Vai trò của nhà nước và cộng đồng đối với việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

Để xây dựng một xã hội lành mạnh, mỗi người dân, mỗi tổ chức xã hội, mỗi doanh

nghiệp cần phải thực hiện tốt trách nhiệm xã hội của mình. Việc doanh nghiệp thực hiện tốt trách

nhiệm xã hội của mình không chỉ giúp bản thân doanh nghiệp phát triển bền vững, mà còn góp

phần vào sự phát triển bền vững của xã hội. Để giúp các doanh nghiệp thực hiện tốt trách nhiệm

xã hội của mình, nhà nước và cộng đồng có vai trò rất lớn. Nhà nước cần tạo lập khung pháp lý

thuận lợi cho các doanh nghiệp; kiểm soát, thanh tra, giám sát các hoạt động của doanh nghiệp

trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội pháp lý; hỗ trợ các nguồn lực vật chất và tinh thần cho các

doanh nghiệp; giúp doanh nghiệp nâng cao nhận thức về trách nhiệm xã hội. Cộng đồng cần biết

đấu tranh với doanh nghiệp bằng nhiều hình thức để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình

pdf 6 trang dienloan 4740
Bạn đang xem tài liệu "Vai trò của nhà nước và cộng đồng đối với việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Vai trò của nhà nước và cộng đồng đối với việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

