Kế toán ngân hàng - Chương 01: Tổng quan về kế toán ngân hàng

Khái niệm, vai trò của KTNH

2. Đối tượng của KTNH

3. Các quy định và nguyên tắc

kế toán

4. Chứng từ KTNH

5. Hệ thống tài khoản KTNH

6. Báo cáo tài chính của NHTM

7. Tổ chức KTNH

pdf 67 trang dienloan 6440
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế toán ngân hàng - Chương 01: Tổng quan về kế toán ngân hàng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế toán ngân hàng - Chương 01: Tổng quan về kế toán ngân hàng

Kế toán ngân hàng - Chương 01: Tổng quan về kế toán ngân hàng
Môn học
KẾ TOÁN NGÂN HÀNG
Giảng viên: Trần Thị Kỳ
Trường ĐHNH, TP.HCM
Khoa kế toán, kiểm toán
2NỘI DUNG 
 Chương I: TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN NGÂN HÀNG 
 Chương II: KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ HUY ĐỘNG VỐN 
 Chương III: KẾ TOÁN DỊCH VỤ THANH TOÁN QUA 
NGÂN HÀNG
 Chương IV: KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ TÍN DỤNG 
 Chương V: KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ KINH DOANH 
NGOẠI TỆ
KẾ TOÁN NGÂN HÀNG
3MỤC TIÊU 
 Hiểu tổng quan về Kế toán ngân hàng
 Hiểu kế toán một số nghiệp vụ ngân hàng: 
– Huy động vốn
– Tín dụng
– Thanh toán qua ngân hàng
– Mua bán ngoại tệ
KẾ TOÁN NGÂN HÀNG
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN 
NGÂN HÀNG
KẾ TOÁN NGÂN HÀNG
5Chương 1: Tổng quan về KTNH
 Chương 1, Giáo trình Kế toán ngân hàng
 Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) số 1, VAS 21, VAS 22,
VAS 24
 Chế độ chứng từ kế toán NH (QĐ 1789/2005/QĐ - NHNN)
 Hệ thống tài khoản kế toán NH (các QĐ số 479/2004,
807/2005, 29/2006 và 02/2008/QĐ - NHNN)
 Chế độ BCTC đối với các TCTD (QĐ 16/2007/QĐ-NHNN)
 Chữ ký điện tử trên chứng từ điện tử
(QĐ 543/2002/QĐ - NHNN)
 Luật kế toán (Luật số 03/2003/QH11)
TÀI LIỆU THAM KHẢO
6NỘI DUNG 
1. Khái niệm, vai trò của KTNH
2. Đối tượng của KTNH
3. Các quy định và nguyên tắc
kế toán
4. Chứng từ KTNH
5. Hệ thống tài khoản KTNH
6. Báo cáo tài chính của NHTM
7. Tổ chức KTNH
Chương 1: Tổng quan về KTNH
71. Khái niệm, vai trò của KTNH
 Khái niệm:
Kế toán là việc thu thập, ghi chép, xử lý, kiểm tra,
phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính cho các
đối tượng sử dụng theo quy định của pháp luật, dưới hình
thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động (Luật Kế toán),
nhằm quản lý hoạt động kinh tế, tài chính ngày càng có
hiệu quả hơn.
Chương 1: Tổng quan về KTNH
81. Khái niệm, vai trò của KTNH
 Kế toán ngân hàng bao gồm:
• Kế toán tài chính ngân hàng: cung cấp thông tin
thông qua BCTC cho các đối tượng sử dụng thông tin
của NH theo quy định của pháp luật
• Kế toán quản trị ngân hàng: cung cấp thông tin
theo yêu cầu quản lý của các nhà quản trị, là căn cứ cho
những quyết định kinh tế, tài chính trong nội bộ NH
Chương 1: Tổng quan về KTNH
9 Vai trò: KTNH cung cấp thông tin, là một
trong các căn cứ cho quá trình ra quyết
định kinh tế của các đối tượng có quyền lợi
liên quan đến NH.
