Khảo sát cách dùng thuốc và phân tích sự tuân thủ điều trị hội chứng thận hư tiên phát ở trẻ em tại khoa nhi bệnh viện Bạch Mai

Liệu pháp corticoid cùng thuốc ức chế miễn dịch (ƯCMD) là trụ cột trong điều trị hội chứng thận hư tiên

phát (HCTHTP), thể bệnh thường gặp ở trẻ em, hay tái phát, cần điều trị kéo dài nên việc tuân thủ điều trị

thường không tốt.

Mục tiêu. (1) Khảo sát tình hình sử dụng thuốc trong điều trị HCTHTP ở trẻ em tại khoa nhi bệnh viện

Bạch Mai; (2) Khảo sát mức độ tuân thủ điều trị bệnh HCTHTP ở trẻ em; (3) Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân và gia đình.

Đối tượmg, phương pháp. Nghiên cứu một loạt 106 trường hợp, phối hợp nghiên cứu hồi cứu bệnh án,

tiến cứu tại bệnh phòng và phỏng vấn từng trường hợp.

Kết quả. Kết quả nghiên cứu cho thấy 100% bệnh nhân ở nhóm điều trị HCTHTP đợt đầu sử dụng

corticoid dạng uống theo đúng liều khuyến cáo 2mg/kg/24h. Ở nhóm HCTHTP tái phát, 96,8% bệnh nhân sử dụng corticoid, trong đó dạng uống là 95,0% và 5,0% là methyl-prednisolon tiêm TM, trong đó 93,0% bệnh nhân sử dụng đúng liều, 5,3% bệnh nhân sử dụng liều thấp hơn và 1,7% dung liều cao hơn liều khuyến cáo. Khi điều trị duy trì, là 73,3% bệnh nhân được sử dụng corticoid đúng liều khuyến cáo. Liều một lần truyền TM methyl-prednisolon ở những bệnh nhân kháng corticoid thay đổi từ <5mg g="" (46,1%)="" đến="" 5-10mg/kg="" (7,7%),="" 10-="" 20mg/kg="" (23,1%),="" 20-30mg/kg="" (15,4%),="" và="">30mg/kg (7,7%). Cyclophosphamid là thuốc ức chế miễn dịch được dùng phổ biến nhất (10/11 trường hợp) khi liệu pháp corticoid kém hiệu quả. Tỷ lệ không tuân thủ điều trị là 47,4%, trong đó bỏ không tái khám (33,3%), bỏ/dừng thuốc và dùng thuốc nam (33,3%), dùng thêm thuốc nam (22,2%) và 11,1% quên thuốc quá 3 ngày liên tiếp. Nhóm không tuân thủ điều trị có tỷ lệ nhận thức trung bình và kém về bệnh cao gấp 2,5 lần so với nhóm tuân thủ điều trị. Mức độ hiểu biết khá và tốt về bệnh ở nhóm bệnh nhân tuân thủ điều trị là 70%, cao gấp 4,7 lần so với nhóm không tuân thủ điều trị (16,7%) (p<0,01). tỷ="" lệ="" bệnh="" nhân="" có="" nhận="" thức="" khá="" về="" thuốc="" của="" nhóm="" tuân="" thủ="" điều="" trị="" chiếm="" 45,0%,="" gấp="" 4="" lần="" so="" với="" bệnh="" nhân="" không="" tuân="" thủ="" điều="" trị="" (11,1%)=""><0,05). thời="" gian="" tư="" vấn="" của="" thầy="" thuốc=""><5 phút="" chiếm="" 77,5%="" và="" chủ="" yếu="" diễn="" ra="" trong="" khi="" khám="" bệnh.="" có="" 10/18="" (56,5%)="" bệnh="" nhân="" không="" tuân="" thủ="" điều="" trị="" dùng="" các="" thuốc="" nam,="" thuốc="" lá,="" trong="" đó="" 6%="" bỏ="" hẳn="" thuốc="" tân="" dược="" và="" 4="" dùng="" phối="">

Kết luận. Liều corticoid trong điều trị tấn công là thống nhất, nhưng trong điều trị duy trì và nhất là

trong điều trị thể kháng thuốc còn rất thay đổi, chưa nhất quán. Tỷ lệ bệnh nhân không tuân thủ điều trị

còn cao, nhận thức của gia đình bệnh nhân về bệnh, về thuốc còn thấp và việc tiếp thu tư vấn của thầy thuốc hiệu quả còn chưa cao. Cần nghiên cứu sâu thêm về thời gian và chất lượng tư vấn của thầy thuốc để nâng cao tỷ lệ tuân thủ điều trị

pdf 9 trang dienloan 7820
Bạn đang xem tài liệu "Khảo sát cách dùng thuốc và phân tích sự tuân thủ điều trị hội chứng thận hư tiên phát ở trẻ em tại khoa nhi bệnh viện Bạch Mai", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Khảo sát cách dùng thuốc và phân tích sự tuân thủ điều trị hội chứng thận hư tiên phát ở trẻ em tại khoa nhi bệnh viện Bạch Mai