Vai trò của nhà nước và cộng đồng đối với việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
 32 
Vai trò của nhà nước và cộng đồng đối với việc 
thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp 
Nguyễn Thị Kim Chi1 
1 Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. 
Email: kimchikhql@gmail.com 
Nhận ngày 08 tháng 4 năm 2017. Chấp nhận đăng ngày 29 tháng 6 năm 2017. 
Tóm tắt: Để xây dựng một xã hội lành mạnh, mỗi người dân, mỗi tổ chức xã hội, mỗi doanh 
nghiệp cần phải thực hiện tốt trách nhiệm xã hội của mình. Việc doanh nghiệp thực hiện tốt trách 
nhiệm xã hội của mình không chỉ giúp bản thân doanh nghiệp phát triển bền vững, mà còn góp 
phần vào sự phát triển bền vững của xã hội. Để giúp các doanh nghiệp thực hiện tốt trách nhiệm 
xã hội của mình, nhà nước và cộng đồng có vai trò rất lớn. Nhà nước cần tạo lập khung pháp lý 
thuận lợi cho các doanh nghiệp; kiểm soát, thanh tra, giám sát các hoạt động của doanh nghiệp 
trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội pháp lý; hỗ trợ các nguồn lực vật chất và tinh thần cho các 
doanh nghiệp; giúp doanh nghiệp nâng cao nhận thức về trách nhiệm xã hội. Cộng đồng cần biết 
đấu tranh với doanh nghiệp bằng nhiều hình thức để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình. 
Từ khóa: Trách nhiệm xã hội, doanh nghiệp, Việt Nam. 
Phân loại ngành: Triết học 
Abstract: So as to develop a healthy society, each citizen, social organisation and enterprise 
needs to carry out well their social responsibilities. The good performance of the responsibilities 
by enterprises is helpful to not only their own sustainable development, but also that of the 
society. In helping enterprises perform their social responsibilities well, the State and the 
community play very significant roles, with the former’s creation of an enabling legal framework 
for enterprises, controlling, inspecting and supervising their activities in performing the legal 
responsibilities. The State needs also to provide assistance, with material and spiritual resources, 
to them, and raise their awareness of the responsibilities. Meanwhile, so as to protect its own 
legitimate rights, the community needs to fight against incorrect behaviours of enterprises. 
Keywords: Social responsibilities, enterprises, Vietnam. 
Subject classification: Philosophy 
Nguyêñ Thi ̣ Kim Chi 
 33 
1. Mở đầu 
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp 
(TNXHCDN) là một vấn đề của đạo đức và 
pháp luật; vấn đề này ngày càng trở nên cấp 
bách trên thế giới cũng như ở Việt Nam. 
Người tiêu dùng hiện nay không chỉ quan 
tâm đến chất lượng sản phẩm mà còn coi 
trọng cách thức làm ra sản phẩm đó. Cách 
thức làm ra sản phẩm thể hiện TNXHCDN. 
Trước áp lực xã hội, nhiều công ty lớn đã 
đưa TNXHCDN vào chương trình hoạt động 
của mình một cách nghiêm túc. Nhiều 
chương trình thể hiện trách nhiệm xã hội cao 
đã được thực hiện (như tiết kiệm năng 
lượng, giảm khí thải carbon, sử dụng vật liệu 
tái sinh, sử dụng năng lượng mặt trời, cải 
thiện nguồn nước sinh hoạt, xóa mù chữ, xây 
dựng trường học, cứu trợ, ủng hộ nạn nhân 
thiên tai, thành lập quỹ nghiên cứu vắc xin 
phòng chống AIDS và các bệnh dịch...). 
Nhiều công ty đa quốc gia đã xây dựng bộ 
quy tắc ứng xử (COC) có tính chất chuẩn 
mực để áp dụng đối với nhân viên và các đối 
tác của mình. Ở Việt Nam, việc thực hiện 
