Kế toán tài chính - Chương 2: Kiểm toán chu kỳ bán hàng, thu tiền

Mục tiêu và căn cứ kiểm toán chu kỳ BH-TT

2.2: Khảo sát về kiểm soát nội bộ chu kỳ BH-TT

2.3: Khảo sát cơ bản chu kỳ BH-TT

2.4: Tổng hợp kết quả kiểm toán chu kỳ BH-TT

pdf 49 trang dienloan 4720
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế toán tài chính - Chương 2: Kiểm toán chu kỳ bán hàng, thu tiền", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế toán tài chính - Chương 2: Kiểm toán chu kỳ bán hàng, thu tiền

Kế toán tài chính - Chương 2: Kiểm toán chu kỳ bán hàng, thu tiền
KIỂM TOÁN 
BÁO CÁO TÀI CHÍNH 
Chƣơng 2 
KIỂM TOÁN CHU KỲ BÁN HÀNG – THU TIỀN 
NỘI DUNG CHƢƠNG 2 
2.1: Mục tiêu và căn cứ kiểm toán chu kỳ BH-TT 
2.2: Khảo sát về kiểm soát nội bộ chu kỳ BH-TT 
2.3: Khảo sát cơ bản chu kỳ BH-TT 
2.4: Tổng hợp kết quả kiểm toán chu kỳ BH-TT 
2.1 MỤC TIÊU VÀ CĂN CỨ 
KIỂM TOÁN CHU KỲ BÁN HÀNG -THU TIỀN 
2.1.1. Mục tiêu kiểm toán chu kỳ BH-TT 
2.1.2. Căn cứ kiểm toán chu kỳ BH-TT 
2.1.1. Mục tiêu kiểm toán chu kỳ BH-TT 
2.1.1.1 Các thông tin tài chính có liên quan 
2.1.1.2 Mục đích kiểm toán 
2.1.1.1 Các thông tin tài chính 
có liên quan đến chu kỳ BH-TT 
 Chu kỳ thƣờng đƣợc bắt đầu bằng việc nhận một đơn đặt mua 
hàng và kết thúc là việc chuyển giao hàng hóa cho khách hàng và 
ghi sổ nghiệp vụ các h.động b.hàng. 
 Các thông tin liên quan đến hoạt động bán hàng là: doanh thu, 
phải thu, các khoản giảm trừ, tiền thu về, giá vốn, các chi phí liên 
quan đến hoạt động bán hàng 
 Thông tin chủ yếu mà KTV cần phải đƣa ra ý kiến xác nhận và 
đi sâu kiểm toán là thông tin về doanh thu, phải thu, các khoản 
giảm trừ. Các thông tin khác sẽ đƣợc đề cập ở các chƣơng liên 
quan. 
2.1.1.1 Mục tiêu kiểm toán chu kỳ BH-TT 
* Mục tiêu kiểm toán tổng quát chu kỳ BH-TT: 
+ Đánh giá mức độ hiệu lực hay yếu kém của HTKSNB chu kỳ 
BH-TT 
+ Xác nhận độ tin cậy- tính trung thực hợp lý của các thông tin 
doanh thu, phải thu, tiền thu từ hoạt động bán hàng, các 
khoản giảm trừ của chu kỳ BH-TT 
2.1.1.1 Mục tiêu kiểm toán chu kỳ BH-TT 
* Mục tiêu cụ thể cần phải thu thập bằng chứng để chứng 
minh: 
+ Thu thập đầy đủ các bằng chứng thích hợp về sự thiết kế và 
vận hành của các chính sách, quy chế KSNB, bao gồm: 
- Đánh giá việc xây dựng (thiết kế) các quy chế kiểm soát nội bộ trên các 
khía cạnh tồn tại, đầy đủ, phù hợp; 
- Đánh giá việc thƣc hiện (vận hành) các quy chế kiểm soát nội bộ trên các 
khía cạnh hiệu lực và hiệu lực liên tục. 
+ Thu thập đầy đủ các bằng chứng thích hợp về các khía cạnh 
CSDL của nghiệp vụ và số dƣ tài khoản bao gồm: 
- Các thông tin liên quan đến các nghiệp vụ trên các khía cạnh: Phát sinh; 
Đánh giá; Sự tính toán; Đầy đủ; Đúng đắn; Đúng kỳ 
 - Các thông tin liên quan đến số dƣ PTKH trên các khía cạnh: Sự hiện hữu; 
Quyền lợi ; Đánh giá; Sự tính toán; Đầy đủ; Đúng đắn; Cộng dồn (Tổng hợp); 
Công bố 
(1) BCTC (chủ yếu là BCĐKT, BCKQKD) 
(2) Sổ hạch toán (sổ kế toán tổng hợp, sổ kế toán chi tiết, sổ 
tác nghiệp liên quan đến doanh thu, phải thu và giảm trừ). -> 
Mẫu sổ, loại sổ tuỳ thuộc vào đặc điểm cụ thể của doanh nghiệp 
và hình thức kế toán doanh nghiệp. 
