Góp thêm một cách hiểu về tư duy

Trong bài viết này, tác giả góp thêm một cách hiểu về tư duy thông

qua phân tích quan niệm của C.Mác cho rằng ý niệm chẳng qua chỉ là vật chất

được di chuyển vào đầu óc con người và được cải biến trong đó. Theo tác giả, tư

duy không chỉ là sự phản ánh mà còn là một quá trình, một hoạt động. Đó là một

trong những nét đặc trưng nhất của tư duy

pdf 7 trang dienloan 8760
Bạn đang xem tài liệu "Góp thêm một cách hiểu về tư duy", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Góp thêm một cách hiểu về tư duy

Góp thêm một cách hiểu về tư duy
Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 6 (67) - 2013 
 42 
GÓP THÊM MỘT CÁCH HIỂU VỀ TƯ DUY 
NGUYỄN THỊ THÚY VÂN* 
Tóm tắt: Trong bài viết này, tác giả góp thêm một cách hiểu về tư duy thông 
qua phân tích quan niệm của C.Mác cho rằng ý niệm chẳng qua chỉ là vật chất 
được di chuyển vào đầu óc con người và được cải biến trong đó. Theo tác giả, tư 
duy không chỉ là sự phản ánh mà còn là một quá trình, một hoạt động. Đó là một 
trong những nét đặc trưng nhất của tư duy. 
Từ khóa: Tư duy, vật chất, ý niệm, phản ánh, duy vật, duy tâm. 
Tư duy là một khái niệm cơ bản của 
triết học. Tuy nhiên, hiện đang có rất 
nhiều định nghĩa về tư duy: "Tư duy - 
sản phẩm cao nhất của cái vật chất được 
tổ chức một cách đặc biệt là bộ não, quá 
trình phản ánh tích cực thế giới khách 
quan trong các khái niệm, phán đoán, lý 
luận, v.v."(1); “Tư duy là hình thái cao 
của sự phản ánh thực tế khách quan một 
cách tích cực, đó là sự nhận thức gián 
tiếp hoá, khái quát hoá và có mục đích do 
chủ thể đặt ra nhằm nắm được những 
mối liên hệ, quan hệ cơ bản của các sự 
vật và hiện tượng, tạo ra các ý niệm mới 
và đi sâu vào bản chất của các sự kiện và 
quá trình. Tư duy xuất hiện và thực hiện 
trong quá trình người ta đặt ra và giải 
quyết các vấn đề thực tiễn và lý luận”; 
“Tư duy là quá trình tích cực qua đó, thế 
giới khách quan được phản ánh trong các 
khái niệm, phán đoán, lý thuyết, và nó 
gắn với việc giải quyết các vấn đề; là sản 
phẩm cao nhất của dạng vật chất được tổ 
chức một cách đặc biệt, đó là bộ não”; 
“Tư duy là quá trình giải quyết các vấn 
đề, đó là quá trình chuyển dịch từ các 
điều kiện tạo lập vấn đề đến việc thu 
nhận các kết quả giải quyết vấn đề đặt ra. 
Tư duy định hướng hoạt động kiến thức 
tích cực nhằm kiến tạo lại những dữ liệu 
ban đầu bằng các thao tác phân tích, tổng 
hợp, bổ sung”; “Tư duy là tổng thể các 
quá trình tâm trí, trong đó các sự vật, 
hiện tượng và ý niệm được nhào nặn 
dưới những hình thức biểu tượng”; “Tư 
duy là sự phản ứng mang tính biểu tượng 
kín đáo khi có kích thích bên trong hoặc 
từ bên ngoài. Tư duy là khâu trung gian 
giữa hoạt động bên trong và kích thích 
bên ngoài”(2). 
Các định nghĩa trên đều có yếu tố hợp 
lý. Tuy nhiên, có một định nghĩa khác 
rất sâu sắc, đó là định nghĩa của C.Mác: 
“Ý niệm chẳng qua chỉ là vật chất được 
(*) Phó giáo sư, tiến sĩ, Trường Đại học Khoa học 
xã hội và nhân văn, Đại học quốc gia Hà Nội. 
(1) (1986), Từ điển triết học, Nxb Tiến bộ 
Mátxcơva, tr. 634. 
(2) Xem: Nguyễn Ngọc Hà (chủ biên) (2011), 
Đặc điểm tư duy và lối sống của con người Việt 
Nam hiện nay: Một số vấn đề lý luận và thực 
tiễn, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, tr. 10-11. 
