Kế toán tài chính III - Tổng quan về kế toán tài chính
Hiểu được vai trò của kế toán, phân biệt KTTC và KTQT
• Biết được các đối tượng sử dụng thông tin kế toán và hiểu
tại sao thông tin kế toán lại hữu ích với họ.
• Biết về lịch sử phát triển của kế toán
• Biết về ảnh hưởng của môi trường pháp lý đến của kế toán
tài chính
• Hiểu một số khái niệm cơ bản của kế toán tài chính
• Biết về các mô hình định giá hiện đang được sử dụng
• Hiểu và vận dụng được các nguyên tắc của kế toán
• Biết về nội dung cơ bản của các báo cáo tài chính
• Biết được các yêu cầu cơ bản trong đạo đức của nghề
nghiệp kế toán
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế toán tài chính III - Tổng quan về kế toán tài chính", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế toán tài chính III - Tổng quan về kế toán tài chính
TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN TÀI CHÍNH Lớp không chuyên ngành An Overview of Financial Accounting • Hiểu được vai trò của kế toán, phân biệt KTTC và KTQT • Biết được các đối tượng sử dụng thông tin kế toán và hiểu tại sao thông tin kế toán lại hữu ích với họ. • Biết về lịch sử phát triển của kế toán • Biết về ảnh hưởng của môi trường pháp lý đến của kế toán tài chính • Hiểu một số khái niệm cơ bản của kế toán tài chính • Biết về các mô hình định giá hiện đang được sử dụng • Hiểu và vận dụng được các nguyên tắc của kế toán • Biết về nội dung cơ bản của các báo cáo tài chính • Biết được các yêu cầu cơ bản trong đạo đức của nghề nghiệp kế toán MỤC TIÊU Tài liệu sử dụng • Luật kế toán Việt Nam số 03/2003 • Thông tư 161/2007/TT-BTC ban hành ngày 31/12/2007 hướng dẫn thực hiện 16 chuẩn mực kế toán. • Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014. • Giáo trình Kế toán tài chính dành cho các lớp không chuyên ngành. NỘI DUNG 1.1 Giới thiệu về kế toán 1.2 Phân biệt kế toán quản trị-kế toán tài chính 1.3 Môi trường pháp lý 1.4 Các khái niệm cơ bản 1.5 Các mô hình định giá 1.6 Các nguyên tắc kế toán 1.7 Các báo cáo tài chính 1.8 Đạo đức nghề nghiệp kế toán-kiểm toán 1.1 Giới thiệu về kế toán Định nghĩa • “Kế toán là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động” (Luật Kế toán Việt Nam-2003) 1.1 Giới thiệu về kế toán Lịch sử phát triển của kế toán Thời cổ đại (3000 năm TCN) 1494 Thời kỳ CM công nghiệp (TK 18) đến nay 1.1 Giới thiệu về kế toán Đối tượng phục vụ • Là những người phải thực hiện các đánh giá và đưa ra quyết định kinh tế liên quan đến tổ chức: • Bên trong: • Nhà quản trị • Bên ngoài: • Nhà đầu tư • Chủ nợ • Nhân viên • Cơ quan nhà nước 1.2 KT quản trị và KT tài chính • “Kế toán quản trị là việc thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính trong nội bộ đơn vị.” • “Kế toán tài chính là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính cho các đối tượng có nhu cầu sử dụng thông tin của đơn vị” (Luật Kế toán Việt Nam-2003) Management Accounting Financial Accounting 1.3 Môi trường pháp lý của kế toán tài chính Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) Chế độ kế toán Thông tư 200/2014/TT-BTC Nghị định kế toán Luật kế toán 1.3 Môi trường pháp lý của kế toán tài chính • Luật kế toán: Là văn bản pháp lý cao nhất về kế toán, quy định những vấn đề mang tính