Kế toán, kiểm toán - Kiểm toán vốn bằng tiền

Nội dung và đặc điểm của

khoản mục tiền

 Kiểm soát nội bộ đối với tiền

 Các thủ tục kiểm toán khoản

mục tiền

 

pdf 46 trang dienloan 9680
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế toán, kiểm toán - Kiểm toán vốn bằng tiền", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế toán, kiểm toán - Kiểm toán vốn bằng tiền

Kế toán, kiểm toán - Kiểm toán vốn bằng tiền
1KIỂM TOÁN TIỀN
Giảng viên: Ths. Nguyễn Thị Phương Hồng
2 Nội dung và đặc điểm của 
khoản mục tiền
 Kiểm soát nội bộ đối với tiền
 Các thủ tục kiểm toán khoản 
mục tiền
KIỂM TOÁN VỐN BẰNG TIỀN
3I.Nội dung và đặc điểm của khoản mục tiền
KIỂM TOÁN VỐN BẰNG TIỀN
41. Nội dung
Tiền được trình bày ở phần tài sản
(Phần A: Tài sản ngắn hạn, khoản I:
Tiền và tương đương tiền, mục I:
Tiền).
Tiền được trình bày trên bảng cân
đối kế toán theo số tổng hợp và các
nội dung chi tiết được công bố trong
Bảng thuyết minh báo cáo tài chính
bao gồm:
5Tiền mặt
Tiền gửi 
ngân hàng
Tiền đang chuyển
1. Nội dung
6Tiền mặt
Tiền mặt là số tiền được lưu trữ tại két của doanh
nghiệp.
Bao gồm tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng bạc, kim
khí quý, đá quý.
Số liệu được trình bày trên báo cáo tài chính của
khoản mục này là số dư của tài khoản Tiền mặt
vào thời điểm khóa sổ sau khi đã được đối chiếu
với số thực tế và tiến hành các điều chỉnh cần
thiết.
7Tiền gửi ngân hàng
Bao gồm tiền Việt Nam, ngoại tệ,
vàng bạc, kim khí quý, đá quý được
gửi tại ngân hàng.
Số dư của tài khoản Tiền gửi ngân
hàng trình bày trên Bảng cân đối kế
toán phải được đối chiếu và điều
chỉnh theo sổ phụ ngân hàng vào
thời điểm khóa sổ.
8Tiền đang chuyển
Bao gồm các khoản tiền Việt Nam và
ngoại tệ mà doanh nghiệp đã nộp vào
ngân hàng, kho bạc Nhà nước,hay
tuy đã làm thủ tục chuyển tiền từ tài
khoản Tiền gửi ngân hàng để trả cho
các đơn vị khác, thế nhưng đến ngày
khóa sổ thì doanh nghiệp vẫn chưa
nhận được giấy báo hay bảng sao kê
của ngân hàng, hoặc giấy báo của kho
bạc.
9Tiền là khoản mục được trình bày đầu
tiên trên Bảng cân đối kế toán và là
một khoản mục quan trọng trong Tài
sản ngắn hạn. Do thường được sử
dụng để phân tích khả năng thanh toán
của một doanh nghiệp, nên đây là
khoản có thể bị cố tình làm sai lệch.
2. Đặc điểm
10
Tiền còn là khoản mục bị ảnh hưởng và có
ảnh hưởng đến nhiều khoản mục quan trọng
như thu nhập, chi phí, công nợ và hầu hết
các tài sản khác của doanh nghiệp.
Do số phát sinh của các tài khoản tiền
thường lớn hơn số phát sinh của nhiều tài
khoản khác, vì thế những sai phạm trong các
nghiệp vụ liên quan đến tiền có nhiều khả
năng xảy ra và khó bị phát hiện nếu không có
một hệ thống kiểm soát nội bộ hữu hiệu.
2. Đặc điểm
11
Tiền còn là tài sản rất “nhạy cảm” nên khả
năng xảy ra gian lận biển thủ thường cao
hơn các tài khoản khác.
