. Ngoài ra còn chất limonene mới được khám phá gần đây chủ yếu dùng trị

các côn trùng ký sinh trên động vật. Chất Azadirachtin được ly trích từ cây “neem”,

chủ yếu sử dụng cho nhà kiếng và cây kiểng. Các thuốc gốc thực vật thường tồn lưu

thấp, nhưng đắt giá do quá trình ly

pdf 88 trang dienloan 2400
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Thuốc bảo vệ thực vật Trường Bảo Lộc - Phần thứ hai: Thuốc bảo vệ thực vật chuyên khoa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Thuốc bảo vệ thực vật Trường Bảo Lộc - Phần thứ hai: Thuốc bảo vệ thực vật chuyên khoa

Giáo trình Thuốc bảo vệ thực vật Trường Bảo Lộc - Phần thứ hai: Thuốc bảo vệ thực vật chuyên khoa
 88 
PHẦN THỨ HAI 
THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT CHUYÊN KHOA 
Chương 4 
THUỐC TRỪ SÂU VÀ CÁC LOÀI ĐỘNG VẬT GÂY HẠI KHÁC 
Chương này cung cấp cho sinh viên các kiến thức về đặc tính và cách sử dụng 
thuốc để phòng trừ các loài động vật gây hại như sâu, nhện, ốc, chuột, tuyến trùng. 
4.1. THUỐC TRỪ SÂU 
Trong số khoảng 1 triệu loài côn trùng có khoảng 10.000 loài phá hại cây trồng. 
Trong số đó chỉ có khoảng 700 loài gây hại đáng kể cho mùa màng trên khắp thế giới. 
Do vậy, con người đã phải đầu tư rất nhiều sức lực để chống lại các côn trùng. Kết quả 
là con người đã phát triển được nhiều sản phẩm thuốc để tiêu diệt côn trùng như một 
số thuốc trừ sâu và thuốc trừ động vật gây hại sau đây. 
4.1.1. Thuốc trừ sâu thảo mộc 
Có một số thuốc BVTV ly trích từ thực vật như: pyrethrum, rotenone, sabadilla, 
và ryania. Pyrethrin và các pyrethoids. Nicotine và Nicotine sulfate hiện nay không 
dùng nữa. Ngoài ra còn chất limonene mới được khám phá gần đây chủ yếu dùng trị 
các côn trùng ký sinh trên động vật. Chất Azadirachtin được ly trích từ cây “neem”, 
chủ yếu sử dụng cho nhà kiếng và cây kiểng. Các thuốc gốc thực vật thường tồn lưu 
thấp, nhưng đắt giá do quá trình ly trích. 
a. Rotenone 
Rotenone và các chất tương tự với nó được gọi là rotenoids, được thương mại 
hóa dùng làm thuốc diệt côn trùng ăn lá cây trồng từ 1848. Tuy nhiên chúng đã được 
dùng làm thuốc để làm tê liệt cá từ nhiều thế kỷ trước ở nhiều địa điểm khác nhau trên 
thế giới (Trung Quốc, Nam Mỹ). Các chất rotenoid được ly trích từ hai giống cây họ 
đậu là loài Derris trồng nhiều ở Malaysia và Đông Á và Lonchocarpus (còn gọi là 
cubeb hay cubé) trồng ở Nam Mỹ. Rotenone có nhiều tên gọi khác là như Nicouline, 
Yubatoxin 
Rễ cây Derris elliptica được gọi là: Rễ Derris, rễ Tuba hoặc Alker tuba 
Rễ cây Lonchocarpus ylitis, L. urucu và L. nicou được gọi là barbaso, cube, 
haiari, neloe, timbo. 
Rotenone có LD50 qua miệng (chuột ) vào khoảng 350 mg/kg đã được dùng làm 
thuốc diệt côn trùng khá lâu. Chất này không độc cho cây trồng, nhưng rất độc cho cá 
và côn trùng, ít độc cho các động vật máu nóng và không để lại dư lượng trên sản 
phẩm do đó không cần phải chờ lâu mới thu hoạch. Rotenone là chất vị độc lẫn tiếp 
xúc đối với côn trùng, được sử dụng dưới dạng dịch phun đậm đặc hoặc dạng bột. 
Rotenone tuy giết côn trùng chậm nhưng côn trùng bỏ ăn ngay khi tiếp xúc với thuốc. 
Dưới điều kiện có ánh sáng mặt trời rotenone chỉ tồn tại 1 đến 3 ngày. Rotenone là loại 
thuốc gốc thực vật có doanh số bán đứng thứ nhì sau pyrethrum. 
 89 
Rotenone là thuốc tuyệt hảo để giết cá dữ, làm sạch ao hồ nuôi cá kiểng. 