(3) Các chứng từ kế toán có liên quan đến chu kỳ này nhƣ: 
HĐBH, chứng từ vận chuyển, phiếu xuất kho, chứng từ thu tiền, 
các chứng từ liên quan đến giảm trừ (chứng từ nhập lại kho, 
chứng từ liên quan đến chiết khấu) 
(4) Các hồ sơ tài liệu liên quan khác: (liên quan đến hoạt 
động bán hàng nhƣ ĐĐH, HĐTM) 
(5) Các chính sách, quy định về thủ tục kiểm soát nội bộ liên 
quan đến hoạt động bán hàng 
(6) Các tài liệu khác nhƣ: sơ đồ chu kỳ BH-TT (quá trình bán 
hàng), sơ đồ tài khoản kế toán (do đơn vị hoặc KTV phác hoạ ra) 
2.1.2. Căn cứ kiểm toán chu kỳ BH-TT 
2.2.1 Các bƣớc công việc và chức năng kiểm soát 
2.2.2 Khảo sát về Kiểm soát nội bộ 
2.2 KHẢO SÁT VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ 
CHU KỲ BÁN HÀNG -THU TIỀN 
Bán hàng là 1 quy trình có mục đích thống nhất, song phƣơng thức thực 
hiện mục đích rất đa dạng. => Với mỗi phƣơng thức này, trình tự quá trình bán 
hàng diễn ra khác nhau -> các thủ tục giao nhận, thanh toán, tổ chức công tác 
kế toán cũng khác nhau. Do đó quá trình KSNB của DN khác nhau => nội dung 
và cách thức kiểm toán cụ thể cũng khác nhau. => Với mỗi loại hình DN, cơ 
cấu các chức năng và chứng từ về bán hàng và thu tiền cũng có những điểm 
khác nhau và đòi hỏi phải cụ thể hóa trong từng cuộc kiểm toán. 
=> Vì vậy việc nắm vững các chức năng của chu kỳ bán hàng, thu tiền ở 
doanh nghiệp cho phép KTV hiểu biết về quy trình KSNB trong chu kỳ này cũng 
nhƣ thiết lập các thử nghiệm tuân thủ (kiểm tra chi tiết về kiểm soát0 và thử 
nghiệm cơ bản (kiểm tra chi tiết nghiệp vụ và số dƣ tài khoản) đối với các 
khoản mục có liên quan. 
Trong chu kỳ BH-TT, Kiểm soát của DN phải thực hiện qua các khâu, các 
bƣớc công việc nhất định. Trong từ khâu, các bộ phận có liên quan đều phải 
thực hiện chức năng, nhiệm vụ để đảm bảo hàng hoá, thành phẩm đƣợc tiêu 
thụ trên thị trƣờng. 
2.2.1. Các bƣớc công việc 
và chức năng kiểm soát 
2.2.1. Các bƣớc công việc 
và chức năng kiểm soát 
Các bƣớc công việc (chức năng) cơ bản của chu kỳ bán 
hàng và thu tiền là: 
- Xử lý đơn đặt hàng của ngƣời mua; 
- Kiểm soát tín dụng, phê chuẩn việc bán chịu và ký kết HĐTM; 
- Chuyển giao hàng hoá (cung cấp dịch vụ); 
- Phát hành và giao hoá đơn cho khách hàng và phản ánh 
nghiệp vụ vào các sổ liên quan; 
- Xử lý và ghi sổ các khoản thu tiền bán hàng; 
- Xử lý và ghi sổ các khoản giảm doanh thu bán hàng; 
- Trích lập dự phòng các khoản nợ phải thu khó đòi; 
- Xoá sổ các khoản nợ phải thu không có khả năng thu đƣợc. 
Xử lý đơn đặt hàng:? 
 - Bộ phận bán hàng- Phòng kdoanh và Mar đảm nhiệm chức năng này 
 -> Đơn đặt hàng là hình thức để bày tỏ sự sẵn sàng mua hàng theo những 
điều kiện xác định (số lƣợng, chủng loại, quy cách, phẩm chất, giá bán, điều 
kiện giao hàng, phƣơng thức thanh toán, vận chuyển...). Đây là khởi điểm của 
chu kỳ bán hàng và thu tiền. 
 -> Đơn đặt hàng của ngƣời mua có thể là đơn đặt hàng, là phiếu yêu cầu 
mua hàng, là yêu cầu qua thƣ, fax, điện thoại 
 -> Ngƣời bán nhận đơn đặt hàng phải xem xét nhu cầu của ngƣời mua và 
khả năng đáp ứng theo yêu cầu của khách hàng trong đơn đặt hàng cũng nhƣ 
các điều kiện nhằm đáp ứng việc giao hàng theo đúng địa điểm, thời gian. 
- Công việc cụ thể: Bộ phận bán hàng căn cứ vào đơn đặt mua hàng của 
ngƣời mua để xem xét khả năng cung cấp hàng hoá của DN; Tiếp đến, bộ 
phận bán hàng phải làm việc với phòng kế hoạch, bộ phận sản xuất và thủ kho 
để xem xét khả năng đáp ứng nhu cầu của ngƣời mua; bộ phận bán hàng xem 
xét giá cả của ngƣời đặt hàng có phù hợp với chính sách giá của DN hay 
không. 
2.2.1. Các bƣớc công việc 
và chức năng kiểm soát 
Kiểm soát tín dụng, phê chuẩn việc bán chịu và ký kết HĐTM:? 