Do tất cả những lý do trên, rủi ro tiềm tàng
của khoản mục này thường được đánh giá
là cao. Vì vậy kiểm toán viên thường dành
nhiều thời gian để kiểm tra tiền mặc dù
khoản mục này thường chiếm một tỷ trọng
không lớn trong tổng tài sản.
2. Đặc điểm
12
3.1 Tiền mặt
- Kiểm kê: Không kiểm kê quỹ thường xuyên, không
lập biên bản kiểm kê/ hoặc không có thành phần
độc lập tham gia kiểm kê; kiểm kê mang tính hình
thức, thường xuyên có các chênh lệch kiểm kê,
chênh lệch kiểm kê không được xử lý kịp thời
- Hạch toán khi thực tế chưa nhập xuất quỹ.
- Có nghiệp vụ thu, chi tiền mặt dồn dập dập trước
và sau ngày khóa sổ.
- Đối với các khoản thu chi bằng ngoại tệ: Không
theo dõi nguyên tệ, sử dụng tỷ giá không đúng,
không đánh giá chênh lệch tỷ giá chưa thực hiện đối
với số dư cuối năm.
3. RỦI RO VÀ SAI SÓT THƯỜNG GẶP
13
3.1 Tiền mặt
- Phiếu thu, phiếu chi chưa lập đúng quy định (thiếu dấu,
chữ ký của thủ trưởng đơn vị, kế toán trưởng, thủ
quỹ,); không có hoặc không phù hợp với chứng từ hợp
lý hợp lệ kèm theo; chưa đánh số thứ tự, phiếu viết sai
không không lưu lại đầy đủ; nội dung chi không đúng
hoạt động kinh doanh.
- Chi quá định mức tiền mặt theo quy chế tài chính của
Công ty nhưng không có quyết định hoặc phê duyệt của
thủ trưởng đơn vị.
- Vi phạm nguyên tắc bất kiêm nhiệm: kế toán tiền mặt
đồng thời là thủ quỹ, chứng từ kế toán xếp chung với
chứng từ quỹ, sổ quỹ và sổ kế toán không tách biệt
3. RỦI RO VÀ SAI SÓT THƯỜNG GẶP
14
3.1 Tiền mặt
- Phiếu chi trả nợ người bán hàng mà người nhận là
cán bộ công nhân viên trong Công ty nhưng không
có phiếu thu hoặc giấy nhận tiền của người bán
hàng kèm theo để chứng minh số tiền này đã được
trả tới người bán hàng.
- Có hiện tượng chi khống hoặc hạch toán thiếu
nghiệp vụ thu chi phát sinh.
- Cùng một hóa đơn nhưng thanh toán hai lần,
thanh toán tiền lớn hơn số ghi trên hợp đồng, hóa
đơn.
- Hạch toán thu chi ngoại tệ theo các phương pháp
không nhất quán.
- 
3. RỦI RO VÀ SAI SÓT THƯỜNG GẶP
15
3.2 Tiền gửi ngân hàng
- Không đối chiếu thường xuyên giữa sổ kế toán và
Sổ phụ ngân hàng.
- Không lập phiếu hạch toán đối với các khoản thu,
chí TGNH, không đính kèm các chứng từ liên quan
với phiếu hạch toán.
- Hạch toán không đầy đủ, không kịp thời các khoản
thu, chi TGNH.
- Có nhiều tài khoản tiền gửi ở nhiều ngân hàng
khác nhau, nhiều tài khoản không được sử dụng
nhưng không tất toán trong năm.
3. RỦI RO CỦA KHOẢN MỤC TIỀN
16
3.2 Tiền gửi ngân hàng
- Mở nhiều tài khoản ở nhiều ngân hàng nên khó
kiểm tra, kiểm soát số dư.
- Có hiện tượng tài khoản ngân hàng bị phong tỏa.
- Người kí sec không phải là những thành viên
được ủy quyền.