 Đối tượng phục vụ
 Bên trong NHTM: Các nhà quản trị NH
 Bên ngoài NHTM: cơ quan Nhà nước,
NHNN, Khách hàng của NHTM( các DN,
các cá nhân)
Chương 1: Tổng quan về KTNH
1. Khái niệm, vai trò của KTNH
10
2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 
• Tài sản và Nguồn vốn hiện có tại thời điểm
• Sự vận động của Tài sản và Nguồn vốn
• Kết quả hoạt động kinh doanh
• Hoạt động khác (ngoài bảng cân đối kế toán)
Chương 1: Tổng quan về KTNH
11
2. Đối tượng nghiên cứu 
 Tài sản: Là nguồn lực do NH kiểm soát và có thể
thu được lợi ích kinh tế trong tương lai
 Lợi ích kinh tế trong tương lai là tiềm năng làm
tăng nguồn tiền và các khoản tương đương
tiền của NH hoặc làm giảm bớt các khoản tiền
NH chi ra
 Điều kiện ghi nhận Tài sản
 Có khả năng chắc chắn thu được lợi ích kinh tế
trong tương lai
 Giá trị được xác định một cách đáng tin cậy
Chương 1: Tổng quan về KTNH
12
 Tài sản:
 Tiền mặt tại quỹ
 Tiền gửi tại NHNN
 Tín phiếu kho bạc
 Chứng khoán kinh doanh
 Cho vay khách hàng
 Các khoản đầu tư
 Tài sản cố định
 
->>Tài sản được phản ánh trong bảng CĐKT theo thứ
tự tính thanh khoản giảm dần
2. Đối tượng nghiên cứu 
Chương 1: Tổng quan về KTNH
13
 Nợ phải trả: Nghĩa vụ hiện tại của NH phát sinh từ
các sự kiện và giao dịch đã qua mà NH phải thanh
toán từ các nguồn lực của mình.
 Điều kiện để ghi nhận một khoản Nợ phải trả:
 Chắc chắn NH sẽ dùng một lượng tiền để chi trả
cho nghĩa vụ hiện tại
 Giá trị khoản nợ phải được xác định một cách
đáng tin cậy
2. Đối tượng nghiên cứu 
Chương 1: Tổng quan về KTNH
Nguồn vốn = Nợ phải trả + Vốn CSH
14
 Các khoản Nợ phải trả:
 Tiền gửi của KBNN, của các TCTD khác
 Tiền vay NHNN và các TCTD khác
 Tiền gửi của khách hàng
 Thuế phải nộp, lãi phải trả khách hàng
 
2. Đối tượng nghiên cứu 
Chương 1: Tổng quan về KTNH
15
 Vốn chủ sở hữu: Giá trị vốn của NH không bao
gồm Nợ phải trả
 Thành phần của Vốn chủ sở hữu:
 Vốn điều lệ
 Thặng dư vốn cổ phần
 Các quỹ
 Chênh lệch đánh giá lại tài sản, chênh lệch tỷ giá
 Lợi nhuận chưa phân phối
 ...
2. Đối tượng nghiên cứu 
Chương 1: Tổng quan về KTNH
16
 Phương trình kế toán
Tài sản = Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu
Nguồn vốn
2. Đối tượng nghiên cứu 
Chương 1: Tổng quan về KTNH
17
KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Lợi nhuận thuần (Lỗ thuần)
= Tổng doanh thu - Tổng chi phí
2. Đối tượng nghiên cứu 
Chương 1: Tổng quan về KTNH
18
 Doanh thu: Tổng giá trị các lợi ích kinh tế mà
NH thu được từ hoạt động kinh doanh thông
thường và các hoạt động khác trong kỳ kế toán,
góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu (không gồm
