Kế toán, kiểm toán - Chương 5: Kiểm toán nợ phải trả và vốn chủ sở hữu

Nội dung

- Nợ phải trả là nghĩa vụ hiện tại của DN phát sinh từ các giao dịch

và sự kiện đã qua mà DN phải thanh toán từ các nguồn lực của

mình.

- Nợ phải trả được chia thành:

+ Nợ ngắn hạn: là các khoản phải trả trong vòng một năm

hoặc 1 chu kỳ kinh doanh bình thường.

+ Nợ dài hạn: là các khoản phải trả trong thời gian dài hơn một

năm hoặc 1 chu kỳ kinh doanh bình thường.

- Nợ phải trả được trình bày trên BCĐKT ở phần Nguồn vốn:

phần A “Nợ phải trả” chia thành Nợ ngắn hạn và nợ dài hạn

pdf 71 trang dienloan 3120
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế toán, kiểm toán - Chương 5: Kiểm toán nợ phải trả và vốn chủ sở hữu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế toán, kiểm toán - Chương 5: Kiểm toán nợ phải trả và vốn chủ sở hữu

Kế toán, kiểm toán - Chương 5: Kiểm toán nợ phải trả và vốn chủ sở hữu
7/2/2019 1 
KIỂM TOÁN NỢ PHẢI TRẢ & VỐN CHỦ SỞ HỮU 
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HCM 
KHOA KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN 
CHƢƠNG 5 
Bộ môn Kiểm toán 
7/2/2019 2 
• Nội dung và đặc điểm của khoản mục nợ phải trả 
• Kiểm soát nội bộ đối với nợ phải trả 
• Các thủ tục kiểm toán nợ phải trả 
KIỂM TOÁN NỢ PHẢI TRẢ 
Bộ môn Kiểm toán 
7/2/2019 3 
I. Nội dung và đặc điểm của khoản mục Nợ phải trả 
Bộ môn Kiểm toán 
1. Nội dung 
- Nợ phải trả là nghĩa vụ hiện tại của DN phát sinh từ các giao dịch 
và sự kiện đã qua mà DN phải thanh toán từ các nguồn lực của 
mình. 
 - Nợ phải trả được chia thành: 
 + Nợ ngắn hạn: là các khoản phải trả trong vòng một năm 
hoặc 1 chu kỳ kinh doanh bình thường. 
 + Nợ dài hạn: là các khoản phải trả trong thời gian dài hơn một 
năm hoặc 1 chu kỳ kinh doanh bình thường. 
 - Nợ phải trả được trình bày trên BCĐKT ở phần Nguồn vốn: 
phần A “Nợ phải trả” chia thành Nợ ngắn hạn và nợ dài hạn. 
7/2/2019 4 
 - Là khoản mục quan trọng trên BCTC đối với những DN sử dụng 
nguồn tài trợ ngoài vốn chủ sở hữu. 
 - Các tỷ số quan trọng liên quan đến việc đánh giá tình hình tài chính 
thường liên quan đến nợ phải trả. VD: tỷ số nợ hoặc hệ số thanh toán 
hiện thời. 
 - Nợ phải trả có quan hệ mật thiết với các chi phí sản xuất kinh doanh 
của DN. VD: việc ghi thiếu một chi phí chưa thanh toán sẽ ảnh hưởng 
đồng thời đến chi phí trong kỳ và nợ phải trả. 
2. Đặc điểm 
Bộ môn Kiểm toán 
7/2/2019 5 
 3.1 Phải trả ngƣời bán 
 - Chưa thực hiện phân loại các khoản phải trả như phải trả ngắn hạn, dài 
hạn, phải trả cho các bên có liên quan, bên thứ ba, phải trả quá hạn thanh 
toán 
 - Chưa thực hiện đối chiếu hoặc đối chiếu chưa đầy đủ công nợ với người 
bán tại thời điểm cuối năm. 
 - Số dư công nợ phải trả trên sổ kế toán chênh lệch với biên bản đối chiếu 
công nợ phải trả nhưng chưa được xử lý. 
 - Theo dõi công nợ chưa phù hợp: theo dõi trên hai mã cho cùng một đối 
tượng, không tiến hành bù trừ đối với các khoản công nợ của cùng một đối 
tượng. 
3. RỦI RO VÀ SAI SÓT THƢỜNG GẶP 
Bộ môn Kiểm toán 
7/2/2019 6 
 3.1 Phải trả ngƣời bán 
 - Không theo dõi chi tiết công nợ theo nguyên tệ đối với công nợ phải trả có 
gốc ngoại tệ. 
 - Cuối kì, chưa đánh giá lại số dư các khoản nợ phải trả có gốc ngoại tệ 
theo tỷ giá giao dịch liên ngân hàng tại thời điểm lập BCTC. 
 - Chưa hạch toán tiền lãi phải trả cho người bán nếu mua trả chậm. 
 - Không hạch toán giảm công nợ phải trả trong trường hợp giảm giá hàng 
bán hay được hưởng chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán. 
3. RỦI RO VÀ SAI SÓT THƯỜNG GẶP 
Bộ môn Kiểm toán 
7/2/2019 7 
 3.2 Vay 
 - Không theo dõi chi tiết số tiền đã vay, lãi vay, số tiền vay đã trả (gốc và lãi vay), số tiền 
còn lại phải trả theo từng đối tượng cho vay, theo từng khế ước vay, từng mục đích vay. 
 - Hạch toán không đầy đủ và không chính xác lãi tiền vay phải trả trong năm theo hợp đồng 
