Hướng dẫn tóm tắt về Kinh tế học Vĩ mô

Các lực lượng kinh tế vĩ mô tác ñộng ñến tất cả chúng ta trong cuộc sống hằng ngày. Tỷ

lệ lạm phát ảnh hưởng ñến giá cả mà chúng ta chi trả cho hàng hóa và dịch vụ, và từ ñó

ảnh hưởng ñến giá trị thu nhập và tiết kiệm của chúng ta. Lãi suất xác ñịnh chi phí của

việc ñi vay và sinh lợi của các tài khoản ngân hàng và trái phiếu, trong khi tỷ giá hối ñoái

tác ñộng ñến khả năng sử dụng sản phẩm nước ngoài cũng như giá trị tài sản tài chính

của chúng ta. Và tất cả những gì ñã kể qua chỉ thể hiện phần ñỉnh chóp của núi băng trôi.

Các biến số kinh tế vĩ mô – trải rộng từ thất nghiệp cho ñến năng suất – quan trọng như

nhau trong việc ñịnh hình môi trường kinh tế trong ñó chúng ta ñang sống.

ðối với hầu hết các nhà quản lý kinh doanh, việc hiểu biết căn bản kinh tế học vĩ mô cho

phép họ có ñược một sự nhận thức hoàn chỉnh hơn – cũng như ñúng nghĩa hơn các ñiều

kiện thị trường, ở cả phía cung và phía cầu. ðiều này cũng bảo ñảm rằng họ ñược trang bị

ñể có thể biết trước và phản ứng trước các sự kiện kinh tế vĩ mô chính yếu, như là sự

giảm giá bất ngờ của tỷ giá hối ñoái thực hay sự tăng ñột xuất và quá mức của lãi suất

quỹ liên bang.

Dù các nhà quản lý kinh doanh có thể tận hưởng sự thành công ngay cả nếu họ không

thực sự hiểu về các loại biến số vĩ mô này, nhưng họ sẽ có ñược tiềm năng hành ñộng tốt

hơn các ñối thủ cạnh tranh - như là thấy ñược các cơ hội bị che ẩn và ngăn chặn các lỗi

không cần thiết (và ñôi lúc rất tốn kém) – sau khi phối hợp các khái niệm và các mối

quan hệ vĩ mô cơ bản vào hộp công cụ quản lý của họ. Ví dụ, vào những năm 1990, các

nhà quản lý là những người biết cách ñọc và diễn giải một báo cáo cán cân thanh toán ñã

có một quyết ñịnh kịp thời trong việc ñối phó với các cuộc khủng hoảng tiền tệ châu Á và

Mexico.

pdf 103 trang dienloan 8260
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Hướng dẫn tóm tắt về Kinh tế học Vĩ mô", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Hướng dẫn tóm tắt về Kinh tế học Vĩ mô