nguyên tắc và làm cơ sở nến tảng xây dựng Chuẩn mực kế toán và Chế độ kế toán • Nghị định : hướng dẫn thi hành luật • Chế độ kế toán :hướng dẫn cụ thể phương pháp ghi chép chứng từ, tài khoản, sổ kế toán và báo cáo tài chính • Chuẩn mực kế toán Việt Nam: quy định và hướng dẫn các nguyên tắc, nội dung, phương pháp và thủ tục chung nhất làm cơ sở ghi chép kế toán và lập BCTC; nhằm đạt được sự đánh giá trung thực, hợp lý, khách quan về thực trạng tài chính và kết quả kinh doanh của DN 1.4 Các khái niệm cơ bản • Nghiệp vụ kinh tế • Tài khoản kế toán • Ghi sổ kép • Chu kỳ kinh doanh 1.5 Các mô hình định giá Định giá là đo lường các giao dịch bằng đơn vị tiền tệ • Giá gốc (historical cost) • Giá trị hợp lý (Fair value) • Giá trị thuần có thể thực hiện được (Net realizable value) • Hiện giá (Present value) • Giá trị thay thế/Giá hiện hành (replacement cost/current cost) 1.5 Các mô hình định giá Giá gốc • Giá gốc là số tiền (hoặc tương đương tiền) đã trả (hoặc phải trả) để có được tài sản • Ví dụ Năm 2008, DN mua 1 mảnh đất với giá mua 800 trđ. Năm 2013, giá mảnh đất tương đương trên thị trường là 700 trđ. 1.5 Các mô hình định giá Giá trị hợp lý • Giá trị hợp lý là giá trị tài sản có thể được trao đổi, hoặc giá trị một khoản nợ được thanh toán một cách tự nguyện giữa các bên có đầy đủ hiểu biết trong sự trao đổi ngang giá. • Ví dụ Năm 2008, DN mua 1 mảnh đất với giá mua 800 trđ. Năm 2013, giá mảnh đất tương đương trên thị trường là 700 trđ. 1.5 Các mô hình định giá Giá trị thuần có thể thực hiện được • Giá trị thuần có thể thực hiện được là số tiền (hoặc tương đương tiền) có thể thu được nếu bán tài sản ở thời điểm hiện tại trong điều kiện bán bình thường. • Vd: Ngày 1/1/N, doanh nghiệp bỏ ra 800 triệu để mua được 1 lô hàng. Đến thời điểm 31/12/N, lô hàng này nếu đưa ra thị trường thì bán được với giá 700 triệu, chi phí để bán được hàng là 50 triệu. Giá trị thuần có thể thực hiện được ? 1.5 Các mô hình định giá Giá trị thay thế • Giá trị thay thế hay còn gọi là giá trị hiện hành: Tài sản được ghi theo số tiền hoặc tương đương tiền có thể phải trả nếu muốn mua một tài sản tương tự tại thời điểm hiện tại. Nợ phải trả được ghi theo số tiền hay tương đương tiền phải trả để hoàn thành nghĩa vụ tại thời điểm hiện tại. • Vd: Ngày 1/1/N, doanh nghiệp bỏ ra 800 triệu để mua được 1 lô hàng. Đến thời điểm 31/12/N, nếu muốn mua 1 lô hàng tương tự, số tiền cần phải bỏ ra là 880 triệu. Giá trị thay thế? Các nguyên tắc kế toán cơ bản bao gồm: • Cơ sở dồn tích (Accruals) • Hoạt động liên tục (Going concern) • Giá gốc (Cost) • Phù hợp (Matching) • Nhất quán (Consistent) • Thận trọng (Prudence) • Trọng yếu (Materiality) 17 1.6 Các nguyên tắc kế toán 1.6 Các nguyên tắc kế toán Cơ sở dồn tích • Mọi nghiệp vụ kinh tế được ghi nhận khi phát sinh, được trình bày trên BCTC của kỳ phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thu hoặc chi tiền • Các yếu tố của BCTC (tài sản, nợ phải trả, doanh thu, chi phí) được ghi nhận khi thỏa mãn định nghĩa và điều kiện ghi trong chuẩn mực kế toán . • Các BCTC (ngoại trừ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ) đều được lập trên cơ sở dồn tích. 1.6 Các nguyên tắc kế toán Cơ sở dồn tích VD • Cty An Bình ký hợp đồng mua nguyên vật liệu vào 19/12/X. • NVL được giao và nhập kho vào 23/12/X. • Hóa đơn được gửi DN đến vào 9/1/X+1. • Tiền được chuyển khoản vào 23/2/X+1, ngân hàng đã gửi giấy báo Nợ. Khi nào ghi tăng nguyên vật liệu? 1.6 Các nguyên tắc kế toán Cơ sở dồn tích VD: Năm N: chi 100đ mua hàng, sau đó bán lô hàng này với giá 120 nhưng chưa thu tiền Năm N+1: không bán được hàng nhưng thu được 120 đ khách hàng mua năm trước trả. Lợi nhuận năm N, N+1 là bao nhiêu? 