vay vốn và khế ước nhận nợ. Chi phí lãi vay vượt mức quy định chưa được loại trừ khi xác 
định thu nhập chịu thuế TNDN. 
 - Chưa đối chiếu số dư các khoản vay tại thời điểm 31/12. 
 - Không theo dõi chi tiết nguyên tệ riêng những khoản vay bằng ngoại tệ hoặc trả nợ vay 
bằng ngoại tệ. 
 - Chưa đánh giá lại số dư nợ vay ngắn hạn và dài hạn bằng ngoại tệ theo tỷ giá bình quân 
liên ngân hàng tại thời điểm lập BCTC hoặc không theo tỷ giá thực tế tại thời điểm cuối 
năm. 
3. RỦI RO CỦA NỢ PHẢI TRẢ 
Bộ môn Kiểm toán 
7/2/2019 8 
 3.3. Lƣơng và các khoản phải trả công nhân viên 
 - Chưa xây dựng quy chế trả lương có sự phê duyệt của người có thẩm 
quyền, cách thức tính lương, trả lương không nhất quán. 
 - Xác định quỹ lương chưa có cơ sở. 
 - Chi quá quỹ tiền lương được hưởng. 
 - Sử dụng quỹ tiền lương chưa đúng mục đích. 
 - Thanh toán lương khống: nhân viên khống, hồ sơ khống, nhân viên đã thôi 
việc tại đơn vị vẫn được trả lương. Khai tăng giờ làm thêm so với thực tế. 
 - Hạch toán tiền lương và các khoản trích vào lương không đúng kì. 
3. RỦI RO VÀ SAI SÓT THƢỜNG GẶP 
Bộ môn Kiểm toán 
7/2/2019 9 
 3.3 Lƣơng và các khoản phải trả công nhân viên 
 - Chưa kí đầy đủ hợp đồng lao động với cán bộ công nhân viên theo quy 
định. 
 - Thanh toán các khoản phụ cấp và các khoản khác ngoài lương chính 
không có chính sách cụ thể và không có quyết định của Giám đốc. 
 - Số phát sinh trên sổ kế toán không trùng khớp với số liệu trên sổ lương 
của người lao động. 
 - Trích BHXH, BHYT, BHTN và KPCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh cao 
hơn quy định. 
 - Chưa có đối chiếu với cơ quan BHXH. Số chênh lệch chưa được xử lí. 
3. RỦI RO VÀ SAI SÓT THƢỜNG GẶP 
Bộ môn Kiểm toán 
7/2/2019 10 
 3.4 Phải trả, phải nộp khác 
 - Bán hàng trả chậm, trả góp, doanh thu chưa thực hiện không hạch toán 
vào TK 3387 mà hạch toán vào TK 511. 
 - Một số khoản phải trả khác còn tồn tại từ các năm trước chuyển sang 
nhưng chưa được đối chiếu số dư cũng như chưa có biện pháp xứ lý. 
 - Một số tài sản thừa chờ xử lí hạch toán vào TK 3381 nhưng chưa xác định 
rõ nguyên nhân hoặc chưa xử lí dứt điểm. 
 - Các khoản phải trả không được phân loại hợp lý, đúng bản chất. 
3. RỦI RO VÀ SAI SÓT THƢỜNG GẶP 
Bộ môn Kiểm toán 
7/2/2019 11 
Thuế GTGT: 
 Không viết hóa đơn khi bán hàng, áp thuế suất thuế GTGT đầu ra chưa 
đúng; 
 Hạch toán khấu trừ thuế GTGT đối với các hóa đơn không hợp lệ (thiếu 
MST, sai MST, địa chỉ, chữ ký), khoản chi không phục vụ sản xuất kinh 
doanh. 
 Số dư trên TK 3331 (thuế GTGT phải nộp) trên BCTC có số dư âm do 
hạch toán khấu trừ thuế GTGT đầu vào vượt quá số thuế GTGT đầu ra. 
 Số liệu không khớp giữa sổ kế toán và tờ khai thuế GTGT (do ke khai 
thiếu, sai, trùng) 
3. RỦI RO VÀ SAI SÓT THƢỜNG GẶP 
3.5 Thuế và các khoản phải nộp cho Nhà nƣớc 
Bộ môn Kiểm toán 
7/2/2019 12 
Thuế GTGT: 
 Kê khai thuế không đúng số seri và ngày phát hành hóa đơn trên tờ khai thuế 
GTGT. 
 Hạch toán sai các khoản thuế GTGT trong các trường hợp hàng bán trả lại, 
giảm giá hàng bán, tính thuế GTGT đầu ra đối với hàng hóa khuyến mãi, quảng 
cáo, hội trợ triển lãm thương mại. 
 Không tính thuế GTGT đầu ra đối với hàng hóa dịch vụ chịu thuế GTGT theo 
phương pháp khấu trừ trong trường hợp tiêu dùng nội bộ (trả lương, thưởng 
cho CNV) hay do trao đổi hàng hóa. 
 Nhầm lẫn giữa các hàng hóa dịch vụ không chịu thuế GTGT với những hàng 
hóa DV chịu thuế suất 0%. 
3. RỦI RO VÀ SAI SÓT THƢỜNG GẶP 
3.5 Thuế và các khoản phải nộp cho Nhà nƣớc 
Bộ môn Kiểm toán 
7/2/2019 13 
Thuế TNDN: 
 Xác định không đúng, không đủ các khoản chi phí bị loại trừ khỏi chi phí tính 
thuế TNDN/hoặc các khoản doanh thu phải cộng thêm... 
 Không hạch toán thuế TNDN hoãn lại/hoặc không theo dõi hoàn nhập/kết 
chuyển các năm sau. 
 Không tạm nộp thuế TNDN theo từng quý với số phải nộp mà đơn vị đã kê 
khai. 
