Kế toán ngân hàng - Chương 2: Báo cáo tài chính trong các ngân hàng thương mại

Chương này nhằm giúp cho sinh viên nắm được các kiến thức cơ bản

về nội dung của báo cáo tài chính trong ngân hàng, phương pháp lập báo cáo tài

chính và các chỉ tiêu phân tích các báo cáo tài chính. Đặc biệt chương này giúp

cho sinh viên hiểu được mục tiêu của quá trình kế toán tài chính trong ngân hàng,

khái quát toán bộ công tác kế toán trong ngân hàng.

pdf 19 trang dienloan 6440
Bạn đang xem tài liệu "Kế toán ngân hàng - Chương 2: Báo cáo tài chính trong các ngân hàng thương mại", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế toán ngân hàng - Chương 2: Báo cáo tài chính trong các ngân hàng thương mại

Kế toán ngân hàng - Chương 2: Báo cáo tài chính trong các ngân hàng thương mại
Chương thứ hai
BÁO CÁO TÀI CHÍNH 
TRONG CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Mục tiêu: Chương này nhằm giúp cho sinh viên nắm được các kiến thức cơ bản 
về nội dung của báo cáo tài chính trong ngân hàng, phương pháp lập báo cáo tài 
chính và các chỉ tiêu phân tích các báo cáo tài chính. Đặc biệt chương này giúp 
cho sinh viên hiểu được mục tiêu của quá trình kế toán tài chính trong ngân hàng, 
khái quát toán bộ công tác kế toán trong ngân hàng.
2.1. Bảng cân đối tài khoản
2.1.1. Bảng cân đối tài khoản nội bảng cấp IV (xem mẫu bảng ở phần phụ lục)
Mục dích: Bảng Cân đối Tài khoản cấp IV nhằm kiểm tra lại độ chính xác của của 
các tài khoản và tổng hợp số dư và số phát sinh tài khoản dùng để đối chiếu giữa 
các bảng chi tiết, bảng tổng hợp và làm căn cứ để lập các báo cáo tài chính tiếp 
theo.
Kết cấu của bảng: Ngoài phần tiêu đề và cuối cùng của bảng, phần nội dung chính 
của bảng được chia thành 6 cột lớn.
Cột thứ nhất: Tên gọi của tài khoản được sắp xếp từ tài khoản 10111 đến tài khoản 
99999
Cột thứ hai: Số hiệu của các tài khoản cấp IV được sắp xếp từ loại 1 đến loại 9
Cột thứ ba: Số đầu kỳ bao gồm 2 cột nhỏ: Số dư Nợ và số dư Có. Số liệu để vào 2 
cột này là số cuối kỳ của kỳ trước
Cột thứ tư: Số phát sinh trong kỳ bao gồm 2 cột nhỏ: Số phát sinh Nợ và số pphát 
sinh Có. Số liệu để đưa vào các cột này là từ các bảng tổng hợp và các bảng chi 
tiết các tài khoản cấp IV được phát sinh trong kỳ.
Cột thứ năm: Phản ánh doanh số quyết toán trong kỳ , bao gồm 2 cột doanh số 
quyết toán cho các tài khoản có số phát sinh Nợ hoặc Có
Cột thứ sáu: Số dư cuối kỳ bao gồm hai cột số dư Nợ và số dư Có. Số liệu để vào 
2 cột được tính từ số đầu kỳ và số phát sinh. Sau khi có số liệu làm cơ sở để đối 
chiếu lại với các số chi tiết và số tổng hợp để xác định lại số liệu đã đưa ra.
2.1.2. Bảng cân đối tài khoản ngoại bảng cấp V (xem mẫu bảng ở phần phụ 
lục)
Mục dích: Bảng Cân đối Tài khoản cấp V nhằm kiểm tra lại độ chính xác của của 
các tài khoản và tổng hợp số dư và số phát sinh tài khoản chi tiết hơn bảng cần đối 
tài khoản cấp IV dùng để đối chiếu giữa các bảng chi tiết, bảng tổng hợp và làm 
căn cứ để lập các báo cáo tài chính tiếp theo.
Kết cấu của bảng: Ngoài phần tiêu đề và cuối cùng của bảng, phần nội dung chính 
của bảng được chia thành 6 cột lớn.
Cột thứ nhất: Tên gọi của tài khoản được sắp xếp từ tài khoản 10111 đến tài khoản 
99999
Cột thứ hai: Số hiệu của các tài khoản cấp IV được sắp xếp từ loại 1 đến loại 9
Cột thứ ba: Số đầu kỳ bao gồm 2 cột nhỏ: Số dư Nợ và số dư Có. Số liệu để vào 2 
cột này là số cuối kỳ của kỳ trước
Cột thứ tư: Số phát sinh trong kỳ bao gồm 2 cột nhỏ: Số phát sinh Nợ và số pphát 
sinh Có. Số liệu để đưa vào các cột này là từ các bảng tổng hợp và các bảng chi 
tiết các tài khoản cấp IV được phát sinh trong kỳ
Cột thứ năm: Phản ánh doanh số quyết toán trong kỳ , bao gồm 2 cột doanh số 
quyết toán cho các tài khoản có số phát sinh Nợ hoặc Có
Cột thứ sáu: Số dư cuối kỳ bao gồm hai cột số dư Nợ và số dư Có. Số liệu để vào 
2 cột được tính từ số đầu kỳ và số phát sinh. Sau khi có số liệu làm cơ sở để đối 
chiếu lại với các số chi tiết và số tổng hợp để xác định lại số liệu đã đưa ra.