- Do bộ phận tín dụng, ban giám đốc và bộ phận bán hàng của đơn vị 
- Kiểm soát tín dụng thể hiện: Đánh giá và phân tích lịch sử tín dụng của khách 
hàng; Phân tích khả năng thanh toán của khách hàng; Phân tích hạn mức tín 
dụng bán chịu; Phân tích về khả năng thanh toán dựa trên các chỉ tiêu trên 
BCTC đã đƣợc kiểm toán của ngƣời mua 
- Tiếp đến là việc ra quyết định bán hàng: (quyết định trên các khía cạnh: 
phƣơng thức bán hàng, phƣơng thức trả chậm, thời hạn thanh toán và mức tín 
dụng trả chậm...). 
-> Việc xét duyệt có thể đƣợc tính toán trên lợi ích của cả hai bên, theo hƣớng 
khuyến khích ngƣời mua trả tiền nhanh, qua tỉ lệ giảm giá khác nhau theo thời 
hạn thanh toán (đƣợc thể hiện trong hợp đồng kinh tế). Bỏ qua chức năng này 
dẫn đến nợ khó đòi. (cont) 
- Cuối cùng là ký kết hợp đồng: Bộ phận bán hàng có nhiệm vụ soạn thảo hợp 
đồng và trình ban giám đốc ký duyệt. Hợp đồng bán hàng chỉ có hiệu lực khi có 
đầy đủ chữ ký của người mua và người bán. Khi ký hợp đồng bán hàng phải 
lưu ý đến các điều khoản sau: ngày ký hợp đồng, tên sản phẩm, chất lượng, 
chủng loại, giá cả, phương thức thu tiền, phương thức giao hàng 
2.2.1. Các bƣớc công việc 
và chức năng kiểm soát 
Vận chuyển hàng hoá, cung cấp dịch vụ:? 
 + Do bộ phận vận chuyển và thủ kho thực hiện 
 + Trƣờng hợp giao hàng theo phƣơng thức giao hàng tại kho của ngƣời 
mua thì bộ phận bán hàng phải chuẩn bị phƣơng tiện vận tải để vận chuyển 
hàng hoá đến kho ngƣời mua. 
 + Chức năng này bao gồm các thủ tục về xuất hàng hoá và vận chuyển 
hàng hoá thuộc các quy trình xử lý phiếu xuất kho, chứng từ vận chuyển hoặc 
hợp đồng vận chuyển (thuê ngoài). 
 -> Các chứng từ này đƣợc lập khi đã có bằng chứng là doanh nghiệp đã 
nhận tiền (trƣờng hợp bán hàng thu tiền ngay) hoặc sau khi đã có phê chuẩn 
việc bán chịu. 
 + Thủ kho căn cứ vào HĐBH hay hoá đơn kiêm phiếu xuất kho để xuất 
hàng lên các phƣơng tiện vận tải theo đúng số lƣợng ghi trên hoá đơn. 
2.2.1. Các bước công việc và chức năng kiểm soát 
Phát hành hoá đơn bán hàng và ghi sổ doanh thu, nợ phải thu:? 
 + Chức năng này do bộ phận kế toán đảm nhiệm. 
 + Kế toán căn cứ vào hợp đồng mua hàng hay đơn đặt hàng đã được phê 
duyệt để viết hoá đơn bán hàng hay hoá đơn kiêm phiếu xuất kho theo đúng 
tên hàng, số lượng, chủng loại và giá bán trong hợp đồng chi phí vận chuyển, 
bảo hiểm, phương thức thanh toán và các yếu tố khác theo Luật thuế GTGT. 
 + Sau đó chuyển hoá đơn cho thủ kho để làm căn cứ xuất kho 
 + Kế toán căn cứ vào hoá đơn bán hàng đã có đầy đủ chữ ký và số hàng 
thực tế đã giao cho người mua để ghi các sổ chi tiết doanh thu hay sổ nhật ký 
bán hàng (trong trường hợp bán chịu đồng thời phải ghi sổ theo dõi công nợ 
phải thu). 
 + Thủ kho căn cứ vào HĐBH và phiếu xuất kho, sau khi xuất hàng, ghi vào 
thẻ kho (sổ kho) và thường chỉ ghi vào cột số lượng 
 + Trường hợp người mua trả tiền hàng trước khi xuất hàng thì kế toán viết 
phiếu thu và chuyển cho thủ quỹ để thủ quỹ thực hiện việc thu tiền. Căn cứ vào 
phiếu thu thì thủ quỹ ghi sổ quỹ và kế toán ghi vào sổ kế toán tiền. 
2.2.1. Các bƣớc công việc 
và chức năng kiểm soát 
 Xử lý và ghi sổ các khoản thu tiền:? 
 + Chức năng này thường do bộ phận kế toán đảm nhiệm. 
 + Căn cứ vào hình thức thanh toán để xử lý chứng từ 
 - Xử lý các khoản thu tiền mặt hoặc gửi tiền vào ngân hàng. 
 - Xử lý các thủ tục liên quan đến thanh toán không dùng tiền mặt 
 + Căn cứ vào chứng từ để thực hiện chức năng ghi sổ các nghiệp vụ thu 
tiền và nghiệp vụ thanh toán. 
 -> Tiền mặt: căn cứ vào phiếu thu 
 -> Tiền gửi ngân hàng: căn cứ vào giấy báo Có kèm theo các bảng sao 
kê. 
 Xử lý và ghi sổ các khoản chiết khấu, giảm giá, doanh thu hàng đã bán 
bị trả lại:? 
