Kế toán, kiểm toán - Chương 7: Phương pháp kiểm toán và kỹ thuật chọn mẫu trong công tác kiểm toán

Mục tiêu

Nhằm cung cấp những kiến thức về phương pháp kiểm toán, kỹ thuật chọn mẫu để KTV vận dụng trong quá trình kiểm toán

Phương pháp nghiên cứu

Giáo viên đặt vấn đề > học sinh tự giải quyết> giáo viên, học sinh cùng đánh giá, kết luận

 

ppt 26 trang dienloan 8380
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế toán, kiểm toán - Chương 7: Phương pháp kiểm toán và kỹ thuật chọn mẫu trong công tác kiểm toán", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế toán, kiểm toán - Chương 7: Phương pháp kiểm toán và kỹ thuật chọn mẫu trong công tác kiểm toán

Kế toán, kiểm toán - Chương 7: Phương pháp kiểm toán và kỹ thuật chọn mẫu trong công tác kiểm toán
	Chương 7: Phương pháp kiểm toán và kỹ thuật chọn mẫu trong công tác kiểm toán 
Tài liệu tham khảo 
Giáo trình Lý thuyết kiểm toán, Học viện tài chính, 2009 
Chuẩn mực kiểm toán số 500 
Chuẩn mực kiểm toán số 580 
Auditing, Alvin A.Arens,1997 
Mục tiêu và phương pháp nghiên cứu 
Mục tiêu 
Nhằm cung cấp những kiến thức về phương pháp kiểm toán, kỹ thuật chọn mẫu để KTV vận dụng trong quá trình kiểm toán 
Phương pháp nghiên cứu 
Giáo viên đặt vấn đề > học sinh tự giải quyết> giáo viên, học sinh cùng đánh giá, kết luận 
Kết cấu chương 7 
7.1.Phương pháp kiểm toán 
7.1.1.Phương pháp chung 
7.1.2.Phương pháp kiểm toán cơ bản 
7.1.3.Phương pháp kiểm toán tuân thủ 
7.2.Kỹ thuật chọn mẫu 
7.2.1.Khái quát chung về mẫu 
7.2.2.Các loại mẫu 
7.2.3.Phương pháp chọn mẫu 
7.1.1.Phương pháp chung 
Định nghĩa : Phương pháp kiểm toán là các biện pháp, cách thức và thủ pháp được vận dụng trong công tác kiểm toán nhằm đạt được mục đích kiểm toán đã đạt ra. 
Phương pháp kiểm toán được vận dụng trong quá trình kiểm toán là sự vận dụng tổng hợp các phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán trong chứng từ và phương pháp ngoài chứng từ 
Đứng trên góc độ quá trình ghi chép, xử lý kiểm soát các nghiệp vụ kinh tế phát sinh để phản ánh vào BCTC, người ta chia ra là hai loại phương pháp: phương pháp kiểm toán cơ bản và phương pháp kiểm toán tuân thủ. 
Trình tự ứng dụng phương pháp kiểm toán chung 
Bước 1: Chọn lựa các bộ phận, khoản mục trọng yếu 
Bước 2: Đưa ra các giả thiết về các sai phạm có thể xảy ra và lựa chọn giả thiết có khả năng xảy ra nhiều nhất 
Bước 3: Thu thập các bằng chứng để chứng minh cho giả thiết 
Bước 4: Tiến hành phân tích đánh giá các bằng chứng để phủ định hay khẳng định giả thiết 
Bước 5: Rút ra nhận xét trong BCKT trên cơ sở giả thiết đã được chứng minh 
7.1.2.Phương pháp kiểm toán cơ bản 
Khái niệm: là phương pháp được thiết kế, sử dụng để thu thập bằng chứng kiểm toán có liên quan đến số liệu do hệ thống kế toán xử lý và cung cấp 
Đặc trưng: Mọi thử nghiệm, phân tích, đánh giá của KTV đều dựa vào số liệu, thông tin trong BCTC và do hệ thống kế toán cung cấp 
Điều kiện vận dụng: là phương pháp được vận dụng cho mọi cuộc kiểm toán 
7.1.2.2.Nội dung 
Gồm có 2 kỹ thuật: Phân tích đánh giá tổng quát 