Khảo sát cách dùng thuốc và phân tích sự tuân thủ điều trị hội chứng thận hư tiên phát ở trẻ em tại khoa nhi bệnh viện Bạch Mai
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Nhi Khoa Mở Rộng BV. Nhi Đồng 2 – Lần XIX - Năm 2010 1 
KHẢO SÁT CÁCH DÙNG THUỐC VÀ PHÂN TÍCH SỰ TUÂN THỦ 
ĐIỀU TRỊ HỘI CHỨNG THẬN HƯ TIÊN PHÁT Ở TRẺ EM 
TẠI KHOA NHI BỆNH VIỆN BẠCH MAI 
Nguyễn Xuân Phước*, Nguyễn Thị Hương Liên*, Nguyễn Văn Bàng** 
TÓM TẮT 
Liệu pháp corticoid cùng thuốc ức chế miễn dịch (ƯCMD) là trụ cột trong điều trị hội chứng thận hư tiên 
phát (HCTHTP), thể bệnh thường gặp ở trẻ em, hay tái phát, cần điều trị kéo dài nên việc tuân thủ điều trị 
thường không tốt. 
Mục tiêu. (1) Khảo sát tình hình sử dụng thuốc trong điều trị HCTHTP ở trẻ em tại khoa nhi bệnh viện 
Bạch Mai; (2) Khảo sát mức độ tuân thủ điều trị bệnh HCTHTP ở trẻ em; (3) Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng 
đến sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân và gia đình. 
Đối tượmg, phương pháp. Nghiên cứu một loạt 106 trường hợp, phối hợp nghiên cứu hồi cứu bệnh án, 
tiến cứu tại bệnh phòng và phỏng vấn từng trường hợp. 
Kết quả. Kết quả nghiên cứu cho thấy 100% bệnh nhân ở nhóm điều trị HCTHTP đợt đầu sử dụng 
corticoid dạng uống theo đúng liều khuyến cáo 2mg/kg/24h. Ở nhóm HCTHTP tái phát, 96,8% bệnh nhân sử 
dụng corticoid, trong đó dạng uống là 95,0% và 5,0% là methyl-prednisolon tiêm TM, trong đó 93,0% bệnh 
nhân sử dụng đúng liều, 5,3% bệnh nhân sử dụng liều thấp hơn và 1,7% dung liều cao hơn liều khuyến cáo. Khi 
điều trị duy trì, là 73,3% bệnh nhân được sử dụng corticoid đúng liều khuyến cáo. Liều một lần truyền TM 
methyl-prednisolon ở những bệnh nhân kháng corticoid thay đổi từ <5mg/kg (46,1%) đến 5-10mg/kg (7,7%), 10-
20mg/kg (23,1%), 20-30mg/kg (15,4%), và >30mg/kg (7,7%). Cyclophosphamid là thuốc ức chế miễn dịch được 
dùng phổ biến nhất (10/11 trường hợp) khi liệu pháp corticoid kém hiệu quả. Tỷ lệ không tuân thủ điều trị là 
47,4%, trong đó bỏ không tái khám (33,3%), bỏ/dừng thuốc và dùng thuốc nam (33,3%), dùng thêm thuốc nam 
(22,2%) và 11,1% quên thuốc quá 3 ngày liên tiếp. Nhóm không tuân thủ điều trị có tỷ lệ nhận thức trung bình 
và kém về bệnh cao gấp 2,5 lần so với nhóm tuân thủ điều trị. Mức độ hiểu biết khá và tốt về bệnh ở nhóm bệnh 
nhân tuân thủ điều trị là 70%, cao gấp 4,7 lần so với nhóm không tuân thủ điều trị (16,7%) (p<0,01). Tỷ lệ bệnh 
nhân có nhận thức khá về thuốc của nhóm tuân thủ điều trị chiếm 45,0%, gấp 4 lần so với bệnh nhân không tuân 
thủ điều trị (11,1%) (p<0,05). Thời gian tư vấn của thầy thuốc <5 phút chiếm 77,5% và chủ yếu diễn ra trong khi 
khám bệnh. Có 10/18 (56,5%) bệnh nhân không tuân thủ điều trị dùng các thuốc nam, thuốc lá, trong đó 6% bỏ 
hẳn thuốc tân dược và 4 dùng phối hợp. 
Kết luận. Liều corticoid trong điều trị tấn công là thống nhất, nhưng trong điều trị duy trì và nhất là 
trong điều trị thể kháng thuốc còn rất thay đổi, chưa nhất quán. Tỷ lệ bệnh nhân không tuân thủ điều trị 
còn cao, nhận thức của gia đình bệnh nhân về bệnh, về thuốc còn thấp và việc tiếp thu tư vấn của thầy thuốc 
hiệu quả còn chưa cao. Cần nghiên cứu sâu thêm về thời gian và chất lượng tư vấn của thầy thuốc để nâng 
cao tỷ lệ tuân thủ điều trị. 
Từ khoá: Corticoid, hội chứng thận hư tiên phát, sử dụng thuốc, trẻ em, tuân thủ điều trị. 
* Bộ môn Dược lâm sàng, Đại học Dược Hà Nội, ** Bộ môn Nhi, Đại học Y Hà Nội 
Tác giả liên lạc PGS.TS.BS Nguyễn Văn Bàng ĐT: 0903293212, Email: hongbang52@yahoo.com 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Nhi Khoa Mở Rộng BV. Nhi Đồng 2 – Lần XIX - Năm 2010 2 
ABSTRACT 
INVESTIGATING TREATMENT MODALITIES AND OBSERVANCE IN CHILDREN WITH 
IDIOPATHIC NEPHROTIC SYNDROME IN PEDIATRIC DEPARTMENT, BACH MAI HOSPITAL 
Nguyen Van Bang, Nguyen Xuan Phuoc, Nguyen Thi Lien Huong 
