Khảo sát dung tích hít vào của bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính sau điều trị thuốc giãn phế quản

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT)

hiện nay là một vấn đề sức khỏe, là một trong

những nguyên nhân hàng đầu về tỉ lệ mắc bệnh

và tử vong, gây ra một gánh nặng cho nền kinh

tế và xã hội trên toàn cầu. Như những bệnh mạn

tính khác, những rối loạn bất phục hồi gây ra

những triệu chứng đòi hỏi người bệnh cần phải

được điều trị ngoại trú thường xuyên và không

tránh khỏi những đợt kịch phát cần phải nhập

viện, và toàn bộ gánh nặng BPTNMT vẫn chưa

được đánh giá đúng mức(5,6).

Hút thuốc lá, nguy cơ chính đã được khẳng

định do hậu quả gây tổn hại cấu trúc và chức

năng ở hệ hô hấp, dẫn đến BPTNMT cũng như

nhiều loại bệnh khác. Tuy nhiên không phải tất

cả những người bị BPTNMT đều có liên quan

đến yếu tố nguy cơ thuốc lá, bởi có sự khác nhau

về tính thụ cảm sinh bệnh của từng cá thể.

BPTNMT luôn được quan tâm và đề cập đến

quá trình viêm trên các cấu trúc giải phẩu đường

hô hấp. Do vậy, hiện nay vẫn còn nhiều nghiên

cứu với mục đích phát hiện thêm những ảnh

hưởng của các nhân tố tác động đến diễn tiến

bệnh nhằm hổ trợ cho việc điểu trị đạt được các

mục tiêu cần thiết

Vấn đề điều trị đến hiện tại vẫn chủ yếu bao

gồm: sử dụng linh hoạt các thuốc dản phế quản,

các loại corticoid uống hoặc hít, phục hồi chức

năng, liệu pháp oxy dài hạn tại nhà trong những

trường hợp hạ oxy trong máu, cai thuốc lá nếu

bệnh nhân đang hút là điều kiện tiên quyết(5,6).

Việc đánh giá chức năng hô hấp trước, trong

và sau điều trị thuốc dản phế quản ở bệnh nhân

BPTNMT từ trước đến nay chúng ta vẫn dựa

chủ yếu vào thông số thể tích thở ra gắng sức

trong giây đầu (FEV1) và trị số Tiffeneau

(FEV1/VC) hoặc trị số Geansler (FEV1/FVC).

Nhiều bệnh nhân bị mắc BPTNMT đặc biệt

là những bệnh nhân có hạn chế lưu lượng khí

thở ra lúc nghĩ ngơi càng nhiều thì sự phục hồi

của trị số FEV1 rất ít, tuy nhiên những bệnh

nhân này đều giống nhau: cảm thấy dễ thở hơn

và khả năng gắng sức tốt hơn sau điều trị với

thuốc giãn phế quản (2), và sự cải thiện dung

tích hít vào (IC:Inspiratory capacity) ở những

bệnh nhân này rất có ý nghĩa. Do vậy chúng tôi

tiếp tục nghiên cứu thêm thông số IC trên bệnh

nhân BPTNMT để có thêm nhiều thông tin cho

việc điều trị, chăm sóc và theo dõi bệnh nhân

BPTNMT tốt hơn.

pdf 7 trang dienloan 7960
Bạn đang xem tài liệu "Khảo sát dung tích hít vào của bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính sau điều trị thuốc giãn phế quản", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Khảo sát dung tích hít vào của bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính sau điều trị thuốc giãn phế quản