Hướng dẫn tóm tắt về Kinh tế học Vĩ mô
 1 
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright 
Hướng dẫn tóm tắt về 
Kinh tế học Vĩ mô 
Những ñiều Các nhà Quản lý, Các nhà ðiều hành 
và Sinh viên cần biết 
David A. Moss 
Người dịch: Châu Văn Thành 
Ấn bản của Trường Kinh doanh Harvard, 2007 
 2 
Mục lục 
Giới thiệu 
Phần I: Hiểu về Nền Kinh tế Vĩ mô 
Chương 1: Sản lượng 
ðo lường sản lượng quốc gia 
Trao ñổi sản lượng giữa các nước 
ðiều gì làm cho sản lượng tăng lên hay giảm xuống 
Của cải không quan trọng nhiều như sản lượng? 
Chương 2: Tiền 
Tiền và ảnh hưởng của tiền ñến lãi suất, tỷ giá hối ñoái và lạm phát 
Thực và danh nghĩa 
Tiền và hoạt ñộng ngân hàng 
Khoa học và nghệ thuật của hoạt ñộng ngân hàng trung ương 
Chương 3: Kỳ vọng 
Kỳ vọng và lạm phát 
Kỳ vọng và sản lượng 
Kỳ vọng và các biến số vĩ mô khác 
Phần II: Các Chủ ñề Chọn lọc 
Chương 4: Lịch sử tóm tắt về Tiền và Chính sách Tiền tệ ở Hoa Kỳ 
ðịnh nghĩa ñơn vị tính toán và giá của tiền 
Bản vị vàng: cơ chế tự ñiều tiết? 
Sự sáng tạo của Cục Dự trữ Liên bang 
Tìm ra quy tắc tiền tệ ñúng ñắn dưới tỷ giá hối ñoái thả nổi 
Sự chuyển hóa của chính sách tiền tệ Hoa Kỳ 
Chương 5: Các Nguyên tắc cơ bản của Hạch toán GDP 
Ba tiếp cận ño lường 
Những chi tiết cơ bản của phương pháp chi tiêu 
Khấu hao 
GDP và GNP 
So sánh lịch sử và giữa các quốc gia 
ðầu tư, tiết kiệm và vay nước ngoài 
Chương 6: ðọc Báo cáo Cán cân Thanh toán 
Báo cáo cán cân thanh toán tiêu chuẩn 
Hiểu về nợ và có 
Sức mạnh và cạm bẫy của hạch toán BOP 
Chương 7: Hiểu về Tỷ giá Hối ñoái 
 3 
Cán cân vãng lai 
Lạm phát và ngang bằng sức mua 
Lãi suất 
Làm nên ý nghĩa của tỷ giá hối ñoái 
Kết luận 
Kết hợp tất cả những vấn ñề riêng lẻ lại với nhau 
Sản lượng 
Tiền 
Kỳ vọng 
Sử dụng ñúng và sai kinh tế vĩ mô 
 4 
Giới thiệu 
Các lực lượng kinh tế vĩ mô tác ñộng ñến tất cả chúng ta trong cuộc sống hằng ngày. Tỷ 
lệ lạm phát ảnh hưởng ñến giá cả mà chúng ta chi trả cho hàng hóa và dịch vụ, và từ ñó 
ảnh hưởng ñến giá trị thu nhập và tiết kiệm của chúng ta. Lãi suất xác ñịnh chi phí của 
việc ñi vay và sinh lợi của các tài khoản ngân hàng và trái phiếu, trong khi tỷ giá hối ñoái 
tác ñộng ñến khả năng sử dụng sản phẩm nước ngoài cũng như giá trị tài sản tài chính 
của chúng ta. Và tất cả những gì ñã kể qua chỉ thể hiện phần ñỉnh chóp của núi băng trôi. 
Các biến số kinh tế vĩ mô – trải rộng từ thất nghiệp cho ñến năng suất – quan trọng như 
nhau trong việc ñịnh hình môi trường kinh tế trong ñó chúng ta ñang sống. 
ðối với hầu hết các nhà quản lý kinh doanh, việc hiểu biết căn bản kinh tế học vĩ mô cho 
phép họ có ñược một sự nhận thức hoàn chỉnh hơn – cũng như ñúng nghĩa hơn các ñiều 
kiện thị trường, ở cả phía cung và phía cầu. ðiều này cũng bảo ñảm rằng họ ñược trang bị 
ñể có thể biết trước và phản ứng trước các sự kiện kinh tế vĩ mô chính yếu, như là sự 
giảm giá bất ngờ của tỷ giá hối ñoái thực hay sự tăng ñột xuất và quá mức của lãi suất 
quỹ liên bang. 
Dù các nhà quản lý kinh doanh có thể tận hưởng sự thành công ngay cả nếu họ không 
thực sự hiểu về các loại biến số vĩ mô này, nhưng họ sẽ có ñược tiềm năng hành ñộng tốt 
hơn các ñối thủ cạnh tranh - như là thấy ñược các cơ hội bị che ẩn và ngăn chặn các lỗi 
không cần thiết (và ñôi lúc rất tốn kém) – sau khi phối hợp các khái niệm và các mối 
quan hệ vĩ mô cơ bản vào hộp công cụ quản lý của họ. Ví dụ, vào những năm 1990, các 
nhà quản lý là những người biết cách ñọc và diễn giải một báo cáo cán cân thanh toán ñã 
có một quyết ñịnh kịp thời trong việc ñối phó với các cuộc khủng hoảng tiền tệ châu Á và 
Mexico. 
Và giá trị thực hành của kinh tế học vĩ mô mở rộng vượt khỏi những giới hạn của công 
việc kinh doanh. Một sự hiểu biết căn bản về môn học thì quan trọng ñối với chúng ta với 
tư cách là những người tiêu dùng, những người làm việc, những nhà ñầu tư, và ngay cả 
người bầu cử. Liệu rằng các quan chức ñược bầu bởi chúng ta (và những cá nhân ñược họ 
ñề cử ñể phụ trách các cơ quan quan trọng hàng ñầu, như Cục Dự trữ Liên bang và Bộ 
Tài chính) có quản lý tốt hay tồi nền kinh tế vĩ mô rõ ràng có tầm quan trọng rất lớn ñối 
với chất lượng cuộc sống của chúng ta cả hiện tại và tương lai. Liệu rằng một khoản thâm 
hụt ngân sách lớn là thuận lợi hay bất lợi ở một thời ñiểm cụ thể là những gì mà những cử 
