Kế toán, kiểm toán - Chương I: Tổng quan về kiểm toán
Mục đích :
Giới thiệu khái niệm về kiểm toán & một số vấn đề cơ bản về
kiểm toán độc lập.
Nội dung :
Định nghĩa kiểm toán.
Vai trò của kiểm toán trong nền kinh tế
Phân loại kiểm toán.
Lịch sử hình thành & phát triển.
KTV, DN kiểm toán & hội nghề nghiệp.
Quy trình kiểm toán BCTC của kiểm toán độc lập.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế toán, kiểm toán - Chương I: Tổng quan về kiểm toán", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế toán, kiểm toán - Chương I: Tổng quan về kiểm toán
1CHƯƠNG I - TỔNG QUAN VỀ KIỂM TOÁN Mục đích : Giới thiệu khái niệm về kiểm toán & một số vấn đề cơ bản về kiểm toán độc lập. Nội dung : Định nghĩa kiểm toán. Vai trò của kiểm toán trong nền kinh tế Phân loại kiểm toán. Lịch sử hình thành & phát triển. KTV, DN kiểm toán & hội nghề nghiệp. Quy trình kiểm toán BCTC của kiểm toán độc lập. 2Các thông tin cần kiểm tra Sự phù hợp Báo cáo Thu thập & Đánh giá Bằng chứng Các KTV Đủ năng lực Độc lập Các tiêu chuẩn được thiết lập (1) KIỂM TOÁN LÀ GÌ? Kiểm toán là việc thu thập và đánh giá các bằng chứng về một thông tin nhằm xác định và báo cáo về sự phù hợp của thông tin này với các tiêu chuẩn được thiết lập. Việc kiểm toán cần được thực hiện bởi các kiểm toán viên đủ năng lực và độc lập 3(2) VAI TRÒ CỦA KIỂM TOÁN THÔNG TIN Khó khăn trong tiếp cận nguồn thông tin Xu hướng bóp méo thông tin Khối lượng thông tin phải xử lý quá lớn Nghiệp vụ phức tạp Giới hạn vốn có của hệ thống xử lý 4Các ví dụ về kiểm toán: Kiểm toán BCTC năm 2004 của Công ty Cổ phần Hùng Vương để công bố cho các cổ đông. Cơ quan thuế kiểm tra quyết toán thuế Thu nhập doanh nghiệp năm 2004 của Cty TNHH Nam Long. Kiểm toán Ngân sách tỉnh Khánh Hòa năm 2000. Kiểm tra và đánh giá về hoạt động của Chi nhánh TP HCM thuộc Cty Hiệp Long, để tìm giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động. 5Chủ thể kiểm toán (3) PHÂN LOẠI KIỂM TOÁN KTV Độc lập KTV Nội Bộ KTV Nhà Nước Kiểm toán hoạt động Kiểm toán tuân thủ Kiểm toán BCTC Mục đích kiểm toán 6KIỂM TOÁN HOẠT ĐỘNG Chúng tôi đã sử dụng một ngân sách rất lớn Chúng tôi đã hoàn thành 95% mục tiêu doanh số Làm sao để cải thiện??? Hiệu lực Hiệu quả Giải pháp Kiểm toán hoạt động là việc kiểm tra và đánh giá về sự hữu hiệu và tính hiệu quả đối với hoạt động của một bộ phận hay toàn bộ tổ chức, từ đó đề xuất những biện pháp cải tiến. 7KIỂM TOÁN TUÂN THỦ Các ông đã vi phạm Luật Thuế Thu nhập Doanh nghiệp Chúng tôi đã tính khấu hao theo tỷ lệ thống nhất với công ty mẹ, dẫn đến chi phí khấu hao trong kỳ cao hơn Kiểm toán tuân thủ là việc kiểm tra nhằm đánh giá mức độ chấp hành một quy định nào đó 8KIỂM TOÁN BCTC Thưa Quý cổ đông, đây là báo cáo tài chính năm 2004 của công ty chúng ta Tôi đã kiểm tra và xác nhận báo cáo tài chính này là trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu Kiểm toán báo cáo tài chính là kiểm tra và đưa ra ý kiến về sự trình bày trung thực và hợp lý của báo cáo tài chính của một đơn vị. 9KIỂM TOÁN NỘI BỘ Khái niệm: Là loại kiểm toán do nhân viên của đơn vị thực hiện. Yêu