Khảo sát dung tích hít vào của bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính sau điều trị thuốc giãn phế quản
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 13 * Phụ bản của Số 1 * 2009 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 1 
KHẢO SÁT DUNG TÍCH HÍT VÀO CỦA BỆNH NHÂN 
BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH SAU ĐIỀU TRỊ THUỐC GIÃN PHẾ 
QUẢN 
Võ Minh Vinh*, Quang Văn Trí** 
TÓM TẮT 
Mục tiêu: Khảo sát dung tích hít vào (IC) của bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính sau điều trị thuốc 
giãn phế quản. 
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang phân tích. Tất cả bệnh nhân được chẩn đoán bệnh 
phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT) và được theo dõi, điều trị với seretide và salbutamol (ventoline). Ngoài 
ra, các trường hợp đều được đo chức năng hô hấp trước và sau điều trị với thời gian giữa hai lần đo ít nhất 
trong bốn tuần. 
Kết quả: Từ 2/2006 đến 2/2007, có 73 bệnh nhân BPTNMT (57 nam và 16 nữ). Tất cả họ có tuổi từ 40 trở 
lên. 49 trường hợp (67%) hút thuốc lá, trung bình 32 ± 16 gói/năm. Số trường hợp BPTNMT giai đoạn II là 24; 
giai đoạn III là 34; và giai đoạn IV là 15. Sau điều trị thuốc giãn PQ, chỉ số IC tăng 330 ml và 22%; và FEV1 
tăng 210 ml và 18% so với trước điều trị. Sự cải thiện này đều xảy ra tương tự ở các giai đoạn (II, III và IV) của 
BPTNMT cũng như ở từng lứa tuổi và đều có ý nghĩa thống kê (P < 0,05). Ngoài ra, sự tăng IC và FEV1 sau khi 
điều trị thuốc giãn phế quản ở nhóm hút thuốc lá là có ý nghĩa thống kê (P < 0,05), ngược lại ở nhóm không hút 
thuốc lá sự thay đổi này không có ý nghĩa (P > 0,05). Đồng thời, khi phân tích ở nhiều mức độ khác nhau, thì giá 
trị P của IC luôn luôn có ý nghĩa thống kê hơn giá trị P của FEV1. 
Kết luận: Sự thay đổi của dung tích sống hít vào (IC) dùng để đánh giá đáp ứng điều trị thuốc giãn phế 
quản cho bệnh nhân BPTNMT tốt hơn là sự thay đổi của FEV1. 
ABSTRACT 
THE SURVEY OF INSPIRATORY CAPACITY IN COPD PATIENTS 
AFTER TREATED WITH BRONCHODILATORS 
Vo Minh Vinh, Quang Van Tri * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 12 - Supplement of No 4 - 2008: 173 - 
177 
Objectives: to survey inspiratory capacity in COPD patients after treated with bronchodilators. 
Method: analytical crossed-sectional study. 
Results: from 2/2006 to 2/2007, there were 73 COPD patients (75 male and 16 female). All of them were at 
least 40 years old. 49 cases (67 %) smoked cigarette, average at 32 ± 16 packs/year. There were 24 cases in phase II 
of COPD; 34 in phase III; and 15 in phase IV. After treating with bronchdilators, value of IC index increased to 
330 ml and 22%; and value of FEV1 increased to 210 ml and 18% more than before treating bronchdilators. 
These improvement took place similarly in phases of COPD (II,III, and IV) as well as in each age group and were 
significantly statistical (P < 0.05). On the other hand, the increases of IC and FEV1 after treating with 
bronchdilators in smoke group were significantly statistical (P < 0.05), whereas in non-smoke group were not 