 Đơn vị tiến hành chuyển lỗ để tính thuế TNDN phải nộp cho năm nay nhưng 
chưa đăng ký chuyển lỗ với cơ quan thuế. 
 Thuộc diện được ưu đãi miễn giảm thuế nhưng chưa lập hồ sơ xin miễn giảm 
thuế. 
 3. RỦI RO VÀ SAI SÓT THƢỜNG GẶP 
3.5 Thuế và các khoản phải nộp cho Nhà nƣớc 
Bộ môn Kiểm toán 
7/2/2019 14 
Thuế khác: 
 Khác khoản thuế sử dụng đất, thuế môn bài, phí và lệ phí hạch toán thẳng vào 
CP SXKD không phản ánh qua TK 333. 
 Chưa hạch toán và kê khai thuế TNCN đối với CNV và người lao động, chưa 
kê khai hạch toán và khấu trừ tại nguồn đối với các khoản chi vãng lai cho các 
cá nhân với số tiền lớn hơn 1.000.000đ. 
 Thuế xuất khẩu tính trên giá chưa tách chi phí vận tải , bảo hiểm  
 Hạch toán thiếu tiền thuê đất. 
 3. RỦI RO VÀ SAI SÓT THƢỜNG GẶP 
3.5 Thuế và các khoản phải nộp cho Nhà nƣớc 
Bộ môn Kiểm toán 
7/2/2019 15 
 - Tính hiện hữu: nợ phải trả là có thật. 
 - Nghĩa vụ: nợ phải trả là nghĩa vụ của đơn vị. 
 - Tính đầy đủ: tất cả các khoản nợ phải trả phải được ghi chép đầy đủ. Đây 
là mục tiêu quan trọng nhất vì nợ phải trả thường có rủi ro là khai thiếu. 
 - Đánh giá và phân bổ: các khoản nợ phải trả phải được đánh giá phù hợp 
với chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán. 
 - Tính chính xác: các khoản nợ phải trả phải được tính toán, tổng hợp chính 
xác và phải thống nhất với sổ cái và sổ chi tiết. 
 - Trình bày và công bố: nợ phải trả được trình bày và khai báo đầy đủ, đúng 
đắn. 
4. Mục tiêu kiểm toán 
Bộ môn Kiểm toán 
16 
Đề nghị mua 
Đặt hàng: Phiếu đặt hàng 
Giao hàng: phiếu giao hàng 
(phiếu xuất kho) 
Kiểm tra hàng đã nhận: Phiếu nhận 
hàng (Phiếu nhập kho) 
Nhận hóa đơn 
BP đặt hàng 
BP mua 
Cửa hàng 
BP thư tín 
II. KIỂM SOÁT NỘI BỘ ĐỐI VỚI NỢ PHẢI TRẢ 
TÌM HIỂU CHU TRÌNH MUA HÀNG 
Bộ môn Kiểm toán 
17 
TÌM HIỂU CHU TRÌNH MUA HÀNG 
Kiểm tra hóa đơn 
Hạch toán việc mua: Phiếu ghi kế toán 
Cho phép thanh toán 
Thanh toán 
Lưu trữ 
BP kế toán mua 
BP kế toán tiền mặt 
BP KT mua hoặc 
Ngân quĩ 
Bộ môn Kiểm toán 
7/2/2019 18 
KSNB ĐỐI VỚI MUA HÀNG VÀ TRẢ TIỀN 
1. Đặt hàng 
 - Phân chia trách nhiệm giữa các chức năng đề nghị mua hàng và 
lập đơn đặt hàng. 
 - Đơn đặt hàng được lập trên cơ sở phiếu đề nghị mua hàng, phải 
được đánh số liên tục và được người có thẩm quyền xét duyệt về 
số lượng, nhà cung cấp và các điều khoản khác. 
 - Đơn đặt hàng phải lập thành nhiều liên. Ngoài liên gửi cho nhà 
cung cấp, các liên còn lại sẽ gửi cho bộ phận kho, bộ phận nhận 
hàng và kế toán nợ phải trả. 
Bộ môn Kiểm toán 
7/2/2019 19 
KSNB ĐỐI VỚI MUA HÀNG VÀ TRẢ TIỀN 
2. Nhận hàng và hoá đơn 
 - Hàng nhận về phải kiểm tra về số lượng và các điều kiện thoả 
thuận khác theo đơn đặt hàng và hợp đồng. 
 - Kiểm tra hoá đơn của nhà cung cấp về số lượng, đơn giá và tính 
toán. So sánh giữa hoá đơn với phiếu nhập kho và đơn đặt hàng. 
 - Phiếu nhập kho được đánh số trước liên tục và lập trên cơ sở hoá 
đơn được chấp nhận. 
 - Mọi phiếu nhập kho phải có chữ ký của người giao hàng, người 
nhận hàng và thủ kho. 
Bộ môn Kiểm toán 
7/2/2019 20 
KSNB ĐỐI VỚI MUA HÀNG VÀ TRẢ TIỀN 
3. Kế toán nợ phải trả 
 - Phân chia trách nhiệm giữa các chức năng kế toán và xét duyệt 
thanh toán. 
 - Các chứng từ thanh toán và những chứng từ khác phát sinh tại bộ 
phận được kiểm soát bằng cách đánh số thứ tự liên tục. 
 - Ghi chép kịp thời các nghiệp vụ mua hàng vào sổ kế toán. 
 - Duy trì hệ thống sổ chi tiết nhà cung cấp, đối chiếu giữa tài khoản 
tổng hợp và số dư chi tiết nợ phải trả. 
 - Đối chiếu giữa thông báo nợ của nhà cung cấp và sổ chi tiết. 
Bộ môn Kiểm toán 
7/2/2019 21 
III. KIỂM TOÁN NỢ PHẢI TRẢ 
1.Phải trả người bán 
2.Vay 
3.Phải trả công nhân viên 
4.Phải trả, phải nộp khác 
5.Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 
Bộ môn Kiểm toán 
7/2/2019 22 
1.1. Các tài liệu đề nghị khách hàng cung cấp 
1. Bảng CĐKT; 
2. Bảng CĐSPS; 
3. Danh mục các khoản phải trả đến thời điểm khóa sổ; 
