Hiệu quả bổ sung thực phẩm cho phụ nữ trước và trong khi có thai tới tình trạng dinh dưỡng, thiếu máu của phụ nữ có thai và trẻ 24 tuần tuổi
Dinh dưỡng kém ở phụ nữ trước và trong khi có thai có liên quan đến tình trạng sinh non và chậm phát triển tử cung, làm tăng đáng kể nguy cơ sinh trẻ có cân nặng sơ sinh (CNSS) thấp, suy dinh dưỡng (SDD), chậm phát triển và tử vong ở trẻ sau này. Nghiên cứu cho thấy mức tăng cân khi có thai, khẩu phần ăn và tình trạng vi chất dinh dưỡng khi có thai có liên quan tới kết quả thai nghén và tình trạng sức khoẻ của trẻ [1], [2], [3]. Khẩu phần ăn của người Việt Nam [4], của phụ nữ tuổi sinh đẻ (PNTSĐ) [5], [6], [7], [8] và phụ nữ có thai (PNCT) [9], [10] còn nghèo nàn, chưa đáp ứng được nhu cầu khuyến nghị, khẩu phần ăn đặc biệt thiếu sắt, kẽm, calci, vitamin A, vitamin B12, và folate. Các can thiệp cải thiện khẩu phần ăn của phụ nữ khi có thai có tác động bền vững trong việc cải thiện tình trạng dinh dưỡng (TTDD).
Suy dinh dưỡng thường khởi phát từ trong bào thai và có thể kéo dài suốt cuộc đời, gây ảnh hưởng xấu đến TTDD của những thế hệ tiếp theo. Ước tính trên toàn cầu năm 2015 có 23,2% (khoảng 156 triệu) trẻ em dưới 5 năm tuổi bị SDD thấp còi [11], tỉ lệ này ở Việt Nam là 24,6% [12]. Suy dinh dưỡng có ảnh hưởng lâu dài đến cá nhân và xã hội, làm giảm nhận thức và phát triển thể chất, sức khỏe kém, giảm năng lực sản xuất và tăng nguy cơ mắc các bệnh mạn tính sau này. Bên cạnh SDD, thiếu máu hiện cũng đang là vấn đề sức khỏe cộng đồng quan trọng, là một rối loạn vi chất phổ biến nhất trên thế giới, tỉ lệ thiếu máu chung toàn cầu là 24,8% tương đương với 1,62 tỉ người [13], [14]. Tỉ lệ thiếu máu ở trẻ dưới 5 tuổi, PNTSĐ và PNCT Việt Nam năm 2015 lần lượt là 27,8%, 25,5% và 32,8%, thuộc mức trung bình về ý nghĩa sức khỏe cộng đồng [15]. Thiếu máu ảnh hưởng đến khả năng lao động, năng lực trí tuệ, phụ nữ bị thiếu máu khi có thai dễ bị sảy thai, đẻ non, sinh trẻ có CNSS thấp, tăng tỉ lệ mắc bệnh và tử vong của mẹ và con khi sinh, dễ bị chảy máu và bị mắc các bệnh nhiễm trùng ở thời kì hậu sản [16]. Một trong những nguyên nhân quan trọng gây suy dinh dưỡng và thiếu máu là chế độ ăn không cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cho nhu cầu của cơ thể trong thời gian dài.
Một nghìn ngày đầu đời, từ khi có thai đến khi trẻ được hai tuổi, là khoảng thời gian quan trọng để can thiệp cải thiện sự tăng trưởng và phát triển của trẻ, giúp trẻ đạt tối đa tiềm năng phát triển [17], [18], [19]. Chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng cho phụ nữ, đặc biệt ở giai đoạn trước và trong khi có thai giúp tích lũy chất dinh dưỡng và mang lại hiệu quả bền vững trong cải thiện TTDD và thiếu máu. Nghiên cứu cho thấy ngay cả người mẹ thấp bé nếu được chăm sóc dinh dưỡng tốt khi có thai vẫn có thể sinh được những đứa trẻ khỏe mạnh [20]. Các tiếp cận phổ biến nhất hiện nay để cải thiện TTDD, thiếu máu của người mẹ và kết quả thai nghén bao gồm bổ sung thực phẩm giàu dinh dưỡng, bổ sung sắt và acid folic, và bổ sung đa vi chất.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Hiệu quả bổ sung thực phẩm cho phụ nữ trước và trong khi có thai tới tình trạng dinh dưỡng, thiếu máu của phụ nữ có thai và trẻ 24 tuần tuổi
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ VIỆN DINH DƯỠNG HOÀNG THU NGA HIỆU QUẢ BỔ SUNG THỰC PHẨM CHO PHỤ NỮ TRƯỚC VÀ TRONG KHI CÓ THAI TỚI TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG, THIẾU MÁU CỦA PHỤ NỮ CÓ THAI VÀ TRẺ 24 TUẦN TUỔI LUẬN ÁN TIẾN SĨ DINH DƯỠNG HÀ NỘI - 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ VIỆN DINH DƯỠNG HOÀNG THU NGA HIỆU QUẢ BỔ SUNG THỰC PHẨM CHO PHỤ NỮ TRƯỚC VÀ TRONG KHI CÓ THAI TỚI TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG, THIẾU MÁU CỦA PHỤ NỮ CÓ THAI VÀ TRẺ 24 TUẦN TUỔI Chuyên ngành: Dinh dưỡng Mã số: 62.72.03.03 LUẬN ÁN TIẾN SĨ DINH DƯỠNG Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. NGUYỄN THỊ LÂM 2. TS. TỪ NGỮ HÀ NỘI - 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do chính tôi thực hiện. Các số liệu, kết quả trong luận án là trung thực và chưa được tác giả khác công bố trong bất kì công trình nào. Hà Nội, ngày 29 tháng 7 năm 2017 Tác giả Hoàng Thu Nga LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới Ban Giám đốc Viện Dinh dưỡng, Trung tâm Đào tạo Dinh dưỡng và thực phẩm, Khoa Giám sát và chính sách dinh dưỡng, các Thầy Cô giáo và các Anh Chị đồng nghiệp đã tạo điều kiện và tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án tốt nghiệp. Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Lâm và Tiến sĩ Từ Ngữ, những người Thầy tâm huyết đã tận tình hướng dẫn, động viên khích lệ và định hướng cho tôi trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận án. Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới sự giúp đỡ và hướng dẫn nhiệt tình của Giáo sư Janet C. King và Giáo sư Henri Dirren khi thực hiện luận án. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Tiến sĩ Huỳnh Nam Phương, người đã động viên, khích lệ và giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thiện luận án. Tôi cũng xin bày tỏ lời cảm ơn tới Quỹ học bổng Nestle Foundation và Thrasher Research Fund đã hỗ trợ kinh phí giúp tôi hoàn thành nghiên cứu. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ, Ủy ban nhân dân huyện Cẩm Khê, Bệnh viện Đa khoa huyện Cẩm Khê, Trung tâm Y tế huyện Cẩm Khê, Uỷ ban nhân dân xã, Trạm Y tế xã, Hội Phụ nữ xã, các cộng tác viên và phụ nữ tuổi sinh đẻ thuộc 29 xã của huyện Cẩm Khê tỉnh Phú Thọ đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi tiến hành nghiên cứu. Cuối cùng, tôi xin gửi tấm lòng ân tình tới gia đình của tôi, các anh chị em, bạn bè, đồng nghiệp đã quan tâm, chia sẻ - đây là nguồn động viên và truyền nhiệt huyết để tôi hoàn thành đề tài luận án. MỤC LỤC Lời cam đoan.... Lời cảm ơn Mục lục..... Danh mục các chữ viết tắt. Danh mục các bảng ......... Danh mục các hình vẽ, biểu đồ ... MỞ ĐẦU.. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU... Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU.... Khái luận tình trạng dinh dưỡng trẻ em và phụ nữ tuổi sinh đẻ. Tổng quan về tình trạng dinh dưỡng... Thực trạng dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi.. Thực trạng dinh dưỡng phụ nữ tuổi sinh đẻ và phụ nữ có thai Khái luận về thiếu máu: thực trạng, nguyên nhân, hậu quả và các giải pháp cải thiện thiếu máu ở phụ nữ tuổi sinh đẻ. ...... Thực trạng thiếu máu ở phụ nữ tuổi sinh đẻ... Nguyên nhân thiếu máu dinh dưỡng.. Hậu quả của thiếu máu... Các giải pháp phòng chống thiếu máu dinh dưỡng ở phụ nữ tuổi sinh đẻ.... Mối liên quan giữa dinh dưỡng của mẹ và sự tăng trưởng của trẻ. Mối liên quan giữa dinh dưỡng của mẹ và cân nặng sơ sinh.... Mối liên quan giữa dinh dưỡng của mẹ và sự tăng trưởng của trẻ.... Mối liên quan giữa khẩu phần của mẹ và sự tăng trưởng của thai nhi và trẻ nhỏ....... Các can thiệp dinh dưỡng khi có thai cải thiện kết quả thai nghén. Can thiệp bổ sung thực phẩm khi có thai... Can thiệp bổ sung vi chất dinh dưỡng ... Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 2.1. Địa điểm nghiên cứu.. 2.2. Đối tượng nghiên cứu... 2.3. Thời gian nghiên cứu ...... 2.4. Phương pháp nghiên cứu.. 2.4.1. Thiết kế nghiên cứu... 2.4.2. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu.... Tổ chức nghiên cứu can thiệp... Các số liệu và thời điểm thu thập số liệu.. Phương pháp và công cụ thu thập số liệu.. Các biến số, chỉ số nghiên cứu và chỉ tiêu đánh giá..... Các biện pháp khống chế sai số... Phân tích và xử lý số liệu.. Đạo đức nghiên cứu... Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.... Đặc điểm đối tượng tham gia nghiên cứu . Đặc điểm ban đầu của đối tượng tham gia nghiên cứu . Đặc điểm khẩu phần ăn của đối tượng tham gia nghiên cứu . Hiệu quả của can thiệp tới một số chỉ số nhân trắc của phụ nữ có thai và trẻ đến 24 tuần tuổi...... Hiệu quả của can thiệp tới mộ số chỉ số nhân trắc của phụ nữ khi có thai ........ Hiệu quả của can thiệp tới một số chỉ số nhân trắc của trẻ đến 24 tuần tuổi ..... Hiệu quả của can thiệp tới tình trạng thiếu máu của phụ nữ có thai và trẻ 24 tuần tuổi........... Hiệu quả của can thiệp tới tình trạng thiếu máu và một số chỉ số liên quan ở phụ nữ có thai.. Hiệu quả của can thiệp đến tình trạng thiếu máu của trẻ 24 tuần tuổi ..... Chương 4: BÀN LUẬN.. Hiệu quả của can thiệp bổ sung thực phẩm tới một số chỉ số nhân trắc của phụ nữ có thai và trẻ 24 tuần tuổi .. Hiệu quả của can thiệp tới một số chỉ số nhân trắc của phụ nữ khi có thai.. Hiệu quả của can thiệp tới một số chỉ số nhân trắc của trẻ 24 tuần tuổi. Hiệu quả của can thiệp bổ sung thực phẩm tới tình trạng thiếu máu của phụ nữ có thai và trẻ 24 tuần tuổi....... Hiệu quả của can thiệp tới tình trạng thiếu máu và một số chỉ số liên quan ở phụ nữ có thai...... Hiệu quả của can thiệp đến tình trạng thiếu máu của trẻ 24 tuần tuổi.. KẾT LUẬN... KHUYẾN NGHỊ Tóm tắt những điểm mới của luận án.... Danh mục các công trình nghiên cứu đã công bố của tác giả có liên quan đến luận án.. Tài liệu tham khảo... Phụ lục..... i ii iii vi vii x 1 4 5 5 5 8 11 13 13 15 16 17 20 21 23 25 27 28 32 38 38 38 39 39 39 40 44 51 54 57 60 60 61 63 63 63 68 73 73 78 85 85 90 92 92 92 97 105 105 112 117 119 120 121 122 144 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BMI: Body Mass Index (Chỉ số khối cơ thể) CED: CI: Chronic Energy Deficiency (Thiếu năng lượng trường diễn) Confidence Interval (Khoảng tin cậy) CNSS: CT: Cân nặng sơ sinh Can thiệp IFA: Iron Folic Acid (Sắt acid folic) LAZ: Length for Age Z-score (Z-score chiều dài nằm theo tuổi) LNS: Lipid-based Nutrient Supplement (Gói bổ sung lipid và các vi chất dinh dưỡng) MMN: Multi-micronutrient (Đa vi chất) MUAC: Mid-Upper Arm Circumference (Chu vi vòng cánh tay) NXB: Nhà xuất bản PNCT: Phụ nữ có thai PNTSĐ Phụ nữ tuổi sinh đẻ SD: Standart Deviation (Độ lệch chuẩn) SDD: TB: Suy dinh dưỡng Trung bình TTDD: Tình trạng dinh dưỡng UNICEF: United Nations Children's Fund (Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc) WAZ: Weight for Age Z-score (Z-score cân nặng theo tuổi) WLZ: Weight for Length Z-score (Z-score cân nặng theo chiều dài nằm) WHO: World Health Organization (Tổ chức Y tế thế giới) DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1 Thành phần dinh dưỡng của khẩu phần bổ sung 40 Bảng 2.2 Trung bình thời gian ăn thực phẩm bổ sung của nhóm can thiệp 47 Bảng 2.3 Trung bình thời gian tham gia nghiên cứu 47 Bảng 2.4 Thời điểm và các số liệu cần thu thập 52 Bảng 2.5 Quy định khoảng thời gian thu thập số liệu 53 Bảng 2.6 Các chỉ tiêu xét nghiệm và phương pháp thực hiện 57 Bảng 3.1: Đặc điểm ban đầu của đối tượng theo nhóm nghiên cứu 64 Bảng 3.2: Đặc điểm nhân trắc của đối tượng trước can thiệp theo nhóm nghiên cứu 66 Bảng 3.3: Tình trạng dinh dưỡng của đối tượng trước can thiệp theo nhóm nghiên cứu 66 Bảng 3.4 Một số chỉ số sinh hóa máu của đối tượng trước can thiệp theo nhóm nghiên cứu 67 Bảng 3.5: Giá trị dinh dưỡng khẩu phần của đối tượng trước can thiệp theo nhóm nghiên cứu 68 Bảng 3.6: Giá trị dinh dưỡng khẩu phần thực tế của đối tượng khi có thai theo nhóm nghiên cứu 71 Bảng 3.7: Giá trị dinh dưỡng khẩu phần (không bao gồm thực phẩm bổ sung) của đối tượng khi có thai theo nhóm nghiên cứu 72 Bảng 3.8: Sự thay đổi cân nặng của phụ nữ tham gia nghiên cứu khi có thai theo nhóm nghiên cứu 74 Bảng 3.9: Sự thay đổi cân nặng của phụ nữ ban đầu bị thiếu năng lượng trường diễn theo nhóm nghiên cứu 74 Bảng 3.10: Sự thay đổi chu vi vòng cánh tay của phụ nữ khi có thai theo nhóm nghiên cứu 76 Bảng 3.11: Sự thay đổi chu vi vòng cánh tay khi có thai của phụ nữ ban đầu bị thiếu năng lượng trường diễn theo nhóm nghiên cứu 76 Bảng 3.12 Tương quan tuyến tính giữa mức tăng cân khi có thai với can thiệp và đặc điểm trước khi có thai của phụ nữ nhóm nghiên cứu 77 Bảng 3.13 Đặc điểm chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ đến 24 tuần tuổi theo nhóm nghiên cứu 78 Bảng 3.14: Tình trạng dinh dưỡng của trẻ sơ sinh theo nhóm nghiên cứu 79 Bảng 3.15: Số đo nhân trắc của trẻ 24 tuần tuổi theo nhóm nghiên cứu 80 Bảng 3.16 Mức tăng cân nặng, chiều dài nằm của trẻ 24 tuần tuổi theo nhóm nghiên cứu 81 Bảng 3.17: Z-score trung bình của trẻ 24 tuần tuổi có mẹ ban đầu bị thiếu năng lượng trường diễn theo nhóm nghiên cứu 83 Bảng 3.18: Tỉ lệ suy dinh dưỡng của trẻ 24 tuần tuổi theo nhóm nghiên cứu 84 Bảng 3.19: Thay đổi nồng độ hemoglobin trung bình ở phụ nữ khi có thai theo nhóm nghiên cứu (g/dL) 85 Bảng 3.20: Hiệu quả của can thiệp tới tỉ lệ thiếu máu ở phụ nữ có thai 86 Bảng 3.21 Thay đổi nồng độ folate