2.2. Bảng cân đối kế toán
2.2.1. Khái niệm, ý nghĩa của Bảng cân đối kế toán
Bảng cân đối kế toán (BCĐKT) phản ánh tổng quát tình hình tài sản và 
nguồn vốn của ngân hàng dưới hình thức tiền tệ tại một thời điểm nhất định. 
BCĐKT có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác quản lý tài sản của ngân 
hàng. Số liệu trên BCĐKT cho biết toàn bộ giá trị tài sản hiện có của ngân hàng 
theo hai mặt rất rõ rệt đó là về tài sản và nguồn vốn hình thành nên các tài sản đó. 
Thông qua BCĐKT có thể xem xét, nghiên cứu, phân tích và đánh giá khái quát 
tình hình tài chính, quy mô tài sản, quy mô nguồn vốn, mức độ an toàn vốn, khả 
năng thanh khoản, của đơn vị. Đồng thời có thể phân tích tình hình sử dụng vốn, 
khả năng huy động vốn vào hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Qua đó đánh giá 
được trình độ quản lý, chất lượng kinh doanh cũng như dự đoán triển vọng phát 
triển của ngân hàng trong tương lai. 
Bên cạnh các chỉ tiêu trong BCĐKT, có nhiều khoản mục khác được phản 
ảnh ở ngoài bảng có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh đặc biệt đối 
với các TCTD. Các chỉ tiêu ngoại bảng giúp cho việc đánh giá tổng quát hoạt động 
của đơn vị. Từ đó có biện pháp kiểm soát mức độ rủi ro tiềm ẩn, nâng cao hiệu 
quả kinh doanh.
2.2.2. Đặc điểm 
Bảng cân đối kế toán biểu hiện tài sản và nguồn vốn trong ngân hàng về mặt 
giá trị tức là biểu hiện về mặt tiền tệ
Bảng cân đối kế toán phản ảnh tài sản theo hai mặt là cơ cấu và nguồn hình 
thành nên tổng tài sản phải luôn bằng tổng nguồn vốn
Bảng cân đối kế toán phản ảnh tài sản và nguồn vốn tại một thời điểm 
thường là ngày cuối cùng của kỳ kế toán. Tuy nhiên trên bảng nếu ta so sánh số 
liệu đầu kỳ và cuối kỳ cũng có thể thấy được một cách tổng quát sự biến dộng của 
tài sản trong một thời kỳ kinh doanh.
Bảng cân đối kế toán là một báo cáo quan trọng để nghiên cứu, đánh giá một 
cách tổng quát tình hình tài sản và nguồn vốn, hiệu quả sử dụng vốn, mức độ huy 
động vốn, kết quả hoạt động kinh tế cũng như các tiềm năng về kinh tế tài chính 
của ngân hàng.
2.2.3. Nội dung và kết cấu của Bảng cân đối kế toán
Bảng cân đối kế toán được chia làm hai bên hay hai phần. 
Phần tài sản (gọi là bên tài sản có hay tích sản), bên phải phản ánh nguồn vốn 
hình thành nên tài sản (gọi là bên tài sản nợ hoặc tiêu sản và vốn chủ sở hữu).
Theo nội dung phản ánh Bảng cân đối kế toán: Phần nội bảng và phần ngoại 
bảng
 Phần nội bảng
• Tài sản nợ:
Các chỉ tiêu ở phần tài sản nợ phản ánh toàn bộ giá trị tiền tệ hiện có của 
ngân hàng do huy động, tạo lập được, dùng để cho vay, đầu tư hay thực hiện các 
nghiệp vụ kinh doanh khác tại thời điểm báo cáo. Tài sản nợ được chia làm các 
loại sau:
 - Vốn huy động: Là những phương tiện tiền tệ mà ngân hàng thu nhận được từ 
nền kinh tế, thông qua nghiệp vụ ký thác và các nghiệp vụ khác dùng làm vốn kinh 
doanh. Đây là nguồn vốn mà ngân hàng chỉ có quyền sử dụng trong một thời gian 
nhất định còn quyền sở hữu nó thuộc về những người ký thác. Bao gồm các loại 
sau: tiền gửi, tiền gửi tiết kiệm, phát hành các giấy tờ có giá như kỳ phiếu, trái 
phiếu, 
 - Vốn vay: Là nguồn vốn mà các NHTM vay mượn từ thị trường liên ngân hàng 
hoặc vay mượn NHNN và các tổ chức tài chính nước ngoài.
 - Vốn tự có là vốn riêng của ngân hàng do các chủ sở hữu, các nhà đầu tư đóng 
góp khi thành lập đơn vị và được bổ sung thêm trong quá trình kinh doanh được 
thể hiện dưới dạng lợi nhuận để lại.
• Tài sản có:
Tài sản có là kết quả của việc sử dụng vốn của ngân hàng. Các tài sản có sinh 
lời là phần tạo ra lợi nhuận chủ yếu của đơn vị. Tài sản có bao gồm các khoản sau:
 - Tiền dự trữ: Bao gồm dự trữ bắt buộc và dự trữ thặng dư
Dự trữ bắt buộc là khoản tiền NHNN yêu cầu các NHTM phải duy trì một tỷ 
lệ nhất định nhằm đảm bảo cho quá trình thanh toán theo yêu cầu của khách hàng. 