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 14 - Supplement of No 4 - 2010: 15 - 21 
Corticotherapy and, in some extent, immunosupressors were pivotal drugs in management of idiopathic 
nephritic syndrome (INS), the most common form in childhood. Its frequent relapse and long course of treatment 
results in diverse therapy modalities and low observance as well. 
Objective. To investigate modalities of corticotherapy as well as therapy observance rate and to reveal some 
main causes of non-observance in children suffering from INS treated in pediatric department of Bach Mai 
hospital. 
Patients and methods. This case-series study enrolled 106 patients (67 males and 39 females, mean age: 
10.2 ± 3.8 years) with INS admitted in the pediatric department of Bach Mai hospital for INS by studying patient 
record files and indept interview. 
Results. Oral prednisolon was prescribed in 100% of 44 INS patients in the onset episode with 
recommended dose (2mg/kg/24h) as attack dose. In 62 patients admitted for relapse, corticosteroid was used in 60 
(96.8%), of them 56 (95%) taking prednisolon per os, 4 (5%) receiving methyl-prednison, 56 (93%) respecting 
recommended dose, 3 (5.3%) taking lower dose and 1 (1.7%) taking higher dose. During initial period of 
maintenance treatment, 22/30 (73.3%) patients received oral prednisolon with recommended dose (1mg/kg/24h). 
Intravenous pulse dose of methyl-prednison in 13 patients (12.3%) who were considered as steroid resistant 
fluctuated from 5mg/kg in 6 patients (46.2%) to 5-10mg/kg in 1 patient (7.7%) or 10-20mg/kg in 3 patients 
(23.1%), or 20-30mg/kg in 2 patients (15.4%) up to >30mg/kg in 1 patient. Cyclophosphamid was the most 
commonly used immunosupressor when corticotherapy failed to control the disease (10/11 cases). Therapy non-
observance rate was 47.4% (18/38) patients, including 6 (33.3%) missing following-up, 6 (33.3%) giving up 
prednisolon to take herbal medicine, 4 (22.2%) combining prednisolon with herbal medicine and 2 (11.1%) 
forgetting prednisolon for more than 3 days. The rate of bad to fair knowledge on the disease in non-observant 
group was 2.5 folds higher than that in observant one. Adversely, good to excellent knowledge on the disease was 
4.7 folds higher in bovervant group (70%) than in non-observant one (16.7%) (p<0.01). Good understang on 
treating drugs was 45%, 4 folds higher in observant groups than 11.1% in non-observants (p<0.05). Conseilling 
time <5 minutes was reported in 75% of study subjects and the conseil was given during the ward visit other than 
at discharge. Among 18 non-observant cases, 6 stopped taking prednisolon to self-treat with herbal medicine and 
4 combine prednisolon with herbal medicine. 
Conclusion. Corticoid dosage during maintenance treatment and particularly in pulse therapy for 
corticosteroid resistant cases was very unconsistant. Non-observance rate was high. It is warranted to investigate 
the main causes of non-observance in order to improve therapy observance rate. 
Key words: Children, corticotherapy, idiopathic nephritic syndrome, observance 
 ĐẶT VẤN ĐỀ 
Hội chứng thận hư (HCTH) là một bệnh cầu 
thận mạn tính khá phổ biến ở trẻ em, với tần 
suất mắc bệnh hàng năm là 15,7/100.000 trẻ em 
dưới 16 tuổi tại các nước châu Á(1), chiếm gần 
2,8% tổng số bệnh nhân nhập viện và trên 40% 
tổng số bệnh nhân của khoa thận bệnh viện Nhi 
Trung ương(7,8). Ở trẻ em, HCTH tiên phát 
(HCTHTP) chiếm 90%, tiên lượng tốt hơn so với 
người lớn(7). Trẻ em bị HCTHTP phải điều trị kéo 
dài. Tỷ lệ tái phát phụ thuộc nhiều vào mức độ 
tuân thủ đầy đủ liệu trình corticoid (trong năm 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Nhi Khoa Mở Rộng BV. Nhi Đồng 2 – Lần XIX - Năm 2010 3 
đầu, tái phát 36% với liệu trình corticoid dài 