Rotenone là một loaị thuốc chọn lọc, giết các loài cá dữ mà không gây hại cho chuỗi 
thực phẩm của cá, dễ phân hủy, không để lại dư lượng. Nồng độ thường dùng là 0,5 
ppm. 
b. Sabadilla 
Sabadilla được ly trích từ hạt các cây trong họ huệ. LD50 đường miệng vào 
khoảng 5000 mg/kg, là chất có độ độc cho động vật máu nóng thấp nhất trong số các 
thuốc gốc thực vật. Thuốc có tác dụng vị độc và tiếp xúc đối với côn trùng. Sabadilla 
có hai chất alkaloid là cevadine (C32H49NO9) và veratridine (C36H51NO11). Thuốc có 
tác dụng kích thích mắt mũi và gây nhảy mũi dữ dội ở một số người nhạy cảm. Thuốc 
phân hủy nhanh chóng dưới ánh nắng mặt trời, sử dụng an toàn không cần thời gian 
cách ly. Sabadilla không tiêu thụ được nhiều như Pyrethrum và Rotenone. Sabadilla 
dùng chủ yếu cho các loại rau. 
c. Ryania 
Ryania là một thuốc gốc thực vật an toàn cho người và gia súc, không cần thời 
gian cách ly. Ryania được chế tạo từ củ của cây Ryania mọc ở Trinidad và là một 
alkaloid. Thuốc có LD50 vào khoảng 750 mg/kg. Là một thuốc tác dụng chậm, cần 
khoảng 24 giờ để giết côn trùng. Thành phần hoạt động của Ryania là alkaloid 
ryanodine (C25H35NO9). Ryanodine tác động đến cơ côn trùng bằng cách ngăn cản sự 
co cơ tương tự như tác động của Strychnin đối với động vật có vú. Ryania dùng tốt 
trên các loại cây ăn trái, vườn rau để trừ nhiều loại côn trùng khác nhau. Ryania không 
có hiệu lực đối với nhện đỏ. 
d. Limonene 
Limonene là thuốc gốc thực vật gần đây nhất. Thuốc được trích từ vỏ trái họ 
cam quít dùng để trừ các ngoại ký sinh trên thú vật. Thuốc không độc cho động vật 
máu nóng. Trong chất trích vỏ cam quít có nhiều chất có tác dụng trừ côn trùng nhưng 
Limonene chiếm tỷ lệ cao nhất vào khoảng 98%. Cách tác động của thuốc cũng giống 
như Pyrethrum: nó tác động vào các thần kinh giao cảm của hệ thần kinh ngoại vi, nó 
không ức chế cholinesterase. 
e. Azadirachtin 
Dầu chiết trích từ hạt cây neem (Azadirachta indica) chứa chất hoạt động 
azadirachtin, là một nortriterpenoid thuộc nhóm lemonoids. Azadirachtin là một loại 
bột xanh lục nhạt có mùi giống tỏi, có hoạt tính diệt côn trùng và nấm, vi khuẩn gồm 
cả tính chất điều hòa sinh trưởng côn trùng. Thuốc làm biến đổi sự lột xác của côn 
trùng bằng cách ức chế sự sinh tổng hợp chất ecdysone, một loại hormone điều khiển 
sự biến thái. Thuốc Azatin dùng như là một chất điều hòa sinh trưởng. Margosan là 
một loại thuốc diệt côn trùng vị độc và tiếp xúc dùng trong nhà kiếng và cho cây hoa 
kiểng. 
f. Nicotine 
Từ năm 1690, người ta đã dùng chất trích từ cây thuốc lá để diệt các côn trùng 
miệng hút trong vườn. Năm 1890, chất hoạt động trong dịch trích này được đặt tên là 
 90 
nicotine. Từ đó nicotine được sản xuất thương mại. Ngày nay, nicotine vẫn còn được 
ly trích bằng phương pháp chưng cất hoặc phương pháp dùng dung môi. 
Nicotine là một alkaloid, một hợp chất dị vòng có chứa nitơ có hoạt tính sinh lý 
đặc biệt cũng như một số alkaloid khác (không dùng làm thuốc diệt côn trùng) như 
caffein (trong trà và cà phê), quinin (từ cỏ cây cinchona), morphine (từ thuốc phiện), 
cocaine (từ lá coca), ricinine (một chất độc trích từ cây thầu dầu), strychnine (từ cây 
Strychnos nux omica), coniin (từ cây độc cần=hemlock), và chất LSD (Một chất gây 
ảo giác trích từ nấm gây bệnh trên hạt ngũ cốc). 
Nicotine giả acetylcholine tại các tiếp điểm thần kinh ở động vật có vú và gây 
ra triệu chứng co vặn cơ thể và chết nhanh chóng. Ở côn trùng, triệu chứng cũng xảy 
ra tương tự nhưng chỉ có ở hạch tại trung khu thần kinh. Nicotine sulfate thương mại 
rất độc cho động vật máu nóng, cũng như côn trùng: LD50 trên chuột 50-60 mg/kg. 
Đến năm 1992 chất này bị cấm không sản xuất nữa. 
4.1.2. Thuốc trừ sâu Clo hữu cơ (CHC) 
Các thuốc clo hữu cơ chứa chủ yếu các nguyên tử carbon, chlorine và 
hydrogen. Chất tiêu biểu cho nhóm thuốc này là DDT. Thuốc này nay đã bị cấm ở hầu 
hết các nước trên thế giới. Trước khi bị cấm DDT có một lịch sử lẫy lừng, đã giúp ích 
rất nhiều cho hai ngành Nông nghiệp và Y tế. Người phát minh ra DDT đã nhận được 
giải thưởng Nobel. Hiện nay tại Việt Nam, tất cả các thuốc trừ sâu gốc clo hữu cơ 
đều bị cấm sử dụng. 
a. Nhóm DDT và các chất liên quan 
Gồm có DDT, DDD (TDE), Methoxychlor, Ethylan, Dicofol, Chlorobenzilate. 