Tỷ lệ dự trữ này phụ thuộc vào chính sách tiền tệ của NHNN.
Dự trữ thặng dư là khoản tiền luôn có sẵn trong các ngân hàng ngoài khoản 
dự trữ bắt buộc để đảm bảo cho nhu cầu rút tiền của khách hàng và cho vay trong 
kỳ.
- Các khoản đầu tư chứng khoán: Là giá trị của những chứng khoán mà ngân 
hàng sở hữu. Đây là khoản đầu tư của đơn vị nhằm đa dạng hóa khoản mục kinh 
doanh.
 - Các khoản mục tín dụng: Là toàn bộ giá trị của khoản mà ngân hàng cho các 
đối tượng trong nền kinh tế vay nhằm thỏa mãn nhu cầu về vốn.
 - Tài sản cố định: Là những tư liệu lao động cần thiết có thời gian luân chuyển 
dài, trên một năm. Đây là cơ sở vật chất quan trọng không thể thiếu trong quá trình 
hoạt động của đơn vị.
Giữa hai bên của BCĐKT có mối quan hệ mật thiết và tính chất cơ bản của 
BCĐKT là tính cân đối giữa tài sản và nguồn vốn, biểu hiện:
TỔNG TÀI SẢN CÓ = TỔNG TÀI SẢN NỢ
 Phần ngoại bảng
Bên cạnh các chỉ tiêu trong BCĐKT, có nhiều khoản mục ngoại bảng có ảnh 
hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh, đặc biệt là hoạt động kinh doanh của 
các TCTD. Là những khoản chưa được thừa nhận là Tài sản Nợ hay Tài sản Có. 
Các hoạt động này được ngân hàng theo dõi ngoại bảng, dưới đây là một số nghiệp 
vụ chủ yếu. 
 - Các cam kết bảo lãnh, tài trợ cho khách hàng, bao gồm: bảo lãnh vay vốn, bảo 
lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, cam kết trong nghiệp vụ L/C,
 - Các cam kết của ngân hàng với khách hàng trong việc thực hiện các giao dịch 
trong tương lai như: các hợp đồng giao dịch lãi suất, hợp đồng giao dịch ngoại 
tệ, 
 - Các khoản công nợ khách hàng chưa thực hiện theo hợp đồng, làm ảnh hưởng 
đến tài sản, lợi nhuận của ngân hàng như các khoản nợ gốc, nợ lãi không có khả 
năng thu hồi đã được đơn vị xử lý hay các khoản lãi cho vay quá hạn chưa thu 
được.
Vì vậy, ngoài việc theo dõi phần nội bảng, các đơn vị cần thường xuyên 
theo dõi, tính toán, phân tích các khoản mục ngoại bảng này. Bởi vì nó có ảnh 
hưởng không ít đến kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. 
Ngoài ra trong ngân hàng còn sử dụng một số các báo cáo khác để bổ sung 
thông tin như: Báo cáo cân đối quyết toán thực tế 12 tháng, Sao kê doanh số báo 
cáo cân đối nội bảng 12 tháng, Sao kê doanh số báo cáo cân đối ngoại bảng 12 
tháng, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Mẫu các bảng này được xem ở 
phần phụ lục.
2.3. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
2.3.1. Khái niệm, ý nghĩa của Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp, phản 
ánh tình hình doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh thuộc một kỳ kế toán, chi 
tiết theo từng loại hoạt động: hoạt động kinh doanh chính, hoạt động dịch vụ và 
hoạt động kinh doanh khác. Ngoài ra, BCKQHĐKD còn phản ánh tình hình thực 
hiện nghĩa vụ với NSNN về các khoản thuế và các khoản phải nộp.
Thông qua các chỉ tiêu trên Báo cáo này để phân tích, đánh giá tình hình 
thực hiện kế hoạch, hiệu quả kinh doanh của ngân hàng trong điều kiện cụ thể, từ 
đó đơn vị có thể xây dựng được phương hướng, kế hoạch cũng như nhiệm vụ cho 
kỳ tới, đồng thời có thể đưa ra những biện pháp khắc phục những mặt còn yếu, 
chưa đạt yêu cầu của mình, giúp đơn vị hoạt động hiệu quả hơn. Ngoài ra, trên 
Báo cáo còn cho biết tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với NSNN của đơn vị. 
2.3.2. Nội dung và kết cấu của Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh được trình bày gồm hai phần chính:
Phần I – Lãi, lỗ:
Phần I phản ánh tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị 
theo hoạt động kinh doanh chính và các hoạt động khác. Bao gồm các chỉ tiêu sau:
1. Thu nhập thuần từ lãi: Thu nhập thuần từ lãi phản ánh tổng số thu được từ lãi 
và các khoản thu nhập tương tự sau khi trừ đi chi phí trả lãi trong kỳ nghiên cứu.
2. Thu nhập thuần từ hoạt động dịch vụ: Là khoản thu nhập phí từ việc thực hiện 
dịch vụ cho khách hàng đã trừ ra các khoản chi cho thực hiện các dịch vụ đó trong 
kỳ. 
3. Thu nhập thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối: Là khoản thu nhập ròng 
từ hoạt động kinh doanh ngoại hối trong kỳ báo cáo.