ngày, tái phát 81% với liệu trình ngắn(3). Các 
phác đồ điều trị HCTHTP hiện nay ở các cơ sở 
điều trị trong nước cũng chưa hoàn toàn thống 
nhất. Mặt khác, việc điều trị HCTH bằng 
corticoid kéo dài thường gây ra một số tác dụng 
không mong muốn làm ảnh hưởng đến tâm lý 
của gia đình và là một trong những lý do chính 
dẫn đến không tuân thủ điều trị. Vì vậy, việc 
hướng dẫn, giáo dục cho bệnh nhân và người 
thân hiểu biết về bệnh, về thuốc và tuân thủ điều 
trị là vấn đề vô cùng cần thiết trong điều trị(7). 
Cho tới nay mới có rất ít đề tài nào tìm hiểu về 
các yếu tố ảnh hưởng tới việc tuân thủ điều trị 
bệnh HCTHTP ở trẻ em nước ta(10). Khoa Nhi 
Bệnh viện Bạch Mai hàng năm tiếp nhận nhiều 
bệnh nhân HCTH (2-3% bệnh nhân vào điều trị). 
Chúng tôi tiến hành đề tài này với các mục tiêu: 
(1) Khảo sát tình hình sử dụng thuốc trong điều 
trị HCTHTP ở trẻ em tại khoa nhi bệnh viện 
Bạch Mai; (2) Khảo sát mức độ tuân thủ điều trị 
bệnh HCTHTP ở trẻ em; (3) Phân tích một số 
yếu tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ điều trị của 
bệnh nhân và gia đình. 
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Phương pháp nghiên cứu mô tả một loạt 
trường hợp (case-series study) bệnh nhân bị 
HCTHTP về thuốc sử dụng, mức độ đến tuân 
thủ điều trị và một số yếu tố lien quan đến sự 
tuân thủ. Chọn mẫu thuận tiện không xác suất 
có mục đích theo mục tiêu đề tài. Để khảo sát 
tình hình sử dụng thuốc, đối tượng là bệnh nhân 
bị HCTHTP vào điều trị tại khoa nhi Bạch Mai 
từ 01/01/2008 đến 30/10/2009. Để khảo sát mức 
độ tuân thủ điều trị, đối tượng được phỏng vấn 
là các bệnh nhân vào điều trị HCTHTP tại khoa 
nhi bệnh viện Bạch Mai từ 01/2009 đến hết 
10/2009 và những bệnh nhân đã từng điều trị nội 
trú với chẩn đoán HCTHTP tái khám tại phòng 
khám Nhi Bạch Mai từ 01/2009 đến 10/2009. Để 
khảo sát tình hình sử dụng thuốc, chúng tôi tiến 
hành hồi cứu số liệu từ các bệnh án của các bệnh 
nhân có thời gian ra viện từ 01/01/2008 đến 
tháng 31/12/2008 và tiến cứu ở các bệnh nhân 
vào điều trị tại khoa nhi từ 01/01/2009 đến hết 
30/10/2009. Bệnh nhân được chia thành nhóm 
điều trị lần đầu và nhóm điều trị tái phát. Bệnh 
nhân được coi là dùng corticoid đúng liều nếu 
liều tấn công là 2mg/kg/24h (tối đa 80mg), liều 
duy trì 1mg/kg/24h (tối đa 40mg), liệu pháp 
methyl-prednisolon truyền tĩnh mạch liều cao 
20-30mg/kg/24h (tối đa 1000mg). Để khảo sát 
mức độ tuân thủ điều trị và phân tích các yếu tố 
ảnh hưởng tới sự tuân thủ điều trị, nghiên cứu 
tiến cứu phỏng vấn người thân của những bệnh 
nhân <10 tuổi, người thân hoặc/và bệnh nhân 
>10 tuổi bằng cách phỏng vấn sâu tất cả các 
trường hợp đã điều trị nội trú trên 1 lần, trở lại 
khám hoặc điều trị tại khoa Nhi từ 01/01/2009 
đến hết 30/10/2009. Bệnh nhân được xếp vào 
nhóm không tuân thủ điều trị khi có từ 1 đến 
nhiều hiện tượng sau: (1) không tái khám đúng 
theo lịch hẹn; (2) quên/không uống thuốc quá 3 
ngày liên tiếp; (3) bỏ thuốc/dừng thuốc trong đợt 
điều trị ngoại trú; (4) ngừng/giảm liều thuốc để 
uống các thuốc dân gian. Phân tích các yếu tố có 
thể ảnh hưởng đến sự tuân thủ bao gồm: hiểu 
biết của bệnh nhân/người nhà (về bệnh, về 
thuốc), tư vấn của thầy thuốc (hiệu quả, thời 
gian và thời điểm tư vấn), việc điều trị thuốc 
nam. Số liệu được xử lý bằng phần mềm toán 
học SPSS 15.9. Sử dụng các phương pháp thống 
kê mô tả, kiểm định χ2 được sử dụng để so sánh 
hai tỷ lệ, sự khác biệt được coi là có ý nghĩa 
thống kê khi p<0,05. 
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 
Từ 1/2008 đến hết 10/2009, có 106 bệnh nhân 
phù hợp với các tiêu chuẩn nghiên cứu, chia 
thành hai nhóm: 44 bệnh nhân điều trị đợt đầu 
(41,5%) và 62 bệnh nhân điều trị đợt tái phát 
(58,5%). Có 67 trẻ nam (63,2%) cao gấp 1,72 lần 
so với 39 nữ (36,8%), (p<0,05). Tuổi trung bình 