4. Sổ Cái tài khoản phải trả TK 331; 
5. Sổ Kế toán chi tiết tài khoản phải trả theo từng đối tƣợng; 
6. Sổ theo dõi chi tiết nợ phải trả bằng ngoại tệ; 
7. Sổ chữ T/tổng hợp đối ứng; 
8. Biên bản đối chiếu hoặc xác nhận số dƣ các tài khoản phải trả; 
9. Các chứng từ có liên quan; 
10. Các quy định của đơn vị có liên quan; 
11.  
Bộ môn Kiểm toán 
7/2/2019 23 
1.2 Nghiên cứu và đánh giá kiểm soát nội bộ 
 a. Tìm hiểu về kiểm soát nội bộ: 
 - Gồm các thủ tục kiểm soát trong việc tổ chức mua hàng và 
theo dõi nợ phải trả người bán, tức từ khi lập phiếu đề nghị mua 
hàng, lập đơn đặt hàng, nhập hàng và theo dõi nợ phải trả 
người bán. 
Bộ môn Kiểm toán 
7/2/2019 24 
Bảng câu hỏi về kiểm soát nội bộ NPT 
Câu hỏi 
Trả lời Ghi 
chú Có Không Yếu kém 
Quan 
trọng 
Thứ 
yếu 
1. Có phân chia trách nhiệm giữa chức năng đề nghị mua 
hàng và lập đơn đặt hàng không? 
2. Đơn đặt hàng có được lập trên cơ sở phiếu đề nghị mua 
hàng không? 
3. Đơn đặt hàng có được đánh số liên tục và được người có 
thẩm quyền xét duyệt không? 
4. Hàng nhập về có được lập phiếu nhập kho không? Có được 
kiểm tra về số lượng, chất lượng không? 
Bộ môn Kiểm toán 
7/2/2019 25 
Bảng câu hỏi về kiểm soát nội bộ NPT 
Câu hỏi 
Trả lời Ghi 
chú Có Không Yếu kém 
Quan 
trọng 
Thứ 
yếu 
6. Phiếu nhập kho có được đánh số liên tục và được lập trên 
cở sở hàng hoá đã được chấp nhận không? 
7. Có đối chiếu giữa phiếu nhập kho và đơn đặt hàng không? 
8. Có đối chiếu giữa hoá đơn với phiếu nhập kho và đơn đặt 
hàng không? 
9. Có phân chia trách nhiệm giữa chức năng kế toán và xét 
duyệt thanh toán không? 
Bộ môn Kiểm toán 
7/2/2019 26 
Bảng câu hỏi về kiểm soát nội bộ NPT 
Câu hỏi 
Trả lời Ghi 
chú Có Không Yếu kém 
Quan 
trọng 
Thứ 
yếu 
10. Các nghiệp vụ mua hàng có được ghi chép vào sổ sách kế 
toán kịp thời không? 
11. Có thường xuyên đối chiếu giữa tài khoản tổng hợp và sổ 
chi tiết nợ phải trả người bán không? 
12. Có thường xuyên (định kỳ) đối chiếu giữa thông báo nợ của 
nhà cung cấp với sổ chi tiết nợ phải trả người bán không? 
13.  
Bộ môn Kiểm toán 
7/2/2019 27 
 b. Đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát: 
1.2 Nghiên cứu và đánh giá kiểm soát nội bộ 
Thủ tục kiểm soát 
hữu hiệu 
RRKS thấp 
Giới hạn phạm vi TNCB 
, thực hiện TNKS 
Thủ tục kiểm soát 
Yếu kém 
RRKS cao 
Thực hiện thử nghiệm 
cơ bản phù hợp 
Bộ môn Kiểm toán 
7/2/2019 28 
 c. Thiết kế các thử nghiệm kiểm soát: 
 Để đánh giá các thủ tục kiểm soát của DN có hữu hiệu không, KTV có thể thực hiện 
các thử nghiệm kiểm soát sau: 
 - Đối với việc nhận hàng và hoá đơn, chọn mẫu hoá đơn để kiểm tra phiếu nhập kho 
và đơn đặt hàng về số lượng, đơn giá, kiểm tra việc tính toán trên hoá đơn. Theo dõi 
việc ghi sổ kế toán tổng hợp và chi tiết. 
 - Đối với kế toán nợ phải trả, chọn mẫu kiểm tra chứng từ một số nhà cung cấp trên 
sổ chi tiết, đối chiếu sổ chi tiết với sổ tổng hợp. 
 - Ngoài ra, kiểm toán viên cần lưu ý kiểm tra sự liên tục của các chứng từ (đơn đặt 
hàng, phiếu nhập kho) 
1.2 Nghiên cứu và đánh giá kiểm soát nội bộ 
Bộ môn Kiểm toán 
7/2/2019 29 
 d. Đánh giá lại rủi ro kiểm soát và thiết kế lại các thử nghiệm cơ bản: để 
nhận diện các điểm yếu và điểm mạnh của hệ thống kiểm soát nội bộ, 
nhằm điều chỉnh chương trình cho phù hợp. 
1.2 Nghiên cứu và đánh giá kiểm soát nội bộ 
RRKS thấp 
Giảm thiểu các thử 
nghiệm cơ bản 
RRKS cao 
Mở rộng các thử 
nghiệm cơ bản 
Bộ môn Kiểm toán 
7/2/2019 30 
2. KIỂM TOÁN CÁC KHOẢN VAY 
1. Bảng CĐKT; 
2. Bảng CĐSPS; 
3. Sổ Cái tài khoản 311, 315, 341, 635; 
4. Sổ tổng hợp phát sinh công nợ TK 311, 315, 341; 
5. Sổ Kế toán chi tiết tài khoản 311, 315, 341, 635; 
6. Sổ phụ tiền vay hoặc giấy báo số dƣ hoặc xác nhận số dƣ TK vay; 
7. Các hợp đồng vay và các khế ƣớc nhận nợ; 
8.  
1.1. Các tài liệu đề nghị khách hàng cung cấp 
Bộ môn Kiểm toán 
7/2/2019 31 
2.2 Thử nghiệm cơ bản 