cầu: Bộ phận kiểm toán nội bộ cần được tổ chức độc lập với bộ phận được kiểm toán. Phạm vi hoạt động: Kiểm tra về thiết kế và vận hành của hệ thống kiểm soát nội bộ, và đưa ra các kiến nghị nhằm hoàn thiện chúng. Kiểm tra các thông tin hoạt động và thông tin tài chính. Kiểm tra tính hữu hiệu và hiệu quả của các hoạt động, kể cả các quy định không thuộc lĩnh vực tài chính của doanh nghiệp. Kiểm tra tính tuân thủ pháp luật và các quy định nội bộ... 10 KIỂM TOÁN CỦA NHÀ NƯỚC Khái niệm: Là hoạt động kiểm toán do các công chức của Nhà nước tiến hành Phạm vi hoạt động: - Chủ yếu là thực hiện kiểm toán tuân thủ - Kiểm toán hoạt động hoặc kiểm toán báo cáo tài chính tại các đơn vị sử dụng kinh phí của Nhà nước. - Kiểm tra tình hình sử dụng và quyết toán ngân sách Nhà nước của các cơ quan, đơn vị có sử dụng ngân sách Nhà nước , hay việc sử dụng các nguồn lực trong các dự án, các chương trình cấp quốc gia Cơ quan có chức năng kiểm toán của Nhà nước: - Kiểm toán Nhà nước - Cơ quan thuế, - Thanh tra 11 KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP Khái niệm: Là loại kiểm toán được tiến hành bởi các kiểm toán viên thuộc những tổ chức kiểm toán độc lập. Đặc điểm: sự độc lập với cả đối tượng được kiểm toán và đối tượng sử dụng kết quả kiểm toán Phạm vi hoạt động: - Chủ yếu là thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính, - Các dịch vụ khác như kiểm toán hoạt động, kiểm toán tuân thủ, tư vấn về kế toán, thuế, tài chính... 12 SỰ KHÁC BIỆT GIỮA CÁC LOẠI KIỂM TOÁN Sử dụng xe du lịch để chở nước mắm trên tuyến đường Rạch Giá - Sài Gòn, mỗi ngày chở một chuyến khứ hồi. Tỷ lệ khấu hao là 10% một năm. * Thanh tra thuế ? * KTV độc lập ? * KTV nội bộ ? 13 Trên thế giới Giai đoạn ban đầu Sự ra đời của Kiểm toán độc lập Lấy mẫu kiểm toán Tiếp cận dựa trên hệ thống kiểm soát nội bộ Kiểm toán trong môi trường máy tính Tại Việt Nam Trước 1990 Từ 1990 đến nay (4) LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN 14 5. KIỂM TOÁN VIÊN, DOANH NGHIỆP KIỂM TOÁN & TỔ CHỨC NGHỀ NGHIỆP 1- Kiểm toán viên : Trình độ chuyên môn ? Kinh nghiệm nghề nghiệp ? Có chứng chỉ kiểm toán viên ! 2- Doanh nghiệp kiểm toán. 3- Tổ chức nghề nghiệp. 15 -Tốt nghiệp Đại học chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng hoặc Kế toán – Kiểm toán -Có 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính kế toán, hoặc 4năm kinh nghiệm làm trợ lý kiểm toán -Trình độ B tin học -Trình độ C ngoại ngữ -Các yêu cầu khác TIÊU CHUẨN KIỂM TOÁN VIÊN (59/2004/QĐ-BTC ) 16 Hình thức tổ chức doanh nghiệp kiểm toán Trên thế giới : Cty hợp danh Tại Việt Nam : Trước 2004 Sau 2004: DNTN, Cty hợp danh, DN hoạt động theo LĐTNN (theo Thông tư 105/2004/NĐ-CP) Cơ cấu cấp bậc trong doanh nghiệp kiểm toán Chủ phần hùn (Partners) Chủ nhiệm kiểm toán (Managers) Kiểm toán viên chính (Seniors) Trợ lý kiểm toán (staff) Lĩnh vực hoạt động Dịch vụ xác nhận Tư vấn thuế Dịch vụ kế toán Các dịch vụ khác DOANH NGHIỆP KIỂM TOÁN 17 Vai trò của tổ chức nghề nghiệp -Nghiên cứu và xuất bản các tài liệu về kế toán -Ban hành Điều lệ Đạo đức nghề nghiệp và xử