của mẫu nghiên cứu là 10,2 ± 3,8 năm, trong đó 
chỉ có 16/106 trẻ ≤ 5 tuổi (13,1%), còn lại 90/106 
(86,9%) trên 5 tuổi ; số trẻ >10 tuổi là 59/106 
(55,6%). Các thuốc corticoid và liều sử dụng điều 
trị tấn công HCTHTP được trình bày ở bảng 1. 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Nhi Khoa Mở Rộng BV. Nhi Đồng 2 – Lần XIX - Năm 2010 4 
Bảng 1 : Thuốc corticoid được sử dụng điều trị 
HCTH tiên phát 
Đợt ñầu Đợt tái 
phát 
Tổng số Liệu pháp corticoid 
trong ñiều trị tấn công 
n % n % n % 
Prednisolon 44 100 56 93,3 100 96,2 
Methyl-prednisolon 
(TM) 0 0 3 5,0 3 2,9 
Các 
thuốc 
Methyl- prednisolon 
(uống) 0 0 1 1,7 1 1,0 
Thấp hơn liều 
khuyến cáo 
0 0,0 3 5,3 3 3,0 
Đúng liều khuyến 
cáo 
44 100 53 93,0 97 96,0 
Liều 
dùng 
Cao hơn liều 
khuyến cáo 
0 0,0 1 1,7 1 1,0 
Tổng số 44 100 60* 100 104 100 
Corticoid điều trị tấn công đợt đầu tiên là 
prednisolon (100%). Trong điều trị tấn công đợt 
tái phát corticoid được sử dụng cũng chủ yếu là 
uống prednisolon (56/50) và methyl-predníon 
(1/60); chỉ có 3 bệnh nhân dung corticoid TM, và 
2 bệnh nhân được điều trị phối hợp corticoid 
uống với các cyclophosphamid (*). Các corticoid 
điều trị tấn công đợt đầu tiên và đợt tái phát đều 
sử dụng liều khuyến cáo (2mg/kg/24h) (93,0%). 
Chỉ có 5,3% bệnh nhân điều trị đợt tái phát được 
sử dụng liều thấp hơn liều khuyến cáo và 1 bệnh 
nhân dùng liều cao hơn khuyến cáo. Liều điều 
trị duy trì ở 30 bệnh nhân so với liều khuyến cáo 
(1mg/kg/24h tối đa 40mg) như sau: 1 bệnh nhân 
dùng liều thấp hơn khuyến cáo, 1 bệnh nhân 
dùng liều cao hơn khuyến cáo, còn lại 28/30 
bệnh nhân (93,4%) dùng đúng liều khuyến cáo. 
Liều methyl-prednisolon truyền tĩnh mạch trong 
điều trị 13 bệnh nhân HCTHTP thể kháng thuốc 
được trình bày trong bảng 2. 
Bảng 2: Liều methyl-prednison trong điều trị 13 bệnh 
nhân HCTHTP thể kháng thuốc 
Nhóm ñiều trị Liều ñiều trị methyl-
prednison TM Đợt ñầu n 
(%) 
Đợt tái phát n 
(%) 
Tổng số 
(%) 
< 5mg/kg 3 (75,0) 3 (33,4) 6 (46,2) 
≥ 5mg/kg- < 10 mg/kg 0 1 (11,1) 1 (7,7) 
≥ 10mg/kg- < 20mg/kg 1 (25,0) 2 (22,2) 3 (23,1) 
≥ 20mh/kg- ≤ 30mg/kg 0 2 (22,2) 2 (15,4) 
>30mg/kg 0 1 (11,1) 1 (7,7) 
Tổng số (%) 4 (100) 9 (100) 13 (100) 
Có 4/44 bệnh nhân điều trị HCTH đợt đầu 
và 9/62 bệnh nhân điều trị đợt tái phát không 
đáp ứng với corticoid liều tấn công, phải dùng 
methyl-prednisolon (MP). Có đến 10/13 bệnh 
nhân sử dụng liều <5-20mg/kg và chỉ có 2/13 
trường hợp (15,4%) sử dụng liều cao 20- 
30mg/kg. Các thuốc ức chế miễn dịch ƯCMD sử 
dụng trong điều trị HCTHTP được trình bày 
trong bảng 3. 
Bảng 3: Các thuốc ức chế miễn dịch sử dụng trong 
điều trị HCTHTP 
Đợt 
ñầu 
Đợt tái 
phát 
Tổng số Thuốc Biệt dược 
N (%) N (%) N (%) 
Cyclophosphamid Endoxan 1 (9,1) 7 (63,6) 8 (72,7) 
Cyclosporin A Sandimum 0 1 (9,1) 1 (9,1) 
Cyclophosphamid ñổi 
sang Cyclosporin A 
Endoxan, 
Sandimum 
0 2 (18,2) 2 (18,2) 
Tổng số 1 (9,1) 10 
(90,9) 
11 (100) 
Cyclophosphamid là thuốc ƯCMD được 
dùng phổ biến trong 72,7% (8/11 bệnh nhân). 
Cyclosporin A chỉ được dùng ở 3 bệnh nhân, 
trong đó 1 trường hợp dùng từ đầu, 2 trường 
hợp dùng thay thế cyclophosphamid vì tác 
dụng phụ. 
Có 38 bệnh nhân được nghiên cứu mức độ 
tuân thủ điều trị. Thời gian mắc bệnh <1 năm là 
19 (50%), 1-2 năm là 14 (36,8%) và >2 năm là 5 
(13,2%). Có 18/38 bệnh nhân không tuân thủ điều 
trị (47,4%). Những kiểu không tuân thủ điều trị 
bao gồm: 6/18 bệnh nhân bỏ không tái khám định 
kỳ (33,3%), 6 bệnh nhân bỏ/dừng thuốc và dùng 
thuốc khác (33,3%), 4 bệnh nhân vẫn tiếp tục điều 
trị nhưng dùng thêm thuốc nam (22,2%) và 2 
bệnh nhân quên thuốc quá 3 ngày liên tiếp 
(11,1%). Tỷ lệ không tuân thủ do bệnh nhân 
không khám lại định kỳ và bệnh nhân bỏ hoặc 
dừng thuốc và dùng thuốc khác chiếm đa số 
(66,6%). Nguyên nhân bệnh nhân bỏ thuốc là do: 
thấy điều trị không đỡ (chiếm 16,7% số không 