	 Thử nghiệm chi tiết nghiệp vụ và số dư tài khoản 
Phân tích đánh giá tổng quát 
Khái niệm: là việc xem xét số liệu trên BCTC thông qua mối quan hệ và những tỉ lệ giữa các chỉ tiêu trên BCTC 
Nội dung bao gồm hai kỹ thuật : +Phân tích xu hướng: là phương pháp so sánh về lượng trên cùng một chỉ tiêu. 
	+Phân tích tỷ suất: là phương pháp dựa vào các mối quan hệ giữa các chỉ tiêu (không so sánh được các chỉ tiêu khác nhau) Link1 
Ý nghĩa: có ý nghĩa đối với cả ba giai đoạn của quá trình kiểm toán 
Đối với giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán: xác định được nội dung đi sâu cần kiểm toán, xác định được nội dung, thời gian và phạm vi sử dụng phương pháp kiểm toán khác 
Đối với giai đoạn thực hiện kiểm toán: giúp thu thập bằng chứng liên quan đến số dư tài khoản hoặc nghiệp vụ nào đó 
Đối với giai đoạn kết thúc kiểm toán: kỹ thuật này giúp đánh giá phân tích lại các thông tin cần kiểm toán và bằng chứng thu thập được để củng cố thêm cho các bằng chứng và kết luận của KTV 
Link1 Phân tích tỷ suất 
Nhóm tỷ suất khả năng thanh toán 
Nhóm tỷ suất khả năng sinh lời 
Nhóm tỷ suất về cấu trúc tài chính 
Tổng tài sản lưư động 
Tổng số nợ ngắn hạn 
Tỷ suất khả năng thanh toán hiện thời 
Tỷ suất lợi nhuận gộp 
Lợi nhuận gộp x 100% 
Doanh thu 
Tài sản cố định và đầu tư dài hạn 
Tổng tài sản 
Tỷ suất đầu tư 
= 
= 
= 
Thử nghiệm (kiểm tra) chi tiết các nghiệp vụ và số dư 
Khái niệm: là kỹ thuật kiểm tra chi tiết việc (quá trình) ghi chép, hạch toán từng nghiệp vụ kinh tế từ chứng từ vào sổ kế toán có liên quan; kiểm tra việc tính toán, tổng hợp số dư của từng tài khoản 
Nội dung 
Kiểm tra chi tiết nghiệp vụ: nhằm tìm ra những gian lận, sai sót ngay từ khi ghi chép 
	Khảo sát các nghiệ vụ thực tế phát sinh như thế nào và được ghi nhận ra sao 
	Xem xét kiểm tra việc ghi chép các nghiệp vụ vào các sổ kế toán. 
Việc khảo sát nghiệp vụ được áp dụng cho mọi cuộc kiểm toán không phân biệt hệ thống KSNB mạnh hay yếu 
Kiểm tra chi tiết số dư tài khoản: tìm ra các cơ sở dẫn liệu của số dư các tài khoản bao gồm các thử nghiệm về: 
	Tính có thật, Sự tính toán đánh giá, Sự phận loại và tổng hợp, Sự trình bày khai báo đúng đắn 
Tác dung: thu thập các bằng chứng trực tiếp chứng minh mức độ tin cậy của các số liệu trên các tài liệu kế toán. Là phương pháp ra đời sớm nhất, mất nhiều thời gian nhất tuy nhiên lại đem lại bằng chứng có giá trị và sức thuyết phục cao nhất 
7.1.3.Phương pháp kiểm toán tuân thủ 
Khái niệm: là các thủ tục, kỹ thuật kiểm toán được thiết kế và sử dụng để thu thập các bằng chứng kiểm toán có liên quan đến tính thích hợp và hiệu quả của hệ thống KSNB của doanh nghiệp 
Đặc trưng: mọi thử nghiệm phân tích, đánh giá và kiểm tra đều dựa vào qui chế KSNB doanh nghiệp 
Điều kiện áp dụng: 
Khách hàng kiểm toán là khách hàng truyền thống và hệ thống KSNB doanh nghiệp phải mạnh, hiệu quả 
Đội ngũ cán bộ quản lý của doanh ngiệp luôn tỏ ra trung thực và đáng tin cậy 
Qua kiểm toán nhiều năm, KTV không phát hiện các dấu vết về sai phạm nghiêm trọng 
Mối quan hệ giữa rủi ro kiểm soát và mức thỏa mãn về kiểm soát 