 + Xảy ra trong trường hợp xuất hàng theo vận đơn, hợp đồng mà không 
đúng về chủng loại... 
 + Chức năng này liên quan đến các công việc xử lý, tính toán và ghi sổ 
các khoản giảm trừ. 
2.2.1. Các bƣớc công việc 
và chức năng kiểm soát 
Tính toán, trích lập dự phòng các khoản nợ phải thu:? 
Cuối niên độ, căn cứ vào quy chế tài chính và chính sách của doanh 
nghiệp về lập dự phòng nợ phải thu khó đòi và phân tích thực tiễn về khả năng 
thanh toán của khách hàng (lập bảng phân tích tuổi nợ của các khoản phải thu 
và các khoản phải thu quá hạn và có đủ điều kiện để lập dự phòng), bộ phận 
kế toán thanh toán phải tính toán và trích lập dự phòng phải thu khó đòi trình 
chủ tịch hội đồng quản trị, ban giám độc để xét duyệt làm căn cứ hạch toán dự 
phòng nợ phải thu. 
Xóa sổ các khoản nợ phải thu khó đòi:? . 
Trong niên độ, trường hợp khách hàng đã thực sự mất khả năng thanh 
toán (bị phá sản, lâm vào tình trạng phá sản hoặc những nguyên nhân bất khả 
kháng khác), doanh nghiệp cần phải lập bảng kê hoặc báo cáo đề xuất xóa bỏ 
các khoản nợ đó ra khỏa khoản phải thu để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. 
(doanh nghiệp phải có chứng từ gốc hoặc giấy báo xác nhận của đối tượng về 
số tiền còn nợ chưa trả bao gồm: HĐKT, kế ước vay nợ, bản thanh lý hợp 
đồng, cam kết nợ, đối chiếu công nợ. 
2.2.1. Các bƣớc công việc 
và chức năng kiểm soát 
Một số thủ tục kiểm soát nội bộ chủ yếu:? 
Mục tiêu: Đảm bảo cho các nghiệp vụ bán hàng - thu tiền ghi sổ là có căn 
cứ hợp lý 
Thủ tục: Quy định và kiểm tra việc thực hiện các quy định về: 
Đánh số chứng từ, hợp đồng TM; Tính liên tục của Hóa đơn bán hàng. 
Nội dung và trách nhiệm phê chuẩn bán hàng. 
Có các chứng từ chứng minh cho nghiệp vụ bán hàng - thu tiền (XK, VC, 
) 
Mục tiêu: Đảm bảo cho các khoản doanh thu bán hàng được phê chuẩn 
đúng đắn 
Thủ tục: Doanh thu bán chịu phải được phê chuẩn phù hợp với chính sách 
bán hàng của công ty => Xem xét hồ sơ gốc của khách hàng để xđịnh 
Mục tiêu: Đảm bảo sự đánh giá đúng đắn, hợp lý của nghiệp vụ bán hàng 
ghi sổ kế toán 
Thủ tục: Cơ sở dùng để tính toán DTBH, GVHB,  phải đảm bảo đúng 
đắn, hợp lý. Đơn vị cần kiểm tra, so sánh số liệu trên Hóa đơn với số liệu trên 
sổ xuất hàng, giao hàn; Kiểm tra việc quy đổi tỷ giá ngoại tệ (với doanh thu 
ngoại tệ) và đơn giá xuất kho hàng bán 
2.2.1. Các bƣớc công việc 
và chức năng kiểm soát 
2.2.1. Các bƣớc công việc 
và chức năng kiểm soát 
Tóm lại: 
Quá trình kiểm soát nội bộ gắn với từng bƣớc công việc và từng chức 
năng trong chu kỳ BH-TT. Do đó: 
+ Đơn vị xây dựng và ban hành các quy định về quản lý nói chung và 
KSNB nói riêng cho khâu công việc cụ thể trong bán hàng và thu tiền. Những 
quy định này có thể chia thành 2 loại: 
- Quy định về chức năng, trách nhiệm, quyền hạn và nghĩa vụ của 
ngƣời hay bộ phận có liên quan đến xử lý công việc 
- Quy định về trình tự, thủ tục kiểm soát nội bộ thông qua trình tự 
thủ tục thực hiện xử lý công việc, nhƣ: trình tự, thủ tục xét duyệt đơn 
đặt hàng, trình tự thủ tục phê duyệt xuất giao hàng,  
+ Đơn vị tổ chức triển khai thực hiện các quy định về quản lý và kiểm 
soát nói trên: tổ chức phân công, bố trí nhân sự; phổ biến quán triệt về chức 
năng, nhiệm vụ; kiểm tra đôn đốc thực hiện các quy định;  
2.2.2. Khảo sát về kiểm soát nội bô - Thủ 
tục khảo sát về KSNB phổ biến 
Khảo sát việc thiết kế các chính sách, quy chế và các thủ tục kiểm 
soát nội bộ 
Mục đích: 
 Đánh giá sự đầy đủ, chặt chẽ và thích hợp của các chính sách, quy chế và 
thủ tục kiểm soát đã đƣợc thiết lập. 