Hai đặc tính cơ bản của DDT và DDE là: 
Bền bỉ trong môi trường, không bị phân hủy bởi vi sinh vật, men, nhiệt, và tia 
UV (tia cực tím). 
Tích lũy tăng bội sinh học trong chuỗi thực phẩm, chủ yếu tích lũy trong mô 
mỡ động vật. 
Cơ chế tác động của các thuốc thuốc nhóm này là có tính độc đối với hệ thần 
kinh, phá hủy sự cân bằng muối và kali trong thần kinh, làm chúng không còn dẫn 
truyền luồng thần kinh được nữa. Việt Nam đã cấm sử dụng nhóm thuốc này vào tháng 
5 năm 1996. 
b. Hexachlrocyclohexan (HCH) 
Còn được gọi là Benzenehexachloride (BHC), chất này được biết tới từ năm 
1825 nhưng mãi đến 1940 mới được dùng như thuốc diệt côn trùng. Chất này có nhiều 
đồng phân (alpha, beta, gamma, delta, epsilon). Trong hỗn hợp bình thường của các 
đồng phân, gamma BHC chiếm 12%. Về sau, người ta đã chế tạo được Lindane với 
99% là gamma BHC. Thuốc HCH thường lưu lại mùi trên sản phẩm nhưng do giá rẻ 
nên vẫn còn được dùng ở các nước nghèo. Tác động của HCH trên côn trùng và động 
vật có vú cũng tương tự như với DDT. Lindane gây độc thần kinh, gây run rẩy, co giật 
và cuối cùng là suy kiệt. Lindane không mùi và bay hơi mạnh. Trong nhóm này, thuốc 
Lindane, BHC đã bị cấm sử dụng tại Việt Nam vào tháng 5 năm 1996. 
 91 
c. Các Cyclodiens 
Các thuốc trong nhóm cyclodien được chế tạo vào những năm sau thế chiến thứ 
II gồm có: Chlordane (1945); Aldrin, Dieldrin (1948); Heptachlor (1949); Endrin 
(1951); Mirex (1954); Endosulfan (1956); và Chlordecone (1958). Còn có một số khác 
ít quan trọng hơn như: Isodrin, Alodan, Bromodan, Telodrin. Nhìn chung, các 
cyclodien là những chất bền vững trong đất và khá bền trước tác động của tia UV và 
ánh sáng trông thấy. Do đó chúng được dùng phổ biến ở dạng thuốc xử lý vào đất để 
trừ mối và các côn trùng đất có giai đoạn ấu trùng ăn phá rễ non. Các thuốc nhóm này 
rẻ, khả năng tiêu diệt bền bỉ nên được ưa chuộng trước đây. Tuy nhiên hiện nay côn 
trùng đất đã phát triển tính kháng với chúng, do đó mức tiêu thụ sau đó ít dần. Riêng ở 
Mỹ, từ 1975 đến 1980 cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa kỳ đã cấm dùng nhóm này. 
Riêng Aldrin và Dieldrin còn tiếp tục dùng để trừ mối thì đến năm 1984 cũng bị cấm 
luôn, đồng thời Chlordane và Heptachlor cũng bị cấm năm 1988. Các thuốc cyclodiene 
có độc tính tương tự nhau đối với côn trùng, động vật có vú, và chim nhưng rất độc 
cho cá. Các cyclodiene gây độc thần kinh như DDT và HCH, chúng cũng làm rối loạn 
sự cân bằng muối và kali trong nơ ron thần kinh nhưng theo một cách khác với DDT 
và HCH. Trong nhóm này, các thuốc Aldrin, Endosulfan, Dieldrin, Endrin, Chlordane, 
Heptachlor, Isodrin đã bị cấm sử dụng tại Việt Nam vào tháng 5 năm 1996. 
Đặc tính của chất Endosulfan – thuốc điển hình trong nhóm này 
Thuốc kỹ thuật dạng rắn, điểm nóng chảy 109,2 – 213,30C. Không tan trong 
nước, tan trong nhiều dung mô hữu cơ. Nhóm độc I, LD50 qua miệng 22,7 – 160 
mg/kg, chè đen 30 mg/kg. Thuốc trừ sâu và nhện hại cây, tác động tiếp xúc và vị độc, 
ở nhiệt độ cao có khả năng xông hơi. Thời gian cách ly 21 ngày với cây ăn quả, 28 
ngày với cây ngủ cốc. 
Sử dụng: Phòng trừ nhiều loại sâu đục thân, đục quả, sâu ăn lá, mọt đục cành, 
đục quả, bọ trĩ, rệp, nhện đỏ cho bông, đậu, cây ăn quả, cà phê, chè. Thuốc sữa 35% 
hoạt chất dùng liều luợng 1- 2 l/ha, pha nước với nồng độ 0,2 – 0,3% phun ướt đều lên 
cây. 