trách nhiệm xã hội (TNXH) cũng ngày càng 
được các doanh nghiệp coi trọng hơn. Tuy 
nhiên, nhiều doanh nghiệp vẫn cố tình trốn 
tránh TNXH của mình. Đối với các doanh 
nghiệp này, để buộc họ phải thực hiện tốt 
TNXH của mình, cần có sự tác động tích 
cực của nhà nước và cộng đồng. Vậy nhà 
nước và cộng đồng cần làm gì để buộc các 
doanh nghiệp thực hiện tốt TNXH của 
mình? Đấy là vấn đề được đề cập trong bài 
viết này. 
2. Vai trò của nhà nước đối với việc thực 
hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp 
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp bao 
gồm trách nhiệm bắt buộc (trách nhiệm pháp 
lý) và trách nhiệm không bắt buộc (ví dụ làm 
từ thiện, hỗ trợ người lao động). Trách 
nhiệm bắt buộc của doanh nghiệp là những 
việc mà doanh nghiệp buộc phải làm theo 
quy định của pháp luật. Trách nhiệm không 
bắt buộc của doanh nghiệp là những việc 
mà doanh nghiệp có thể không làm vì pháp 
luật không bắt buộc phải làm (nhưng khi làm 
những việc này doanh nghiệp, nói chính xác 
hơn là doanh nhân, chủ doanh nghiệp được 
dư luận khen ngợi là người có lương tâm đạo 
đức). Để buộc các doanh nghiệp thực hiện 
tốt TNXH pháp lý của mình, nhà nước có 
vai trò quan trọng. Nhà nước với công cụ 
pháp luật có thể điều tiết hành vi của mọi 
cá nhân, tổ chức trong xã hội, có thể buộc 
doanh nghiệp phải thực hiện trách nhiệm 
xã hội pháp lý. Nếu không thực hiện các 
nghĩa vụ bắt buộc đã quy định trong 
pháp luật, doanh nghiệp sẽ bị nhà nước xử 
phạt. Vai trò đó của nhà nước trong thực 
hiện TNXHCDN thể hiện cụ thể ở những 
việc sau: 
Thứ nhất, nhà nước tạo lập khung pháp 
lý thuận lợi cho các doanh nghiệp. Khi xây 
dựng hệ thống pháp luật, nhà nước đưa ra 
yêu cầu, nguyên tắc, quy định, tiêu chuẩn 
về TNXHCDN; định hướng phát triển 
doanh nghiệp theo một quỹ đạo phù hợp. Ví 
dụ, ở Việt Nam, Quốc hội đã ban hành Luật 
Bảo vệ môi trường năm 2014, Chính phủ đa ̃
ban hành Nghị định 18/2015/NĐ-CP ngày 
14 tháng 02 năm 2015 quy định về quy 
hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi 
trường chiến lược, đánh giá tác động môi 
trường và kế hoạch bảo vệ môi trường; 
Nghị định 19/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 
02 năm 2015 quy định chi tiết một số điều 
của Luật Bảo vệ môi trường; Nghị định 
155/2016 /NĐ-CP ngày 18 tháng 11 năm 
2016 quy định về xử phạt vi phạm hành 
chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. 
Khoa học xã hôị Viêṭ Nam, số 8 - 2017 
 34 
Thứ hai, nhà nước kiểm soát, thanh tra, 
giám sát các hoạt động của doanh nghiệp 
trong việc thực hiện TNXH pháp lý. Khi 
kiểm soát, thanh tra, giám sát các hoạt động 
của doanh nghiệp trong việc thực hiện 
TNXH pháp lý, nhà nước phải phát huy vai 
trò của các cơ quan như: kiểm toán nhà 
nước, thanh tra chính phủ, thanh tra bộ 
ngành. Sự kiểm tra, kiểm soát thường 
xuyên là một giải pháp hiệu quả nhằm nâng 
cao TNXHCDN. Các cơ quan thanh kiểm 
tra không chờ khi doanh nghiệp vi phạm để 
lại hậu quả nghiêm trọng, mà phải vào cuộc 
khi xuất hiện dấu hiệu vi phạm. Nếu doanh 
nghiệp có hành vi gây thiệt hại nghiêm 
trọng đến quyền và lợi ích chính đáng của 
công dân thì nhà nước cần phải truy tố hình 
sự đối với họ. Ở Việt Nam, nhiều doanh 
nghiệp trốn đóng bảo hiểm xã hội (số đơn 
vị nợ BHXH trên 6 tháng chiếm tỷ lệ cao; 
hiện tổng số tiền nợ BHXH, BHYT, BHTN 