Thủ tục thực hiện: 
- Yêu cầu đơn vị cung cấp các văn bản có liên quan đến KSNB nhƣ: quy định 
chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các bộ phận, cá nhân thực hiện các 
chức năng trong chu kỳ; 
- Đọc, nghiên cứu và đánh giá các quy chế và thông tin về kiểm soát mà đơn 
vị cung cấp 
2.2.2. Khảo sát về kiểm soát nội bô - Thủ tục 
khảo sát về KSNB phổ biến 
Khảo sát sự vận hành các chính sách, quy chế và các thủ tục kiểm soát 
nội bộ: 
Mục đích: 
 Đánh giá sự thích hợp, hiệu lực và hiệu lực liên tục của các chính sách, quy 
chế và thủ tục kiểm soát đã được thiết lập 
Thủ tục thực hiện: 
- Phỏng vấn nhân viên có liên quan trong đơn v ... u số 
liệu của bảng tổng hợp d.thu BH với số liệu trên sổ kế toán tổng hợp d.thu BH. 
Trƣờng hợp xét thấy cần thiết, KTV có thể tự tiến hành tính toán (tổng hợp) lại 
số liệu d.thu BH và ðối chiếu với số liệu tƣơng ứng trên sổ kế toán của ðơn vị. 
- Kiểm tra việc trình bày D.thu BH trên BCTC () xem có phù hợp với chế ðộ kế 
toán quy ðịnh; đồng thời, so sánh số liệu d.thu BH trên BCTC với số liệu trên sổ 
kế toán d.thu BH của ðơn vị ðể ðảm bảo sự trình bày và công bố d.thu BH 
ðúng ðắn. 
2.3.2 Kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ bán hàng 
* Yêu cầu đối với KTV. 
+ Nắm đƣợc nội dung về các khoản giảm trừ và các chính sách của nhà nƣớc 
có liên quan. 
+ Tìm hiểu các chính sách tài chính và kế toán của đơn vị ban hành có liên 
quan đến các khoản giảm trừ. Đồng thời đánh giá sự phù hợp và đúng đắn của 
các chính sách này. 
* Cách thức kiểm toán. Tƣơng tự nhƣ kiểm toán doanh thu 
Về cơ bản các khoản này đƣợc coi nhƣ các khoản làm giảm trừ doanh thu. Tất 
cả đều dựa trên hóa đơn bán hàng và các chứng từ, tài liệu liên quan. Thực tế 
chú ý đến kỳ trả lại hàng (ngay trong tháng, trong cùng niên độ, niên độ sau) 
2.3.3 Kiểm tra chi tiết các nghiệp giảm DTBH 
Thủ tục kiểm tra chi tiết các khoản chiết khấu bán hàng 
 + Kiểm tra chính sách bán hàng của doanh nghiệp. 
 + Tính toán lại số chiết khấu bán hàng mà đơn vị đã hạch toán 
 + So sánh tỷ lệ chiết khấu mà đơn vị đã thanh toán với tỷ lệ chiết khấu 
quy định trong chính sách bán hàng của doanh nghiệp. Trƣờng hợp tỷ lệ chiết 
khấu thực tế cao hơn tỷ lệ chiết khấu quy định thì phải yêu cầu doanh nghiệp 
giải thích rõ nguyên nhân. 
 + Trƣờng hợp các khoản chiết khấu bán hàng đƣợc thực hiện ngay trên 
hoá đơn bán hàng thì phải kiểm tra phƣơng pháp hạch toán và đối chiếu với 
các sổ kế toán có liên quan 
2.3.3 Kiểm tra chi tiết các nghiệp giảm DTBH 
Thủ tục kiểm tra tài khoản giảm giá hàng bán 
+ Kiểm tra các ch.từ có liên quan để chứng minh cho việc giảm giá số hàng đã 
bán. Các ch.từ bao gồm: biên bản xác nhận của 2 bên mua, bán; các chứng từ 
vận chuyển; hợp đồng mua bán; các công văn yêu cầu giảm giá của bên mua 
+ Kiểm tra phƣơng pháp hạch toán đối với tài khoản giảm giá hàng bán 
+ Trƣờng hợp giảm giá hàng bán nhƣng ngƣời mua yêu cầu doanh nghiệp phát 
hành lại hoá đơn thì phải kiểm tra thủ tục mà doanh nghiệp thực hiện có đúng 
hay không. 
Thủ tục kiểm tra tài khoản hàng bán bị trả lại. 
+ Kiểm tra các chứng từ có liên quan để chứng minh về việc có xảy ra hàng 
bán bị trả lại. Kiểm tra đối chiếu số liệu trên chứng từ này với sổ kho (thẻ kho) 
hoặc với số liệu có liên quan nhƣ: 632, 131 
+ Kiểm tra phƣơng pháp hạch toán đối với hàng bán bị trả lại 
+ Kiểm tra đối chiếu với thẻ kho, sổ kho xem hàng bán bị trả lại có nhập lại 
kho không. 
+ Kiểm tra các khoản tiền thu vào và chi ra phát sinh từ việc hàng bán bị trả 
lại. (Kiểm tra chi tiết các khoản tiền mà doanh nghiệp thu đƣợc do quy kết 
đƣợc trách nhiệm gây lên hàng bán bị trả lại.) 
2.3.3 Kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ giảm DTBH 
Trong phạm vi này đề cập đến các nghiệp vụ bán hàng đã cho khách hàng nợ và nay 
thu tiền – tức là KTV xem xét các nghiệp vụ phát sinh bên Có Tk phải thu khách hàng. 