Mức RRKS 
Cao 
Thấp 
Thấp 
Phải chăng 
Cao 
Mức thỏa mãn về kiểm soát 
Cao 
Thấp 
Thấp 
Phải chăng 
Cao 
7.1.3.2.Nội dung 
Gồm có hai kỹ thuật: +Kỹ thuật điều tra hệ thống 
	 +Các thử nghiệm chi tiết về kiểm soát	 
Kỹ thuật điều tra hệ thống là việc kiểm tra chi tiết một loạt các nghiệp vụ cùng loại được theo dõi, ghi chép từ đầu đến cuối của một hệ thống để xem xét đánh giá các bước kiểm soát áp dụng trong hệ thống đó của đơn vị được kiểm toán 
	Việc thử nghiệm về hệ thống này cho phép KTV đánh giá lại mức độ RRKS và thiết kế các thử nghiệm chi tiết về kiểm soát và qua đó điều chỉnh cả các thử nghiệm cơ bản 
Các thử nghiệm chi tiết về kiểm soát là các thử nghiệm được tiến hành để thu thập bằng chứng về sự hữu hiệu của các quy chế KSNB và các bước kiểm soát được tiến hành làm cơ sở cho việc thiết kế phương pháp kiểm toán cơ bản tức là các thử nghiệm về số liệu 
Việc kiểm tra chỉ áp dụng đối với các loại kiểm soát có để lại dấu vết và bằng chứng: kiểm soát độc lập, kiểm soát xử lý, kiểm soát bảo vệ tài sản 
Việc tiến hành các thử nghiệm để thu thập các bằng chứng đánh giá mức độ tuân thủ của các chính sách và thủ tục KSNB đã được vạch ra. 
Thử nghiệm kiểm soát bao gồm các kỹ thuật quan sát, phỏng vấn, kiểm tra tài liệu và làm lại 
7.2.Kỹ thuật chọn mẫu 
7.2.1.Khái quát chung về mẫu 
7.2.2.Các loại mẫu 
7.2.3.Phương pháp chọn mẫu 
7.2.4.Quy trình chọn mẫu trong kiểm toán 
 7.2.1.Khái quát chung về mẫu 
Các khái niệm cơ bản Link1 
Lý do chọn mẫu Link2 
Rủi ro từ việc thực hiện phương pháp kiểm toán chọn mẫu Link3 
 Link1 Các khái niệm cơ bản 
Tổng thể: là toàn bộ dữ liệu mà từ đó KTV lấy mẫu để có thể đi đến một kết luận 
Mẫu kiểm toán: là một phần dữ liệu được lấy ra từ tổng thể để thực hiện các phép thử cơ bản và tuân thủ đánh giá. 
Mẫu đại diện là mẫu mà đặc điểm của mẫu cũng giống như những đặc điểm của tổng thể 
Đơn vị lấy mẫu: là các phần tử riêng biệt cấu thành tổng thể 
Lấy mẫu kiểm toán: là việc xác định số lượng mẫu kích cỡ mẫu và lựa chọn các phần tử từ tổng thể đưa vào mẫu để cho việc kiểm toán 
Sai phạm: là việc không thực hiện hoặc thực hiện sai thủ tục kiểm soát 
Sai phạm cá biệt: là các sai phạm phát sinh từ những sự kiện cá biệt không tái diễn trừ khi xảy ra những tình huống đặc biệt có thể dự tính trước 
Sai phạm có thể bỏ qua: là mức sai phạm tối đa trong một tổng thể mà KTV và công ty kiểm toán xét thấy có thể chấp nhận được. 
Kỹ thuật phân tổ: là việc phân chia tổng thể thành các tổng thể con hoặc các nhóm 
Link2 Lý do chọn mẫu 
KTV không thể tìm kiếm một sự chắc chắn, chính xác tuyệt đối số học 
Cho dù kiểm toán toàn bộ thì KTV vẫn không thể phát hiện hết các sai phạm 
Xét về mặt kinh tế nếu kiểm toán toàn diện sẽ không hiệu quả 
Bằng chứng kiểm toán mà KTV thu được trên mẫu kiểm toán không phải là duy nhất mà còn được bổ sung từ các nguồn khác nhau trong quá trình kiểm toán 
Xét về tính kịp thời của thông tin khi tiến hành kiểm toán trên cơ sở mẫu kiểm toán sẽ đáp ứng được yêu cầu kinh doanh kịp thời phục vụ việc quản lý, điều hành sản xuất 