khoản góp vốn của chính chủ sở hữu)
 Doanh thu của NH gồm:
- Thu từ hoạt động kinh doanh: hoạt động tín dụng, lãi
tiền gửi, phí dịch vụ, kinh doanh ngoại hối, góp vốn,
- Thu khác: nhượng bán, thanh lý tài sản cố định, tiền
phạt do KH vi phạm hợp đồng, 
2. Đối tượng nghiên cứu 
Chương 1: Tổng quan về KTNH
19
 Chi phí: Tổng giá trị các khoản làm giảm lợi ích
kinh tế trong kỳ kế toán dưới hình thức các
khoản tiền chi ra, các khoản khấu trừ tài sản và
các khoản nợ làm giảm vốn chủ sở hữu
 Chi phí của NH:
- Chi hoạt động kinh doanh: trả lãi tiền gửi, lãi tiền vay,
chi hoạt động kinh doanh ngoại hối, chi hoạt động kinh
doanh dịch vụ NH, 
- Chi khác: chi thanh lý TSCĐ, tiền phạt do vi phạm hợp
đồng,
2. Đối tượng nghiên cứu 
Chương 1: Tổng quan về KTNH
20
Đơn vị: Tỷ VND
VD1: Số liệu tại NHTM A cuối ngày 31/12/N 
như sau: 
Chỉ tiêu Số 
tiền
Chỉ tiêu Số 
tiền
1. Tài sản cố định
2. Vay NHNN
3. Phát hành giấy tờ có giá
4. Lợi nhuận chưa phân phối
5. Công cụ TC phái sinh và 
TS tài chính khác
6. Tiền gửi NHNN
7
3
20
1
5
11
7. Cho vay khách hàng
8. Tiền gửi của KH
9. Góp vốn, đầu tư dài hạn
10. Tiền mặt
11. Vốn của TCTD
12. Phải trả 
13. Tài sản khác
129
145
20
12
15
5
5
21
Trong 01/N+1 có tình hình như sau:
1. Phát hành kỳ phiếu đúng mệnh giá, số tiền thu được là 35 tỷ bằng
tiền mặt và 5 tỷ từ tài khoản của KH có tại NHTM A
2. Cho KH vay 30 tỷ đã giải ngân bằng tiền mặt
3. Góp vốn liên doanh vào các NHTM tại Tp.HCM trị giá 10 tỷ, chi trả
qua tài khoản Tiền gửi tại NHNN
4. Thu lãi từ tiền cho vay KH là 1 tỷ đồng bằng tiền mặt
5. Trả lãi tiền gửi không kỳ hạn cho KH là 0.5 tỷ đồng
6. Phát hành cổ phiếu bằng mệnh giá trị giá 5 tỷ đồng thu bằng tiền
mặt
7. Chia cổ tức cuối năm cho các cổ đông số tiền 0.8 tỷ . Số cổ tức
này đã được Hội đồng quản trị NH thông qua trước ngày 31/12/N
Yêu cầu:
1. Lập bảng cân đối kế toán cuối ngày 31/12/N
2. Chỉ ra các biến động của bảng CĐKT sau mỗi nghiệp vụ kinh tế
phát sinh trong 01/N+1
3. Lập bảng CĐKT cuối 01/N+1 và viết phương trình kế toán
22
Tài sản Số 
tiền
Nguồn vốn Số 
tiền
1. Tiền mặt
2. Tiền gửi NHNN
3. Công cụ TC phái sinh và 
TS tài chính khác
4. Cho vay khách hàng 
5. Góp vốn, đầu tư dài hạn
6. Tài sản cố định
7. Tài sản khác
12
11
5
129
20
7
5
1. Vay NHNN 
2. Tiền gửi của KH
3. Phát hành giấy tờ có giá
4. Phải trả
5. Vốn của TCTD
6. Lợi nhuận chưa phân phối
3
145
20
5
15
1
Tổng 189 Tổng 189
Đơn vị: Tỷ VND
Bảng cân đối kế toán
Ngày 31 tháng 12 năm N 
23
2. Ảnh hưởng của các NVKTPS đến bảng CĐKT
STT TM TGNHNN Cho 
vay
Góp vốn 
LD
TG KH PHGTCG Phải 