Góp thêm một cách hiểu về tư duy 
 43 
di chuyển vào trong đầu óc con người và 
được cải biến đi ở trong đó”(3). Thuật 
ngữ “ý niệm” C.Mác dùng ở đây chính 
là nói về tư duy, bởi luận điểm này ra 
đời trên cơ sở sự phê phán của C.Mác về 
quan điểm tư duy của Hêghen: “Đối với 
Hêghen, quá trình tư duy – mà ông ta 
thậm chí còn biến thành một chủ thể độc 
lập dưới cái tên gọi ý niệm – chính là vị 
thần sáng tạo ra hiện thực”(4). Quan 
điểm của C.Mác về tư duy có hai nội 
dung cơ bản sau: 
Thứ nhất, tư duy là sự phản ánh hiện 
thực khách quan vào bộ não con người. 
Nếu mặt thứ nhất trong vấn đề cơ bản 
của triết học là trả lời câu hỏi giữa vật 
chất và ý thức, cái nào có trước, cái nào 
quyết định cái nào, thì quan niệm trên 
của C.Mác về tư duy đã thể hiện rõ lập 
trường duy vật: tư duy là tính thứ hai so 
với vật chất, là sự sáng tạo lại hiện thực 
dưới dạng tinh thần. Quan điểm đó cho 
thấy, xét đến cùng mọi nội dung phản 
ánh của tư duy đều có nguồn gốc từ hiện 
thực khách quan (từ tồn tại). Không có 
hiện thực với tư cách là khách thể nhận 
thức thì sẽ không có tư duy. Nhưng mặt 
khác, hiện thực mới là điều kiện cần, 
hoạt động của hệ thần kinh trung ương 
trong bộ óc người mới là điều kiện đủ 
làm hình thành hoạt động nhận thức. Vì 
vậy, “Sự đối lập giữa vật chất và ý thức 
chỉ có ý nghĩa tuyệt đối trong những 
phạm vi hết sức hạn chế: trong trường 
hợp này, chỉ giới hạn trong vấn đề nhận 
thức luận cơ bản là thừa nhận cái gì là 
cái có trước và cái gì là cái có sau? 
Ngoài giới hạn đó thì không còn nghi 
ngờ gì nữa rằng sự đối lập đó là tương 
đối”(5). C.Mác và Ph.Ăngghen đã chứng 
minh rằng, lao động là một trong hai 
nguồn gốc quan trọng nhất biến vượn 
thành người. C.Mác đặc biệt chú ý sự 
phân biệt giữa con người với con vật ở 
chỗ, con người có tư duy còn con vật thì 
không. Ông dùng hình ảnh so sánh giữa 
kiến trúc sư tồi nhất với con ong: người 
kiến trúc sư thì không thể xây dựng 
được những ngăn tổ ong đẹp và tốt như 
con ong, nhưng cái hơn của người kiến 
trúc sư so với con ong ở chỗ trước khi 
xây những ngăn tổ đó trong thực tế thì 
người kiến trúc sư đã “xây dựng” nó ở 
trong đầu mình rồi. Như thế, người kiến 
trúc sư có thể xây dựng những thứ do 
mình sáng tạo ra, trên cơ sở tiếp nhận 
những tác động từ bên ngoài qua nhận 
thức và hoạt động thực tiễn, điều mà con 
ong không bao giờ và không thể nào làm 
được. Nó chỉ có thể xây dựng những 
ngăn tổ cho chính nó theo bản năng sinh 
tồn của nó mà thôi. Như vậy, tư duy là 
một hiện tượng gắn với con người, cụ thể 
hơn là gắn với hoạt động của bộ não 
người. Tuy nhiên, sự di chuyển của vật 
chất vào bộ não con người được thực 
hiện như thế nào? Điều này liên quan đến 
đặc điểm của sự phản ánh. 
Thứ hai, tư duy con người về hiện 
thực khách quan là một hình thức phản 
ánh đặc thù. Nó là hình ảnh chủ quan về 
thế giới khách quan, bởi đây là sự phản 
ánh thế giới bên ngoài bởi con người. 
(3) C.Mác và Ph.Ăngghen (2002), Toàn tập, tập 
23, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, tr. 35. 
(4) Sđd, tr.35. 
(5) V.I. Lênin (1980), Toàn tập, tập 18, Nxb 
Tiến bộ, Mátxcơva, tr.173. 
Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 6 (67) - 2013 
 44 
Mặc dù thuộc tính phản ánh của bộ óc 
người là sự tiến hoá đến trình độ cao 
trong các hình thức phản ánh của giới tự 
nhiên, nhưng đến con người và cùng với 
con người thuộc tính phản ánh đã 
chuyển sang một trạng thái mới hoàn 
toàn về chất. Đây là sự phản ánh có biến 
đổi, cải biến. Đó là sự phản ánh mà 
khách thể phản ánh khi được tái tạo lại 
trong tư duy "vừa là nó lại vừa không 
phải là nó nữa". "Nó là nó" bởi nội dung 
của đối tượng phản ánh và nội dung của 
sự phản ánh về đối tượng là một. Nhưng 
"nó không phải là nó" bởi đây là “đối 
tượng đã được nhận thức”. Chỉ có sự 
khái quát về mặt lý luận mới cho phép 
tư duy con người tìm ra bản chất và các 
quy luật phát triển của sự vật. Đó là 
điểm khác biệt căn bản giữa phản ánh ở 
người và các dạng phản ánh khác trong 
tự nhiên. Với sự trừu tượng hoá, khái 
quát hoá về thế giới khách quan, phản 
ánh trong tư duy đã tách thoát khỏi sự 
tác động trực tiếp, bề ngoài, ngẫu nhiên 
của đối tượng để đi đến những nhận 
thức sâu sắc về bản chất, quy luật của 
đối tượng. Ở trình độ tư duy về đối 
tượng, người ta không chỉ thấy chính 
đối tượng với tư cách là cái đang tồn tại, 
hiện hữu mà đồng thời còn là đối tượng 
trong sự vận động, phát triển, trong 
những liên hệ, quan hệ làm nên nó và 
biến nó thành cái khác. Như vậy là, có 
sự phân biệt giữa đối tượng phản ánh và 
sự phản ánh về đối tượng. Nếu hiểu tư 
duy là sự phản ánh về đối tượng đúng 
như nó đang tồn tại thì đó mới là nhận 
thức ở trình độ nhận thức trực quan (và 
ngay cả ở trình độ này, không phải lúc 
nào nhận thức cũng đạt tới tính chân lý 
khi phản ánh nó). “Chủ nghĩa Mác quan 
niệm sự phản ánh một cách biện chứng 
như là một quá trình phức tạp và mâu 
thuẫn của sự tác động qua lại giữa nhận 
thức cảm tính và nhận thức lý tính, giữa 
hoạt động tư duy và hoạt động thực tiễn, 
như là một quá trình trong đó con người 
không thích nghi một cách thụ động với 
thế giới bên ngoài, mà tác động tới nó, 
cải tạo nó và bắt nó phải phục tùng 
những mục đích của mình”(6). 
 Và ngay cả khi tư duy đạt tới trình 
độ phản ánh lý tính về đối tượng thì trên 
thực tế sự phản ánh đó (xét về nội dung) 
cũng không hoàn toàn đồng nhất với đối 
tượng phản ánh (mặc dù về mặt lý 
thuyết có thể có sự đồng nhất như vậy). 
Đối tượng luôn vận động, còn nhận thức 
của con người về đối tượng luôn bị phụ 
thuộc không chỉ vào đối tượng mà còn 
vào năng lực nhận thức của chủ thể, vào 
trình độ phát triển của công cụ lao động 
và rất nhiều yếu tố khác không liên quan 
đến chính đối tượng. Quan trọng hơn 
nữa, khi có những tri thức về đối tượng 
thì những tri thức đó buộc phải được thể 
hiện thông qua những hình thức của tư 
duy. Mặc dù những hình thức của tư duy 
có nguồn gốc khách quan từ hiện thực, 
bị những tính quy định của hiện thực chi 
phối, nhưng trong sự tồn tại và phát 
triển của mình, hình thức của tư duy 
cũng có những con đường riêng biệt và 
trong nhiều trường hợp tách rời một 
cách độc lập tương đối so với hiện thực. 
Vì thế, giữa nhận thức và hiện thực, 
(6) (1975), Từ điển Triết học, Nxb Chính trị, 
Mátxcơva, tr. 429 - 430. 