Endosulfan là thuốc chỉ được dùng ở dạng lỏng, có hàm lượng hoạt chất không 
quá 40%. Không dùng cho rau và cây dược liệu, không dùng cho lúa và màu ở khu 
vực hoặc gần khu vực nuôi tôm, cá. Chỉ dùng cho cây công nghiệp, cây lâm nghiệp, 
cây ăn quả và cây cảnh trước khi ra hoa. 
Khả năng hỗn hợp: có các dạng hỗn hợp với Methomyl, Cypermethrin. Khi sử 
dụng có thể pha chung với nhiều thuốc trừ sâu bệnh khác. 
d. Các Polychlorterpene 
Chỉ có hai chất polychlorterpene là toxaphene (1947) và Strobane (1951). 
Toxaphene sinh ra từ sự clo hóa Camphene, một chất từ cây thông. Trong nông 
nghiệp, toxaphene được dùng rất nhiều, dùng ở dạng đơn độc hoặc phối hợp với DDT 
hoăc với Methyl Parathion. Toxaphene là một hỗn hợp của 177 chất dẫn xuất clo hóa 
của hợp chất 10 carbon. Thành phần cực độc của hỗn hợp Toxaphene này là Toxicant 
A, chỉ chiếm 3% trong hỗn hợp kỹ thuật. Chất này độc gấp 18 lần trên chuột, 6 lần 
trên ruồi, và 36 lần trên cá vàng khi so với hỗn hợp toxaphene kỹ thuật. 
 92 
Các loại thuốc này lưu lại lâu trong đất nhưng không lâu bằng cyclodiene, và 
thường biến mất khỏi bề mặt thực vật sau khi phun hai hay ba tuần. Sự mất đi chủ yếu 
là do bay hơi hơn là do biến dưỡng hoặc quang phân giải. Thuốc dễ bị biến đổi trong 
cơ thể động vật và loài chim. Thuốc không tồn trữ trong mô mỡ. Tuy ít độc cho côn 
trùng, động vật có vú và chim, thuốc lại rất độc đối với cá tương tự như Toxaphene. 
Cơ chế gây độc cũng tương tự như Cyclodiene. Ở Mỹ Toxaphene bị cấm năm 1983. 
Trong nhóm này, Việt Nam đã cấm Toxaphene và Strobane vào tháng 5 năm 1996. 
4.1.3. Thuốc trừ sâu Lân hữu cơ (LHC) 
Là những loại thuốc có chứa phospho. Tính chất diệt côn trùng được phát hiện 
ở Đức trong thế chiến thứ II từ những nghiên cứu về các chất có liên hệ đến các chất 
độc sarin, soman, tabun, là những chất đều có gốc lân, và những nghiên cứu tìm chất 
thay thế cho nicotine lúc bấy giờ đang khan hiếm ở Đức. 
Các LHC có hai đặc tính nổi bật: (1) thuốc độc đối với động vật có xương sống 
hơn là thuốc gốc Clo hữu cơ, và (2) không tồn lưu lâu. Nhờ đặc tính thứ nhì, các LHC 
được dùng thay thế các Clo hữu cơ. Các LHC gây độc chủ yếu thông qua sự ức chế 
men acetylcholinesterase làm tích lũy quá nhiều acetylcholine tại vùng synap làm cho 
cơ bị co giật mạnh và cuối cùng bị tê liệt. Có 6 dạng este chính của acid phosphoric. 
Các thuốc LHC điển hình gồm: 
a. Acephate 
Tính chất: Thuốc kỹ thuật ở thể rắn, màu trắng. Điểm nóng chảy 81 – 910C, 
tan trong nước 65% và trong nhiều dung môi hữu cơ như acetone, ethanol. 
Nhóm độc II, LD50 qua miệng 1030 – 1447mg/kg, LD50 qua da > 10.250mg/kg. 
Ít độc với cá và ong (LC50 với cá > 1g/l). Thời gian cách ly (TGCL) 14 ngày. 
Thuốc tác động tiếp xúc, vị độc, có khả năng nội hấp. Phổ tác dụng rộng, trừ 
được cả nhện đỏ. 
Sử dụng: Phòng trừ nhiều loại sâu đục thân, ăn lá và chích hút cho nhiều loại 
cây trồng như sâu đục thân, sâu cuốn lá, bọ xít, bọ rầy hại lúa, sâu khoang, sâu xanh, 
rầy, rệp hại rau, đậu, thuốc lá, sâu vẽ bùa, sâu ăn lá, bọ xít, rầy, rệp, nhện đỏ hại cây ăn 
quả, cây công nghiệp (chè, cà phê ). 
Chế phẩm 75% hoạt chất sử dụng với liều lượng 0,5 – 1,0 kg/ha, pha với nước 
nồng độ 0,15 – 0,2% phun ướt đều lên cây. Chế phẩm 40% dùng 1,0 – 1,5 kg/ha. 