significantly statistical (P > 0.05). Simultaneously, analysis in many aspects, P-value of IC was more 
significantly statistical than P-value of FEV1. 
Conclusion: The change of IC in evaluation of the response of treatment with bronchodilators in COPD 
patients was better than the change of FEV1. 
* Khoa Thăm Dò Chức Năng – Bệnh Viện Chợ Rẫy. 
** Bộ môn Lao và Bệnh phổi – Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 13 * Phụ bản của Số 1 * 2009 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 2 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT) 
hiện nay là một vấn đề sức khỏe, là một trong 
những nguyên nhân hàng đầu về tỉ lệ mắc bệnh 
và tử vong, gây ra một gánh nặng cho nền kinh 
tế và xã hội trên toàn cầu. Như những bệnh mạn 
tính khác, những rối loạn bất phục hồi gây ra 
những triệu chứng đòi hỏi người bệnh cần phải 
được điều trị ngoại trú thường xuyên và không 
tránh khỏi những đợt kịch phát cần phải nhập 
viện, và toàn bộ gánh nặng BPTNMT vẫn chưa 
được đánh giá đúng mức(5,6). 
 Hút thuốc lá, nguy cơ chính đã được khẳng 
định do hậu quả gây tổn hại cấu trúc và chức 
năng ở hệ hô hấp, dẫn đến BPTNMT cũng như 
nhiều loại bệnh khác. Tuy nhiên không phải tất 
cả những người bị BPTNMT đều có liên quan 
đến yếu tố nguy cơ thuốc lá, bởi có sự khác nhau 
về tính thụ cảm sinh bệnh của từng cá thể. 
BPTNMT luôn được quan tâm và đề cập đến 
quá trình viêm trên các cấu trúc giải phẩu đường 
hô hấp. Do vậy, hiện nay vẫn còn nhiều nghiên 
cứu với mục đích phát hiện thêm những ảnh 
hưởng của các nhân tố tác động đến diễn tiến 
bệnh nhằm hổ trợ cho việc điểu trị đạt được các 
mục tiêu cần thiết 
Vấn đề điều trị đến hiện tại vẫn chủ yếu bao 
gồm: sử dụng linh hoạt các thuốc dản phế quản, 
các loại corticoid uống hoặc hít, phục hồi chức 
năng, liệu pháp oxy dài hạn tại nhà trong những 
trường hợp hạ oxy trong máu, cai thuốc lá nếu 
bệnh nhân đang hút là điều kiện tiên quyết(5,6). 
 Việc đánh giá chức năng hô hấp trước, trong 
và sau điều trị thuốc dản phế quản ở bệnh nhân 
BPTNMT từ trước đến nay chúng ta vẫn dựa 
chủ yếu vào thông số thể tích thở ra gắng sức 
trong giây đầu (FEV1) và trị số Tiffeneau 
(FEV1/VC) hoặc trị số Geansler (FEV1/FVC). 
 Nhiều bệnh nhân bị mắc BPTNMT đặc biệt 
là những bệnh nhân có hạn chế lưu lượng khí 
thở ra lúc nghĩ ngơi càng nhiều thì sự phục hồi 
của trị số FEV1 rất ít, tuy nhiên những bệnh 
nhân này đều giống nhau: cảm thấy dễ thở hơn 
và khả năng gắng sức tốt hơn sau điều trị với 
thuốc giãn phế quản (2), và sự cải thiện dung 
tích hít vào (IC:Inspiratory capacity) ở những 
bệnh nhân này rất có ý nghĩa. Do vậy chúng tôi 
tiếp tục nghiên cứu thêm thông số IC trên bệnh 
nhân BPTNMT để có thêm nhiều thông tin cho 
việc điều trị, chăm sóc và theo dõi bệnh nhân 
BPTNMT tốt hơn. 
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Đối tượng nghiên cứu 
Tất cả bệnh nhân 
Theo dõi 76 bệnh nhân BPTNMT được chẩn 
đoán và điều trị ngoại trú, tại phòng khám hô 
hấp Bệnh viện Đại học y Dược, bệnh nhân được 
khám lâm sàng, chụp XQ, đo chức năng hô hấp 
làm test giãn phế quản, nếu có trị số Tiffeneau < 
70% dự đoán trước và sau test giãn phế quản thì 