4. Thu nhập thuần từ hoạt động kinh doanh, đầu tư chứng khoán: Là toàn bộ 
số thu từ lãi đầu tư hay kinh doanh chứng khoán sau khi đã trừ đi chi phí cho hoạt 
động này.
5. Thu nhập thuần từ các hoạt động kinh doanh khác: Là số tiền thu được từ 
hoạt động khác sau khi trừ đi chi phí thực hiện hoạt động này và chi phí quản lý 
ngân hàng. 
6. Chi phí dự phòng: Là số tiền chi cho công tác dự phòng rủi ro trong hoạt động 
kinh doanh tiền tệ của ngân hàng trong kỳ phân tích.
7. Lợi nhuận trước thuế: Chỉ tiêu này phản ánh toàn bộ lợi nhuận từ các hoạt 
động kinh doanh phát sinh trong kỳ báo cáo trước nộp thuế TNDN.
8. Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp: Là chỉ tiêu thể hiện tổng số thuế thu 
nhập mà ngân hàng phải nộp tính trên phần thu nhập chịu thuế trong kỳ làm báo 
cáo.
9. Lợi nhuận sau thuế: Là tổng số lợi nhuận thuần từ các hoạt động của đơn vị 
sau khi trừ thuế TNDN phải nộp phát sinh trong kỳ nghiên cứu.
Phần II - Tình hình thực hiện nghĩa vụ Ngân sách Nhà nước:
Phản ánh tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước về thuế, phí, lệ phí và 
các khoản phải nộp khác. Các khoản thuế này được chi tiết theo từng loại như thuế 
giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu, thuế tài nguyên, Tất 
cả các chỉ tiêu trong phần này đều được trình bày theo các nội dung như số còn 
phải nộp đầu năm, số phải nộp phát sinh trong kỳ báo cáo, số đã nộp trong kỳ báo 
cáo, số còn phải nộp đến cuối kỳ báo cáo. 
Ngoài ra, phần II còn phản ánh thuyết minh thuế GTGT bao gồm: Thuế 
GTGT đầu ra, thuế GTGT đầu vào, thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, số thuế 
phải nộp.
2.4. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
2.4.1. Khái niệm, ý nghĩa của Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là BCTC tổng hợp, phản ánh việc hình thành và 
sử dụng lượng tiền phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp.
BCLCTT phản ánh tình hình thu, chi tiền trong kỳ hay nói cách khác nó lý 
giải các biến động trong số dư tài khoản tiền mặt. Qua BCLCTT sẽ cung cấp thông 
tin về dòng tiền ngân hàng sinh ra từ đâu và sử dụng vào những mục đích gì. Từ 
đó có thể đánh giá khả năng tạo tiền của ngân hàng trong kỳ là nhiều hay ít, thu 
chủ yếu từ hoạt động nào và dự đoán được khả năng tạo ra tiền trong tương lai, 
hay đánh giá khả năng thanh toán, khả năng đầu tư bằng tiền nhàn rỗi của đơn vị.
Bên cạnh đó BCLCTT còn là công cụ để lập dự toán tiền, xây dựng kế hoạch 
về nguồn vốn - sử dụng vốn một cách hợp lý.
2.4.2. Nội dung và kết cấu của Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ gồm phần như sau: 
 - Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh:
Phần này thể hiện toàn bộ dòng tiền thu vào, chi ra liên quan trực tiếp đến 
hoạt động kinh doanh của đơn vị như thu, chi từ hoạt động nhận gửi, đi vay, cho 
vay,
 - Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư:
Phản ánh dòng tiền thu vào, chi ra liên quan trực tiếp đến hoạt động đầu tư 
của ngân hàng. Bao gồm: đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật cho chính đơn vị như xây 
dựng cơ bản, mua sắm TSCĐ, đầu tư vào các đơn vị khác dưới hình thức góp vốn 
liên doanh, đầu tư chứng khoán không có phân biệt đầu tư ngắn hạn hay dài hạn.
Dòng tiền lưu chuyển bao gồm các khoản thu, chi liên quan đến TSCĐ, thu 
hồi các khoản đầu tư vào các đơn vị khác, mua cổ phần, góp vốn liên doanh,...
- Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính:
Phần này nêu rõ dòng tiền thu vào, chi ra liên quan trực tiếp đến hoạt động tài 
chính của ngân hàng bao gồm các nghiệp vụ làm tăng, giảm vốn kinh doanh, vốn 
góp của đơn vị như: chủ đơn vị góp vốn, vay vốn, phát hành cổ phiếu, trái phiếu, 
trả nợ các khoản vay hay thanh toán trái phiếu, cổ phiếu, 
Tuy nhiên với đặc điểm hoạt động của TCTD, việc phát hành trái phiếu, 
những khoản nợ dài hạn là hoạt động thường xuyên nên hoạt động này được báo 
cáo vào lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh.