tri nên có khả năng tự mình ñánh giá. 
Không may, ngay cả nhiều công dân có giáo dục tốt lại chưa từng ñược học kinh tế học vĩ 
mô. Và những người ñã học môn học này thì ñược học quá nhiều về cách thức giải quyết 
các bài tập giả tạo hơn là về những nền tảng thực của nền kinh tế vĩ mô. Kinh tế học vĩ 
mô thường ñược dạy với sự tập trung quá nặng vào các phương trình và ñồ thị, mà ñối 
với nhiều sinh viên, cách dạy này rất khó hiểu về các ý tưởng thuộc về bản chất và sự 
hiểu biết thông qua trực giác mà có thể làm cho môn học trở nên có ý nghĩa hơn. Quyển 
sách này cố gắng cung cấp một sự tổng quan có tính nhận thức về kinh tế học vĩ mô, nhấn 
mạnh vào các nguyên lý và các mối quan hệ thuộc về bản chất, hơn là các công thức và 
 5 
các mô hình toán học. Mục ñích là ñể chuyển tải những vấn ñề nền tảng – những khối 
kiến thức – và làm ñiều này theo cách thích hợp và có thể ứng dụng ñược. 
Cách tiếp cận ñược sử dụng ở ñây là cách tiếp cận mà tôi ñã giúp phát triển hơn một thập 
niên qua tại Trường Kinh Doanh Harvard (HBS). Thực tế, tôi ñã phác thảo ra phiên bản 
ñầu tiên của quyển sách như là một tài liệu vỡ lòng cho sinh viên của tôi, và nó ñã ñược 
chấp nhận như là một tài liệu ñọc bắt buộc trong nhiều chương trình tại HBS. Dù cho 
cách tiếp cận này hoàn toàn khác với những gì mà người ta sẽ tìm thấy trong một quyển 
giáo trình kinh tế vĩ mô tiêu chuẩn (ñại học hay sau ñại học), ñây là một cách tiếp cận mà 
chúng ta có thể tìm thấy rất hữu hiệu và cách này cũng ñược chấp nhận rất nhiều bởi sinh 
viên cũng như các nhà ñiều hành. 
Như phần còn lại của quyển sách này sẽ làm rõ, kinh tế học vĩ mô có thể ñược nghĩ ñến 
như là sự cấu thành của ba trụ cơ bản: sản lượng, tiền, và kỳ vọng. Bởi vì sản lượng là trụ 
cột trung tâm, chúng ta bắt ñầu ñề tài này trong chương 1 và tiếp theo với tiền và kỳ vọng 
lần lượt trong chương 2 và 3. Cùng với nhau, chương 1 cho ñến chương 3 tạo thành phần 
I của quyển sách, bao phủ những vấn ñề nền tảng của kinh tế học vĩ mô dưới dạng súc 
tích nhất có thể. 
ðối với những bạn ñọc quan tâm ñào sâu hơn các vấn ñề này, chương 4 ñến chương 7 
(phần II) cung cấp một sự bao quát chi tiết hơn một số các khu vực chủ yếu. Các chương 
này không chỉ có tính toàn diện, nội dung các chương ñúng hơn còn nhấn mạnh ñến một 
nhóm các ñề tài vĩ mô mà thường châm ngòi cho hầu hết các câu hỏi trong lớp học. 
Chương 4 cung cấp một khảo sát lịch sử ngắn gọn về chính sách tiền tệ của Hoa Kỳ, dò 
tìm việc quản lý cung tiền của quốc gia từ buổi ñầu của nền cộng hòa cho ñến hiện nay. 
Kinh nghiệm cho thấy rằng một cách tiếp cận có tính lịch sử chứng minh tính hữu hiệu 
ñặc biệt trong việc truyền ñạt cả về logic và những giới hạn của chính sách tiền tệ và sự 
hình thành ngân hàng trung ương. Chương 5 và 6 ñề cập tổng quát những vấn ñề căn bản 
của hạch toán kinh tế vĩ mô. Giống như kiến thức làm cách nào ñể ñọc báo cáo thu nhập 
và bảng cân ñối thì quan trọng trong việc ñánh giá một công ty, kiến thức làm thế nào ñể 
ñọc tính toán GDP (chương 5) và báo cáo cán cân thanh toán (chương 6) thì quan trọng 
cho việc ñánh giá một quốc gia và thành quả kinh tế của nó. Cuối cùng, chương 7 khảo 
sát ñề tài tỷ giá hối ñoái, tập trung vào các yếu tố ñược xem là nguyên nhân làm các ñồng 
tiền tăng giá hay giảm giá. Dù con ñường ñi của một tỷ giá hối ñoái, giống như quỹ ñạo 
của một cổ phiếu, ai cũng biết là khó mà dự ñoán, tất nhiên sẽ có một số các mối quan hệ 
kinh tế quan trọng mà người ta sẽ suy nghĩ ñến – hoặc là vì lý do cá nhân hay kinh doanh 
– khi cần dự ñoán về nó. 
Không giống như một giáo trình tiêu chuẩn, quyển sách này ñược thiết kế ñể ñọc trong 
một vài lần. Dù bạn ñọc có thể muốn trở lại các phần cụ thể lúc này hay lúc khác (ví dụ, 
ñể xem lại tỷ giá hối ñoái hay chính sách tài khóa), họ rất cần phải ñọc gần như toàn bộ 
quyển sách nếu lần ñầu tiên ñọc nó (hay ít nhất là ñọc phần I) - với mục tiêu nhằm phát 
triển một sự hiểu biết bao phủ toàn môn học, các phần chính yếu của môn học, và cách 
mà các phần này nối kết với nhau. 
 6 
Với cách làm này ñược ghi nhận, chúng ta bắt ñầu tâm ñiểm có tính nhận thức về kinh tế 
học vĩ mô với một sự khám phá sản lượng quốc gia ở chương 1. 
 7 
Chương Một 
Sản lượng 
