Kế toán, kiểm toán - Thuế tiêu thụ đặc biệt

 Khái niệm

Thuế TTĐB là loại thuế tiêu dùng (gián thu) thu vào một số hàng hóa, dịch vụ đặc biệt nhằm điều tiết thu nhập và hướng dẫn sản xuất, tiêu dùng của xã hội. #

Đặc điểm

§- Thuế TTĐB được áp dụng ở nhiều quốc gia trên thế giới.

§- Thuế TTĐB chỉ thu một lần ở khâu sản xuất hoặc nhập khẩu.

§- Đối tượng chịu thuế TTĐB không nhiều.

§- Thuế TTĐB thường có mức động viên cao. #

 

pptx 49 trang dienloan 9080
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế toán, kiểm toán - Thuế tiêu thụ đặc biệt", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế toán, kiểm toán - Thuế tiêu thụ đặc biệt

Kế toán, kiểm toán - Thuế tiêu thụ đặc biệt
THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT 
Th.S Trần Hải Hiệp 
1 
NỘI DUNG 
II. NỘI DUNG CƠ BẢN LUẬT THUẾ TTĐB CỦA VIỆT NAM 
I. TỔNG QUAN VỀ THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT 
Th.S Trần Hải Hiệp 
2 
I . TỔNG QUAN VỀ THUẾ 
1. Khái niệm 
Thuế TTĐB là loại thuế tiêu dùng (gián thu) thu vào một số hàng hóa, dịch vụ đặc biệt nhằm điều tiết thu nhập và hướng dẫn sản xuất, tiêu dùng của xã hội. # 
Th.S Trần Hải Hiệp 
3 
I. TỔNG QUAN VỀ THUẾ 
2. Đặc điểm 
- Thuế TTĐB được áp dụng ở nhiều quốc gia trên thế giới. 
- Thuế TTĐB chỉ thu một lần ở khâu sản xuất hoặc nhập khẩu . 
- Đối tượng chịu thuế TTĐB không nhiều. 
- Thuế TTĐB thường có mức động viên cao. # 
Th.S Trần Hải Hiệp 
4 
I. TỔNG QUAN VỀ THUẾ 
3. Vai trò 
- Thuế TTĐB góp phần định hướng sản xuất, nhập khẩu và tiêu dùng của xã hội. 
- Huy động nguồn thu cho NSNN. 
- Điều tiết thu nhập của đối tượng tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ chịu thuế TTĐB. # 
Th.S Trần Hải Hiệp 
5 
II. NỘI DUNG CƠ BẢN LUẬT THUẾ TTĐB 
Luật thuế TTĐB ở Việt Nam được áp dụng từ năm 1990 trên cơ sở kế thừa thuế Hàng hóa. 
Th.S Trần Hải Hiệp 
6 
1. Đối tượng chịu thuế 
a. Hàng hóa : 10 nhóm 
- Thuốc lá điếu, xì gà và chế phẩm từ cây thuốc lá dùng để hút, hít, nhai, ngửi, ngậm. 
- Rượu. 
- Bia. 
- Ô tô dưới 24 chỗ ngồi. 
- Xe Mô tô 02 bánh, môtô 03 bánh có dung tích xi lanh trên 125 cm³. 
Th.S Trần Hải Hiệp 
7 
Th.S Trần Hải Hiệp 
8 
a. Hàng hóa : 10 nhóm 
- Tàu bay, du thuyền. 
- Xăng các loại, napta, chế phẩm tái hợp và các chế phẩm khác để pha chế xăng. 
- Máy điều hòa nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống. 
- Bài lá. 
- Vàng mã, hàng mã. # 
Th.S Trần Hải Hiệp 
9 
Ghi chú: 
	- Ô tô dưới 24 chỗ ngồi chịu thuế TTĐB kể cả Ôtô vừa chở người vừa chở hàng hóa có từ 02 hàng ghế trở lên, có vách ngăn cố định giữa khoang chở người và khoang chở hàng hóa. 
	 - Đối tượng chịu thuế TTĐB đối với hàng hóa là những sản phẩm hoàn chỉnh, không bao gồm bộ linh kiện để lắp ráp các hàng hóa trên. # 
Th.S Trần Hải Hiệp 
10 