2.5. Thuyết minh báo cáo tài chính
2.5.1. Khái niệm, ý nghĩa của Thuy ... i tượng huy động (tổ chức kinh tế, cá 
nhân), theo loại tiền (VND và ngoại tệ),... trên cơ sở xác định cơ cấu từng thành 
phần trong nguồn vốn huy động. Qua đó có thể xem xét, đánh giá nguồn vốn huy 
động để có biện pháp điều chỉnh hợp lý. Đồng thời để nắm được tốc độ tăng 
trưởng của nguồn vốn huy động có thể tính theo chỉ tiêu dưới đây: 
Tốc độ tăng trưởng
huy động vốn (%)
= (
Số dư vốn huy động kỳ này
Số dư vốn huy động kỳ trước - 1) x 100
Đây là cơ sở để đánh giá khả năng thu hút nguồn vốn từ khách hàng nhằm 
mở rộng hoạt động kinh doanh cũng như uy tín của ngân hàng. Nguồn vốn huy 
động tăng trưởng càng cao chứng tỏ trong kỳ đơn vị đã áp dụng nhiều biện pháp 
gia tăng năng lực huy động vốn, hay do uy tín của ngân hàng được nâng cao trên 
thị trường, đơn vị đã tạo ra cho mình một hệ thống danh mục các khách hàng 
truyền thống. Từ số vốn huy động đó sẽ là điều kiện để ngân hàng mở rộng hoạt 
động tín dụng và các hoạt động khác là những hoạt động đem lại thu nhập cho 
ngân hàng.
2.6.2. Tình trạng TSCĐ
TSCĐ là cơ sở vật chất ban đầu cần thiết cho hoạt động của ngân hàng. Chất 
lượng phục vụ của đơn vị phụ thuộc khá nhiều vào trang bị cơ sở hạ tầng kỹ thuật. 
Như vậy để tăng cường tính cạnh tranh trên thị trường các đơn vị phải thường 
xuyên theo dõi tình trạng của nó để có biện pháp cải tạo, nâng cấp kịp thời. Đây 
cũng là khoản mục chiếm tỷ trọng khá lớn trong Tổng tài sản có của ngân hàng, 
việc phản ánh năng lực hoạt động của TSCĐ thường được thể hiện qua chỉ tiêu 
dưới đây, thông qua tỷ lệ này có thể đánh giá mức độ, tình trạng của TSCĐ.
Tình trạng TSCĐ
(%)
=
Giá trị còn lại của TSCĐ
Nguyên giá TSCĐ
x 100
Tỷ lệ này ở mức ≥ 50% cho thấy tình trạng TSCĐ còn mới. Tuy nhiên, mức 
đánh giá trên còn phụ thuộc vào chính sách trích khấu hao của từng ngân hàng. 
2.6.3. Tỷ lệ tài sản có lời so với nguồn vốn phải trả
Tỷ lệ tài sản có sinh lời
So với nguồn vốn phải trả lãi
=
Tài sản có sinh lời (trừ cho vay UTĐT)
Nguồn vốn phải trả lãi
x 100
Hệ số này càng cao chứng tỏ hầu hết nguồn vốn ngân hàng huy động đều 
được đơn vị đầu từ sinh lãi. Ngược lại, điều đó có nghĩa có một bộ phận lớn tài sản 
của đơn vị ở dưới dạng dự trữ, TSCĐ hay là đang bị đơn vị khác chiếm dụng.
2.6.4. Chỉ tiêu phản ánh tình hình tín dụng 
Hoạt động tín dụng là hoạt động mang lại nguồn thu nhập trong hiện tại và 
tương lai của ngân hàng, là chỉ tiêu quan trọng và thường chiếm tỷ trọng lớn nhất 
trong Tổng tài sản. 
Tốc độ tăng trưởng
tín dụng (%)
= (
Dư nợ cho vay kỳ này
Dư nợ cho vay kỳ trước
- 1) x 100
Ngoài việc tính tốc độ tăng trưởng, chúng ta còn tính tỷ lệ dư nợ tín dụng để 
biết mức độ sử dụng nguồn vốn huy động vào hoạt động cho vay cũng như khả 
năng cân đối nguồn vốn huy động tại chỗ cho hoạt động tín dụng của đơn vị. Ta 
tính chỉ tiêu dưới đây: 
Tỷ lệ dư nợ tín dụng
so với nguồn vốn huy động
=
Dư nợ tín dụng
Nguồn vốn huy động
x 100
 - Trường hợp tỷ lệ này > 1, cho biết nguồn vốn huy động tại địa bàn không đủ 
cân đối dư nợ phát sinh tại chi nhánh hay nói cách khác phải sử dụng vốn của hệ 
thống.
 - Trường hợp tỷ lệ này ≤ 1, cho biết nguồn vốn huy động trên địa bàn không 
những cân đối đủ mà còn hỗ trợ nguồn vốn cho toàn hệ thống.
Mặt khác, trong hoạt động của ngân hàng thường có sự di chuyển nguồn 
vốn ngắn hạn để cho vay trung, dài hạn nhằm mục đích nâng cao hiệu quả hoạt 
động cho đơn vị. Chỉ tiêu sau cho biết đơn vị đã sử dụng bao nhiêu nguồn vốn 
ngắn hạn để cho vay trung dài hạn.
Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn 
được sử dụng để cho
vay trung dài hạn
=
Dư nợ trung dài hạn – (Nguồn vốn trung dài hạn - 
Dữ trữ bắt buộc nguồn trung dài hạn )
Nguồn vốn ngắn hạn
Nếu tỷ lệ này cao có thể đem lại nguồn thu nhập lớn cho đơn vị do chi phí trả 
lãi cho các khoản vốn này là thấp, nhưng điều này chưa hẳn đã tốt vì Ngân hàng sẽ 
khó đảm bảo khả năng thanh toán của mình cho những khoản nợ đến hạn hay 
thanh toán theo yêu cầu của khách hàng. Vì vậy, tùy vào tình hình để Ngân hàng 
quyết định mức độ của tỷ lệ này. 