- Phát sinh quá nhiều nghiệp vụ chuyển tiền tại ngày
khóa sổ để lợi dụng sự chậm trễ gửi giấy báo của
ngân hàng.
3. RỦI RO CỦA KHOẢN MỤC TIỀN
17
3.2 Tiền gửi ngân hàng
- Chuyển tiền sai đối tượng hay người nhận không
có quan hệ kinh tế đối với đơn vị.
- Không theo dõi nguyên tệ đối với các khoản tiền
gửi bằng ngoại tệ.
- Chưa đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối năm hoặc
áp dụng sai tỷ giá đánh giá lại.
- Chưa hạch toán đầy đủ lãi tiền gửi ngân hàng
hoặc hạch toán lãi tiền gửi NH không khớp với sổ
phụ NH.
- 
3. RỦI RO VÀ SAI SÓT THƯỜNG GẶP
18
- Hiện hữu
- Đầy đủ
- Quyền
- Đánh giá
- Chính xác
- Trình bày và công bố
3. Mục tiêu kiểm toán
3. Mục tiêu kiểm toán
 Số dư của TK Tiền mặt và TGNH là hợp lý
 Sự phù hợp giữa sổ sách kế toán và báo cáo 
kế toán
 Đánh giá đúng đắn đối với các khoản mục tiền 
là ngoại tệ
 Tính đầy đủ của các nghiệp vụ phát sinh
 Các khoản thu chi tiền đều được ghi sổ đúng 
thời điểm
 Sự công khai đúng đắn của các khoản tiền
19
20
Kiểm soát nội bộ đối với tiềnII.
KIỂM TOÁN VỐN BẰNG TIỀN
KiỂM SOÁT NỘI BỘ
21
KiÓm so¸t tiÒn nhËn vÒ vµ 
xuÊt ra
Thùc hiÖn ®èi chiÕu tµi kho¶n 
ng©n hµng vµ kiÓm kª quÜ
B¶o vÖ ng©n quÜ
ThiÕt lËp ng©n s¸ch ng©n quÜ
22
1. Yêu cầu của kiểm soát nội bộ
Muốn kiểm soát nội bộ hữu hiệu đối với tiền cần
phải đáp ứng những yêu cầu sau:
- Kiểm soát các chu trình nghiệp vụ có ảnh hưởng
đến thu chi tiền (bán hàng, mua hàng).
- Kiểm tra độc lập: kiểm kê quỹ, đối chiếu sổ phụ.
- Thu đủ, chi đúng, duy trì số dư tồn quỹ hợp lý
23
2. Các nguyên tắc kiểm soát nội bộ
 Nhân viên phải có đủ khả năng và liêm chính.
 Áp dụng nguyên tắc phân chia trách nhiệm.
 Tập trung đầu mối thu.
Ghi chép kịp thời và đầy đủ số thu.
Nộp ngay số tiền thu được trong ngày vào quỹ 
hay ngân hàng.
Có biện pháp khuyến khích các người nộp tiền 
yều cầu cung cấp biên lai hoặc phiếu thu tiền.
 Thực hiện tối đa những khoản chi qua ngân hàng, 
hạn chế chi tiền mặt.
Cuối mỗi tháng thực hiện đối chiếu giữa số liệu 
trên sổ sách và thực tế.
24
3. Kiểm soát nội bộ đối với thu tiền
a) Thu tiền trực tiếp:
- Cần tách chức năng bán hàng và thu tiền;
- Đánh số thứ tự liên tục trước trên phiếu thu 
tiền, hóa đơn;
- Sử dụng máy tính tiền, giao phiếu tính tiền 
cho khách hàng;
- Đối chiếu tổng tiền thu của hàng bán theo 
sổ sách với tiền nhân viên nộp vào trong 
ngày;
- Lập báo cáo bán hàng hàng ngày.