Khả năng hỗn hợp: Có thể pha chung với nhiều thuốc trừ sâu bệnh khác. 
b. Chlorpyrifos Ethyl 
Tính chất: Thuốc kỹ thuật tinh thể màu trắng, điểm nóng chảy 410C, rất ít tan 
trong nước (2 ppm ở 250C), tan trong acetone, benzene, chloroform, ethanol, methanol 
và nhiều dung môi hữu cơ khác. Dễ phân hủy trong môi trường kiềm và nhiệt độ cao. 
Nhóm độc II, LD50 qua miệng 96 – 270 mg/kg, LD50 qua da 2000 mg/kg. 
Tương đối độc với ong và cá (LC50 với cá vàng 0,18 mg/l). Dư lượng tối đa (DLTĐ) 
với cam, chanh 0,3 mg/kg, rau 0,05 mg/kg. TGCL 14 ngày. 
 93 
Tác động tiếp xúc, vị độc và xông hơi. Phổ tác dụng rộng, hiệu lực trừ sâu 
nhanh. 
Sử dụng: Phòng trừ nhiều loại sâu đục thân, đục quả, ăn lá và chích hút cho 
nhiều loại cây trồng như sâu đục thân, sâu cuốn lá lúa, sâu đục thân mía, sâu tơ, sâu 
xanh, sâu khoang, rầy, rệp hại rau, đậu xanh, bọ xít, rệp hại bông, sâu đục cành, đục 
quả, rệp sáp hại cà phê, sâu ăn lá, sâu đục cành, đục quả, rệp, bọ xít hại cây ăn quả. 
 Liều lượng sử dụng cho lúa, rau, màu từ 0,2 – 0,4 kg a.i/ha, tương đương 
1 – 2 lít loại chế phẩm 20% hoặc 0,7 – 1,3 lít loại chế phẩm 30%, hoặc 0,4 – 0,8 lít 
loại chế phẩm 48%. 
Với cây ăn quả và cây công nghiệp lâu năm nếu dùng chế phẩm 20% thì pha 
nước với nồng độ 0,2 – 0,3%, chế phẩm 30% pha nồng độ 0,15 – 0,2%, phun ướt đều 
lên cây. Thuốc còn dùng trừ sâu, mối, mọt trong kho tàng, trừ côn trùng trong y tế và 
thú y. 
 ... c cơ quan có thẩm quyền cho phép; 
4. Có trang thiết bị bảo đảm vệ sinh lao động, an toàn sức khỏe cho người, vật 
nuôi, môi trường, phòng, chống cháy nổ; 
5. Có hệ thống xử lý chất thải theo quy định của cơ quan có thẩm quyền về môi 
trường; 
6. Có cơ sở kiểm tra chất lượng sản phẩm hoặc đăng ký với cơ quan kiểm tra 
chất lượng gần nhất để kiểm tra chất lượng thuốc trước khi xuất xưởng. 
Điều 8: 
Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề cho người trực tiếp điều hành sản xuất, gia 
công, sang chai, đóng gói thuốc bảo vệ thực vật: 
1. Có trình độ chuyên môn về hóa học hoặc bảo vệ thực vật từ đại học trở lên; 
2. Có giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp theo quy 
định. 
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định thủ tục cấp chứng chỉ hành 
nghề. 
Điều 9: 
Việc đăng ký sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói thuốc bảo vệ thực vật 
được thực hiện theo quy định như sau: 
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ cấp đăng ký kinh doanh về hoạt động sản 
xuất, gia công, sang chai, đóng gói thuốc bảo vệ thực vật khi người trực tiếp quản lý, 
 167
điều hành hoạt động này có chứng chỉ hành nghề do cơ quan quản lý nhà nước về bảo 
vệ thực vật ở địa phương cấp. 
Tổ chức, cá nhân được quyền hoạt động sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói 
thuốc bảo vệ thực vật kể từ khi có đủ các điều kiện qui định tại Điều 7 của Điều lệ này 
và cam kết thực hiện đúng các điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động. 
Tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, gia công, sang 
chai, đóng gói thuốc bảo vệ thực vật thì phải có ý kiến bằng văn bản của Bộ Nông 
nghiệp và Phát triển nông thôn. 
Điều 10: 
Tổ chức, cá nhân được sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói các loại thuốc 
bảo vệ thực vật sau: 
1. Các loại thuốc có trong danh mục thuốc được phép sử dụng, hạn chế sử dụng 
ở Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố; 
2. Các loại thuốc bảo vệ thực vật trong hợp đồng đã ký với thương nhân nước 
ngoài để tái xuất, để sử dụng thử hoặc để sử dụng trong các dự án đầu tư nước ngoài 
tại Việt Nam. 
Điều 11: 
Tổ chức, cá nhân được sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói thuốc bảo vệ 
thực vật có trách nhiệm: 
1. Báo cáo tình hình sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói hàng quý, hàng 
năm theo quy định hiện hành của Nhà nước với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về 
bảo vệ và kiểm dịch thực vật; 
2. Khi không tiếp tục sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói thuốc bảo vệ thực 
vật thì phải báo cáo bằng văn bản cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp đăng ký 
kinh doanh và cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bảo vệ và kiểm dịch thực vật biết; 
3. Người xin cấp chứng chỉ hành nghề sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói 
thuốc bảo vệ thực vật phải nộp lệ phí theo quy định của nhà nước. 