trả
Vốn CSH
1
2
3
4
5
6
7
Tổng
+35 +40-5
-30 +30
+10
+1
-10
+5
+1 TN
-0.5 CP+0.5
-0.8-0.8
+10.2 -10 +30
+40.2
-4.5
+5.5+34.7
+5 
vốn 
+40 -0.8 +5.5+10
24
Tài sản Số 
tiền
Nguồn vốn Số 
tiền
1. Tiền mặt
2. Tiền gửi NHNN
3. Công cụ TC phái sinh và 
TS tài chính khác
4. Cho vay khách hàng 
5. Góp vốn, đầu tư dài hạn
6. Tài sản cố định
7. Tài sản khác
22.2
1 
5
159
30
7
5
1. Vay NHNN 
2. Tiền gửi của KH
3. Phát hành giấy tờ có giá
4. Phải trả 
5. Vốn của TCTD
6. Lợi nhuận chưa phân phối
3
140.5
60
4.2
20.5
1
Tổng 229.2 Tổng 229.2
Đơn vị: Tỷ VND
Bảng cân đối kế toán
Ngày 31 tháng 01 năm N+1
25
 Chủ thể kinh doanh
 Các chi nhánh chỉ ghi chép và phản ánh các hoạt
động kinh doanh trong giới hạn được ủy quyền của
trụ sở chính (Hội sở)
 Các thông tin từ các chi nhánh được tập hợp về trụ
sở chính. Tại đây, kế toán NH lập các BCTC của NH
với tư cách là một chủ thể kinh doanh độc lập
Chương 1: Tổng quan về KTNH
3. Các quy định và nguyên tắc kế toán
3.1. Các quy định
26
Hoạt động liên tục
Giả định NH hoạt động liên tục trong
tương lai gần, không có ý định hoặc
phải bị buộc ngừng hay thu hẹp hoạt
động kinh doanh đáng kể
Dự đoán tối thiểu 12 tháng kể từ ngày
kết thúc niên độ kế toán
Chương 1: Tổng quan về KTNH
3. Các quy định và nguyên tắc kế toán
3.1. Các quy định
27
 Đơn vị tiền tệ ổn định
 Tất cả các ngân hàng đều tổ chức công tác kế
toán trên cơ sở đơn vị đo lường duy nhất là
tiền tệ.
 Phân chia đời sống NH thành niên độ
(Kỳ kế toán)
 Kỳ kế toán lập Báo cáo tài chính (quý, năm)
 VN: năm tài chính bắt đầu từ 1/1 đến 31/12
Chương 1: Tổng quan về KTNH
3. Các quy định và nguyên tắc kế toán
3.1. Các quy định
28
 Tiêu chuẩn của thông tin KTNH
• Tính trung thực, hợp lý
• Tính khách quan
• Tính đầy đủ, kịp thời
• Tính có thể so sánh được
Chương 1: Tổng quan về KTNH
3. Các quy định và nguyên tắc kế toán
3.1. Các quy định
29
 Nguyên tắc giá gốc 
 Nguyên tắc cơ sở dồn tích
 Nguyên tắc phù hợp
 Nguyên tắc trọng yếu
 Nguyên tắc nhất quán
 Nguyên tắc thận trọng 
Chương 1: Tổng quan về KTNH
3.2. Nguyên tắc kế toán
30
 Nguyên tắc giá gốc
 Tài sản được ghi nhận theo giá gốc
 Giá gốc của TS là số tiền hoặc khoản tương
đương tiền đã trả, phải trả hoặc tính theo giá
trị hợp lý của TS đó vào thời điểm TS đó được
ghi nhận
 Nguyên tắc cơ sở dồn tích
Nghiệp vụ liên quan đến tài sản, nợ phải trả,
nguồn vốn CSH, doanh thu, chi phí phải được
ghi nhận vào thời điểm phát sinh, không căn
cứ vào thời điểm thực thu và thực chi
Chương 1: Tổng quan về KTNH
3.2. Nguyên tắc kế toán
31
 Nguyên tắc phù hợp: Ghi nhận phù hợp
giữa doanh thu và chi phí.