chọn vào nghiên cứu. 
Các đối tượng khó thở do các bệnh lý như 
suy tim, tràn khí màng phổi rối loạn chức năng 
thần kinh ngoại biên được loại trừ ra khỏi mẫu 
nghiên cứu. 
Thuốc điều trị là Seretide và Salbutamol 
(Ventoline) 
Thời gian hai lần đo chức năng hô hấp theo 
dõi ít nhất là bốn tuần lễ, thời gian làm nghiên 
cứu từ 2/2006 đến 2/2007. 
 Đối tượng được xác định mắc BPTNMT qua 
thăm khám và kết quả chức năng hô hấp trước 
và sau làm test giãn phế quản (FEV1/VC<70% 
TSDĐ), có hoặc không có hút thuốc lá. 
Kỹ thuật đo chức năng hô hấp 
-Chiều cao và cân nặng được xác định bởi 
thước và cân y khoa, tuổi của bệnh nhân lấy năm 
đo chức năng hô hấp trừ cho năm sinh. 
-Trị số dự đoán (predictive) là của người 
châu Á. 
-Trị số dự đoán của IC được tính bằng TLC-
FRC (TSDĐ). 
-Filter(ống ngậm có màng lọc) chỉ dùng cho 
từng bệnh nhân. 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 13 * Phụ bản của Số 1 * 2009 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 3 
-Bệnh nhân đo chức năng hô hấp ở tư thế 
ngồi. 
-Máy móc sử dụng là máy hô hấp ký loại lưu 
lượng - thể tích (Flow-Volume). Thể tích được 
tính bằng cách tích phân lưu lượng theo thời 
gian. Thể tích và lưu lượng được tự động tính ra 
theo điều kiện thân nhiệt, áp suất môi trường và 
bảo hòa hơi nước (BTPS). Máy được định chuẩn 
mỗi ngày với syringe 3 lít với các lưu lượng khác 
nhau. Độ chính xác phải đạt là 3% hoặc 50ml, 
tùy số nào lớn hơn như hội lồng ngực Hoa Kỳ 
qui định. Kỹ thuật viên được huấn luyện kỹ 
lưỡng và thành thạo với việc làm hô hấp ký. 
Bệnh nhân được giải thích cặn kẽ và dùng kẹp 
mũi trong qui trình đo,. Chúng tôi đo 3 lần dung 
tích sống chậm và 3 lần dung tích gắng sức, với 
dung tích sống thở chậm phải làm tối thiểu 3lần 
thể tích lưu thông(TV), các điểm thở ra tại vị trí 
tổng dung tích phổi (TLC) và điểm hít vào tại vị 
trí thể tích khí cặn(RV) phải đạt đường bình 
nguyên. Các tiêu chuẩn giãn đồ là đường biểu 
diễn suôn sẽ, đưởng gắng sức phải tà đầu và 
đoạn thở ra dài tối thiểu 6 giây và đạt bình 
nguyên ít nhất 1 giây. Hai đường dung tích sống 
chậm và hai đường dung tích gắng sức lớn nhất 
không được lệch nhau quá 5% hoặc 100ml, tùy 
số nào lớn hơn(1). 
Xử lý số liệu 
Nhập dữ liệu với EpiData, phân tích số liệu 
bởi phần mềm Stata for Window 8.0. 
Phép thống kê 
Test T, (bắt cặp); bác bỏ H0 khi Pgiá trị <0.05. 
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 
Bảng 1: Các đặc điểm dịch tễ của mẫu nghiên cứu: 
Đặc điểm Nam Nữ 
Giới tính 73 (100%) 57(78%) 16(22%) 
Tiền căn lao phổi 16.4% 10 (17.5%) 2(12.5%) 
Tiền căn thuốc lá 
67% 
32±16(pys) 47(82%) 2(12.5%) 
Tuổi trung bình 60±12 62±12 53±13 
Chiều cao (cm) 158±7 (143- 160±5 152±5 (143-
Đặc điểm Nam Nữ 
176) (143-176) 163) 
Cân nặng (kg) 52±1 54±1 48±1 
BIM(Kg/m2) 20.9±1.8 20.9±0.9 20.7±1.5 
Thời gian điều 
trị(ngày) 71±12 52±23 59±25 
Huyết áp tối 
đa(mmHg) 127±11 128±12 126±10 
Huyết áp tối thiểu 
(mmHg) 82±7 83±8 81±6 
Mạch (lần/phút) 82±7 72±13 68±11 
Ghi chú: Mean: trung bình; SD: độ lệch chuẩn; 
pys:pack-year: gói-năm. 
* Nhận xét: Tuổi thấp nhất trong nghiên cứu 
là 40 tuổi, mức độ hút thuốc lá 32±16 gói-năm: là 