Tỷ lệ nợ quá hạn: Việc xác định tỷ lệ nợ quá hạn là yếu tố rất quan trọng trong 
việc đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng, nhằm phản ánh những khoản cho 
vay có khả năng hoàn trả kém. Nếu tỷ lệ này thấp chứng tỏ tình hình kinh doanh 
của đơn vị là tốt, hầu hết các khoản tín dụng của doanh nghiệp đều sinh lãi và có 
khả năng thu hồi. Ngược lại, nếu tỷ lệ này cao thì ngân hàng cần có những biện 
pháp kiểm soát nợ quá hạn, hạn chế những rủi ro có thể mất vốn do những khoản 
nợ quá hạn gây ra.
Tỷ lệ nợ quá hạn (%) =
Nợ quá hạn
Tổng dư nợ
 X 100
Đối phó với những khoản nợ quá hạn, các ngân hàng thường xuyên trích lập 
DPRR, để đánh giá khả năng bù đắp nợ quá hạn bằng quỹ DPRR ta tính tỷ lệ sau.
Tỷ lệ nợ quá hạn ròng (%) =
Nợ quá hạn - DPRR tín dụng
Tổng dư nợ - DPRR tín dụng
x 100
Về nguyên tắc, tỷ lệ này luôn nhỏ hơn tỷ lệ nợ quá hạn. Mặt khác, nó càng thấp thì 
khả năng bù đắp tổn thất càng cao, do đó tỷ lệ này ở mức càng nhỏ càng tốt.
 Trích lập DPRR tín dụng là hoạt động thường niên, để đánh giá tỷ lệ DPRR của 
ngân hàng như thế nào, nhằm dự báo tỷ lệ hợp lý cho kỳ tiếp theo, ta tính tỷ lệ 
DPRR như sau:
Tỷ lệ dự phòng
Rủi ro (%)
 =
Quỹ Dự phòng rủi ro
Tổng dư nợ
x 100
2.6.5. Chỉ tiêu thu nhập, chi phí 
Để đánh giá lợi nhuận thu được chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng thu 
nhập từ các hoạt động của Ngân hàng, ta đi vào phân tích chỉ tiêu sau: 
Tỷ lệ lợi nhuận trước thuế 
trên tổng thu nhập =
Lợi nhuận trước thuế
Tổng thu nhập
x 100
Thông qua chỉ tiêu này có thể biết được 1 đồng thu được trong kỳ sẽ tạo ra 
bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ ngân hàng 
làm ăn càng có hiệu quả, chi phí được đơn vị kiểm soát ở mức hợp lý. 
Bên cạnh đó muốn phân tích được chi phí cần so sánh khoản mục lợi nhuận 
tạo ra so với chi phí, từ đó biết được 1 đồng chi phí HĐKD mang lại bao nhiêu 
đồng lợi nhuận trước thuế. Nếu tỷ lệ này thấp có thể thấy rằng đây là một cố gắng 
lớn của ngân hàng, giảm thiểu chi phí HĐKD một cách hợp lý nhằm đem lại thu 
nhập cao hơn, hay có thể do bộ máy quản lý hoạt động có hiệu quả kỳ qua tạo ra 
cho đơn vị nguồn thu nhập lớn hơn. Và ngược lại nếu chi phí HĐKD tăng cao sẽ 
làm giảm lợi nhuận của ngân hàng trong kỳ.
Tỷ lệ lợi nhuận trước thuế trên 
chi phí hoạt động kinh doanh =
Lợi nhuận trước thuế
Chi phí hoạt động kinh doanh
x 100
2.6.6. Chỉ tiêu phân tích khả năng sinh lợi 
 Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên ròng: Tỷ lệ này đo lường khả năng sinh lời cơ bản 
từ hoạt động cho vay của đơn vị theo mức tài sản có sinh lời bình quân.
Chỉ tiêu bình quân là trung bình cộng giữa giá trị đầu năm và giá trị cuối 
năm.
 Đây là yếu tố thể hiện khả năng tạo ra lợi nhuận trong hoạt động của lĩnh 
vực kinh doanh tiền tệ. Tỷ lệ này càng cao càng có lợi cho ngân hàng vì tỷ lệ lãi 
tạo ra trên tài sản có sinh lời của đơn vị là cao.
Lãi cận biên ròng (%) =
Thu từ lãi - Chi phí về lãi
Tài sản có sinh lời BQ
x 100
 Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên ròng: Tỷ lệ này đo lường khả năng sinh lời 
của các sản phẩm phi tín dụng của đơn vị theo mức tài sản có sinh lời bình 
quân. 
Nếu tỷ lệ này cao chứng tỏ hoạt động kinh doanh các sản phẩm phi tín dụng 
đem lại hiệu quả cao cho đơn vị. Và ngược lại.
Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi
cận biên ròng (%)
=
Thu ngoài lãi - Chi phí ngoài lãi
Tài sản có sinh lời BQ
 x 100
 Chênh lệch lãi suất bình quân: 
Tỷ lệ này phản ánh hiệu quả đối với hoạt động trung gian của ngân hàng 
trong quá trình huy động vốn và cho vay. 