25
3. Kiểm soát nội bộ đối với thu tiền
b) Thu nợ của khách hàng:
- Khách hàng đến nộp tiền: phiếu thu, biên
lai;
- Đến công ty khách hàng thu tiền: giấy giới
thiệu, đối chiếu công nợ;
- Thu qua bưu điện: phân công nhiệm vụ
cho nhân viên: lập hóa đơn – theo dõi công
nợ - đối chiếu sổ tổng hợp với chi tiết – liệt
kê cheque nhận được – nộp cheque vào
ngân hàng – thu tiền;
26
4. Kiểm soát nội bộ đối với chi tiền
Một số thủ tục kiểm soát nội bộ thường
được sử dụng đối với chi quỹ như sau:
Sử dụng các hình thức thanh toán qua
ngân hàng, hạn chế tối đa việc sử dụng
tiền mặt trong thanh toán.
Vận dụng đúng nguyên tắc ủy quyền và
phê chuẩn.
Xây dựng các thủ tục xét duyệt các khoản
chi.
Đối chiếu hàng tháng với sổ phụ của ngân
hàng.
27
Kiểm toán khoản mục tiềnIII.
KIỂM TOÁN VỐN BẰNG TIỀN
28
1. Các tài liệu đề nghị khách hàng cung cấp
1. Bảng CĐKT;
2. Bảng CĐSPS;
3. Sổ Cái tài khoản tiền (TM, TGNH, TĐC);
4. Sổ Kế toán chi tiết tài khoản tiền (tiền mặt, TGNH, tiền đang 
chuyển);
5. Sổ chữ T/tổng hợp đối ứng;
6. Sổ quỹ tiền mặt;
7. Biên bản kiểm kê quỹ tiền mặt;
8. Biên bản đối chiếu hoặc xác nhận số dư các TK ngân hàng;
9. Sổ phụ các TK TGNH tại thời điểm khóa sổ;
10. Chứng từ thu, chi tiền mặt, chứng từ ngân hàng (nếu cần);
11. Quy định của đơn vị về hạn mức tồn quỹ;
12. 
29
2. Nghiên cứu và đánh giá kiểm soát nội bộ
2.1. Tìm hiểu về kiểm soát nội bộ:
Đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, kiểm
toán viên thường soạn bảng tường thuật,
còn doanh nghiệp lớn họ thường sử dụng
lưu đồ để mô tả cơ cấu kiểm soát nội bộ
hiện hành.
Để thiết lập, kiểm toán viên thường dựa
vào việc phỏng vấn, quan sát và sử dụng
bảng câu hỏi về kiểm soát nội bộ.
30
Bảng câu hỏi về kiểm soát nội bộ đối với tiền
Câu hỏi
Trả lời Ghi 
chúCó Không Yếu kém
Quan 
trọng
Thứ 
yếu
1. Doanh nghiệp có phân chia trách
nhiệm giữa thủ quỹ và kế toán
không?
2. Các phiếu thu, chi có đánh số thứ tự
liên tục trước khi sử dụng không?
3. Thủ quỹ có kiểm tra tính hợp lệ của
phiếu thu, chi trước khi thu hay chi 
tiền hay không?
4. Thủ quỹ có đảm bảo rằng luôn ký
hoặc đóng dấu xác nhận lên chứng
từ không?
31
Bảng câu hỏi về kiểm soát nội bộ đối với tiền
Câu hỏi
Trả lời Ghi 
chúCó Không Yếu kém
Quan 
trọng
Thứ 
yếu
5. Cuối ngày có kiểm kê quỹ hay không?
6. Có định kỳ đối chiếu giữa nhật ký quỹ
và sổ quỹ không?
7. Định kỳ có đối chiếu giữa sổ tiền gửi
ngân hàng với sổ phụ ngân hàng
không?
8. Có các quy định về xét duyệt chi
trong doanh nghiệp không?
9. .
32
2.2. Đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát:
2. Nghiên cứu và đánh giá kiểm soát nội bộ
Thủ tục kiểm soát
hữu hiệu RRKS thấp
Giới hạn phạm vi TNCB,
thực hiện TNKS
Thủ tục kiểm soát
Yếu kém RRKS cao
Thực hiện thử nghiệm 
cơ bản phù hợp
33
2.3. Thiết kế và thực hiện các thử nghiệm kiểm 
soát:
a) Tổng cộng nhật ký quỹ và lần theo số tổng cộng đến
sổ cái nhằm kiểm tra về độ chính xác của các phép
tính và chuyển sổ.