Góp thêm một cách hiểu về tư duy 
 45 
giữa chủ thể phản ánh và đối tượng phản 
ánh vừa có sự đồng nhất lại vừa có sự 
khác biệt. Đây là bước tiến trong quan 
niệm về tư duy của các nhà kinh điển 
mácxít trước những bế tắc và khủng 
hoảng của các quan niệm về tư duy 
trong triết học trước C.Mác cả ở chủ 
nghĩa duy tâm và chủ nghĩa duy vật. 
Như vậy, trong quá trình phản ánh về 
đối tượng, cái mà tư duy lĩnh hội được 
chỉ là “hình ảnh” về đối tượng chứ 
không phải là chính đối tượng. Cũng cần 
lưu ý rằng, thế giới mà con người đang 
tồn tại là sự kết hợp giữa thế giới (tự 
nhiên - xã hội) “tự nó” và thế giới được 
tạo ra bởi kết quả nhận thức sáng tạo 
của con người (thế giới “cho ta”). Cái 
thế giới “cho ta” đó có được nhờ sự 
nhận thức về hiện thực và khả năng sáng 
tạo của tư duy con người thông qua hoạt 
động thực tiễn. 
Một trong những nét đặc trưng nhất 
trong tư duy thể hiện ở chỗ, tư duy 
không chỉ là sự phản ánh mà còn là một 
quá trình, một hoạt động. Nó không chỉ 
nhận thức bản thân hiện thực tự nó, mà 
còn là quá trình tiến tới cái mới (cái 
được tạo ra từ quá trình nhận thức, có 
một phần nguyên mẫu từ hiện thực 
nhưng đã được cải biến, sáng tạo). 
Trong quá trình nhận thức, tư duy không 
chỉ làm biến đổi khách thể mà còn làm 
thay đổi chính mình. Và như thế, xét 
đến cùng bản chất của tư duy “là sự 
phản ánh giới tự nhiên bởi con người. 
Nhưng đó không phải là sự phản ánh 
đơn giản, trực tiếp, hoàn chỉnh, mà là 
một quá trình cả một chuỗi những sự 
trừu tượng, sự cấu thành, sự hình thành 
ra các khái niệm, quy luật Con người 
không thể nắm được = phản ánh = miêu 
tả toàn bộ giới tự nhiên một cách đầy 
đủ, “tính chỉnh thể trực tiếp của nó”, con 
người chỉ có thể đi gần mãi đến đó, bằng 
cách tạo ra những trừu tượng, những 
khái niệm, những quy luật, một bức 
tranh khoa học về thế giới”(7). 
Nhiều tác giả khi phân tích luận điểm 
của C.Mác về tư duy (“ý niệm chẳng 
qua là vật chất được di chuyển vào đầu 
óc con người và được cải biến đi ở trong 
đó”) đều cho rằng, việc coi “ý thức 
chẳng qua chỉ là vật chất” đã thể hiện 
lập trường duy vật triệt để của C.Mác 
trong giải quyết vấn đề cơ bản của triết 
học. Dừng ở đó, theo tôi là chưa đủ, bởi 
vì điều đó đã làm giảm rất nhiều những 
giá trị vĩ đại của cuộc cách mạng về tư 
tưởng trong triết học C.Mác so với các 
nhà tư tưởng trước C.Mác. 
Để hiểu rõ hơn luận điểm “ý niệm 
chẳng qua chỉ là vật chất được di chuyển 
vào đầu óc con người” của C.Mác, cần 
tham khảo sự phân tích của E.V. Ilencov 
đối với quan niệm duy vật về tư duy của 
triết học Mác. Hãy xem cách E.V.Ilencov 
phân tích khái niệm tư duy thông qua 
việc phân tích quan niệm về tư duy của 
Xpinôda. Theo E.V.Ilencov, Xpinôda đã 
đóng vai trò vô cùng to lớn cho sự phát 
triển của môn lôgíc học (mà chúng ta 
còn lâu mới đánh giá hết được) thông 
qua quan niệm về tư duy. Với Xpinôda 
thì lôgíc học được hiểu như là một bộ 
môn khoa học ứng dụng tương tự như y 
học. Lôgíc học không sáng chế ra các 
quy tắc nhân tạo, mà là tìm ra “phương 
(7) V.I. Lênin (1981), Toàn tập, tập 29, Nxb 
Tiến bộ, Mátxcơva, tr. 192–193. 
Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 6 (67) - 2013 
 46 
thức thể hiện trật tự phổ biến và mối liên 
hệ của các sự vật” trong tư tưởng. Quan 
điểm này thật ra rất gần gũi với quan 
điểm biện chứng khi mà ngay từ thời đó 
Xpinôda đã mong muốn tìm ra những 
nguyên tắc nhận thức thể hiện sự tương 
thích (hay là đồng thuận) giữa tư duy 
với hiện thực. Quan niệm này xuất phát 
từ quan niệm nền tảng của Xpinôda về 
thế giới và con người: không phải có 2 
đối tượng nghiên cứu khác nhau và đối 
lập nhau từ đầu là thể xác và tư duy, mà 
chỉ có duy nhất một đối tượng, đó là thể 
xác tư duy của con người sống động, 
hiện thực được xem xét dưới 2 giác độ 
khác nhau, thậm chí đối lập nhau. Suy 
nghĩ không phải là một linh hồn đặc biệt 
do Chúa cấy vào thể xác con người như 
vào một chỗ trú ngụ tạm thời, mà chính 
tư duy cũng là đặc tính của thể xác con 
người. Vậy tư duy tự nó không thể là 
một hiện thực tách rời với thể xác. 
Xuất phát từ quan điểm của Xpinôda 
coi tư duy như là thuộc tính của thực 
thể, E.V.Ilencov muốn khắc họa rõ nét 
hơn một cách hiểu duy vật về tư duy khi 
bản thân nó không chỉ thuần tuý là hoạt 
động của bộ não người: “Việc mưu toan 
giải thích cái tư tưởng từ các tính chất 
giải phẫu - sinh lý của não bộ - cũng là 
thứ việc xuẩn ngốc tương tự giải thích 
hình thức tiền tệ của sản phẩm lao động 
từ những tính chất hoá lý đặc biệt của 
vàng”(8), mà căn bản hơn tư duy phải 
được hiểu là chính hình thức hoạt động 
xã hội tích cực của con người tạo ra và 
nó được mã hoá vào trong bộ óc người. 
Vì thế, sự tồn tại vật chất của tư tưởng 
không phải là chính cái tư tưởng mà chỉ 
là hình thức thể hiện nó trong cơ thể 
hữu cơ của cá thể. Chỉ riêng điểm này 
cũng có thể bác bỏ phần lớn quan điểm 
của triết học phân tích với ý muốn thâu 
tóm việc nhận thức thế giới thông qua 
việc phân tích các hình thức ngôn ngữ 
của tư tưởng. Nói cách khác, các nhà 
triết học phân tích sai lầm ở chỗ đồng 
nhất hình thức thể hiện vật chất của tư 
tưởng với chính tư tưởng. Như vậy, để 
có được cách hiểu duy vật và khoa học 
về tư duy, theo E.V.Ilencov, tư duy phải 
được nhận thức bằng cách phân tích đời 
sống vật chất và tinh thần của xã hội, 
chứ không phải được nhận thức bằng 
cách phân tích giải phẫu và sinh lý của 
bộ não.(8)“Khi C.Mác định nghĩa cái tư 
tưởng như là “cái vật chất được vào bộ 
não người và được cải biến trong nó”, 
thì ông hoàn toàn không hiểu “cái đầu” 
ấy một cách tự nhiên chủ nghĩa, theo 
cách khoa học - tự nhiên. Ở đây ngầm 
hiểu là cái đầu phát triển về mặt xã hội 
của con người, mà tất cả các hình thức 
hoạt động của nó, bắt đầu từ các hình 
thức ngôn ngữ, từ nguồn dự trữ từ vựng 
và chế độ ngữ nghĩa của nó và kết thúc 
bằng các phạm trù lôgíc, thực chất là 
những sản phẩm và hình thức của phát 
triển xã hội. Chỉ trong khi được diễn tả 
trong những hình thức ấy, cái bên ngoài, 
vật chất mới biến thành dữ kiện xã hội, 
thành phẩm chất của con người xã hội, 
tức thành cái tư tưởng”(9). Điều đó cho 
thấy, tư duy chỉ ra đời trong hoạt động 
xã hội sống của con người, bởi nếu 
không thừa nhận như vậy thì sẽ khó tìm 
(8) E.V. Ilencov (2003), Lôgích học biện chứng, 
Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội, tr. 335. 
(9) Sđd, tr. 336- 337. 
Góp thêm một cách hiểu về tư duy 
 47 
thấy điểm khác nhau về nguyên tắc giữa 
người kiến trúc sư và chú ong thợ. 