tuân thủ), 1 trường hợp tìm hiểu thấy thuốc có 
nhiều tác dụng phụ (5,5%) và 1 trường hợp gặp 
tác dụng không mong muốn (5,5%). Bảng 4 trình 
bày các mức độ nhận thức (trả lời một số câu hỏi 
đơn giản cơ bản) về bệnh HCTH và về thuốc điều 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Nhi Khoa Mở Rộng BV. Nhi Đồng 2 – Lần XIX - Năm 2010 5 
trị và tác động của việc tư vấn ở 30 trường hợp 
được phỏng vấn về tuân thủ điều trị. 
Bảng 4: Đánh giá một số yếu tố tác động đến tuân 
thủ điều trị ở 30 trường hợp được phỏng vấn 
Tình trạng tuân 
thủ ñiều trị 
Nội dung ñánh giá 
(số câu hỏi trả lời 
ñược) 
∑ N (%) 
Cón (%) Không n (%) 
p 
Kém (0/5) 9 (23,7) 3 (15,0) 6 (33,3) >0,05 
Trung bình (1-
2/5) 12 (31,6) 3 (15,0) 9 (50,0) >0,05 
Nhận 
thức về 
bệnh 
Khá-tốt (3-5/5) 17 (44,7) 14 (70,0) 3 (16,7) <0,01 
Kém (0/6) 0 0 0 >0,05 
Trung bình(1-
3/6) 22 (57,9) 10 (50,0) 12 (66,7) >0,05 
Nhận 
thức về 
thuốc 
Khá-tốt (4-6/6) 16 (43,1) 10 (50,0) 6 (33,3) <0,05 
Kém (1-3/9) 9 (23,7) 2 (10,0) 7 (38,9) p>0,05 
Trung bình (3-
5/9) 14 (31,6) 8 (40,0) 6 (33,3) p>0,05 
Tác 
ñộng 
tư vấn 
Khá-tốt (6-9/9) 15 (39,5) 10 (50,0) 5 (27,8) p>0,05 
Tổng số 
38 (100) 20 (100) 18 (100) 
Tỷ lệ nhận thức kém và nhận thức trung 
bình về bệnh của nhóm không tuân thủ điều trị 
cao gấp 2,5 lần nhóm tuân thủ điều trị. Mức độ 
hiểu biết khá và tốt ở nhóm bệnh nhân tuân thủ 
điều trị cao gấp 4,7 lần so với nhóm không tuân 
thủ điều trị (p<0,01). Tỷ lệ bệnh nhân có nhận 
thức khá về thuốc của nhóm tuân thủ điều trị 
cao gấp 4 lần so với bệnh nhân không tuân thủ 
điều trị (p<0,05). Số bệnh nhân đạt được hiệu quả 
tư vấn kém ở nhóm không tuân thủ gấp 3,5 lần ở 
nhóm tuân thủ điều trị. Nhóm tuân thủ điều trị 
đạt hiệu quả tư vấn tốt và hiệu quả tư vấn rất tốt 
gấp 2 lần bệnh nhân không tuân thủ. Thời gian 
bác sỹ giành để tư vấn gia đình được tìm hiểu 
qua phỏng vấn trình bày trong bảng 6. 
Bảng 6: Thời gian thầy thuốc tư vấn bệnh nhân/gia 
đình 
Tình trạng tuân thủ ñiều trị Thời gian thầy 
thuốc tư vấn Có n (%) Không n (%) 
Tổng số 
 N (%) 
≤ 5 phút 16 (80,0) 13 (72,3) 28 (77,5) 
> 5 phút - ≤ 10 phút 2 (10,0) 4 (22,2) 6 (16,2) 
> 10 phút-< 20 phút 2 (10,0) 0 2 (5,4) 
> 20 phút 0 1 (5,6) 1 (2,7) 
Tổng số 20 (100) 18 (100) 38 (100) 
Thời gian thầy thuốc giành để tư vấn gia 
đình của 2 nhóm tuân thủ và không tuân thủ 
không có sự khác nhau, chủ yếu là <5 phút. 
Thời điểm tư vấn gia đình chủ yếu là trong khi 
khám điều trị bệnh trong 68,4%, chỉ có 9/38 
trường hợp được tư vấn trước khi xuất viện, 2 
trường hợp chỉ ghi vào sổ khám chữa bệnh và 
1 trường hợp không nhớ là có được tư vấn hay 
không. Có 10/38 trường hợp được nghiên cứu 
về tuân thủ điều trị là dùng thuốc nam 
(26,3%). Cả 10 trường hợp đều thuộc nhóm 18 
bệnh nhân không tuân thủ điều trị (55,6%), 
trong đó 6 bệnh nhân bỏ hẳn thuốc bệnh viện 
chỉ dùng thuốc nam và 4 bệnh nhân vẫn dùng 
cả thuốc của bệnh viện nhưng không đi khám 
đều hoặc quên thuốc 3-4 ngày liên tục trở lên. 
Lý do dùng thuốc nam là do nghe những 
người xung quanh mách bảo rằng thuốc đó đã 
chữa khỏi bệnh thận cho nhiều người. 
BÀN LUẬN 
Kết quả khảo sát của chúng tôi thấy 100% 
bệnh nhân sử dụng prednisolon dạng uống với 
liều phù hợp với khuyến cáo trên thế giới và tại 
Việt Nam(7). Thuốc điều trị HCTHTP đợt tái phát 
trong nghiên cứu của chúng tôi cũng chủ yếu là 
prednisolon (90,3%), có 3 trường hợp sử dụng 
methyl-prednisolon truyền tĩnh mạch, 2 trường 
hợp sử dụng ức chế miễn dịch do trước khi vào 
viện bệnh nhân đang sử dụng ức chế miễn dịch. 
Trong nghiên cứu này, liều corticoid ban đầu sử 
dụng điều trị tấn công khi vào viện của nhóm 
điều trị HCTH đợt đầu chủ yếu đều sử dụng 
đúng liều khuyến cáo là 2mg/kg/24h (với sai số 
là ± 0,2mg/kg/24h) và tối đa 60mg/24h. Trong 
nhóm HCTHTP đợt tái phát có 3 trường hợp sử 
dụng liều thấp hơn liều 2mg/kg/24h, trong đó 1 