huyết thanh của phụ nữ khi có thai theo nhóm nghiên cứu (µM/L) 87 Bảng 3.22 Thay đổi nồng độ cobalamin huyết thanh của phụ nữ khi có thai theo nhóm nghiên cứu (pM/L) 88 Bảng 3.23: Hiệu quả của can thiệp tới tình trạng thiếu máu của trẻ 24 tuần tuổi 90 Bảng 3.24: Hiệu quả của can thiệp tới tình trạng thiếu máu của trẻ 24 tuần tuổi có mẹ ban đầu bị thiếu năng lượng trường diễn 90 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ Hình 1.1: Nguyên nhân tiềm tàng dẫn đến hậu quả lâu dài của suy dinh dưỡng thấp còi 6 Hình 1.2: Khung lý thuyết các giai đoạn và can thiệp dinh dưỡng tiềm năng để cải thiện kết quả thai nghén 36 Hình 2.1 Sơ đồ lấy mẫu 43 Hình 2.2 Địa điểm chế biến và tổ chức ăn bổ sung 45 Hình 2.3 Sơ đồ tổ chức và quản lý nghiên cứu 48 Hình 2.4 Sơ đồ lấy mẫu, bảo quản và phân tích mẫu máu 56 Hình 3.1: Mức đáp ứng nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng của khẩu phần đối tượng trước can thiệp 69 Hình 3.2: Sự thay đổi tỉ lệ suy dinh dưỡng cấp của phụ nữ khi có thai 75 Hình 3.3: Z-score trung bình của trẻ 24 tuần tuổi theo nhóm nghiên cứu 82 MỞ ĐẦU Dinh dưỡng kém ở phụ nữ trước và trong khi có thai có liên quan đến tình trạng sinh non và chậm phát triển tử cung, làm tăng đáng kể nguy cơ sinh trẻ có cân nặng sơ sinh (CNSS) thấp, suy dinh dưỡng (SDD), chậm phát triển và tử vong ở trẻ sau này. Nghiên cứu cho thấy mức tăng cân khi có thai, khẩu phần ăn và tình trạng vi chất dinh dưỡng khi có thai có liên quan tới kết quả thai nghén và tình trạng sức khoẻ của trẻ [1], [2], [3]. Khẩu phần ăn của người Việt Nam [4], của phụ nữ tuổi sinh đẻ (PNTSĐ) [5], [6], [7], [8] và phụ nữ có thai (PNCT) [9], [10] còn nghèo nàn, chưa đáp ứng được nhu cầu khuyến nghị, khẩu phần ăn đặc biệt thiếu sắt, kẽm, calci, vitamin A, vitamin B12, và folate. Các can thiệp cải thiện khẩu phần ăn của phụ nữ khi có thai có tác động bền vững trong việc cải thiện tình trạng dinh dưỡng (TTDD). Suy dinh dưỡng thường khởi phát từ trong bào thai và có thể kéo dài suốt cuộc đời, gây ảnh hưởng xấu đến TTDD của những thế hệ tiếp theo. Ước tính trên toàn cầu năm 2015 có 23,2% (khoảng 156 triệu) trẻ em dưới 5 năm tuổi bị SDD thấp còi [11], tỉ lệ này ở Việt Nam là 24,6% [12]. Suy dinh dưỡng có ảnh hưởng lâu dài đến cá nhân và xã hội, làm giảm nhận thức và phát triển thể chất, sức khỏe kém, giảm năng lực sản xuất và tăng nguy cơ mắc các bệnh mạn tính sau này. Bên cạnh SDD, thiếu máu hiện cũng đang là vấn đề sức khỏe cộng đồng quan trọng, là một rối loạn vi chất phổ biến nhất trên thế giới, tỉ lệ thiếu máu chung toàn cầu là 24,8% tương đương với 1,62 tỉ người [13], [14]. Tỉ lệ thiếu máu ở trẻ dưới 5 tuổi, PNTSĐ và PNCT Việt Nam năm 2015 lần lượt là 27,8%, 25,5% và 32,8%, thuộc mức trung bình về ý nghĩa sức khỏe cộng đồng [15]. Thiếu máu ảnh hưởng đến khả năng lao động, năng lực trí tuệ, phụ nữ bị thiếu máu khi có thai dễ bị sảy thai, đẻ non, sinh trẻ có CNSS thấp, tăng tỉ lệ mắc bệnh và tử vong của mẹ và con khi sinh, dễ bị chảy máu và bị mắc các bệnh nhiễm trùng ở thời kì hậu sản [16]. Một trong những nguyên nhân quan trọng gây suy dinh dưỡng và thiếu máu là chế độ ăn không cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cho nhu cầu của cơ thể trong thời gian dài. Một nghìn ngày đầu đời, từ khi có thai đến khi trẻ được hai tuổi, là khoảng thời gian quan trọng để can thiệp cải thiện sự tăng trưởng và phát triển của trẻ, giúp trẻ đạt tối đa tiềm năng phát triển [17], [18], [19]. Chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng cho phụ nữ, đặc biệt ở giai đoạn trước và trong khi có thai giúp tích lũy chất dinh dưỡng và mang lại hiệu quả bền vững trong cải thiện TTDD và thiếu máu. Nghiên cứu cho thấy ngay cả người mẹ thấp bé nếu được chăm sóc dinh dưỡng tốt khi có thai vẫn có thể sinh được những đứa trẻ khỏe mạnh [20]. Các tiếp cận phổ biến nhất hiện nay để cải thiện TTDD, thiếu máu của người mẹ và kết quả thai nghén bao gồm bổ sung thực phẩm giàu dinh dưỡng, bổ sung sắt và acid folic, và bổ sung đa vi chất. Cho đến nay có nhiều nghiên cứu thử nghiệm can thiệp có đối chứng để đánh giá hiệu quả của bổ sung vi chất dinh dưỡng trên PNCT [21]. Hầu hết các nghiên cứu can thiệp bổ sung vi chất cho tác