b. Dịch vụ: 06 nhóm 
- Kinh doanh vũ trường. 
- Kinh doanh mát-xa, karaoké. 
- Kinh doanh casino, trò chơi điện tử có thưởng bao gồm trò chơi bằng máy jackpot. 
- Kinh doanh đặt cược . ( như bán vé cược đua ngựa, đua xe, đua chó ) 
- Kinh doanh golf: bán thẻ hội viên, vé chơi golf 
- Kinh doanh xổ số. # 
Th.S Trần Hải Hiệp 
11 
NHỮNG HÀNG HÓA TRÊN KHÔNG CHỊU THUẾ TRONG TRƯỜNG HỢP SAU: 
1. Hàng hóa XUẤT KHẨU : 
- Hàng hóa do cơ sở sản xuất, gia công trực tiếp xuất khẩu. 
	Bao gồm cả xuất khẩu vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan (trừ ô tô dưới 24 chỗ). 
- Hàng hóa do cơ sở sản xuất ủy thác hoặc bán cho cơ sở kinh doanh xuất khẩu để xuất khẩu theo hợp đồng kinh tế. # 
Th.S Trần Hải Hiệp 
12 
NHỮNG HÀNG HÓA TRÊN KHÔNG CHỊU THUẾ TRONG TRƯỜNG HỢP SAU: 
LƯU Ý : Không chịu thuế phải đảm bảo: 
- Có hợp đồng mua bán (ủy thác) giữa cơ sở sản xuất và cơ sở xuất khẩu. 
- Hóa đơn bán hàng (giao hàng ủy thác). 
- Biên bản thanh lý hợp đồng bán hàng hóa xuất khẩu (hợp đồng ủy thác ): 
	Tên, số lượng, giá của hàng hóa đã XK; chứng từ thanh toán qua ngân hàng của nước ngoài và bên xuất khẩu – giữa cơ sở sản xuất với cơ sở xuất khẩu; số, ngày của hợp đồng xuất khẩu; bản sao tờ khai hải quan hàng xuất khẩu. 
Th.S Trần Hải Hiệp 
13 
NHỮNG HÀNG HÓA TRÊN KHÔNG CHỊU THUẾ TRONG TRƯỜNG HỢP SAU: 
2. Hàng hóa NHẬP KHẨU : 
- Hàng hóa chuyển khẩu, quá cảnh qua biên giới Việt Nam. 
- Hàng hóa tạm nhập - tái xuất khẩu, nếu thực tái xuất khẩu trong thời hạn qui định thì không phải nộp thuế TTĐB tương ứng với số hàng xuất khẩu. 
- Hàng hóa tạm nhập khẩu để dự hội chợ, triển lãm trong thời hạn qui định. 
- Hàng hóa nhận viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại 
Th.S Trần Hải Hiệp 
14 
NHỮNG HÀNG HÓA TRÊN KHÔNG CHỊU THUẾ TRONG TRƯỜNG HỢP SAU: 
2. Hàng hóa NHẬP KHẨU : 
- Hàng hóa là quà tặng của các tổ chức, cá nhân nước ngoài cho các cơ quan Việt Nam. 
- Hàng hóa là đồ dùng của tổ chức, cá nhân nước ngoài được hưởng tiêu chuẩn miễn trừ ngoại giao theo qui định phù hợp với điều ước quốc tế. 
- Hàng hóa mang theo người trong tiêu chuẩn hành lý miễn thuế của cá nhân. 
- Hàng nhập khẩu để bán tại các cửa hàng kinh doanh hàng miễn thuế, bán cho các đối tượng được hưởng chế độ mua hàng miễn thuế. 
Th.S Trần Hải Hiệp 
15 
NHỮNG HÀNG HÓA TRÊN KHÔNG CHỊU THUẾ TRONG TRƯỜNG HỢP SAU: 
3 . Hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan; hàng hóa được mua bán giữa các khu phi thuế quan. 
4 . Tàu bay, du thuyền: sử dụng cho mục đích kinh doanh vận chuyển hàng hóa, hành khách, khách du lịch. 
Th.S Trần Hải Hiệp 
16 
NHỮNG HÀNG HÓA TRÊN KHÔNG CHỊU THUẾ TRONG TRƯỜNG HỢP SAU: 
5. Xe Ôtô cứu thương, xe Ôtô chở phạm nhân, xe Ôtô tang lễ; xe Ôtô thiết kế vừa có chỗ ngồi vừa có chỗ đứng từ 24 người trở lên; xe Ôtô chạy trong khu vui chơi, giải trí, thể thao không đăng ký lưu hành và không tham gia giao thông. 