2. Nghiên cứu và đánh giá kiểm soát nội bộ
Nhật ký thu
Sổ cái 
+ Tiền mặt
+ Tiền gửi ngân hàng
+ Khoản phải thu
Nhật ký chi
Sổ cái 
+ Tiền mặt
+ Tiền gửi ngân hàng
+ Khoản phải trả
34
2.3. Thiết kế và thực hiện các thử nghiệm kiểm 
soát:
b) So sánh chi tiết danh sách nhận tiền từ sổ quỹ với
nhật ký thu tiền, với các bảng kê TGNH và TK nợ phải
thu => Phát hiện gian lận gối đầu (thủ thuật Lapping)
2. Nghiên cứu và đánh giá kiểm soát nội bộ
35
2.3. Thiết kế và thực hiện các thử nghiệm kiểm 
soát:
c) Lập bảng liệt kê các nghiệp vụ chuyển khoản giữa
các ngân hàng trong 1 vài ngày trước và sau ngày
khóa sổ => phát hiện thủ thuật Kitting
Đây là thủ thuật nhằm che dấu sự thiếu hụt ngân quỹ
bằng cách chuyển tiền giữa các ngân hàng vào những
ngày gần kết thúc niên độ. Khi thực hiện thủ thuật này
người biển thủ sẽ thận trọng để đảm bảo chắc chắn
rằng ngân hàng chuyển tiền chưa kịp xóa sổ vào thời
điểm kết thúc niên độ, trong khi ngân hàng thứ 2 đã ghi
nhận. Do đó số tiền này sẽ hiện diện trên cả 2 ngân
hàng.
2. Nghiên cứu và đánh giá kiểm soát nội bộ
36
2.3. Thiết kế và thực hiện các thử nghiệm kiểm 
soát:
c) Ví dụ: Thủ thuật Kiting
ĐVT: 1.000đ
2. Nghiên cứu và đánh giá kiểm soát nội bộ
Số sec Ngân hàng Số tiền Ngày rút Ngày nhận
Từ Đến Sổ KT Sổ phụ Sổ KT Sổ phụ
1203 X Y 25.000 03/01 31/12 31/12 31/12
1205 X Y 12.000 31/12 02/01 02/01 02/01
1245 X Y 18.000 03/01 31/12 03/01 31/12
1248 X Y 40.000 02/01 03/01 31/12 31/12
37
2.3. Thiết kế và thực hiện các thử nghiệm kiểm 
soát:
d) Chọn mẫu để so sánh giữa khoản chi đã ghi trong
nhật ký chi tiền với TK phải trả và chứng từ có liên
quan.
2. Nghiên cứu và đánh giá kiểm soát nội bộ
Nhật ký chi
- Sổ cái 
+ Tiền mặt
+ Tiền gửi ngân hàng
+ Khoản phải trả
-Đơn đặt hàng, hóa đơn, 
báo cáo nhận hàng
38
2.4. Đánh giá lại rủi ro kiểm soát và thiết kế lại 
các thử nghiệm cơ bản: để nhận diện các điểm yếu 
và điểm mạnh của hệ thống kiểm soát nội bộ, nhằm 
điều chỉnh chương trình cho phù hợp.
2. Nghiên cứu và đánh giá kiểm soát nội bộ
RRKS thấp
TNCB: đối chiếu với sổ phụ
ngân hàng, thư xác nhận
của khách hàng
RRKS cao
Thực hiện thử nghiệm 
chi tiết các khoản mục
39
3. Thử nghiệm cơ bản
3.1. Thủ tục chung
- Kiểm tra các nguyên tắc kế toán áp dụng nhất
quán với năm trước và phù hợp với quy định của
chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành.