Khái niệm sản lượng quốc gia là tâm ñiểm của kinh tế học vĩ mô. Tổng giá trị thực của 
sản lượng (hàng hoá và dịch vụ) mà một nước sản xuất thiết lập ràng buộc ngân sách cơ 
bản của nước ñó. Một nước có thể sử dụng nhiều sản lượng hơn là mức sản xuất của nó 
chỉ khi nước này vay mượn phần chênh lệch từ nước ngoài. Khối lượng sản lượng lớn - 
chứ không phải là số lượng tiền lớn – là ñiều tạo nên sự thịnh vượng của các quốc gia. 
Chính phủ có thể in và phân phối toàn bộ lượng tiền mà họ muốn, biến tất cả cư dân của 
mình trở thành triệu phú. Nhưng mọi người sẽ không trở nên khắm khá hơn so với trước 
ngoại trừ sản lượng quốc gia cũng tăng lên. Và ngay cả với lượng tiền nhiều như vậy, 
mọi người sẽ trở nên tồi tệ hơn nếu như sản lượng quốc gia sụt giảm. 
ðo lng Sn lng Quc gia 
Một cách ño lường sản lượng quốc gia ñược chấp nhận rộng rãi nhất là tổng sản phẩm 
quốc nội hay tổng sản phẩm trong nước (GDP). ðể hiểu GDP là gì, trước tiên chúng ta 
cần làm rõ chỉ tiêu này ñược ño lường như thế nào. 
Thách thức quan trọng trong việc ño lường sản lượng của một quốc gia (GDP) là loại trừ 
việc tính trùng hay loại trừ việc tính toán cùng một sản lượng nhiều hơn một lần. ðiều 
này rõ ràng là tổng sản lượng ñơn giản cũng bằng với giá trị của tất cả hàng hoá và dịch 
vụ ñược sản xuất ra trong một nền kinh tế - mỗi cân thép, mỗi chiếc máy kéo, mỗi giạ 
thóc, mỗi ổ bánh mì, mỗi bữa ăn tại một nhà hàng, mỗi mẫu giấy, mỗi bản thiết kế kiến 
trúc, mỗi toà nhà ñược xây dựng, .Nhưng ñiều này cũng không hoàn toàn ñúng, bởi vì 
việc hạch toán mỗi hàng hoá và dịch vụ thực tế cuối cùng cũng tính toán cùng một sản 
lượng lập lại nhiều lần, qua các công ñoạn sản xuất khác nhau. 
Một ví dụ ñơn giản ñể diễn tả trục trặc này. Hãy tưởng tượng ra một công ty A, công ty 
lâm sản thu hoạch cây gỗ và bán gỗ cho công ty B ñược 1000 ñôla. Công ty B, công ty 
nội thất, cắt, làm bóng và ñóng gỗ thành bàn ghế, rồi bán cho một nhà bán lẻ là công ty C 
thu ñược 2500 ñôla. Công ty C sau cùng bán bàn ghế cho người tiêu dùng ñược 3000 
ñôla. Nếu trong việc tính toán tổng sản lượng, khi cộng lại tất cả giá bán của mỗi giao 
dịch (1000+2500+3000), kết quả (6500 ñôla) sẽ phóng ñại mức sản lượng bởi vì nó ñã 
ñếm giá trị gỗ xẻ ñến 3 lần (trong tất cả 3 lần giao dịch) và giá trị của sản phẩm mộc hai 
lần (trong hai lần giao dịch sau cùng). 
Một cách tốt ñể loại trừ trục trặc tính toán vượt quá hay trùng lắp là tập trung vào giá trị 
gia tăng – ñó là sản lượng mới ñược tạo ra - tại mỗi một công ñoạn sản xuất. Nếu một thợ 
may mua một cái áo sơ mi bán thành phẩm với giá 50 ñôla, ñơm thêm khuy nút hết 1 
ñôla, và bán áo sơ mi thành phẩm giá 60 ñôla, chúng ta sẽ không nói là người thợ may 
này ñã tạo ra một sản phẩm trị giá 60 ñôla. ðúng hơn là người thợ may này ñã tạo thêm 
ñược 9 ñôla vào chiếc áo sơ mi bán thành phẩm và khuy nút, và vì vậy tạo ra giá trị 9 
ñôla sản phẩm. Rõ ràng hơn, giá trị gia tăng (hay sản lượng tạo ra) bằng với giá bán hàng 
 8 
hoá và dịch vụ trừ ñi chi phí của tất cả ñầu vào không phải là lao ñộng ñược sử dụng ñể 
sản xuất ra sản phẩm ñó. 
Chúng ta có thể dễ dàng áp dụng phương pháp này cho trường hợp 3 công ty A, B, và C 
bên trên. Bởi vì công ty A bán gỗ thô khai thác ñược 1000 ñôla, và ñã không phải mua 
bất kỳ nhập lượng thô nào, công ty này ñã tạo thêm 1000 ñôla giá trị (sản lượng) cho nền 
kinh tế. Công ty B ñã tạo thêm giá trị 1500 ñôla, vì ñã trả 1000 ñôla cho nhập lượng (từ 
công ty A) và bán sản lượng của nó (cho công ty C) ñược 2500 ñôla. Cuối cùng, công ty 
C ñã tạo ra thêm giá trị là 500 ñôla, từ việc mua 2500 ñôla nhập lượng (từ công ty B) và 
bán sản phẩm cuối cùng cho người tiêu dùng với giá 3000 ñôla. Nếu cộng lại tất cả giá trị 
gia tăng ở mỗi công ñoạn (1000+1500+500), giá trị sản lượng ñược tạo ra tổng cộng là 
3000 ñôla. 
Một cách khác – và ñơn giản hơn nữa - nhằm loại trừ vấn ñề tính toán vượt quá là tập 
trung vào hàng hoá sau cùng, ngầm tính ñến sản lượng ñược tạo ra trong tất cả các công 
ñoạn sản xuất trước. Khi người tiêu dùng trả cho công ty C, nhà bán lẻ, 3000 ñôla của 
bàn và ghế cuối cùng, chúng ta có thể kết luận rằng 3000 ñôla là giá trị của tổng sản 
lượng ñược tạo ra. Chú ý rằng ñây cũng là câu trả lời tương tự từ tiếp cận giá trị gia tăng 
trong phần trước (xem hình 1-1). 