bệnh nhân đang điều trị duy trì với mức liều 
thấp khi vào viện chưa được điều chỉnh liều, 1 
bệnh nhân đang giai đoạn điều trị duy trì nhưng 
mắc thủy đậu và 1 bệnh nhân đang nhiễm 
khuẩn nặng. Cả 3 đều được điều trị bệnh mắc 
kèm vẫn giữ nguyên liều prednisolon. 
Liều prednisolon trong giai đoạn duy trì 
theo Dược thư quốc gia và các tài liệu khuyến 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Nhi Khoa Mở Rộng BV. Nhi Đồng 2 – Lần XIX - Năm 2010 6 
cáo là 1mg/kg/24h (tối đa 40mg/24h)(3,7,9). 
Corticoid truyền tĩnh mạch được sử dụng là 
methyl-prednisolon. Theo khuyến cáo của các 
phác đồ trên thế giới và tại Việt Nam(1-3,7,9), 
methyl-prednisolon được chỉ định truyền TM 
khi bệnh nhân kháng corticoid, với liều 
30mg/kg, tối đa 1000m cho 1 lần truyền. Tuy 
nhiên, trong tổng số 13 bệnh nhân có sử dụng 
methyl-prednisolon ở nghiên cứu này chỉ có 3 
bệnh nhân được sử dụng liều cao >20-
30mg/kg/24h. Số bệnh nhân dùng liều 10-
20mg/kg chỉ có 3 bệnh nhân, còn lại 7/13 bệnh 
nhân sử dụng liều <10mg/kg. Như vậy liều 
methyl-prednisolon sử dụng tại khoa Nhi vẫn 
thấp và chưa theo liều khuyến cáo. 
Tỷ lệ bệnh nhân không tuân thủ điều trị 
trong nghiên cứu của chúng tôi chiếm tỷ lệ 
47,4%. HCTHTP là một bệnh mãn tính kéo dài 
với các đợt tái phát và thuyên giảm, khi bệnh 
nhân hết phù hay trong lúc bệnh thuyên giảm, 
gia đình bệnh nhân dễ lầm tưởng là khỏi bệnh 
nên bỏ tái khám. Trong nghiên cứu này, tỷ lệ 
bệnh nhân bỏ không tái khám chiếm 33,3% (6/18 
trường hợp không tuân thủ, 6/38 đối tượng 
nghiên cứu). Tỷ lệ này thấp hơn so với tỷ lệ bỏ 
tái khám là 40,0% (28/70) trong nghiên cứu của 
Vũ Huy Trụ(10). Trong các trường hợp bỏ tái 
khám thì nguyên nhân không có người đưa đi 
khám chiếm 3/6 trường hợp và có 2 trường hợp 
(33,3%) nghĩ là đã khỏi bệnh. Trong nghiên cứu 
của Vũ Huy Trụ trường hợp bỏ tái khám do 
nghĩ là hết bệnh chiếm 6/28 trường hợp (21,4%). 
Nhóm bệnh nhân tuân thủ điều trị có mức độ 
nhận thức khá về bệnh HCTH chiếm tỷ lệ khá 
cao 70%, cao gấp 4,2 lần so với nhóm không tuân 
thủ điều trị (16,7%) (p < 0,05), trong khi ở nhóm 
không tuân thủ điều trị tỷ lệ nhận thức kém và 
trung bình về bệnh HCTH của gia đình cao gấp 
2,5 lần so với nhóm tuân thủ điều trị. Điều này 
phần nào cho thấy rằng nếu mức độ nhận thức 
về bệnh HCTH của gia đình càng tốt thì khả 
năng tuân thủ của bệnh nhân càng cao. Nhóm 
tuân thủ điều trị có hiểu biết về thuốc điều trị 
cao hơn hẳn nhóm không tuân thủ (p<0,05), 
chứng tỏ sự hiểu biết về thuốc giúp cho gia đình 
đỡ lo lắng ngay cả khi biết thuốc có các tác dụng 
phụ, tin tưởng hơn vào khả năng điều trị và tuân 
thủ điều trị cao hơn. 
Hiệu quả tư vấn của bác sỹ mà chúng tôi ghi 
nhận từ phía bệnh nhân chủ yếu là dặn về lý do 
và thời gian tái khám, cách dùng thuốc và chế độ 
ăn uống. Qua nghiên cứu chúng tôi thấy: hiệu 
quả tư vấn kém chủ yếu gặp ở nhóm không tuân 
thủ điều trị, trong khi với nhóm tuân thủ điều trị 
hiệu quả tư vấn chủ yếu là khá và tốt (18/38 
trường hợp chiếm 47,4%). Như vậy, có thể nói 
hiệu quả tư vấn của bác sỹ đối với gia đình bệnh 
nhân càng tốt thì tỷ lệ bệnh nhân tuân thủ điều 
trị càng được cải thiện. Thời gian tư vấn cho 
bệnh nhân còn quá ngắn, chủ yếu <5 phút 
(77,5%). Thời điểm tư vấn chủ yếu lúc bác sỹ đi 
khám tại giường bệnh (68,4%). Tư vấn trước lúc 
ra viện còn chiếm tỷ lệ quá thấp (23,7%). Ngoài 
ra, việc tư vấn của thầy thuốc có thực sự hiệu 
quả để bệnh nhân tuân thủ điều trị hay không 
còn phụ thuộc vào việc bác sỹ dặn dò có dễ hiểu 
hay không, bệnh nhân có nhận thức được những 
vấn đề mà BS dặn dò hay không, BS có tạo được 
sự tin tưởng đối với bệnh nhân hay không. Đây 
là những vấn đề chúng tôi chưa có điều kiện đi 
sâu nghiên cứu. 
Trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ bệnh 
nhân bỏ/dừng thuốc và chuyển thuốc khác hoặc 