của các tỉnh, thành phố là hơn 15 nghìn tỷ 
đồng, chiếm 5,7% dự kiến kế hoạch thu; 
trong đó, nợ BHXH là hơn 10.458 tỷ đồng, 
chiếm 69% tổng số nợ; nợ BHTN là 697 tỷ 
đồng và nợ BHYT là hơn 4,6 nghìn tỷ 
đồng) [6]. Tuy nhiên, Nhà nước Việt Nam 
chưa kiên quyết trong việc xử phạt trốn 
đóng bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp. 
Thứ ba, nhà nước hỗ trợ các nguồn lực 
vật chất và tinh thần cho các doanh nghiệp. 
Trong cơ chế thị trường, muốn có một môi 
trường sản xuất kinh doanh ổn định, tiến 
bộ, cần phải có sự can thiệp của nhà nước. 
Nhà nước có thể hỗ trợ doanh nghiệp về 
nguồn lực vật chất (kết cấu hạ tầng, thông 
tin, tài chính, ưu đãi vốn vay, trợ giúp công 
nghệ, đào tạo nguồn nhân lực); có thể miễn, 
giảm thuế cho doanh nghiệp nếu họ thực 
hiện tốt trách nhiệm xã hội của mình. 
Thứ tư, nhà nước giúp doanh nghiệp 
nâng cao nhận thức về trách nhiệm xã hội. 
Chẳng hạn, nhà nước có thể đưa môn học 
TNXHCDN vào giảng dạy trong các 
trường đại học khối kinh tế để những 
người đứng đầu doanh nghiệp và những 
người làm trong doanh nghiệp tương lai 
có nền tảng nhận thức ban đầu về 
TNXHCDN trước khi khởi nghiệp. Có 
thể tổ chức các cuộc thi, giải thưởng, hội 
thảo, khóa đào tạo ngắn hạn về 
TNXHCDN. 
3. Vai trò của cộng đồng đối với việc thực 
hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp 
Để buộc doanh nghiệp thực hiện trách 
nhiệm xã hội của mình, cộng đồng (khách 
hàng, người tiêu dùng, người dân, người lao 
động) cũng có vai trò quan trọng. Vai trò 
của cộng đồng đối với việc thực hiện trách 
nhiệm xã hội của doanh nghiệp thể hiện ở 
những nội dung sau: 
Thứ nhất, khách hàng tham gia giám sát 
các hoạt động của doanh nghiệp. Phản ứng 
của các khách hàng đối với doanh nghiệp là 
yếu tố quan trọng trực tiếp để doanh nghiệp 
thay đổi ứng xử của mình đối với khách 
hàng. Để buộc doanh nghiệp thực hiện trách 
nhiệm xã hội của mình, người tiêu dùng có 
thể tẩy chay hàng hóa nếu doanh nghiệp vi 
phạm TNXH; có thể tố giác những hành vi 
thiếu trách nhiệm của doanh nghiệp gây hậu 
quả cho xã hội; người tiêu dùng có thể tẩy 
chay thực phẩm bẩn của các doanh nghiệp 
nào đó, từ đó buộc các doanh nghiệp này 
phải ứng xử có trách nhiệm với người tiêu 
dùng. Thông qua việc tẩy chay hàng hóa 
của doanh nghiệp, tố giác những doanh 
nghiệp vi phạm trách nhiệm xã hội, ủng hộ 
hàng hóa của các doanh nghiệp có trách 
nhiệm xã hội, người tiêu dùng có thể gây 
Nguyêñ Thi ̣ Kim Chi 
 35 
sức ép rất lớn với doanh nghiệp. Nếu cộng 
đồng người tiêu dùng đoàn kết tẩy chay 
(đặc biệt trong thời đại công nghệ thông tin 
phát triển như vũ bão hiện nay, việc tẩy 
chay có thể lan rôṇg với tốc độ chóng mặt) 
thì có thể làm thiệt hại lớn cho doanh 
nghiệp. Ví dụ, doanh nghiệp Tân Hiệp Phát 
ở Việt Nam vừa qua tuy thắng kiện trong vụ 
“chai nước Number One có ruồi”, nhưng 
vẫn phải trả giá rất lớn vì người tiêu dùng 
“quay lưng” với sản phẩm của doanh 
nghiệp (doanh nghiệp này ước tính thiệt 
hại khoảng 2000 tỷ đồng và có nguy cơ 
phá sản) [5]. 
Thứ hai, người dân kết hợp với các tổ 
chức, hiệp hội và cơ quan có thẩm quyền để 
bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình. Đây 
là việc làm cần thiết và hiệu quả. Ví dụ, đối 
với sự cố ô nhiễm môi trường ở Hà Tĩnh do 
công ty Formosa gây ra, người dân địa 
phương đã góp phần không nhỏ để buộc 
doanh nghiệp này phải thực hiện TNXH của 