 * Mục tiêu phát sinh. 
+ Đối chiếu các bút toán ghi trên sổ theo dõi thanh toán với ngƣời mua (Bên Có TK 
131) với các chứng từ làm căn cứ ghi sổ (Phiều thu, giấy báo có)- các chứng từ, 
chứng minh cho khoản tiền đã thu đƣợc. 
(Các khoản tiền đã nhận đƣợc phải có phiếu thu có chữ ký của ngƣời nộp tiền, giấy báo 
Có kèm theo bảng sao kê) 
+ Kiểm tra biên bản bù trừ công nợ, biên bản đối chiếu công nợ của đơn vị để xác nhận 
các trƣờng hợp thu tiền và đã sử dụng tiền bán hàng để thanh toán bù trừ, ...; Kiểm tra 
các bảng sao kê của ngân hàng để xác nhận các khoản tiền thu qua ngân hàng; đối 
chiếu Nhật ký thu tiền với bảng sao kê của ngân hàng. 
+ Đối chiếu giữa chứng từ dùng làm căn cứ ghi sổ với hồ sơ phê chuẩn cho nghiệp vụ 
thu tiền (phê chuẩn việc thanh toán bằng tiền mặt hay bằng chuyển khoản - chấp nhận 
việc thanh toán theo phƣơng thức nào?). Kiểm tra Phiếu thu đƣợc có phê duyệt bởi cấp 
có thẩm quyền và đƣợc đính kèm các chứng từ gốc (hoá đơn, giấy biên nhận,vv) hay 
không ? nội dung trên PTcó phù hợp với chứng từ gốc hay không ? 
2.3.4 Kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ thu tiền BH 
* Mục tiêu tính toán, đánh giá 
+ Kiểm tra kết quả tính toán của đơn vị có hợp lý và chính xác không. 
+ Kiểm tra việc đánh giá bằng cách: 
 - KTV tự tính toán lại rồi đối chiếu với kết quả tính của đơn vị 
 - KTV phải kiểm tra các khoản tiền thu bằng ngoại tệ hay vàng, bạc, đá quý 
để quy đổi và ghi sổ có thể dùng giá hạch toán và tỷ giá thực tế (tỷ giá quy đổi 
thƣờng đúng bằng tỷ giá để hạch toán doanh thu). Khi kế toán doanh thu quy 
đổi rồi thì sử dụng phƣơng pháp so sánh kết quả (TK doanh thu, TK tiền) 
 - Kiểm toán viên phải xem xét TK 515 hoặc 635 
2.3.4 Kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ thu tiền BH 
* Mục tiêu ghi chép đầy đủ, đúng kỳ, đúng đối tƣợng 
- Kiểm tra các chứng từ thu tiền đã được dùng làm căn cứ ghi sổ các bút toán 
thu tiền xem có được xác định và phân loại đúng đắn hay không (tiền bán 
hàng, tiền thanh lý tài sản cố định, ...); 
- Kiểm tra, so sánh số lượng bút toán ghi nhận thu tiền với số lượng các chứng 
từ thu tiền kết hợp với kiểm tra số thứ tự các phiếu thu được ghi nhận trên sổ 
thu tiền, để có thể phát hiện trường hợp có thể bị bỏ sót hay ghi thiếu; 
- Tiến hành đối chiếu về số, ngày và số tiền trên chứng từ thu tiền với việc ghi 
nhận chứng từ đó vào sổ kế toán để kiểm tra tính chính xác của hạch toán thu 
tiền. 
- Kiểm tra tính hợp lý của thời gian ghi nhận nghiệp vụ thu nhận tiền hàng để 
xác nhận cho tính đúng kỳ trong hạch toán, bằng cách so sánh giữa ngày phát 
sinh nghiệp vụ thu tiền (ngày trên chứng từ thu tiền) với ngày ghi nhận nghiệp 
vụ vào sổ kế toán. 
2.3.4 Kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ thu tiền BH 
* Mục tiêu ghi chép đầy đủ, đúng kỳ, đúng đối tượng : 2 khả năng gian lận 
+ Trên thực tế, có một số khoản thu tiền, doanh nghiệp không phản ánh vào Nhật ký thu 
tiền mà ghi tăng chi phí (mục đích hợp lý hoá các khoản chi phí bất hợp lý) khi đó phải 
khảo sát TK 111 
Biện pháp kiểm tra: 
- Đối chiếu các phiếu thu, giấy báo có (kèm theo bảng sao kê của ngân hàng) với 
sổ kế toán chi tiết tiền mặt, TGNH. Ngoài ra cần kết hợp kiểm tra các khoản phải 
thu với doanh thu, các khoản thu nhập khác, nguồn gốc các chi phí sản xuất kinh 
doanh. 
- Xem xét khi tổ chức HTKSNB, kế toán trưởng cần cách ly trách nhiệm giữa kế 
toán tiền và kế toán các khoản phải thu. 