 168
Chương III 
XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU THUỐC VÀ NGUYÊN LIỆU LÀM THUỐC BẢO 
VỆ THỰC VẬT 
Điều 12: 
Nhập khẩu thuốc thành phẩm và nguyên liệu để sản xuất, gia công, sang chai, 
đóng gói thuốc bảo vệ thực vật: 
1. Tổ chức, cá nhân được nhập khẩu thuốc thành phẩm, nguyên liệu trong danh 
mục thuốc được phép sử dụng hoặc hạn chế sử dụng ở Việt Nam để sản xuất, gia công, 
sang chai, đóng gói theo quy định của Nghị định này; 
2. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu thuốc thành phẩm, nguyên liệu thuốc bảo vệ 
thực vật ngoài danh mục được phép sử dụng để gia công, đóng gói tại Việt Nam nhằm 
mục đích tái xuất theo hợp đồng đã ký với nước ngoài phải có giấy phép nhập khẩu 
của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và phải chịu sự kiểm tra việc tái xuất đó 
của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền; 
3. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật chưa có trong danh mục 
được phép sử dụng để khảo nghiệm, để sử dụng trong các dự án đầu tư nước ngoài tại 
Việt Nam mà được phép dùng loại thuốc này hoặc nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật 
trong danh mục hạn chế sử dụng phải có giấy phép xuất khẩu của Bộ Nông nghiệp và 
Phát triển Nông thôn. 
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quy định điều kiện và thủ tục cấp giấy 
phép nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật. 
Điều 13: 
Tổ chức, cá nhân có đăng ký kinh doanh được phép xuất khẩu thuốc, nguyên 
liệu thuốc bảo vệ thực vật theo quy định về hoạt động xuất nhập khẩu của Nhà nước. 
 169
Chương IV 
VẬN CHUYỂN, BẢO QUẢN, BUÔN BÁN THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT 
TRONG NƯỚC 
Điều 14: 
Việc vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật phải theo đúng yêu cầu kỹ thuật của 
từng loại thuốc và phải bảo đảm an toàn cho người, bảo vệ môi trường và hệ sinh thái. 
Điều 15: 
Thuốc bảo vệ thực vật phải được bảo quản trong kho. Kho chứa thuốc phải 
đúng yêu cầu kỹ thuật đảm bảo chất lượng thuốc, đảm bảo an toàn đối với người, bảo 
vệ môi trường và hệ sinh thái. 
Điều 16: 
Tổ chức, cá nhân buôn bán thuốc bảo vệ thực vật phải có đủ các điều kiện sau: 
1. Có chứng chỉ hành nghề buôn bán thuốc bảo vệ thực vật; 
2. Có cửa hàng bán thuốc và kho chứa thuốc đúng quy định; 
3. Có trang thiết bị cần thiết bảo đảm an toàn cho người, vệ sinh môi trường, 
phòng chống cháy, nổ theo quy định của pháp luật. 
Điều 17: 
Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề cho người buôn bán thuốc bảo vệ thực vật: 
1. Có văn bằng về trung cấp nông, lâm nghiệp hoặc giấy chứng nhận đã tham 
dự lớp học chuyên môn về thuốc bảo vệ thực vật do Chi cục bảo vệ thực vật tỉnh, 
thành phố trực thuộc Trung ương cấp; 
2. Có chứng nhận sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp theo quy 
định. 
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định thủ tục cấp chứng chỉ hành 
nghề buôn bán thuốc bảo vệ thực vật. 
Điều 18: 
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ cấp đăng ký kinh doanh đối với hoạt động 
buôn bán thuốc bảo vệ thực vật khi người buôn bán thuốc có chứng chỉ hành nghề do 
Chi cục bảo vệ thực vật tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp. 
 Tổ chức, cá nhân được buôn bán thuốc bảo vệ thực vật kể từ khi có đủ 
các điều kiện quy định tại Điều 16 của Điều lệ này và cam kết thực hiện đúng các điều 
kiện đó trong suốt quá trình hoạt động buôn bán thuốc bảo vệ thực vật. 
Điều 19: 
Phạm vi buôn bán thuốc bảo vệ thực vật: 
1. Được buôn bán các loại thuốc thành phẩm có trong danh mục thuốc được 
phép sử dụng, hạn chế sử dụng ở Việt Nam; 
 170
2. Không buôn bán thuốc bảo vệ thực vật trong một cửa hàng cùng với lương 
thực, thực phẩm, hàng giải khát, thuốc y tế và các hàng hóa vật tư tiêu dùng khác, trừ 
phân bón. 
Điều 20: 
Việc vận chuyển, tàng trữ, buôn bán, quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật phải theo 
đúng quy định sau đây: 
1. Vận chuyển, tàng trữ, buôn bán thuốc và nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật 
phải có nhãn và nhãn hiệu theo đúng quy định pháp luật; 
2. Được quảng cáo các loại thuốc có trong danh mục thuốc được phép sử dụng 
ở Việt Nam. Nội dung quảng cáo phải đúng tính năng, tác dụng của thuốc như đã đăng 
ký với Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn và phù hợp với quy định hiện hành về 
thông tin quảng cáo. 