 a. Thủ tục chung 
 - Kiểm tra các nguyên tắc kế toán áp dụng nhất quán với năm 
trước và phù hợp với quy định của chuẩn mực và chế độ kế toán 
hiện hành. 
 - Lập bảng số liệu tổng hợp có so sánh với số dư cuối năm 
trước. Đối chiếu các số dư trên bảng số liệu tổng hợp với Bảng 
CĐPS và giấy tờ làm việc của kiểm toán năm trước (nếu có). 
Bộ  ... ích theo lương. 
 + Đối chiếu các khoản trích theo lương giữa sổ sách và biên bản đối chiếu 
của Cơ quan bảo hiểm xã hội. 
 - Đối chiếu thuế thu nhập cá nhân giữa bảng lương với quyết toán thuế 
TNCN. 
3.2 THỬ NGHIỆM CƠ BẢN 
7/2/2019 42 
4. KIỂM TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI TRẢ KHÁC 
4.1. Các tài liệu đề nghị khách hàng cung cấp 
1. Bảng CĐKT; 
2. Bảng CĐSPS; 
3. Danh mục các khoản phải trả khác đến thời điểm khóa sổ; 
4. Sổ Cái tài khoản phải trả TK 338; 
5. Sổ Kế toán chi tiết tài khoản phải trả khác theo từng đối tƣợng; 
6. Sổ theo dõi chi tiết nợ phải trả bằng ngoại tệ; 
7. Sổ chữ T/tổng hợp đối ứng; 
8. Biên bản đối chiếu hoặc xác nhận số dƣ các tài khoản phải trả; 
9. Các chứng từ có liên quan; 
10. Các quy định của dơn vị có liên quan; 
11.  
Bộ môn Kiểm toán 
7/2/2019 43 
 a. Thủ tục chung 
 - Kiểm tra các nguyên tắc kế toán áp dụng nhất quán với năm 
trước và phù hợp với quy định của chuẩn mực và chế độ kế 
toán hiện hành. 
 - Lập bảng số liệu tổng hợp có so sánh với số dư cuối năm 
trước. Đối chiếu các số dư trên bảng số liệu tổng hợp với Bảng 
CĐPS và giấy tờ làm việc của kiểm toán năm trước (nếu có). 
4.2 THỬ NGHIỆM CƠ BẢN 
Bộ môn Kiểm toán 
7/2/2019 44 
 b. Thủ tục phân tích 
 - So sánh chi phí tiền lương kỳ này so với các kỳ trước, kết hợp 
so sánh với sản lượng sản xuất hoặc tiêu thụ. 
 - So sánh tỷ lệ chi phí nhân công trực tiếp trên giá vốn hàng bán 
của kỳ này so với kỳ trước. 
 - So sánh chi phí tiền lương giữa các tháng. 
4.2 Thử nghiệm cơ bản 
Bộ môn Kiểm toán 
7/2/2019 45 
4. KIỂM TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI TRẢ KHÁC 
c. Thử nghiệm chi tiết 
- Thu thập số dư chi tiết của các khoản phải trả cuối kỳ, đối chiếu với Sổ Cái. 
- Lập bảng theo dõi luân chuyển của các khoản phải trả lớn (doanh thu nhận 
trước, v.v..) đối chiếu với tài khoản doanh thu hoặc chi phí nhằm đảm bảo 
rằng số dư đã được ước tính hợp lý 
- Kiểm tra các chứng từ cần thiết liên quan đến số dư các khoản phải trả 
khác như bảng phân bổ doanh thu, hợp đồng liên quan đến các khoản 
nhận ký cược, ký quỹ, v.v... hoặc gửi thư xác nhận tới bên thứ ba. 
- Kiểm tra việc thanh toán các khoản phải trả đã ghi nhận sau ngày khóa số 
kế toán và giải thích các chênh lệch (nếu có) 
Bộ môn Kiểm toán 
7/2/2019 46 
4. KIỂM TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI TRẢ KHÁC 
c. Thử nghiệm chi tiết 
- Tham chiếu số dư các khoản trả khác (BHXH, BHYT, BHTN) đến phần 
hành Phải trả người LĐ, các khoản trích theo lương và dự phòng trợ cấp 
mất việc làm 
- Đối với tài sản thừa chờ xử lý: Tham chiếu tới phần hành kiểm toán tài 
sản/nợ phải trả liên quan, đánh giá tính hợp lý và cân nhắc các điều chỉnh 
(nếu cần thiết) 
dựa trên các sự kiện phát sinh sau ngày khóa sổ kế toán. 
- Kiểm tra việc áp dụng tỷ giá chuyển đổi sang đồng tiền hạch toán đối với 
các số dư phải trả có gốc bằng ngoại tệ tại thời điểm khoá sổ. Kiểm tra 
cách tính toán và hạch toán chênh lệch tỷ giá. 
- Kiểm tra tính trình bày các khoản phải trả khác trên BCTC. 
Bộ môn Kiểm toán 
7/2/2019 47 
5. KIỂM TOÁN THUẾ VÀ CÁC KHOẢN PHẢI NỘP NHÀ NƢỚC 
Các loại thuế ở Việt Nam: 
1.Thuế GTGT; 
2.Thuế TTĐB; 
3.Thuế xuất khẩu, nhập khẩu; 
4.Thuế TNDN; 
5.Thuế TNCN; 
6.Thuế nhà, đất; 
7.Thuế tài nguyên; 
8.Thuế môn bài; 
9.Thuế sử dụng đất nông nghiệp; 
10.Thuế môi trường; 
11.Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp; 
12. 
Bộ môn Kiểm toán 
7/2/2019 48 
5.1. Các tài liệu đề nghị khách hàng cung cấp 
1. Bảng CĐKT; 
2. Bảng CĐSPS; 