1.6 Các nguyên tắc kế toán Hoạt động liên tục Báo cáo tài chính phải được lập trên cơ sở giả định là doanh nghiệp đang hoạt động liên tục và sẽ tiếp tục hoạt động kinh doanh bình thường trong tương lai gần. Nếu báo cáo tài chính không được lập trên cơ sở hoạt động liên tục, thì sự kiện này cần được nêu rõ, cùng với cơ sở dùng để lập báo cáo tài chính và lý do khiến cho doanh nghiệp không được coi là đang hoạt động liên tục. 1.6 Các nguyên tắc kế toán Giá gốc Tài sản phải được ghi nhận theo giá gốc. Giá gốc của tài sản được tính theo số tiền hoặc khoản tương đương tiền đã trả, phải trả hoặc tính theo giá trị hợp lý của tài sản đó vào thời điểm tài sản được ghi nhận. Giá gốc của tài sản không được thay đổi trừ khi có quy định khác trong chuẩn mực kế toán cụ thể. • Ví dụ Năm 2008, DN mua 1 mảnh đất với giá mua 800 trđ. Năm 2013, giá mảnh đất tương đương trên thị trường là 700 trđ. 1.6 Các nguyên tắc kế toán Phù hợp Việc ghi nhận doanh thu và chi phí phải phù hợp với nhau. Khi ghi nhận một khoản doanh thu thì phải ghi nhận một khoản chi phí tương ứng có liên quan đến việc tạo ra doanh thu đó VD: Năm N: Mua 10 sản phẩm, giá mua 1đ/sản phẩm Bán 3 sản phẩm, giá bán 2đ/sp Lời, lỗ năm N? 1.6 Các nguyên tắc kế toán Nhất quán Các chính sách và phương pháp kế toán doanh nghiệp đã chọn phải được áp dụng thống nhất ít nhất trong một kỳ kế toán năm. Trường hợp có thay đổi chính sách và phương pháp kế toán đã chọn thì phải giải trình lý do và ảnh hưởng của sự thay đổi đó trong phần Thuyết minh báo cáo tài chính • Những trường hợp có thể thay đổi chính sách kế toán: • Theo quy định của luật lệ, chuẩn mực hiện hành • Việc thay đổi sẽ dẫn đến thông tin trình bày chính xác hoặc hợp lý hơn. 1.6 Các nguyên tắc kế toán Thận trọng Thận trọng là việc xem xét, cân nhắc, phán đoán cần thiết để lập các ước tính kế toán trong các điều kiện không chắc chắn. Nguyên tắc thận trọng đòi hỏi • Phải lập dự phòng nhưng không lập quá lớn • Không đánh giá cao hơn giá trị của các tài sản và các khoản thu nhập • Không đánh giá thấp hơn giá trị của các khoản nợ phải trả và chi phí • Doanh thu và thu nhập chỉ được ghi nhận khi có bằng chứng chắc chắn về khả năng thu được lợi ích kinh tế, còn chi phí phải được ghi nhận khi có bằng chứng về khả năng phát sinh chi phí 1.6 Các nguyên tắc kế toán Trọng yếu Thông tin được coi là trọng yếu trong trường hợp nếu thiếu thông tin hoặc việc thiếu chính xác của thông tin đó có thể làm sai lệch đáng kể báo cáo tài chính, làm ảnh hưởng đến quyết định kinh tế của người sử dụng báo cáo tài chính. Tính trọng yếu của thông tin phải được xem xét trên cả phương diện định lượng và định tính 1.7 Các báo cáo tài chính • Kế toán cung cấp thông tin qua Báo cáo tài chính Bảng cân đối kế