dụng cải thiện tình trạng của loại vi chất được bổ sung. Tuy nhiên kết quả nghiên cứu bổ sung vi chất đến kết quả thai nghén như CNSS của trẻ, tỉ lệ sinh non, sảy thai, tình trạng nhẹ cân, thấp còi của trẻ sơ sinh cũng như sự phát triển sau này của trẻ chưa thực sự rõ rệt [21], [22], [23], [24]. Thực phẩm là nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho con người. Nhiều thực phẩm được tiêu thụ hàng ngày là nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng có giá trị sinh học cao như sắt, kẽm, vitamin A, folate và vitamin B12, là những chất quan trọng với sức khỏe sinh sản và sự phát triển của thai nhi. Mức tiêu thụ thực phẩm có nguồn gốc động vật có thể dự đoán được mức tăng cân khi có thai, kết quả thai nghén và sự phát triển của trẻ em [25], [26]. Tăng mức tiêu thụ thực phẩm giàu dinh dưỡng trước và trong khi có thai, trong hoàn cảnh phụ nữ có nguy cơ thiếu hụt vi chất cao, có nhiều khả năng cải thiện sự phát triển của thai nhi, giảm các tai biến sản khoa, giảm khả năng mắc các bệnh nhiễm trùng, cải thiện TTDD và sức khỏe về lâu dài cho các thế hệ tương lai. Mặc dù vai trò của các chất dinh dưỡng trong thực phẩm khi có thai là quan trọng nhưng số nghiên cứu thử nghiệm bổ sung thực phẩm hoặc dựa vào thực phẩm để cải thiện TTDD, tình trạng thiếu máu của mẹ và kết quả thai nghén chưa nhiều [27]. Các nghiên cứu bổ sung dựa vào thực phẩm trong vài thập kỷ gần đây bước đầu đã cho kết quả khả quan trong cải thiện kết quả thai nghén và sự tăng trưởng của trẻ sau sinh nhưng chưa thực sự thống nhất [28], [29], [30], [31], [32]. Hầu hết các nghiên cứu đều sử dụng thực phẩm đã qua chế biến. Có ít nghiên cứu đánh giá hiệu quả của bổ sung thực phẩm tự nhiên, tại c ... th restriction and preterm as determinants of child growth in the first two years and potential interventions. Report on the NNI workshop series in Feb.2014. Sneha B. Sridhar, et al. (2016). Trimester-specific gestational weight gain and infant size for gestational age. PLoS One. 2016; 11(7): e0159500. Fuemmeler B.F., et al. (2016). Association between Pre-pregnancy body mas index and gestational weight gain with Size, Tempo, and Velocity of Infant Growth: Analysis of the Newborn Epigenetic Study Cohort. J Childhood Obesity, 12(3): 210-218. Nan Li, et al. (2013). Maternal pre-pregnancy body mas index and gestational weight gain on offspring overweight in early infancy. PLoS One, 8(10): e77809. Cutbetor Garza, et al. (2013). Parental height and child growth from birth to 2 years in the WHO multicenter growth reference study. Maternal and Child Nutr, 9(suppl.2), p.58-68 Janf Bahadur Prasad, et al. (2015). Status of maternal nutrition and its association with nutritional status of under-three children in EAG-states and Assam, India. International Journal of humanities and Social Science Intervention, 4(1):30-38. Subramarian S. V., et al. (2009). Association of maternal height with child mortality, anthropometric failure and anemia in Indian. JAMA 301(16):1691-1701. Emre Ozaltin, et al. (2010). Association of maternal stature with offspring mortality, underweight, and stunting in low- to middle-income countries. JAMA 303 (15):1507-1516. Jian-Qiang Lai, et al. (2006). The influence of maternal nutrition on children physical development. Zhonghua epidemic Journal 27(9):748-50. Yaw Addo O, et al. (2013). Maternal height and child growth patterns. The journal of pediatrics, 163(2), p: 549-554 Mohamad Reza V. and Salma Mahnoodianfard (2015). Long term effects on maternal nutrition and childhood growth on later health. Adv Obes Weight Manag Control 3(3):00058. Khan I.Y., et al. (2005). A high fat diet during rat pregnancy or suckling induces cardiovascular dysfunction in adult offspring. Am J Physiol Regul Integr Comp Physiol. 