Link3 Rủi ro từ việc thực hiện phương pháp kiểm toán chọn mẫu 
Rủi ro lấy mẫu: là khả năng kết luậnc ủa KTV dựa trên kiểm tra mẫu có thể khác với kết luận mà KTV đạt được nếu kiểm tra trên toàn bộ tổng thể 
Rủi ro khi KTV kết luận RRKS thấp hơn mức rủi ro thực tế (đối với thử nghiệm kiểm soát) 
Rủi ro khi KTV kết luận RRKS cao hơn mức rủi ro thực tế (đối với thử nghiệm kiểm soát) 
Rủi ro ngoài lấy mẫu: là rủi ro khi KTV đi đến một kết luận sai vì các nguyên nhân không liên quan đến cỡ mẫu 
7.2.2.Các loại mẫu 
Mẫu thống kế : là mẫu được sử dụng phương pháp toán học để tính toán các kết quả thống kê có tính hệ thống 
	Do đó, cho phép KTV có thể dự kiến được các rủi ro cho mẫu kỉem toán bằng phương pháp toán học từ đó tính được kích thước, cỡ mẫu cần thiết để hạn chế rủi ro lấy mẫu ở mức KTV đã dự kiến trước 
Đặc điểm 
	Các phần tử được lựa chọn một cách ngẫu nhiên vào mẫu 
	Sử dụng lý thuyết xác suất thống kê để đánh giá kết quả mẫu, bao gồm cả việc định lượng rủi ro lấy mẫu 
Mẫu phi thống kế : là mẫu được chọn trên cơ sở xét đoán mang tính nghề nghiệp của KTV 
	Do đó khi cho mẫu phi thống kê KTV không định lượng được rủi ro cho mẫu; thay vào đó, các kết luận được tiếp cận với các tổng thể trên một căn cứ phán đoán nhiều hơn. Ưu điểm là phương pháp này đơn giản và chi phí ít nên được sử dụng rộng rãi 
Đặc điểm 
	Không có một hoặc không có cả hai đặc điểm của mẫu thống kê nói trên 
7.2.3.Phương pháp chọn mẫu 
Có hai phương pháp chọn mẫu 
Phương pháp chọn mẫu xác suất Link 4 
Phương pháp chọn mẫu phi xác suất Link 5 
Link4 Phương pháp chọn mẫu xác suất 
Đặc điểm: 
	Các phần tử được lựa chọn ngẫu nhiên vào mẫu 
	Sử dụng lý thuyết xác suất thống kê để đánh giá kết quả mẫu, bao gồm cả việc định lượng rủi ro lấy mẫu 
Đặc trưng: có tính khách quan cao, tuy nhiên vẫn tồn tại những rủi ro là mẫu được chọn không chứa đựng các đặc trưng chủ yếu của tổng thể 
Các kỹ thuật thường được sử dụng: 
Bảng số ngẫu nhiên: mất nhiều thời gian, có thể sai sót khi lựa chọn > ít được áp dụng trong kiểm toán 
Chọn mẫu theo chương trình máy vi tính: thường được các công ty kiểm toán vận dụng phổ biến vì nó tiết kiệm thời gian, giảm khả năng sai sót của KTV khi lựa chọn số 
Chọn mẫu hệ thống: đơn giản và dễ làm. Tuy nhiên bị hạn chế là thường bị thiên lệch, không đại diện cho tổng thể nếu các phần tử trong tổng thể không được sắp xếp hoàn toàn ngẫu nhiên. 
Điều kiện áp dụng: có thể áp dụng cả cho mẫu thống kê và mẫu phi thống kê 
Link5 Phương pháp chọn mẫu phi xác suất 
Đặc điểm: phương pháp này không có một hoặc không có cả hai đặc điểm sau 
	+ Các phần tử được lựa chọn ngẫu nhiên vào mẫu 
	+ Sử dụng lý thuyết xác suất thống kê để đánh giá kết quả mẫu, bao gồm cả việc định lượng rủi ro lấy mẫu 
Đặc trưng: phương pháp này không cho các phần tử cơ hội bằng nhau để được chọn vào mẫu vì KTV sẽ quyết định phần tử nào được chọn vào mẫu 
Các kỹ thuật thường được sử dụng: 
Chọn theo lô (khối) là cách chọn một tập hợp các đơn vị kế tiếp nhau cho một tổng thể. 