Mặc dù cả hai phương pháp ñều chính xác, phương pháp thứ hai - ñược biết ñến như là 
phương pháp chi tiêu - hiện nổi lên như là tiếp cận tiêu chuẩn cho việc tính toán GDP ở 
hầu hết các quốc gia. Lô-gic cơ bản của phương pháp chi tiêu là nếu chúng ta cộng tất cả 
các khoản chi tiêu vào hàng hoá và dịch vụ sau cùng, thì khoản tổng cộng này phải chính 
xác bằng với tổng giá trị của sản lượng quốc gia ñược sản xuất, khi mà mỗi phần của sản 
lượng cuối cùng phải ñược mua theo cách này hay cách khác1. Theo ñó, ñịnh nghĩa 
chuẩn của GDP là giá trị thị trường của tất cả các hàng hoá và dịch vụ sau cùng ñược 
sản xuất ra trong phạm vi một quốc gia ở một năm cho trước. 
Bảng 1-1 
Ví dụ về tính toán tổng sản lượng 
 Giá bán - Chi phí nhập lượng thô = Giá trị gia tăng 
Công ty A 
(Công ty lâm sản) 
1000 ñôla 0 1000 ñôla 
↓ 
Công ty B 
(Công ty nội thất) 
2500 ñôla 1000 ñôla 1500 ñôla 
↓ 
Công ty C 
(Người bán lẻ, ñến 
người tiêu dùng) 
3000 ñôla 2500 ñôla 500 ñôla 
Tổng 6500 ñôla 3500 ñôla 3000 ñôla 
1
 Những sản phẩm mà chưa ñược bán ra thì cũng ñược tính như là một phần của GDP. Cụ thể là chúng 
ñược xếp vào phần tăng thêm của tồn kho kinh doanh và vì vậy là một dạng ẩn ngầm của chi tiêu kinh 
doanh (ñầu tư). 
 9 
Các quan chức chính phủ phân chia chi tiêu cho hàng hoá và dịch vụ sau cùng thành năm 
nhóm: tiêu dùng bởi các hộ gia ñình (C), ñầu tư vào các tài sản sản xuất (I), chi mua hàng 
hoá và dịch vụ của chính phủ (G), xuất khẩu (EX), và nhập khẩu (IM). Chúng ta có thể 
tìm thấy ñịnh nghĩa rõ hơn của các nhóm này trong chương 5. 
Tuy nhiên, ñiều quan trọng nhất ñể nhớ ñó là tất cả các nhóm này ñược thiết kế ñể loại 
trừ việc tính trùng. Mặc dù tiêu dùng bao gồm hầu hết tất cả các khoản chi tiêu của hộ gia 
ñình, ñầu tư kinh doanh không bao gồm tất cả các khoản chi tiêu của các hãng. Nếu bao 
gồm, chúng ta sẽ ñi ñến kết quả với sự tính trùng rất lớn, bởi vì nhiều thứ mà các hãng 
mua (như là nguyên liệu thô) sau cùng ñược chế biến và bán lại cho người tiêu dùng. 
Theo ñó, ñầu tư chỉ bao gồm các khoản chi tiêu vào sản lượng mà không kỳ vọng là ñược 
tiêu dùng hết trong ngắn hạn  ...  chế công, như là một ngân hàng trung ương – mà 
có thể hay sẵn lòng cho vay ñến các ñịnh chế tài chính (và ñặc biệt là ñến các 
ngân hàng) suốt những cuộc khủng hoảng về thanh khoản, khi mà các nhà cho 
vay tiềm năng khác của khu vực tư nhân hoặc là không sẵn lòng hay không có khả 
năng cho vay. 
Liquidity trap: bẫy thanh khoản (hay bẫy tiền) 
Một kịch bản ñược ñề nghị bởi nhà kinh tế học người Anh tên là John Maynard 
Keynes theo ñó chính sách tiền tệ có thể bị bất lực, nhất là trong bối cảnh một 
cuộc khủng hoảng tài chính. Nếu, trong tình hình lãi suất ñã rất thấp rồi, các nhà 
quản lý ngân hàng trung ương nhận thấy không thể hạ thấp lãi suất hơn nữa bằng 
 98 
cách thông qua nghiệp vụ mua trên thị trường mở (như là bằng cách mua trái 
phiếu chính phủ bằng tiền ñược phát hành mới), thì chính sách tiền tệ sẽ không 
còn là một công cụ hữu hiệu cho việc kích thích ñầu tư và tiêu dùng thêm. Như 
một số nhà kinh tế ñã mô tả về hiện tượng này, ñẩy nhiều tiền hơn vào thời ñiểm 
này thì cũng giống như “ñẩy tiền vào thùng rỗng”. 
Monetary base: cơ sở tiền 
Bằng với tổng các khoản nghĩa vụ nợ hay tài sản nợ (liabilities) của ngân hàng 
trung ương; bao gồm tất cả số tiền trong lưu thông cộng với các khoản tiền gửi 
của các ngân hàng thương mại tại ngân hàng trung ương (hay các khoản dự trữ 
theo yêu cầu bắt buộc). 
Monetary policy: chính sách tiền tệ 
Các nỗ lực của một ngân hàng trung ương nhằm ảnh hưởng ñến kết quả hoạt ñộng 
kinh tế (ví dụ, ñể duy trì tỷ lệ lạm phát mục tiêu) thông qua việc vận hành cung 
tiền và lãi suất ngắn hạn. 
Money: tiền 
Một trung gian trao ñổi mà ñược chấp nhận rộng rãi như là phương tiện thanh 
toán cho hàng hóa và dịch vụ và trong các giao dịch tài chính; một hình thức của 
của cải có tính thanh khoản cao mà chính nó là phương tiện thanh toán hay ñược 
chuyển ñổi một cách dễ dàng ra một phương tiện thanh toán. 
Money identity: ñồng nhất thức tiền 
M×V = P×Q, với M là cung tiền, V là vòng quay của tiền, P là mức giá, và Q là 
số lượng sản lượng ñược sản xuất (như là GDP thực). Xem money supply, velocity 
of money, price level, real. 
Money illusion: ảo giác tiền 