Chênh lệch Lãi
suất bình quân
=
Thu từ lãi Chi trả lãi
Tài sản có sinh lời BQ Nguồn vốn phải trả lãi BQ
x 100
Hệ số này thể hiện chênh lệch lãi thu được từ các khoản sử dụng vốn sau 
khi trừ chi phí trả lãi cho số vốn đó. Chênh lệch lãi suất càng cao, lợi nhuận của 
đơn vị càng cao.
 Chênh lệch lãi từ hoạt động tín dụng: Tỷ lệ này phản ánh hiệu quả đối với 
hoạt động tín dụng của ngân hàng. 
Chênh lệch lãi từ
hoạt động tín dụng
=
Thu lãi cho vay Chi trả lãi
Tổng dư nợ BQ Nguồn vốn phải trả lãi BQ
x 100
Chỉ tiêu này cho thấy chênh lệch lãi suất càng cao, lợi nhuận của đơn vị càng 
cao. Qua đó xem xét nên tăng hình thức nào để mang lại lợi nhuận cho ngân hàng. 
 Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản bình quân
Ngoài ra các nhà quản trị quan tâm và khách hàng của ngân hàng luôn quan 
tâm đến khả năng sử dụng tài sản để tạo ra lợi nhuận của đơn vị, qua việc phân 
tích Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản bình quân ROA. 
ROA (%) =
Lợi nhuận sau thuế
Tổng tài sản bình quân
x 100
Hệ số này cho biết tỷ lệ % lợi nhuận thu được trên tổng tài sản bình quân. Do 
đó chỉ tiêu này càng cao càng có thể khẳng định ngân hàng hoạt động có hiệu quả.
2.6.7. Chỉ tiêu phân tích tình hình dự trữ
Dự trữ bắt buộc là khoản tiền mà các NHTM phải gửi vào NHNN để đảm 
bảo khả năng thanh toán cho khách hàng, tránh gây ra tình trạng hỗn loạn trong 
nền kinh tế. Đây cũng là một công cụ quản lý và điều hành chính sách tiền tệ của 
NHNN nhằm điều hòa khối lượng tiền trong lưu thông. Để phân tích, đánh giá 
việc chấp hành quy định Nhà nước của các NHTM cũng như khả năng chi trả theo 
yêu cầu của khách hàng ta phân tích chỉ tiêu dưới đây:
Tổng số tiền dự 
trữ bắt buộc
= ( Số dư bình quân tiền gửi ngắn hạn x Tỷ lệ dự trữ bắt buộc )
+ ( Số dư bình quân tiền gửi trung dài hạn x Tỷ lệ dự trữ bắt buộc )
Hiện nay, theo quy định của NHNN tỷ lệ dự trữ bắt buộc cho các loại tiền gửi như 
sau:
 - Tiền gửi ngắn hạn bằng VND: 3%
 - Tiền gửi trung dài hạn bằng VND: 1%
 - Tiền gửi ngắn hạn bằng Ngoại tệ: 4%
 - Tiền gửi trung dài hạn bằng Ngoại tệ: 1%
Số tiền NHTM dự trữ bao gồm tiền gửi tại NHNN và tiền mặt tại quỹ. Nếu số 
tiền ngân hàng dự trữ nhỏ hơn mức bắt buộc phải dự trữ thì ngân hàng sẽ bị phạt 
với lãi suất cao, còn nếu ngân hàng dự trữ trên mức bắt buộc thì sẽ được trả lãi 
trên số chênh lệch đó. 
Như vậy, nếu ngân hàng đảm bảo tỷ lệ dự trữ chứng tỏ đơn vị đó chấp hành 
tốt nguyên tắc do Nhà nước đặt ra, tạo niềm tin từ phía NHNN và khách hàng.
2.6.8. Chỉ tiêu phân tích khả năng thanh khoản
Tài sản có khả năng thanh toán ngay là những khoản ngân hàng có khả năng 
huy động ngay vào việc chi trả cho khách hàng như các khoản dự trữ, tiền gửi tại 
các TCTD và khoản tiền gửi thanh toán tập trung tại Hội sở chính, còn tài sản nợ 
dễ biến động là những khoản tiền gửi không kỳ hạn của khách hàng vào ngân 
hàng.
Tỷ lệ về khả năng chi trả =
Tài sản Có có thể thanh toán ngay
Tài sản Nợ dễ biến động
Khả năng thanh toán nhanh của ngân hàng, tức khả năng thanh toán tức 
thời theo yêu cầu của khách hàng được phản ánh qua tỷ lệ dưới đây. Tỷ lệ này thể 
hiện tỷ trọng các tài sản có khả năng chuyển đổi nhanh thành tiền bao gồm các 
khoản tiền dự trữ và các khoản đầu tư của ngân hàng trong Tổng tài sản. 
Tỷ lệ thực hiện
Tài sản (%)
=
Tài sản có động BQ (không bao gồm TS ngoại bảng)
Tổng tài sản BQ
x 100
 Hệ số này phản ánh khả năng của ngân hàng đáp ứng các khoản rút tiền 
không được dự báo của khách hàng bằng khả năng thanh khoản của chính ngân 
hàng mà không phải sử dụng đến nguồn lực bên ngoài. Hệ số này càng lớn chứng 
tỏ ngân hàng có khả năng chi trả càng cao.