mình. Sức mạnh của dư luận xã hội rất lớn. 
Nhiều doanh nghiệp do lo sợ sức mạnh của 
dư luận xã hội nên buộc phải thực hiện 
TNXH của mình. Tuy nhiên, nhiều người 
dân không biết bảo vệ quyền lợi chính đáng 
của mình bị thiệt haị bởi doanh nghiệp gây 
ra. Ví dụ, nhiều người tiêu dùng Việt Nam 
khá e dè với việc bảo vệ quyền lợi của 
mình, vẫn còn tâm lý e ngại khiếu nại khi 
quyền lợi bị xâm phạm. Hiện nay, ở Việt 
Nam đã có Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người 
tiêu dùng Việt Nam và Hội Bảo vệ quyền 
lợi người tiêu dùng của các địa phương. 
Tuy nhiên, do lực lượng của các hội này 
còn ít, còn hạn chế về kiến thức và nguồn 
lực, nên việc hỗ trợ người tiêu dùng không 
hiệu quả. Cục Quản lý cạnh tranh thuộc Bộ 
Công Thương đã ra mắt thêm một kênh tư 
vấn, hỗ trợ khi người tiêu dùng khiếu nại về 
hàng hóa, dịch vụ vi phạm Luật Bảo vệ 
quyền lợi người tiêu dùng và Luật Cạnh 
tranh, đó là Tổng đài tư vấn miễn phí. Đây 
là tổ chức mà người tiêu dùng có thể nhờ 
cậy để tác động đến các doanh nghiệp và 
buộc họ phải thực hiện tốt TNXH của mình 
[8]. Khi tham gia Tổ chức Thương mại thế 
giới (WTO), tham gia các hiệp định thương 
mại tự do với nhiều quốc gia trên thế giới, 
Việt Nam hội nhập sâu vào sân chơi quốc tế. 
TNXHCDN cũng là một “luật chơi”, nếu 
muốn hội nhập thị trường khu vực và thế 
giới, doanh nghiệp phải tuân thủ luật chơi 
đó. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập 
quốc tế như hiện nay, doanh nghiệp Việt 
Nam phải tìm những hướng đi có tính chiến 
lược và phát triển bền vững. Doanh nghiệp 
Việt Nam buộc phải đáp ứng được những 
yêu cầu khắt khe về quan hệ lao động, vệ 
sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh an toàn lao 
động và bảo vệ môi trường Nếu doanh 
nghiệp nào không thực hiện những tiêu 
chuẩn trách nhiệm xã hội đó, thì các đối tác 
và khách hàng sẽ tẩy chay doanh nghiệp đó. 
Hơn nữa, trong quá trình hội nhập kinh tế, 
các hàng rào thuế quan dần dần được bãi bỏ, 
nhưng những hàng rào phi thuế quan (như 
hàng rào kỹ thuật, an ninh con người,...) vẫn 
được duy trì để bảo hộ cho hàng hóa nội địa. 
Doanh nghiệp Việt Nam phải thực hiện các 
quy điṇh để vươṭ qua hàng rào đó nếu muốn 
xuất khẩu hàng hóa ra thị trường quốc tế. 
Nhiều doanh nghiệp đầu tư vào Việt Nam 
thường xây dựng các bộ quy tắc ứng xử và 
chuẩn mực văn hóa kinh doanh có tính phổ 
biến để có thể áp dụng trên nhiều thị trường 
khác nhau. Cũng như vậy, các doanh nghiệp 
Việt Nam muốn xuất khẩu ra thị trường 
nước ngoài thì phải thực hiện TNXHCDN 
Khoa học xã hôị Viêṭ Nam, số 8 - 2017 
 36 
bài bản, theo yêu cầu của đối tác và khách 
hàng quốc tế (ghi rõ nguồn gốc của sản 
phẩm, không sử dụng lao động trẻ em). 
Nếu áp dụng các tiêu chuẩn này, các doanh 
nghiệp Việt Nam sẽ thu hút được nguồn 
nhân lực chất lượng cao, tạo dựng được uy 
tín với đối tác, tạo ra được những sản phẩm 
có tính cạnh tranh trên thị trường khu vực và 
thế giới. 
Thứ ba, người lao động đấu tranh đòi 
doanh nghiệp phải bảo đảm quyền lợi chính 
đáng cho người lao động. Trên thế giới và ở 
Việt Nam đã có nhiều cuộc biểu tình, bãi 
công của người lao động; họ đòi chủ doanh 
nghiệp phải tăng lương, giảm giờ làm, bảo 
đảm các quyền lợi vật chất và tinh thần cho 
họ. Nhiều cuộc đấu tranh có kết quả tích 
cực. Tuy nhiên, nhiều người lao động còn 
có nhận thức hạn chế về TNXHCDN, từ đó 