dùng thêm thuốc khác chiếm 10/18 trường hợp, 
trong đó hơn một nửa là bỏ hẳn thuốc bệnh viện 
để dùng thuốc nam đơn thuần. Tỷ lệ này cao 
hơn nhiều so với kết quả nghiên cứu của Vũ 
Huy Trụ là 7,1% (2/28)(10). HCTH là một bệnh 
hay tái phát nên gia đình bệnh nhân dễ chán nản 
không tin tưởng vào việc điều trị theo y học hiện 
đại, bên cạnh đó lại có lan tràn các thuốc y học cổ 
truyền, dân gian (chưa có chứng cớ khoa học 
trong điều trị HCTH) đang rất phổ biến ở nước 
ta là yếu tố tác động đến tâm lý và hành động 
của các gia đình bệnh nhân dẫn đến việc tự ý bỏ 
thuốc chuyển sang dùng thuốc nam hay thuốc 
bắc hoặc dùng thêm thuốc nam trong quá trình 
điều trị. Việc kết hợp y học hiện đại với y học cổ 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Nhi Khoa Mở Rộng BV. Nhi Đồng 2 – Lần XIX - Năm 2010 7 
truyền (kể cả các bài thuốc dân gian) là nhu cầu 
của nhân dân và cũng là chủ trương của nhà 
nước ta. Kết quả nghiên cứu này càng chứng tỏ 
cần có những nghiên cứu để có đủ chứng cớ 
khoa học cho việc dùng hay không dùng các 
thuốc y học dân tộc trong HCTH nói chung và 
HCTHTP ở trẻ em nói riêng. 
KẾT LUẬN 
Kết quả của nghiên cứu ban đầu này về 
việc dùng thuốc corticoid và sự tuân thủ điều 
trị cho thấy có sự đồng thuận cao về việc sử 
dụng prednisolon và liều lượng trong điều trị 
tấn công cũng như điều trị duy trì HCTHTP ở 
nhóm đối tượng nghiên cứu này. Kết quả 
nghiên cứu cũng cho thấy chưa có sự thống 
nhất trong việc sử dụng methyl-prednisolon 
truyền TM liều cao trong điều trị bệnh nhân 
HCTHTP kháng thuốc. Còn có đến gần một 
nửa số trường hợp chưa tuân thủ điều trị. Sự 
hiểu biết về bệnh và về thuốc thấp chỉ ra trong 
nghiên cứu này, cùng với thời gian tư vấn quá 
ngắn, chỉ thực hiện chủ yếu khi khám bệnh mà 
chưa tập trung tư vấn khi ra viện cũng cho 
phép phần nào lý giải hiệu quả tư vấn chưa 
cao trong nghiên cứu. Qua đây, chúng tôi thấy 
để việc điều trị có kết quả tốt bệnh mạn tính, 
hay tái phát này, cần tập trung nỗ lực cải thiện 
tính tuân thủ điều trị thông qua việc tăng 
cường thời lượng và chất lượng tư vấn của 
thầy thuốc đối với bệnh nhân và gia đình, nhất 
là trước lúc bệnh nhân xuất viện. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bagga A., Manta M. (2005). Nephrotic syndrome in children. 
Indian J Med Res, 122: 13-18. 
2. Beattie J. and Renal clinicians group (2007). Guideline for the 
management of nephotic syndrome. Greadter glasgow (Oct 
2007): 1-8. 
3. Bộ y tế (2004). Dược thư quốc gia Việt Nam. 
4. Debbie SG. et al (2009). Management of childhood onset 
nephrotic syndrome. Pediatrics vol. 124 No. August 2009: 747-
757. 
5. Hiraoka M., Tsukahara H., Haruki S. et al (2000). Older boys 
benefit from higher initial prednisolone therapy for nephrotic 
syndrome. Kidney Int, vol.58, (3): 1247-1252. 
6. Hodson EM., Kningt JF., Willis NS., Craig JC. (2005). 
Corticosteroid therapy for nephrotic syndrome in chidren. 
Arch Dis Child (25): 45-51. 
7. Lê Nam Trà (2006). Hội chứng thận hư tiên phát. Bài giảng 
nhi khoa, tập 2. Nhà xuất bản y học, trang 155-167. 
8. Nguyễn Công Khanh, Nguyễn Thanh Liêm (2003), Hướng 
dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh trẻ em, Nhà xuất bản y học, 
trang 226-232. 
9. Niaudet P., Gagnadaux MF., Broyer M. (1998). Treatment of 
childhood steroid-resistant indiopathic nephritic syndrome”. 
Adv Nephrol Necker Hosp, (28): 43-61. 
10. Vũ Huy Trụ (2003). Hội chứng thận hư nguyên phát tại bệnh 
viện Nhi Đồng 1. Nghiên cứu y học TP HCM tập 7, chuyên đề 
nhi khoa, tr 1-2. 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Nhi Khoa Mở Rộng BV. Nhi Đồng 2 – Lần XIX - Năm 2010 8 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Nhi Khoa Mở Rộng BV. Nhi Đồng 2 – Lần XIX - Năm 2010 9 

File đính kèm:

  • pdfkhao_sat_cach_dung_thuoc_va_phan_tich_su_tuan_thu_dieu_tri_h.pdf