Chọn bất kỳ: là phương pháp chọn mẫu bằng cách nghiên cứu qua tổng thể và lựa chọn ra phần tử mẫu mà không chú ý đến quy mô nguồn gốc hoặc các đặc điểm kphân biệt khác của chúng 
Chọn mẫu xét đoán: là phương pháp mà KTV sẽ sử dụng sự phán đoán nghề nghiệp của mình khi lựa chọn các phần tử của mẫu 
7.2.3.3.Kỹ thuật phân tổ (nhóm) 
Khái niệm: là việc chia tổng thể lớn thành các tổng thể con (tổng thể thứ cấp), thành các phần tử tương đối đồng nhất theo một tiêu thức nào đó. 
Mục đích: làm giảm tính biến động của các phần tử trong mỗi nhóm để làm giảm cỡ mẫu mà rủi ro lấy mẫu không tăng tương ứng 
Ưu điểm: giúp KTV lấy được mẫu đại diện cho tổng thể lớn một cách dễ dàng, ngoài ra nó còn gắn việc chọn mẫu với tính trọng yếu 
7.2.4.Quy trình chọn mẫu trong kiểm toán 
7.2.4.1.Khái quát chung về quá trình chọn mẫu 
Lẫy mẫu được áp dụng cho cả thử nghiệm tuân thủ và thử nghiệm cơ bản 
Quy trình lấy mẫu có thể thực hiện theo 2 chương trình đó là 
Chương trình lấy mẫu thuộc tính: là phươg pháp thống kê được dùng để ước tính tỷ lệ của các phần tử trong một tổng thể có chứa một đặc điểm hoặc một thuộc tính được KTV quan tâm. 
	+ Áp dụng phổ biến với các thử nghiệm tuân thủ 
Chương trình lấy mẫu theo đơn vị tiền tệ: là quy trình chọn mẫu được sử dụng để xem xét khả năng trong số dư của một tài khoản hoặc một nghiệp vụ được báo cáo sai một cách nghiêm trọng hay không 
	+ Áp dụng cho các khảo sát cơ bản 
7.2.4.Quy trình chọn mẫu trong kiểm toán (tiếp) 
7.2.4.2.Quy trình chọn mẫu trong kiểm toán 
Bước 1: Xác định mục tiêu thử nghiệm 
Bước 2: Xác định các thuộc tính và tình trạng lệch 
Bước 3: Xác định tổng thể được chọn mẫu và đơn vị mẫu chọn 
Bước 4: Xác định tỷ lệ lệch lạc cho phép và rủi ro của việc đánh giá rủi ro kiểm soát quá thấp 
Bước 5: Ước đoán tỷ lệ lệch lạc có thể có của tổng thể 
Bước 6: Xác định phương pháp lựa chọn các phần tử của mẫu 
Bước 7: Xác định cỡ mẫu 
Bước 8: Thực hành lấy mẫu 
Bước 9: Đánh giá kết quả lấy mẫu kiểm toán 
Bước 10: Dẫn chứng bằng tài liệu quy trình lấy mẫu kiểm toán 
7.2.4.Quy trình chọn mẫu trong kiểm toán (tiếp) 
7.2.4.2.Quy trình chọn mẫu trong kiểm toán 
Bước 1: Xác định mục tiêu thử nghiệm 
Bước 2: Xác định các thuộc tính và tình trạng lệch 
Bước 3: Xác định tổng thể được chọn mẫu và đơn vị mẫu chọn 
Bước 4: Xác định tỷ lệ lệch lạc cho phép và rủi ro của việc đánh giá rủi ro kiểm soát quá thấp 
Bước 5: Ước đoán tỷ lệ lệch lạc có thể có của tổng thể 
Bước 6: Xác định phương pháp lựa chọn các phần tử của mẫu 
Bước 7: Xác định cỡ mẫu 
Bước 8: Thực hành lấy mẫu 
Bước 9: Đánh giá kết quả lấy mẫu kiểm toán 
Bước 10: Dẫn chứng bằng tài liệu quy trình lấy mẫu kiểm toán 
Câu hỏi thảo luận 
Thông tin và bằng chứng thu được khi sử dụng phương pháp kiểm toán tuân thủ và phương pháp kiểm toán cơ bản là giống nhau? 
Theo anh (chị) trong 3 yếu tố: phương pháp kiểm toán, kỹ thuật thu thập bằng chứng và kỹ thuật chọn mẫu thì yếu tố nào ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán, yếu tố nào ảnh hưởng đến hiệu quả kiểm toán? 

File đính kèm:

  • pptke_toan_kiem_toan_chuong_7_phuong_phap_kiem_toan_va_ky_thuat.ppt