 171
Chương V 
SỬ DỤNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT 
Điều 21: 
Tổ chức, cá nhân được phép sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có trong danh mục 
thuốc được phép sử dụng và hạn chế sử dụng để phòng trừ sinh vật gây hại tài nguyên 
thực vật theo hướng dẫn của cán bộ chuyên môn hoặc theo đúng chỉ dẫn ở nhãn thuốc; 
sử dụng đúng thuốc, đúng đối tượng, đúng liều lượng, đúng nồng độ, đúng thời gian, 
đúng phương pháp và phạm vi cho phép, đúng thời gian cách ly; bảo đảm an toàn cho 
người, cây trồng, vật nuôi, vệ sinh an toàn thực phẩm và môi trường. 
Điều 22: 
1. Việc tiêu hủy thuốc và bao bì thuốc bảo vệ thực vật phải đảm bảo an toàn cho 
người, môi trường và hệ sinh thái. 
2. Việc tiêu hủy thuốc và bao bì thuốc bảo vệ thực vật phải được thực hiện theo 
quy trình kỹ thuật do Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ban hành. 
3. Cơ quan nhà nước các cấp có thẩm quyền về bảo vệ và kiểm dịch thực vật, 
các cơ quan có thẩm quyền thuộc Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung 
ương nơi có thuốc tiêu hủy chịu trách nhiệm phối hợp với các cơ quan chức năng liên 
quan tổ chức và giám sát việc tiêu hủy. 
4. Việc tiêu hủy thuốc và bao gói đã đựng thuốc bảo vệ thực vật phải đảm bảo 
mức dư lượng tối đa cho phép trong đất, nước, không khí không được vượt quá mức 
quy định của Việt Nam, trong trường hợp chưa có mức quy định của Việt Nam thì 
không được vượt quá mức quy định của Tổ chức y tế thế giới (WHO). Việc tiêu hủy 
thuốc, bao bì thuốc bảo vệ thực vật được thực hiện theo quy định của pháp luật về 
quản lý chất thải nguy hại. 
5. Người thực hiện tiêu hủy phải được trang bị đầy đủ các phương tiện phòng 
độc và bảo hộ lao động. 
6. Tổ chức, cá nhân có thuốc tồn đọng phải chịu trách nhiệm tổ chức tiêu hủy. 
Người sử dụng thuốc phải có trách nhiệm thu gom bao bì thuốc bảo vệ thực vật và yêu 
cầu cơ quan bảo vệ và kiểm dịch thực vật địa phương tổ chức tiêu hủy theo quy định. 
7. Cơ quan bảo vệ và kiểm dịch thực vật cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung 
ương chủ trì tổ chức việc tiêu hủy, phối hợp với cơ quan bảo vệ môi trường và các cơ 
quan liên quan ở địa phương giám sát tiêu hủy. 
8. Mọi chi phí tiêu hủy do chủ sở hữu vật tiêu hủy chịu trách nhiệm chi trả. 
9. Trong trường hợp thuốc và bao bì thuốc bảo vệ thực vật thuộc diện phải tiêu 
hủy mà không xác định chủ sở hữu thì Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc 
Trung ương chỉ đạo các ngành liên quan thực hiện tiêu hủy đúng quy định và trích 
ngân sách địa phương để thực hiện việc tiêu hủy. 
 172
Chương VI 
ĐĂNG KÝ, KIỂM ĐỊNH, KHẢO NGHIỆM 
THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT 
Điều 23: 
Tổ chức, cá nhân trong hoặc ngoài nước sản xuất hoạt chất hoặc nguyên liệu 
thuốc bảo vệ thực vật được đứng tên đăng ký hoặc ủy quyền cho một tổ chức, cá nhân 
khác được đứng tên đăng ký sử dụng sản phẩm của mình tại Việt Nam. 
Điều 24: 
Các loại thuốc bảo vệ thực vật phải đăng ký sử dụng ở Việt Nam: 
1. Thuốc chưa có tên hoạt chất trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép 
sử dụng ở Việt Nam; 
2. Thuốc có tên trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng 
nhưng mang tên thương phẩm khác, thay đổi phạm vi sử dụng, dạng thuốc, hàm lượng 
hoạt chất hoặc hỗn hợp với nhau thành thuốc mới. 
Điều 25: 
Thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc thực vật, động vật, vi sinh vật và các chế 
phẩm sinh học ít gây độc hại theo phân loại của Tổ chức y tế thế giới (WHO) hoặc các 
tổ chức quốc tế khác thì được ưu tiên làm thủ tục đăng ký theo quy định của Bộ Nông 
nghiệp và Phát triển nông thôn. 
Điều 26: 
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định: 
1. Điều kiện, thủ tục cấp giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật mới; 
2. Điều kiện, thủ tục đăng ký, cấp giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực 
vật ở Việt Nam; 
3. Kiểm định chất lượng, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và khảo nghiệm thuốc 
bảo vệ thực vật mới đang làm thủ tục đăng ký tại Việt Nam. 