Ghi nhận chi phí tương ứng với doanh thu
đã được ghi nhận
Chi phí tương ứng với doanh thu là chi phí
của kỳ tạo ra doanh thu đó; chi phí kỳ trước
hoặc chi phí kỳ sau có liên quan đến doanh
thu đó
Chương 1: Tổng quan về KTNH
3.2. Nguyên tắc kế toán
32
 Nguyên tắc trọng yếu
 Thông tin trọng yếu: Nếu thiếu thông tin này hoặc
thông tin này thiếu chính xác sẽ dẫn đến sự sai lệch
đáng kể của BCTC, làm ảnh hưởng đến quyết định kinh
tế của người sử dụng BCTC
 Thông tin trọng yếu phải được trình bày riêng biệt trên
BCTC
 Nguyên tắc nhất quán
 Áp dụng thống nhất các chính sách và phương pháp kế
toán đã chọn ít nhất trong 1 kỳ kế toán năm
 Giải trình lý do nếu có sự thay đổi và trình bày ảnh
hưởng của sự thay đổi đó
Chương 1: Tổng quan về KTNH
3.2. Nguyên tắc kế toán
33
 Nguyên tắc thận trọng
 Lập dự phòng rủi ro nhưng không quá lớn
 Không đánh giá cao hơn giá trị của tài sản, thu
nhập
 Không đánh giá thấp hơn giá trị các khoản nợ
phải trả, chi phí
 Chỉ ghi nhận thu nhập khi có bằng chứng chắc
chắn về khả năng thu được lợi ích kinh tế
 Phải ghi nhận chi phí khi có bằng chứng về khả
năng phát sinh chi phí
Chương 1: Tổng quan về KTNH
3.2. Nguyên tắc kế toán
34
Chứng từ Sổ Kiểm tra BCTC
Chương 1: Tổng quan về KTNH
Quy trình kế toán
35
4.1. Khái niệm:
Chứng từ kế toán NH là những giấy tờ và vật mang
tin phản ánh nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh đã
hoàn thành, làm căn cứ ghi sổ kế toán.
4.2. Ý nghĩa của chứng từ kế toán NH:
 Là công cụ để tổ chức hạch tóan KTNH, đảm bảo
thông tin kế toán trung thực, chính xác, phù hợp
 Là cơ sở để bảo vệ an tòan tài sản ngân hàng
 Là tài liệu pháp lý cần thiết phục vụ cho các cuộc
kiểm tra, thanh tra tài chính và kế toán
Chương 1: Tổng quan về KTNH
4. CHỨNG TỪ KTNH
36
Chứng từ ban đầu (chứng từ gốc):
Được lập trực tiếp ngay khi nghiệp vụ kinh tế phát
sinh hoặc đã hoàn thành
 Chứng từ gốc được dùng làm căn cứ pháp lý để ghi
sổ kế toán nếu chứng từ đó đã được chấp hành
 Chứng từ gốc thường là chứng từ kết hợp giữa
chứng từ mệnh lệnh và chứng từ chấp hành
VD: Uỷ nhiệm thu, UNC, Giấy nộp tiền mặt, 
Chương 1: Tổng quan về KTNH
4. CHỨNG TỪ KTNH
4.3. Phân loại chứng từ kế toán NH
a. Theo trình tự lập chứng từ
37
 Chứng từ ghi sổ (chứng từ tổng hợp)
 Là chứng từ được lập dựa trên chứng từ gốc
 Dùng làm căn cứ pháp lý để ghi sổ kế toán nếu có
chứng từ gốc kèm theo
VD: Phiếu thu, phiếu chi,
Chương 1: Tổng quan về KTNH
4. CHỨNG TỪ KTNH
4.3. Phân loại chứng từ kế toán NH
a. Theo trình tự lập chứng từ
38
 Chứng từ nội bộ
 Là chứng từ do NH lập để thực hiện các nghiệp vụ
liên quan đến hoạt động nội bộ của NH
 Chứng từ điều chuyển vốn nội bộ, phiếu xuất văn
phòng phẩm
 Chứng từ bên ngoài
 Do KH lập và nộp vào NH
 Giấy rút tiền, Uỷ nhiệm chi,
Chương 1: Tổng quan về KTNH
4. CHỨNG TỪ KTNH
4.3. Phân loại chứng từ kế toán NH
b. Theo địa điểm lập chứng từ
39
 Chứng từ tiền mặt
 Chứng từ chuyển khoản
 Chứng từ phản ánh nghiệp vụ liên quan đến
TS ngoại bảng
Chương 1: Tổng quan về KTNH
4. CHỨNG TỪ KTNH