6. Điều hòa nhiệt độ có công suất từ 90.000 BTU trở xuống, thiết kế chỉ để lắp trên phương tiện vận tải: Ô tô, toa xe lửa, tàu, thuyền, tàu bay. # 
Th.S Trần Hải Hiệp 
17 
2. Đối tượng nộp thuế 
Tổ chức, cá nhân Sản xuất Hàng hóa thuộc diện  chịu thuế TTĐB 
Tổ chức, cá nhân Nhập khẩu Hàng hóa thuộc diện  chịu thuế TTĐB 
Tổ chức, cá nhân Kinh doanh Dịch vụ thuộc diện  chịu thuế TTĐB 
Th.S Trần Hải Hiệp 
18 
2. Đối tượng nộp thuế 
LƯU Ý: 
- Cơ sở kinh doanh xuất khẩu mua hàng hóa chịu thuế TTĐB của cơ sở sản xuất để xuất khẩu nhưng không xuất khẩu mà tiêu thụ trong nước thì cơ sở kinh doanh xuất khẩu là người nộp thuế TTĐB . 
- Cơ sở nhận gia công hàng hóa chịu thuế TTĐB là người nộp thuế TTĐB khi xuất trả hàng cho cơ sở giao gia công . 
Ví dụ: DNSX Bia bán cho Cty XNK 100SP, trong đó : 
 XK 800SP: Không tính T TTĐB 
DNSX Bia ----> CTyXNK 
 Bán nội địa 200SP: 
 phải nộp T TTĐB 
Th.S Trần Hải Hiệp 
19 
3. Phương pháp tính thuế 
3.1. Đối với hàng hóa sản xuất trong nước : 
Thuế TTĐB Số lượng Giá tính Thuế suất phải nộp = tiêu thụ * thuế TTĐB * thuếTTĐB 
	Thời điểm xác định thuế Tiêu thụ đặc biệt là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa, quyền sử dụng hàng hóa cho người mua hoặc thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ. 
Th.S Trần Hải Hiệp 
20 
3. Phương pháp tính thuế 
Giá tính thuế TTĐB được xác định căn cứ vào giá bán chưa có thuế TTĐB và chưa có thuế GTGT: 
	 	 Giá bán chưa thuế bảo vệ 
 thuế GTGT - môi trường ( nếu có ) Giá tính = thuế TTĐB 
	 1 + Thuế suất thuế TTĐB 
Th.S Trần Hải Hiệp 
21 
3. Phương pháp tính thuế 
Ví dụ: Doanh nghiệp A chuyên sản xuất xe Ô tô 4 chỗ ngồi, trong tháng bán được 5 Ô tô với giá chưa thuế GTGT là 600 trđ/Ôtô. 
	Hỏi thuế tiêu thụ đặc biệt doanh nghiệp phải nộp là bao nhiêu biết thuế suất thuế TTĐB Ô tô là 50%, thuế suất thuế GTGT Ôtô là 10%? 
Th.S Trần Hải Hiệp 
22 
3. Phương pháp tính thuế 
Giải: 
 600 trđ 
G iá tính thuế 1 Ô tô = 
 	 1 + 50% 
	 = 4 00 trđ 
T huế TTĐB phải nộp = 5 * 400 trđ * 50% 
 	 = 1.0 00 trđ 
Th.S Trần Hải Hiệp 
23 
LƯU Ý GIÁ TÍNH THUẾ  
Đối với hàng hóa bán theo phương thức trả góp (trả chậm) thì giá tính thuế TTĐB : 
 là bán chưa thuế TTĐB và chưa thuế GTGT của sản phẩm trả tiền một lần , không bao gồm khoản lãi trả góp (lãi trả chậm). 
Th.S Trần Hải Hiệp 
24 
LƯU Ý GIÁ TÍNH THUẾ 
Ví dụ: DN A sản xuất xe Ô tô 5 chỗ: 
- Nếu trả 1 lần, giá chưa thuế GTGT 525 trđ/chiếc. 
- Nếu trả sau 6 tháng, giá bán chưa có thuế GTGT nhưng đã bao gồm lãi trả chậm là 5 40 trđ/chiếc. 
Trong tháng DN bán được 5 chiếc xe Ôtô, trong đó có 2 chiếc theo phương thức trả chậm. 
Yêu cầu: tính thuế TTĐB phải nộp, thuế suất thuế TTĐB 50%. 