Điều 27: 
Cơ quan kiểm định, khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật của Bộ Nông nghiệp và 
Phát triển nông thôn tiến hành kiểm định chất lượng nguyên liệu và thành phẩm thuốc 
bảo vệ thực vật xuất khẩu, nhập khẩu; thành phẩm thuốc bảo vệ thực vật tại kho, 
xưởng sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói, buôn bán và sử dụng; kiểm định dư 
lượng thuốc bảo vệ thực vật trong nông, lâm sản, thực phẩm, môi trường nông nghiệp; 
quản lý, tổ chức thực hiện và thực hiện khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật mới. Cơ 
quan này có quyền kiểm tra, lấy mẫu để kiểm định chất lượng và dư lượng thuốc bảo 
vệ thực vật theo định kỳ hoặc đột xuất hoặc theo yêu cầu của chủ hàng. Kết quả kiểm 
định và khảo nghiệm của cơ quan này là cơ sở pháp lý cho việc quản lý nhà nước về 
 173
thuốc bảo vệ thực vật. Cơ quan kiểm định và khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật phải 
chịu trách nhiệm về kết quả kiểm định và khảo nghiệm của mình trước pháp luật. 
Điều 28: 
Tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật mới, 
giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật phải trả lệ phí theo quy định của pháp 
luật. 
 Tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước phải tuân theo quy định về 
việc kiểm tra, lấy mẫu và phải trả phí theo quy định của Nhà nước về việc kiểm định, 
khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật. 
 174
Chương VII 
CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG, DỰ TRỮ THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT 
Điều 29: 
Việc lập dự trữ thuốc bảo vệ thực vật, chế độ quản lý, sử dụng dự trữ quốc gia 
về thuốc bảo vệ thực vật ở Trung ương được quy định như sau: 
1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển 
nông thôn và Bộ Tài chính lập kế hoạch dự trữ quốc gia hàng năm về thuốc bảo vệ 
thực vật và trình thủ tướng chính phủ phê duyệt. 
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý dự trữ quốc gia về thuốc 
bảo vệ thực vật; 
3. Trong trường hợp có thiên tai, sinh vật gây hại tài nguyên thực vật phát sinh 
thành dịch trên diện rộng, gây hại nghiêm trọng,vượt quá khả năng phòng trừ của địa 
phương thì Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Bộ 
trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Thủ tướng Chính phủ cho phép 
sử dụng dự trữ quốc gia. Số lượng và phương thức xuất dự trữ quốc gia về thuốc bảo 
vệ thực vật do Thủ tướng Chính phủ quyết định cho từng trường hợp cụ thể. 
Điều 30: 
Việc lập dự trữ địa phương về thuốc bảo vệ thực vật, chế độ quản lý, phương 
thức sử dụng dự trữ về thuốc bảo vệ thực vật ở cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung 
ương quy định theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài 
chính. 
 175
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
C. D. S. Tomlin, 2003. The pesticides Manual (a world compendium, 
2003). Twelfth edition. The British crop protection council. London (UK). 
Floyd M. Ashton, Alden S. Crapts, 1981. Mode of Action of 
Herbicides. A Wiley – Interscience Publication. 525 pages. 
Frank den Hond, Peter Groenewegen and Nico M. van Straalen, 2003. 
PESTICIDES: Problems, Improvements, Alternatives. Blackwell Science. 
273 pages. 
George N. Agrios, 2005. Plant Pathology (5th edition). Academic 
Press. Pages 200 – 215. 
G.A. Matthews, 2006. Pesticides: health, safety, and the environment. 
Blackwell Publishing Ltd. 248 pages. 
G.W.A. Milne, 1998. Handbook of pesticides. CRC Press LLC. 
Jorgen Stenersen, 2004. Chemical pesticides: mode of action and 
toxicology. CRC Press. 295 pages. 
Hideo Ohkawa, Hisashi Miyagawa, and Philip W. Lee, 2007. Pesticide 
Chemistry: Crop Protection, Public Health, Environmental Safety. WILEY-
VCH Verlag GmbH & Co. KGaA, Weinheim. 542 pages. 
Marvin J. Levine, 2007. Pesticides: Toxic Time Bomb in Our Midst. 
Praeger Publishers. 263 pages. 
Nguyễn Trần Oánh, 1997. Hóa bảo vệ thực vật (giáo trình cao học 
nông nghiệp). NXB Nông nghiệp Hà Nội. 
Nguyễn Trần Oánh, Nguyễn Văn Viên, Bùi Trọng Thủy, 2007. Giáo 
trình sử dụng thuốc Bảo vệ Thực vật. NXB Nông nghiệp Hà Nội. 204 trang. 
Phạm Văn Biên, Bùi Cách Tuyến, Nguyễn Mạnh Chinh, 2005. Cẩm 
nang sử dụng thuốc BVTV. NXB Nông nghiệp TP. Hồ Chí Minh. 531 trang. 
Timothy C. Marrs and Bryan Ballantyne, 2004. Pesticide Toxicology 
and International Regulation. John Wiley & Sons Ltd. 566 pages. 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_thuoc_bao_ve_thuc_vat_truong_bao_loc_phan_thu_hai.pdf