4.3. Phân loại chứng từ kế toán NH
c. Theo nội dung nghiệp vụ kinh tế 
phản ánh trên chứng từ
40
 Chứng từ giấy
 Chứng từ điện tử: là chứng từ kế toán mà
các yếu tố của nó được thể hiện dưới dạng dữ
liệu điện tử đã được mã hoá mà không có sự
thay đổi trong quá trình truyền qua mạng máy
tính hoặc trên vật mang tin như băng từ, đĩa
từ, các loại thẻ thanh toán
Chương 1: Tổng quan về KTNH
4. CHỨNG TỪ KTNH
4.3. Phân loại chứng từ kế toán NH
d. Theo hình thái vật chất của chứng từ
41
4.4. Yêu cầu lập chứng từ kế toán NH:
 Rõ ràng, kịp thời, chính xác
 Nội dung nghiệp vụ kinh tế không được tẩy 
xoá, viết tắt, viết bằng bút mực, số và chữ 
viết phải liên tục
 Lập đủ số liên quy định 
 Các chứng từ tiền mặt: Ngày ghi trên 
chứng từ phải là ngày thực tế NH thu hoặc 
chi TM 
Chương 1: Tổng quan về KTNH
4. CHỨNG TỪ KTNH
42
Chương 1: Tổng quan về KTNH
4. CHỨNG TỪ KTNH
4.5. Tổ chức luân chuyển chứng từ KTNH
Chứng từ cần được luân chuyển tới các bộ phận
có liên quan để phục vụ cho thông tin kinh tế,
lấy số liệu ghi vào sổ kế toán và lưu trữ
 Cần tổ chức trình tự luân chuyển phù hợp
theo nguyên tắc
43
 Đảm bảo nguyên tắc ghi Nợ trước, Có sau
 Nhanh chóng, kịp thời, không gây trở ngại cho công
tác kế toán
 Chứng từ phải được luân chuyển trong nội bộ một NH
hoặc nội bộ một hệ thống NH, không quay lại KH sau
khi đã được giao dịch viên tiếp nhận và xử lý (trừ
trường hợp đặc biệt)
 Chứng từ phải được kiểm soát chặt chẽ, nhanh chóng
và an toàn
 Xây dựng sơ đồ luân chuyển chứng từ
Chương 1: Tổng quan về KTNH
4. CHỨNG TỪ KTNH
4.5. Tổ chức luân chuyển chứng từ KTNH
44
Khách hàng
Tiền, CMND,
Phiếu mở sổ TK
Giao dịch viên
Kiểm tra
Kiểm soát viên Kiểm soát
Sổ tiết kiệm
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
S
(3b)
S
(2b)
Đ (2a)
Cơ sở dữ liệu
Đ
(3a)
4.5. Tổ chức luân chuyển chứng từ KTNH
4. CHỨNG TỪ KTNH
Kiểm soát ?
45
 Tài khoản kế toán dùng để phân loại và hệ
thống hoá các nghiệp vụ kinh tế, tài chính theo
nội dung kinh tế
 Mỗi TK KT lưu trữ một số liệu kế toán, phản ánh
tình hình tăng giảm và hiện có của từng khoản
mục tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu, thu
nhập, chi phí
Chương 1: Tổng quan về KTNH
5. Hệ thống tài khoản KTNH
5.1. Tài khoản
46
5.2. Phân loại tài khoản KTNH
a. Theo nội dung kinh tế
b. Theo quan hệ với BCTC
c. Theo mức độ tổng hợp hay chi tiết
Chương 1: Tổng quan về KTNH
5. Hệ thống tài khoản KTNH
47
a. Phân loại TK theo nội dung kinh tế
Các đối tượng kế toán có nội dung kinh tế gần nhau sẽ
được phản ánh trong cùng một loại tài khoản
 TK loại 1: Vốn khả dụng và các loại đầu tư
 TK loại 2: Hoạt động tín dụng
 TK loại 3: TSCĐ và TS Có khác
 TK loại 4: Các khoản phải trả
 TK loại 5: Hoạt động thanh toán
 TK loại 6: Nguồn vốn CSH
 TK loại 7: Thu nhập
 TK loại 8: Chi phí
 TK loại 9: Các TK ngoài bảng CĐKT
Chương 1: Tổng quan về KTNH
5.2. Phân loại tài khoản KTNH
48
b. Phân loại TK theo quan hệ với BCTC
Tài khoản nội bảng: TK phản ánh các
nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến tài
sản, nợ phải trả, vốn CSH.