Th.S Trần Hải Hiệp 
25 
LƯU Ý GIÁ TÍNH THUẾ 
Thuế TTĐB phải nộp trong tháng 
 525 trđ 	 
= 5 chiếc * 	 * 50% = 875 trđ 
 1 + 50% 
Th.S Trần Hải Hiệp 
26 
LƯU Ý GIÁ TÍNH THUẾ 
- Đối với hàng hóa nhận gia công thì giá tính thuế TTĐB : 
	là giá bán ra chưa thuế TTĐB và chưa thuế GTGT của cơ sở giao gia công hoặc giá bán của sản phẩm cùng loại hoặc tương đương trên thị trường. 
- Đối với hàng hóa cơ sở kinh doanh xuất khẩu mua để xuất khẩu nhưng không xuất khẩu mà bán trong nước thì giá tính thuế TTĐB : 
	là giá bán ra chưa thuế TTĐB và chưa thuế GTGT của cơ sở xuất khẩu hoặc giá bán của sản phẩm cùng loại hoặc tương đương trên thị trường. 
Th.S Trần Hải Hiệp 
27 
LƯU Ý GIÁ TÍNH THUẾ 
- Đối với hàng hóa dùng để khuyến mại, trao đổi, biếu tặng, tiêu dùng nội bộ: 
	Xem như bán ra 	 
	Giá tính thuế được xác định căn cứ vào giá tính thuế TTĐB của hàng hóa bán ra cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh các hoạt động trên. 
Th.S Trần Hải Hiệp 
28 
3. Phương pháp tính thuế 
3.2. Đối với dịch vụ: 
 Cách tính thuế tương tự như hàng hoá. 
Th.S Trần Hải Hiệp 
29 
LƯU Ý GIÁ TÍNH THUẾ 
- Đối với kinh doanh vũ trường, Mát-xa, Karaoké giá tính thuế TTĐB là doanh thu của các hoạt động kinh doanh trong vũ trường, Mát-xa, Karaoké chưa bao gồm thuế TTĐB và thuế GTGT. 
- Đối với kinh doanh Casino, trò chơi điện tử có thưởng, kinh doanh đặt cược thì giá tính thuế TTĐB: 
	 là doanh số còn lại chưa bao gồm thuế TTĐB và thuế GTGT sau khi đã trừ số tiền trả thưởng. 
Th.S Trần Hải Hiệp 
30 
LƯU Ý GIÁ TÍNH THUẾ 
Ví dụ : Tại trường đua trong ngày 1/5/200n có tình hình sau: 
	- Bán 6.000 vé vào xem đua với giá bán 20.000 đ/vé. 
	- Bán được 5.000 vé đặt cược với giá bán đã bao gồm thuế GTGT là 10.000đ/vé. Trong 5.000 vé đã bán đó có 40 vé trúng thưởng, mỗi vé trúng được 40.000 đ. 
Yêu cầu : xác định thuế TTĐB trong ngày 1/5 biết rằng thuế suất thuế TTĐB 25%, thuế suất thuế GTGT 10% 
Th.S Trần Hải Hiệp 
31 
LƯU Ý GIÁ TÍNH THUẾ 
Doanh thu chưa bao gồm thuế GTGT 
 = 5.000 vé * 10.000 đ/vé – (40 vé * 40.000 đ/vé) 
 	 1 + 10 % 
= 44.000.000 đ 
Giá tính thuế TTĐB trong ngày 1/5 
 44.000.000 đ 
= 	 
 1 + 25 % 
= 35.200.000 đ 
Vậy thuế TTĐB phải nộp 
 = 35.200.000 đ * 25% = 8.800.000 đ 
Th.S Trần Hải Hiệp 
32 
3. Phương pháp tính thuế 
3.3. Đối với hàng hóa nhập khẩu : 
 Thuế TTĐB Số lượng Giá tính Thuế suất phải nộp = nhập khẩu * thuế TTĐB * thuế TTĐB 
 Giá tính = Giá tính thuế + Thuế thuế TTĐB nhập khẩu nhập khẩu 
Th.S Trần Hải Hiệp 
33 
3. Phương pháp tính thuế 
Ví dụ: Doanh nghiệp A nhập khẩu ô tô 4 chỗ ngồi nguyên chiếc, giá mua 01 ôtô tại cửa khẩu nhập đầu tiên của Việt Nam là 20.000 USD (giá CIF). 
Hỏi: Thuế TTĐB phải nộp là bao nhiêu? 
	Biết thuế suất thuế nhập khẩu là 70%, thuế TTĐB 50%, tỷ giá hối đoái là 20.0 00 VND/USD. 