- Lập bảng số liệu tổng hợp có so sánh với số dư
cuối năm trước. Đối chiếu các số dư trên bảng số
liệu tổng hợp với Bảng CĐPS và giấy tờ làm việc
của kiểm toán năm trước (nếu có).
40
3. Thử nghiệm cơ bản
3.2. Thực hiện thủ tục phân tích
- So sánh số dư tiền và các khoản tương đương 
tiền năm nay so với năm trước, giải thích những 
biến động bất thường.
- Phân tích tỷ trọng số dư tiền gửi trên tổng tài sản
ngắn hạn, các tỷ suất tài chính về tiền và khả năng
thanh toán và so sánh với số dư cuối năm trước,
giải thích những biến động bất thường.
41
3.3. Thử nghiệm chi tiết:
a) Thu thập bảng tổng hợp số dư tiền và các khoản
tương đương tiền tại các quỹ và các ngân hàng tại
ngày khóa sổ, tiến hành đối chiếu với các số dư trên sổ
chi tiết, Sổ Cái và BCTC.
b) Kiểm tra số dư đầu năm: Đối chiếu số dư đầu năm của
tiền mặt với biên bản kiểm kê quỹ và sổ sách của các năm
trước. Gửi thư xác nhận NH với cả số dư đầu năm.
c) Chứng kiến kiểm kê quỹ tiền mặt (bao gồm cả vàng,
bạc, đá quý, nếu có) tại ngày khóa sổ và đối chiếu với
số dư của sổ quỹ và sổ chi tiết tại ngày khoá sổ, đảm
bảo toàn bộ các quỹ của DN đều được kiểm kê.
3. Thử nghiệm cơ bản
42
Trường hợp chứng kiến kiểm kê tiền mặt trước hoặc
sau ngày khóa sổ, tiến hành chọn mẫu kiểm tra phiếu
thu/ chi đối với các nghiệp vụ phát sinh sau hoặc
trước thời điểm kiểm kê, thực hiện đối chiếu
xuôi/ngược đến số dư tiền thực tế trên sổ quỹ tại ngày
khóa sổ bằng cách điều chỉnh các nghiệp vụ thu chi
Phát sinh tương ứng. Phát hiện và tìm ra nguyên
nhân gây nên chênh lệch (nếu có).
3. Thử nghiệm cơ bản
43
3.3. Thử nghiệm chi tiết:
d) Lập và gửi thư xác nhận số dư tài khoản để
gửi đến ngân hàng. Tổng hợp kết quả nhận
được, đối chiếu với số dư trên sổ chi tiết. Giải
thích các khoản chênh lệch (nếu có).
e) Đọc lướt Sổ Cái để phát hiện những nghiệp
vụ bất thường về giá trị, về tài khoản đối ứng
hoặc về bản chất nghiệp vụ. Kiểm tra đến
chứng từ gốc (nếu cần).
3. Thử nghiệm cơ bản
44
3.3. Thử nghiệm chi tiết:
g) Kiểm tra việc áp dụng tỷ giá chuyển đổi
sang đồng tiền hạch toán đối với các số dư
tiền có gốc ngoại tệ tại thời điểm khoá sổ.
Kiểm tra cách tính toán và hạch toán chênh
lệch tỷ giá.
3. Thử nghiệm cơ bản
45
3.3. Thử nghiệm chi tiết:
h) Kiểm tra các khoản thu, chi lớn hoặc bất
thường trước và sau ngày khóa sổ, xác định
xem chúng có được ghi nhận đúng kỳ không.
j) Kiểm tra việc trình bày tiền và các khoản
tương đương tiền trên BCTC.
3. Thử nghiệm cơ bản
46
3.4. Thủ tục kiểm toán khác
Thu thập các thông tin về các tài khoản tiền bị
hạn chế sử dụng hoặc dùng để đảm bảo cho các
khoản tín dụng (nếu có)
3. Thử nghiệm cơ bản

File đính kèm:

  • pdfke_toan_kiem_toan_kiem_toan_von_bang_tien.pdf