 Hạch toán kép
Tài khoản ngoại bảng: TK phản ánh các
nghiệp vụ không ảnh hưởng trực tiếp đến tài
sản và vốn của NH.
 Hạch toán đơn
Chương 1: Tổng quan về KTNH
5.2. Phân loại tài khoản KTNH
49
Tài khoản nội bảng gồm:
 Tài khoản phản ánh tài sản
 Tài khoản phản ánh nguồn vốn
 Tài khoản vừa phản ánh tài sản, vừa
phản ánh nguồn vốn
Chương 1: Tổng quan về KTNH
b. Phân loại TK theo quan hệ với BCTC
5.2. Phân loại tài khoản KTNH
50
Tài khoản phản ánh tài sản:
Luôn có số dư Nợ, phản ánh tình hình sử dụng
vốn của NH (TK loại 1, 2, 3)
Tài sảnNỢ CÓ
xxx
xxx
Chương 1: Tổng quan về KTNH
b. Phân loại TK theo quan hệ với BCTC
5.2. Phân loại tài khoản KTNH
51
Tài khoản phản ánh nguồn vốn: Luôn có số
dư Có, phản ánh nguồn vốn và hoạt động huy
động vốn của NH (TK Loại 4, Loại 6)
Nguồn vốnNỢ CÓ
xxx
xxx
Chương 1: Tổng quan về KTNH
b. Phân loại TK theo quan hệ với BCTC
5.2. Phân loại tài khoản KTNH
52
Tài khoản vừa phản ánh TS vừa phản ánh 
nguồn vốn: có số dư Nợ hoặc Có
TK TS-NVNỢ CÓ
xxx
xxxxxx
xxx
Chương 1: Tổng quan về KTNH
b. Phân loại TK theo quan hệ với BCTC
5.2. Phân loại tài khoản KTNH
53
 Tài sản = Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu
 Nguyên tắc ghi sổ kép (Tài khoản nội bảng)
Tài sản
+ -
Vốn CSH
+-
Nợ phải trả
+-
= +
Chương 1: Tổng quan về KTNH
5.2. Phân loại tài khoản KTNH
54
VÍ DỤ
Trong tháng 3/N, tại NHTM B phát sinh một số nghiệp
vụ sau:
1. Nhận tiền gửi của KH bằng tiền mặt số tiền 10 tỷ
đồng
2. Mua TSCĐ trị giá 200 triệu đồng chưa thanh toán
cho nhà cung cấp
3. Phát hành cổ phiếu bằng mệnh giá trị giá 5 tỷ thu
bằng tiền mặt
4. Trả lãi tiền gửi không kỳ hạn cho KH số tiền 150
triệu đồng
Yêu cầu: Ghi sổ kép các NVKTPS nói trên
55
Ví dụ
1. Nhận tiền gửi của KH bằng tiền mặt số
tiền 10 tỷ đồng
Tài sản (Tiền mặt) Nợ phải trả (TG của KH)
+10 +10
56
VÍ DỤ
2. Mua TSCĐ trị giá 200 triệu đồng chưa
thanh toán cho nhà cung cấp
Tài sản (TSCĐ) Nợ phải trả (Phải trả người bán)
+0.2 +0.2
57
VÍ DỤ
3. Phát hành cổ phiếu bằng mệnh giá trị giá 5 tỷ
thu bằng tiền mặt
Tài sản (Tiền mặt) Vốn CSH (Vốn cổ phần)
+5 +5
58
VÍ DỤ
4.Trả lãi tiền gửi không kỳ hạn cho KH số
tiền 150 triệu đồng
Nợ phải trả (TG của KH) Vốn CSH (Chi phí)
+0.15 +0.15
59
c. Phân loại TK theo mức độ tổng hợp hay 
chi tiết 
 TK tổng hợp: Phản ánh các chỉ tiêu tổng 
hợp, được dùng làm cơ sở để hạch tóan tổng 
hợp (Tài khoản cấp 1,2,3)
 TK chi tiết: Phản ánh cụ thể, chi tiết số liệu 
của từng NVKTPS dùng làm cơ sở để hạch 
toán phân tích (Tiểu khoản)
Chương 1: Tổng quan về KTNH
5.2. Phân loại tài khoản KTNH
60
 Tài khoản tổng hợp
 TK cấp 1 (2 chữ số): xx
 TK cấp 2 (3 chữ số): xxx
 TK cấp 3 (4 chữ số): xxxx
 Tài khoản chi tiết
xxxx . xx . xxx 
TK cấp 3 Ký hiệu
tiền tệ
STT TK chi tiết
Chương 1: Tổng quan về KTNH
c.Phân loại TK theo mức độ tổng hợp hay chi tiết
5.2. Phân loại tài khoản KTNH
61
Chương 1: Tổng quan về KTNH
6.1. Bảng Cân đối tài khoản
6. Báo cáo tài chính của NHTM
Tên tài khoản Số 
hiệu 
TK
SD 
Đầu kỳ
Số PS SD 
cuối kỳ
Nợ Có Nợ Có Nợ Có
-TM bằng đồng VN
TM tại đơn vị
TM tại máy ATM
-TM ngoại tệ
-.