những yếu tố rất liên quan đến BPTNMT. 
Bảng 2: Kết quả chức năng hô hấp: 
 N Trước điều trị (lít) 
Sau điều trị 
(lít) P giá trị 
IC 73 1.49 ± 0.51 1.82 ± 0.57 0.01 
FEV1 73 1.18 ± 0.52 1.40 ± 0.63 0.01 
*Nhận xét: Cả hai trị số dung tích hít vào (IC) 
và thể tích thở ra gắng sức trong giây đầu(FEV1) 
đều cải thiện có ý nghĩa (P<0.05).So sánh trị số cơ 
bản thì mức cải thiện của IC là 330ml và 22%, 
của FEV1 là 210 ml và 18%. 
Bảng 3: Kết quả chia theo từng giai đoạn của 
BPTNMT 
*Nhận xét:Trong từng mức độ bệnh trị số IC 
và FEV1 đều cải thiện có ý nghĩa, tuy nhiên P giá 
trị của IC có ý nghĩa hơn của FEV1. 
Bảng 4: Kết quả chức năng hô hấp của nhóm hút 
thuốc và không hút thuốc 
 N Trước điều trị Sau điều trị P giá trị 
IC 49 1.47 ± 0.54 1.84 ± 0.10 0.002 
 Độ N Truớc điều trị(lít) 
Sau điều 
trị(lít) P giá trị 
IC 2 24 1.80 ± 0.46 2.26 ± 0.47 0.0005 
IC 3 34 1.47 ± 0.45 1.63 ± 0.35 0.0001 
IC 4 15 1.17 ± 0.39 1.41± 0.41 0.0001 
FEV1 2 24 1.74 ± 0.46 1.85 ± 0.48 0.02 
FEV1 3 34 1.03 ±0.28 1.15±0.26 0.001 
FEV1 4 15 0.63 ± 0.15 0.68 ± 0.17 0.004 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 13 * Phụ bản của Số 1 * 2009 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 4 
lá FEV1 49 1.14 ± 0.53 1.35 ± 0.59 0.04 
IC 24 1.50 ± 0.54 1.84 ± 0.10 0.38 Không hút 
thuốc lá FEV1 24 1.22 ± 0.51 1.40 ± 0.52 0.57 
Nhận xét: Trong cả hai nhóm hút và không hút thuốc 
lá thì xét về mặt cải thiện có ý nghĩa thì P giá trị của 
IC vẫn nhỏ hơn của FEV1. 
Bảng 5: Kết quả phân chia theo mức tuổi: 
Mức 
tuổi(năm) N 
Truớc điều 
trị (lít) 
Sau điều trị 
(lít) 
P giá 
trị 
IC 40-49 17 1.72 ± 0.56 2.26 ± 0.66 0.04 
IC 50-59 19 1.67 ± 0.55 2.02 ± 0.59 0.06 
IC 60-69 12 1.46 ± 0.42 1.75 ± 0.46 0.04 
IC ≥70 25 1.29 ± 0.36 1.63 ± 0.36 0.0005 
 73 1.49 ± 0.51 1.82 ± 0.57 0.01 
FEV1 40-49 17 1.43 ± 0.63 1.75 ± 0.65 0.04 
FEV1 50-59 19 1.34 ± 0.61 1.52 ± 0.64 0.37 
FEV1 60-69 12 1.07 ± 0.38 1.21 ± 0.48 0.27 
FEV1 ≥70 25 0.90 ± 0.25 1.08 ± 0.36 0.03 
 73 1.18 ± 0.52 1.40 ± 0.63 0.01 
BÀN LUẬN: 
 Qua phần kết quả nêu trên cùng với phần 
nhận xét chi tiết của mỗi kết quả chúng tôi nhận 
thấy rằng: Không có BPTNMT giai đoạn 1 (theo 
tiêu chuẩn của GOLD 2006) trong nghiên cứu, 
điều này có thể cho ta thấy rằng mức độ chăm 
sóc sức khỏe ban đầu của người dân chúng ta 
còn thấp. 
 Trị số IC và FEV1 trong nghiên cứu này 
giống nhau ở điểm là cùng giảm tương ứng theo 
mức độ nặng của BPTNMT (bảng 3). 
 Các trị số IC và FEV1 trong nghiên cứu 
đều cải thiện có ý nghĩa trước và sau điều trị. 
Tuy nhiên khi phân tích ở nhiều góc độ khác 
nhau như chia ra từng giai đoạn của bệnh, chia 
ra theo từng mức tuổi thì thấy rằng P giá trị 
của trị số IC nhỏ hơn, đặc biệt ở giai đọan III 
và giai đoạn IV khi trị số FEV1 cải thiện không 
có nghĩa hồi phục (≥12% và 200ml) thì thấy trị 
số IC cải thiện rõ rệt hơn. 
 Trong quá trình điều trị và theo dõi bệnh 
nhân BPTNMT thầy thuốc chúng ta thường 
cho đo chức năng hô hấp và chủ yếu theo dõi 
trị số Tiffeneau và FEV1 nếu không có điều 
kiện thì theo dõi tình trạng lâm sàng như cải 
thiện sự khó thở, tăng khả năng gắng sức 