Như vậy, thật ra muốn hiểu được tư 
duy với đúng nghĩa là nó, cần phải có 
được cách nhìn biện chứng một cách sâu 
sắc và về điểm này ngay cả sự phân tích 
của E.V.Ilencov cũng dựa vào cái cách 
mà Hêghen đã phân tích mà diễn giải. 
Theo đó, tư tưởng “đấy là cái vừa không 
có và đồng thời cũng lại có, là cái không 
tồn tại dưới dạng sự vật bên ngoài được 
tiếp nhận cảm tính và đồng thời tồn tại 
như năng lực hoạt động của con người. 
Đấy là tồn tại, mà tuy nhiên, cũng như 
không tồn tại, hay như tồn tại hiện hữu 
của sự vật ngoài ở giai đoạn hình thành 
của nó trong hoạt động của chủ thể, 
dưới dạng hình tượng nội tại, của nhu 
cầu, động cơ và mục đích của chủ thể. 
Chính vì thế tồn tại tư tưởng của sự vật 
còn khác cả với tồn tại hiện thực của nó, 
cũng như với các kết cấu vật thể - vật 
chất của não bộ và ngôn ngữ, mà nhờ 
chúng, nó tồn tại được “bên trong” chủ 
thể. Hình tượng tư tưởng của đối tượng 
khác về nguyên tắc với các kết cấu của 
não bộ và ngôn ngữ ở chỗ, nó - là hình 
thức của đối tượng ngoài. Còn hình 
tượng tư tưởng khác với đối tượng ngoài 
ở chỗ, nó được vật hoá trực tiếp trong 
chất bên ngoài của tự nhiên, mà trong 
thể xác hữu cơ của con người và trong 
thể xác của ngôn ngữ như hình tượng 
chủ quan. Cái tư tưởng, suy ra, là tồn tại 
chủ quan của đối tượng này, hay “tồn tại 
khác” của nó, - tồn tại của một đối 
tượng trong và qua một đối tượng 
khác”(10). 
Ngay cả 3 yếu tố quan trọng nhất làm 
hình thành ý thức (đó là hiện thực, sự 
phát triển của bộ óc người, quá trình 
lao động của con người), lại chưa phải 
là các yếu tố đủ để làm hình thành ý 
thức. Sự tồn tại khác của đối tượng 
trong tư tưởng dường như lại tạo ra một 
đối tượng khác. Bức tranh “thiên nhiên 
tự nó” dường như chưa bao giờ là nó khi 
“di chuyển” vào bộ óc người bởi quá 
trình tương tác của hiện thực - hoạt động 
của con người xã hội- tư duy. Cái yếu tố 
biến hiện thực thành cái không phải nó, 
nhưng lại là chính nó trong tư duy, theo 
tôi, là cái chỉ xuất hiện cùng lúc với quá 
trình tư duy về đối tượng. Sự “tái tạo” 
lại đối tượng trong nhận thức không chỉ 
phụ thuộc vào hoạt động của bộ não, 
vào hình thức thể hiện của ngôn ngữ, 
vào năng lực phản ánh của tư duy, vào 
hoạt động thực tiễn (những yếu tố này 
đều liên quan đến nguồn gốc tự nhiên và 
xã hội của ý thức), mà còn phụ thuộc 
vào (và có thể là) những “biểu tượng” 
cùng lúc xuất hiện nhưng lại trở thành 
định hướng cho nhận thức trong tính 
hướng đích của nó.(10) 
Tóm lại, để hiểu quan điểm của 
C.Mác cho rằng “ý niệm chẳng qua chỉ 
là vật chất được di chuyển vào trong đầu 
óc con người và được cải biến đi ở trong 
đó” thì cần phải làm rõ vấn đề: “sự di 
chuyển” của vật chất vào bộ óc người 
diễn ra như thế nào, và nó được “cải 
biến” ra sao? Vấn đề này, theo tôi vẫn 
còn phải được tiếp tục nghiên cứu một 
cách sâu sắc và toàn diện hơn. Trên đây 
là một số suy nghĩ nhằm tìm hiểu sâu 
hơn một vấn đề rất cũ nhưng rất cơ bản 
và phức tạp đó của triết học. 
(10) Sđd , tr. 339 - 340. 
Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 6 (67) - 2013 
 48 

File đính kèm:

  • pdfgop_them_mot_cach_hieu_ve_tu_duy.pdf