101
1011
1014
103
Cộng A A B B C C
62
Chương 1: Tổng quan về KTNH
6.2. Hệ thống BCTC của NHTM
6. Báo cáo tài chính của NHTM
Bảng cân đối kế toán
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Thuyết minh báo cáo tài chính
63
a. Bảng cân đối kế toán
- Phản ánh tình hình tài chính của NH thông qua công 
bố các thông tin về tài sản, nợ phải trả và nguồn vốn 
chủ sở hữu tại một thời điểm
- Nhóm tài sản và nợ phải trả được trình bày theo bản 
chất và tính thanh khoản giảm dần
- Trình bày tách biệt các khoản tiền gửi của ngân hàng 
tại các Ngân hàng khác và tại các đơn vị khác trên thị 
trường tiền tệ với tiền gửi của khách hàng
Chương 1: Tổng quan về KTNH
6.3. Bản chất và yêu cầu lập BCTC 
6. Báo cáo tài chính của NHTM
64
a. Bảng cân đối kế toán
- Ngân hàng không được bù trừ bất kỳ khoản mục tài 
sản và nợ phải trả với các khoản mục tài sản và nợ 
phải trả khác trong BCĐKT, trừ trường hợp pháp luật 
quy định cho phép bù trừ 
- Ngân hàng phải trình bày các nghĩa vụ nợ tiềm ẩn 
và các cam kết ngoài BCĐKT
- Cơ sở số liệu: BCĐKT kỳ trước và Bảng cân đối tài 
khoản
Chương 1: Tổng quan về KTNH
6. Báo cáo tài chính của NHTM
6.3. Bản chất và yêu cầu lập BCTC 
65
b. Báo cáo kết quả kinh doanh
- Cung cấp thông tin về các loại thu nhập, chi phí chủ
yếu, lãi/lỗ của NHTM trong một thời kỳ nhất định
- Mỗi loại thu nhập, chi phí chủ yếu phát sinh từ hoạt
động kinh doanh NH được trình bày riêng biệt
- Một số giao dịch lãi, lỗ được trình bày trên cơ sở
thuần như: kinh doanh chứng khoán, hoạt động kinh
doanh ngoại hối.
- Cơ sở số liệu: BCKQKD kỳ trước và các tài khoản loại
7, loại 8
Chương 1: Tổng quan về KTNH
6. Báo cáo tài chính của NHTM
6.3. Bản chất và yêu cầu lập BCTC 
66
7.1. Hình thức kế toán
Chứng từ ghi sổ
7.2. Tổ chức bộ máy kế toán
 Bộ máy kế toán tập trung
 Bộ máy kế toán vừa tập trung, vừa phân tán
Chương 1: Tổng quan về KTNH
7. Tổ chức kế toán NH
67
 NH huy động vốn của doanh nghiệp và cá 
nhân để cho vay
 NH vừa giao dịch vừa xử lý nghiệp vụ và 
hạch toán
 Tính cập nhật và chính xác cao
 Khối lượng chứng từ lớn và phức tạp
 Tính tập trung và thống nhất cao
Chương 1: Tổng quan về KTNH
Đặc điểm của KTNH khác KTDN

File đính kèm:

  • pdfke_toan_ngan_hang_chuong_01_tong_quan_ve_ke_toan_ngan_hang.pdf