3. Sổ Cái tài khoản phải trả TK 333; 
4. Sổ Kế toán chi tiết tài 333 (3331, 3332, 3333, 3334); 
5. Sổ chi tiết thuế GTGT, Sổ chi tiết thuế GTGT đƣợc hoàn lại, Sổ chi tiết thuế GTGT đƣợc miễn 
giảm; 
6. Sổ chữ T/tổng hợp đối ứng; 
7. Tờ khai thuế GTGT tháng; 
8. Tờ khai thuế TNDN quý, tờ khai quyết toán năm; 
9. Hồ sơ khai quyết toán thuế TNCN; 
10. Các hồ sơ khai thuế khác (nếu có); 
11. Các chứng từ nộp thiếu trong kỳ; 
12. Biên bản kiểm tra thuế nếu có; 
13.  
Bộ môn Kiểm toán 
7/2/2019 49 
 a. Thủ tục chung 
 - Kiểm tra các nguyên tắc kế toán áp dụng nhất quán với năm 
trước và phù hợp với quy định của chuẩn mực và chế độ kế toán 
hiện hành. 
 - Lập bảng số liệu tổng hợp có so sánh với số dư cuối năm 
trước. Đối chiếu các số dư trên bảng số liệu tổng hợp với Bảng 
CĐPS và giấy tờ làm việc của kiểm toán năm trước (nếu có). 
5.2 Thử nghiệm cơ bản 
Bộ môn Kiểm toán 
7/2/2019 50 
5.2 Thử nghiệm cơ bản 
 b. Thủ tục phân tích 
 - So sánh các TK thuế năm nay với năm trước để phân tích, 
đánh giá tính hợp lý của những biến động. 
 - Kiểm tra xem xét các biên bản quyết toán thuế và đối chiếu số 
dư. 
Bộ môn Kiểm toán 
7/2/2019 51 
 c. Thử nghiệm chi tiết 
 c1. Thuế TNDN hiện hành và hoãn lại 
 - Đối chiếu số thuế TNDN phải nộp với các biên bản quyết toán thuế gần nhất và 
bảng lập dự phòng về thuế TNDN phải nộp cuối năm. 
 - Kiểm tra chứng từ nộp thuế và chứng từ nhận hoàn thuế trong kỳ (nếu có) 
5.2 Thử nghiệm cơ bản 
Bộ môn Kiểm toán 
 - Kiểm tra bảng tính thuế TNDN hiện hành: 
 + Kiểm tra tính đúng đắn của việc đối chiếu giữa lợi nhuận kế toán và 
thu nhập chịu thuế thông qua việc xem xét các khoản thu nhập và chi phí chịu 
thuế/không chịu thuế hoặc được khấu trừ/không được khấu trừ trên cơ sở kết quả 
kiểm toán ở các phần hành doanh thu/chi phí liên quan. 
 + Đánh giá cách phân loại các khoản chênh lệch về thuế mang tính 
tạm thời hay vĩnh viễn để xác định cách hạch toán tài sản thuế hoãn lại/chi phí thuế 
hiện hành phù hợp. 
7/2/2019 52 
 c. Thử nghiệm chi tiết 
 c1. Thuế TNDN hiện hành và hoãn lại 
 - Kiểm tra bảng tính thuế TNDN hiện hành: 
 + Đánh giá tình trạng hiện tại của các khoản mang sang từ các năm 
trước (ví dụ: Lỗ lũy kế, thuế còn phải nộp, thuế hoãn lại). 
 + Xem xét về việc thay đổi thuế suất, miễn giảm, ưu đãi về thuế hoặc 
quy định thuế trong năm. 
 + Kiểm tra thuế suất áp dụng và tính chính xác của việc tính toán 
 - Kiểm tra cơ sở ước tính, cách tính toán của thuế TNDN hoãn lại và xem 
xét tính đánh giá cuối kỳ. 
5.2 Thử nghiệm cơ bản 
Bộ môn Kiểm toán 
7/2/2019 53 
 c. Thử nghiệm chi tiết 
 c2. Thuế giá trị gia tăng (GTGT): 
 - Kiểm tra, đối chiếu với các văn bản quy định về thuế để đảm bảo rằng 
thuế suất thuế GTGT được DN áp dụng phù hợp với quy định. 
 - Ước tính thuế GTGT đầu ra dựa trên doanh thu và so sánh với số liệu của 
DN. Giải thích những chênh lệch lớn (nếu có). 
 - Kiểm tra chi tiết chứng từ nộp thuế, hoàn thuế GTGT trong năm. 
5.2 Thử nghiệm cơ bản 
Bộ môn Kiểm toán 
7/2/2019 54 
 c. Thử nghiệm chi tiết 
 c3. Các loại thuế khác 
 - Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB): Kiểm tra cách kê khai, hạch toán thuế 
TTĐB phải nộp, đã nộp đối với các mặt hàng chịu thuế TTĐB trên cơ sở 
kiểm tra, đối chiếu số liệu kế toán với các tờ khai thuế, biên bản quyết toán 
thuế và chứng từ nộp thuế, đối chiếu với các văn bản quy định về thuế có 
liên quan. 
 - Thuế nhà thầu: Thu thập danh sách nhà thầu nước ngoài, hàng hóa và 
dịch vụ thuê nước ngoài đã trả, xem xét tính đầy đủ và chính xác của các 
khoản trích lập thuế nhà thầu theo sổ sách và kê khai của công ty cũng như 
việc thanh toán. 
5.2 Thử nghiệm cơ bản 
Bộ môn Kiểm toán 
7/2/2019 55 
 c. Thử nghiệm chi tiết 
 c2. Thuế giá trị gia tăng (GTGT): 
 - Kiểm tra chọn mẫu chứng từ thuế GTGT đầu vào để đánh giá tính hợp lệ 
của các khoản thuế GTGT đầu vào được khấu trừ trong năm. 