Một hiện tượng mà qua ñó các cá nhân nhầm lẫn giữa các giá trị danh nghĩa và 
thực – ví dụ, những thay ñổi cách nhìn một cách nhầm lẫn về tiền lương danh 
nghĩa của họ, mà nó không ñược ñiều chỉnh theo những thay ñổi của mức giá 
(lạm phát hay giảm phát), như là thước ño chính xác về những thay ñổi sức mua 
thực của họ. 
Money multiplier: số nhân tiền 
Tỷ lệ của tổng cung tiền với cơ sở tiền. Nếu số nhân tiền là 2 và ngân hàng trung 
ương tăng cơ sở tiền (như là tài sản nợ hay nghĩa vụ nợ - liabilities) một khoản là 
100 ñôla, thì chúng ta sẽ kỳ vọng tổng cung tiền tăng một khoản là 200 ñôla. Xem 
money supply, monetary base. 
Money supply: cung tiền (hay money stock – trữ lượng tiền) 
Số lượng tiền tại một thời ñiểm cụ thể. Các nhà kinh tế ñịnh nghĩa một dãy rộng 
các tổng gộp về tiền – M1, M2, M3, v.v- mà phù hợp với các khái niệm rộng 
hơn theo sự tiến triển về tiền. Ví dụ, trong khi M1 bao gồm tiền trong lưu thông 
 99 
và tiền gửi không kỳ hạn, M2 bao gồm tiền trong lưu thông và tiền gửi không kỳ 
hạn cũng như tiền gửi có kỳ hạn (hay các tài khoản tiết kiệm). 
National economic accounts: các tài khoản kinh tế quốc dân 
ðó là một cái tên khác của các tài khoản GDP, mà thường bao gồm các số ño 
GDP cũng như các thành phần chủ yếu của nó (tiêu dùng, ñầu tư, chi tiêu chính 
phủ, xuất khẩu, và nhập khẩu). 
Natural rate of unemployment: Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên 
Còn ñược biết ñến với tên gọi tỷ lệ thất nghiệp không làm gia tăng lạm phát 
(nonaccelerating inflation rate of unemployment-NAIRU), ñó là tỷ lệ thất nghiệp 
mà ở mức thấp hơn nó thì lạm phát rất có thể sẽ tăng lên. 
Net domestic product (NDP): sản phẩm quốc nội ròng 
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trừ khấu hao trữ lượng vốn. Xem gross domestic 
product. 
Net exports: xuất khẩu ròng 
Xuất khẩu trừ nhập khẩu. Xem exports, imports. 
Net factor receipts: các khoản nhận hay thu nhập yếu tố ròng 
Xem net income – thu nhập ròng. 
Net income: thu nhập ròng (hay net factor receipts - các khoản nhận hay thu nhập yếu tố 
ròng) 
Các khoản thu nhập nhận trừ các khoản thu nhập thanh toán trong tài khoản vãng 
lai của cán cân thanh toán. Các khoản thu nhập nhận bao gồm số tiền ñược trả bởi 
người nước ngoài cho các cư dân trong nước (ví dụ trả cho các công việc ñược 
thực hiện ở nước ngoài), tiền lãi và cổ tức từ người nước ngoài trả cho việc nắm 
giữ tài sản nước ngoài của người trong nước, và thu nhập ñược tái ñầu tư vào FDI 
bên ngoài; các khoản thu nhập thanh toán bao gồm số tiền ñược trả cho người 
nước ngoài bởi các cư dân (hay các hãng) trong nước, lãi và cổ tức ñược trả cho 
người nước ngoài từ việc nắm giữ các tài sản trong nước của người nước ngoài, 
và các khoản thu nhập tái ñầu tư vào FDI của nền kinh tế trong nước. 
Net present value (NPV): hiện giá ròng 
Giá trị của các khoản doanh thu từ một dự án ñược chiết khấu về hiện tại trừ giá 
trị của các khoản chi phí của nó ñược chiết khấu về hiện tại; ñược sử dụng ñể 
ñánh giá khả năng sinh lợi kỳ vọng của một dự án. 
Net unilateral transfers: các khoản chuyển nhượng ñơn phương ròng (hay net transfers 
– các khoản chuyển nhượng ròng) 
Một thành phần của cán cân vãng lai trong cán cân thanh toán mà phản ánh các 
giao dịch một chiều như là viện trợ nước ngoài hay trợ giúp nhân ñạo xuyên biên 
giới (ví dụ ñược cung cấp thông qua Hội Chữ thập ðỏ). 
 100 
Nominal: danh nghĩa 
Một ño lường ñược biểu diễn theo (hay có liên quan ñến) giá cả thị trường hiện 
hành và do vậy không ñược ñiều chỉnh theo lạm phát – ví dụ, GDP danh nghĩa, 
tiền lương danh nghĩa, lãi suất danh nghĩa, tỷ giá hối ñoái danh nghĩa. Xem real. 
Official reserves: dự trữ chính thức 
Một thành phần của tài khoản tài chính trong cán cân thanh toán mà nó thể hiện 
sự tăng lên hay giảm xuống của kho ngoại tệ (ngoại hối) của chính phủ và vàng 
tiền tệ (monetary gold). 
Open market operations: ñiều hành hoạt ñộng thị trường mở 
Việc mua hay bán chứng khoán trên thị trường mở bởi ngân hàng trung ương, 
nhằm mục dích tăng hay giảm cơ sở tiền (và do vậy làm giảm hay tăng lãi suất 
ngắn hạn). 
Output: sản lượng 
Hàng hóa và dịch vụ ñược sản xuất trong một nền kinh tế. 
Overheating: nóng lên 
Tăng trưởng GDP không bền vững và nhanh, mà theo ñó GDP thực tế vượt GDP 
tiềm năng; thường ñi kèm với gia tăng lạm phát. 