nhưng nếu chỉ vậy thì mới chỉ là kinh nghiệm 
của người thầy thuốc, thiếu chứng cứ y học 
cần thiết. Vấn đề đặt ra là nếu trị số FEV1 và 
Tiffeneau không có sự phục hồi, vậy có còn 
thông số chức năng hô hấp nào đại diện cho sự 
cải thiện lâm sàng của BPTNMT, đó là thông 
số IC. Thông số IC (inspiratory capacity) hay 
dung tích hít vào không đại diện cho sự nghẽn 
tắc đường thở mà nó đại diện cho căng phồng 
phổi động học (dynamic lung hyperinflation = 
DH). Những nghiên cứu chỉ cho thấy rằng 
trong khi gắng sức DH góp phần hiểu rõ sự 
bất thường của hô hấp(4). 
 Những bằng chứng quan trọng gián tiếp của 
DH có được từ những nghiên cứu,chứng minh 
rằng sự giảm khó thở sau điều trị thuốc giãn phế 
quản và phẩu thuật giảm thể tích phổi đã được 
giải thích bởi giảm một phần hoạt động của các 
thể tích phổi(4). 
 Tiêu chuẩn vàng xác nhận BPTNMT là 
giới hạn lưu lượng thở ra, nó xảy ra khi thở 
bình thường lúc nghĩ ngơi như là hậu quả 
động học của dung tích cặn chức năng (FRC) 
và điều này đã không được xác minh nhiều 
trước đây. Trong khi gắng sức yêu cầu thông 
khí gia tăng ở những bệnh nhân bị giới hạn 
lưu lượng thì diễn tiến khí đóng (air trapping) 
nhiều hơn là không tránh khỏi. 
 -Sự không thể mở rộng thể tích lưu thông 
(tidal volume) trong sự đáp ứng tăng hô hấp khi 
gắng sức góp phần quan trọng trong khả năng 
gắng sức của bệnh nhân BPTNMT giai đoạn vừa 
và nặng. Đo trị số IC và các thành phần thể tích 
có được từ phép đo IC trong khi gắng sức đã bổ 
xung cách đánh giá thông khí truyền thống bắt 
buộc và có thể giúp hiểu thấu thêm về sự mất 
sức,tàn tật nói chung ở bệnh nhân BPTNMT. 
 - Các thuốc giãn phế quản như Formoterol, 
salmeterol, oxytropium được xem là các thuốc 
điều trị duy trì BPTNMT.Kết quả cho thấy ở 
bệnh nhân BPTNMT có giảm trị số IC cơ bản thì 
có sự gia tăng IC sau chỉ định thuốc giãn phế 
quản, sự gia tăng này có tương quan mạnh với 
cảm giác cải thiện khó thở khi nghĩ ngơi.Thuốc 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 13 * Phụ bản của Số 1 * 2009 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 5 
giãn phế quản thường được sử dụng ở bệnh 
nhân BPTNMT để làm giảm sự tắc nghẽn , hầu 
hết nhiều bệnh nhân BPTNMT có thể tồn tại 
chắc chắn sự gia tăng lưu lượng khí sau hít khí 
dung thuốc giãn phế quản, một phần ba trong số 
họ cho thấy sự thay đổi hô hấp ký không có ý 
nghĩa. Đó là một nguyên lý thông thường, tuy 
nhiên sự cải thiện về triệu chứng và khả năng 
gắng sức có thể có mà không có sự cải thiện về 
hô hấp ký. Như thế cho thấy có tần suất những 
bệnh nhân có mức độ tắc nghẽn nặng 
(FEV1<50% trị số dự đoán),là những đối tượng 
thường biểu hiện giới hạn lưu lượng thở ra, ví 
dụ lưu lượng thở ra bình thường của họ tối đa 
dưới điều kiện bình thường. 
 Trong sự hiện diện của giới hạn của lưu 
lượng thở ra, thì lưu lượng thở ra chỉ có thể tăng 
khi thở ở một thể tích phổi cao hơn. Như thế giới 
hạn lưu lượng thở ra(EFL:Expratory flow 
limitation) đã nâng mức căng phồng động học 
phổi, một điều kiện mà ở đó thể tích cuối thì thở 
ra (EELV; End-expiratory lung volume) hay 
dung tích cặn chức năng lớn hơn lúc cân bằng 