 - Đối chiếu số phát sinh, số dư thuế GTGT còn được khấu trừ/còn phải nộp 
trên sổ kế toán với số liệu tờ khai thuế hàng tháng và biên bản quyết toán 
thuế gần nhất. Giải thích những chênh lệch lớn (nếu có). 
5.2 Thử nghiệm cơ bản 
Bộ môn Kiểm toán 
7/2/2019 56 
 c. Thử nghiệm chi tiết 
 c3. Các loại thuế khác 
 - Thuế thu nhập cá nhân: Kiểm tra việc tính toán, kê khai và nộp thuế thu nhập 
cá nhân trên cơ sở kiểm tra, đối chiếu số liệu kế toán với các tờ khai thuế, bảng 
lương và chứng từ nộp thuế, đối chiếu với các văn bản quy định về thuế có liên 
quan. 
 - Thuế và các khoản phải nộp khác (thuế môn bài, thuế tài nguyên, thuế nhà 
đất): Kiểm tra việc tính toán và kê khai và nộp thuế và các khoản phải nộp khác 
trên cơ sở kiểm tra, đối chiếu số liệu kế toán với các tờ khai thuế và các khoản 
phải nộp, chứng từ nộp, đối chiếu với các văn bản quy định pháp lí có liên quan. 
 C4. Kiểm tra tính trình bày các loại thuế trên BCTC 
5.2 Thử nghiệm cơ bản 
Bộ môn Kiểm toán 
7/2/2019 57 
KIỂM TOÁN VỐN CHỦ SỞ HỮU 
 Mục tiêu kiểm toán 
 Thử nghiệm cơ bản 
Bộ môn Kiểm toán 
7/2/2019 58 
 Đảm bảo rằng vốn chủ sở hữu, các quỹ, lợi nhuận chưa 
phân phối là có thực; thuộc quyền sở hữu của DN; đã được 
ghi nhận chính xác, đầy đủ và được trình bày phù hợp với 
khuôn khổ về lập và trình bày BCTC được áp dụng. 
 Mục tiêu kiểm toán 
Bộ môn Kiểm toán 
7/2/2019 59 
 1. Thủ tục chung 
 - Kiểm tra các nguyên tắc kế toán áp dụng nhất quán với năm 
trước và phù hợp với quy định của chuẩn mực và chế độ kế 
toán hiện hành. 
 - Lập bảng số liệu tổng hợp có so sánh với số dư cuối năm 
trước. Đối chiếu các số dư trên bảng số liệu tổng hợp với 
Bảng CĐPS và giấy tờ làm việc của kiểm toán năm trước (nếu 
có). 
 Thử nghiệm cơ bản 
Bộ môn Kiểm toán 
7/2/2019 60 
Thử nghiệm cơ bản 
 2. Thủ tục phân tích 
 - So sánh, phân tích biến động của vốn chủ sở hữu, các quỹ, lợi 
nhuận chưa phân phối và tỷ lệ vốn chủ sở hữu/các khoản nợ vay 
năm nay so với năm trước, giải thích các biến động (nếu có). . 
 - Xác định tỉ lệ vốn đã góp so với vốn đăng ký trong GCN đầu tư, 
GCN đăng ký kinh doanh, giải thích các chênh lệch (nếu có). 
Bộ môn Kiểm toán 
7/2/2019 61 
Thử nghiệm cơ bản 
 3. Thử nghiệm chi tiết 
 - Thu thập Bảng tổng hợp tình hình tăng, giảm của vốn chủ sở hữu, 
các quỹ và lợi nhuận chưa phân phối trong năm. Đối chiếu số liệu với 
các tài liệu liên quan (Sổ Cái, sổ chi tiết, BCĐPS, BCTC). 
 - Thu thập Bảng tổng hợp tình hình tăng, giảm của vốn chủ sở hữu, 
các quỹ và lợi nhuận chưa phân phối trong năm. Đối chiếu số liệu với 
các tài liệu liên quan (Sổ Cái, sổ chi tiết, BCĐPS, BCTC). 
 - Thủ tục kiểm toán số dư đầu kỳ(1): 
 Kiểm tra các nghiệp vụ tạo nên số dư đầu kỳ. 
 Gửi thư xác nhận (nếu cần). 
Bộ môn Kiểm toán 
7/2/2019 62 
Thử nghiệm cơ bản 
 3. Thử nghiệm chi tiết 
 - Đối với các nghiệp vụ tăng/giảm vốn hoặc thay đổi tỷ lệ sở hữu giữa 
các thành viên góp vốn trong năm/kỳ: Kiểm tra các chứng từ, tài liệu 
pháp lý có liên quan, xem xét tính tuân thủ pháp luật. 
 - Kiểm tra việc ghi nhận, theo dõi, thuyết minh các sự kiện, giao dịch 
bất thường như: chia cổ tức bằng cổ phiếu, phát hành các trái phiếu 
chuyển đổi, 
Bộ môn Kiểm toán 
7/2/2019 63 
Thử nghiệm cơ bản 
 3. Thử nghiệm chi tiết 
 - Đối chiếu số dư vốn góp và số liệu trên thuyết minh về biến động 
vốn chủ sở hữu kiểm tra tính đầy đủ, tính chính xác. 
 - Lập và gửi thư xác nhận vốn đã góp tới các thành viên góp vốn/cổ 
đông. Tổng hợp kết quả nhận được, đối chiếu với các số dư trên sổ 
chi tiết. Giải thích các khoản chênh lệch (nếu có). 
Bộ môn Kiểm toán 
7/2/2019 64 
Thử nghiệm cơ bản 
 3. Thử nghiệm chi tiết 
 - Trường hợp thư xác nhận không có hồi âm (1): Gửi thư xác nhận 
lần 2 (nếu cần). 
 Thực hiện thủ tục thay thế: Kiểm tra giấy nộp tiền, biên bản góp vốn 
và các chứng từ liên quan. 
 - Trường hợp đơn vị không cho phép KTV gửi thư xác nhận (1): Thu 