+ Các nhân viên kế toán chưa ghi chép các bút toán thu tiền để che đậy các khoản tiền 
thiếu hụt tại quỹ do đã sử dụng vào mục đích khác hoặc là đánh cắp (chỉ xảy ra trong 
trường hợp HTSNB kém, có sự thông đồng giữa kế toán và thủ quỹ) 
Biện pháp kiểm tra: 
- So sánh tên khách hàng, số tiền và ngày được ghi trên các phiếu thu, giấy báo có, 
với các bút toán và ngày ghi tiền trên các sổ kế toán thu tiền như nhật ký thu tiền 
hoặc sổ quỹ kiêm báo cáo quỹ 
(Ngày tháng trên chứng từ phải trùng với ngày tháng trên sổ kế toán) 
2.3.4 Kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ thu tiền BH 
(Phạm vi kiểm toán là số dƣ phải thu khách hàng; nghiệp vụ và số dƣ dự 
phòng phải thu khách hàng.) 
+ Lập bảng phân tích tuổi nợ của các khoản phải thu (Mục đích của việc lập 
bảng phân tích: để xác định các khoản nợ phải thu trong hạn, quá hạn, phải 
thu khó đòi và các khoản phải thu không có khả năng thu hồi). 
+ Phân tích tỷ trọng các khoản nợ quá hạn và nợ khó đòi trên tổng số nợ phải 
thu có thời hạn nợ trên một năm. Phân tích tuổi của một số khoản nợ có giá trị 
lớn. 
+ Phân tích tỉ lệ phải thu trên doanh thu thuần và so sánh với các kỳ trƣớc để 
tìm ra các biến động lớn. 
+ Đối chiếu số liệu tổng hợp trên bảng tổng hợp với số dƣ trên BCTC 
+ Đánh giá tình hình thanh toán của doanh nghiệp thông qua phân tích chỉ tiêu 
hệ số vòng quay khoản phải thu. 
+ KTV phân tích chỉ tiêu hệ số bị chiếm dụng. 
2.3.5 Kiểm tra chi tiết số dƣ các TK phải thu và 
dự phòng nợ phải thu khó đòi 
* Mục tiêu hiện hữu. 
 + Gửi thƣ xin xác nhận nợ của các ngƣời mua (khách hàng). KTV phải đánh 
giá độ tin cậy của các bản xác nhận 
 + Nếu không có điều kiện xác nhận từ các khách hàng hoặc gủi đi mà 
không nhận lại đƣợc thì kiểm toán viên cần kiểm tra những căn cứ mà khoản 
phải thu đã dựa vào để ghi vào sổ. Các chứng từ liên quan đến các khoản phải 
thu: HĐBH (HĐBH sẽ chứng minh cho những chuyến hàng đã bán rồi nhƣng 
chƣa đƣợc thanh toán); kết hợp đối chiếu với chứng từ vận chuyển, phiếu xuất 
kho. Hoặc kiểm tra các khoản thu tiền của khách nợ sau ngày khoá sổ 
(KTVxem xét sổ theo dõi thanh toán) 
 + Ngoài ra KTV còn phải xem xét quyền sở hữu của doanh nghiệp, khi mà 
doanh nghiệp có áp dụng chính sách chiết khấu, giảm giá cho các trƣờng hợp 
bán hàng trả chậm. (Quyền sở hữu các khoản phải thu = Doanh thu phải thu - 
chiết khấu bán hàng - Giảm giá hàng bán - Doanh thu hàng bán bị trả lại) 
Kiểm toán viên có thể: - Tìm hiểu chính sách cạnh tranh và marketing 
 - Thảo luận vấn đề này với chủ doanh nghiệp 
 - Kiểm tra HĐBH và các chứng từ thanh toán 
2.3.5 Kiểm tra chi tiết số dƣ các TK phải thu và 
dự phòng nợ phải thu khó đòi 
* Mục tiêu đã tính toán, đánh giá các khoản phải thu 
+ Kiểm tra việc tính toán, đánh giá của đơn vị: kiểm tra cơ sở tính và kết quả 
tính (quan tâm đến những số dƣ phải thu có gốc ngoại tệ) 
+ KTV tự mình tính toán lại và đối chiếu với số liệu của khách hàng. 
Các thủ tục cần thiết là: 
` Thảo luận với doanh nghiệp hoặc kiểm tra về chính sách cạnh tranh và tiếp thị 
của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có áp dụng chế độ bán hàng "Cởi mở" tín dụng 
hay không?` Xem xét kết quả khảo sát cơ cấu kiểm soát nội bộ có liên quan đến 
chế độ tín dụng của doanh nghiệp về bán hàng 
` Kiểm tra, phân tích các TK khách hàng đã quá hạn thanh toán trên BCĐ thử theo 
thời gian của các khoản phải thu 
` Kiểm tra lại các chính sách của doanh nghiệp có liên quan đến các khoản nợ phải 
thu khó đòi, trích lập dự phòng và xoá sổ mà doanh nghiệp đang áp dụng và so 
sánh với quy định hiện hành, so sánh chính sách mà doanh nghiệp đang áp dụng 
với chế độ quy định (có phù hợp hay không? có nhất quán hay không? (Vì nó ảnh 
hƣởng đến phải thu thuần) 
+ Xác định lại các khoản nợ phải thu khó đòi và tính lại các khoản phải thu rồi 
so sánh với số liệu của đơn vị 
2.3.5 Kiểm tra chi tiết số dƣ các TK phải thu và 
dự phòng nợ phải thu khó đòi 
* Mục tiêu đã ghi chép, cộng dồn 
+ Dựa vào số liệu tổng hợp các khoản nợ phải trên BCĐ thử theo thời gian 
KTV tiến hành đối chiếu với các chứng từ gốc có liên quan (VD: KTV lấy toàn 
bộ chứng từ của tháng 11, sau đó cộng lại rồi trừ đi các khoản đã thanh toán 
bằng số chưa trả) 
 - Đối chiếu các chứng từ bán hàng, các hợp đồng khế ước về tín dụng, các hợp đồng 
cho thuê tài sản với các bút toán trên sổ chi tiết các khoản phải thu 
 - Cộng lại các số liệu trên BCĐ thử theo thời gian các khoản phải thu đối chiếu với sổ 
chi tiết các khoản phải thu và với các chứng từ gốc 
 - Kiểm tra lại chỉ tiêu khoản phải thu trên BCĐ kế toán 
+ Đánh giá cơ sở của các khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi được lập có phù hợp với 
qui định hiện hành không. Tìm kiếm các khoản công nợ đủ điều kiện lập dự phòng (số 
dư kéo dài, khách hàng mất khả năng thanh toán...) nhưng chưa ghi nhận. Kiểm tra căn 
cứ để xóa nợ các khoản nợ đã xóa trong năm và đối chiếu với Tài khoản 004. Xem xét 
các sự kiện sau ngày khoá sổ kế toán để đánh giá mức độ ảnh hưởng của thông tin tới 
khả năng thanh toán của công nợ. 