288(1): R127-33. Maslova E., et al. (2015). Maternal intake of fat in pregnancy and offspring metabolic health - A prospective study with 20 years of follow-up. Clin Nutr. doi:10.1016/j. clnu.2015.03.018. Ojaswi Acharya, et al. (2016). Maternal nutrition status, food intake and pregnancy weight gain in Nepal. Journal of Health management, 18(1). Doi: 10.1177/0972063415625537. Herrera E. and Ortega-Senovilla H. (2014). Lipid metabolism during pregnancy and its implications for fetal growth. Curr Pharm Biotechnol 15(1):24–31. Mary K. Horan, et al. (2015). The association between maternal dietary micronutrient intake and neonatal anthropometry– secondary analysis from the ROLO study. Nutr J (2015) 14:105 DOI 10.1186/s12937-015-0095-z Krishna Kumar Sahu, et al. (2014). Dietary intake of pregnant women and its effect on the birth weight of newborns in rural area of Uttar Pradesh, India. Asian Journal of Medical Sciences, 6(1), p:67-70. Chia A.R., et al. (2016). A vegetable, fruit, and white rice dietary pattern during pregnancy is associated with a lower risk of preterm birth and larger birth size in a multiethnic Asian cohort: the Growing Up in Singapore Towards healthy Outcomes (GUSTO) study. Am J Clin Nutr. 2016 Oct 12. pii: ajcn133892. Diemert A., et al. (2016). Maternal nutrition, inadequate gestational weight gain and birth weight: results from a prospective birth cohort. BMC Preg Childbirth. 2016 Aug 15; 16:224. Hrolfsdottir L., et al. (2016). Maternal diet, gestational weight gain, and inflammatory markers during pregnancy. Obesity (Silver Spring), 24(10):2133-9. Parr C.L., et al. (2016). Maternal folate intake during pregnancy and childhood asthma in a population based cohort. Am J Respir Crit Care Med. 2016 Aug 12. DOI:10.1007/s10995-016-2078-x Switkowski K.M., et al. (2016). Maternal protein intake during pregnancy and linear growth in the offspring. Am J Clin Nutr. 2016 Oct; 104(4):1128-1136. Bộ Y tế, Viện Dinh dưỡng (2015). Dinh dưỡng cho phụ nữ có thai. Chăm sóc dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em. NXB Dân trí, tr: 30-40. Bộ Y tế, Viện Dinh dưỡng (2016). Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam. NXB Y học, 182 trang. Hà Huy Khôi, Lê Thị Hợp (2012). Phương pháp dịch tễ học dinh dưỡng. NXB Y học, 375 trang. Jessica A. Grieger and Vicki L. Clifton (2015). A Review of the impact of dietary intakes in human pregnancy on infant birth-weight. Nutrients 2015, 7, 153-178. Khan A.I., et al. (2011). Effects of prenatal food and micronutrient supplementation on child growth from birth to 54 months of age: a randomized trial in Bangladesh. Nutr J, 10:134. Aamer Imdad and Zulfiqar A. Bhutta (2011). Effect of balanced protein energy supplementation during pregnancy on birth outcomes. BMC Public Health, 11(Suppl 3):S17. Kusin J.A., et al. (1992). Energy supplementation during pregnancy and postnatal growth. Lancet 1992, 340 (8820): 623-6. Lanou H., et al. (2014). Prenatal nutrient supplementation and postnatal growth in a developing nation: an RCT. Pediatrics, 133:e1001-1008. Duggan C., et al. (2014). Vitamin B12 supplementation during pregnancy and early lactation increases maternal, breast milk, and infant measures of vitamin B12 status. J Nutr. 2014 May; 144(5):758-64. Salam R.A., et al. (2015). Pyridoxine (vitamin B6) supplementation during pregnancy or labor for maternal and neonatal outcomes. Cochrane Database Syst Rev. 2015 Jun, 3(6):CD000179. Buppasiri P., et al. (2015). Calcium supplementation (other than for preventing or treating hypertension) for improving pregnancy and infant outcomes. Cochrane Database Syst Rev. 2015 Feb, 25(2):CD007079. Etheredge A.J., et al (2015). Iron supplementation in iron-replete and nonanemic pregnant women in Tanzania: A randomized clinical trial. JAMA Pediatr. 2015 Oct, 169(10):947-55. Asemi Z., et al. (2016). Calcium-vitamin D co-supplementation affects metabolic profiles, but not pregnancy outcomes, in healthy pregnant women. Int J Prev Med. 2016 Mar 1; 7:49. Haider J., et al. (2003). Daily versus weekly iron supplementation and prevention of iron deficiency anemia in lactating women. East African Med J, 2003. 