toán Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Thuyết minh BCTC Cung cấp thêm thông tin Tình hình tài chính của DN tại 1 thời điểm Tình hình kinh doanh suốt 1 thời kỳ Tình hình thu chi tiền suốt 1 thời kỳ 1.7 Các báo cáo tài chính 1. Bảng cân đối kế toán (Statement of Financial position/ Balance Sheet) 2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Statement of Comprehensive Income/ Income Statement) 3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Statement of Cash Flows) 4. Thuyết minh BCTC (Notes) +1.7 Các báo cáo tài chính Đánh giá tình hình tài chính của DN Bảng cân đối kế toán TÀI SẢN NGUỒN VỐN NỢ PHẢI TRẢ NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU = 1.7 Các báo cáo tài chính Bảng cân đối kế toán Các yếu tố trong Bảng cân đối kế toán TÀI SẢN -Là nguồn lực do DN kiểm soát -Có thể thu được lợi ích KT trong tương lai - Để sử dụng - Để bán, để trao đổi - Để thanh toán - Để phân phối cho các chủ sở hữu Định nghĩa Lợi ích Thể hiện - Chắc chắn thu được lợi ích KT trong tương lai - Giá trị được xác định 1 cách đáng tin cậy. Đ/k ghi nhận 1.7 Các báo cáo tài chính Bảng cân đối kế toán NỢ PHẢI TRẢ - Là nghĩa vụ hiện tại của DN - P/S từ các giao dịch và sự kiện đã qua - DN phải th/toán từ các nguồn lực của mình - Trả bằng tiền - Trả bằng TS khác -Cung cấp dịch vụ -Thay thế nghĩa vụ này bằng nghĩa vụ khác - Chuyển đổi nghĩa vụ nợ phải trả thành VCSH K/n T/toán Thể hiện -Chắc chắn là DN sẽ phải dùng một lượng tiền chi ra để trang trải cho nghĩa vụ Nợ hiện tại -Khoản nợ phải trả đó phải x/đ được một cách đáng tin cậy. Đ/kiện Ghi nhận 1.7 Các báo cáo tài chính Bảng cân đối kế toán VỐN CHỦ SỞ HỮU =TÀI SẢN – NỢ PHẢI TRẢ -Vốn của các nhà đầu tư - Lợi nhuận - Các quỹ DN - Chênh lệch tỷ giá -Chênh lệch đánh giá lại K/n Bao gồm Minh họa Vd BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Tại ngày 31 tháng 12 năm 201X Tài sản Nguồn vốn Tài sản ngắn hạn Nợ phải trả ngắn hạn Tiền 68.000.000 Phải trả người bán 70.000.000 Phải thu khách hàng 160.000.000 Phải trả người lao động 4.000.000 Hàng tồn kho 340.000.000 Phải trả ngắn hạn khác 20.000.000 Tổng tài sản ngắn hạn 568.000.000 Tổng nợ phải trả ngắn hạn 94.000.000 Tài sản dài hạn Nợ phải trả dài hạn Vay dài hạn 140.000.000 Nguyên giá tài sản cố định 80.000.000 Tổng nợ phải trả dài hạn 140.000.000 Khấu hao lũy kế (8.000.000) Tổng nợ phải trả 234.000.000 Tổng TS dài hạn 72.000.000 Vốn chủ sở hữu 406.000.000 Tổng tài sản 640.000.000 Tổng nguồn vốn 640.000.000 1.7 Các báo cáo tài chính Báo cáo kết quả hoạt động KD Phản ánh hiệu quả kinh doanh (lời- lỗ) của DN BCKQHĐKD CHI PHÍ THU NHẬP Thu nhập: Doanh thu và Thu nhập khác (Income: Revenue & Gains) Là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường và các hoạt động khác của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu, không bao gồm khoản góp vốn của cổ đông hoặc chủ sở hữu. VD: doanh thu bán hàng, tiền lãi, tiền thuê nhà 1.7 Các báo cáo tài chính Báo cáo kết quả hoạt động KD 1.7 Các báo cáo tài chính Báo cáo kết quả hoạt động KD Chi phí (Expenses: Expenses & Losses) Là tổng giá trị các khoản làm giảm lợi ích kinh tế trong kỳ kế toán dưới hình thức các khoản tiền chi ra, các khoản khấu trừ tài sản hoặc