Th.S Trần Hải Hiệp 
34 
3. Phương pháp tính thuế 
Giá tính thuế nhập khẩu: 
= 20.000 USD * 20.0 00 VND/USD = 400 trđ 
Thuế nhập khẩu = 400 trđ * 70% = 280 trđ 
Thuế TTĐB: 
= ( 400 trđ + 280 trđ) * 50% = 340 trđ 
Th.S Trần Hải Hiệp 
35 
Thuế suất 
Hàng hóa: 
a . Thuốc lá điếu, Xì gà	65% 
b. Rượu 
 + Từ 20 độ trở lên	 
	 > Từ 01/01/2010 đến 31/12/2012 	 45 % 
	 > Từ 01/01/2013 	 50 % 
 + Dưới 20 độ 
	 > Từ 01/01/2010	 25 % 
c. Bia 
	 > Từ 01/01/2010 đến 31/12/2012 	 45 % 
	 > Từ 01/01/2013 	 50 % 
Th.S Trần Hải Hiệp 
36 
d. Ô Tô 
- Từ 9 chỗ ngồi trở xuống	 
 > Xilanh từ 2.000 cm³ trở xuống 45% 
 > Xilanh trên 2.000 cm³ đến 3.000 cm³ 50% 
 > Xilanh trên 3.000 cm³	 60% 
- Từ 10 đến dưới 16 chỗ ngồi	 30% 
- Từ 16 đến dưới 24 chỗ ngồi	 15% 	 
Th.S Trần Hải Hiệp 
37 
Dịch vụ: 
- Kinh doanh Matxa, Karaôkê 30% 	 
- Kinh doanh Casino, trò chơiđiện tử có thưởng 25% 
- Kinh doanh đặt cược 30 % 	 
- Kinh doanh golf	 20% 	 
- Kinh doanh xổ số	 15% 	 
Th.S Trần Hải Hiệp 
38 
KHẤU TRỪ THUẾ TTĐB  
 DN A	 DN B 
SX r ượu 	 Sản xuất Bán rượu thuốc 
 40độ rượu thuốc 
Đơn vị sản xuất hàng hóa chịu thuế TTĐB bằng nguyên liệu đã nộp thuế TTĐB (có chứng từ hợp pháp) thì được khấu trừ số thuế TTĐB đối với nguyên liệu tương ứng với số sản phẩm đã tiêu thụ khi xác định số thuế phải nộp ở khâu sản xuất. 
Th.S Trần Hải Hiệp 
39 
KHẤU TRỪ THUẾ TTĐB  
Ví dụ : Tại 1 cơ sở sản xuất rượu thuốc có tình hình như sau: 
- Nhập khẩu 10.000 lít rượu trên 40 độ, thuế TTĐB đã nộp khi nhập khẩu 80 trđ. 
- Xuất kho 8.000 lít rượu trên 40 độ để sản xuất 16.000 chai rượu thuốc cùng dung tích. 
- Xuất bán 14.000 chai rượu thuốc với giá bán chưa thuế GTGT 60.000 đ/chai 
Yêu cầu : Xác định thuế TTĐB cơ sở sản xuất rượu phải nộp biết rằng, thuế suất thuế TTĐB của rượu thuốc 20%. 
Th.S Trần Hải Hiệp 
40 
KHẤU TRỪ THUẾ TTĐB  
Giải: 
Số thuế TTĐB khi bán 14.000 chai rượu thuốc 
= 14.000 chai * 60.000 đ/chai * 20% 
 (1 + 20%) 
= 140 trđ 
Số thuế TTĐB của nguyên liệu được khấu trừ 
= 80 trđ * 8.000 L * 14.000 chai 
 10.000L 16.000 chai 
= 56 trđ 
Vậy thuế TTĐB phải nộp = 140 trđ – 56 trđ = 84 trđ 
Th.S Trần Hải Hiệp 
41 
Miễn thuế, giảm thuế 
1. Cơ sở sản xuất hàng hóa thuộc diện chịu thuế TTĐB gặp khó khăn do thiên tai, tai nạn bất ngờ, bị lỗ được xét giảm thuế TTĐB. 
Mức giảm thuế căn cứ vào số lỗ, nhưng không vượt quá giá trị tài sản bị thiệt hại ( trừ số đã được bồi thường ) và không quá 30% số thuế phải nộp của năm thiệt hại. 
2. Cơ sở sản xuất hàng hóa thuộc diện chịu thuế TTĐB gặp khó khăn do thiên tai, tai nạn bất ngờ bị thiệt hại nặng, không còn khả năng sản xuất kinh doanh và nộp thuế, được xét miễn số thuế TTĐB không có khả năng nộp. 
Th.S Trần Hải Hiệp 
42 
HOÀN THUẾ  