80(1):11-16. Margetts B.M. (2007), "Weekly iron and folic acid supplementation for women of reproductive age: effectiveness and safety. A desk review for WHO WPRO. Global consultation on weekly iron and folic acid supplementation for preventing anemia in women of reproductive age. 25-27 April, 2007. Manila, Philippines, 2007. WHO (2011). "Guideline: Intermittent iron and folic acid supplementation in menstruating women", WHO, Geneva, Switzerland. Trương Hồng Sơn (2012). Hiệu quả can thiệp cộng đồng bằng bổ sung sớm đa vi chất trên phụ nữ tại một số xã thuộc tỉnh Kom Tum và Lai Châu, Luận án Tiến sỹ Dinh dưỡng - Viện Dinh dưỡng. Nguyen Do Huy, et al. (2009). An effectiveness trial of multi-micronutrient supplement during pregnancy in Vietnam: Impact on birth-weight and on stunting in children at around 2 years of age. Food and Nutrition Bulletin. 30(4), S506-S516. Janet C. King (2016). A summary of pathways or mechanisms linking preconception maternal nutrition with birth outcomes. J Nutr, 2016: p:1s-8s, doi10.3945/jn.115.223480 Diggle P., et al. (2002). Analysis of longitudinal data. 2nd ed. Oxford University Press; 2002. Charan J. and Biswas T. (2013). How to calculate sample size for different study designs in medical research? Indian Journal of Psychological Medicine, 35(2):121-126. Tran T.D., et al. (2015). Antenatal iron supplementation regimens for pregnant women in rural Vietnam and subsequent hemoglobin concentration and anemia among their infants. PLoSONE 10(4):e0125740. Tu Ngu, et al. (2014). Effect of animal-source food supplement prior to and during pregnancy on birth-weight on birth outcomes and prematurity in rural Vietnam: A brief study description. Food and nutrition bulletin, 35(4) (suppl) p:S205-S208 Bộ Y tế, Viện Dinh dưỡng (2007). Bảng thành phần thực phẩm Việt Nam. NXB Y học. Rosalind S. Gibson (2005), Principles nutritional assessment - The second edition. Oxford University Press Viện Dinh dưỡng (2012). Phương pháp nhân trắc trong đánh giá dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi. NXB Y học, 148 trang. Kelleher B.P. and Broin S.D. (1991). Microbiological assay for vitamin B12 performed in 96-well microtitre plates. J Clin Pathol 1991, 44:592-595. O'Broin S. and Kelleher B. (1992). Microbiological assay on microtitre plates of folate in serum and red cells. J Clin Pathol 1992, 45:344-347. Villar J., et al. (2014). International standards for newborn weight, length, and head circumference by gestational age and sex: the Newborn Cross-Sectional Study of the INTERGROWTH-21st Project. Lancet 2014; 384:857–68. WHO (2007) Assessing the iron status of populations. WHO, Geneva, Switzerland. WHO (2008). Conclusions of a WHO Technical Consultation on folate and vitamin B12 deficiencies. Food and Nutrition Bulletin 2008, 29:S238-244. Suchdev P.S., et al. (2016). Overview of the biomarkers reflecting inflammation and nutritional determinants of anemia (BRINDA) Project. Adv Nutr 2016, 7:349-356. Phạm Văn Hoan (2005). Phương pháp xây dựng kế hoạch, quản lý, theo dỗ và đánh giá các dự án can thiệp dinh dưỡng tại cộng đồng. NXB Y học, 203 trang. Hall A.G., Ngu T., Dirren H., and King J. (2008): Animal source food intake among women of reproductive age in rural Vietnam. FASEB J 2008, 22:876.872 Hambidge K.M., et al. (2014). Preconception maternal nutrition: a multi-site randomized controlled trial. BMC Preg Childbirth 2014, 14:111. Ramakrishnan U., et al. (2016). Neither preconceptional weekly multi-micronutrient nor iron and folic acid supplements affect birth size and gestational age compared with a folic acid supplement alone in rural Vietnamese women: A randomized controlled trial. J Nutr 2016, 146:1445s-1452s. Ellie Gresham, et al. (2014). Effects of dietary interventions on neonatal and infant outcomes: a systematic review and meta-analysis. Am J Clin Nutr 2014;100:1298–321 Hoàng Thu Nga, Từ Ngữ, Phí Ngọc Quyên (2009). Thực trạng cân nặng sơ sinh trên địa bàn nông thôn Phú Thọ. Tạp chí Y học thực hành. 8 (670), 2009. tr: 6-8. Nguyen P.H., et al. (2012). Rationale, design, methodology and sample characteristics for the Vietnam preconceptual micronutrient supplementation trial (PRECONCEPT): a randomized controlled study. BMC Public Health 2012; 12:898. Nguyen P. H., et al. (2017). Preconception micronutrient supplementation with iron and folic acid compared with folic acid alone affects linear growth and fine motor development at 2 years of age: A randomized controlled trial in Vietnam. J Nutr. First published ahead of print June 14, 2017 as doi: 