Hệ số đảm bảo
Tiền gửi (%)
 =
Tài sản có động BQ (không gồm TS ngoại bảng)
Tổng tiền gửi của khách hàng BQ
x 100
Đây là chỉ tiêu thể hiện khả năng thanh toán cho các khoản tiền gửi của 
khách hàng, chỉ tiêu này càng cao thì số tiền gửi của khách hàng càng được đảm 
bảo chi trả theo yêu cầu bất cứ lúc nào. Và ngược lại.
Tuy nhiên, những chỉ tiêu về khả năng thanh khoản nếu cao quá sẽ không có 
lợi cho đơn vị, do những khoản có thể sử dụng để thanh toán cho khách hàng 
thường không hay mang lại ít thu nhập cho đơn vị. Ngược lại, những chỉ tiêu này 
nếu thấp quá có thể gây khó khăn có Ngân hàng trong việc đảm bảo khả năng 
thanh toán khi khách hàng có nhu cầu, làm giảm uy tín của đơn vị.
Tỷ lệ tài sản có sinh lời
(%)
 =
Tài sản có sinh lời BQ
Tổng tài sản BQ
x 100
Bởi vì nếu tỷ lệ này cao sẽ mang lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng, tuy 
nhiên sẽ có không ít khó khăn trong việc kiểm soát các tài sản có sinh lời vì nó 
luôn chứa đựng nhiều rủi ro. Nhưng ngược lại nếu tỷ lệ tài sản có sinh lời thấp 
quá, điều này chắt hẳn không tốt đối với ngân hàng, vì đơn vị chưa sử dụng tối đa 
khả năng sinh lợi từ nguồn vốn của mình.
Câu hỏi :
1. Hãy trình bày mục đích và nội dung cơ bản của báo cáo tài chính trong ngân 
hàng thương mại.
2. Hãy phân tích tình hình tài chính của chi nhánh ngân hàng A theo số liệu trên 
bảng Cân đối kế toán của năm 2004 và 2005 như sau
Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam
Chi nhánh A BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Ngày 31 tháng 12 năm 2004
Đơn vị tính: triệu 
đồng
Số đầu năm Số cuối năm
TỔNG TÀI SẢN 852.711 867.266
I.Dự trữ 31.568 26.814
-Tiền mặt 3.628 2.232
-Tiền gửi NHNN 27.940 24.582
II.Cho vay 545.247 443.803
III. Đầu tư 166.096 283.959
-Tiền gửi Hội sở chính 165.865 282.718
-Tiền gửi TCTD 231 1.241
IV.Cho vay UTĐT 103.550 104.789
V.Tài sản cố định 2.926 2.605
VI.Tài sản có khác 3.324 5.296
Tỷ lệ TS có sinh lời so với NV phải trả 
lãi
99,43 99,51
Nguồn vốn 852.711 867.266
I.Vốn huy động 676.815 699.642
II.Tiền gửi của tổ chức xã hội 28 606
-Tiền gửi Kho bạc - -
-Tiền gửi TCTD khác 28 606
III.Vay Hội sở chính 38.610 31.086
-Trong hạn mức 38.610 31.086
IV.Vốn UTĐT 103.550 104.789
V.Tài sản nợ khác 33.708 31.143
Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam
Chi nhánh A BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Ngày 31 tháng 12 năm 2005
Đơn vị tính: triệu đồng
Số đầu năm Số cuối năm
TỔNG TÀI SẢN 867.266 980.186
I.Dự trữ 26.814 26.400
-Tiền mặt 2.232 4.400
-Tiền gửi NHNN 24.582 22.000
II.Cho vay 443.803 440.000
III. Đầu tư 283.959 402.600
-Tiền gửi Hội sở chính 282.718 401.500
-Tiền gửi TCTD 1.241 1.100
IV.Cho vay UTĐT 104.789 95.882
V.Tài sản cố định 2.605 3.958
VI.Tài sản có khác 5.296 11.346
Tỷ lệ TS có sinh lời so với NV phải trả 
lãi
99,51 96,56
Nguồn vốn 867.266 980.186
I.Vốn huy động 699.642 792.000
II.Tiền gửi của tổ chức xã hội 606 11.667
-Tiền gửi Kho bạc - 11.000
-Tiền gửi TCTD khác 606 667
III.Vay Hội sở chính 31.086 68.871
-Trong hạn mức 31.086 68.871
IV.Vốn UTĐT 104.789 95.882
V.Tài sản nợ khác 31.143 11.766
Tóm tắt: Báo cáo tài chính trong ngân hàng bao gồm 5 báo cáo: Bảng cân đối tài 
khoản, Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (trong đó 
gồm 2 phần: Phần I Báo cáo lãi lỗ và Phần II tình hình thực hiện nghĩa vụ với 
ngân sách nhà nước, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Thuyết minh báo cáo tài 
chính, hệ thống báo cáo này nhằm đưa ra các thông tin quan trọng về tình hình 
tài chính của ngân hàng và kết quả kinh doanh của ngân hàng trong một thời kỳ 
nhất định. Để phân tích tình hình tài chính của ngân hàng chúng ta dựa vào hệ 
thống các chỉ tiêu phân tích tốc độ tăng trưởng huy động vốn, tình trạng TSCĐ, tỷ 
lệ tài sản có lời so với nguồn vốn phải trả, chỉ tiêu phản ánh tình hình và chất 
lượng tín dụng , tình hình dự trữ.

File đính kèm:

  • pdfke_toan_ngan_hang_chuong_2_bao_cao_tai_chinh_trong_cac_ngan.pdf