lý những vi phạm của thành viên - Quản lý chất lượng hoạt động kiểm toán - Tổ chức các kỳ thi cấp chứng chỉ kiểm toán viên Tại Việt Nam Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam (VAA) Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) Một số tổ chức nghề nghiệp trên thế giới - Liên đoàn kế toán quốc tế (IFAC) Uûy ban Quốc tế về Chuẩn mực kiểm toán và Dịch vụ bảo đảm (IAASB) - Hiệp hội Kiểm toán nội bộ(IIA) -Tổ chức quốc tế các Cơ quan Kiểm toán tối cao (INTOSAI) TỔ CHỨC NGHỀ NGHIỆP 18 6. QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BCTC n1 Kiểm toán BCTC n2 n3 1 12 Chuẩn bị Thực hiện Hoàn thành 19 • Chuẩn bị kiểm toán. * Tiền kế hoạch. * Lập kế hoạch. • Thực hiện kiểm toán. * Kiểm tra hệ thống KSNB. * Thực hiện thử nghiệm cơ bản. • Hoàn thành kiểm toán. * Đánh giá tổng quát. * Báo cáo kiểm toán. 6. QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BCTC 20 QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BCTC (1) Chuẩn bị kiểm toán – Tiền kế hoạch Có nên ký kết hợp đồng kiểm toán hay không ? 21 QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BCTC (1) Chuẩn bị kiểm toán – Lập kế hoạch kiểm toán Để có kế hoạch & chương trình kiểm toán phù hợp cần phải : + Hiểu về tình hình kinh doanh & KSNB. + Xác định mức trọng yếu & đánh giá rủi ro kiểm toán. SOFTBYTE Annual Report 22 Thử nghiệm kiểm soát : thu thập bằng chứng về sự hữu hiệu của hệ thống KSNB. - Kiểm tra việc xét duyệt chi. - Quan sát việc chấp hành quy định về nhập xuất kho. - Phỏng vấn nhân viên về nhiệm vụ của họ v.v... QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BCTC (2) Thực hiện kiểm toán : Kiểm tra hệ thống KSNB 23 QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BCTC (2) Thực hiện kiểm toán : Thực hiện thử nghiệm cơ bản Thử nghiệm cơ bản gồm thủ tục phân tích & thử nghiệm chi tiết thu thập bằng chứng về các sai lệch trọng yếu của BCTC. - Kiểm kê hàng tồn kho - Gởi thư xin xác nhận công nợ. - Kiểm tra việc tính toán v.v 24 - Đơn vị có khoản công nợ ngoài dự kiến nào hay không ? - Có sự kiện quan trọng nào phát sinh sau ngày khóa sổ hay không ? - Liệu họ có khả năng phá sản trong vòng 12 tháng tới hay không ? - Nhìn chung thì tình hình tài chính, kết quả kinh doanh như thế nào ? QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BCTC (3) Hoàn thành kiểm toán : Đánh giá kết quả 25 QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BCTC (3)Hoàn thành kiểm toán : Các loại báo cáo kiểm toán Đồng ý nhưng ... Đồng ý ! Chấp nhận từng phần (Ngoại trừ / Tùy thuộc vào) Chấp nhận toàn phần 26 Không chấp nhận Từ chối nhận xét Không đồng ý 27 a- Chứng kiến kiểm kê hàng tồn kho. b- Gửi thư xác nhận công nợ. c- Nghiên cứu BCTC để dự đoán các khoản mục có khả năng sai sót cao. d- Tìm hiểu về khách hàng trước khi ký hợp đồng. e- Kiểm tra chứng từ mua tài sản cố định trong kỳ. f- Tìm hiểu về cơ cấu tổ chức của khách hàng. g- Lập báo cáo kiểm toán. h- Ký hợp đồng kiểm toán. i- Đối chiếu chứng từ và sổ sách kế toán. Trình tự kiểm toán BCTC ?
File đính kèm:
- ke_toan_kiem_toan_chuong_i_tong_quan_ve_kiem_toan.pdf