Pay-as-you-go pension system: hệ thống lương hưu kiểu Pay-as-you-go 
Một chương trình hưu trí, thường ñược vận hành bởi chính phủ, theo ñó, các 
khoản lợi ích ñược trả toàn bộ cho người về hưu hiện tại dựa trên cơ sở những 
ñóng góp hiện hành từ - hay ñánh thuế vào – những người lao ñộng hiện hành 
(những người về hưu tương lai). 
Pegged exchange rate: tỷ giá hối ñoái (gần như) cố ñịnh 
Nhìn chung cũng giống như tỷ giá hối ñoái cố ñịnh (xem fixed exchange rate). 
Tuy nhiên, dưới cơ chế “crawling peg – cố ñịnh có ñiều chỉnh dần dần”, tỷ giá hối 
ñối chính thức (gần như cố ñịnh) ñược cho phép thay ñổi dần dần theo thời gian 
(ví dụ thay ñổi một phần trăm nhỏ mỗi tháng) và, trong một số trường hợp, ñược 
cho phép thả nổi trong một biên ñộ hẹp, những ranh giới cho phép tỷ giá thay ñổi 
dần dần theo thời gian. 
Phillips curve: ñường cong Phillips 
Một sự thể hiện bằng hình ảnh sự ñánh ñổi hiển nhiên giữa tỷ lệ thất nghiệp và tỷ 
lệ lạm phát ; dựa trên kết quả thực nghiệm ñầu tiên ñược nhấn mạnh bởi nhà kinh 
tế A. W. Phillips. 
Portfolio investment: ñầu tư gián tiếp hay ñầu tư tài chính (hay portfolio flows – các 
dòng vào gián tiếp) 
Liên quan ñến việc mua cổ phiếu, trái phiếu và các công cụ tài chính khác xuyên 
biên giới, nhưng không ñủ lớn hay ñủ tập trung ñể cho phép ảnh hưởng quản lý. 
 101 
ðầu tư gián tiếp ñôi lúc ñược gọi là “tiền nóng” (hot money) vì các nhà ñầu tư 
gián tiếp có thể thường thanh lý hay bán các tài sản tài chính ñang nắm giữ và rút 
ra khỏi quốc gia hầu như vào thời khắc nhạy cảm. 
Potential output: sản lượng tiềm năng 
Sản lượng (GDP) một nền kinh tế có thể sản xuất, ứng với tình trạng công nghệ 
hiện hữu cho trước, nếu tất cả các nguồn lực của nền kinh tế (lao ñộng và vốn) 
ñược sử dụng ở một mức cường ñộ bền vững. Khi sản lượng thực tế thấp một 
cách ñáng kể so sản lượng tiềm năng, nền kinh tế ñược gọi là suy thoái; khi sản 
lượng thực tế cao hơn ñáng kể so mức sản lượng tiềm năng, nền kinh tế ñược gọi 
là nóng lên. 
Price deflator: chỉ số khử giá (hay price index – chỉ số giá) 
Một thước ño về mức giá. Chỉ số khử giá GDP (P) bằng GDP danh nghĩa chia cho 
GDP thực. Xem price level. 
Price level: mức giá 
Về cơ bản là mức trung bình của tất cả giá cả (hay các giá cả của một nhóm hàng 
hóa) tại một thời ñiểm cho trước. Thay ñổi phần trăm của mức giá từ một năm 
này sang năm tiếp theo là tỷ lệ lạm phát hàng năm. 
Price rigidity: sự cứng nhắc của giá cả 
Giá cả ñược gọi là có tính “cứng nhắc” (hay “kết dính” –sticky) khi chúng không 
ñiều chỉnh ngay tức thời ñể mang cung và cầu trở lại cân bằng trước sự thay ñổi 
của các ñiều kiện thị trường. 
Productivity: năng suất 
Sản lượng trên mỗi ñơn vị nhập lượng. Thuật ngữ thường ñược sử dụng như một 
cách viết tắt của “năng suất lao ñộng”, mà nó ñược ñịnh nghĩa như sản lượng trên 
mỗi công nhân hay sản lượng trên mỗi giờ làm việc. Xem total factor 
productivity. 
Purchasing power parity (PPP): ngang bằng sức mua 
ðược rút ra từ Quy luật Một giá, mô hình xác ñịnh tỷ giá hối ñoái PPP cho rằng 
một ñơn vị tiền tệ sẽ luôn luôn có sức mua giống nhau trong một quốc gia cũng 
như trong một quốc gia khác, không bao gồm chi phí vận chuyển và thuế. Nếu 
PPP tồn tại giữa hai quốc gia, và rồi nước A trải qua lạm phát cao hơn nước B, 
mô hình PPP dự ñoán rằng ñồng tiền của nước A sẽ phải giảm giá ñối với ñồng 
tiền của nước B cho ñến khi tình trạng ngang bằng ñược tái lập. Một nhược ñiểm 
của mô hình này là thị trường không chắc chắn rằng Quy luật Một giá ñược giữ 
cho các hàng hóa và dịch vụ không ñược mua bán trên thị trường quốc tế. ðể 
nhấn mạnh ñiều này, các nhà kinh tế ñã tạo ra chỉ số PPP mà nó ước tính sức mua 
của một ñơn vị tiền tệ phổ biến (thường là một ñôla) với mối quan hệ với tất cả 
hàng hóa và dịch vụ - cả những thứ ñược trao ñổi quốc tế (như xe hơi) những thứ 
không ñược trao ñổi quốc tế (như cắt tóc). Nếu nước X có một chỉ số PPP là 1,5 
so với ñôla Mỹ, thì 1 ñôla trị giá của ñồng tiền nước X (theo tỷ giá hối ñoái thị 
 102 
trường) sẽ có thể mua ñược hàng hóa và dịch vụ ở nước X tương ñượng giá trị 1,5 
ñôla ở Hoa Kỳ. Do ñó, việc ñiều chỉnh GDP ñầu người theo một chỉ số PPP, hơn 
là dựa trên cơ sở tỷ giá hối ñoái thị trường, có thể cung cấp một sự so sánh có ý 