- Hàng nhập khẩu đã nộp thuế TTĐB nhưng còn lưu kho, lưu bãi tại cửa khẩu và đang chịu sự giám sát của cơ quan Hải quan, được tái xuất ra nước ngoài. 
- Hàng nhập khẩu đã nộp thuế TTĐB để giao, bán hàng cho nước ngoài thông qua các đại lý tại Việt Nam. 
- Hàng hóa nhập khẩu để bán cho các phương tiện của các hãng nước ngoài trên các tuyến đường qua cảng Việt Nam hoặc các phương tiện vận tải của Việt Nam trên các tuyến đường vận tải quốc tế. 
Th.S Trần Hải Hiệp 
43 
HOÀN THUẾ 
- Hàng tạm nhập khẩu nếu đã nộp thuế TTĐB, thì khi tái xuất khẩu được hoàn lại số thuế TTĐB đã nộp tương ứng với số hàng đã tái xuất khẩu. 
- Hàng hóa tạm nhập khẩu để dự hội chợ triển lãm nếu đã nộp thuế TTĐB thì khi tái xuất khẩu sẽ được hoàn thuế TTĐB. 
- Hàng nhập khẩu đã nộp thuế TTĐB theo khai báo, nhưng thực tế nhập khẩu ít hơn so với khai báo (do hư hỏng, mất, giao không đủ hàng). 
Th.S Trần Hải Hiệp 
44 
HOÀN THUẾ 
- Hàng nhập khẩu đã nộp thuế TTĐB nhưng không phù hợp về chất lượng, chủng loại theo hợp đồng được phép xuất khẩu trả lại cho nước ngoài. 
- Hàng hóa là nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hoặc gia công hàng xuất khẩu, nếu đã nộp thuế TTĐB thì khi xuất khẩu thành phẩm sẽ được hoàn thuế TTĐB tương ứng với số nguyên liệu đã dùng để sản xuất thành phẩm thực xuất khẩu. 
Th.S Trần Hải Hiệp 
45 
HOÀN THUẾ 
- Cơ sở sản xuất, kinh doanh quyết toán thuế khi sáp nhập, chia, tách, giải thể, phá sản, chuyển đổi hình thức sở hữu, giao, bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp nhà nước có số thuế TTĐB nộp thừa. # 
Th.S Trần Hải Hiệp 
46 
4. ĐĂNG KÝ, KÊ KHAI, NỘP THUẾ  
 a. Đăng ký 
Đơn vị mới thành lập có sản xuất hàng hóa, kinh doanh dịch vụ thuộc diện chịu thuế TTĐB phải đăng ký thuế với cơ quan thuế, thời hạn đăng ký thuế chậm nhất là 10 ngày làm việc, kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. 
- Doanh nghiệp, tổ chức: đăng ký thuế tại Cục thuế. 
- HTX, Hộ gia đình, cá nhân kinh doanh: đăng ký thuế tại Chi cục thuế. 
Th.S Trần Hải Hiệp 
47 
4. ĐĂNG KÝ, KÊ KHAI, NỘP THUẾ 
b. Kê khai, nộp thuế 
- Cơ sở kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế TTĐB phải kê khai, nộp thuế từng tháng. 
	+ Thời gian nộp tờ khai chậm nhất là ngày thứ 20 của tháng tiếp theo. 
	+ Thời gian nộp thuế chậm nhất là ngày cuối cùng của ngày nộp tờ khai . 
- Tổ chức, cá nhân có nhập khẩu hàng hóa chịu thuế TTĐB phải kê khai và nộp thuế TTĐB cùng với việc kê khai, nộp thuế nhập khẩu. 
- Trường hợp sáp nhập, hợp nhất, chia tách, giải thể thì thời hạn nộp báo cáo quyết toán chậm nhất không quá 45 ngày kể từ ngày phát sinh các trường hợp đó. # 
Th.S Trần Hải Hiệp 
48 
[ Add your company slogan ] 
Thank You ! 
Th.S Trần Hải Hiệp 
49 

File đính kèm:

  • pptxke_toan_kiem_toan_thue_tieu_thu_dac_biet.pptx