thể tích đàn hồi, kết quả có một áp lực dương 
cuối kỳ thở ra (PEEP: Possitive end-expiratory 
pressure) và thật sự đó là ngưỡng tải (threshold 
load) hít vào. Căng phồng phổi động học không 
chỉ kèm tăng công hít vào do PEEP mà còn tổn 
thương chức năng cơ hít vào, điều này cùng với 
sự nén động học làm giới hạn lưu lượng trong 
khi thở bình thường có thể góp phần khó thở 
trong những bệnh nhân BPTNMT bị giới hạn 
lưu lượng. 
 Thuốc giãn phế quản thường được sử dụng 
trong điều trị BPTNMT như đồng vận β2, kháng 
cholinergic, methylxanthine. Sự lựa chọn tùy vào 
loại thuốc có sẵn và sự đáp ứng của bệnh nhân. 
Tất cả các loại thuốc giãn phế quản cho thấy gia 
tăng khả năng gắng sức ở bệnh nhân BPTNMT 
mà không cấn thiết có sự thay đổi có ý nghĩa của 
FEV1 (bắng chứng A)(3). 
KẾT LUẬN 
Kết quả nghiên cứu cho thấy dung tích sống 
hít vào (IC) có tương quan mạnh hơn với tình 
trạng khó thở và khả năng chịu đựng gắng sức 
của bệnh nhân BPTNMT dù có hay không có sự 
thay đổi FEV1. Đồng thời, sự thay đổi trị số IC 
trên kết quả chức năng hô hấp cũng dễ nhận 
thấy hơn. Sự thay đổi này được ghi nhận như 
sau: 
1- Dung tích hít vào tăng trung bình của hai 
nhóm như sau: trước điều trị IC=1.49 ± 0.51 (lít), 
sau điều trị IC= 1.82± 0.57 (lít) tức là tăng 330ml 
và 22% so với trị số cơ bản, tương tự của FEV1 là 
180 ml và 18%. 
2-Khi so sánh IC và FEV1 ở các giai đoạn của 
BPTNMT thì thấy sự cải thiện đều có ý nghĩa 
thống kê (p<0.05), tuy nhiên P-giá trị của IC luôn 
nhỏ hơn P-giá trị của FEV1. 
TAI LIỆU THAM KHẢO 
1. Boni E.C.L., Franchini D., et al. (2002), "Volume effect and 
exertional dyspnoea after bronchdilator in patients with 
COPD with and without expiratory flow limitation at rest". 
2. Higgins B.G.P.R., Cooper S., Tattersfield A.E., (1991), "Effect of 
salbutamol and ipratropium bromide on airway calibre and 
bronchial reactivity in asthma and chronic bronchitis",Eur 
Respir J, (4), 415-420. 
3. O'Donnell D.E.W.K. (1993), ""Exertional breathlessness in 
patients with chronic airflow limitation: the role of lung 
hyperinflation", Am Rev Respir, (148), pp1351-1357." 
4. Võ Minh Vinh, Đỗ Văn Dũng, Lê Thị Tuyết Lan và CS (2006), 
“ Đánh giá và theo dõi chức năng hô hấp cho công nhân cao 
su bị và có nguy cơ bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính”, Y Học 
Thành Phố Hồ Chí Minh, phụ bản số 1, tập 10, tr.20-27. 
5. Workshop N W (2000), ""Global strategy for the diagnosis, 
management, and prevention of chronic obstructive lung 
disease", Global initiative for chronic obstructive lung disease." 
6. Workshop N W (2003), ""Global strategy for the diagnosis, 
management, and preventation of chronic obstructive lung 
disease updated 2003", Global initiative for chronic obstructive 
lung disease." 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 13 * Phụ bản của Số 1 * 2009 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 6 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 13 * Phụ bản của Số 1 * 2009 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 7 

File đính kèm:

  • pdfkhao_sat_dung_tich_hit_vao_cua_benh_nhan_benh_phoi_tac_nghen.pdf