phát sinh các khoản nợ dẫn đến làm giảm vốn chủ sở hữu, không bao gồm khoản phân phối cho cổ đông hoặc chủ sở hữu. VD: chi phí giá vốn, khấu hao, lương Minh họa BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH-Năm 201X Doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ 2.400.000.000 Giá vốn hàng bán (1.700.000.000) Lợi nhuận gộp từ bán hàng và cung cấp dịch vụ 700.000.000 Chi phí bán hàng và chi phí quản lý DN (22.000.000) Doanh thu tài chính 10.000.000 Chi phí tài chính (30.000.000) Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 658.000.000 Thu nhập khác 3.000.000 Chi phí khác (13.000.000) Lợi nhuận khác 10.000.000 Lợi nhuận trước thuế 648.000.000 Thuế thu nhập doanh nghiệp (162.000.000) Lợi nhuận sau thuế 486.000.000 Hoạt động tài chính Hoạt động kinh doanh Hoạt động đầu tư Dòng tiền chung của DN Thu tiền bán hàng Chi mua yếu tố SXKD Chi đầu tư xây dựng cơ bản Bán TSCĐ, các khoản đầu tư Phát hành cổ phiếu Đi vay Phân phối lãi Trả nợ vay Báo cáo lưu chuyển tiền tệ 1.7 Các báo cáo tài chính Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Minh họa Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Năm 201X Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh (322.000.000) Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư (80.000.000) Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính 470.000.000 Lưu chuyển tiền thuần 68.000.000 1.7 Các báo cáo tài chính Thuyết minh báo cáo tài chính Dùng như một tài liệu đi kèm với các báo cáo tài chính đã được nêu ở trên. Mô tả hoặc phân tích chi tiết các thông tin số liệu đã được trình bày trong Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và một số thông tin khác theo yêu cầu của chuẩn mực kế toán. 1.7 Các báo cáo tài chính Thuyết minh báo cáo tài chính Các thông tin cơ bản • Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp • Kỳ kế toán, đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán • Chuẩn mực và Chế độ kế toán áp dụng • Các chính sách kế toán áp dụng • Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong Bảng cân đối kế toán • Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong Báo cáo kết quả hoạt độn kinh doanh • Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong Báo cáo lưu chuyển tiền tệ • Những thông tin khác 1.8 Đạo đức nghề nghiệp Các yêu cầu được đặt ra đối với người làm kế toán : • Tránh và xử lý các xung đột: tránh các xung đột về lợi ích cá nhân, gia đình, cấp trên để đảm bảo các nguyên tắc đạo đức. • Đạt được trình độ chuyên môn và liên tục học tập, cập nhật để giữ vững trình độ chuyên môn • Bảo mật thông tin cho khách hàng, trừ khi thông tin thuộc trách nhiệm nghề nghiệp hoặc pháp luật, cơ quan chức năng yêu cầu cung cấp • Lưu ý tuân thủ quy định khi làm dịch vụ tư vấn thuế, thực hiện dịch vụ xuyên quốc gia và quảng cáo về nghề nghiệp của mình Tóm tắt chương 1 • Kế toán tài chính là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính bằng báo cáo tài chính cho đối tượng có nhu cầu sử dụng thông tin của đơn vị kế toán • Văn bản pháp lý liên quan đến KTTC: Luật kế toán, chuẩn mực kế toán VN, chế độ kế toán (hiện nay là TT200/2014/TT-BTC)
File đính kèm:
- ke_toan_tai_chinh_iii_tong_quan_ve_ke_toan_tai_chinh.pdf