2.3.5 Kiểm tra chi tiết số dƣ các TK phải thu và 
dự phòng nợ phải thu khó đòi 
* Mục tiêu trình bầy và khai báo: KTV kiểm tra các khoản nợ phải thu được trình bầy 
và khai báo trên BCTC là đảm bảo sự phù hợp với yêu cầu không. 
+ KTV phải xem xét việc tổng hợp thông tin có phù hợp không. 
 - Tổng chi tiết phát sinh bên Nợ TK 131 phải được trình bầy bên TS của BCĐKT 
 - Tổng chi tiết phát sinh bên Có TK 131 phải được trình bầy bên NV của BCĐKT 
+ Xem xét số cộng dồn có phản ánh đúng chỉ tiêu trên BCTC không. 
2.3.5 Kiểm tra chi tiết số dƣ các TK phải thu và 
dự phòng nợ phải thu khó đòi 
MỘT SỐ GIAN LẬN KHI HẠCH TOÁN DOANH THU 
* Sử dụng sai tài khoản, sai quy trình ghi chép -> sai DT, PT, Lợi nhuận. 
- Bán hàng theo phƣơng thức trả chậm thì khi xuất hàng chƣa ghi doanh 
thu ngay mà đợi khi thanh toán tiền mới ghi tăng doanh thu; 
- Bán hàng theo phƣơng thức tiêu thụ nội bộ nhƣng doanh nghiệp không 
sử dụng TK 512, 632 để hạch toán mà lại hạch toán theo phƣơng thức 
chuyển giao tài sản cho phân xƣởng - PX1 chuyển sản phẩm cho PX2 sử 
dụng) 
- Hàng bán rồi nhƣng lại hạch toán thành hàng gửi bán thì doanh thu sẽ 
bị ghi chậm lại, chỉ ghi bút toán giá vốn 
* Hạch toán doanh thu sai làm sai lệch thuế 
- Chuyển doanh thu bán hàng trong nƣơc thành doanh thu bán hàng xuất 
khẩu, doanh thu loại hàng thuế suất cao thành loại hàng thuế suất thấp. 
- Quy đổi ngoại tệ thấp hơn thực thế 
- Hạch toán các trƣờng hợp bán lẻ theo giá bán buôn 
- Phản ánh sai nghiệpvụ phát sinh trên chứng từ để trốn thuế 
- Hạch toán doanh thu bán trả chậm thành doanh thu gửi đại lý 
- Một số doanh nghiệp bán hàng không hạch toán doanh thu mà bù trừ 
thẳng vào hàng tồn kho hoạc nợ phải trả 
2.4 TỔNG HỢP KẾT QUẢ KIỂM TOÁN CHU KỲ BH-TT 
Tổng hợp kết quả kiểm toán chu kỳ bán hàng và thu tiền thƣờng đƣợc thể 
hiện dƣới hình thức một “bản tổng hợp kết quả kiểm toán” hay “biên bản kiểm 
toán” 
Các nội dung chủ yếu đƣợc thể hiện trong tổng hợp kết quả kiểm toán 
thƣờng gồm: 
 Các sai phạm đã phát hiện khi kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ và số dƣ 
tài khoản và đánh giá về mức độ của sai phạm. 
 Nguyên nhân của sai lệch (nếu có) và các bút toán điều chỉnh sai phạm. 
 Kết luận về mục tiêu kiểm toán (đã đạt đƣợc hay chƣa) 
 Ý kiến của kiểm toán viên về sai phạm và hạn chế của kiểm soát nội bộ 
đối với chu kỳ bán hàng và thu tiền. 
 Vấn đề cần theo dõi trong đợt kiểm toán sau (nếu có). 
Tổng hợp kết quả kiểm toán chu kỳ bán hàng và thu tiền là một căn cứ 
quan trọng cho KTV tổng hợp lập báo cáo kiểm toán. 

File đính kèm:

  • pdfke_toan_tai_chinh_chuong_2_kiem_toan_chu_ky_ban_hang_thu_tie.pdf