họ cam tâm chịu đựng. Hoặc, họ chỉ quan 
tâm đến tiền lương, tiền thưởng, còn đối với 
những quyền lợi khác (như được đóng bảo 
hiểm xã hội đầy đủ, được làm việc trong 
môi trường sạch và an toàn, được đối xử 
bình đẳng và được tôn trọng) thì họ không 
quan tâm do trình độ nhận thức của họ còn 
hạn chế. Ví dụ, ở Việt Nam không chỉ 
người chủ sử dụng lao động muốn trốn 
đóng bảo hiểm để tiết kiệm chi phí mà bản 
thân nhiều người lao động cũng ngại tham 
gia bảo hiểm xã hội. Tham gia bảo hiểm xã 
hội là một trong những quyền cơ bản của 
người lao động được quy định rất rõ trong 
luật. Thế nhưng, thực tế tỷ lệ bao phủ bảo 
hiểm xã hội trong tổng số lực lượng lao 
động chỉ chiếm 23%. Nhiều người lao động 
ngại ký hợp đồng lao động, đóng bảo hiểm 
xã hội vì sợ bị ràng buộc hoặc chỉ đơn giản 
là họ không có hứng thú tham gia bảo hiểm 
xã hội [7]. 
4. Kết luận 
Ở Việt Nam, doanh nghiệp đã có sự phát 
triển mạnh mẽ, nhiều doanh nghiệp đã thực 
hiện khá tốt TNXH của mình. Bên cạnh đó 
vẫn còn một số doanh nghiệp chưa thực 
hiện tốt TNXH của mình. Trên thực tế, 
những hành vi thiếu TNXH của nhiều 
doanh nghiệp đã gây ra những hậu quả 
nghiêm trọng tới xã hội. Nhiều doanh 
nghiệp vô tình không thực hiện TNXH, 
nhưng cũng có nhiều doanh nghiệp cố tình 
không thực hiện TNXH. Để buộc các doanh 
nghiệp thực hiện tốt TNXH, nhất là TNXH 
pháp lý, Nhà nước và cộng đồng cần phải 
có tác động tích cực. Nếu các doanh nghiệp 
thực hiện nghiêm TNXH pháp lý của mình, 
xã hội sẽ lành mạnh, kinh tế sẽ phát triển 
bền vững. 
Tài liệu tham khảo 
[1] Lê Tuấn Bách (2015), “Cách thức để Nhà 
nước điều tiết hiệu quả trách nhiệm xã hội 
của doanh nghiệp”, Tạp chí Khoa học - 
Trường Đại học An Giang, số 6. 
[2] Michel Capron, FranÇoise Quairel-Lanoizelée 
(2009), Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, 
Nxb Tri thức, Hà Nội. 
[3] Võ Văn Nhị, Nguyễn Đình Hùng (2009), 
“Trách nhiệm xã hội và vấn đề trình bày chỉ số 
đánh giá trách nhiệm xã hội trên báo cáo 
thường niên của công ty niêm yết Việt Nam”, 
Tạp chí Phát triển kinh tế, số 12. 
[4] Nguyễn Đình Tài (2009), Báo cáo kết quả 
nghiên cứu Đề tài khoa học cấp Bộ: Tăng 
cường trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp 
đối với người tiêu dùng và đối với môi trường 
ở Việt Nam vì sự phát triển bền vững, Viện 
Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, 
Hà Nội. 
Nguyêñ Thi ̣ Kim Chi 
 37 
[5]....
phat-con-ruoi-500-trieu-va-ban-an-2-000-ty-
dong-20151218201416.htm 
[6].... 
doanh-nghiep-no-bhxh-vuot-15000-ty-dong-
c161a871370.html 
[7]....
nguoi-lao-dong-cung-muon-tron-tham-
gia/449404.vnp 
[8] 
viet-nam-van-con-tam-ly-e-ngai-khieu-nai-
242908.html 
[9] Carroll, A. B. (1999), “Corporate Social 
Responsibility: Evolution of a Definitional 
Construct”, Business and Society; Sep, 38,3; 
pp.268-295, 
MalUAcAAAAJ&hl=en&oi=sra 
[10] E. Freeman (1984), “Strategic Management: A 
Stakeholder Approach”, Marshall, M.A. 
Pitman, Boston, 
NpmA_qEiOpkC&oi=fnd&pg=PR5&dq=related:
R_naHs562NsJ:scholar.google.com/&ots=6_kjD7
N9MN&sig=ok-
9wMsUlFlS46MuahgVKFnZXGo&redir_esc=y#
v=onepage&q&f=false 
[11] Milton Friedman (1972), Capitalism and 
Freedom, Chicago: University of Chicago 
Press. 
of-business-is-to-increase-its-profits-
1360827.html. 

File đính kèm:

  • pdfvai_tro_cua_nha_nuoc_va_cong_dong_doi_voi_viec_thuc_hien_tra.pdf