thập giải trình bằng văn bản của BGĐ/BQT về nguyên nhân không 
cho phép và thực hiện các thủ tục thay thế khác. 
Bộ môn Kiểm toán 
7/2/2019 65 
Thử nghiệm cơ bản 
 3. Thử nghiệm chi tiết 
 Thặng dư vốn cổ phần (1): Kiểm tra các nghiệp vụ tăng/giảm trong năm. 
 - Kết hợp với kiểm tra chi tiết vốn điều lệ tăng để bảo đảm khoản thặng dư 
vốn đã hạch toán đúng (giá bán - mệnh giá). 
 - Kết hợp với kiểm tra nghiệp vụ tái phát hành cổ phiếu quỹ để bảo đảm 
khoản chênh lệch hạch toán tăng/giảm thặng dư vốn là hợp lý. 
 - Đối chiếu với quyết định của Đại hội cổ đông để bảo đảm nguồn thặng dư 
vốn dùng để phân phối cổ phiếu thưởng/chia cổ tức bằng cổ phiếu là phù hợp với 
chính sách. 
 - Xem xét nguồn thăng dư vốn đã sử dụng có đáp ứng điều kiện sử dụng hay 
không. 
Bộ môn Kiểm toán 
7/2/2019 66 
Thử nghiệm cơ bản 
 3. Thử nghiệm chi tiết 
 - Vốn khác của chủ sở hữu (1): Kiểm tra các nghiệp vụ tăng/giảm trong năm. Đối 
chiếu với Điều lệ Công ty hoặc Quyết định của HĐTV/HĐQT, ĐHĐCĐ, các chứng 
từ gốc liên quan. 
 - Chênh lệch tỷ giá (1): Kiểm tra cách tính toán và phân bổ chênh lệch tỷ giá hối 
đoái trong kỳ và tại ngày kết thúc kỳ kế toán trên cơ sở các chuẩn mực và chế độ 
kế toán hiện hành, đánh giá tính hợp lý của chính sách ghi nhận và phân bổ chênh 
lệch tỷ giá trong năm. 
 - Chênh lệch đánh giá lại tài sản (1): Kiểm tra các bút toán ghi tăng, giảm chênh 
lệch đánh giá lại tài sản, đối chiếu với các biên bản đánh giá lại tài sản và đánh giá 
tính hợp lý của các quyết định điều chỉnh này. 
Bộ môn Kiểm toán 
7/2/2019 67 
Thử nghiệm cơ bản 
 3. Thử nghiệm chi tiết 
 - Quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính (1): Kiểm tra các nghiệp vụ 
tăng/giảm quỹ trong năm. Đối chiếu với quyết định của HĐTV/HĐQT, biên bản họp 
ĐHĐCĐ, Quy chế tài chính và các chứng từ, tài liệu có liên quan. 
 - Lợi nhuận chưa phân phối: 
 Đối chiếu phần lợi nhuận tăng/giảm trong năm với Báo cáo kết quả hoạt động kinh 
doanh. 
 - Kiểm tra các nghiệp vụ phân phối lợi nhuận (chi trả cổ tức cho các nhà đầu tư, 
trích lập các quỹ, v.v.. ). 
 - Giao dịch tăng/giảm vốn với các bên liên quan (1): Kiểm tra việc ghi chép, phê 
duyệt, thuyết minh thông tin trên BCTC 
 - Kiểm tra việc phân loại và trình bày các khoản vốn chủ sở hữu, chênh lệch tỷ giá, 
chênh lệch đánh giá lại tài sản, các quỹ và lợi nhuận chưa phân phối trên BCTC. 
Bộ môn Kiểm toán 
7/2/2019 68 
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP 
 Khi kiểm toán khoản mục Nợ phải trả người bán, KTV thường xem 
xét các khoản chi sau ngày kết thúc niên độ. Cho biết mục đích của 
thủ tục này? 
 Nếu lợi nhuận bị khai khống thì sai phạm về Nợ phải trả (nếu có) sẽ 
diễn ra như thế nào? Giải thích? 
Bộ môn Kiểm toán 
7/2/2019 69 
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP 
 Bài 1: 
 Kiểm toán viên Hải đang kiểm toán khoản mục nợ phải trả tại công ty Hải 
Hà. Công ty Thắng Lợi là một trong những nhà cung cấp chính nguồn 
nguyên liệu cho công ty Hải Hà tuy nhiên cuối năm tài chính, nợ phải trả 
của công ty Hải Hà đối với công ty Thắng Lợi bằng không. Theo bạn, 
kiểm toán viên Hải có nên gửi thư xác nhận đến công ty Thắng Lợi hay 
không? Tại sao? 
7/2/2019 70 
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP 
 Bài 2: 
 Trong quá trình thực hiện kiểm toán nợ phải trả người bán, KTV Hà đã chọn lựa 
các khoản phải trả có số dư cuối kỳ lớn để gửi thư xác nhận thay vì theo đúng 
chính sách của công ty kiểm toán X là chọn lựa các khoản phải trả có số phát sinh 
trong kỳ lớn nhưng số dư cuối kỳ nhỏ. 
 Yêu cầu: 
 2.1 Theo anh (chị), vì sao công ty kiểm toán X chọn chính sách gửi thư xác nhận 
nợ phải trả người bán như vậy? 
 2.2 Theo anh (chị), vì sao KTV Hà lại có quyết định khác chính sách của công ty 
kiểm toán X? 
7/2/2019 71 
KẾT THÚC CHƢƠNG 5 

File đính kèm:

  • pdfke_toan_kiem_toan_chuong_5_kiem_toan_no_phai_tra_va_von_chu.pdf