10.3945/jn.117.250597. Roberfroid D., et al. (2012). Impact of prenatal multi-micronutrient on survival and growth during infancy: a randomized controlled trial. Am J Clin Nutr. 2012 Apr; 95(4):916-24. Tofail F., et al. (2008). Effects of prenatal food and micronutrient supplementation on infant development: a randomized trial from the Maternal and Infant Nutrition Interventions, Matlab (MINIMat) study. Am J Clin Nutr. 2008 Mar; 87(3):704-11. Hanieh S., et al. (2013). The effect of intermittent antenatal iron supplementation on maternal and infant outcomes in rural Viet Nam: A cluster randomised trial. PLoS Med 10(6): e1001470. Nguyen P.H., et al. (2016) Impact of Preconception micronutrient supplementation on anemia and iron status during pregnancy and postpartum: A randomized controlled trial in rural Vietnam. PLoS ONE 11(12): e0167416. Reina Engle-Stone, et al. (2017). Iron, zinc, folate, and vitamin B12 status increased among women and children in Yaound´e and Douala, Cameroon, 1 year after introducing fortified wheat flour. J Nutr. First published ahead of print June 7, 2017 as doi: 10.3945/jn.116.245076. Albert L. Siu (2015). Screening for iron deficiency anemia and iron supplementation in pregnant women to improve maternal health and birth outcomes: U.S. preventive services task force recommendation statement. Annals of Internal Medicine,163 (7). doi:10.7326/M15-1707. Pietrik K.F. and Thorand B. (1997). Folate economy in pregnancy. Nutrition 13; 975-7. Rosenblatt D.S. and Whitehead V.M. (1999). Cobalamin and folate deficiency: accquired and hereditary disorders in children. Semin Hematol, 36: 19-34. Ram K. Chandyo, et al. (2016). Nutritional Intake and status of cobalamin and folate among non-pregnant women of reproductive age in Bhaktapur, Nepal. Nutrients 2016, 8, 375. Joanne E. Arsenault, et al. (2012).Very low adequacy of micronutrient intakes by young children and women in rural Bangladesh is primarily explained by low food intake and limited diversity. J Nutr. Dec. 2012, doi: 10.3945/jn.112.169524. Baker H., et al. (1975). Vitamin profile of 174 mothers and newborn at parturition. Am J Clin Nutr, 28:59-65. Fernades-Costa F. and Metz J. (1982). Levels of transcobalamins I, II, and III during pregnancy and in cord blood. Am J Clin Nutr, 35:87-94. Ramakrishnan U., et al. (2012). Effect of women’s nutrition before and during early pregnancy on maternal and infant outcomes: a systematic review. Paediatr Perinat Epidemiol 2012; 26:285–301. Le T Hop, et al. (2003). Trends in food production and food consumption in Vietnam during the period 1980-2000. Malays J Nutr 2003, 9:1-5. PHỤ LỤC Phụ lục 1: THỰC ĐƠN 10 NGÀY QUAY VÒNG Ngày Tên thực phẩm Trọng lượng cả thải bỏ (g) Trọng lượng trước chế biến (g) Ngày 1 Thịt lợn nạc 82 80 Gan lợn 50 50 Rau lá xanh theo mùa 200 Ngày 2 Trứng vịt lộn 125 110 Rau lá xanh theo mùa 200 Ngày 3 Tôm đồng 89 80 Thịt lợn nửa nạc nửa mỡ 51 50 Rau lá xanh theo mùa 200 Ngày 4 Tiết lợn luộc 100 100 Gan lợn 50 50 Rau lá xanh theo mùa 200 Ngày 5 Thịt lợn nạc 102 100 Rau lá xanh theo mùa 200 Ngày 6 Thịt lợn nạc 102 100 Gan lợn 50 50 Rau lá xanh theo mùa 200 Ngày 7 Trứng vịt lộn 125 110 Rau lá xanh theo mùa 200 Ngày 8 Gan lợn 50 50 Tiết lợn luộc 100 100 Rau lá xanh theo mùa 200 Ngày 9 Thịt lợn nửa nạc nửa mỡ 51 50 Tôm đồng 89 80 Rau lá xanh theo mùa 200 Ngày 10 Thịt lợn nạc 51 50 Tiết lợn luộc 100 100 Rau lá xanh theo mùa 200 Phụ lục 2: PHIẾU SÀNG LỌC ĐỐI TƯỢNG Phụ lục 3: PHIỂU KIỂM TRA PHỎNG VẤN SÀNG LỌC Phụ lục 4: PHIẾU CÂN ĐO NHÂN TRẮC NGƯỜI LỚN Phụ lục 5: PHIẾU KIỂM TRA CÂN ĐO NHÂN TRẮC NGƯỜI LỚN Phụ lục 6: PHIẾU CÂN ĐO NHÂN TRẮC TRẺ Phụ lục 7: PHIẾU KIỂM TRA CÂN ĐO NHÂN TRẮC TRẺ Phụ lục 8: PHIẾU PHỎNG VẤN SỨC KHỎE MẸ Phụ lục 9: PHIẾU PHỎNG VẤN SỨC KHỎE CỦA TRẺ Phụ lục 10: PHIẾU PHỎNG VẤN NUÔI DƯỠNG TRẺ Phụ lục 11: PHIẾU KIỂM TRA PHỎNG VẤN SỨC KHỎE Phụ lục 12: PHIẾU THEO DÕI CHU KÌ KINH Phụ lục 13: SỔ THEO DÕI CHẾ BIẾN THỰC PHẨM Phụ lục 14: PHIẾU KIỂM TRA CHẾ BIẾN THỰC PHẨM TẠI BẾP NẤU Phụ lục 15: SỔ THEO DÕI ĂN Phụ lục 16: PHIẾU KIỂM TRA TỔ CHỨC ĂN Phụ lục 17: PHIẾU KIỂM TRA LẤY MÁU XÉT NGHIỆM
File đính kèm:
- hieu_qua_bo_sung_thuc_pham_cho_phu_nu_truoc_va_trong_khi_co.docx