nghĩa hơn về mức sống giữa các quốc gia. 
Rational expectations: kỳ vọng hợp lý 
Kỳ vọng (hay dự báo) mà dựa vào tất cả thông tin có sẵn và kỳ vọng (hay dự báo) 
mà loại trừ những lỗi có tính hệ thống. 
Real: thực 
Một thước ño ñược thể hiện theo (hay có liên quan ñến) giá không ñổi hay giá cố 
ñịnh, và do vậy nó ñã ñược ñiều chỉnh lạm phát (ví dụ GDP thực, tiền lương thực, 
lãi suất thực, tỷ giá hối ñoái thực). Xem nominal. 
Real exchange rate: tỷ giá hối ñoái thực 
Một thước ño mà ñiều chỉnh tỷ giá hối ñoái danh nghĩa giữa hai nước ñể kiểm 
soát sự chênh lệch lạm phát giữa hai nước này. Nếu tỷ giá hối ñoái danh nghĩa của 
nước A theo ñồng tiền của nước B ñang ổn ñịnh, nhưng nước A trải qua lạm phát 
cao hơn nhiều so nước B, thì tỷ giá hối ñoái thực của nước A sẽ lên giá. 
Recession: suy thoái 
Thời kỳ thu hẹp kinh tế tổng quát, thường ñược ñặc trưng bởi tăng trưởng GDP 
thực âm, tỷ lệ thất nghiệp danh nghĩa cao hơn, và tỷ lệ tận dụng năng lực danh 
nghĩa thấp hơn. Dù không có ñịnh nghĩa nào ñược chấp nhận một cách rộng rãi về 
suy thoái, một quy tắc ñầu tay cho rằng tình trạng suy thoái liên quan ñến ít nhất 
hai quý liên tiếp có tăng trưởng GDP thực âm. 
Reserve requirement: yêu cầu dự trữ 
Một tỷ phần của tổng các khoản tiền gửi mà một ngân hàng phải, theo luật, giữ lại 
dưới dạng dự trữ (và vì vậy không cho vay ra ngoài). Các khoản dự trữ này nói 
chung ñược giữ như các khoản tiền gửi tại ngân hàng trung ương. 
Ricardian equivalence: tương ñương Ricardo 
Một ý tưởng về việc mà các cá nhân sẽ phản ứng lại trước sự thâm hụt ngân sách 
của chính phủ bằng cách tăng tiết kiệm hiện tại (hơn là tiêu dùng), dựa vào kỳ 
vọng hợp lý của họ cho rằng việc vay của chính phủ tăng lên hôm nay sẽ yêu cầu 
thuế cao hơn trong tương lai. Nếu ñiều này ñúng, phản ứng này của phần lớn các 
cá nhân sẽ làm hạn chế hay làm vô hiệu một cách tiềm tàng những ảnh hưởng của 
chính sách tài khóa mở rộng. 
Secular trend: xu hướng trường kỳ 
Xu hướng hay quỹ ñạo dài hạn của một biến số kinh tế. Xem cyclical fluctuations. 
Sticky wages: tiền lương kết dính 
Tiền lương ñược ñề cập ñến như có tính “kết dính” khi chúng không ñiều chỉnh 
ngay tức thì ñể mang cung và cầu trở lại trạng thái cân bằng trước những ñiều 
 103 
kiện thị trường ñang thay ñổi. Chúng ñược ñề cập ñến như là “kết dính hướng 
xuống” khi chúng tăng dễ dàng hơn là giảm, ngay cả trong tình huống các áp lưc 
thị trường ñối nghịch một cách rõ ràng. Xem price rigidity. 
Total factor productivity: tổng năng suất các yếu tố 
Một thước ño về sự hiệu quả theo ñó vốn và lao ñộng ñược sử dụng ñể sản xuất ra 
sản lượng trong một nền kinh tế. Một sự gia tăng của sản lượng mà nó không quy 
cho sự tăng lên của hoặc là lao ñộng hay vốn, theo ñịnh nghĩa, ñiều này ñược cho 
là sự gia tăng của tổng năng suất các yếu tố. 
Trade balance: cán cân thương mại 
Xuất khẩu trừ nhập khẩu. Khái niệm này có thể sử dụng hoặc như cán cân hàng 
hóa hay cán cân hàng hóa và dịch vụ. 
Transfer payments: các khoản thanh toán chuyển nhượng 
Các khoản thanh toán – thông thường bởi chính phủ dưới dạng phúc lợi hay an 
sinh xã hội – mà không gắn với sản xuất ra sản lượng. Các khoản thanh toán 
chuyển nhượng không ñược tính vào chi tiêu chính phủ (G) trong việc tính toán 
GDP. 
Unemployment rate: tỷ lệ thất nghiệp 
Phần trăm những người trong lực lượng lao ñộng ñang không làm việc nhưng 
ñang tích cực tìm việc làm. 
Unit labor costs (ULC): chi phí lao ñộng theo ñơn vị 
Khoản trả cho người lao dộng theo mỗi ñơn vị sản lượng ñược sản xuất. Chi phí 
lao ñộng theo ñơn vị tăng khi chi phí trả công tăng nhanh hơn năng suất lao ñộng, 
và giảm khi chi phí trả công tăng chậm hơn nhiều so năng suất lao ñộng. 
Value added: giá trị gia tăng 
Giá trị sản lượng ñược ño lường bằng cách lấy giá bán trừ ñi chi phí các nhập 
lượng không phải lao ñộng ñược sử dụng ñể sản xuất ra nó. 
Velocity of money: vòng quay của tiền 
Tỷ lệ giữa GDP danh nghĩa (P×Q) chia cho cung tiền (M); ñôi lúc ñược ñặc trưng 
bởi một cách không chặt chẽ như là tốc ñộ mà tiền quay vòng trong nền kinh tế. 
Wage and price controls: kiểm soát giá và lương 
Những hạn chế thuộc về luật pháp ñối với những thay ñổi có thể cho phép của 
tiền lương, giá, hay cả hai. 

File đính kèm:

  • pdfhuong_dan_tom_tat_ve_kinh_te_hoc_vi_mo.pdf